Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

NÂNG KHỐNG 100 TRIỆU THÀNH 130 TỶ

Vụ nâng khống tàu 100 triệu thành 130 tỷ: Ba án tử, bốn án chung thân


Ngày 26-9, sau nhiều ngày nghị án TAND TP.HCM đã tuyên án vụ sai phạm thứ 3 xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam) của bị cáo Vũ Quốc Hảo (nguyên tổng giám đốc ALCII) cùng đồng phạm.

Các bị cáo bị hầu toà về tội tham ô tài sản (theo khoản 4, điều 278, BLHS) do cấu kết nâng khống thiết bị tàu lặn lên gấp 1.300 lần để chiếm đoạt tài sản của ALCII.

Theo đó, toà đã tuyên phạt tử hình ba bị cáo gồm: Hảo (nguyên Tổng giám đốc ALC II); Hoàng Lộc (nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giám định ,thẩm định Việt Nam); Phạm Minh Tuấn (nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cát Long Hải). Trong đó, Hảo có vai trò chủ mưu và hai bị cáo còn lại là giúp sức đắc lực. Dù các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng do hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng gây mất lòng tin của người dân nên phải xử phạt mức cao nhất. 

Bốn bị cáo Nguyễn Văn Tài (nguyên Phó tổng giám đốc ALC II); Lê Phúc Đức (nguyên Trưởng phòng Giám định kỹ thuật Công ty cổ phần Giám định thẩm định Việt Nam); Vũ Đức Hòa (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Cát Long Hải); Lê Thị Minh Huệ (nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Cát Long Hải) cùng mức án chung thân.

Các bị cáo còn lại xét có vai trò hạn chế hơn nhưng xem xét các bị cáo từng có cống hiến trong quá trình làm việc nên xử phạt tù có thời hạn từ 15 đến 20 năm tù.

Về phần dân sự, các bị cáo bị đề nghị mức án chung thân, tử hình có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho công ty ALCII là hơn 130 tỷ... Đồng thời HĐXX cũng kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ việc bắt giữ thanh lý tàu lặn tại Hải Phòng của các cá nhân.

HĐXX nhận định lời khai các bị cáo ngay từ đầu phù hợp với các nguồn chứng cứ. Việc các bị cáo thay đổi lời khai là do không thống nhất với tội danh bị truy tố là tham ô chứ không phải là không có hành vi phạm tội.... Như vậy việc phủ nhận lời khai trước đó của các bị cáo là không có cơ sở. Việc truy tố của cáo trạng là có căn cứ để chấp nhận, phù hợp với sự thật khách quan của vụ án.

HĐXX bác lời bào chữa của các luật sư cho là các bị cáo không biết gì, không chiếm đoạt vì không chính xác... Việc biến một tàu lặn chỉ giá trị 100 triệu thành 130 tỷ chỉ có phạm tội mới thu lợi bất chính cả ngàn lần vậy. Toà cũng nhấn mạnh đây là vụ án có tổ chức có dự mưu trước, phân công và từng bị cáo là các mắc xích chặt chẽ để hoàn thành việc phạm tội.

Trong quá trình điều hành công ty ALC II với mục đích rút tiền của Nhà nước thông qua việc ký và thực hiện các hợp đồng cho thuê tài chính, Hảo đã chủ động bàn bạc với một số đối tượng thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải.

Qua mối quan hệ làm ăn, Hảo quen với ông Kochi (người Nhật Bản) có tàu lặn Tinro 2, sản xuất năm 1975 đang khai thác tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đây, Hảo nảy sinh ý định sử dụng tàu này làm tài sản bảo đảm để ký hợp đồng thuê tài chính với ALCII. Thực hiện ý định trên, Hảo đề nghị ông Kochi đưa tàu lặn làm tài sản góp vốn vào công ty Cát Long Hải.

Do tàu Tinro 2 không có hồ sơ pháp lý, Hảo nghĩ cách hợp thức hóa con tàu bằng cách chi tiền đem tàu này ra tận địa phận Hải Phòng tạo tình huống bị bắt giữ. Rồi Tuấn làm thủ tục xin mua lại tàu với giá 100 triệu đồng. Sau đó, Hảo móc nối với giám định viên định giá tàu Tinro lên tới 130 tỉ đồng ký hợp đồng cho thuê tài chính rồi giải ngân....

Hoàng Yến

Hàng hiệu

Cách đây chưa lâu, trước một cuộc hẹn quan trọng, chị vô tình để mấy giọt sữa bắn vào chiếc áo đang mặc, ngại về nhà thay đồ, chị rẽ vào cửa hàng Burberry toạ trong một trung tâm thương mại. Chọn mua một chiếc áo vừa í với giá 19 củ, số tiền không lớn đối với một người thượng liu như chị. Hehe.

Khi thanh toán, nhìn sang bên cạnh, chị thấy một phụ nữ nông thôn chắc là người giúp việc, tay trái bế một đứa trẻ, tay phải cầm bát cháo đang ăn dở ngây người nhìn chị như người hành tinh khác. Thấy chị nhìn lại, người phụ nữ quay đi, miệng quát đứa trẻ "ăn mau không tao tát chết mẹ mày giờ". Tự dưng một cảm giác xấu hổ bất giác lan nhanh khắp người chị. Nhanh chóng lấy đồ, chị chạy như ma đuổi khỏi nơi sang trọng đó.

Nghe thì có vẻ nghịch lí nhưng là sự thực, đó là cảm giác khi mua đồ hàng hiệu trong trung tâm thương mại Tràng Tiền của Hạnh bạn thân chị trước nhiều ánh mắt soi mói của cần lao.

Hôm khai trương Tràng Tiền, chị và một số cô gái sành điệu khác bị chặn lại không cho vào một cửa hàng với lí do, bên trong đang có khách, nếu vào đông nhân viên sẽ không chăm sóc được chu đáo. Chị vui vẻ quay ra và kịp nghe loáng thoáng mấy cô gái nói "Bà dí lồn vào, cứ làm như báu lắm". Cách phục vụ như thế đối với người hiểu biết như chị là bình thường, khi chị có nhu cầu, việc được tư vấn cặn kẽ về sản phẩm là điều cần thiết. Nhưng với người đi xem, đó hầu như là sự xúc phạm. Địt mẹ. Xúc phạm nặng nề.

Tràng Tiền Plaza đóng cửa để cấu trúc lại các cửa hàng nhằm phục vụ cho nhiều tầng lớp thị dân theo chị là điều đáng tiếc. Xã hội ngày càng phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa khiến tiêu dùng cũng biến đổi. Nhu cầu sử dụng thứ gọi là hàng hiệu là một nhu cầu có thực và đầy tiềm năng, nên nhớ, dù khủng hoảng kinh tế thì tiền vẫn không mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác. Có chăng các nhà kinh doanh hàng hiệu không bám được nhu cầu của những nhà giàu mới mà thôi.

Vài năm trước, chị lang thang nhiều ngày tại Đại lộ Champs Elysées, Đại lộ Montaigne ở Paris, nơi tập trung hầu hết các thương hiệu thời trang danh tiếng thế giới hàng trăm năm nay để tìm hiểu về cách bảo vệ của họ trước sự xâm lăng của các cửa hàng bình dân. Họ thậm chí còn lập ra Uỷ ban riêng của Đại lộ để đặt ra các tiêu chuẩn kinh doanh tại đó. Mặc dù không cản nổi sự xâm lăng của hàng bình dân nhưng rõ ràng họ đã hạn chế tối đa được việc đó. Trong mắt giới thượng liu, Đại lộ Champs Elysées và Montaigne vẫn là điểm đến mỗi khi có nhu cầu.

