Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Nấc thang cuối của Trung Quốc trên Biển Đông

(Bình luận quân sự) - Trung Quốc muốn là một chuyện, còn ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng lại là chuyện khác.


Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trái phép trên đảo Huy Gơ của Việt Nam

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã chứng kiến đủ các chiêu trò của Trung Quốc khi tranh chấp và chiếm đoạt chủ quyền trên biển của các quốc gia khác. Nhưng tựu trung lại, chúng ta thấy Trung Quốc có 3 bước cơ bản để thực hiện chiến lược chiếm Biển Đông.

Một là xác định khu vực chiếm đoạt bằng một loạt kế sách từ biến không thành có, từ khu vực không có tranh chấp biến thành khu vực có tranh chấp và cuối cùng là đánh dấu khu vực bằng bản đồ do mình tự vẽ ra từ tham vọng.

Sau một thời gian triển khai với nhiều mưu mô chước quỷ, Trung Quốc đã trắng trợn tuyên bố cái “bản đồ chín khúc” mà theo đó toàn bộ Biển Đông thuộc Trung Quốc.

Hai là khẳng định chủ quyền bằng biện pháp phi quân sự như tuyên bố khu vực cấm đánh bắt, dùng tàu cá được bảo kê của các tàu chấp pháp tràn vào vùng biển nước khác ngang nhiên đánh bắt, hạ đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa của nước khác…

Tất cả 2 bước trên đều dựa trên một nền tảng là nước lớn cậy mạnh nên Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế.

Khi trên Biển Đông còn tồn tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thì giải quyết vấn đề bằng phi quân sự của Trung Quốc với một Việt Nam kiên cường, có truyền thống chống xâm lược là không thể đạt được.

Chính vì thế Trung Quốc sẽ buộc phải thục hiện bước thứ ba: Gây xung độtquân sự hạn chế hay thực hiện một cuộc chiến tranh với quy mô hạn chế để thôn tính hoàn toàn Biển Đông.

Chiến tranh hạn chế kiểu Trung Quốc

Không phải bây giờ mà ngay từ đầu triển khai chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” tư tưởng, quan điểm này của giới cầm quyền Trung Quốc đã biểu hiện rõ qua những tuyên bố của các học giả, tướng tá diều hâu và cơ quan ngôn luận của Trung Quốc như Hoàn Cầu thời báo…

Họ cho rằng “thế năng chiến tranh trên Biển Đông là rất lớn nên đánh một trận nhỏ để không có trận lớn” hay "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng"…Và trong vụ hạ đặt giàn khoan phi pháp vừa qua, Trung Quốc đã cho tàu pháo áp sát tàu chấp pháp Việt Nam với độ sẵn sàng chiến đấu rất cao, nghĩa là có thể bắn vào tàu Việt Nam bất cứ lúc nào.

Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề xung đột quân sự trên Biển Đông không phải là có xảy ra hay không mà trước sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc ngày càng tăng thì vấn đề chỉ là khi nào xảy ra xung đột mà thôi.

"Chiến tranh hạn chế" thực chất là một cuộc tấn công phủ đầu bằng quân sự chớp nhoáng đánh chiếm một mục tiêu mà buộc đối phương lựa chọn khắc nghiệt “mất nhiều hay mất ít” trước khi có hành động đánh trả.

Chiến tranh hạn chế được thực hiện khi Trung Quốc đã có khả năng gây áp lực rất lớn về kinh tế, chính trị, lên đối thủ, đồng thời có sức mạnh răn đe quân sự, mở rộng chiến tranh, là 2 đầu vào chính cho đối phương giải bài toán “mất nhiều hay mất ít”.

Đối phương chấp nhận sự “mất ít” là Trung Quốc thắng lợi và ngược lại thì Trung Quốc sẽ bị rất nhiều rủi ro, sa lầy hoặc trả giá đắt cho hành động quân sự gây ra. Vì thế, đương nhiên, khi hành động, Trung Quốc phải tính toán kỹ sức mạnh và đặc biệt là ý chí quyết tâm của đối thủ trong bảo vệ toàn vẹn chủ quyền…để ra tay.

Với Việt Nam, liệu Trung Quốc có tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế hay không?

Trên Biển Đông, mục tiêu chủ yếu và duy nhất cho Trung Quốc thực hiện học thuyết chiến tranh hạn chế này chính là các đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thực tế là ngày 14/3/1988, Trung Quốc dùng 12 tàu chiến bất ngờ tấn công vào 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam. Với cuộc đối đầu không cân sức này, Trung Quốc đã chiếm được đảo Gạc Ma và một số đảo khác của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

Có thể nói, đây là một tiền lệ rất xấu cho các nước trong khu vực nhưng là một kinh nghiệm bổ ích nhất cho Trung Quốc trong học thuyết chiến tranh hạn chế mà Trung Quốc đang hung hăng đe dọa áp dụng với các nước khác trong đó có Việt Nam.

Quả thật lúc đó Việt Nam đang ở trong một tình cảnh cực kỳ khó khăn mà nếu như không phải là người dân Việt Nam thì sự chịu đựng trong thế ngặt nghèo đó là không thể. “Vòng tròn bất tử Gạc Ma” còn đó, dân tộc Việt Nam không bao giờ quên.

Giờ đây, nếu Trung Quốc dùng vũ lực tấn công đánh chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì có 2 sự lựa chọn xảy ra.


Một là Việt Nam chấp nhận “mất ít” mà không muốn chiến tranh vì phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và sự đáp trả của Việt Nam là đòi lại bằng “biện pháp hòa bình”.

Đây là lựa chọn không thể xảy ra vì thế và lực của Việt Nam đã khác. Mất đảo là sự mất mát quá lớn đến chủ quyền thiêng liêng của quốc gia. Nếu Việt Nam cứ bám víu vào cái hữu nghị viễn vông, cái nền hòa bình lệ thuộc, chọn sự “mất ít” có nghĩa là “mất dần” thì chắc chắn không một người Việt Nam nào chấp nhận, đặc biệt trong điều kiện thế và lực của chúng ta hiện nay đã khác xa năm 1988.

Vì vậy, Việt Nam chỉ có lựa chọn cách thứ hai là, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không để biển đảo rơi vào tay Trung Quốc xâm lược. “Không đánh đổi chủ quyền bằng thứ hữu nghĩ viễn vông hay nền hòa bình lệ thuộc” là tuyên bố của lãnh đạo Việt Nam làm nức lòng dân tộc, được toàn dân nhất trí, ủng hộ.

Liệu Trung Quốc dùng “chiến tranh hạn chế” để buộc Việt Nam chọn sự “mất ít” như trước đây hay không thì qua vụ hạ đặt phi pháp giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc có thể nhận thức được vấn đề, song, cậy mạnh, chủ quan coi thường đối thủ là bản chất của kẻ xâm lược, cho nên, chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không gây xung đột quân sự đánh chiếm đảo của Việt Nam.

Hàng loạt cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông (đảo nào? nếu như không phải là Trường Sa?) không phải là để chơi. Trung Quốc sẽ hành động bất cứ khi nào mà Việt Nam mất cảnh giác hoặc khi “trái tim để lầm chỗ trên đầu”.

Một trong những bài tập trận của Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc: Đổ bộ đánh chiếm đảo bằng trực thăng vào tháng 1/2014

Tại sao Trung Quốc muốn chiến tranh hạn chế?

