Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

PHONG HÀM CHO "ÚT TRỌC" SAI QUY ĐỊNH, 2 ĐẠI TÁ MẤT HẾT CHỨC VỤ TRONG ĐẢNG

Phong hàm Út 'trọc' sai quy định, 2 đại tá mất hết chức vụ trong Đảng


Trong thời gian lãnh đạo Tổng công ty Thái Sơn, đại tá Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn vi phạm quy định về bổ nhiệm, phong quân hàm đối với Đinh Ngọc Hệ, tức Út "trọc".

Trong hai ngày 6 và 7/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 34 để xem xét, kết luận một số nội dung trong đó có việc xem xét, thi hành kỷ luật đại tá Nguyễn Ngọc Thư và đại tá Đào Ngọc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng.

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra, trong thời gian lãnh đạo Tổng công ty Thái Sơn, ông Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, kiểm tra, giám sát và buông lỏng lãnh đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tiếp nhận, chuyển ngạch lương, bổ nhiệm, phong quân hàm đối với Đinh Ngọc Hệ(Út "trọc") sai quy định. Từ đó, để Đinh Ngọc Hệ lợi dụng thực hiện các hành vi phạm tội trong thời gian dài.

Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc). Ảnh: P.D.

Ngoài ra, ông Thư và ông Tuấn còn có vi phạm trong việc thành lập, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P do Đinh Ngọc Hệ làm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, dẫn đến những vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, khiến nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật và xử lý hình sự.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm của ông Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và quân đội.

Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với các ông Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn.

Đinh Ngọc Hệ (Út “trọc") sinh năm 1971, là cựu thượng tá quân đội bị Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng bắt cuối năm 2017 do lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Bản án phúc thẩm tháng 11/2017 cáo buộc Đinh Ngọc Hệ lợi dụng chức vụ đề nghị cơ quan chức năng cho đăng ký sử dụng ôtô quân sự, xe biển xanh, sau đó thế chấp hoặc cho thuê trái quy định.

Ngoài ra, Út “trọc” còn hợp thức 20.000 lít xăng dầu kém chất lượng của tư nhân thành tài sản quân đội để tránh bị cơ quan chức năng xử phạt và sử dụng bằng đại học giả để nâng lương, nâng quân hàm.

Tòa án quân sự Trung ương giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm, tuyên Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") 12 năm tù.

Không chấp nhận kháng cáo, Tòa án Quân sự Trung ương y án Út “trọc” 10 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ, 2 năm tù về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, hình phạt chung là 12 năm tù.

Liên quan vụ án này, hai cựu sĩ quan quân đội là Phùng Danh Thắm (nguyên đại tá, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) lĩnh 2 năm cải tạo không giam giữ về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, còn ông Bùi Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng 367, Quân chủng Phòng không không quân) lĩnh 2 năm tù treo về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.



Cuối tháng 1, Đinh Ngọc Hệ tiếp tục bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi sau khi xác này ông này có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi triển khai dự BOT cầu Việt Trì - nơi công ty Công ty Thái Sơn Bộ Q.P nắm 40% cổ phần.

ĐÀ NẴNG: TIẾN SĨ TRẦN ĐỨC ANH SƠN BỊ KHAI TRỪ ĐẢNG VÌ THÔNG TIN SAI TRÁI TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Khoai@

Anh tự nguyện viết đơn xin gia nhập đảng và hứa sẽ tuân thủ các quy định của đảng. Khi là đảng viên, anh buộc phải chấp hành các quy định đó. Cũng như anh tham gia một tổ chức chính trị xã hội nào đó, anh sẽ phải đọc cẩn thận các quy định của tổ chức này, nếu đồng ý anh mới được tham gia. 

Đảng có điều lệ, có nguyên tắc và các quy định những điều mà đảng viên không được làm. Anh Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP.Đà Nẵng đã vi phạm những quy định này. Anh đã viết, đăng tin, bài không đúng với quan điểm của Đảng trên mạng xã hội Facebook. Vì lý do này anh bị khai trừ đảng.