Chục năm trước đây, đến London, giới sành điệu không thể không rẽ qua Đường Oxford, nơi mua sắm cao cấp nhất tại Anh Quốc. Nhưng giờ đây, khi có quá nhiều nhãn hàng mới không danh tiếng, nó không còn là điểm đến hấp dẫn của giới thượng liu nữa, con đường trở thành điểm du lịch mua sắm của nhiều thành phần. Bình dân hoá mặc dù mang lại lợi ích kinh tế trước mắt nhưng với giới nghiên cứu tinh hoa như chị, đó đương nhiên là sự lụi tàn của một di sản văn hoá.

Còn Hạnh Nguyễn bạn thân chị, khi để các nhãn hiệu thời trang lừng danh thế giới với các cửa hàng ô mai quế lọ, đó là cách của nhà kinh doanh bất động sản chứ không phải của nhà kinh doanh hàng hiệu. Cái tên Trung tâm Hàng hiệu chỉ là cái cớ. Mọi người phân tích sự thất bại của Tràng Tiền chỉ làm cho bạn thân chị ngồi cười mỉm mà thôi.

Ôi, nếu thế giới đại đồng thì cứ lấy lá cây mà che thân chứ làm ra các sản phẩm chất lượng, đẳng cấp làm lồn gì cho mất công.

Chị thật.

Hàng Mượt

ÔNG PHẠM XUÂN NGUYÊN NÓI BỪA, KHÔNG HIỂU GÌ VỀ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT

Khoai@


Lại là Nguyên Đầu bạc!

Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe, sao lại phán như đúng rồ vậy?

Đây là Stt của Artist Đỗ Minh Tuấn, xem chép về cho anh em đọc để hiểu thêm về Nguyên Đầu Bạc.

-----------------

Xem bài phỏng vấn của BBC về việc phim đặt hàng về Điện Biên Phủ không ăn khách theo link dưới đây, lúc đầu nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói có vẻ khách quan và có hiểu biết như một nhà phê bình nghiên cứu: “Nhiều người chưa xem nhưng họ cứ đi theo trào lưu. Cả khán giả và báo chí, đưa tin và bình luận như thế nhưng có khi họ chưa xem mà vẫn nói như thật, họ còn chửi rủa, chửi mắng, chê trách. Và cũng phải nói thêm về thị hiếu của chúng ta. Thị hiếu văn hóa nói chung như đọc sách, nghe nhạc, xem tranh cho đến xem phim đang có vấn đề. Tức là khán giả, độc giả cũng có trách nhiệm."

Nhưng đến cuối, khi đề cập đến các phim cụ thể ông lại phát ngôn hoàn toàn sai thực tế, phạm vào những lỗi mà ông chê trách người khác ở trên. Cụ thể, “Trả lời câu hỏi của BBC, nếu phim được vào cửa miễn phí, liệu có thu hút được người xem không, nhà phê bình văn học nói ‘rất khó’. “Những phim này, dù là phim của anh Đỗ Minh Tuấn 10 năm trước đây, phim của anh Thanh Vân bây giờ và trước đó nữa, thời 30 năm là phim của đạo diễn Bạch Diệp là Hoa Ban đỏ cũng phải dùng những cảnh đào chiến hào, vẫn những cảnh chiến đấu, súng bắn, rồi vẫn cảnh phất cờ, thì theo tôi nghĩ rất khó thu hút.”

Điều này chứng tỏ ông Phạm Xuân Nguyên chưa xem phim “Ký ức Điện Biên” của tôi, hoặc nếu có xem cũng không hiểu logic nghệ thuật của phim. Vì cho dù cả ba phim đều có phất cờ trên hầm Đờ cát, nhưng cách cách nhân vật đi đến khoảnh khắc phất cờ đó hoàn toàn khác nhau. Trong phim của tôi, để đi tới căn hầm ấy, các nhân vật đã phải vượt qua ba tình huống nghệ thuật liên quan đến ba cuộc chiến đấu: CUỘC CHIẾN ĐẤU GIỮ ĐẤT, CUỘC CHIẾN ĐẤU GIỮ NGƯỜI và CUỘC CHIẾN ĐẤU GIỮ GÌN Ý NGHĨA. Các phim kia hoàn toàn không có hành trình nghệ thuật ấy. Việc đánh đồng các phim có cách tiếp cận khác nhau với chiến thắng Điện Biên Phủ chứng tỏ ông chẳng hiểu gì về nội dung nghệ thuật, logic nghệ thuật và hành trình nghệ thuật. 

Ông nói rằng phim của tôi và các phim khác cũng làm phất cờ chiến thắng thì chiếu miễn phí “cũng khó thu hút”. Điều này chứng tỏ ông không biết gì về hiệu quả xã hội mà phim “Ký ức Điện Biên” đã đạt được hoặc có biết những cố tình nói khác. 

Trên thực tế, riêng số lượng người xem phim nhựa “Ký ức Điện Biên” ở Việt Nam năm 2004 (dưới các hình thức mua vé, chiếu giá rẻ, chiếu miễn phí..). đã gần 2 triệu theo thống kê của phát hành phim đăng trên báo Sài gòn Giải phóng. Đó là chưa kể lượng khách xem truyền hình sau hàng chục lần chiếu trên các kênh VTV1, VTV3, VTV4, VTV6, HTV, VOV...và nhiều kênh khác trong cả nước, cũng chưa kể số lượng khán giả ở các Liên hoan phim quốc tế và ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản,, Indonesia, Malaisia và Bruney...- những nước đã mua bản quyền phim “Ký ức Điện Biên” từ 4 đến 15 năm để chiếu rạp chiếu TV, in DVD và chiếu nơi công cộng. 

Nên nhớ rằng, phim ăn khách nhất hiện nay là “Tèo em” thu 80 tỷ quy ra mỗi vé 100.000 thì chỉ có 800.000 khán giả, chưa bằng nửa số lượng khán giả của phim “Ký ức Điện Biên”. Vậy mà ông bảo phim tôi chiếu miễn phí “cũng khó thu hút” là sao? 

Nếu lúc đầu ông Nguyên đã phát ngôn từ vị thế một nhà khoa học thì lúc sau ông không nên nhảy tót sang phát ngôn kiểu nhà chính trị ma mãnh, hay tệ hơn, kiểu phe cánh à uôm.

GIẢI MẬT TÂM THƯ GỬI TÁC GIẢ ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH

Khoai@ chôm về từ FB Nguyen Minh


Giải mật tâm thư gửi tác giả quyển Đèn Cù– Trần Đĩnh. 

(giá hơn 500.000 VND trên Amazon – có 3 người đặt mua)

Có một nguồn tin rất đáng tin cậy, là ô sin bên thua cuộc… cách đây khá lâu có ghé tai kể: 

Trong một căn biệt thư sang trọng ở số X đường Y, tổng bí thư lên giường, dục vợ đi ngủ. Bà vợ xúng xính trong bộ đồ ngủ ngồi trước bàn trang điểm đang mải mê tỉa lông mày, bống quay lại hỏi chồng:

- Anh yêu, mấy chục năm trước, khi anh còn là một cậu nhà quê, không bằng cấp, cũng chẳng có một tý tri thức gì, lúc đó có bao giờ anh mơ ước rằng, một ngày nào đó anh sẽ được làm tình với phu nhân tổng bí thư không?
….

Vâng, tóm lược 599 trang của quyển Đèn Cù, đơn giản chỉ là những câu chuyện như vậy, được thay tên, tuổi, địa chỉ của các nhân vật, y như cách người thợ thủ công xưa buồn tẻ dán từng những miếng ghép đơn điệu bằng giấy lên trục xoay của chiếc đèn cù.

Hay như một cậu bạn hỏi: anh đã đọc hết quyển Đèn Cù, anh nhận xét thế nào về tác giả Trần Đĩnh – giới hạn trong 10 chữ. Câu trả lời sẽ là: Bóng dáng máng lợn trong “Ông lão và con cá vàng”.

Một ông lão ngư phủ có công bắt được con cá, được cá trả ơn vì đã thả cá ra, nhưng không thỏa mãn với mọi thứ mình có được, cuối cùng lại…cô đơn chiếc bóng bên cái máng lợn ngày nào.

