Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

VỚI NHỮNG KẺ PHÁ BĨNH, HÃY LÀM CHO NGHIÊM

Ong Bắp Cày

Tờ VietnamNet mới đăng bài "Lăng mạ CSGT, đòi thổi bong bóng vì sợ lây Covid-19", theo đó, khi bị CSGT Bình Dương yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông ngồi sau xe máy quyết ngăn không cho người cầm lái thổi vào máy đo nồng độ cồn vì sợ lây Covid-19 và liên tục lăng mạ CSGT.

Ảnh: Người đàn ông mặc áo cộc tay sáng màu đang lăng mạ CSGT khi bị xử lý do vi phạm luật giao thông. Ảnh Vietnamnet.

Tóm tắt: Tối 16/2, tổ tuần tra thuộc Phòng CSGT Bình Dương làm nhiệm vụ trên quốc lộ 13 thì phát hiện một xe máy chở 3 không đội mũ bảo hiểm, người điều khiển xe có dấu hiệu say xỉn. CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra và đo nồng độ cồn đối với người điều khiển. Tuy nhiên người đàn ông nói trên, kiên quyết ngăn cản không cho người cầm lái thổi vào máy đo nồng độ cồn vì sợ lây nhiễm virus Covid-19.

Bất chấp sự giải thích của CSGT, người cầm lái không thể thổi vào máy đo do bị người đàn ông áo trắng ngồi sau ngăn cản. Ngoài ra, người này liên tục chửi bới, lăng mạ tổ tuần tra rồi bỏ đi.

Các anh chị nên nhớ, trong trường hợp nêu trên, anh cầm lái mới là đối tượng kiểm tra của CSGT. Thằng áo trắng không có tư cách gì can thiệp vào chuyện thổi hay không thổi. Đừng có nói "tao là chủ xe nên dù không cầm lái thì tao vẫn có quyền".

Như bài báo viết, tay áo trắng có hành vi lăng mạ, sỉ nhục CSGT. Nếu đúng như vậy (Xem chú thích ảnh bên trên), hành vi của anh ta đã có thể cấu thành tội Làm nhục người khác (Điều 155 -BLHS). Nhẹ thì bị cảnh cáo phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu ông cụ hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nặng hơn thì phạt từ từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu nghiêm trọng thì đi một khóa chăn kiến từ 2 đến 5 năm.

Cũng theo anh báo, tay áo trắng có hành vi cấm cản không cho người cầm lái thổi vào máy đo nồng độ cồn. Theo như mô tả, hành vi của anh ta có khả năng cấu thành tội "Chống người thi hành công vụ" (Điều 330 -BLHS). hành vi của tay này là đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Với hành vi đó, theo luật sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 3 năm. Nếu như phạm tội có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; hoặc gây thiệt hại về tài sản 50 triệu trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.

Có anh chị nói rằng tay này có biểu hiện say xỉn nên ép người cầm lái không tuân thủ yêu cầu của CSGT và có hành vi lăng mạ CSGT với lý luận rằng, khi say, con người mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nên không xem xét trách nhiệm... Nhưng anh chị quên mẹ mất là Điều 13 BLHS có quy định "Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác". Theo đó người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy thằng áo trắng vẫn phải chịu trách nhiệm pháp luật khi ở trong tình trạng say.

Tiện đây nói luôn, một số anh chị hung hăng thường xử lý kém trí tuệ nhưng đầy bản năng khi bị CSGT tuýt còi. Xuống xe là rút Iphone dí mặt CSGT hỏi: "địt mẹ mày, mày chào tao chưa", "Ai cho chúng mày lập chốt ở đây", "chuyên đề đâu, kế hoạch đâu", "Chữ ký này thật hay giả", "hình ảnh đâu", "Máy bắn tốc độ này của hãng nào, có tin được không, tem bảo hành thế nào, ai kiểm định".... Ngoài ra, nhiều anh chị còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay tẩn luôn CSGT. Bầy đàn như thế tôi khinh. 

