Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

THÔNG TIN HĐND TP HÀ NỘI BÁC ĐỀ XUẤT BÙ GIÁ NƯỚC SÔNG ĐUỐNG LÀ KHÔNG CHÍNH XÁC

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho hay, HĐND TP chưa bác đề xuất của UBND TP về bù giá mua nước sạch sông Đuống.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay, báo chí nêu vấn đề có thông tin cho rằng nhà máy nước mặt sông Đuống đã phá vỡ quy hoạch mạng lưới nước của Chính phủ.

Đặc biệt, mới đây HĐND TP cũng đã bác đề xuất của UBND TP không chấp nhận bù giá cho nhà máy nước sông Đuống. Trong khi đó, trước kia Hà Nội cũng đã bù giá cho nhà máy nước sông Đà.

"Hà Nội có hồi tố lại số tiền bù giá cho nước sạch sông Đà hay không?", PV đặt câu hỏi.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng

Trả lời, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng khẳng định, nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy cấp nước sạch có quy mô liên vùng, được thực hiện đúng theo quy hoạch hệ thống nhà máy và mạng lưới cấp nước sạch đô thị do Chính phủ phê duyệt.

Do đó, nhà máy không phá vỡ quy hoạch như câu hỏi đặt ra.

Lãnh đạo TP cũng cho biết, hiện Hà Nội đang áp dụng duy nhất một mức giá chung là giá tiêu thụ nước sạch đến người sử dụng theo quyết định 38 và quyết định 39 cùng ban hành năm 2013 của UBND TP Hà Nội, trong đó quy định sẽ phải có lộ trình tăng giá nước.

Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, Hà Nội giữ giá nước ổn định cho người dân và cơ sở sản xuất.

Về quản lý nước, ông Hùng cho hay, nghị định 117 năm 2007 của Chính phủ và thông tư liên tịch 75 năm 2012 của liên Bộ đều xác định cho phép ngân sách sẽ bù nếu giá tiêu thụ cao hơn giá bán lẻ trên nguyên tắc đây là quy trình thủ tục do UBND TP cấp tỉnh quy định cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế địa phương nhưng không trái quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước.

Sau khi UBND TP xem xét vấn đề liên quan đến giá tiêu thụ, giá bán lẻ nước có trao đổi với HĐND bằng văn bản để xem xét phối hợp giải quyết những vướng mắc thuộc thẩm quyền liên quan đến xử lý khi có chênh lệch giá giá nước bán lẻ và giá nước tiêu thụ.

HĐND TP sau đó có văn bản để bàn bạc, trao đổi, giải quyết vấn đề theo đúng quy trình pháp luật. Văn bản nêu rõ các nội dung UBND TP xin ý kiến Thường trực HĐND TP về phương án giá nước và tạm thời trợ giá cho nhà máy nước mặt sông Đuống, đây là thẩm quyền quyết định của UBND TP.

HĐND TP đồng thời đề nghị UBND TP rà soát nguồn kinh phí trợ giá nước sạch của năm ngân sách 2019 và báo cáo HĐND TP nếu cần thiết.

“Đây là văn bản trao đổi giữa HĐND và UBND TP chứ không phải là văn bản bác”, ông Hùng nói.

Hiện nay, UBND TP đang chỉ đạo các cấp ngành xem xét để sửa đổi quyết định 38, trong đó có lưu ý đến việc bảo đảm tính đúng tính đủ giá tiêu thụ nước sạch và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về tính giá.

Cũng theo ông Hùng, việc xem xét phương án giá nước sông Đuống không liên quan gì đến việc tất toán với giá nước sông Đà.

KHÔNG CẦN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÌ THÔNG TIN ÔNG TS PHAN VĂN HIẾU ĐƯA RA KHÔNG CÓ CĂN CỨ

Công an tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, không cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ ông Phan Văn Hiếu vì những thông tin ông Hiếu đưa ra không có căn cứ.