Hôm nay, ngày 8/3/2019, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa họp và có quyết định thi hành kỷ luật anh Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP.Đà Nẵng. Hình thức kỷ luật là khai trừ ra khỏi đảng vì đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng trên mạng xã hội Facebook.

Theo quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng: "ông Trần Đức Anh Sơn đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên mạng xã hội Facebook; vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và vi phạm quy định Ban Thường vụ Thành ủy TP.Đà Nẵng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp".

Ban Thường vụ TP.Đà Nẵng cho rằng "vi phạm của ông Trần Đức Anh Sơn là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan nơi TS.Sơn sinh hoạt, công tác".

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết định khai trừ đảng đối với anh Trần Đức Anh Sơn.

Trước đó, ngày 29/1/2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã họp kỳ họp thứ 20. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với TS.Trần Đức Anh Sơn do ''viết và đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước''.

XUNG QUANH VIỆC GIÁO PHẬN VINH KẾT THÚC SỨ VỤ CỦA "BAN HỖ TRỢ NẠN NHÂN MÔI TRƯỜNG BIỂN"


Tác giả: Bien Che/Mõ Làng 

Tin từ trang Người Công Giáo cho hay: "Mấy hôm nay từ nhiều trang đã loan báo việc đức cha Anphongso Nguyễn Hữu Long chủ chăn của địa phận Vinh đã quyết định kết thúc sứ vụ của ban hỗ trợ nạn nhân môi trường biển. Đây cũng là ban mục vụ được thành lập mới nhất, sau sự kiện ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung do công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh gây ra (tháng 9/2016).

Đại diện Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh trong 1 lần vận động khởi kiện tại Đài Loan (Nguồn: FB). 

Và qua xác nhận thì thông tin trên hoàn toàn chuẩn xác. Mọi sự đã được quyết định trong cuộc họp toàn thể của Linh mục đoàn Gp Vinh do đức cha Anphongso chủ trì". 

Trang này cũng bình luận: "Mặc dù đây là quyết định hoàn toàn bất ngờ, mới và khiến không ít cha, nhất là các cha trong ban này bất ngờ và có chút "bất bình". Nhưng qua theo dõi thì đấy hoàn toàn quyết định bình thường dễ hiểu" và lí giải: "Ban mục vụ này ra đời do yêu cầu bảo vệ nạn nhân của sự cố và khi mà điều đó không cần tới nó thì đương nhiên chính nó sẽ kết thúc sứ vụ của mình. Đó âu cũng là việc bình thường, dễ hiểu và không có gì phải băn khoăn. Đó là chưa nói nếu tiếp tục tồn tại sẽ khiến cho giáo hội bị hiểu lầm.

Đã từ rất lâu trong mắt chính quyền, giới chức nhà nước với sự ra đời của nhiều tổ chức, nhiều người đã nói rằng, phải chăng Giáo hội Công giáo nói chung, cách riêng có Gp Vinh đang thành lập 1 "chính quyền song trùng", làm các chức năng của nhà nước. Điều đó khiến cho hình ảnh giáo hội trở nên méo mó trong mắt dư luận, nhà nước". 

Hết trích. 

Có lẽ không chỉ Mõ mà nhiều người đã ghi nhận và đánh giá cao sự xuất hiện, Gp Vinh thành lập Ban mục vụ hỗ trợ nạn nhân môi trường biển. Ban này đã cùng với chính quyền các địa phương chịu thiệt hại trực tiếp, đặc biệt là 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trong việc kiểm kê, đánh giá thiệt hại làm cơ sở cho việc giải quyết đền bù, đảm bảo sự công bằng. Đó là điều làm được của Ban này thời gian qua. 

Song, ngoài lí do hiện Ban này đã kết thúc sứ vụ của mình do nhiệm vụ đã hoàn thành thì có một số lí do mà có thể vì sự ổn định của GP Vinh và làm thay đổi GP Vinh theo chiều hướng tích cực, tân Giám mục tân nhiệm GP Vinh Nguyễn Hữu Long đã nghĩ tới việc phải thay đổi. 