Có anh chị cầm smartphone quay CSGT - ok, tốt thôi vì anh chị có quyền giám sát CSGT làm việc. Giám sát đúng cách tôi khen, nhưng giám sát không đúng cách thì anh chị lãnh đòn, tôi vỗ tay. Giám sát, quay film hãy đứng ngoài vòng dây căng khu vực làm việc của CSGT theo quy định mới của bộ công an. Đừng gí camera vào mặt người ta, câm mõm lại mà làm người, làm công dân, đừng vặn vẹo cũng đừng kích động người khác nếu không muốn bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 - (BLHS).

Hỡi các anh CSGT thần thánh, hãy vận dụng pháp luật đập vỡ mõm thằng nào chen ngang phá bĩnh quá trình tác nghiệp của các anh. Với những kẻ phá bĩnh, hay làm cho nghiêm.

KHỞI TỐ BỊ CAN ĐỐI VỚI 5 NGƯỜI TRONG VỤ ÁN TẠI GÓI THẦU CAO TỐC ĐÀ NẴNG - QUẢNG NGÃI

Khoai@

Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng trong quá trình thi công, nghiệm thu, dẫn đến gây thiệt hại về tài sản khi thực hiện dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Hôm nay 18/2/2020, cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét với 4 cựu giám đốc và một phó giám đốc các gói thầu dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 298 Bộ luật hình sự 2015.

Các bị can (hàng trên từ trái sang): Hải, Toàn, Tuấn và hàng dưới: Khuê, Thơm - Ảnh: Bộ Công an

Cơ quan CSĐT Bộ công an đã bắt tạm giam đối với ông Phan Khánh Toàn, cựu giám đốc gói thầu số 4 và ông Phan Ngọc Thơm, phó giám đốc gói thầu số 2 và 3B. Trong khi đó, 3 bị can gồm các ông Vũ Như Khuê, cựu giám đốc gói thầu số 1, Quản Trọng Tuấn, cựu giám đốc gói thầu 3B và ông Nguyễn Quốc Hải, cựu giám đốc gói thầu số 6 được áp dụng biện pháp tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Các quyết định tố tụng trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.

Trước đó, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 người gồm: Nguyễn Tiến Thành, nguyên giám đốc Ban quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hà Văn Bình, nguyên Giám đốc gói thầu số 7, Ban quản lý Dự án đường Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Phạm Đình Phú, Phó tổng Giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc ban điều hành gói thầu số 5 và Nguyễn Thành An, thành viên Cienco 1, Phó Giám đốc ban điều hành gói thầu số 7.

Hiện cơ quan CSĐT tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can và các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

Lại là mồm miệng của PGS Đỗ Ngọc Thống


Biến chất, biến thái, hủ hóa, cướp của giết người... có thể xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Tuấn Khỉ  nguyên là một cán bộ công an bị tha hóa, biến chất và trở thành tên cờ bạc, giết người. Đó là nỗi đau không chỉ của ngành công an mà còn là của toàn xã hội. Tuấn Khỉ chỉ là một hiện tượng cá thể nhỏ lẻ, không vì một Tuấn Khỉ mà quy nạp hoàn toàn rằng, ngành công an toàn loại như Tuấn Khỉ. 

Tương tự như thế, nghề giáo, nghề y hay nghề gì đi chăng nữa cũng sẽ có những Tuấn Khỉ kiểu mới. Nhưng không vì một Tuấn Khỉ để nói nghề giáo, nghề y hay nghề mộc toàn loại người như Tuấn Khỉ. Gần hơn, Giáo sư, Tiến sĩ cũng năm bảy đường.

Thật lạ, hôm qua 17/1/2020, nói về vụ truy bắt Tuấn Khỉ, ông PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - người là Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới - đã có phát biểu trên Fb cá nhân như sau: 
"CA bắt dân thì rất nhanh, mà truy bắt mỗi thằng giết người như Tuấn Khỉ mãi không được. Hay do nó là "đồng đội"nhỉ?"
Đến một đứa trẻ con cũng biết, status của ông Thống có ý ám chỉ ngành công an "giả vờ" không bắt được Tuấn Khỉ hoặc "bao che" cho Tuấn Khỉ. Trong khi đó thì "bắt dân thì rất nhanh". Thực ra, ông đang chơi trò đánh lận đỏ đen để đồng nhất "tội phạm" với "dân". Là người theo dõi FB của ông khá lâu, cá nhân tôi biết rõ ông ám chỉ những trường hợp nào.