Chiều nay, đại tá Võ Văn Dương, Phó GĐ Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi nhận đơn yêu cầu bảo vệ tính mạng của ông Phan Văn Hiếu, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi (nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành), đơn vị đã chỉ đạo Công an phường Chánh Lộ mời ông Hiếu lên làm việc và yêu cầu cung cấp cơ sở, lý do cần bảo vệ.

Theo đại tá Dương, qua xác minh 4 thông tin ông Hiếu cung cấp, thì những thông tin này không có căn cứ, tính xác thực không đủ để xem xét áp dụng biện pháp bảo vệ như ông yêu cầu.

Cụ thể, về thông tin ông Hiếu cho rằng bị kẻ lạ mặt ném đá bể kính xe ôtô. Qua xác minh, Công an xác định ôtô bị ném đá xảy ra khi lái xe đã đưa ông Hiếu về nhà riêng của ông, sau đó lái xe đưa ôtô về lại cơ quan thì bị một nam thanh niên ném đá làm vỡ kính sau của xe. 

Đại tá Võ Văn Dương thông tin về đơn yêu cầu bảo vệ của ông Phan Văn Hiếu

Lái xe nhận định nhiều khả năng xe ôtô đi vào vũng nước, nước văng lên gây ướt người đi đường nên bị người đi đường đuổi theo ném đá... Còn việc xe ô tô bị ném đá có liên quan đến ông Hiếu hay không thì không có cơ sở kết luận.

Đối với nội dung ông Hiếu phản ánh, chiều tối 2/11/2017, trên đường đi về, ông bị một kẻ lạ mặt ép xe máy vào lề và nói: “Mày đừng tọc mạch và dòm ngó chuyện người khác, nếu không coi chừng đó”.

Cơ quan công an xác định, việc này ông Hiếu không trình báo công an mà tự phản ánh với báo chí nên không có cơ sở kết luận.

Ngày 5/12/2018, ông Hiếu nhận tin nhắn với nội dung đe dọa từ số thuê bao +84393488508.

Qua xác minh Công an xác định, chủ thuê bao trước đó là bà Võ Thị Kim (trú xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành), bà Kim thừa nhận số điện thoại là của bà, nhưng 3-4 năm nay bà không còn sử dụng.

Ông Phan Văn Hiếu

Công an huyện Nghĩa Hành đã phối hợp phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Ngãi xác minh, là sim rác, do sim này chỉ nhắn tin một lần duy nhất vào máy ông Hiếu rồi ngưng hoạt động nên không đủ yếu tố kỹ thuật và nghiệp vụ để xác minh kết luận.

Ngoài ra, ông Hiếu cho rằng bị kẻ gian lấy điện thoại chứa dữ liệu nội dung tố cáo của ông. Công an xác định do ông Hiếu không trình báo, chỉ khi ông Hiếu có đơn yêu cầu bảo vệ tính mạng, lúc này ông mới cung cấp thông tin cho Công an nên thời gian xảy ra quá lâu, thông tin cung cấp ít nên không có cơ sở kết luận.

Cũng theo đại tá Dương, ngoài 4 vụ việc nêu trên, ông Hiếu không cung cấp bất kỳ tình tiết nào khác đang xâm hại hoặc có nguy cơ đe dọa ngay tức khắc đến tính mạng, sức khỏe của ông và gia đình. 

Không cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ

Công an tỉnh Quảng Ngãi xác định, yêu cầu của ông Hiếu không có căn cứ và tính xác thực nên không cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ.

“Đơn vị sẽ có thông báo cho ông Hiếu và có văn bản báo cáo UBND tỉnh về việc, qua đối chiếu theo quy định của pháp luật, thì không có căn cứ để áp dụng biện pháp bảo vệ đối với ông Hiếu”, đại tá Dương thông tin.

Cũng trong chiều nay, ông Phan Văn Hiếu cho biết, ông đã nắm được những nội dung mà đại tá Võ Văn Dương thông tin với báo chí, đài truyền hình.

“Tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ các cơ quan tỉnh Quảng Ngãi và tôi vẫn đang chờ văn bản trả lời chính thức từ Công an tỉnh Quảng Ngãi, bảo vệ hay không bảo vệ tôi thì trả lời cho rõ”, ông Hiếu nói.

Trước đó, ông Phan Văn Hiếu, có đơn yêu cầu được bảo vệ tính mạng cho bản thân và gia đình đã gửi lên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Theo ông Hiếu, trong thời gian giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành, ông đã phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm của một số cán bộ lãnh đạo huyện Nghĩa Hành có liên quan đến một số DN xây dựng trên địa bàn.

Vì vậy, ông Hiếu đã có đơn tố cáo gửi đến cấp ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi và TƯ, đề nghị kiểm tra dấu hiệu vi phạm của một số cán bộ, chi bộ và Đảng bộ của huyện Nghĩa Hành.

Sau khi làm đơn tố cáo, ông Hiếu đã nhận nhiều tin nhắn từ số máy lạ, với nội dung đe dọa, uy hiếp đến tính mạng của bản thân và người thân trong gia đình; nhà bị kẻ gian đột nhập đánh cắp điện thoại.

Lê Bằng

Đại úy Công an Bến Tre nhận hối lộ: CÓ CHO RA KHỎI NGÀNH?

Lnđ: Hỏi vậy thôi, chứ căn cứ vào quy định của ngành này thì ông Đại úy này sẽ bị đuổi ra khỏi ngành. Nói nhẹ đi là tước quân tịch hay tước danh hiệu công an nhân dân sau đó sẽ bị truy tố và đối mặt với án tù.

(Kiến Thức) - Hành vi “gợi ý” và nhận hối lộ số tiền 15 triệu đồng của đại úy Nguyễn Minh Bá không chỉ bị khai trừ ra khỏi đảng và tước danh hiệu công an nhân dân mà còn là hành vi vi phạm nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mới đây vụ việc đại úy Nguyễn Minh Bá, Đội Điều tra Tổng hợp Công an huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh lực lượng Công an nhân dân.

Theo đó, đại úy Nguyễn Minh Bá bị Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao bắt quả tang khi đang nhận 15 triệu đồng từ một đương sự của một vụ án về giao thông, tại quán cà phê trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre).

Phẫn nộ hơn, với trọng trách được đơn vị phân công điều tra vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra trên địa bàn huyện khi hồ sơ vụ án đang chuẩn bị được tòa án đưa ra xét xử, đại úy Nguyễn Minh Bá đã bất chấp các quy định của pháp luật, các quy định của ngành để gợi ý với đương sự về "tiền lo ăn nhậu” để được hưởng án treo.

Ảnh minh họa.

Hành vi của đại úy Nguyễn Minh Bá diễn ra chỉ sau một thời gian ngắn khi ngành công an vừa thi hành kỷ luật giáng chức, buộc ra khỏi ngành với hai bộ là bà Lê Thị Hiền, cựu cán bộ Công an quận Đống Đa (Hà Nội) và ông Nguyễn Xô Việt, cựu cán bộ Công an Thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) do vi phạm quy tắc ứng xử, điều lệ ngành, làm ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng công an nhân dân.

Hành vi vòi vĩnh, nhận hối lộ của đại úy Nguyễn Minh Bá không chỉ vi phạm quy tắc ứng xử, điều lệ ngành, vi phạm đạo đức công an nhân dân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, với hành vi này không chỉ bị tước danh hiệu công an nhân dân mà còn bị truy tố trách nhiệm hình sự và đối mặt với án phạt tù.

