Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

BỘ MẶT THẬT CỦA HUỲNH BỬU LONG - NGƯỜI MANG DANH NGHĨA LÁ CỜ ĐẦU "CHỐNG BOT BẨN"

Bài chép từ FB Cô Hai

Huỳnh Bửu Long sống cùng mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Tuyết Phượng (SN 1957) tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh, P. 5, TP. Vĩnh Long.

Năm 2008, do làm ăn thua lỗ nên Long nhờ mẹ thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số AM 384140 và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (do bà Phượng đứng tên) cho bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy (ngụ Phường 1, TP. Vĩnh Long) vay 615 triệu đồng cho Long trả nợ và đầu tư kinh doanh.

Do việc làm ăn tiếp tục thất bại, Long không trả được nợ và cũng không có tài sản thế chấp để vay tiếp nên nảy sinh ý định gạt mẹ ruột làm thủ tục cớ mất giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà để được cấp giấy mới từ đó có tiền để ăn chơi, tiêu xài, trả nợ

Nghe Long nói “làm thủ tục cớ mất để nhập giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà thành một”, bà Phượng đồng ý và nghĩ khi có giấy mới sẽ giao lại cho bà Thúy quản lý nên ngày 30/3/2011, bà Phượng làm đơn cớ mất và đăng ký nhập QSDĐ và sở hữu nhà tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh vào cùng một giấy.

Theo đó, ngày 26/7 và 26/9/2011, UBND TP Vĩnh Long ra quyết định hủy giấy chứng nhận QSDĐ số AM 384140 (bà Thúy đang quản lý) và cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà số BD969345 cho bà Phượng. Nhận được giấy này, Long không giao lại cho mẹ mà đem thế chấp vay tiền tại các ngân hàng. Do tài sản bà Phượng đứng tên, Long không giao dịch được nên tiếp tục tìm cách lừa mẹ ruột ký hợp đồng tặng cho QSDĐ và sở hữu nhà để “danh chính, ngôn thuận” mang đi thế chấp vay tiền giải quyết nợ nần. Thời điểm này, bà Phượng đang làm hồ sơ vay tín chấp ngân hàng phục vụ cho việc kinh doanh và hồ sơ vay giao cho Long thực hiện.

Lợi dụng lúc đưa hồ sơ vay cho bà Phượng ký, Long chuẩn bị 4 tờ giấy trắng khổ A4 không có nội dung kẹp vào rồi chỉ cho bà Phượng ký tên vào góc phải bên dưới. Bà Phượng không nghi ngờ, ký vào tất cả các giấy tờ Long đưa. Sau khi gạt được mẹ, Long sử dụng các tờ giấy trắng A4 có chữ ký và ghi tên bà Phượng, đánh máy rồi in thành hợp đồng có nội dung được mẹ tặng cho QSDĐ và nhà ở tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh.

Ngày 27/9/2011, Long đem bản hợp đồng do mình lập nhờ “cò” đem công chứng và tiến hành làm thủ tục sang tên. Ngày 10/10/2011, Long được chỉnh lý ghi tên vào trang 4 của giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà số BD969345 mà bà Phượng không hay biết.

Để được đứng tên chính trên giấy chứng nhận QSDĐ và sở hữu nhà 16/2 Nguyễn Chí Thanh, Long tiếp tục làm đơn cớ mất và ngày 13/01/2012, UBND TP Vĩnh Long cấp lại giấy mới số BI369576 cho Long. Long dùng giấy này thế chấp vay 100 triệu đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT TP Vĩnh Long để tiêu xài và trả nợ.

Hết tiền, Long gặp Trần Quốc Kiệt (trú Phường 5, TP. Vĩnh Long) hỏi thế chấp căn nhà ở số 16/2 Nguyễn Chí Thanh để vay 250 triệu đồng. Do có mối quan hệ bạn bè từ trước và thấy giấy tờ nhà đất mang tên Huỳnh Bửu Long nên anh Kiệt tin tưởng, nhưng không đồng ý cho Long thế chấp vay mà phải ký hợp đồng chuyển nhượng với giá 250 triệu đồng.