Nếu Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo của Việt Nam thì Việt Nam kiên quyết tự vệ, bảo vệ bằng được chủ quyền mà không chịu khuất phục. Tình thế đó buộc Trung Quốc không thể đánh nhanh, thắng nhanh và không hạn chế được phạm vi khu vực xảy ra tác chiến. Điều này có nghĩa là không có chuyện “đánh một trận nhỏ để không có trận lớn” như họ tưởng và tất nhiên, chiến tranh hạn chế bị phá sản.

Một cuộc chiến tranh không kiểm soát trên Biển Đông sẽ có 3 điều bất lợi xảy ra cho Trung Quốc.

Một là, khuất phục được cả một dân tộc Việt đồng lòng là điều không thể cho bất cứ kẻ thù nào dù hung hãn đến đâu, cho nên, chiến tranh sẽ kéo dài là vô cùng nguy hiểm cho sự ổn định chính trị của Trung Quốc.

Hai là, dòng hàng hóa, năng lượng khổng lồ qua Biển Đông sẽ gián đọan hoặc bị cắt đứt, Trung Quốc buộc phải phân tán lực lượng để bảo vệ hoặc chấp nhận nền kinh tế bị thảm họa là 2 tử huyệt mà Trung Quốc không có và chưa đủ khả năng chống đỡ.

Ba là, sự gián đoạn hàng hải thương mại trên Biển Đông khiến Nhật Bản, Mỹ, Úc…phải ra tay can thiệp để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình sẽ tạo ra cho Việt Nam có nhiều đồng minh tự nhiên.

Đây là 3 lý do quyết định khiến Trung Quốc không muốn hay không dám tiến hành một cuộc chiến tranh lớn trên Biển Đông với Việt Nam.

Đánh chiếm đảo trên Biển Đông bằng một cuộc “chiến tranh hạn chế” hay “xung đột quân sự hạn chế” thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược, nó có 2 nội dung cơ bản là đánh chiếm và bảo vệ thành quả, trong đó bảo vệ thành quả có ý nghĩa quyết định.

Các đảo trên Biển Đông và ngay quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư thì khi tác chiến, bên phòng thủ không có lợi thế bằng bên tấn công. Bởi vậy, bất ngờ dùng vũ lực đánh chiếm được một hoặc hai đảo…trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời ngăn ngừa hay làm triệt tiêu ý chí phản công của Việt Nam bằng một loạt đối sách về kinh tế, ngoại giao, chính trị…là mục đích, yêu cầu, của cuộc “chiến tranh hạn chế” kiểu Trung Quốc. Đây là bước leo thang cuối cùng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đương nhiên, Trung Quốc muốn là một chuyện, còn ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng lại là chuyện khác.

Lê Ngọc Thống
Báo Đất Việt

VỤ "TIN NHẮN ĐỘC" VỀ "VỐN TỰ CÓ"

Cuteo@

Chuyện nhắn tin kịch độc cho GĐ sở Dục xứ Nghệ đang bỏng nhẫy trên mạng. Oái oăm thay, người nhắn tin lại đang chối bai bải. 

Để có cái nhìn đa chiều, mình chép về đây hai góc nhìn thăm thẳm để các anh các chị ngẫm và suy. 

Góc nhìn độc đáo phết chứ đéo phét.

Đừng có láu cá với khôn vặt. 

https://www.facebook.com/kiendng?fref=tl_fr_box&pnref=lhc.friends#

1. Vốn tự có trong văn cảnh này thì người trí lực bình thường đều hiểu là gì. Làm gì có ông thẩm phán nào hiểu lá ánh mắt nụ cười để ký vào hồ sơ.

2. Điều 122 BLHS về tội vu khống chỉ cần loan truyền, không cần intetnet. Chị HT nhắn cho cả người khác thì dính điều này.

4. Nếu bị ép vào mục 2 đ (dù hơi khó) thì ngồi tù trên 1 năm.

5. Pháp luật không phải là trò đùa của các chị. Chống tiêu cực gì đó cũng cần phải đàng hoàng.

6. Nhưng điều 122 khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Chị GĐ không yêu cầu thì không khởi tố được. Chị mời luật sư sớm chắc muốn giục chị GĐ yêu cầu.

**************
Buôn chuyện: ĐÈN CÓ KHÊU MỚI RẠNG...

http://blogcanhsat4sao.blogspot.com/2015/05/buon-chuyen-en-co-kheu-moi-rang.html

Có những thứ ta cứ nghe đến là thấy vui tai vui mắt đó là âm thanh "vốn tự có" bản chất không có màu,không có mùi nhưng có vị gì đó vừa thơm vừa thum thủm thối.Câu chuyện ở Nghệ an có 2 ả đều đệm họ Kim, một ả ở Con cờ và một ả giám đốc sở Dục đã làm cho thiên hạ phì cười bởi cái vốn tự có bốc mùi làm cho ả Con cờ khó chịu đến mức phải nhờ luật xư tham vấn

Từ vạch áo cho người xem lưng

Từ một tin nhắn "vừa lên giám đốc đã đưa tài sản tự có của mình để đi… các sếp liên quan. Chắc là muốn leo cao hơn trong kỳ ĐH sắp tới. Cẩn thận phạm pháp đó cô giáo GĐ ạ!”.

Thật ra,cái tin nhắn đó chỉ nằm trong khuôn khổ cá nhân,nếu coi là bị xúc phạm thì cũng nên xử lý với nhau bằng cá nhân. Khi nhận được tin nhắn đó ả cứ coi mình cũng là một công dân bình thường,không nên đặt vị trí của mình là giám đốc để rồi có những suy nghĩ nhạy cảm phiến diện về câu chuyện.

Vậy thì việc sở Dục có sớ lên cơ quan có chức năng thật là một việc làm không nên. Đã thế còn ôm đơn đi điều tra làm gì ba cái chuyện chẳng đâu vào đâu. Đừng vì một cá nhân mà đặt vào công việc quốc doanh làm thay đổi bản chất sự việc

Mà tôi cũng không hiểu vì sao không có đơn của bị hại (cho là bị hại) lại có thể đi giải quyết một việc mà không có chủ thể. Cho nên việc cho đến bây giờ chưa hoặc không có kết luận cũng là điều dễ hiểu

Cũng như muốn làm một luận án tiến sỹ làm chưa đủ điều kiện thì chưa nên. Ít nhất cũng phải thuộc một ngoại ngữ như...Tiếng Lào chẳng hạn

Làm thủ lĩnh một đầu nghành mà để cấp dưới nhắn tin những lời khó nghe là một thủ lĩnh kém.Một trong những tiêu chuẩn làm thủ lĩnh là: Cấp dưới phải sợ mới là người có tài! Tôi rất nhớ câu nói của thủ lĩnh Thái Hương Bắc á: "Tôi không có đối thủ!” Đành rằng phái nữ khó mà học và làm được như câu nói đó thì phái nữ nên tìm đến bà Thái Hương mà hưởng thụ những tinh hoa hoặc ít nhất cũng cầu xin cho được tý gì đó gọi là bố thí nếu như có mối quan hệ...Nhưng mà là phải tế nhị.