Theo đó, trong suốt 3 năm tồn tại ngắn ngủi, lấy danh nghĩa ban này đã có hàng chục cuộc tuần hành, biểu tình được nổ ra. Đa phần do một số phần tử quá khích thực hiện. Đó cũng là thứ mặt trái mà dù thời gian về Gp Vinh không quá dài nhưng vị chủ chăn địa phận Vinh đã thấu hiểu và ngài quyết định đổi thay. 

Với quyết định này, vị tân Giám mục Gp Vinh đang cố gắng truyền tải tới Linh mục đoàn, bà con giáo dân Vinh rằng không có gì là không thể thay đổi, bị bỏ qua. Một khi nó không phù hợp, lỗi thời và tiêu cực thì đương nhiên chính nó sẽ bị thay đổi.

ANH KHUẤT VIỆT HÙNG: CHÚNG TA ĐANG TỰ TƯỚC MẤT VŨ KHÍ BẢO VỆ PHÁP LUẬT CỦA MÌNH

Khoai@

Báo Tiền Phong vừa có bài "Ông Khuất Việt Hùng đề xuất xử phạt người vi phạm không cần chứng minh". Tuy nhiên, đọc nội dung thì không phải như vậy. 

Tra cứu thông tin này từ các nguồn khác cũng cho thấy, ông Khuất Việt Hùng không nói "Xử phạt người vi phạm không cần chứng minh". Anh Hùng chỉ muốn đề cập đến việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo việc xử phạt được nghiêm minh và bảo vệ cho lực lượng chức năng khi thực thi công vụ.

Phóng viên đặt tiêu đề như trên làm người đọc hiểu sai vấn đề và tạo dư luận chĩa mũi nhọn vào cá nhân ông Khuất Việt Hùng.

Link kiểm chứng:

Tôi thấy anh Khuất Việt Hùng nói không sai. Không có đâu như ta, khi CSGT dừng phương tiện thì người vi phạm lại đòi kiểm tra giấy tờ của CSGT, gí camera vào mặt rồi vặn vẹo gây khó dễ. Không đâu như ta, báo chí hay biến chuyện trấn áp người chống đối pháp luật, thậm chí là tội phạm thành chuyện công an đánh dân. Cũng không có ở đâu như ta, CSGT bị tước sạch vũ khí và bị biến thành tâm điểm của gạch đá. Để khắc phục tình trạng trên, hãy học các nước văn minh trên thế giới mà làm. 

Giải trình tại Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, anh Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia đề cập đến 2 nội dung pháp lý quan trọng cho việc xử phạt nghiêm minh những người vi phạm và hành lang pháp lý cho lực lượng chức năng mà chủ yếu là CSGT. 

Sở dĩ anh Hùng đề cập đến 2 nội dung này vì thực tế khi bị dừng phương tiện hay bị phạt thì người vi phạm không chấp hành (một biểu hiện của việc chống đối) mà "lạm dụng quyền giám sát của dân" để gây khó dễ cho CSGT khiến cho việc xử phạt không thể thực hiện được. Và khi người vi phạm hoặc người dân bị kích động, dẫn đến quá khích hoặc chống đối thì lực lượng chức năng (CSGT) không thể thực thi nhiệm vụ của mình, kể cả khi bị tấn công nguy hiểm đến tính mạng cũng như khi danh dự uy tín của ngành công an bị xúc phạm.

Vụ tai nạn giao thông ở Sa Pa, Lào Cai vừa qua là ví dụ sống động về hiện tượng này. Người gây ra vụ tai nạn đó cũng chính là người đã tử vong. Người dân kéo ra kích động, chống đối lực lượng thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự đồng thời đòi phạt vạ 400 triệu mới cho mang xác đi. Rõ ràng lực lượng chức năng thấy dân sai nhưng "không dám" trấn áp. 


Xin hỏi các anh chị, nếu nổ súng trấn áp thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu có đơn thuần là người nổ súng trấn áp sẽ mất mạng, mất nghề hay sau đó là vụ bạo loạn cục bộ để các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo chế độ?