Một người thợ viết bậc cao, thậm chí cứ cho là ở mức cao nhất, chuyên viết theo đơn đặt hàng với thù lao hậu hĩnh (thậm chí có những thù lao tính bằng vài căn nhà mặt tiền phố Huế - Hà Nội - theo Đèn Cù), nhưng luôn muốn áp đặt suy nghĩ, ý chí, và “lẽ phải” theo cách của mình lên tư duy của nhân vật được đặt hàng viết. Chỉ mỗi điều, những “nhân vật” đó ở ngành nghề khác – “nghề làm quan”, thì “tai nạn nghề nghiệp” âu cũng là điều khó tránh khỏi.

Gần 600 trang giấy kín chữ được diễn đạt, hành văn đúng như tiêu đề ĐÈN CÙ, thể hiện sự loanh quanh luẩn quẩn trong tư duy người viết – TÀI (văn), BẤT ĐẮC CHÍ (chính trị). Về hình ảnh không khác gì chú cá Giác hút sống cộng sinh, cả đời quẩn quanh cá voi, “xỉa răng” và dọn ký sinh trùng trong răng cá Voi, bơi cùng cá voi, sống cùng cá voi và...tưởng mình là cá voi. Đến khi có dông bão, cá voi tiếp tục sống với những chú cá Giác hút khác, một số chú cá Giác hút bị đánh dạt lên bờ.. ngáp ngáp.

Trân trọng “thiên tước” – tuổi thọ của người viết đã 84 tuổi, để có thể dành 2 ngày liên tục đọc hết (bản pdf miễn phí) gần 600 trang tập sách Đèn Cù, cái đọng lại của độc giả có lẽ không phải những lời tán dương của những chú cá Giác hút khác như Ngô Nhân Dụng, như San Hô (Osin Huy Đức) sống bằng thức ăn thừa trong răng cá nhà táng , cá mập, cá voi…mà là thoáng chút thương cảm cho một người già cả, nhưng không vượt qua nổi cái bóng của mình. Y như chi tiết mà người viết có nêu về chuyện cái bóng của Zarathoustra: “Cặp nhân vật này cứ đêm đến lại thì thầm lên sổ thu chi được mất với nhau. Chủ nhân mất nhiều, rất nhiều, tóm lại toàn bộ bản ngã hắn… Nhưng bù lại cái bóng của hắn lại thu về rất nhiều. Địa vị, quyền lợi, tên tuổi. Tóm lại vớ bẫm. Và rồi cái bóng cứ thế lớn ra, trùm lên chủ nhân, hóa thành hào quang lý tưởng dắt dẫn chủ nhân và chủ nhân chỉ còn là cái bóng”.

Nguyên thủy gốc tích của cái ĐÈN CÙ thực ra hết sức nhân văn: thân trụ ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chao đèn quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Chao đèn quay, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chao đèn quay luôn nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy màu tươi sáng biểu hiện cá tính của con người. 

Nói theo vật lý, sự chênh lệnh nhiệt độ không khí gây nên chênh lệch áp suất giữa vùng không khí bên trong và bên ngoài chao đèn, tạo ra luồng gió khiến chao đèn quay.

Phải chăng, với lực quán tính ly tâm sinh ra khi quay, Đèn Cù đã làm văng ra một số cái bóng…như tác giả, lay lắt và nhòa đi trong ánh sáng mặt trời đang dần mọc lên, chiếu rọi sau đêm Trung Thu vừa trôi qua?

P/S:

Ảnh minh họa chỉ mang tính... minh họa một cách nhìn 
Các từ khóa "giải mật", "tin cậy"...chỉ mang tính câu like.

NHUẬN BÚT

Khoai@


Đọc bài này thấy buồn ghê gớm. Nhưng đó mới chỉ là chuyện nhuận bút. Chuyện viết giáo trình, đặc biệt là giáo trình cho bậc đại học mới kinh. Một cuốn giáo trình cho một môn học 90 tiết, viết xong thanh toán tất tần tật được 7 triệu đồng (ấy là chưa kể đến có những trường, giáo trình không thể bán vì thuộc dạng bí mật, sinh viên chỉ có thể mượn theo quy trình bảo mật nghiêm ngặt). Trong khi đó riêng tiền hội thảo thôi, ít nhất là 2 lần đã mất béng 12 đến 14 triệu. Vậy mà các nhà giáo vẫn phải làm, buộc phải làm chỉ vì hồ sơ khoa học và để đạt tiêu chuẩn các chức danh. Xin được quay lại với chủ đề viết giáo trình vào một dịp thuận lợi.

10 năm nhuận bút SGK bằng... 3 bát phở


Kinh doanh sách giáo khoa được cho là siêu lợi nhuận trong khi những tác giả có tác phẩm được in trong SGK hầu như không được nhận tiền bản quyền, hoặc nhuận bút.

Ngày 19.9 vừa qua, tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, các đại biểu tiếp tục đặt vấn đề nhằm thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Xung quanh câu chuyện đổi mới SGK đã nảy ra vấn đề cũ tồn tại hàng chục năm nay, đó là những tác giả có tác phẩm được in trong SGK hầu như không được nhâ%3ḅn tiền bản quyền, hoặc nhuâ%3ḅn bút, trong khi NXB Giáo dục mỗi năm in hàng triê%3ḅu cuốn và chuyê%3ḅn kinh doanh SGK được cho là siêu lợi nhuâ%3ḅn.

Quyền tác giả: Không thể dùng... chùa

Nhà giáo Đặng Hiển - ội viên Hội Nhà văn Việt Nam - có một bài thơ rất giản dị và được nhiều thế hệ học sinh khi lớn lên vẫn nhớ. Đó là bài “Mẹ vắng nhà ngày bão”. Bài thơ này ban đầu được in trong SGK lớp 4 từ năm 1981, sau đó được chuyển xuống in trong SGK lớp 3. Sau nhiều lần sửa đổi SGK, bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” vẫn còn trong sách, đó là niềm vinh dự đối với nhà giáo Đặng Hiển.

Thế nhưng khi được hỏi về việc NXB có trả tiền bản quyền hay nhuận bút cho ông trong suốt 30 năm qua, ông chỉ cười: “Được in trong SGK là vinh dự rồi, còn đòi hỏi gì”. Rồi ông nhớ lại: “Hồi đó, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi có chọn bài thơ của tôi, in vào SGK xong thì NXB cũng biếu tôi 1 cuốn cùng 50 đồng gọi là tiền nhuận bút. Sau này, cách đây chục năm gì đó, sau khi soạn lại SGK tôi cũng được tặng thêm 1 cuốn nữa và 100.000 đồng, bằng nhuận bút một bài thơ đăng báo. Tính ra 10 năm cũng được… 3 bát phở”.

Cũng theo nhà giáo Đặng Hiển: “Thật ra tôi cũng không nghĩ về chuyện tiền bản quyền hay nhuận bút cho lắm. Cách đây cũng khá lâu, tôi tình cờ phát hiện một bài thơ của mình đăng trong sách dạy bổ túc văn hóa. Người ta chọn tác phẩm của mình in còn chả nhớ mà biếu sách thì hy vọng gì. 

Tôi nghĩ các tác giả có tác phẩm in sách cũng nghĩ như tôi thôi, không đòi hỏi gì. Nhưng về mặt luật mà nói thì chúng tôi có quyền đòi hỏi. NXB mỗi năm in cả triệu bản, bán cho học sinh, vậy mà các tác giả lại chẳng được ngó ngàng đến là điều bất cập. Như bài thơ của tôi, tính ra tiền còn ít nhưng những tác giả lớn như cụ Tô Hoài có nhiều tác phẩm được in, trích vào sách như “Vợ chồng A Phủ”, “Dế mèn phiêu lưu ký”… lẽ ra phải trả tiền bản quyền hoặc nhuận bút thật lớn cho cụ hoặc gia đình cụ. 