Vì muốn có tiền nên Long đồng ý và nhận trước của anh Kiệt 100 triệu đồng để giải chấp ngân hàng lấy giấy chứng nhận số BI369576 ra. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ đất và nhà ở, anh Kiệt giao cho Long 112,5 triệu đồng và giữ lại 37,5 triệu đồng để “sau 3 tháng, nếu Long có nhu cầu chuộc lại nhà và đất thì xem đó là tiền lãi”.

Đúng 3 tháng nhưng Long không có tiền chuộc lại tài sản và cũng không thể giao nhà như đã thỏa thuận nên Long ký tiếp hợp đồng thuê lại căn nhà mình đang ở và trả trước tiền thuê nhà cho anh Kiệt là 13 triệu đồng. Cùng thời gian này, bà Phượng ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và nhà ở tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh cho bà Thúy để cấn trừ số nợ vay từ năm 2008. Khi bà Thúy liên hệ Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vĩnh Long làm thủ tục sang tên thì nơi đây không tiếp nhận hồ sơ với lý do giấy chứng nhận QSDĐ số AM 384140 đã bị hủy. Sự việc vỡ lở, bà Thúy làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an.

Trong lúc cơ quan điều tra đang xác minh nội dung đơn tố cáo của bà Thúy thì anh Kiệt gửi đơn khởi kiện đến TAND TP Vĩnh Long yêu cầu Long giao nhà vì đã hết hạn thuê. Qua thông báo của tòa, anh Kiệt mới biết QSDĐ và nhà ở tại số 16/2 Nguyễn Chí Thanh anh vừa nhận chuyển nhượng không phải tài sản hợp pháp của Long và vụ việc đang được cơ quan điều tra Công an TP Vĩnh Long giải quyết.

Quá trình điều tra, Công an TP Vĩnh Long có đủ cơ sở xác định Huỳnh Bửu Long dùng thủ đoạn gian dối lừa mẹ ruột và nhiều người khác chuyển nhượng QSDĐ và nhà ở không thuộc quyền sở hữu của mình để chiếm đoạt của anh Kiệt 199,5 triệu đồng nên đã khởi tố vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX của TAND TP Vĩnh Long đã tuyên phạt Huỳnh Bửu Long 1 năm tù giam tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng Long kháng cáo xin được hưởng án treo để có điều kiện lo cho gia đình vì cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn.

Qua nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do Long và gia đình cung cấp, tại phiên xử phúc thẩm, HĐXX của TAND tỉnh Vĩnh Long nhận định: Hành vi lừa mẹ ruột và nhiều người khác để chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Bửu Long đã vi phạm khoản 2, Điều 139 Bộ luật Hình sự nên mức án 1 năm tù giam bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo là không nặng và đã có xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, do gia đình bị cáo đang gặp nhiều khó khăn, phải ở nhà thuê, bị cáo là lao động chính lại đang mắc bệnh phổi nên được xem là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt mới.

Xét không cần thiết phải cách ly bị cáo mà giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục nhằm tạo điều kiện cho bị cáo trị bệnh, thể hiện chính sách khoan hồng đối với người lầm lỡ của Đảng, Nhà nước. Do thế, HĐXX của TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt Huỳnh Bửu Long 1 năm tù treo tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Một con người đã từng có hành vi tán tận lương tâm khi lừa đảo chính mẹ ruột của mình để có tiền tiêu xài, ăn chơi thì lấy cớ gì để đòi mang danh nghĩa “đánh BOT bẩn cho người dân”.

Vậy có thể hiểu được những hành động trong thời gian qua tại BOT An Sương - An Lạc là nhằm mục đích gì rồi đúng không bà con... người dân cần cần hiểu rõ đúng bản chất của số đang kích động tại đây như Huỳnh Bửu Long, Trương Châu Hữu Danh, Ngô Phương để không bị tai bay vạ gió. Chính quyền cần mạnh tay xử lý số đối tượng cầm đầu này để đảm bảo tình hình ANTT tại địa phương./.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

SAI SÓT BÁN ĐẤU GIÁ BIỆT THỰ CỦA BẦU KIÊN

Sai sót bán đấu giá biệt thự của bầu Kiên


Cục Thi hành án dân sự TP.HCM cho hay, đã kiểm điểm đối với chấp hành viên có sai sót trong thi hành án, bán đấu giá tài sản là nhà đất của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên).