Đến lý luận của người Con cờ

Trước hết tôi cũng hơi buồn thậm chí buồn cười cho cái sự ma đưa lối cho ả đi đến với ông luật xư lắm tài nhiều tật.Tôi còn nhớ một fb gái ở Kỳ anh năm kia đã chửi ông này như tát nước vào mặt chỉ tại vì ông này muốn "ăn" cô này một cách rẻ rúng.Và ông này cũng không hề dấu diếm khoe vốn tự có của mình là Nuật xư !Vì vậy tôi xin cắn cổ lạy cô nên ý tứ trong việc này

Ả Con cờ nói: Về “tài sản tự có”, đó có thể là trí tuệ, nhiệt huyết, sức khỏe, ánh mắt, nụ cười…”. Nói đến đây tôi lại nhớ đến chuyện khôi hài giữa bà đi chợ về và một ông đi câu cá...Chuyện rằng hôm đó bà đi chợ về do ăn quà vặt hết tiền mà trong mủng không có một mánh quà nào cho ông chồng.Dọc đường gặp ông đi câu được một giỏ cá,bà ta mới ngĩ ra kế: Bây giờ tôi đố ông một câu,ông nói được tôi mất cho ông cái mủng hàng này,nêu không tôi lấy giỏ cá của ông. Ông già OK! Tôi đố ông cái Lô...n của tôi nó nằm trước hay sau ? Ông già tưởng dễ ợt nói ngay: Nó nằm đằng trước,bà ta liền chổng mông lên thấy nó trật ra đằng sau,ông già lại thay đổi: Nó nằm sau! Bà ta lại đứng lên thì không thấy trước sau gì cả...Cuối cùng ông già mất toi cái giỏ cá.

Thế đấy! Cái lý của người Con cờ giải thích về "vốn tự có" nó cũng tương tự vậy,đường nào ả ta cũng nói được.

Mặt khác,cái phòng Dục của huyện Con cờ có mật mỡ gì mà anh rể đã ngồi đó rồi thì gì (em vợ) vào ngồi đó làm chi nữa cho phản cảm, thật không thể chấp nhận được. Nếu tôi là sở Dục tôi cũng khuyên ả không nên tham vọng đó.

Rồi có ý cho rằng: Ả Con cờ bị ai đó trong vụ đấu thầu thất bại giật dây? Chả lẽ ả không đủ trí thông minh để từ chối với những tình huống như thế.

Tai sao ả không thắng thắn trả lời cho nó oai? Có gan ăn muống có gan lội hồ ! Tôi tin rằng ả có đầy đủ chứng cứ để trả lời cho cơ quan có trách nhiệm nghe cho há hốc mồm mà hiểu

Chốt:

Truy Google Map vẫn thấy: Khi ả Con cờ ở Vinh thì ả sở Dục ra Hà nội...Đó là sở trường của 2 ả kẻ 5 lạng, người nửa cân

Tái bút  Văn phong khó hiểu vì nhiều nguồn tư liệu. 

GÁI Ế - GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?


Gái ế là tai hoạ không chỉ với gia đình mà còn với bà con khối xóm, tổ dân phố, xã phường thậm chí cho toàn xã hội. Không chỉ gây hại ở ngoài đời mà gái ế còn tác động lên cả môi trường mạng. Cứ mỗi lần xắn quần vào Facebook là y như rằng cái không khí bí hạ phá người khác của các chị em nó phả hầm hập vào mặt mũi. Tanh, nồng và phảng phất mùi cúc vạn thọ.

Giải quyết gái ế là đem đến cho xã hội một nguồn lực to lớn và loại bỏ đi một đám kì đà chặn đường phát triển. Sau một thời gian chiêm nghiệm dưới góc nhìn marketing chiến lược, tôi đã rút ra những điểm cốt yếu trong việc xử lý món hàng tồn kho mất chìa khoá này.

Các chị hãy nghiên cứu thật kĩ những điểm mạnh, điểm yếu của mình rồi xác định cái vị trí so với những chị em khác. Ví dụ: mẹ đơn thân đẻ mổ, da hơi rạn nhưng sáng, dáng có phì nhiêu chưa sập sệ, có kinh nghiệm nhưng không buông thả, không có nhà riêng nhưng kiếm tiền độc lập và vẫn còn khả năng sinh con.

Sau khi nghiên cứu xong, các chị hãy lựa chọn phân khúc thị trường tức là đám các anh giai cùng hệ để chào hàng. Nếu là giáo viên hãy tìm mấy anh bộ đội, nếu chơi bơi lội hãy tìm mấy anh nhảy sào, nếu học vấn cao hãy tìm mấy anh thi sĩ, nếu lỡ đã từng làm đĩ thì né mấy anh, hehe, thợ kèn.

Định giá chuẩn là cực kì quan trọng. Đừng có cao giá quá rồi giữ lấy mà làm nộm. Cũng đừng bèo bọt quá để rồi tủi thân, tủi phận phải làm vợ thằng dở hơi.

Hình ảnh nhận diện là biểu hiện của bản chất sản phẩm. Nếu chị định vị mình là sản phẩm đẳng cấp quý tộc, nhà tám đời phố cổ, vị trí xã hội cao như cà kheo thì không được mặc quần áo liên doanh Lạng Sơn với Cao Bằng. Nếu chị định vị mình là trí thức giản dị thì đừng có xách LV dù chỉ là hàng nhái.

Cuối cùng là hãy xuất hiện với tần suất hợp lí tại những nơi nhiều khách hàng tiềm năng. Những bữa tiệc sinh nhật bạn bè, những buổi dã ngoại của công ty hay những lần tham gia hội thảo bán hàng đa cấp đều là nơi ta trưng bày sản phẩm. Facebook, Instagram, G+, Pinterest, Web trẻ ranh, các trang hẹn hò hay thậm chí các trang rao vặt hẳn là nơi tuyên truyền quảng cáo.

Nếu kiệt tác vẫn chưa đủ lay động cảm quan thì hãy bán hàng kèm theo khuyến mại. Điều đó có nghĩa là có tiềm năng thừa kế hoặc bên ngoại mạnh tay hiến tặng của hồi môn. Quyết không khuyến mại kiểu cưới vợ kèm theo mẹ vợ.

Chúc các chị sớm tìm được hạnh phúc cho riêng mình và giải toả cho xã hội khỏi những nguồn cơn bí thở.

P/S: Yêu cạ thương!

https://www.facebook.com/buichonloc?fref=nf&pnref=story#

Trung Quốc đang xây cất rất nhanh các công trình phi pháp trên đảo Huy Gơ và Gạc Ma của Việt Nam

Khoai@


Từ Trường Sa, phóng viên Viễn Sự của Báo Tuổi Trẻ và phóng viên Mai Thanh Hải của báo Thanh Niên cho thấy những hình ảnh mới nhất về việc Trung Quốc đang xây cất trái phép rất nhanh các công trình trên đảo Huy Gơ (Bãi Tư Nghĩa) và đảo Gạc Ma của Việt Nam.

1. Đảo Huy Gơ là một đảo chìm thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ ngày 28-2-1988.

Đây là những hình ảnh phóng viên Tuổi Trẻ vừa chụp từ đảo Huy Gơ:


Theo PV Viễn Sự, từ một đảo chìm ban đầu, Trung Quốc đã san lấp đảo Huy Gơ thành một đảo nổi hoàn toàn với diện tích khoảng 10 ha, có hình dáng chữ L.




Cách đây một năm, đảo Huy Gơ chỉ có một căn nhà 2 tầng thì nay căn nhà đó đã được thay bằng một khối nhà cao tầng đồ sộ. Quan sát từ hình ảnh PV chụp được, ngoài khối nhà 9 tầng đang dần hoàn thiện, trên đảo Huy Gơ còn có hai khối nhà thấp hơn, cao từ 4 – 5 tầng và một tháp quan sát phía trước khối nhà 9 tầng cũng có độ cao tương tự, được xây theo hình trụ. Phía trước các dãy nhà này Trung Quốc đã cho bứng các cây lâu năm, chủ yếu là cây dừa từ đất liền ra để trồng. 