Tôi nghĩ đây là điều phải thay đổi, không chỉ là để tôn trọng tác giả được chọn, mà đã là SGK là phải tuân thủ đúng luật pháp, trong đó có liên quan đến quyền tác giả. Không thể cứ dùng “chùa”, hoặc trả nhuận bút chiếu lệ mãi được”.


Cuốn Tiếng Việt lớp 3 đã tái bản lần thứ 10, mà số tiền tác giả nhận được… chỉ hơn 100.000 đồng tiền nhuận bút. (nhà giáo Đặng Hiển)

“Nấu cháo” trên lưng các tác giả?

Nhà giáo Đặng Hiển còn may mắn với khoản nhuận bút giá trị tương đương 3 bát phở. Còn rất nhiều tác giả khác thì họ chẳng nhận được một đồng. Nhà thơ Nguyễn Duy - tác giả của các bài thơ rất nổi tiếng “Tre Việt Nam” (SGK lớp 4), “Ánh Trăng” (SGK lớp 9), “Đò Lèn” (SGK lớp 12) - cũng tỏ ra rất bức xúc khi nói tới vấn đề này. 

Ông cho rằng: “Được đưa tác phẩm vào SGK là một vinh dự của tác giả, vì tác phẩm của mình được giảng dạy trong nhà trường. Nhưng vấn đề là ở chỗ, nếu SGK là tài liệu phát cho học sinh thì không trả tiền tác quyền là hợp lý. Nhưng nếu NXB Giáo dục kinh doanh, thu lợi nhuận thì phải trả tiền tác quyền mới đúng luật. Tôi nghĩ chính ngành giáo dục phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, cụ thể là trong lĩnh vực bản quyền khi in, xuất bản SGK.


NXB Giáo dục có một lần trả tiền tác quyền độ 900.000 đồng cho tập “Thơ với tuổi thơ”, in các bài thơ của tôi, do nhà thơ Trần Đăng Khoa biên tập và viết lời giới thiệu. Nhưng đó là một tập thơ riêng, không phải SGK. Một số nơi in thơ tôi, có gửi thư xin phép, kèm theo ý kiến xin được miễn tiền tác quyền, chỉ gửi sách biếu. Tôi đồng ý và rất vui. Nhưng cái thư mời, thư cảm ơn là sự thể hiện tôn trọng tác giả, có cam kết về tác quyền. Nhưng NXB Giáo dục chưa làm được như vậy.

Trong khi đó, nhà thơ Đỗ Trung Quân lại đề cập tới một vấn đề khác: “Bài thơ “Quê hương” của tôi in trong SGK lớp 3 chừng 20 năm nay. Nhưng tôi không hề nhận được một thư mời, thư cảm ơn, nói chi đến tiền tác quyền. Thậm chí, bài thơ “Quê hương” in trong sách Tiếng Việt 1, có câu sai “Quê hương là con diều biếc, chiều chiều con thả trên đồng” (nguyên bản là: Tuổi thơ con thả trên đồng), nhưng NXB Giáo dục không hề xin phép biên tập, khi bị phản ứng thì không nhận sai, vì có lẽ họ sợ phải thu hồi hàng triệu bản sách sẽ mất đi lợi nhuận.

Tôi cũng như các tác giả khác, có niềm vui vì tác phẩm của mình được giảng dạy trong nhà trường, nhưng cũng đòi NXB Giáo dục thực hiện đúng quy định về tác quyền, dù chỉ bằng một cam kết có sự đồng ý của tác giả và không nhận tiền, bởi vì đã là pháp luật thì phải chấp hành. Tôi cũng như các nhà thơ, nhà văn khác thường lơ đãng, tự trọng, không muốn kiện cáo đòi nợ cho nên quên đi chuyện tác quyền đối với các tác phẩm in trong SGK. Nhưng Báo Lao Động nói thay cho các tác giả thì cá nhân tôi rất cảm ơn. 

Tôi nói hài hước thôi, nếu như mỗi học sinh từ bao thế hệ nay, người nào có học bài thơ “Quê hương”, trả cho tác giả 1.000 đồng, thì nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đủ sống không vất vả (cười). Nhân đây tôi cũng xin nói rõ, vấn đề đang bàn là tác quyền bài thơ, còn tác quyền bản nhạc “Quê hương” (trong đó có phần thơ) tôi đã ủy quyền cho nhạc sĩ Giáp Văn Thạch nhận toàn bộ tiền tác quyền”.

Theo Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí - xuất bản được áp dụng từ 1.6.2014 có quy định rất cụ thể về cách tính nhuận bút cho các tác giả có tên trong SGK. Song, theo Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác phẩm văn học - thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, tới đây sẽ phải đòi NXB Giáo dục một khoản tiền lên tới cả chục tỉ đồng.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - người có rất nhiều tác phẩm thơ được đăng trong SGK bậc tiểu học: “Càng vinh dự càng cần được tôn trọng”

“Là tác giả của khá nhiều tác phẩm được đưa vào SGK, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được một đồng nhuận bút nào từ đó. Và tôi cũng chưa bao giờ lên tiếng về việc này, vì có lẽ tôi quá quen với chuyện bản quyền luộm thuộm ở ta trước nay.

Điển hình như tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của tôi được nhiều nhà sách tái bản không biết bao nhiêu lần, mà bản thân tôi cũng không thể nào kiểm soát nổi, nên nói chung chữ “bản quyền” thường gây cho tôi cảm giác chán nản, mệt mỏi.

Vi phạm bản quyền tác phẩm văn học lưu hành trong SGK, theo tôi, lại càng gây thất vọng hơn. Vì đây là một NXB lớn, nắm độc quyền trong việc in SGK, lại in với số lượng cực lớn một sản phẩm dành để giáo dục học sinh, tái bản liên tục trong nhiều năm… mà lại thờ ơ với câu chuyện này thì quả là sự lạ.

NXB Giáo dục xưa nay theo như tôi biết vốn làm ăn rất nghiêm túc, đàng hoàng, vì họ đâu thiếu tiền, không biết sao lại không lưu tâm đến việc thiết yếu này. Hay là mắc mớ ở một khâu nào đó chăng, cái đó cần phải xem lại! Rồi Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả văn học thành lập cả 10 năm nay, nhưng cũng gần như chưa có được tiếng nói đáng kể của mình trong chuyện này.

Một nguyên nhân nữa, theo tôi, có thể còn là: Bản thân người làm sách cũng như nhiều tác giả có tác phẩm được đưa vào SGK coi đó là một vinh dự nên coi nhẹ việc bản quyền. Nhưng theo tôi, việc gì ra việc nấy. Đâu phải vì người ta coi đó là vinh dự mà mình nhân thể ngó lơ chuyện tác quyền. Và càng là vinh dự thì càng nên tôn trọng những người thụ hưởng nó, bắt đầu từ việc tôn trọng chất xám, sức lao động của họ”.

THIÊN AN (thực hiện)

NGUYỄN XUÂN DIỆN TRONG CON MẮT "CỤ CHÁNH"

Cuteo@


Đây là bài đã đăng trên Tre Làng. Nhân chuyện bên GoogleTienLang đang phác họa chân dung Nguyễn Xuân Diện, xin được đăng lại để các bạn rõ thêm về một con người mệnh danh là tiến sĩ ca trù, song kiến thức của anh ta về ca trù lại tồn tại một khoảng trống mông mênh.

Xin nói ngay, tôi chưa phải là người của giáo phường Thăng long. Bởi nhẽ tôi không phải là người làm về âm nhạc, nhìn thứ “chữ khoa đẩu” họ dùng mà hoa hết cả mắt. Vì vậy những lời tôi viết ở đây KHÔNG PHẢI LÀ PHÁT NGÔN của Ca trù Thăng long.