Căn nhà số 5 Hồ Biểu Chánh của bầu Kiên/ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra ngày 28.1, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, cho hay đã chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự TP.HCM kiểm điểm chấp hành viên có sai sót trong thi hành án, bán đấu giá căn biệt thự diện tích 360 m2 của bầu Kiên (tức Nguyễn Đức Kiên - PV) tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM với giá 29,7 tỉ đồng. Vậy với sai sót trên, kết quả đấu giá có bị hủy?

Vi phạm trong việc ủy thác

Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM cho hay, đã kiểm điểm đối với chấp hành viên có sai sót trong thi hành án, bán đấu giá tài sản là nhà đất của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB).

 
Theo diễn biến sự việc, bản án số 570/2014 của tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội buộc bầu Kiên phải nộp lại cho nhà nước hơn 75 tỉ đồng về hành vi trốn thuế. Để đảm bảo thi hành án, cơ quan điều tra đã kê biên 3 tài sản gồm nhà đất đứng tên ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan, trong đó có nhà đất tại số 5 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM với diện tích 360 m2.

Để thực hiện quyết định thi hành án, tháng 9.2015, Cục THADS TP.Hà Nội đã có quyết định ủy thác thi hành án cho Chi cục THADS Q.10 (TP.HCM) tiếp tục THA. Sau đó, nhà đất số 5 Hồ Biểu Chánh được định giá 29,7 tỉ đồng và được Chi cục THADS Q.10 giao cho Công ty cổ phần đấu giá Minh Pháp làm thủ tục bán đấu giá. Kết quả Công ty cổ phần đầu tư và thương mại DIC mua trúng đấu giá với giá 29,8 tỉ đồng.
Tuy nhiên, suốt quá trình thi hành án, vợ bầu Kiên là bà Đặng Ngọc Lan liên tục khiếu nại về việc Chi cục THADS Q.10 nhận ủy thác THA không đúng; chưa thực hiện về việc xác định, phân chia tài sản chung của vợ chồng để THA; các văn bản tống đạt không giao trực tiếp cho bà Lan và giao cho bảo vệ tại nơi ở của bà...

Quá trình thanh tra, Thanh tra Tổng cục THADS kết luận, các đơn vị, cá nhân đã có một số thiếu sót, vi phạm trong việc ủy thác thi hành án gồm: Cục trưởng Cục THADS TP.Hà Nội; Cục trưởng Cục THADS TP.HCM; Chi cục trưởng Chi cục THADS Q.10 (TP.HCM), Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo Cục THADS TP.HCM và chấp hành viên Chi cục THADS Q.10.

Từ đó, đoàn thanh tra kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục THADS giao Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo có văn bản yêu cầu Cục trưởng Cục THADS TP.Hà Nội nghiêm túc rút kinh nghiệm trong các vụ việc ủy thác thi hành án; rà soát lại việc ủy thác và nhận ủy thác đối với khoản nghĩa vụ còn lại của ông Nguyễn Đức Kiên. Đồng thời yêu cầu Cục trưởng Cục THADS TP.HCM xem xét tổ chức họp, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục THADS Q.10, chấp hành viên phụ trách hồ sơ, Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo và lãnh đạo Cục THADS TP.HCM, trong việc tham mưu và chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo; có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

Đương sự không yêu cầu hủy kết quả đấu giá

Khi được hỏi về việc có sai sót trong bán đấu giá thì có hủy kết quả đấu giá hay không, phía Cục THADS TP.HCM cho rằng, đương sự không có đơn yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá, đồng thời sai sót chưa tới mức xem xét lại kết quả bán đấu giá tài sản.

Nói về tình huống pháp lý của vụ sai sót này, ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TP.HCM (Sở Tư pháp), cho biết kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy dựa vào khoản 1 điều 48 Nghị định 17/2010/NĐ-CP, gồm một trong các trường hợp: do thỏa thuận giữa người có tài sản bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với tài sản thi hành án, thì còn phải có thỏa thuận của người phải thi hành án; hợp đồng bán đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá bị tòa án tuyên bố vô hiệu hoặc bị hủy theo quy định của pháp luật dân sự; kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 110/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động bán đấu giá tài sản, chẳng hạn phát hiện có hiện tượng lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá, lập hồ sơ khống, lập hồ sơ sai sự thật; thông đồng, dìm giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản; đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá do tổ chức không có chức năng bán đấu giá thực hiện...