Trên đảo Huy Gơ lúc này, công trường xây dựng vẫn rất tấp nập, gồm nhiều cần cẩu lớn, nhà máy trộn bê tông và đậu cạnh đảo là hai tàu vận tải lớn đang vận chuyển cát, đá san hô hút được từ vùng biển lân cận để bồi đắp đảo. Ngoài việc bồi đắp và xây dựng khối nhà 9 tầng, Trung Quốc cũng cho nạo vét một luồng dẫn vào cầu cảng của đảo Huy Gơ, dài khoảng 900m với độ sâu trên 10m để đón các tàu vài ngàn tấn vào cảng.

2. Đá Gạc Ma là rạn san hô nằm trong cụm Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Bãi đá này nằm cách đá Cô Lin khoảng 3,5 hải lý về phía đông nam và bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ ngày 14.3.1988, sau khi bắn cháy, chìm 3 tàu vận tải quân sự và giết hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam.


Toàn cảnh bãi Gạc Ma với các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép

Ngay sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc xây dựng căn cứ gồm 3 kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đến đầu năm 1989, họ đã hoàn thiện lô cốt xi măng cao 2 tầng và củng cố dần thành nhà bê tông 4 tầng với tường chắn sóng, tháp canh, các thiết bị thông tin liên lạc. Từ năm 2014, phía Trung Quốc tập trung tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại nạo vét san hô, chuyên chở vật liệu từ bờ, tiến hành đào đắp để xây nhà công trình, đường sá, bến tàu và các hạng mục kiên cố khác tại Gạc Ma.

Thời kỳ cao điểm, bên cạnh hàng chục tàu vận tải chuyên chở máy móc thiết bị - vật liệu xây dựng, phía Trung Quốc còn huy động các tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đá Gạc Ma và nhất là 2 tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 528, 535 để ứng trực, xua đuổi các tàu thuyền khác đi gần bãi đá.


Hiện tại, phía Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất các hạng mục xây dựng cơ bản, đơn cử: tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) cao 7 tầng có đường dẫn cho xe cơ giới lên thẳng tầng 2, phía trên tầng 7 có thêm đài quan sát cao 3 tầng; 2 đơn nguyên hình tháp cao 6 - 7 tầng, giống đài kiểm soát không lưu và hải đăng; gần 10 đơn nguyên còn lại đều 1-2 tầng, xây kiên cố theo kiểu doanh trại quân đội; tòa nhà bê tông 4 tầng mà Trung Quốc xây dựng từ trước đó, vẫn được giữ lại với các khẩu pháo phòng không mở bạt, sẵn sàng khai hỏa...

 
Đơn nguyên bên phải tòa Trung tâm là căn cứ Trung Quốc xây từ trước

Tàu vận tải cỡ lớn của Trung Quốc cập bên cạnh tháp cao có thể là Đài kiểm soát không lưu

Tất cả công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma đều được sơn màu trắng, nổi bật trên nền biển xanh và rất dễ nhận dạng khi cách xa hơn 10 hải lý.

Một số ngư dân Việt Nam chuyên đánh bắt thủy sản ở Trường Sa cho biết: Thời điểm này, chỉ còn 3-4 tàu vận tải ở lại bãi Gạc Ma cùng với một số tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ, số tàu vận tải và hộ vệ tên lửa thường trực, đã di chuyển sang bãi SuBi để tăng cường xây dựng...

Một số hình ảnh về các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam, do Phóng viên Thanh Niên Online vừa thực hiện. 


Bìa phải là tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn cản các tàu thuyền lại gần bãi Gạc Ma



Ngoài hai đảo trên, theo quan sát của PV, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc xây dựng tại các đảo Châu Viên, Ga Ven..

Khoai@ tổng hợp từ Net.

Mới: TOÀN VĂN KẾT LUẬN THANH TRA VỤ CHẶT CÂY Ở HÀ NỘI


LTS: Sau một thời gian ngắn, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, khách quan, công khai, minh bạch, Thanh tra Thành phố Hà Nội đã có Kết luận số 904- KL/TTTP về việc cải tạo, thay thế cây xanh một số tuyến phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian qua. HNMO xin đăng tải toàn văn nội dung của Kết luận thanh tra này:

Mỗi năm, Hà Nội đốn hạ hàng trăm cây xanh vì ATGT và cảnh quan đô thị.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 1890/UBND-TH ngày 22/3/2015 về việc thành lập Đoàn thanh tra liên ngành do Thanh tra Thành phố chủ trì; thành viên Đoàn gồm đại diện các cơ quan: Công an Thành phố, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, mời đại diện Ủy ban kiểm tra Thành ủy và Ban Tuyên giáo Thành ủy tham gia Đoàn, ngày 24/3/2015 Chánh Thanh tra Thành phố có Quyết định số 557/QĐ-TTTP(P7) về việc thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố ở Hà Nội thời gian qua.

Đoàn thanh tra liên ngành đã thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy trình, quy định, tập trung thanh tra toàn diện từ chủ trương đến việc tổ chức thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố ở Hà Nội, làm rõ một số nội dung báo chí và nhân dân quan tâm, bức xúc. Thời kỳ thanh tra: năm 2014 và 03 tháng đầu năm 2015.

Trên cơ sở hồ sơ và kết quả kiểm tra xác minh thực tế, Đoàn thanh tra liên ngành đã tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra theo đúng quy định.

Xét Báo cáo kết quả thanh tra ngày 25/4/2015 của Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra Thành phố kết luận như sau:

I. KHÁI QUÁT CHUNG 

Hệ thống cây xanh nói chung và cây xanh đường phố Hà Nội nói riêng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, do được trồng qua nhiều thời kỳ, đến nay nhiều cây bị già cỗi, sâu mục, có nguy cơ đổ gãy; một số cây kém phát triển bởi hè phố hẹp hoặc bị chặt rễ trong quá trình thi công, cải tạo vỉa hè, làm công trình ngầm; nhiều gốc cây bị tình trạng lấn chiếm, xâm hại, mất khoảng không để sinh trưởng và phát triển; có một số cây do mưa to, gió lớn đã bị đổ gãy gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, đường dây thông tin và giao thông của Thành phố. Nhiều tuyến phố, tuyến đường nhiều loại cây được trồng không đúng chủng loại cây đô thị như: dâu da, vông, dướng, trứng cá… Các loại cây này là cây gỗ nhỏ, dễ gãy đổ khi gặp mưa bão, cây có nhiều quả rụng gây mất vệ sinh môi trường, có nhiều sâu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn, không phù hợp với cây trồng đường phố.

Trong những năm qua, Thành phố luôn coi trọng và quan tâm cải tạo, phát triển hệ thống cây xanh, nhiều công viên, vườn hoa được xây dựng mới hoặc cải tạo. Ở một số địa điểm mặc dù trước đây đã có chủ trương đầu tư xây dựng công trình nhưng Thành phố đã xem xét lại và quyết định xây dựng công viên, vườn hoa…góp phần tăng diện tích cây xanh của Thành phố.