Trên thực tế, hiện tượng mà anh Hùng đề cập là có thật, xảy ra rất nhiều. Nhiều người cho rằng, người dân và báo chí  đã "lạm dụng quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin" để lan tỏa những hình ảnh về sự chống đối của người vi phạm bao gồm cả việc "cãi nhau" hay "đánh nhau" với lực lượng chức năng vô tình cổ súy cho các hành vi chống đối. 

Tại phiên giải trình, anh Hùng khẳng định, việc xử phạt nghiêm các vi phạm sẽ là “động lực để thay đổi hành vi” của người tham gia giao thông, và cũng là cái để người dân “soi” vào. Để làm được điều đó, anh Hùng đã mạnh dạn đề nghị "xem xét lại các quy định pháp luật hiện nay, tạo hành lang pháp lý minh bạch cho lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ".

Anh Hùng cho rằng, "quy định hiện nay của chúng ta về việc yêu cầu người xử phạt vi phạm giao thông là phải chứng minh vi phạm, điều này đang đi ngược lại với các nước. Bởi thông thường về mặt hành chính thì cứ xử phạt đã, còn nếu thấy việc xử phạt đó không đúng thì người bị xử phạt có thể kiện ra toà". Câu nói này của anh Hùng bị báo chí cắt xén, chỉ lấy phần đầu làm ý chính của tiêu đề bài báo, làm dư luận hiểu sai.

Anh Khuất Việt Hùng nhấn mạnh, nếu giải quyết được chỗ này thì mới tạo được nền tảng pháp lý cho lực lượng thực thi công vụ. "Cái này rất quan trọng, không đơn giản một chút nào. Tôi chứng kiến rất nhiều chuyện tranh cãi nhau và người vi phạm cứ quay, dí camera vào mặt cảnh sát, cố gắng tạo ra dư luận xã hội" và "bảo vệ pháp luật mà đi ra cãi nhau với ông say rượu thì sao cãi được, với người cố tình cũng không cãi được. Nếu phạt sai thì người dân có quyền kiện. Ta có cơ chế để người dân kiện người xử phạt sai ra toà cơ mà", anh Hùng nhấn mạnh.

Ở nội dung thứ hai, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia thấy lạ là, cảnh sát giao thông của chúng ta gần như phải có lực lượng đi bảo vệ, vì chúng ta quy định rất nhiều điều kiện chặt chẽ trong vấn đề sử dụng công cụ hỗ trợ và sử dụng vũ khí.

So sánh với các quốc gia văn minh, anh Hùng cho biết, với các nước như Đức, Thuỵ Sỹ, Mỹ… người ta đề nghị dừng xe và để tay lên trên, nếu không chấp hành, anh có thể bị trấn áp ngay. Nhưng ở ta, nếu CSGT có trấn áp một tí, lúc đó lại là cảnh sát đánh dân, lại trở thành câu chuyện rất lớn.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này, anh Hùng nói: "Nếu không truyền thông cái này chúng ta đang tự tước mất vũ khí bảo vệ pháp luật của mình".

Đó là 2 nội dung cũng là 2 đề xuất của anh Khuất Việt Hùng, mà người viết bài này cho rằng là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho pháp luật về an toàn giao thông được thực thu nghiêm túc. Và cái đích cuối cùng của nó là đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người dân tham gia giao thông cũng như an toàn tính mạng cho lực lượng chức năng khi thi hành công vụ.

Cần nhấn mạnh rằng, đây mới chỉ là đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật, quyền quyết định là của Quốc hội. Đương nhiên, khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật thì những nhà làm luật sẽ phải cân nhắc để tránh việc lực lượng chức năng có thể lạm quyền hoặc nảy sinh tiêu cực. Vì thế, người viết cũng cho rằng, chuyện pháp luật thì hãy cứ học các nước văn minh như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Thụy sĩ.

PHẠT TÙ 15 BỊ CÁO GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI BÌNH THUẬN

Phạt tù 15 bị cáo gây rối trật tự công cộng tại Bình Thuận

TPO - Lợi dụng đám đông người tụ tập trên QL 1A, các đối tương đã hô hào gây mất trật tự, tấn công cảnh sát làm nhiệm vụ, gây ách tắc giao thông trên QL 1A. 15 bị cáo trong vụ án này đã lãnh án.