Ngoài ra, theo ông Sỹ, điều 102 luật THADS cũng quy định người mua được tài sản bán đấu giá, chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản.

THẦY PARK TÍNH BỎ U23, CHỈ NẮM TUYỂN QUỐC GIA?

Thầy Park "bỏ" U23 Việt Nam: Đúng bậc thầy trò chơi!

HLV Park Hang Seo muốn "bỏ" U23 Việt Nam để chỉ nắm ĐTQG Việt Nam, một toan tính khôn ngoan, đúng bậc thầy trò chơi của chiến lược gia người Hàn Quốc...

Khôn ngoan...

Vừa đặt chân về đến quê nhà Hàn Quốc, trước sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo báo giới, HLV Park Hang Seo chia sẻ ông bị quá tải khi cùng lúc nắm nhiều đội, nên dự tính "bỏ" U23 Việt Nam, chỉ dẫn dắt ĐTQG Việt Nam.

Đây không phải điều gì quá mới mẻ, bởi như đã phân tích trước đó việc chiến lược gia người Hàn Quốc phải “phân thân” với nhiều đội bóng khác nhau cũng như gánh nhiều mục tiêu rất cao đủ làm ông thầy 60 tuổi khó có thể đảm đương.

Không chỉ nằm ở lý do quả tải, và bất hợp lý, cái cách HLV Park Hang Seo muốn thôi dẫn dắt U23 Việt Nam ở các giải đấu trong năm 2019 cũng có nguyên nhân của nó. Và không điều gì lớn hơn là việc lứa cầu thủ hiện tại ở U23 Việt Nam thực sự khá ít tiềm năng so với các đàn anh.

Chỉ cần theo dõi một trận giao hữu của U22 Việt Nam (sẽ là nòng cốt của vòng loại Olympic Tokyo, U23 châu Á, SEA Games 30) với Ulsan Hyundai ở sân Hàng Đẫy, ông thầy người Hàn Quốc đủ sức nhận ra mình sẽ khó khăn thế nào nếu nắm đội bóng này.

Bởi thực tế, dù cũng có khá nhiều tuyển thủ U20 từng dự U20 World Cup, rồi cả lực lượng từ tuyển Việt Nam kéo xuống như Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng... đi chăng nữa cũng khó cho HLV Park Hang Seo với hàng loạt mục tiêu cao ở năm 2019.

Càng phải nhớ rằng, nhiều khả năng những cái tên đã kể trên cũng chỉ xuống đội U22 tham dự SEA Games mà thôi khi còn tập trung ở tuyển Việt Nam, CLB đá V-League, AFC Champions League... chứ khó theo đủ trong hành trình ở năm tới.

đến toan tính của HLV Park Hang Seo

Như đã từng nói, chiến lược gia người Hàn Quốc rõ ràng là rất giỏi, tuy nhiên cũng cần có thêm chất xúc tác đặc biệt khi bóng đá Việt Nam đang sở hữu những cầu thủ giỏi nhất trong khoảng 10 năm qua để HLV Park Hang Seo mang về thành công như đã thấy.

Bởi vậy không ngạc nhiên khi ông Park dành sự quan tâm đặc biệt cho tuyển Việt Nam với những toan tính ở thì tương lai khi những Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Văn Hậu... hoàn toàn đủ sức chinh phục thêm 1-2 chức vô địch AFF Cup, hoặc gần hơn là vòng loại World Cup 2022.

HLV Park Hang Seo thừa khôn ngoan để sẵn sàng "né" và mong muốn tập trung cho tuyển Việt Nam với hàng loạt mục tiêu cao trong năm 2019

Giành vé đến Qatar dự World Cup 2022 thực sự là không thể, nhưng HLV Park Hang Seo và các học trò hoàn toàn có thể đi đến vòng đấu loại cuối cùng ở khu vực châu Á – một thành tích cũng sẽ là vô tiền khoáng hậu khác nữa của bóng đá Việt Nam.

Kể cả khi không hoàn thành được mục tiêu như mong muốn, HLV Park Hang Seo cũng chẳng có gì phải mất bởi dù sao những gì đã mang về cho bóng đá Việt Nam đã là quá đủ trong bản hợp đồng mà ông thầy người Hàn ký với BĐVN.