Cùng với việc đầu tư, xây dựng mới hệ thống cây xanh, Thành phố đã thường xuyên cải tạo, thay thế, bổ sung cây xanh trên các tuyến đường, tuyến phố; kiểm tra, rà soát, tổ chức cắt tỉa các cành cây, tán cây có nguy cơ gãy đổ, chặt hạ những cây sâu mục, khô chết trên các tuyến phố trước và trong mùa mưa bão. Đây là việc làm thường xuyên, cần thiết để góp phần bảo đảm an toàn giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Để đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, hồ nước, từ trước những năm 2010, Thành phố đã có các văn bản chỉ đạo nghiêm cấm việc san lấp ao, hồ; huy động nguồn lực của các doanh nghiệp tu bổ, tôn tạo xây kè, bảo vệ, nâng cấp hàng chục hồ nước lớn nhỏ của Thành phố, trong đó có cả Hồ Tây. Tiếp đó, Thành phố đã ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án cụ thể như: Chương trình số 07-CT/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011-2015; Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015; Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015…

Thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án trên và Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, Sở Xây dựng đã khảo sát, thực hiện thí điểm cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố, địa điểm công cộng, kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp kinh phí trồng cây và tổ chức thực hiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Năm 2014 và 03 tháng đầu năm 2015, Sở Xây dựng cấp phép và các đơn vị đã thực hiện cải tạo và thay thế cây với số cây chặt hạ 593 cây, dịch chuyển 151 cây và đã trồng cây thay thế, trồng mới bổ sung. Kinh phí thực hiện do các tổ chức, cá nhân tài trợ như: Tập đoàn Vincom, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Công an thành phố Hà Nội…

Tuy nhiên, việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường ở một số tuyến phố vừa qua chưa được xã hội đồng thuận, có ý kiến nhiều chiều, phê phán gay gắt. Tiếp thu các ý kiến phản ánh qua báo chí và nhân dân, Thành ủy, UBND Thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc cải tạo, thay thế cây xanh và thông tin tuyên truyền; Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo dừng việc cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và yêu cầu quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định; chỉ đạo thành lập Đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố trong thời gian qua; thông tin tuyên truyền chính xác, đầy đủ, kịp thời chủ trương, chỉ đạo của UBND Thành phố tới công luận…; đồng thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ. Thanh tra Chính phủ có văn bản số 573/TTCP-C.I ngày 24/3/2015, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2168/VPCP-KTN ngày 31/3/2015 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND Thành phố khẩn trương thanh tra, làm rõ, kết luận và xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân theo quy định; đồng thời, rà soát đánh giá các biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện; kịp thời điều chỉnh biện pháp, cách làm không phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.

II. KẾT QUẢ THANH TRA

1. Chủ trương cải tạo, thay thế cây xanh đô thị đường phố Hà Nội - Sự cần thiết và cơ sở pháp lý để thực hiện.

1.1. Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường trực Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Thông báo số 279/TB-VPCP ngày 08/9/2009 và công văn số 6551/VPCP-KTN ngày 22/9/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành và UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch hạ tầng đô thị để khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được phê duyệt thì quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển hạ tầng được thông qua, bảo đảm yêu cầu về đầu tư phát triển, ngày 04/6/2010 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 28/7/2011, Thành phố đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, lập các đồ án quy hoạch chuyên ngành để triển khai thực hiện, trong đó có Đồ án Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong quá trình lập Đồ án Quy hoạch, Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (đơn vị tư vấn lập đồ án) đã tổ chức hội thảo xin ý kiến các sở, ngành, quận, huyện, các chuyên gia, các đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước và đồ án Quy hoạch đã được thẩm định.

Ban Thường vụ Thành ủy đã họp nghe Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo và có văn bản số 342-TB/TU ngày 10/01/2013 thông báo ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy về Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, trong đó đối với Quy hoạch: “Về phát triển hệ thống cây xanh: Nghiên cứu, lựa chọn các loại cây và kỹ thuật trồng cho phù hợp từng vị trí và khu vực, với từng khu phố cũng như khu đô thị mới và cũ, giữa các đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh; việc trồng cây mới cần kết hợp giữa bảo tồn cây xanh cũ và cây lưu niên hiện có, giữa thay thế, phát triển xây dựng mới, kết hợp với bảo tồn, cân đối về sự phát triển của cây xanh trồng mới để thay dần cây xanh cũ”.

Ngày 18/3/2014, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 1495/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung quy hoạch về mạng lưới cây xanh đường phố xác định rõ: “Đảm bảo nguyên tắc “có đường là có cây xanh”. Bảo tồn, chăm sóc các tuyến phố cây xanh đường phố sẵn có, tạo dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố (Nguyễn Du, Lò Đúc, Phan Đình Phùng...). Trồng cây trên các tuyến đường mới mở, phủ xanh các tuyến đường trên cao, đường sắt đô thị bằng cây leo. Kết hợp yếu tố thiết kế đô thị với thiết kế cảnh quan trên các tuyến đường, giải phân cách có mặt cắt ngang lớn. Có kế hoạch thay thế các loại cây không phù hợp”.

Nghị quyết số 06/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân Thành phố về Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến năm 2030 nêu rõ: “Tuân thủ theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 về Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050… Phát triển mạng lưới cây xanh đường phố phù hợp, đa dạng, tạo cảnh quan đẹp và cải tạo môi trường sống…”.

Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Sở Xây dựng tổ chức công bố công khai ngày 15/5/2014, tham dự có các Sở ngành, các quận, huyện, thị xã, cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình đến dự và đưa tin.

1.2. Kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015

Cùng với quá trình lập đồ án Quy hoạch, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng tiến hành xây dựng Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố đến năm 2015. Quá trình lập Kế hoạch, Sở Xây dựng đã có văn bản số 1660/SXD-MTCTN ngày 27/3/2012 gửi UBND các quận, huyện, thị xã, Công ty TNHH MTV: Công viên cây xanh, Công viên Thống nhất, Vườn thú Hà Nội đề nghị báo cáo hiện trạng và đề xuất kế hoạch phát triển cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015. Trên cơ sở báo cáo về hiện trạng và đề xuất kế hoạch phát triển hệ thống công viên, cây xanh, hồ nước giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn theo phân cấp quản lý của các quận, huyện, các đơn vị chuyên ngành quản lý cây xanh, công viên, hồ nước và kết quả khảo sát sơ bộ, Sở Xây dựng trình UBND Thành phố xem xét, thông qua Kế hoạch. Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố đã báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy Kế hoạch cùng với đồ án Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Thông báo số 342-TB/TU ngày 10/01/2013, chỉ đạo cụ thể: “Đây là một bước cụ thể hóa Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố cần chỉ đạo các ngành chức năng của Thành phố cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn trọng tâm đầu tư, bảo đảm những dự án trồng cây xanh, xây dựng, nâng cấp và cải tạo công viên, vườn hoa và hồ nước Thành phố khi đưa vào kế hoạch phải có tính khả thi, tạo bước đột phá và có điểm nhấn về cải thiện môi trường, tạo cảnh quan đô thị, phục vụ tốt cho nhân dân Thủ đô”.

Ngày 16/8/2013, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND về đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015. Kế hoạch này được xây dựng cùng với quá trình lập đồ án Quy hoạch, nội dung Kế hoạch được cập nhật vào Quy hoạch, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch sau khi được phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, cũng như lâu dài, nhằm đẩy nhanh đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Thành phố.

Nội dung chính của Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/8/2013 của UBND Thành phố gồm: (1) Xác định phạm vi (gồm vườn hoa, cây xanh trên các trục đường lớn theo ranh giới hành chính 10 quận nội thành và phụ cận). (2) Đánh giá hiện trạng các công viên, vườn hoa, cây xanh, hồ nước. (3) Đưa ra các giải pháp phát triển cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước đến năm 2015. (4) Tổ chức thực hiện. Trong đó đối với việc cải tạo hệ thống cây xanh đô thị xác định:

- Chặt hạ và trồng thay thế cây sâu mục, cây chết, cây có nguy cơ đổ gãy, cong nghiêng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đến tính mạng và tài sản của nhân dân…:dự tính 2.208 cây theo số liệu khảo sát sơ bộ ban đầu.