Ngày 7/3, TAND huyện Tuy Phong (Bình Thuận ) xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra tại khu vực xã Hòa Minh (huyện Tuy Phong) và thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Bắc Bình) vào ngày 10/6/2018. Có 15 bị cáo bị đưa xét xử trong vụ án này gồm: Nguyễn Thị Liên (SN 1974, ngụ Đồng Nai), Nguyễn Duy Sang (SN 1984, ngụ Đồng Nai), Nguyễn Duy Sang (SN1984), Kinh Tấn Hoạch (SN 1992) cùng trú tại huyện Bắc Bình; Hồ Thái Hà (SN 19810, Nguyễn Tấn Đông (SN1978), Trần Hồ (SN 1980), Đặng Ngọc Tấn (SN 2000), Huỳnh Văn Sù (SN 1989), Nguyễn Thanh Phương (SN 1996), Phạm Văn Mẫn (SN 2000), Nguyễn Văn Hiếu (SN1998), Nguyễn Trường Vĩnh Phúc (SN 1982), Lê Minh Trường (SN 2001), Lê Thị Ngọc Anh (SN 1989), Phạm Thị Minh Thu (SN 1973) cùng trú tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. 

Theo cáo trạng, khoảng 8 giờ đến 23 giờ ngày 10/6/2018 rất nhiều người dân tụ tập trên QL 1A khu vực Cầu Nam, xã Hòa Minh (Tuy Phong) và khu vực cầu Sông Lũy (thị trấn Phan Rí Cửa).

Một số người quá khích đã hô hào, kích động đám đông phá phách, cản trở giao thông trên QL1A làm cho các phương tiện giao thông không thể lưu thông qua đoạn đường này suốt thời gian dài. Một số đối tượng quá khích dùng gạch đá, cây gậy tấn công lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng, điều tiết giao thông.

Các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã giải thích, vận động và yêu cầu giải tán, nhưng các đối tượng không chấp hành , còn tấn công Cảnh sát Cơ động làm nhiệm vụ tại khu vực Cầu Nam gây ách tắc giao thông nghiêm trọng và làm bị thương một số chiến sĩ cảnh sát. Đến 23 giờ cùng ngày những người này mới giả tán.

Qua điều tra, Công an huyện Tuy Phong xác định 15 đối tượng trên đã tham gia kích động đám đông, ngăn chặn các phương tiện g lưu thông trên QL 1A gây ách tắc giao thông.

Hội động xét xử đã tuyên phạt bị cáo Hồ Thái Hà 3 năm 6 tháng tù; các bị cáo còn lại bị phạt từ 2 năm đến đến 3 năm tù.

MẠNH THẮNG

KHI LINH CẨU CƯỜI NGƯỜI

Meo Meo

KHI LINH CẨU CƯỜI NGƯỜI

Linh cẩu Nguyễn Ngọc Nam Phong dương dương tự đắc cho rằng những vệ sĩ của Kim chính ủy là 'nô lệ' trong khi không biết mình thật ra còn tệ hơn thế!

Nếu cho rằng những người đi theo phục vụ nguyên thủ quốc gia của họ là nô lệ thì cái đám linh cẩu và con chiên Việt Nam phải là một đám nô lệ thấp kém hơn thế nhiều.

Những người vệ sĩ đó có làm gì chăng nữa thì họ cũng chỉ đi theo và phục vụ một người Triều Tiên cùng dân tộc, huyết thống với họ! Bảo vệ an toàn tối đa cho Kim chính ủy cũng chính là bảo vệ tổ quốc của họ vậy!

Người Việt mà lại đi theo, tôn thờ, phục vụ những thằng ngoại bang ở tận bên tây, luôn có dã tâm biến cả dân tộc Việt Nam thành một đám súc vật như Phong cẩu để thủ lợi, biến đất nước Việt Nam thành tài sản riêng của tây lông thì đó mới thật sự là ngu xuẩn, nô lệ đến cái độ khốn nạn nhất!