HLV Park Hang Seo thừa hiểu trong bóng đá luôn có khái niệm “chu kỳ thành công” để đã tỏ ra khá khôn ngoan cũng như có tính toán về tương lai của mình với bóng đá Việt Nam ở năm 2019 tới.

Những tính toán của thuyền trưởng tuyển Việt Nam có vẻ như sẽ khiến người hâm mộ hay VFF buồn lòng. Nhưng cần phải hiểu cho ông thầy người Hàn Quốc, với HLV chuyên nghiệp điều quan trọng nhất vẫn là thành công chứ không phải mạo hiểm rồi gánh thất bại...

Mai Anh

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

XEM XÉT XỬ LÝ HÌNH SỰ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG GÂY RỐI TẠI TRẠM THIU PHÍ BOT AN SƯƠNG

Vụ gây rối tại Trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc: Xem xét xử lý hình sự một số đối tượng

Chiều 28/1, Công an Q.Bình Tân, TP HCM xác nhận vừa xử lý nhiều vi phạm tại khu vực Trạm Thu phí BOT An Sương – An Lạc, thuộc địa phận quản lý của quận này, trong đó có 31 biên bản xử lý và một số hành vi hình sự được chuyển Công an TP HCM tiếp tục điều tra xử lý.

Theo đó, từ ngày 25/1 khi phát hiện một nhóm tài xế tụ tập phản đối việc thu phí đường bộ tại trạm An Sương – An Lạc, Công an Q.Bình Tân đã phối hợp với các lực lượng, gồm Phòng nghiệp vụ Công an TP, Thanh tra Giao thông (Sở Giao thông Vận tải TP) tổ chức vận động, giải thích. Đồng thời, lực lượng chức năng lập biên bản xử lý hành chính, cẩu xe của các tài xế cố tình vi phạm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực trạm thu phí. Song song với công tác xử lý vi phạm, UBND Q.Bình Tân vào chiều 27/1 cũng đã tiến hành họp báo các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương tại TP.HCM để thông tin chính xác vụ việc, tránh các xuyên tạc, chống phá trên mạng xã hội. 

Theo ông Đỗ Đình Thiện, Phó Chủ tịch UBND Q.Bình Tân, một số tài xế có hành vi phản đối cực đoan, trong đó một số người gây rối trật tự, ủi xe vào lực lượng chức năng, tài xế liên tục điều khiển xe gây cản trở giao thông, nguy hiểm cho các phương tiện khác. Công an Q.Bình Tân cũng xác định, một số tài xế còn dùng loa kích động người dân, hô hào không chấp hành luật giao thông tại khu vực trạm thu phí An Sương – An Lạc. Vụ việc kéo dài gần một tuần lễ, gây ùn tắc giao thông kéo dài trên QL 1A, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông qua khu vực này. 

Lê Anh

PHONG HÀM ĐẠI TƯỚNG CHO 2 SĨ QUAN CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI

Phong quân hàm Đại tướng cho 2 sĩ quan cao cấp Công an và Quân đội

TPO - Sáng 29/1, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăng cấp bậc hàm, quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với hai đồng chí sĩ quan cao cấp của Công an và Quân đội.

Ảnh: Trọng Hải

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang; các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện ban, bộ, ngành Trung ương.

Tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ảnh: Trọng Hải

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đặc biệt chúc mừng hai đồng chí vinh dự được phong quân hàm dịp này.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, đây là niềm vinh dự, tự hào không chỉ đối với cá nhân và gia đình của mỗi đồng chí mà là niềm tự hào, niềm vui chung đối với toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng Quân đội và lực lượng Công an nhân dân. Việc Đảng, Nhà nước phong quân hàm Đại tướng đối với đồng chí Tô Lâm và đồng chí Lương Cường thể hiện sự tin tưởng, quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với lực lượng vũ trang; đồng thời, là sự ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của mỗi đồng chí đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Quân đội, Công an cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Các đồng chí được phong quân hàm lần này là những cán bộ sĩ quan ưu tú, được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trách nhiệm quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Quân đội, Công an; đã lập được nhiều chiến công, thành tích trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Trên tất cả các cương vị công tác, dù bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, các đồng chí luôn thể hiện là những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng; luôn mang hết tinh thần trách nhiệm, năng lực hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay đang đứng trước tiền đồ hết sức vẻ vang, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Vì vậy, đòi hỏi lực lượng vũ trang phải luôn luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; thực sự đoàn kết, thống nhất, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt của Đảng.

Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang mong muốn và tin tưởng, các đồng chí được phong quân hàm Đại tướng dịp này sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân anh hùng, Công an nhân dân anh hùng, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: "Người làm tướng phải Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung" để luôn xứng đáng là người chỉ huy tài năng, mẫu mực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin cậy giao phó.

Ảnh: CTV

Thay mặt hai đồng chí được thăng cấp bậc hàm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm bày tỏ niềm vinh dự to lớn được Đảng, Nhà nước phong quân hàm Đại tướng. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của cá nhân mà là niềm vinh dự, tự hào chung của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam.Đại tướng Tô Lâm xin hứa tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng và Nhà nước, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; nêu cao và giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn “đạo của người làm tướng”; tiếp tục cùng tập thể Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ động tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; không ngừng chăm lo, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

NGUYỄN MINH

BỘ TƯ PHÁP: QUY ĐỊNH CỦA HÀ NỘI KHÔNG TRÁI LUẬT

Ong Bắp Cày

Cách đây không lâu, các anh chị tự bẻ chữ rồi nhao nhao lên phản đối Nội quy tiếp công dân của UBND TP.Hà Nội. Nhiều anh chị coi đó là vi hiến. 

Nội dung mà các anh chị phản đối là: "Không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa được sự đồng ý của người tiếp công dân".

Dòng chữ trong ngoặc ở trên bị các anh chị báo chí bẻ thành "Cấm" để gắn nó với luật nhằm minh chứng cho kết luận "vi hiến". 

Thế rồi có nhiều học giả, luật sư, nhà báo đòi Bộ Tư Pháp vào cuộc để tuýt còi. 

Và tại cuộc họp báo sáng nay 28/1/2019, Bộ Tư pháp cho biết: không đủ thẩm quyền "tuýt còi" văn bản "cấm" ghi âm, ghi hình khi tiếp dân của UBND TP.Hà Nội và kết luận rằng: "Quy định ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân không trái Luật Tiếp công dân".

Theo ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, “Bộ Tư pháp không đủ thẩm quyền ra quyết định, kiến nghị với cơ quan ban hành nội quy về tiếp công dân tại trụ sở với nội dung cấm ghi âm, ghi hình mà không được sự cho phép của người tiếp dân”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề "ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân", ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, việc Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các cấp ban hành nội quy tiếp công dân là thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm do Luật Tiếp công dân năm 2013 quy định.

“Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã rà soát tổng thể quy định này trên cả nước. Đến nay đã có 62/63 địa phương ban hành nội quy tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân. Quy định không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân thì chỉ có gần 30 địa phương nêu trong nội quy. Điều này có nghĩa là quy định đã được thực hiện từ khá lâu, từ nhiều năm rồi nhưng tới gần đây khi Hà Nội ban hành Quyết định 12 có nội dung như vậy thì dư luận mới quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều”, đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ.

Ông Đồng Ngọc Ba cho biết, Luật Tiếp công dân không có quy định cụ thể và không có quy định về vấn đề cấm công dân được tiếp tại trụ sở trong việc quay phim chụp ảnh ghi âm. Tuy nhiên, trong luật này, tại Khoản 8 Điều 6 lại quy định nghiêm cấm vi phạm các quy định khác trong nội quy quy chế tiếp công dân. Đồng thời trong quy định về nghĩa vụ của người dân được tiếp tại trụ sở nhấn mạnh, người dân khi tới trụ sở tiếp công dân nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và hướng dẫn của người tiếp công dân.

Nói về chữ "CẤM" mà báo chí vẫn dùng để nghiêm tọng hóa vấn đề, lamf sai bản chất sự việc, ông Ba cho hay, lời văn thể hiện trong các quy định trên, kể cả của UBND TP Hà Nội ban hành không quy định cấm, nhưng yêu cầu khi công dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm thì phải được sự đồng ý.