Ngay sau khi đăng status này, đã có nhiều bình luận trái chiều về phát ngôn của ông PGS. Tuy nhiên, ông Thống lại chủ động gỡ bỏ những comment phản biện ý kiến này và chỉ để lại những ý kiến nương theo ý kiến của cá nhân ông. Nói thẳng ra đó là những ý kiến "đá đểu" ngành công an, và mượn nó tấn công chế độ.

Được biết, đây không phải lần đầu ông PGS Đỗ Ngọc Thống này có phát biểu loạn ngôn kiểu như vậy trên mạng. Tính tiếp nối, tính kế thừa trong các status của ông cho phép người đọc hiểu rằng ông đang mon men tập tọng đi theo con đường của đám dân chủ cuội, nhưng lại khoác chiếc áo "yêu nước" mỹ miều.

Còn nhớ, khi nói về vụ tên khủng bố Lê Đình Kình bị tiêu diệt ở Đồng Tâm, ông đã viết như sau: 

"Dân Đồng Tâm đúng hay sai đã có pháp luật. Chỉ có kẻ thù mới cho quân nổ súng vào dân".

Không hề ngoa ngôn một chút nào, đây đúng là phát biểu cực kỳ mất dạy của Đỗ Ngọc Thống. Nó cũng cho thấy trình độ nhận thức cũng như thái độ chính trị của ông ta đối với chế độ.

Cũng như một số tay nghị sa lông, ông PGS này đã gọi giặc là dân. Bằng cách gọi này, ông đã xúc phạm người dân chân chính ở Đồng Tâm. Loại như Lê Đình Kình - kẻ đã chỉ huy đồng bọn sát hại dã man 3 chiến sĩ cảnh sát - không thể gọi là dân và càng không thể đại diện cho dân Đồng Tâm.

Tôi thấy lạnh gáy khi "dân" của ông đã chứng tỏ họ là những tên giết người máu lạnh. Cả 3 chiến sĩ công an hi sinh để bảo vệ người dân Đồng Tâm hôm đó đều đã bị giết một cách không thể tàn bạo hơn. Cả 3 đều đã bị "dân" của ông dùng phóng lợn đâm trọng thương ở 3 vị trí khác nhau, rồi được gom lại một chỗ, rồi cùng bị trói lại, đẩy xuống một hố sâu. Sau đó cũng chính người mà ông coi là "dân" đã 5 lần tưới xăng xuống hố và lạnh lùng châm lửa thiêu sống. 

Tôi không biết ông nghĩ như thế nào khi chứng kiến cảnh "dân" của ông hành hình đồng bào mình như thế. Với tôi, hình ảnh thi thể của các chiến sĩ công an bị phóng hỏa đốt cháy tới mức không thể nhận dạng vẫn luôn là nỗi ám ảnh hàng ngày hàng giờ. Và chắc chắn, hình ảnh đó cũng là nỗi đau của tất cả những người tử tế, có lương tri. Tôi rất tiếc khi mà một PGS như ông lại không được nằm trong số những người tử tế này.

Năm ngoái, hôm 1/9/2019, một vụ thảm sát kinh hoàng xảy ra ở Đan Phượng, Hà Nội, khiến 4 người tử vong. Nguyên nhân được xác định là do tranh chấp đất đai giữa 2 anh em. Hung thủ đã bị bắt và sẽ phải trả giá cho những hành vi mất nhân tính của hắn. Trong khi chúng ta vẫn còn không hết bàng hoàng vì sự man rợ của tên giết người thì cũng chính ông PGS Ngữ văn Đỗ Ngọc Thống đã nhân danh khoa học, lợi dụng vụ việc để tấn công chế độ từ nền tảng tư tưởng đến lãnh đạo đất nước...

Trên FB ông Thống viết: "vụ chém nhau ở đan phượng nguyên nhân do chúng ta là nước cộng sản vô thần". Sau khi bị nhiều người đọc phản đối, ông PGS này đã chữa lại thành "do CNXH chủ trương vô thần" để chạy tội.