Dê-xu có dạy đệ tử: 'Tại sao ngươi lại nhìn vào một hạt bụi cưa trong mắt kẻ khác mà không để ý đến tấm ván trong mắt mình?' Phong linh cầu quá ngu nên không hiểu lời dạy đó mà thực hành hay đang cố tình làm trái ý 'Chúa' đây?!

Tiếp theo, con linh cẩu này (cũng giống như nhiều con linh cẩu khác) lại lên án xã nghĩa! Nó không biết hay quên rằng Dê-xu,'Chúa' của nó đã dạy: 'Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu được bước vào vương quốc của Chúa trời' và 'ai trong các ngươi mà không cho hết của cải đi thì không thể trở thành đệ tử của ta'? Tức là 'Chúa' của linh cẩu không thích xã hội của những kẻ ham mê vơ vét của cải vật chất, xã hội tư bản, mà ngược lại, muốn đệ tử của mình phải biết sẻ chia, thích xã hội bình đẳng, tức xã nghĩa. Vậy mà nó lại đi mê tư bẩn, dè bỉu xã nghĩa! Thế chẳng khác nào nó đang chửi 'Chúa' của nó ngu vậy!

Một trong những thứ buồn cười nhất trên đời là loại người ngu dốt không biết mình ngu dốt mà lại đi nhạo báng, dạy đời kẻ khác! Các linh cẩu Cong giáo chuyên môn làm như thế.

Posted by Meo Meo

ĐỪNG BIẾN GIÁO ĐƯỜNG THÀNH CHỐN NHIỄU NHƯƠNG


Đó là ý kiến của nhiều người sau khi nghe lại nội dung bài giảng lễ của Linh mục Nguyễn Văn Hùng, Quản xứ Kẻ Gai, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An trong thánh lễ công lý và hoà bình của giáo xứ Cầu Rầm, Tp Vinh, Nghệ An. 

Dưới đây là toàn văn của nội dung bài giảng được lược trích lại: “Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng bình yên vẫn chưa tìm đến, vì thế mà vẫn có người dân vẫn lấy thân mình chèn trước bánh xích để giữ nhà, người dân phải cầm xăng để tự thiêu, để bảo vệ mảnh đất mà gia đình trước vụ cưỡng chế đất”; “chủ quyền đất đai là quyền lợi của muôn dân, là bất biến, chủ quyền đất đai, quyền lợi của muôn dân không thể biến mất bởi con dấu của chính quyền, nếu quyền đất đai, quyền lợi của muôn dân biến mất bởi con dấu của chính quyền thì đất nước này xóa đổ lâu rồi. Chính quyền theo chân chính quyền sẽ bị xóa đổ.”:

“Luật đất đai của toàn dân Việt Nam là luật khốn nạn, bất nhân, rừng rú. Chính vì cái luật này mà người dân đang sống yên ổn trong ngôi nhà của mình một ngày nào đấy có thể đối diện cảnh màn trời chiếu đất…”; “ đường sá thì nham nhở buồn lầy, không có công viên, không có bệnh viện, không có trường học, đất nhà thờ bị khống chế không được mở mang.., ngày hôm nay chính quyền đang cướp đất của dân. Trong phong trào cải cách ruộng đất long trời lở đất thì việc cướp bóc đã trở thành một con song khổng lồ bao trùm xã hội…”; “sự mù lòa của một số nhà lãnh đạo, của một số kẻ có quyền”; “tôi cảnh cáo các giám mục, linh mục và tất cả kitô hữu chúng ta cũng thật sự đang bị mù…". 

Cũng xin nói luôn, đó là những gì được Linh mục này thay mặt Thiên chúa rao giảng trước gần 1000 giáo dân có mặt. Bặt nhiên không hề có lời nào, câu nào trong đó là lời chúa, là Tin mừng... Mà đó chỉ là những lời lẽ tố cáo, thoá mạ và lên án chính quyền với những lời lẽ của phường chợ búa. Ông ta tự cho mình cái quyền quy kết, lên án, xỉ vả chính quyền và cũng tự cho mình cái quyền nói một chiều, một màu và thiếu khách quan. 