Ngài Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã và đang nói xấu cô đào nhỏ thó Phạm Thị Huệ hăng hái một cách ghê gớm trên mạng xã hội Facebook và trên báo chí cảm giác như ngài văng tục đến nơi. Có lẽ mọi người cho tôi là nhiễu sự, liên quan “đếch” gì đến mình mà “chõ” vào.

Song le! Đọc các bài viết của ngài Diện đây đối thoại cũng như tuyên truyền dường như giữa ngài và cô Huệ (CTTL) có mối thâm thù gì đó sâu sắc lắm thì phải. Mọi người thử tưởng tượng xem! Một gã trai lực lưỡng cao 1.75m cãi nhau “vung xích chó” với một cô nàng nhỏ xíu có lẽ chưa tới 1.55m thì cứ như tranh đả kích vậy. Nhiều lúc mình đâm thẹn vì trót sinh ra làm một đấng râu mày.

Vì vậy xin làm một tổng kết nho nhỏ để mọi người cùng chiêm nghiệm vậy. Nào! Rước các ngài!!!

1. Nguyễn Xuân Diện với bạn bè

Xin nói rõ để các ngài biết. Trước đây tôi có trong danh sách “bạn bè” của ngài đây. Ngặt một nỗi đăng nguyên văn và bình luận đôi chút về việc ngài nói xấu (theo đúng nghĩa) một cô ca sĩ nào đó nên ngài đã xoá tôi khỏi danh sách. Từ đó tôi không thể comment gì được vào các bài viết của ngài, cũng như không thể xem được những bài viết mà ngài không để chế độ public.

Bài viết ấy đây ạ:

Bàn thêm: "Cô này lại còn đi mấy tỉnh để dạy dỗ kèm cặp, dàn dựng các tiết mục văn nghệ để họ đi thi nữa. Tỉnh nào cũng hãi cô ta. Tài không. Đức không. Chỉ dựa vào mấy nhà báo mà định làm bà tiên chỉ cái làng ca nhạc này đấy!” 

Hẳn ngài Diện đây cho rằng các tỉnh (nói trên) “ngu” đến mức mượn một người “bất tài” về hướng dẫn chăng? Nếu quá như vậy thì ngài quả là….hết chỗ nói.

Và đây là minh chứng cho việc hiện nay “không là bạn” nữa:


Trước đây tag được ngài
Và bây giờ

Có thể mọi người cho rằng chính tôi xoá tên ngài để nguỵ tạo chứng cớ? Về công nghệ hoàn toàn có thể, song có 3 lý do mà tôi không làm điều ấy.

- Tôi không có lý do gì mà làm.

- Tôi vốn khoái nghe những chuyện giật gân trong khi Ngài đây là chuyên gia sưu tầm những chuyện như vậy. Không tin cứ vào trang của ngài sẽ thấy rõ.

- Tôi là kẻ đang lò dò bước chân vào làng hán nôm. Vì vậy rất ngưỡng mộ trình độ của ngài là một tiến sĩ hán nôm. Mặc dầu là hán nôm bút chì.

Sáng nay (28/03/2010) tôi có gọi điện cho một người quen biết rất rõ ngài đây vì cùng làm trong viện hán nôm. Khi hỏi: Theo thày thì NXD là người thế nào? Thày kia đã cười bí hiểm và đáp lấp lửng “cứ chơi đi thì biết”.

Có nghĩa là…đây là một người quan hệ với bạn bè có thể đang tốt bỗng hoá tồi tệ chăng? một lỗi quan hệ kiểu “ba chỉ”? một cái mặt…hai mặt? Tôi mời mọi người tự kết luận vậy.

2. Nguyễn Xuân Diện với ca trù và thi ca

Ngài Diện đây được mọi người coi là tiến sĩ ca trù hoặc giả ngài cố làm cho mọi người hiểu vậy chăng? Nhờ đó ngài được ĐSQ pháp mời làm MC cho chương trình “Ca trù: Cuộc gặp gỡ của âm nhạc và thi ca” Trong buổi đó ngài nói: “Trong một bài thơ hát nói bao giờ cũng có một câu thơ chữ Hán.”

Theo tôi câu đúng phải là: Trong một bài thơ hát nói THƯỜNG CÓ một câu thơ chữ Hán. Bằng cớ là có rất nhiều bài thơ hát nói của các danh nho dùng khổ thơ bằng tiếng Việt. Cũng ngay sau đó, nghệ sĩ Thuý Hoà đã hát một bài hát nói của cụ Nguyễn Văn Ái (Cụ tổ 7 đời của CLB Thái Hà - được tôn vinh là đời đầu của ca trù Thái hà) là bài hát nói mà KHÔNG CÓ CÂU THƠ CHỮ HÁN. Việc này giống như Thuý hoà đã “vả vào miệng” đứa nói láo vậy.

Ngài Diện lại lấy câu thơ của cụ Cao Bá Quát trong bài “Giai nhân nan tái đắc”:

Phong lưu công tử đa xuân tứ
Trường đoạn tiêu nương nhất chỉ thư 

để pha trò một cách rẻ tiền rằng “đứt ruột nàng hot-girl bằng một email”thực chẳng khác nào ngài đã và đang “lăng mạ” vào thi ca.

Ngài lại kỳ công đếm đủ 87 tiếng phách trong 5 khổ đàn. Thật là kỳ quái! Mỗi giáo phường, thậm chí mỗi đào nương có một kiểu phách khác nhau. Không chỉ riêng phách, trong âm nhạc dân tộc thậm chí người nghệ sỹ không nhất thiết phải chơi đúng các nốt nhạc "chết". Họ chơi tuỳ biến theo cảm hứng, miễn là giữ được nhịp và giai điệu. Chẳng lẽ ngài cũng không nhận thấy phách của ca trù Thái hà rất khác với các nhóm ca trù khác và khác với nhiều vị tiền bối trong làng ca trù, cả trống cũng vậy hay sao?

(Nhân đây mở ngoặc nói một câu chuyện giai thoại xưa:
Có một anh xấu bụng âm mưu chiếm đoạt nhà của người bạn đang cho mình ở nhờ bằng cách kiện lên quan và nói rõ cái nhà này có bao nhiêu nút lạt trong đó bao nhiêu nút phải, bao nhiêu nút trái. Trong khi người chủ thực sự lại không biết rõ. May sao vụ kiện được xét lại bởi một ông quan công minh. Anh xấu bụng này không biết dưới chân cột phía đông có chôn một tảng đá vì đất ở đấy yếu. )

Ngài mải đếm tiếng phách mà không lắng nghe hồn của tiếng phách thì có khác nào anh chàng đếm nút lạt kia chứ.

Ngài trả lời phỏng vấn báo Tổ Quốc: "nhưng ngay phần mở đầu đã có “sạn” là một bài tấu nhạc giống hệt tiết mục mà Giáo phường Ca trù Thái Hà đã trình diễn tại Trung tâm Văn hoá Pháp ngày 10/3, mà bản tấu nhạc này thuộc bản quyền của Giáo phường Thái Hà".

Hẳn ngài Diện không nhận ra đây là một đoạn hát cổ. Mà đã là cổ thì sao lại xưng bản quyền ở đây? (Chữ bản quyền ngài cũng dùng buổi giao lưu ở ĐSQ Pháp). 

Rồi: "Bài Hát dâng hương do các đào nương trẻ thể hiện thì như hát nhạc mới, không có chất Ca trù".

He he! Quả Ngài Diện không biết rằng bài dâng hương này do chính hai cụ nghệ nhân dựng lại đấy ạ. Ngài có giỏi có chuyên môn thì ngài phân tích đi cái gì là mới, cái gì là gây ra không có chất ca trù. 

Và: "Tiếp đó có tiết mục Hát giai của Phạm Đình Hoằng, hát không đạt và giống như hát tuồng".

Vậy thì Ngài Diện đây còn…nặng tai nữa. Bởi sau đó là lời phát biểu của cụ Trần Văn Khê. Cụ Khê cho rằng cụ đã yên tâm không lo ngón hát giai của cụ Đẹ bị thất truyền. Không! Ngài Diện không nặng tai đến vậy. Chẳng qua ngài hơi nặng bụng nên cố tình lờ đi lời phát biểu của cụ Khê vậy thôi.