Một PGS Ngữ văn mà chữ "Đan Phượng" cũng bị viết thành "đan phượng" thì ông dạy ai, dạy cái gì, hả? Dù không muốn, nhưng cũng xin trích nguyên văn một đoạn để thấy ông PGS này đã hợm mình giải thích vấn đề như thế nào và Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên sử dụng con người như thế này nữa hay không:
"TẠI SAO NGƯỜI TA ÁC THẾ ?
Hôm nay 1-09-2019 tại Đan Phượng (Hà Nội) trong một gia đình, chỉ vì mấy mét đất mà anh vác dao chém em ruột tử vong và chém luôn 3-4 người đến can ngăn, thêm 1 người đã chết, 2-3 người trọng thương. Những chuyện chém giết thê thảm ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong cuộc sống hàng ngày. Nhà văn Trần Thanh Cảnh bức xúc: “làm ơn giải thích giùm tôi tại sao người ta ác thế?” (Canh Tranthanh). Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân chính làm cho cái ác lấn lướt cái thiện, triệt tiêu cái thiện là CNXH chủ trương “vô thần”, khuyến khích “vô thần”, từ đấy hình thành một tâm lý “vô úy”, không sợ gì hết. Trong xã hội “hữu thần”, mọi người đều tâm niệm: làm gì cũng có thần linh chứng giám, soi xét; làm gì cũng phải đắn đo “có trời biết, đất biết” nên luôn ám ảnh, nghĩ suy về một thế giới bên kia và luôn hành động hướng thiện, tích thiện… Có thể nói từ sau cách mạng T8 đến nay, chúng ta đã chuyển từ chỗ không sợ kẻ thù (đúng) đến không sợ gì cả (sai trầm trọng). Vì không sợ gì cả nên chém giết người như ngóe, làm điều ác như không".
Bất cứ ai đọc xong đoạn ấy đều không nghĩ đó là giọng điệu của một PGS, TS đang cống hiến cho nền Giáo dục nước nhà. Cá nhân tôi nghĩ đó là giọng điệu của một kẻ cơ hội chính trị, luôn biết cách tận dụng các vụ việc nhỏ lể để kết án chế độ và lợi dụng vụ việc tấn công nhằm hạ uy tín của các lãnh đạo đất nước.

Vụ án đã diễn ra, hung thủ khai nhận là do tranh chấp đất đai, nhưng ông PGS này không chấp nhận mà lại đổ lỗi cho chế độ. Ông cho rằng nguyên nhân là do, "chúng ta là nước cộng sản vô thần". Nói trắng ra, ông đổ lỗi cho nền tảng tư tưởng của chế độ. 

Ông nói do "cộng sản vô thần" - ok. Vậy ông sẽ giải thích thế nào khi số vụ giết người man rợ ở Mỹ được thống kê là cao nhất thế giới. Nguyên nhân là do vô thần, hay hữu thần, hả?

Tởm lợm hơn, ông Thống còn luôn mồm chê bai lãnh đạo đất nước. Đến cả người đứng đầu là Tổng bí Thư, Chủ tịch nước ông cũng không tha, cho dù ngôn từ ông đã được che đậy bằng câu "Người Khổng Lồ". Ông viết:
"Cũng do “vô thần” nên dẫn đến không trung thực, chuyên nói dối, dối người và dối cả mình. Vì có nói dối mấy cũng không sợ, không có gì phải xấu hổ cả. Vợ con các ông khổng lồ kéo nhau đi chùa, lễ to lễ nhỏ, lầm rầm khấn vái, nhưng về nhà tham sân si đâu lại vào đấy. Tình trạng nghĩ một đường nói một nẻo, nói thì hay, làm thì ngược lại… là phổ biến, ngay cả ở những người có chức vụ cao nhất. Ai cũng nói cần chống tham nhũng nhưng ai mà tin được những người đề xuất và kêu gọi ấy. Không cần bằng chứng cũng có thể kết luận được. Vì sống trong cơ chế xã hội này những người có chức có quyền không tư lợi, không tham nhũng khó lắm. Có muốn giữ mình cũng khó; không làm thế không tồn tại ở vị trí ấy được.".
Đọc đoạn trích nêu trên, hẳn các bạn đã rõ ý đồ của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đang nhắm vào ai.