Luật Tiếp công dân và văn bản liên quan cũng không quy định cụ thể về giới hạn nội dung về nội quy tiếp công dân.

Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, với thẩm quyền trách nhiệm được giao, Bộ Tư pháp không đủ thẩm quyền ra quyết định, kiến nghị với cơ quan ban hành nội quy về tiếp công dân tại trụ sở và Quy định này không trái Luật Tiếp công dân.

Vậy đã được chưa, thưa các anh các chị?

Chuyện H'hen Nie trở thành hoa hậu đẹp nhất thế giới 2018 và chuyện anh Đào Tuấn

Ong Bắp Cày

Tối hôm qua, 28/1/2019, chuyên trang sắc đẹp Missosology đã chính thức công bố H’Hen Niê là người giành chiến thắng giải thưởng Timeless Beauty - Vẻ đẹp vượt thời gian, trở thành Hoa hậu đẹp nhất thế giới 2018. 

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, người đẹp Việt giành được vị trí này.

Như vậy, vượt qua những đối thủ mạnh trong top 5, H’Hen Niê giành giải thưởng Timeless Beauty với 4.576 điểm. Đây là tổng điểm trung bình từ 4.318 điểm cho vẻ đẹp và sức hấp dẫn vượt thời gian, 4.636 cho các phần trình diễn và 4.773 điểm cho sức ảnh hưởng toàn cầu. Đứng sau H’Hen Niê là Hoa hậu Quốc tế 2018 Mariem Velazco.

Hiện tại, H'Hen Niê còn đang nằm trong top 20 Hoa hậu của các Hoa hậu do chuyên trang sắc đẹp Global Beauties bình chọn.

Khi công bố kết quả, chuyên trang Missosology đã trích đăng lại câu nói truyền cảm hứng nổi tiếng của H’Hen Niê: "Ngày hôm nay, tôi đứng ở đây, tôi làm được, các bạn cũng làm được".

Thành công của H'Hen Niê trước hết có từ vẻ đẹp tự nhiên của cô và sau nữa là sự cố gắng, lao động không mệt mỏi của cô cùng sự yêu mến của bạn bè không chỉ ở trong nước dành cho cô.











Đến đây chợt nhớ, ngay ngày đầu tiên cô đăng quang Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam vào đêm 6/1/2018 ở Nha Trang, cô đã bị phóng viên Đào Tuấn của báo Lao Động miệt thị nặng nề trên trang Facebook cá nhân của anh này chỉ vì cô là người Ê-đê. Về câu chuyện này, trước áp lực của dư luận, anh Đào Tuấn đã có lời xin lỗi gửi tới Hoa hậu H'Hen Niê.

Anh Đào Tuấn, hôm 7/1, viết trên trang Facebook cá nhân với lời lẽ miệt thị rằng: “H’hen Niê, gọi tắt là Cô Hen, cô gái có làn da thâm màu b** d** (từ chỉ bộ phận sinh dục đàn ông) đã đăng quang kịch tính để trở thành hoa hậu thứ 21 trong năm con Gà. Cảm giác ban đầu không cần đuôi để có thể đàng hoàng vào rừng hú mà không bị kiện bản quyền.”

Anh Tuấn sau đó đã lập tức sửa lại status và ghi thêm rằng “Tôi edit status của mình sau khi check inbox cũng như đọc cái comment của mọi người. Có thể những từ ngữ ‘hạ đẳng,’ cay nghiệt phía trên sẽ là vô văn hóa nếu dành cho bất cứ người phụ nữ nào trừ hoa hậu. Khi bước chân ra sân khấu, đội lên đầu vương miện, có nghĩa mặc nhiên các cô ấy đã chấp nhận sự phát xét của dư luận…”

Tuy vậy, đến chiều cùng ngày, anh Tuấn đã xóa status nêu trên.

Phóng viên Đào Tuấn là một Facebooker có 27,203 lượt người theo dõi trên mạng xã hội, và là cây bút nổi tiếng của báo Lao Động về các vấn đề chính sự, xã hội.

Hồi cuối năm 2016, Báo Lao Động và anh Đào Tuấn đã phải ngưng chuyên mục “Tin Khó Tin” chuyên bình luận về các vấn đề thời sự trên tờ báo này mà Ban Tuyên Giáo và Bộ Thông Tin-Truyền Thông cho rằng có nội dung “nhạy cảm.”