Cuối chương trình còn có bài mới do đào nương Phạm Thị Huệ sáng tác cho các em trẻ vừa đàn vừa hát. Đến lúc này thì GS Trần Văn Khê đã phải lên tiếng cảnh báo: “Đi tìm cái mới là con đường đầy chông gai và chưa chắc đã tìm thấy. Cho nên phải cẩn thận với sáng tạo. Làm mới vốn cổ là con dao hai lưỡi. Chúng ta không nệ cổ nhưng phải bảo tồn vốn cổ. Và cần cẩn trọng đừng để mất bản sắc cổ. Vì vậy các em chỉ nên xem đây là thể nghiệm, nên khiêm tốn lắng nghe đóng góp từ khán giả và các nhà nghiên cứu”

Đến nước này thì điều khẳng định ngài…nặng bụng ở trên là đúng. Bởi lẽ ngài đã “bẻ cong” ý của cụ Khê. Ý của cụ khê khi phát biểu cuối cùng rằng việc Sáng tạo là đúng (từ xưa vẫn vậy) nhưng “cẩn thận kẻo lạc đường” và cụ nhắc nhở với tư cách người thày dạy ngưòi trò rằng “Con phải lắng nghe ý kiến của người đi trước cụ thể là hai cụ Chúc và cụ Đẹ” chứ không “sổ toẹt” như ý ngài đây tuyên truyền.

Ngài Diện trả lời phỏng vấn như sau: "Bản thân tôi và nhiều người hiểu biết về Ca trù khác không thừa nhận chị Phạm Thị Huệ là đào nương Ca trù".

Thực ra ngài không có quyền được công nhận. Bởi lẽ ca trù là âm nhạc. Nó cần được đánh giá của người có nghề, được truyền nghề. Vậy người làm ở đây là ai? Là GS Trần Văn Khê, Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc. Là Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, là nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền những người này đều có ấn tượng tốt với ca trù thăng long cả. Các ngài hãy nghe lời tâm sự của GS Trần Văn Khê “mỗi lần tôi đến là một lần tiến bộ"…trong đoạn phỏng vấn tại buổi ra mắt giáo phường.

Ờ! Mà ngài cũng khôn, đề phòng người ta nói ngài không có tư cách đánh giá ca trù bởi lẽ ngài là dân hán nôm bút chì, ngài “lôi tuột” Bác Đặng Hoành Loan vào nhưng với một cách rất hỗn mà tôi sẽ dẫn chứng ở mục “nguyễn xuân diện với những người nổi tiếng”.

"Học hát Ca trù là một công việc học tập vô cùng công phu mà người nào thông minh lắm cũng phải mất 3 - 4 năm mới cầm được lá phách ra hát. Ngày xưa, sau khi đã học thuần thục rồi, đào nương sẽ có lễ trình ông quản giáp báo cáo việc học của mình. Quản giáp thông báo cho cả giáo phường và chọn ngày lành tháng tốt để báo cáo với tổ nghề, đồng thời mời một quan viên có danh vọng và sành sỏi trong vùng đến nghe để thưởng thức và thẩm định trình độ đào nương qua tiếng cầm chầu. Nếu mọi người đều hài lòng và công nhận thì đào nương đó mới được coi là có giấy phép hành nghề"

Cả cái này nữa ngài cũng nói đúng. Song lẽ ngài quên một điều rằng bản thân cô Huệ và các đào lớn trong Ca trù thăng long đều là các sinh viên khoa nhạc dân tộc của nhạc viện Hà nội. Các em tiếp xúc với âm nhạc dân tộc từ năm lên 8 tuổi. vì vậy việc chỉ trong một thời gian ngắn nắm bắt được những kỹ thuật khó của ca trù cũng là điều có thể hiểu được. Và hiện nay mọi đào kép trong giáo phường vẫn không ngừng luyện tập để nâng cao tay nghề. Điều này có thể minh chứng bằng sự thăng tiến ngày càng được sự yêu mến của thính giả cũng như phát biểu của giáo sư Trần Văn Khê “Tôi rất vui mừng khi mỗi lần đến là một lần thấy các em tiến bộ” trên VTV1. Hẳn ngài không biết vì ngài mải dùng thời gian đi xoi mói chứ có xem TV đâu.

Mặt khác, chẳng phải ngài đang cố cho người ta hiểu rằn ngài làm tiến sĩ ca trù đấy sao. Một lĩnh vực đòi hỏi người ta phải hiểu biết và có HỒN NHẠC trong khi ngài xuất thân là hán nôm bút chì. Nói vậy chả hoá ra chính ngài lại tự vả vào mồm ngài hay sao?

Theo một số người tố cáo. Ngài tiến sĩ ca trù Nguyễn Xuân Diện không biết cầm chầu. Điều ấy cũng có thể. Có lần cùng nghe hát ở bích câu, một anh bạn đã gần như ấn cái trống chầu vào tay ngài nhưng ngài đã hẩy ra.

"Không cho phép người ta nhân danh ca trù để làm bậy".

Em muốn nhảy lên và reo vạn tuế câu nói này của ngài. Đúng! Không cho phép nhân danh ca trù để làm bậy!!!

3. Nguyễn Xuân Diện và những người nổi tiếng

Dễ dàng nhận thấy Nguyễn Xuân Diện rất thích gắn mình vào những người nổi tiếng. Nào nhận lời ăn tối với giáo sư Khê, nào trò chuyện với nhạc sĩ Văn Vượng, nào gặp gỡ ông tướng này ông tướng nọ…vân vân và vân vân…Nhưng bà con xem thử đây:

Ngài Diện nói:

"Ông Đặng Hoành Loan và tôi
Tôi và ông Đặng Hoành Loan"

Có giai thoại thế này. Một nhà văn hay giáo sư gì đó tâm sự:“Xưa kia tôi hay nói tôi và ông A, về sau tôi nói ông A và tôi. Bây giờ tôi chỉ nói ông A thôi".

Vâng! Câu chuyện ấy nói lên tính khiêm tốn và tính khôn ngoan dần của một con người. Nay với ngài Diện thì ngược lại. Kết luận là: Ngài Diện rất kiêu căng.

Thực ra trong lĩnh vực âm nhạc, ngài Diện “là thứ gì” mà đòi sánh vai với ông Đặng Hoành Loan, với ông Bùi Trọng Hiền và đặc biệt với Cụ Trần Văn Khê. Cái lối ông đưa các nhân vật nói trên vào chỉ chứng tỏ ông là dạng vác hèo theo voi mà thôi.

Lại có một câu chuyện khác: "Án Anh đi đường có quân lính theo hầu. Trong đó có người lính cầm cờ đi trước vẻ mặt vênh vênh tự đắc. Anh lính về nhà, người vợ xin bỏ đi. Hỏi thì đáp:

- Chàng xem quan tướng quốc cầm quyền cả nước Tề mà luôn coi mình là nhỏ bé mà khiêm nhường. Nay chàng người cao nhớn, mới làm chân chạy cờ đã vênh váo tự đắc…(nhớ lõm bõm thế).."

Ta xem anh lính chạy cờ kia với ngài Diện đây có gì khác nhau không? 

Cuối buổi ra mắt giáo phường Thăng long, tôi thấy ngài Diện đây “ve vẩy” đứng trước mặt cụ Trần Văn Khê. Hẳn ngài còn nhớ lúc ấy tôi hỏi ngài cao mét mấy và ngài đáp một mét bảy lăm. Kể cũng “khủng” đấy. Tôi hỏi thế không phải tôi không ước lượng được chiều cao của ngài mà vì tôi thấy trong thái độ của cụ Khê không hề để lọt vào mắt hình bóng của “thằng Diện” to lù lù trước mặt mà cụ đã từng mời đến nhà.