Bởi đại úy Nguyễn Minh Bá được giao nhiệm vụ người thực thi pháp luật điều tra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến chết người nghiêm trọng mà đối tượng bị truy tố đã được xác định có hành vi vi phạm pháp luật, lẽ ra đại úy Nguyễn Minh Bá phải làm việc công tâm khách quan đúng quy định của pháp luật để làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng. Chỉ vì lợi ích của cá nhân, đại úy Bá đã gợi ý để nhận hối lộ với số tiền 15 triệu để “ăn nhậu” là hành vi không thể chấp nhận được của một người am hiểu pháp luật.

Hành vi ấy không chỉ thể hiện sự thoái hóa biến chất, không còn đủ tư cách, phẩm chất đạo đức đứng trong hàng ngũ lực lượng công an nhân dân, thậm chí còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự.

Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, để đào tạo nên một cán bộ công an nhân dân, Nhà nước đã phải đầu tư chi phí rất nhiều tiền của, bản thân mỗi cán bộ chiến sĩ cũng phải rất cố gắng phấn đấu, học tập, rèn luyện thì mới đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, chỉ vì số tiền 15 triệu đồng mà đại úy Nguyễn Minh Bá, Đội Điều tra Tổng hợp Công an huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) đã đánh mất tất cả thì đây là một câu chuyện quá đáng buồn.

Vi phạm của đại úy Nguyễn Minh Bá không khiến bản thân cán bộ công an này mất hết tất cả mà còn làm xấu đi hình ảnh của người cán bộ công an nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào lực lượng thực thi pháp luật.

Bởi vậy, việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh với những trường hợp như thế này là hết sức cần thiết để làm trong sạch đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an nhân dân cũng như làm trong sạch bộ đội cán bộ công chức, viên chức nhà nước, giữ gìn niềm tin cho nhân dân.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, tội nhận hối lộ là một trong những tội danh điển hình trong nhóm tội về Tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.

Luật sư Cường cho rằng, với số tiền nhận hối lộ 15 triệu đồng đồng thì đối tượng này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù theo quy định tại khoản 1, điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015. Trường hợp kết quả điều tra cho thấy đối tượng đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi nhận hối lộ hoặc Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt thì đối tượng này sẽ phải chịu mức hình phạt quy định tại khoản 2, Điều 354 BLHS là từ 7 đến 15 năm tù.

Ngoài trách nhiệm hình sự nêu trên thì đại úy Nguyễn Minh Bá còn bị hình thức kỷ luật đảng là khai trừ ra khỏi đảng và hình thức kỷ luật trong ngành công an nhân dân là tước danh hiệu công an nhân dân.

“Đây là những hình thức kỷ luật cao nhất có thể áp dụng trong trường hợp này và chắc chắn sẽ bị áp dụng với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự”, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Đồng thời, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, đây là một bài học cho sự thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức, thiếu bản lĩnh trong việc thực hiện nhiệm vụ, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những cán bộ chiến sĩ công an khác.

Nguồn VTC16

BỘ CÔNG AN SẼ MỞ RỘNG ĐIỀU TRA VỤ GIAN LẬN THI CỬ Ở HÀ GIANG

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 2/12, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an thông tin: Bộ Công an sẽ mở rộng vụ án, điều tra chấm thi tốt nghiệp THPT trong năm 2015-2017 ở Hà Giang.

Các bị cáo vụ gian lận thi THPT ở Hà Giang

Trả lời về việc TAND tỉnh Hà Giang kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) điều tra việc chấm thi năm 2017 cho "khách quan", ông Xô cho hay Bộ đang thực hiện việc này.

"Bộ đã điều tra vụ gian lận thi cử THPT quốc gia 2018 thì không có lý do gì không tiếp tục điều tra năm 2017, thậm chí cả năm 2016, 2015", ông Xô nói. 

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Vụ Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Tố Như lãnh án tù

Ong Bắp Cày 

Hôm 28/11/2019, TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử phiên sơ thẩm 2 anh em ruột là Huỳnh Minh Tâm, 41 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Cửu và Huỳnh Thị Tố Nga, 36 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt Huỳnh Minh Tâm 9 năm tù giam và Huỳnh Thị Tố Nga 5 năm tù giam.