Thay cho lời kết, xin được đăng ý kiến của bạn Nguyễn Linh: Hôm nay ngày độc lập nhưng phải chửi con lợn này mới đã, việc đám trí thức được xem có học hàm học vị, thường lên mạng phát biểu những câu không bao giờ ngửi nỗi. Còn hơn cả những tên phản động, nhưng chúng vẫn nhởn nhơ trong các nhà trường, trong các bộ máy công quyền và chúng sẽ thải ra hàng loạt con người như chúng, khi chúng trực tiếp đứng lớp đào tạo. Với một thằng có hàm phó giáo sư tiến sỹ, lại đi lộng ngôn như vậy, chứng tỏ cơ quan quản lý tên này cũng nát như tương. Hoặc trình độ yếu kém, anh không thể nào vừa kiếm ăn trên chế độ cộng sản, anh lại đi bỉ bôi nó là điều trái ngược. Nếu nhân viên tôi mà nói giọng này tôi đuổi thẳng cổ.

P/s: Tôi chỉ là một nhân viên Văn thư nhưng tôi sẵn sàng tranh luận với ông PGS TS Ngữ văn Đỗ Ngọc Thống về mọi vấn đề, kể cả vấn đè thuộc chuyên môn sâu của ông.

PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ HÁT VŨ KỊCH VIỆT NAM BỊ KẺ NGÁO ĐÁ ĐÂM TỬ VONG

Cuteo@

Anh Vũ Mạnh Dũng, Phó Giám đốc nhà hát vũ kịch Việt Nam - người vừa được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú - đã bị em rể đâm tử vong.

Khoảng 10 giờ đêm ngày 18/2/2020, Trung tâm 113 Công an quận Hoàn Kiếm nhận được tin báo tại ngõ 609 đường Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm có đối tượng “ngáo đá”, đâm chết 1 người, tự đốt xe máy và dùng dao uy hiếp cả gia đình. Ngay sau đó, Trung tâm 113 Công an quận Hoàn Kiếm đã cử tổ công tác gồm Thượng úy Nguyễn Trọng Nghĩa, Lý Nhật Phương và Bùi Ngọc Bắc xuống hiện trường triển khai các các biện pháp để khống chế đối tượng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Thượng úy Nguyễn Trọng Nghĩa đã trực tiếp tước dao quật ngã đối tượng, để đồng đội che chắn và nhanh chóng sơ tán các nạn nhân gồm người nhà và hàng xóm xung quanh đang bị Bình uy hiếp.

Đối tượng ngáo đá là Dương Quang Bình, sinh năm 1977 ở số 12 ngõ 609 Bạch Đằng.

Trước khi Tổ 113 đến, Dương Quang Bình đã tự đốt xe máy của mình để trước cửa nhà. Sau đó đã phá mái tôn trèo sang nhà em gái bên cạnh, cầm dao uy hiếp gia đình gồm 6 người, trong đó có 3 cháu nhỏ. Trong cơn ngáo, Bình đã đâm tử vong anh Vũ Mạnh Dũng là Phó Giám đốc nhà hát vũ kịch Việt Nam. Anh Dũng mới được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú.

Ngay sau đó, Dương Quang Bình đã bị bắt giữ để điều tra.

***
Ngáo đá là tình trạng rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy đá dẫn đến mất kiểm soát hành vi, gây rối nơi công cộng, thậm chí gây án mạng.

Ma túy đá hay chấm đá, hàng đá là tên thường gọi của loại ma túy tổng hợp có chứa methamphetamin (một chế phẩm của amphetamine – ATS). Người sử dụng ma túy đá sẽ có thể có cảm giác hưng phấn hoặc tỉnh táo trong thời gian dài nhưng nó cũng dẫn đến hành vi ngáo đá.

Ma túy đá có khả năng kích thích khiến cơ thể luôn ở trong tình trạng hoạt động tăng tốc hết công suất nên dễ gây kiệt sức ở các bộ phận, gây đột quỵ, suy gan, suy tim. Nếu ngưng sử dụng chất này, con nghiện không thể cảm thấy bất kỳ một thứ niềm vui nào trong cuộc sống, bị hoang tưởng, điên dại trong vài tuần và mất hẳn trí nhớ.