- Từng bước cải tạo, thay thế những cây cấm trồng, cây không đúng chủng loại đô thị; dịch chuyển và trồng thay thế đối với những cây có nhiều sâu bọ, có mùi hắc trồng với mật độ quá dày ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân; trồng cây trên các tuyến phố, kể cả tại các dải phân cách và một số công viên, vườn hoa: dự tính 4.500 cây.

Tại Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/8/2013, UBND Thành phố giao Sở Xây dựng lập đề án cụ thể để đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra.

1.3. Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015

Trên cơ sở chủ trương, Quy hoạch và Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/8/2013 của UBND Thành phố, số liệu báo cáo hiện trạng và đề xuất kế hoạch phát triển cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn theo phân cấp quản lý của các quận, các đơn vị chuyên ngành quản lý cây xanh, công viên, hồ nước và kết quả khảo sát sơ bộ của Sở Xây dựng, Sở Xây dựng lập Đề án cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường Hà Nội năm 2014-2015. Sở Xây dựng có văn bản số 3101/SXD-MT ngày 17/5/2013, số 4078/SXD-MT ngày 12/6/2013 xin ý kiến của các sở: Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; UBND 10 quận nội thành; Công ty TNHH MTV: Công viên cây xanh, Vườn thú Hà Nội góp ý dự thảo Đề án và đã trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi đã ký ban hành Quyết định số 6816/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015.

Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:

- Phạm vi, mục tiêu: Hệ thống cây xanh đô thị hai bên đường phố, cây tầm trung và cây thấp tán trồng trên vỉa hè, giải phân cách của các tuyến đường phố thuộc địa giới hành chính của 10 quận và một số tuyến đường vành đai, đường hướng tâm và các trục đường chính. Thời gian thực hiện 2014-2015. Nhằm gìn giữ, duy trì, quản lý các cây cổ thụ, cây có nguồn gen quý hiếm, cây có giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản; đồng thời phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố một cách khoa học và bền vững.

- Đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh hai bên đường phố.

- Công tác cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố:

+ Số lượng cây xanh đề nghị thay thế giai đoạn 2014-2015: Số lượng cây không đúng chủng loại cây đô thị (cây cấm trồng) cần thay thế là 4.500 cây; Số lượng cây cong, nghiêng dễ đổ gãy, nguy hiểm, ảnh hưởng an toàn giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của người dân cần thay thế là 2.208 cây.

+ Nội dung chính của việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố: thay thế các cây cấm trồng, các cây không đúng chủng loại cây đô thị, cây nguy hiểm…; bổ sung cây vào những chỗ có điều kiện trồng cây xanh tại các hè phố có mặt cắt ngang >2m; trồng lại cây thay thế theo loại cây chủ đạo của tuyến phố và điều kiện thổ nhưỡng; bó vỉa gốc cây, trồng cây cảnh dưới gốc cây; phát triển cây xanh tầm thấp, cây xanh trên các dải phân cách, đảo giao thông, trụ cầu, gầm cầu, tường chắn của cầu, đường dẫn, dọc theo tường cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện…

- Tiêu chuẩn, quy định cây trồng thay thế; công tác bó vỉa gốc cây, hoàn trả mặt hè; công tác khảo sát và thực hiện đánh mã số cây trên các tuyến phố.

- Kinh phí thực hiện: Khái toán giai đoạn 2014-2015 là 73,38 tỷ đồng. Trong đó kinh phí thực hiện hạ chặt, trồng cây thay thế, bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè bình quân là 10 triệu đồng/cây đối với 6708 cây; kinh phí khảo sát, đánh giá hiện trạng cây: 1 tỷ đồng/45.738 cây/470 tuyến phố; kinh phí đánh mã số cây làm cơ sở để quản lý: 4,5 tỷ đồng/45.738 cây/470 tuyến phố. Nguồn kinh phí từ sự nghiệp kinh tế và huy động.

- Các trục đường, tuyến phố thực hiện thí điểm cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường: Tràng Thi-Điện Biên Phủ, Phố Huế-Hàng Bài-Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh, Thái Hà-Chùa Bộc, Nguyễn Chí Thanh.

- Danh mục cây trồng; danh mục cây cấm trồng trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến nội dung của đề án trên hệ thống thông tin đại chúng.

Nhận xét:

- Hệ thống cây xanh nói chung và cây xanh đường phố Hà Nội nói riêng rất đa đạng, phong phú. Tuy nhiên, do được trồng qua nhiều thời kỳ, đến nay nhiều cây bị già cỗi, sâu mục, nhiều gốc cây bị tình trạng lấn chiếm, xâm hại, có nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bão và trong thực tế đã đổ gãy, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản. Bên cạnh đó, do không được chọn lọc, nhiều cây không đúng chủng loại cây trồng đô thị, cây cấm trồng, cây nhiều sâu bọ, mùi hắc, còi cọc, gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị. Trước thực trạng trên, việc Thành phố có chủ trương cải tạo, từng bước thay thế cây xanh đô thị trên các tuyến phố nội đô là cần thiết và đúng đắn, phù hợp với các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị.

- Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 28/7/2011, Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương nghiên cứu, lập và phê duyệt Đồ án Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố đến năm 2015. Quy hoạch và Kế hoạch trên đã được lấy ý kiến của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan chuyên ngành quản lý cây xanh, các chuyên gia; thẩm định, thông qua các cơ quan có thẩm quyền. UBND Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 và ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/8/2013 về đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố đến năm 2015, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Luật Thủ đô và các quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai và thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn Thành phố.

- Việc lập và phê duyệt Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015 là một bước cụ thể hóa để thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015 và phù hợp quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý cây xanh đô thị hai bên đường phố và phát triển đô thị bền vững theo Luật Thủ đô.

2. Việc triển khai, tổ chức thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường năm 2014 và 03 tháng đầu năm 2015

2.1. Việc triển khai Đề án

Sau khi Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015 được phê duyệt, Sở Xây dựng đã phối hợp với các sở, ngành và các quận triển khai thực hiện, cắt tỉa, hạ chặt những cây sâu mục, gãy đổ hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm, già cỗi, không đảm bảo an toàn theo nhiệm vụ thường xuyên; đồng thời, kêu gọi hỗ trợ sự hỗ trợ, đóng góp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và đã có nhiều đơn vị tham gia hưởng ứng. Cây trồng trên nhiều tuyến phố đã xanh tốt, góp phần chỉnh trang đô thị và tuyến phố.

Tuy nhiên, việc triển khai Đề án còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót:

- Trong Đề án, tiêu đề một số mục nêu chung chung, chưa nêu rõ tiêu chí để đánh giá, phân định và làm rõ: Số lượng cây dự kiến phải chặt hạ, thay thế do có nguy cơ đổ gãy, cây khô chết, cây sâu mục, cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn tính mạng, tài sản của người dân trong tổng số 2208 cây; Số lượng cây dự kiến dịch chuyển để trồng theo quy hoạch, số cây dự kiến từng bước thay thế do cây không đúng chủng loại đô thị, cây cấm trồng, cây có nhiều sâu bọ ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị; số lượng dự kiến trồng bổ sung mới tại các tuyến phố, tại dải phân cách…do đó khi tổng hợp thành số liệu 4500 cây là chưa cụ thể từng nội dung việc cải tạo, thay thế cây xanh theo Kế hoạch làm cho dư luận lo ngại về số lượng cây sẽ bị “chặt hạ” quá nhiều. Trong khi đó, công tác thông tin tuyên truyền sau khi Đề án được phê duyệt lại không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến báo chí và dư luận nhân dân hiểu lầm, bức xúc, hoang mang, lo lắng cho rằng Thành phố có chiến dịch chặt hạ 6708 cây xanh.