Cần nói ngay, đây là phiên tòa công khai và bản án là quá nhân văn đối với anh em nhà Huỳnh Minh Tâm.

Huỳnh Minh Tâm bị bắt hôm 26/1 và Huỳnh Thị Tố Nga bị bắt hôm 28/1/2019. Cả 2 bị bắt để điều tra vè hành vi sử dụng mạng xã hội để kêu gọi lật đổ chế độ. Việc 2 anh em ruột Huỳnh Minh Tâm bị bắt đã được các trang mạng phản động đưa tin với mục đích kêu gọi quốc tế can thiệp, gây sức ép với chính quyền.

Ngay sau khi có tin 2 anh em Huỳnh Minh Tâm bị bắt, Tuần tin phản động có tên "Người bảo vệ nhân quyền" viết: "Ngày 28/01, một số kẻ mặc thường phục đã đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở thành phố Hồ Chí Minh và bắt giữ kỹ thuật viên Huỳnh Thị Tố Nga, một bà mẹ đơn thân với hai con nhỏ. Vụ bắt giữ này được cho là có liên quan đến những bài viết về dân chủ và nhân quyền trên hai tài khoản Facebook Diệu Hằngvà Selena Zen. Gia đình và bạn bè của cô vẫn không biết tình trạng của cô ra sao. Hai ngày trước đó, cảnh sát bắt giữ ông Huỳnh Minh Tâm, người có tài khoản Facebook Huỳnh Trí Tâm. Hiện vẫn chưa rõ ông bị cáo buộc gì, và gia đình không được thấy lệnh bắt giữ cho dù cảnh sát có tiến hành khám nhà riêng của ông".

Một trang mạng phản động khác có tên "Người Đà Lạt Xưa" viết: "Thông báo cập nhật về Facebooker Selena Zen/ Diệu Hằng. Facebooker Selena Zen, tức Diệu Hằng, tên thật là Huỳnh Thị Tố Nga, 36 tuổi, làm việc trong khoa xét nghiệm, khu giải phẫu bệnh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, “đã bị bắt tại nơi làm việc trong khoa xét nghiệm, khu giải phẫu bệnh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Quận 5 Sài Gòn”, khoảng 3 giờ 47 phút chiều 28/1/2019. Theo bài viết, cô Tố Nga chính là em ruột của Facebooker Huỳnh Trí Tâm, tức nhà hoạt động Huỳnh Minh Tâm, là người bị Công an tỉnh Đồng Nai bắt khoảng 8 giờ sáng 26/1/2019. Thông qua nick Facebooker Selena Zen, cô Nga đã viết nhiều bài “có giá trị với chủ đề kinh tế, chính trị và nhân văn”.

Trước đó, vào hôm 1/1/2019, một nhóm chống đối sống quanh khu vực TP.HCM đã phát tán "Cương lĩnh Chính trị 2019", còn gọi là "Chính nhân Cương lĩnh", trong đó họ kêu gọi lật đổ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam. Nhóm này có thể bao gồm 5 nick Facebook thường tag, share bài của nhau - là Lý Đông Nhân, Huỳnh Trí Tâm (tức Huỳnh Minh Tâm), Selena Zen (tức Huỳnh Tố Nga), Người Đà Lạt Xưa và Anh Hai Thanh. Trong bản cương lĩnh có màu sắc mê tín này, họ trích dẫn tư tưởng của "Thái Dịch Lý Đông A" Nguyễn Hữu Thanh - một nhân vật nửa chính trị, nửa tôn giáo từng sáng lập đảng chống Cộng mang tên "Trường Việt Duy Dân Ðảng" trước năm 1945.

Ngày 23/01, nhóm này tiếp tục phát tán bản "Thông điệp Hoạch định Hành động", trong đó hướng dẫn các cảm tình viên lập từng nhóm không quá 10 người, để hoạt động nhằm lật đổ chế độ. Khi cần, những nhóm nhỏ này sẽ phối hợp với nhau để thực hiện các chiến dịch lớn.