Trong tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma túy tổng hợp dạng aphetamine, Bộ Y tế cảnh báo việc sử dụng ma túy đá thường dẫn đến các rối loạn tâm thần, ngộ độc cấp, hội chứng nghiện, hội chứng quên, nghiêm trọng hơn là tình trạng rối loạn tâm thần di chứng và khởi phát muộn dẫn đến rối loạn nhân cách, rối loạn hành vi, mất trí, trạng thái loạn thần xuất hiện muộn.

Khi con nghiện “đập đá”, tức là hút hoặc tiêm ma túy đá, chất methamphetamin sẽ đi thẳng vào não có thể gây nhiễm độc cấp với triệu chứng thường gặp nhất là tăng khoái cảm, tăng năng lượng, hưng phấn quá mức đi cùng với cảm giác lo âu, bồn chồn, ảo giác (ảo thị, ảo thanh). Kẻ ngáo đá thường có cảm giác hoang tưởng về việc bị ai đó theo dõi hoặc truy sát nên dễ dẫn đến hành vi công kích, gây hấn, tấn công người khác. 

Về cơ bản, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân loạn thần do ma túy đá, hay còn gọi là ngáo đá thường trải qua các giai đoạn:

- Từ một đến 3 ngày đầu: Bệnh nhân bị chứng hoang tưởng. Thường gặp nhất là hoang tưởng bị truy hại, bị theo dõi, có thể gặp hoang tưởng liên hệ, bị chi phối, hiếm gặp hơn là hoang tưởng tự cao, hoang tưởng phát minh… Tình trạng này thường xuất hiện bán cấp ở bệnh nhân sử dụng ATS lâu ngày hoặc nghiện ATS. Đôi khi hoang tưởng xuất hiện cấp diễn trong các trường hợp ngộ độc.

Ngoài ra bệnh nhân còn bị ảo giác, thường gặp nhất là ảo thanh, ảo thị. Ít gặp hơn là ảo xúc, ảo khứu… Họ còn bị rối loạn cảm xúc và hành vi do bị chi phối với chứng hoang tưởng, ảo giác. Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau cơ, bồn chồn, bứt rứt…

- Từ ngày thứ tư trở đi, thông thường các triệu chứng loạn thần sẽ giảm dần dưới tác dụng của điều trị. Nếu hoang tưởng, ảo giác hết ngay sau 3 ngày điều trị thì đó là hoang tưởng cấp diễn trong ngộ độc ATS. Thường sau khi giảm hoặc ngừng sử dụng ATS từ một đến 3 ngày, bệnh nhân sẽ bị hội chứng cai như rối loạn khí sắc (buồn hoặc mất khoái cảm), mất ngủ hoặc ngủ lịm và mệt mỏi, chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động, cảm giác thèm khát với một chất kích thích, tăng khẩu vị, có những giấc mơ khó chịu hoặc kỳ quặc.

- Sau khi giảm hoặc ngừng sử dụng ma túy đá, bệnh nhân thường xuất hiện hội chứng trầm cảm. Lúc này cần điều trị cách ly và giám sát, không để họ tái sử dụng ATS, đồng thời áp dụng thêm liệu pháp tâm lý đối với bệnh nhân và gia đình. Các thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng là mirtazapine uống từ 15-30 mg mỗi ngày hoặc sertraline 50 mg mỗi lần, từ một đến 2 lần trong ngày. Cũng có thể dùng thuốc chống trầm cảm khác thuộc nhóm SSRI. Ngoài ra còn có thuốc giải lo âu như diazepam uống hoặc tiêm bắp 5 mg mỗi lần, từ một đến 2 lần trong ngày.

Việc điều trị loạn thần do ma túy về nguyên tắc là điều trị triệu chứng và các bệnh cơ thể (nhiễm virus viêm gan B, C, HIV) song song với tư vấn tâm lý. Nhiễm độc do ma túy ATS chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, về cơ bản cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo hô hấp, tuần hoàn cho bệnh nhân. Cần tăng thải trừ bằng truyền các dung dịch glucose, bù nước điện giải, cân bằng kiềm toan, bù vitamin. Trường hợp nặng cần chuyển đến chuyên khoa chống độc, điều trị tích cực, cấp cứu… Bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc chống loạn thần nếu bệnh nhân trong trạng thái kích động hoặc không hợp tác điều trị.