- Việc xác định, ước tính chi phí cải tạo, thay thế cây xanh theo cách tính bình quân 10 triệu đồng/cây bao gồm cả việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, cây bổ sung, chi phí bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè cho toàn bộ 6708 cây là không chặt chẽ, không khoa học, chưa phù hợp với từng nội dung thực hiện cho từng loại cây, từng tuyến đường phố, gây nghi ngờ, băn khoăn việc có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng...

2.2. Công tác khảo sát, đánh giá xác định và cấp phép cải tạo, thay thế cây xanh.

Việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, trồng cây bổ sung hai bên đường phố được thực hiện sau khi thực hiện việc khảo sát, đánh giá và cấp phép theo quy trình quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Quy trình số 27/QT ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh.

Năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, Sở Xây dựng cấp 71 giấy phép (riêng đường Nguyễn Trãi và đường Nguyễn Chí Thanh nêu tại mục 2.6, mục 2.7), trong đó năm 2014 cấp 48 giấy phép, 3 tháng đầu năm 2015 cấp 23 giấy phép.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây, trồng thay thế, bổ sung của các đơn vị được nộp tại Bộ phận một cửa Văn phòng Sở Xây dựng. Sau đó, hồ sơ được chuyển đến phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm Sở Xây dựng. Tổ công tác (đại diện Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh, Thanh tra Xây dựng, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và đại diện UBND phường sở tại) khảo sát, kiểm tra tình trạng cây, lập biên bản xác định tình trạng cây làm cơ sở để cấp giấy phép.

Nhận xét:

Việc cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây, trồng thay thế, bổ sung cây xanh đô thị hai bên đường năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015 cơ bản được thực hiện theo đúng quy trình quy định tại khoản 4, khoản 5, Điều 14, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Quy trình 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh.

Tuy nhiên, việc cấp phép còn một số hạn chế, thiếu sót:

- Việc khảo sát chưa kỹ trước khi cấp phép dẫn đến cấp giấy phép một số cây trồng thay thế, bổ sung không đảm bảo điều kiện để trồng: 01 trường hợp cây trồng bị trùng vị trí (chặt 02 cây mã số 181, 179 chung gốc nhưng chỉ trồng được 01 cây tại phố Huế), 52 vị trí vướng công trình, hạ tầng không trồng được (Giảng Võ: 21 vị trí, Láng Hạ: 15 vị trí, Kim Mã: 12 vị trí; Nguyễn Thái Học: 4 vị trí); 25 cây chưa thay thế không phù hợp với hiện trạng cây nêu trong giấy phép, trách nhiệm thuộc Tổ công tác do Sở Xây dựng chủ trì khảo sát, kiểm tra tình trạng cây trước khi cấp phép.

- Hồ sơ đề nghị cấp phép có đơn đề nghị, biên bản kiểm tra xác định tình trạng cây trước khi cấp phép đều thể hiện vị trí, loại cây, kích thước cây, lý do chặt hạ, dịch chuyển tuy nhiên còn thiếu một số ảnh chụp hiện trạng cây (31 cây); hồ sơ đề nghị cấp phép có đơn đề nghị, ảnh chụp hiện trạng cây thể hiện vị trí, loại cây, kích thước cây, lý do chặt hạ, dịch chuyển, biên bản kiểm tra xác định tình trạng cây trước khi cấp phép tuy nhiên biên bản không có thành phần xác nhận của UBND phường sở tại (04 trường hợp). Việc làm trên là chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu về hồ sơ cấp phép được quy định tại Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh. Trách nhiệm thuộc về phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm Sở Xây dựng.

2.3. Việc chặt hạ, thay thế cây, trồng cây thay thế, bổ sung theo giấy phép (riêng đường Nguyễn Trãi và đường Nguyễn Chí Thanh nêu tại mục 2.6, mục 2.7).

Hàng năm, Thành phố thường xuyên kiểm tra, thực hiện việc cắt tỉa các cành, tán cây có nguy cơ gẫy đổ; chặt hạ và trồng thay thế đối với các cây đã chết, đã bị gãy đổ hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn trước và trong mùa mưa bão. Đây là việc làm cần thiết và thường xuyên hàng năm nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, an toàn giao thông... Năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, đã thực hiện dịch chuyển 52 cây, chặt hạ 397 cây chết, đã bị gãy đổ hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm, cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn và đã trồng cây thay thế, trồng mới bổ sung.

Thực hiện thí điểm cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố, địa điểm công cộng, kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp kinh phí trồng cây và tổ chức thực hiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, Sở Xây dựng đã cấp phép và các đơn vị đã thực hiện dịch chuyển 19 cây, chặt hạ 481 cây và đã trồng cây thay thế, trồng mới bổ sung.

Nhận xét:

Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan đã cơ bản thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, bổ sung theo đúng quy trình quy định tại khoản 7, khoản 8, Điều 14, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, Quy trình kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 6439/QĐ-SXD ngày 04/8/2010 của Sở Xây dựng và thực hiện theo giấy phép đã cấp.

Tuy nhiên, qua kiểm tra còn một số hạn chế, thiếu sót:

- Một số cây trồng thay thế mặc dù là loại cây thuộc danh mục cây đô thị nhưng không đúng loại cây đã được cấp phép (97 cây gồm: phố Kim Mã 13 cây Lát Hoa, giấy phép: Bằng lăng; phố Ngô Thì Nhậm 11 cây Lát Hoa, giấy phép: Chẹo; phố Quang Trung 41 cây Lát Hoa, giấy phép: Sao đen, phố Lê Duẩn và Trần Nhân Tông 32 cây Lát Hoa, giấy phép: Vàng Anh phố Lê Duẩn và Bằng Lăng phố Trần Nhân Tông) là chưa thực hiện nghiêm túc nội dung giấy phép đã cấp, trách nhiệm thuộc về đơn vị thực hiện trồng cây, đơn vị giám sát là Ban Duy tu công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Sở Xây dựng.

- Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh trồng trên phố Huế 08 cây (07 cây Lát Hoa và 01 cây Sấu) khi chưa được cấp phép mặc dù việc trồng cây trên phù hợp vị trí cần trồng, là chưa thực hiện nghiêm túc Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh. Trách nhiệm thuộc về Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh.

- Việc thực hiện chặt hạ, thay thế, vận chuyển cây, gỗ chủ yếu thực hiện vào ban đêm để không cản trở, ách tắc giao thông, đảm bảo theo quy định của Thành phố về thời gian hoạt động của ô tô tải trọng lớn từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau nhưng Sở Xây dựng và các đơn vị thực hiện đã không chủ động thông tin, tuyên truyền nên dư luận hiểu sai là làm vụng trộm, lén lút. Trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng và các đơn vị thực hiện.

2.4. Kinh phí thực hiện

2.4.1 Nguồn kinh phí sự nghiệp

Ngày 19/12/2011, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 5875/QĐ-UBND, Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 về Đơn giá thanh toán cho các dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có đơn giá chặt hạ, đào gốc cây... Đơn giá trên được xây dựng trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các Bộ: Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị; hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá ca máy và thiết bị thi công công trình; quy định quản lý lao động tiền lương và thu nhập trong các Công ty Nhà nước…(như: Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTB&XH ngày 5/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội; Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng; Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng, v.v). Theo Quyết định số 5875/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND Thành phố thì đơn giá chặt hạ, đào gốc mức cao nhất (cây có đường kính >120cm): 35.942.770 đồng, trong đó chặt hạ (không thi công bằng xe nâng): 25.208.119 đồng; đào gốc (có đổ đất màu): 10.734.651 đồng; đơn giá thấp nhất (cây có đường kính từ 15-40cm, không thi công bằng xe nâng, không đổ đất màu): 4.408.071 đồng. Theo Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về đơn giá thanh toán các dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015 thì đơn giá chặt hạ, đánh gốc mức cao nhất đối với cây có đường kính >120cm: 35.852.497 đồng, đơn giá thấp nhất đối với cây có đường kính từ 15-40cm: 4.392.522 đồng.