Đúng 8h sáng ngày 26/1/2019, Huỳnh Minh Tâm bị bắt và khám nhà. Tin này được Huỳnh Thị Tố Nga đưa trên Facebook lúc 18h ngày hôm sau. Sau đó 1 ngày, vào lúc 15h ngày 28/1/2019, đến lượt Huỳnh Thị Tố Nga "mất tích". tin này được Anh Hai Thanh và Người Đà Lạt Xưa đưa lên Facebook.

Ngày 5/2/2019, Người Đà Lạt Xưa kêu gọi giới chống đối quan tâm đến 6 gương mặt bị bắt hoặc "mất tích" trong dịp Tết Nguyên đán, là Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Thị Tố Nga, Trần Văn Quyền, Dương Thị Lanh, Trần Ngọc Phúc, Trương Duy Nhất. Người viết tuyên bố rằng 6 gương mặt trên bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước của họ". Ngoài ra, người viết cũng kêu gọi hướng về "129 tù nhân lương tâm" bị bắt hoặc kết án trong năm 2019.

Thực tế là Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga tham gia nhóm "Chính nhân Cương lĩnh", họ có dấu hiệu phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015. Vì vậy, Tâm bị bắt theo đúng luật, chứ không phải chỉ bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước". Phần lớn những đối tượng bị bắt vì có hoạt động bạo động chống nhà nước chứ không phải là "tù nhân lương tâm" như nhóm Đà Lạt Xưa viết. Hãy xem những ảnh chụp màn hình dưới đây để thấy, những người bị bắt không hề "ôn hòa":




Bất kể ai đọc Facebook của Nga và đồng đảng, đều có thể nhận thấy, họ không hề che giấu động cơ và kế hoạch lật đổ chế độ, đánh đổ chính quyền, tức có dấu hiệu vi phạm Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015.

Thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, báo chí chỉ nêu ngắn ngọn theo cáo trạng của VKS, rằng 2 anh em Huỳnh Minh Tâm sử dụng mạng xã hội Facebook để móc nối, liên hệ với một số đối tượng phản động trong và ngoài nước để viết và đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc thực tế ở Việt Nam, nhiều bài viết có nội dung kích động, kêu gọi người dân chống đối chính quyền, chống lại mọi chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước ta.

Từ tháng 5/2016 đến tháng 1/2019, Huỳnh Minh Tâm đã sử dụng 2 tài khoản facebook là "Huỳnh Trí Tâm” và “Huỳnh Tâm”, còn Huỳnh Thị Tố Nga sử dụng 2 tài khoản facebook là “Selena Zen" và “Diệu Hằng”, thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc tình hình trong nước, phỉ báng, bôi nhọ chế độ, bóp méo và xuyên tạc lịch sử dân tộc. Ngoài ra, hai đối tượng còn gửi lời kêu gọi đến những người bạn trên facebook tham gia nhóm kín “Đảng cộng hòa”, kêu gọi, kích động người dân biểu tình, lật đổ chế độ, chống phá Nhà nước.

Hành vi của 2 đối tượng này đã đủ yếu tố cấu thành tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Với hành vi của các bị cáo, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai tuyên phạt Huỳnh Minh Tâm 9 năm tù giam và Huỳnh Thị Tố Nga là 5 năm tù giam.

Cũng theo cáo trạng, ngoài hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước thì anh em Huỳnh Minh Tâm còn vận động quyên góp tài chính phục vụ cho hoạt động của “nhóm kín” chống Nhà nước và nhận 100.00 đô la của FBker "Văn Đoàn" để ám sát một lãnh đạo UBND quận Tân Bình bằng súng và lên kế hoạch bắt cóc con tin gửi cho những đối tượng khác trong nhóm. Tuy nhiên, mọi kế hoạch mới được vạch ra thì Tâm bị bắt. 