Các triệu chứng loạn thần thường mất đi sau một đến 2 tuần. Thuốc được giảm dần liều và dừng sử dụng khi các triệu chứng trên hết hẳn. Kiểm soát thân nhiệt đối với bệnh nhân loạn thần do ma túy tổng hợp cần áp dụng các biện pháp vật lý như chườm mát, không nên dùng các thuốc hạ sốt trong trường hợp tăng thân nhiệt do ma túy gây ra.

Trong thời gian điều trị, cơ sở khám chữa bệnh cần quản lý chặt chẽ không để bệnh nhân có cơ hội tái sử dụng ATS. Sau khi ra viện, họ về với gia đình song cần theo dõi tiếp bởi các nhân viên phòng chống ma túy và trạm y tế của xã, phường, thị trấn, tránh xảy ra tình trạng tái nghiện.

NỐI GÓT FIDH VÀ VCHR, HRW LẠI DIỄN TRÒ HỀ TRƯỚC ĐỐI THOẠI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM - EU


Trong số các tổ chức tự nhận là hoạt động vì nhân quyền trên phạm vi quốc tế, Human Rights Watch (HRW) nổi lên là một tổ chức thường xuyên đưa ra các luận điệu bịa đặt, vu khống về nhân quyền ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mang danh là tổ chức nhân quyền nhưng hoạt động của HRW chưa bao giờ phục vụ cho sự phát triển nhân quyền ở các quốc gia, kể cả ở Việt Nam.

Nối gót Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên là Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), HRW trong thông cáo phát đi ngày 17/2/2020 cũng kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) cần thúc ép Việt Nam chấp dứt tình trạng được cho là “đàn áp có hệ thống các quyền con người” và trả tự do cho tất cả các tù chính trị, những người bị giam giữ. Theo HRW thì vấn đề nhân quyền phải là một phần không thể tách rời của các mối quan hệ song phương EU - Việt Nam.

Tuy nhiên, cần khẳng định ngay rằng, những trường hợp mà HRW gọi là “nhà hoạt động và bất đồng chính kiến” đã và đang bị chính quyền Việt Nam kết án tù, thực chất đó là những công dân đã vi phạm pháp luật Việt Nam và họ phải chịu những hình phạt của luật pháp là hoàn toàn chính xác. Đòi trả tự do cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật của HRW là hành động trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế.

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và đạt được những thành tựu nổi bật, trong đó có thành tựu về nhân quyền. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, gây sức ép đòi các nước can thiệp hay lấy cớ để ngăn cản các hoạt động đối ngoại của Việt Nam chỉ cho thấy sự thất thế, bị cô lập của HRW trước xu thế, bối cảnh mới và trước hiện thực khách quan không thể phủ nhận về đất nước và thành tựu nhân quyền ở Việt Nam.

HRW là một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về nhân quyền, có trụ sở tại Hoa Kỳ và văn phòng đại diện ở một số quốc gia, được thành lập năm 1988 trên cơ sở hợp nhất tổ chức Helsinki Watch với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích nghiên cứu và cổ vũ cho phát triển nhân quyền. Nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền, nhưng nhìn vào những hoạt động của HRW người ta không khó để nhận ra tổ chức này đã và đang “lời nói không đi đôi với việc làm”, ngày càng xa rời, thậm chí đi ngược tôn chỉ, mục đích.