Cũng trong hôm 7/1, tay dâm chủ Hoàng Dũng đặt biệt danh “b** d**” cho Đào Tuấn trên Facebook và ra điều kiện “Status này sẽ chỉ gỡ bỏ khi nào Đào Tuấn chính thức xin lỗi cô gái kia một cách thành thật.”

Lời lẽ miệt thị nặng nề trên trang Facebook cá nhân của anh Tuấn đã gây làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội facebook.

Một số nhà báo khác đăng status nói bình phẩm của ông Tuấn về tân hoa hậu là “thiếu tế nhị” và “vô văn hóa,” và không thiếu nhiều người gọi Đào Tuấn là “kỳ thị sắc tộc” một cách vô học và bẩn thỉu.

Trên website của Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông Phát Triển (http://red.org.vn) hiện vẫn còn đăng một tham luận của anh Đào Tuấn bàn về trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin, bình luận trên truyền thông xã hội. Trong tài liệu này, anh Tuấn viết: “Mỗi một nhà báo viết blog đang chịu trách nhiệm bằng hai thứ: Kỷ luật hành chính, tại cơ quan, với tổ chức chủ quản, và trách nhiệm trước pháp luật, với tư cách mà một công dân. Đôi khi trách nhiệm trước pháp luật có thể chưa bị xử lý, nhưng kỷ luật hành chính đã được áp dụng. Một công dân viết blog chỉ có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về tội vu khống, thông tin không đúng sự thật. Nhưng một nhà báo thì đôi khi bị xử lý vì đã viết những entry mà một số người cho đó là “nhạy cảm” hoặc “gây ảnh hưởng không tốt.”


***
Nói về chuyện này, FB Hoàng Nguyên Vũ viết như sau"

"Tôi lấy làm xấu hổ khi một nhà báo lại có thê dùng từ ngữ thiếu văn hóa đê chê bai tân hoa hậu người dân tộc chỉ vì da bạn ấy không trắng ngư anh ta kỳ vọng".

Miệt thị hoa hậu người dân tộc da như bộ phận sinh dục, ông này có còn xứng đáng làm người không, chứ chưa nói cầm bút viết báo?

Tôi không tưởng tượng được, những dòng này được viết ra từ một nhà báo có tiếng. Và nhân vật này đang làm việc ở một tờ báo khá lớn - báo Lao động. Còn trước đây, anh ta làm ở báo Đại đoàn kết.

Và ông này phải thấy rõ việc bình phẩm khác với xúc phạm người khác, nên hiểu điều đó, nên hiểu cái gì được pháp luật cho phép, cái gì không.

Với những ngôn ngữ như thế này, thì cá nhân mình đánh giá ông này là loại hạ đẳng. Bởi, không thể chấp nhận được một thể loại đàn ông nào nói về làn da phụ nữ giống bộ phận sinh dục. Cái này là xúc phạm người khác chứ không phải "nhân danh công chúng" để có quyền phán xét người của công chúng.

Hơn nữa, là một nhà báo, ông Tuấn nên hiểu rằng, việc đụng đến vấn đề tôn giáo và dân tộc nhạy cảm đến thế nào. Bao năm làm báo Đại đoàn kết để trưởng thành mà giờ ông ta ngang nhiên dùng ngôn ngữ đạp lên 3 chữ đó như thế thì cũng đến tài thật. Hơn nữa, người văn minh không ai đi miệt thị dân tộc đến mức độ như vậy. Việc làm đó chỉ có ở phường vô học và dân đầu đường xó chợ mà thôi.

Có thể cô ấy trong mắt ông chưa xứng đáng là hoa hậu, cũng như trong mắt tôi, tôi mong đợi một hoa hậu đẹp hơn cô ấy. Nhưng nên nhớ rằng, ông không có quyền chà đạp lên một cô gái như vậy.

Xin được hỏi, ông có thấy tởm khi dùng những ngôn ngữ như thế kia không? Ông có thấy mình đủ tư cách cầm bút để viết cho công chúng đọc nữa không khi nét bút nó tanh tưởi và bẩn đến thế này?

Người đàn ông có chữ, phải khác một giống đực, Đào Tuấn ạ!".