Đó là tên bài viết của nhật báo Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Berlin đăng ngày 9-3-2019.
Tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) từ tuần tới sẽ nhắc đến cuộc tấn công vào Nam Tư cách đây 20 năm về trước bằng nhật ký chiến tranh.
Vào khoảng 8 giờ tối ngày 24 tháng 3 năm 1999, NATO bắt đầu ném bom các thành phố của Serbia từ trên không và bắn các tên lửa hành trình từ các tàu ngầm của Mỹ. Không quân Đức tham gia ngay từ đầu. Không có sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhiều năm sau đó Thủ tướng Liên bang Đức lúc đó là ông Gerhard Schröder (SPD) đã thừa nhận rằng, cuộc chiến đã trái vi phạm luật pháp quốc tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược đầu tiên của Đức kể từ năm 1945.
Ngay vào ngày 24 tháng 3, tờ Thế giới trẻ nhận được một bài thơ của nhà văn kiêm nhạc sĩ Franz Josef Degenhardt (1931-2011) và bài thơ được đăng một ngày sau đó trên trang nhất. Nó bắt đầu bằng những từ ngữ: "Họ nói với ông cố của bạn: Chống lại kẻ thù truyền kiếp. Vì tổ quốc. Và ông ta thực sự tin điều đó. (...) Họ nói với ông của bạn: Chống lại lũ Slavơ. Vì nền văn hóa phương Tây. Ông ấy thực sự tin. (...) Họ nói với cha của bạn bây giờ: Chống lại những tên tội phạm diệt chủng. Vì quyền con người. Vì hòa bình. Không thể tin nổi - ông ấy tin điều đó. "
Cuộc chiến tranh bằng không quân của NATO chống lại Serbia và Montenegro có nghĩa là một bước ngoặt - "cộng đồng giá trị phương Tây" lần đầu tiên thực hiện khủng bố nhà nước kể từ khi Liên Xô sụp đổ và phá hủy không chỉ các thị trấn và làng mạc, mà cả luật pháp quốc tế. Đối với tờ Thế giới trẻ và độc giả của nó, ngày này cũng đánh dấu một bước ngoặt sâu sắc: Thậm chí hơn bao giờ hết, từ đây chúng tôi xác định mình là một tờ báo hàng ngày chống lại chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc chiến này trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày trong hai thập kỷ tiếp theo. Nhiều độc giả đã biết từ năm 1999: Qua tờ Thế giới trẻ, họ nhận được thông tin phản biện không thể đọc được ở bất kỳ nơi nào khác. Không ít người đã phát cáu vào thời điểm đó và hỏi chúng tôi một cách phẫn nộ: Bây giờ tờ Thế giới trẻ đứng về phía "tên giết người ở Belgrade", trong khi phần còn lại của báo chí Đức gọi tổng thống Serbia được bầu là Slobodan Milosevic? Ngay cả trong những người thuộc lực lượng cánh tả, áp lực truyền thông cho thấy hiệu quả. Nhà bình luận của tờ Thế giới trẻ Werner Pirker (1947-2014) đã viết trong số ra ngày 24 tháng 3 năm 1999, tức là trước khi vụ đánh bom bắt đầu: " Serbia phải chết " - tuyên truyền năm 1914 so với cuộc chiến truyền thông toàn diện năm 1999 thì chẳng ăn thua gì so với sự thoải mái của người Thành Vienna (...) Yêu sách quyền lực toàn cầu của phương Tây đòi hỏi phải có sự tồn tại của các quốc gia bị cáo buộc là kẻ bất hảo. Đứng đầu những đất nước này là những kẻ bất hảo với quyền lực độc tài tuyệt đối. "
Với mỗi cuộc chiến của phương Tây kể từ năm 1999, những câu này đã trở thành sự thật: Cuộc chiến bắt đầu từ lâu trước khi phát súng đầu tiên tấn công vào các phương tiện truyền thông của nhà nước và của doanh nghiệp. Nhiều người lúc đầu chỉ trích quan điểm của chúng tôi, sau đó khi nhìn lại đã nhận ra, thái độ của chúng tôi là đúng đắn. Niềm tin của chúng tôi là: Trong thời chiến tranh như thế này, trong đó kịch bản năm 1998 và 1999 được lặp lại ở Venezuela, trong đó quân đội Đức nhân Ngày quốc tế Phụ nữ, dùng tờ báo Taz để quảng cáo cho tự do, an ninh và bình đẳng, cần phải có tờ Thế giới trẻ.
Chúng tôi sẽ nhắc lại sự "can thiệp nhân đạo" năm 1999 của NATO bằng các bài phân tích, bình luận, một phụ bản và từ ngày 15 tháng 3 với một cuốn nhật ký chiến tranh của tác giả Rüdiger Göbel. Nếu đặt một bản dùng thử miễn phí, bạn sẽ có thể đọc tất cả. Cần phải có đối kháng chống lại kẻ tiến hành chiến tranh.
Ảnh minh họa: ông Rüdiger Göbel, khi đó là biên tập viên ban đối ngoại của Thế giới trẻ, trong lúc kiểm tra xe của binh sĩ KFOR ở Kosovo vào tháng 9 năm 1999