Đến đây, hẳn bạn đọc đã rõ, với những gì anh em Huỳnh Minh Tâm đã làm và dự định làm thì bản án đó vẫn là quá nhân văn do HĐXX đã xét đến thái độ thành khẩn khai báo, và tính đến tương lai của các đối tượng.

Hải Phòng: KHÔNG CÓ VIỆC CÔNG AN PHƯỜNG ÉP CUNG KHIẾN NAM SINH NHẬP VIỆN

(Công lý) - Tối 29/11, Công an TP. Hải Phòng phát đi thông tin khẳng định không có việc Công an phường Kênh Dương, quận Lê Chân đánh đập, ép cung khiến em Trần Xuân Cường và Vũ Ngọc Tân Vương, là sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nhập viện.

Những ngày qua, trên một số trang báo điện tử có đăng tin về việc ngày 27/11, 2 sinh viên của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là em Trần Xuân Cường và Vũ Ngọc Tân Vương đã phải đến khám tại Viện Y học biển Việt Nam, sau khi bị Công an phường Kênh Dương, quận Lê Chân tạm giữ.

Trước những nghi vấn cho rằng trong thời gian tạm giữ tại Công an phường Kênh Dương, 1 trong 2 sinh viên bị đánh đập, ép cung, tối 29/11, Công an TP. Hải Phòng đã phát đi thông tin về sự việc.

Em Vũ Ngọc Tân Vương đang được các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe. Ảnh: Công an TP. Hải Phòng.

Theo đó, khoảng 18 giờ ngày 25/11, Công an phường Kênh Dương nhận được tin trình báo của em Vũ Ngọc Thái (SN 2001, là sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam) về việc: Trần Xuân Cường (là bạn cùng trường) trộm 200.000 đồng của Đinh Hải Nam (sinh viên cùng khoa). Do Thái đã báo việc này cho Nam biết dẫn đến việc giữa Cường và Thái xảy ra mâu thuẫn.

Khoảng 13 giờ cùng ngày, tại cửa phòng 305 nhà C, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Cường đã gây sự đánh nhau với Thái. Tiếp đó, đến 15 giờ cùng ngày, Cường rủ thêm bạn cùng trường là Vũ Ngọc Tân Vương (SN 2001; sinh viên Khoa Máy tàu biển) đến gây sự, đánh nhau với Thái và bạn của Thái là Tô Đức Thắng (ở phường Trại Cau, quận Lê Chân). Do lo sợ bị Cường và Vương đánh nên Thái đến Công an phường Kênh Dương trình báo, đề nghị có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa.

Công an phường Kênh Dương đã lập hồ sơ xác minh giải quyết và sáng 26/11 đã triệu tập Vương lên trụ sở để xác minh, làm rõ. Tại đây, Vương thừa nhận hành vi cùng với Cường đánh, xâm hại sức khỏe đối với Vũ Ngọc Thái.

13 giờ ngày 26/11, tại khu C, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Cường lại có hành vi gây sự đánh Vũ Hữu Luân (SN 2001, là sinh viên cùng lớp với Cường), chỉ vì lý do Luân đã can ngăn việc Cường đánh Thái hôm trước.

Đến 14 giờ 50 phút cùng ngày, Công an phường Kênh Dương phát hiện Trần Xuân Cường đang ở tiệm internet số 34 Ngô Kim Tài nên triệu tập lên trụ sở Công an phường để xác minh, làm rõ.

Tại cơ quan Công an, Cường đã khai nhận hành vi trộm cắp tài sản, đe dọa đánh Thái vì sợ Thái sẽ báo cáo sự việc lên Ban giám hiệu nhà trường, dẫn đến việc Cường sẽ bị xử lý.

Trong sự việc trên, Nam bị chiếm đoạt số tiền 200.000 đồng. Cường, Vương, Thái bị xây xước nhẹ ngoài da. Hiện Cường và Thái không có yêu cầu đề nghị gì về việc bị thương tích. Cường có đơn từ chối xin giám định, còn Vương chưa có quan điểm gì.