Đồng ý có những vấn nạn được Linh mục này chỉ ra, đã đang xảy ra những tiêu cực trong vấn đề đất đai. Nhưng đã bao giờ ông tự hỏi do đâu chính quyền mặc cảm và có những ứng xử như vậy với giáo hội Công giáo, cách riêng là GP Vinh? Hay đó là vấn đề hiểu lầm hoặc cố tình không hiểu của chính những người như các ông. Đất đai nhà thờ Cầu Rầm cũ tại Tp Vinh, Nghệ An là ví dụ. 

Không có gì bàn i khi khu đất đó đã từng là của giáo hội, nơi đó cũng đã từng mọc lên một ngôi nhà thờ nguy nga, tráng lệ theo kiến trúc của phương Tây. Song chiến tranh không trừ ai và ngôi nhà thờ đó đã bị bom đạn biến thành phế tích và không sử dụng được. Và trong bối cảnh đó, khi mà bà con giáo dân đã li tán và về sinh hoạt tại nơi ở mới thì Linh mục quản xứ tại đây đã làm văn bản để bàn giao lại cho chính quyền quản lý. 

Sau đó, để đáp ứng điều kiện sinh hoạt, chính quyền đã cấp đất để xây dựng nhà thờ hiện nay trên diện tích lớn gấp 3 lần (khoảng 30 ngàn m2)... Lẽ ra mọi việc đã xuôi chiều và không có ai phải băn khoăn. Nhưng rồi, lấy lí do đất thánh, lí do công trình tôn giáo có nguồn gốc giáo hội, Giáo hội công giáo Vinh, Gx Cầu Rầm đã nhiều lần có đơn đòi lại dù chính quyền đã trả lời không có cơ sở để giải quyết. Chưa hết để gây sức ép Linh mục quản xứ nhiều đời tại đây đã chỉ đạo, kích động giáo dân tuần hành, biểu tình, tổ chức các cuộc hiệp thông và mục đích cuối cùng là để chính quyền giải quyết... 

Khi mà mọi động thái đó không lay động được giới chức nhà nước, địa phương thì từ "đòi", các văn bản sau đó đã chuyển sang "xin"... Và khi chính quyền mới mở lời thôi thì họ đã nghĩ chính quyền sẽ cho sớm mà không hay để thay đổi và đi tới cấp cho giáo xứ và giáo xứ trả lại khu đất cũ cho nhà nước có rất nhiều công đoạn để làm, cần thời gian để thực hiện. 

Ví như tỉnh Ngệ An phải đề nghị Chính phủ thay đổi quy hoạch lại khu đất (vì khu đất này năm 1999 đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch) và trên cơ sở quy hoạch đã được thay đổi thì chính quyền mới xem xét; Đó là chưa nói tới việc thoả thuận giữa chính quyền - giáo hội về vấn đề bàn giao nhà thờ cũ hiện nay. Ai sẽ đảm bảo rằng ngôi nhà thờ hiện nay giáo xứ đang sử dụng sẽ được bàn giao lại, hay phía giáo hội sẽ lấy cớ mượn để sinh hoạt tạm trong thời gian xây dựng nhà thờ và cuối cùng cũng chiếm dụng luôn, không trả lại cho chính quyền? 

Nhiều vụ việc đã diễn ra thời gian qua khiến nỗi lo của giới cầm quyền tại địa phương là hoàn toàn có lí... Cho nên suy cho cùng vấn đề tại Cầu Rầm vẫn là sự đồng thuận, bình tĩnh, chờ đợi... Mọi hành vi phá bĩnh đều khiến cho nỗ lực bị kéo dài.... 

Câu hỏi đặt ra là những chuyện này bản thân một Linh mục có quá trình mục vụ như Linh mục Hùng có hiểu không, có biết không? Xin thưa là có nhưng vì mục đích này, mục đích kia ông ta đã chối bỏ để dễ bề lên án, đả kích... Đó cũng là điều đáng buồn. Cái đáng buồn của một lớp Linh mục cứ lên toà giảng, lên thánh đường chửi bởi chế độ, nói xấu chế độ mà không hiểu rằng nội tại của những vấn đề chỉ ra là hệ quả của những sự việc có vấn đề và có những khúc quanh nhất định...