Ngẫm buồn cười. Những năm cuối học đại học, lớp tôi thực tập trên thuỷ điện sông đà. Hồi ấy ông Ngô Xuân Lộc (hay Nguyễn Xuân Lộc gì đấy chả nhớ) làm tổng giám đốc nay là nguyên bộ trưởng bộ XD nguyên phó thủ tướng chính phủ. Ngày ấy cũng như ngài Diện bây giờ, trong buổi chia tay đơn vị có được ông Tổng đến gặp, tôi cố chen vào bắt tay, trò chuyện và chụp ảnh với ông. Giá như còn tấm ảnh thì cũng khoe mẽ được đôi chút đấy. Có điều tôi biết chắc rằng ông Lộc chẳng biết tôi là…thằng đếch nào.

4. Nguyễn Xuân Diện với thính giả và độc giả của mình


“Mcmitdac comment: Anh Diện nhại giọng bà QuáchThị Hồ giống thật. Kiểu này Đức Hải cứ phải gọi là thày”. (Không biết điều này là hay hay dở. Bà Quách là tiền bối trong làng Ca trù. Bà lại đã mất. Nay có người lại đi nhại lại giọng của bà thì các ngài đánh giá người này thế nào?).

Trong buổi biểu diễn “Ca trù: Cuộc gặp gỡ của âm nhạc và thi ca” tại đại sứ quán Pháp. Nhắc lại việc Ngài Diện lại lấy câu thơ của cụ Cao Bá Quát:

Phong lưu công tử đa xuân tứ
Trường đoạn tiêu nương nhất chỉ thư

để hát mô phạm khổ thơ trên. Trong khi ca trù Thái hà có ít nhất 3 người có thể mô phạm rất tốt khổ thơ trên. Giai điệu cũng như giọng hát của ngài so với họ cứ như một câu chửi thề vậy. Cùng với việc ngài “nhại giọng” cụ Quách ở trên cũng đủ thấy rõ ngài coi ca trù là thứ hạng nào và có lẽ ngài mới là người hay đưa “hàng giả” cho người…sau đó lại chửi người vì không biết phân biệt hàng giả - hàng thật


Kể cũng thật đáng thương!!!!

5. Nguyễn Xuân Diện trong con mắt đồng nghiệp

Trong viện Hán nôm nơi ngài Diện công tác có câu đối thế này:

Xuân Diện, Xuân (….), xuân tóc đỏ
Lợn sề, lợn bột, lợn tai xanh

Người đọc cho tôi nghe câu đối này còn khẳng định ngài Diện là người ra vế đối. Tưởng cũng không cần bình luận gì thêm…

6.Nguyễn Xuân Diện có thực sự vì ca trù như tự đánh bóng hay không?

Hẳn lúc này nhà ta cũng có câu trả lời rồi. Hoặc giả vẫn có nhiều người cho rằng NXD khắt khe trong yêu cầu về ca trù để mong ca trù được tốt lên chăng? Xin có thêm mấy dẫn chứng nữa vè sự cẩu thả của ngài chứ không phải nghiêm khắc hay khắt khe gì cả. Đó là những lời ngài nói về ca trù Thái hà. Thành thực xin lỗi các bạn Thái hà nếu các bạn đọc được những dòng viết này và cho rằng tôi đang “hạ thấp” các bạn. Vàng thật không sợ lửa. Người biết liêm sỉ không nhận những gì không phải của mình. Tôi đính chính lại lời của ngài Diện cũng là để đề cao các bạn đấy.

- Thứ nhất: Giáo phường Thăng long có làm lễ cáo trời đất tổ tiên…để xin lập giáo phường. Có giáo ước, có ấn triện, có cờ…thì ngài đây cho là không đủ điều kiện trong khi các bạn chưa bao giờ tuyên bố mình là giáo phường thì Ngài Diện đã quàng ngay vào cổ các bạn cái danh hiệu đó.

- Thứ hai: Ngài Diện nói ca trù Thái Hà đã bảy đời liên tục làm về ca trù. Đời thứ 7 - nghệ sĩ Thuý Hoà là học trò chân truyền của NSND Quách Thị Hồ.

Đời thứ 5 cụ Nguyễn Văn Mùi là một quan viên. Không một ai dù ngốc đến đâu cũng không cho quan viên là một nghề. Chính vì thế mà nghệ sĩ Thuý Hoà phải học nghệ từ Nghệ sĩ Quách Thị Hồ. Mà học nghệ từ cụ Quách Thị Hồ thì Thuý Hoà là đời thứ 2 chứ không phải đời thứ 6. Theo lý xưa Quân Sư Phụ (Trước là vua, sau đến thầy và cuối mới là cha). Ông Nguyễn Xuân Diện đã cho hai câu nói của mình “cắn nhau” khi nói cả hai câu trên một lúc.

Đời thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Ái. Cụ có 8 bài thơ hát nói.

Có 8 bài thơ hát nói mà là làm nghề về ca trù thì thật là một lý thuyết...ngớ ngẩn.

- Biện minh cho việc mình không làm gì trong khi cô Huệ lo dạy học trò, hướng dẫn người nghe cầm châu, cố gắng đưa ca trù sống lại, đưa ca trù đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Ông Diện mạnh miệng tuyên bố: Ca trù là nghệ thuật bác học, không cần nhiều người nghe. Ông cho rằng đời xưa cũng chỉ có dăm bảy người biết chữ hiểu thơ là nghe ca trù mà thôi. Sao mà ông coi khinh tổ tiên mình thế? Thử hỏi, cả cuộc đời của ông, là một tiến sĩ (Xưa là ông nghè, ông bảng) ông có làm nổi một câu thơ hay như những câu ca dao của nhân dân ta hay không? Nó được làm bởi những người mà ông coi là dốt nát đấy. Chính những người ấy đã sản sinh ra một nghệ thuật mà ông đang lợi dụng đấy ạ. Đến như GS Trần Văn Khê là người nghiên cứu ca trù 56 năm mà tới nay cụ cũng chỉ khiêm tốn nói: “tôi là người ngoại đạo không dám nhận xét”. Vậy mà ông nghè Diện lại nhận xét vượt qua cả các bậc nghệ nhân lão thành đã trải qua 70 năm tuổi nghề, thực là không sáng suốt. Đúng là “cũng cờ cũng biển cũng cân đai”
 
- Vậy mục đích chính của Ngài Nguyễn Xuân Diện thi dè bỉu người này, xun xue kẻ khác là gì? Các ngài sẽ biết nhanh thôi…Còn tôi, tôi đã thấy cái đuôi chồn lấp ló đây kia rồi. Các ngài hãy chờ xem!!!

Kết luận:

Một người coi khinh tổ tiên, một người hai mặt với bạn bè. Một người lăng mạ thơ ca, phỉ báng âm nhạc, theo voi vác hèo, tự coi mình cùng loại với xuân tóc đỏ, bị đồng nghiệp so với lợn sề…Người ấy có nói gì hẳn cũng là nói bậy mà thôi. Không nên chấp.

Thôi vậy!!!!

Tác giả bài viết: Cụ Chánh

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

NGÔ NHẬT ĐĂNG TRONG CON MẮT "NGƯỜI BUÔN GIÓ"

Trên trang blog của mình, “Lái Gió” (tên gọi do đồng đảng hắn đặt) đã viết bài “Vài nét về Ngô Nhật Đăng”, một phác thảo chân dung của “người nằm trong chăn” với đám dân chủ cuội. Được cái, những gì hắn nói về Ngô Nhật Đăng là rất thật, tuy chưa đủ.

Trước hết cũng nên cho mọi người biết tí chút về “Lái Gió”. Hắn tên thật là Bùi Thanh Hiếu- nick Người Buôn Gió. Cậu chàng được biết đến thông qua các hoạt động biểu tình gây rối và các bài viết chửi chế độ. Hiếu nhận được sự ưu ái đặc biệt của nhóm cờ vàng hải ngoại và các bác nhân quyền quốc tế, hiện đang được hưởng một course học báo chí miễn phí tại Đức. Nghe đâu course học có 6 tháng nhưng hắn lặn đến nay đã ngot năm chẳng thấy về. Chắc lại noi gương Đoan Trang.