Tổ chức này thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cáo buộc HRW chịu quá nhiều chi phối từ chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích. Ðối với Việt Nam, HRW thường tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền qua báo cáo nhân quyền thường niên, các thông cáo báo chí, gửi thư tới lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức quốc tế. Ðiều đáng nói là HRW không dựa vào khảo sát thực tế mà chỉ cóp nhặt thông tin sai sự thật, một chiều và có dụng ý xấu về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam do các thế lực thù địch với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phát tán trên internet hoặc rêu rao trên một vài tờ báo lá cải ở nước ngoài.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Bộ Công thương kỷ luật vụ cán bộ đi nước ngoài

Ông Trần Duy Đông bị phê bình nghiêm khắc vì để cán bộ đi công tác nước ngoài về nước muộn hơn khi chưa được Bộ trưởng phê duyệt bằng văn bản

Ngày 12/12, thông tin tại buổi họp báo thường kỳ của ngành Công thương, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thông tin kỷ luật về những sai phạm liên quan tới cán bộ Vụ Thị trường trong nước đi nước ngoài.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương). Ảnh: MOIT

Cụ thể, đầu năm 2019, bà Nguyễn Phương Dung - chuyên viên Vụ Thị trường trong nước tố cáo ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng liên quan việc quản lý cán bộ đi công tác nước ngoài.

Theo đó, đoàn công tác tại châu Âu vào tháng 4/2018, nhưng hai cán bộ là ông Bùi Đức Điền và Phan Hữu Việt Đức về Việt Nam không đúng kế hoạch và chưa được lãnh đạo phê duyệt.

Vụ việc xảy ra, Bộ Công thương đã có kết luận sai phạm, lập Hội đồng tư vấn kỷ luật công chức và quyết định kỷ luật đã được đưa ra giữa tháng 11. Theo quyết định này, Bộ Công Thương kỷ luật khiển trách với ông Bùi Đức Điền và ông Phan Hữu Việt Đức, hai cán bộ công chức đi công tác nước ngoài nhưng ở lại quá thời gian quy định.

"Ông Trần Duy Đông bị phê bình nghiêm khắc vì để cán bộ đi công tác nước ngoài về nước muộn hơn khi chưa được Bộ trưởng phê duyệt bằng văn bản”, ông Hải nói.

Trước đó, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công chức đối với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước. Theo đó, ông Đông bị xem xét kỷ luật do vi phạm quy chế làm việc của Bộ Công Thương.

Theo quyết định, hội đồng có trách nhiệm tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Trần Duy Đông.

NỔ LỚN Ở HẢI DƯƠNG, 1 NGƯỜI CHẾT, 4 NGƯỜI BỊ THƯƠNG

Danh tính các nạn nhân trong vụ nổ tại nhà máy Hải Dương

(Ngày Nay) - Thùng phuy chứa oxy hóa lỏng dùng để hàn xì đã bất ngờ phát nổ khiến 1 công nhân thiệt mạng tại chỗ, trong khi đó 4 người khác bị thương.

Nhà máy chế tạo thiết bị LILAMA 69-3 – nơi xảy ra vụ tai nạn lao động. Ảnh: VietNamNet

Khoảng 15 giờ ngày 12/12, tại Phân xưởng cơ khí 2, Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3 tại xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã xảy ra vụ nổ khiến 1 công nhân thiệt mạng, 4 người bị thương nặng.

Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên, một tổ công nhân đang làm việc trong phân xưởng cơ khí thì xảy ra nổ thùng phuy chứa oxy hoá lỏng. Vụ nổ khiến anh Nguyễn Minh Đức (sinh năm 1981, trú ở xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương) tử vong tại chỗ.

Bốn công nhân bị thương gồm: Phạm Văn Nhất, (sinh năm 1982, trú tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là quản đốc của phân xưởng bị thương rất nặng; Phạm Mạnh Cường (sinh năm 1982, trú ở xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) là tổ trưởng; Phạm Văn Chức (sinh năm 1965, trú ở xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ) và Nguyễn Văn Bền (sinh năm1990, trú ở xã Gia Lương, huyện Gia Lộc) bị thương nặng, theo TTXVN.

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ Online tối cùng ngày, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cho biết khoảng 16h cùng ngày, tại khoa cấp cứu của bệnh viện có tiếp nhận 5 bệnh nhân là công nhân làm việc tại nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3.

Trong số này, 3 trường hợp bị thương nhẹ được chuyển qua khoa ngoại. Một công nhân bị vết thương hở, tình trạng nặng nên gia đình xin chuyển lên Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. 

Hiện tại, khoa cấp cứu vẫn đang tích cực điều trị cho một công nhân, nhưng trường hợp này có diễn biến sức khỏe xấu.

PV