Để có căn cứ giải quyết vụ việc đánh nhau xâm hại sức khỏe nên sáng 27/11, trong thời gian tạm giữ hành chính đối với Cường và Vương, Công an phường Kênh Dương đã chủ động đưa Cường và Vương đi khám thương tích tại Viện Y học biển Việt Nam.

Khi vào viện, biểu hiện bên ngoài của Vương hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian chờ kết quả, Vương bất ngờ bị nôn ọe, kêu đau đầu và gia đình Vương yêu cầu cho Vương nhập viện.

Lý giải về tình trạng sức khỏe của Vương, lãnh đạo Công an phường Kênh Dương cho biết: Do quá trình xô xát, đánh nhau tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Cường và Vương có bị xây xước ngoài da và bản thân Vương chưa có quan điểm rõ ràng nên Công an phường đã đưa Vương, Cường đi khám thương tích tại Viện Y học biển Việt Nam.

Ngoài ra, Công an phường đã tiến hành làm việc với Cường, Thái, Nam, Luân. Tại cơ quan Công an, Cường và gia đình đã bồi thường số tiền 200.000 đồng trộm cắp của Nam. Cường, Thái, Luân có đơn từ chối giám định thương tích.

Căn cứ các tài liệu thu thập được, Công an phường Kênh Dương đã ra Quyết định xử phạt hành chính đối với Trần Xuân Cường về hành vi trộm cắp tài sản và giải quyết cho Cường về gia đình. Hiện Công an phường Kênh Dương đã chuyển hồ sơ về Công an quận Lê Chân thụ lý giải quyết để đảm bảo tính khách quan.

Theo Công an TP. Hải Phòng, sáng 29/11, chị Phạm Thị Huyền, mẹ của em Trần Xuân Cường xác nhận đã được Công an phường thông báo về hành vi vi phạm pháp luật của con em mình. Bên cạnh đó, chị Huyền cũng chia sẻ, ngay khi nhận được thông báo của cơ quan Công an, chị đã có mặt tại trụ sở Công an phường Kênh Dương đến tận khi 2 cháu Cường và Vương được Công an phường đưa đi khám thương tích. Trong suốt khoảng thời gian trên, chị khẳng định không có việc cơ quan Công an đánh đập hay ép cung gì các cháu như một số báo đã nêu.

Vẫn theo Công an TP. Hải Phòng, Trần Xuân Cường cho biết: Trong thời gian tạm giữ hành chính tại Công an phường Kênh Dương, bản thân không bị đánh đập hay ép buộc gì.

Phong Vân

CSGT ĐƯỢC KIỂM TRA CỐP XE KHI NÀO?

CSGT có quyền khám cốp xe, phương tiện vận tải khi có căn cứ để cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.

Tôi nghe nói trong những trường hợp đặc biệt, CSGT được quyền yêu cầu người điều khiển xe mở cốp xe để kiểm tra. Vậy, xin hỏi những trường hợp nào CSGT được kiểm tra cốp xe?

Bạn đọc Nguyễn Tú Oanh (tuoanh…@gmail.com).

****

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo Thông tư 01/2016 của Bộ công an, phạm vi kiểm tra hành chính của CSGT gồm có: phương tiện, giấy tờ của phương tiện, người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát và kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, CSGT có quyền yêu cầu dừng phương tiện giao thông khi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thiết bị ghi hình phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm luật giao thông; khi đang thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp trên; khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; khi nhận được tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Còn theo Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Những cá nhân có thẩm quyền kiểm tra phương tiện vận tải bao gồm:

- Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng phòng cảnh sát trật tự, trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt.

- Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu;

Tuy nhiên, trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.

Như vậy, CSGT có quyền khám cốp xe, phương tiện vận tải khi có căn cứ để cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.

TRÚC PHƯƠNG ghi