Lái Gió cũng có một nhân thân “số má” trong giang hồ. Sinh năm 1972 tại Tiên Lữ-Hưng yên. Trú tại 22-Ngõ Phất Lộc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lái Gió chỉ học hết phổ thông. Sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em thì có đến một nửa là thành phần bất hảo, chị gái bị đi tù vì kinh doanh mại dâm, em trai là con nghiện nặng. Bản thân Lái Gió cũng là dân giang hồ có tiếng và là con nghiện. Từ con nghiện để kiếm tiền thỏa cơn, Hiếu chuyển sang kinh doanh “cái chết trắng” để có tiền hút sách. Năm 1994, gã đã bị công an quận Hoàn Kiếm bắt quả tang đang tổ chức cho hai con nghiện sử dụng ma túy tại nhà. Y bị tòa tuyên 45 tháng tù và 2 năm quản chế.

Ra tù, ngựa quen đường cũ, Lái Gió lại tham gia hoạt động cưỡng đoạt tài sản của công dân và tàng trữ súng đồ chơi trong danh mục cấm sử dụng… hai lần bị xử lý.

Với bản chất lưu manh, côn đồ, chẳng công ăn việc làm, Lái Gió lang thang, tham gia vài buổi “biểu tình chống Trung Quốc” ở hồ Hoàn Kiếm. Như con nghiện ngửi thấy hơi nhau, đám zâm chủ nhanh chóng biến Lái Gió trở thành thành viên tích cực của nhóm.

Hôm qua, sau một thời gian im lặng nín nhịn màn chửi nhau của đám Phạm Chí Dũng với Ngô Nhật Đăng, Lái Gió không chịu được nên nhảy vào cuộc. Hắn dè bỉu cả Đăng và Dũng bằng những lời thậm tệ, nhưng thật. Bức chân dung của Đăng được Lái Gió vẽ thế này:
Nói về anh Đăng chỉ ngắn gọn thế này, thích ba hoa. Ai gặp sẽ biết ngay, anh ta ba hoa đủ thứ trên trời, dưới biển. Có lúc còn kêu gặp thằng này, thằng kia....toàn thằng làm to...nói chuyện này nọ.
Cái thứ hai là sĩ diện. Tiền nhiều lúc không có, trong túi có một vài trăm nhưng sẵn sàng trả tiền cà phê, ăn sáng cho mấy người. Lúc nào cũng ra vẻ quan trọng, hiểu biết nhiều, quan hệ rộng. Thực ra thì lông bông, mỗi thứ làm một tí, cả thèm chóng chán. Mà cũng chả biết hiểu nhiều hay không, nhưng có câu chuyện nào cứ kể đi kể lại…
Vì cái tính ba hoa, hóng hớt được đâu tí tin tức gì là làm bộ như có quan hệ, thông tin quan trọng. Như vụ Lê Anh Hùng ở trại tâm thần, Ngô Nhật Đăng lăng xăng hóng được tin, chạy đôn đáo ra vẻ là người đứng ra lo thu xếp cho Hùng ra trại. Rút cục để Lê Anh Hùng nghi là an ninh.
Rồi Lái Gió khoe, công đưa Lê Anh Hùng ra khỏi bệnh viện tâm thần là do hắn với Bùi Hằng vận động mẹ Hùng viết đơn xin về. Hôm hắn đến nhà mẹ Hùng, cả một tốp an ninh, công an thấy hắn với Hằng đã lặng lẽ ra về! Tự tay hắn thảo đơn để mẹ Hùng ký. Còn Đăng chỉ hóng hớt tin vỉa hè rồi lăng xăng, khoe khoang đó là công của mình:
Hôm mẹ Hùng báo nó được ra trại, mấy xe đi đón. Ngô Nhật Đăng đi đầu như người hùng đến tiếp thu chiến thắng. Hôm đó mình ở nhà, nhìn ảnh, đọc tin đã thấy mắc cười. Sau Lê Anh Hùng tố Ngô Nhật Đăng là an ninh, mới ra vào trại thăm nó dễ, đón nó về lại thao thao đủ thứ chuyện chính khách tầm quốc tế đã can thiệp thế nào cho Hùng ra.
Sự thật câu chuyện này là, do thấy con mắc bệnh (lúc nào cũng khoe vợ mình là nhân tình của một loạt vị từ trung ương trở xuống) nên bà làm đơn xin cho con vào viện tâm thần điều trị. Vì vậy, chỉ có bà làm đơn xin ra mới được chấp nhận. Biết thế, Lái Gió, Bùi Hằng đã mò đến rung dọa rằng, nếu để Hùng trong viện sẽ bị công an tiêm thuốc cho điên luôn, blab la… Cuối cùng, bà già đã đành để chúng đạo diễn.

Về chân dung Ngô Nhật Đăng, Lái Gió viêt tiếp: 
Đáng ra Ngô Nhật Đăng cứ lẹt đẹt mãi thế trong phong trào đấu tranh, vì nhát gan, tài không, chí không. Nhưng lại xảy ra vụ điều trần tự do báo chí bên Hoa Kỳ. Lúc này nhiều người có kinh nghiệm và có bề dày đấu tranh lại bị vào vòng cấm xuất cảnh. Thế nên hết nạc vạc đến xương. Ngô Nhật Đăng có chân trong đoàn người lên đường đi Hoa Kỳ. Nói gì thì nói,chuyện thiên hạ bảo đi thế được du lịch miễn phí này nọ là một khía cạnh.
Khi HNBĐL ra đời, bỗng dưng Ngô Nhật Đăng được nhận một chân quan trọng, Lái gió nói: 
Đời đưa đẩy làm Ngô Nhật Đăng lên như diều, vụt cái chói sáng, giữ chân trị sự hay là cái gì gì đó, đại khái quan trọng trong HNBĐL cho đến khi xảy ra chuyện vừa qua. Đến lúc này thì buộc phải can đảm khi bao ánh mắt nhìn vào, Ngô Nhật Đăng lại một lần nữa đóng trọn vai người hùng. Nhưng Ngô Nhật Đăng thì tài gì mà quản lý được một tờ báo.?
Không có tài, lại thích thể hiện, cho nên việc Ngô Nhật Đăng múa may, quay cuồng một hồi rồi gặp phải sự cố vừa qua là tất nhiên.
Vẽ thế thì cũng đã lột tả được bộ mặt của Ngô Nhật Đăng, nhưng Lái Gió cố lãng tránh chấm phá những nét về nhân cách nhầy nhụa, đĩ đực và hám tiền của Đăng. Ngô Nhật Đăng, một thằng cha vô công rồi nghề, đói rã họng đã tìm mọi cách, kể cả hạ đẳng để kiếm tiền. Trước đây, khi chưa dính vào HNBĐL, chưa có tiền, Đăng đã phải hành nghề “đĩ đực”, tự chụp ảnh khỏa thân của mình tung lên mạng, dán vào PB các iêm để “chào hàng”, không may bị các iêm lột mặt. Đã thế, Chí Dũng lại vơ bèo, vạt tép, đưa Đăng vào vai quản trị tờ báo của hội. Ngửi thấy hơi tiền ngon ăn do ngoại bang cung cấp, Đăng đã trở cờ phản chủ, ôm FB chạy ra lập trang riêng làm cho Dũng chỉ còn biết liên tục ra thông báo xỉ vả.

Lần này, Lái Gió xuất hiện, chắc để giáng cho Đăng một đòn chí mạng cuối cùng theo lệnh quan thầy mà thôi. 

Đấy là tự chúng phơi mặt ra chứ chẳng ai dựng chuyện cả. Đúng là"ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".

Nguồn: Mõ Làng