Trên cơ sở báo cáo, hồ sơ tài liệu do Sở Xây dựng, các đơn vị liên quan cung cấp và qua kiểm tra thấy:

Tổng kinh phí thực hiện công tác chặt hạ, giải tỏa, đào gốc, đánh gốc, trồng cây, đánh chuyển cây trên các tuyến phố năm 2014 là 4.625.075.000 đồng (Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh thực hiện 4.226.284.000 đồng, Công ty cổ phần Thương mại và Công nghệ Bình Minh thực hiện: 398.791.000 đồng).

Đơn giá thanh quyết toán năm 2014 được thực hiện theo Quyết định số 5875/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND Thành phố. Theo hồ sơ quyết toán năm 2014 đã được Sở Xây dựng quyết toán và Sở Tài chính thẩm tra xác nhận số liệu quyết toán thể hiện chỉ có 01 cây chặt hạ có đường kính >120cm (cây xà cừ tại 15 phố Lý Nam Đế), quyết toán chi phí chặt hạ, đánh gốc cây theo đúng đơn giá do UBND Thành phố ban hành: 34.322.712 đồng (trường hợp thi công bằng xe nâng, không đổ đất màu). Việc một số cơ quan báo chí đăng thông tin về đơn giá chặt hạ nhưng không nói rõ đây chỉ là một trường hợp cá biệt đã làm cho dư luận hiểu không đúng bản chất vụ việc.

3 tháng đầu năm 2015, các đơn vị đang triển khai thực hiện, chưa thanh quyết toán.

Về đơn giá gắn biển mã số cây để phục vụ công tác quản lý: Theo khái toán kinh phí gắn biển mã số cây tại Đề án cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường giai đoạn 2014-2015: 4,5 tỷ đồng cho 45.738 cây/470 tuyến phố/10 quận, đơn giá bình quân là 98.386 đồng/biển. Theo hồ sơ quyết toán năm 2014 đã gắn 722 biển với chi phí 63.228.000 đồng, đơn giá bình quân là 87.573,4 đồng/biển (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung, thuế GTGT).

2.4.2. Nguồn kinh phí huy động từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân

Hưởng ứng huy động nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, đến nay có 01 đơn vị là Tập đoàn VinGroup-Công ty Cổ phần đã chuyển số tiền 841.476.000 đồng cho Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh để thực hiện; các đơn vị khác thực hiện cải tạo, thay thế, trồng cây, bàn giao cây trồng cho Thành phố. Các đơn vị đã lập dự toán tạm tính giá trị quy đổi thành tiền để Sở Xây dựng xem xét, thực hiện công tác ghi thu, ghi chi theo quy định là 5.372.700.000 đồng. Sở Xây dựng giao cho Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phối hợp với Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh nghiệm thu quy cách, chủng loại, chất lượng cây trước, trong và sau khi trồng, tiến hành bàn giao sản phẩm cây trồng cho Thành phố.

Nhận xét: 

Sở Xây dựng đã thực hiện thanh quyết toán năm 2014 và được Sở Tài chính thẩm tra xác nhận số liệu quyết toán theo quy định; thực hiện đúng đơn giá thanh toán cho các dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Quyết định số 5875/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND Thành phố. Đối với kinh phí thực hiện 03 tháng đầu năm 2015, các đơn vị đang triển khai thực hiện, chưa thanh quyết toán.

2.5. Việc quản lý, thanh lý gỗ, củi

2.5.1 Thực hiện theo nguồn kinh phí sự nghiệp

Theo hồ sơ, tài liệu do đơn vị cung cấp thấy số liệu gỗ, củi thể hiện trên phiếu nhập kho khớp với số liệu gỗ, củi thu hồi thể hiện trên các biên bản xác định gỗ, củi thu hồi, tổng số khối lượng thu hồi năm 2014 và 03 tháng đầu năm 2015 là: 653,917m3 gỗ, 154,124m3 củi.

Năm 2014, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh đã thanh lý, đấu giá 227,901m3 gỗ và 52,066m3 củi vào 2 đợt (gỗ, củi thu hồi từ các nguồn khác nhau). Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (trước đây là Trung tâm thẩm định giá - Bộ Tài chính ) để thẩm định giá trị lô củi, gỗ cần thanh lý (xác định giá trị từng khúc gỗ, loại gỗ…). Căn cứ chứng thư thẩm định giá, Hội đồng thanh lý xử lý tài sản Công ty họp, thống nhất khối lượng, giá khởi điểm, hình thức bán; thuê Công ty Cổ phần bán đấu giá Lạc Việt tổ chức bán đấu giá; ban hành Quyết định bán đấu giá củi, gỗ thu hồi. Công ty Cổ phần bán đấu giá Lạc Việt tổ chức bán đấu giá; căn cứ kết quả bán đấu giá, Công ty xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng trúng đấu giá, tiến hành thu tiền và bàn giao gỗ cho khách hàng trên cơ sở hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho với tổng số tiền 854 triệu đồng. Công ty nhập quỹ và hạch toán vào doanh thu của Công ty.

Theo hồ sơ năm 2014 đã được Sở Xây dựng quyết toán và Sở Tài chính thẩm tra xác nhận số liệu quyết toán thì đã giảm trừ trực tiếp vào giá trị quyết toán của đơn vị. Đối với khối lượng gỗ, củi còn lại hiện đơn vị đang quản lý, chưa thực hiện thanh lý, đấu giá.

2.5.2. Thực hiện theo nguồn huy động từ các cơ quan, đơn vị

Theo hồ sơ, tài liệu do đơn vị cung cấp thấy số lượng gỗ, củi thể hiện trên phiếu nhập kho khớp với số lượng gỗ, củi thu hồi thể hiện trên các biên bản xác định gỗ, củi thu hồi với khối lượng 79,68m3 gỗ, 34,406m3 củi được lưu trữ tại các kho của các đơn vị thực hiện; đến thời điểm hiện tại chưa tổ chức thanh lý, đấu giá.
Nhận xét:

Qua kiểm tra hồ sơ, tài liệu do các đơn vị liên quan cung cấp thấy số lượng gỗ, củi thể hiện trên phiếu nhập kho khớp với số lượng gỗ, củi thu hồi thể hiện trên các biên bản xác định gỗ, củi thu hồi. Đến nay chưa phát hiện thất thoát, tiêu cực, v.v…

2.6. Việc cải tạo, thay thế cây xanh tuyến đường Nguyễn Trãi

Đối với tuyến đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, trong khi Bộ Giao thông Vận tải đang trong giai đoạn thi công tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh-Hà Đông và đường hầm tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Ban quản lý dự án đường sắt-Bộ Giao thông Vận tải có văn bản số 411/BQLDAĐS-DA2 ngày 14/11/2014 đề nghị UBND thành phố Hà Nội xây dựng, lập phương án bảo vệ công trình dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông. Tuyến đường Nguyễn Trãi-Trần Phú là một trong những tuyến giao thông chính, có lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn. Những năm gần đây nhất là từ khi triển khai tuyến đường sắt trên cao, tuyến đường này là một trong những điểm đen về ùn tắc giao thông. Thời gian qua đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, tai nạn sập giàn giáo xây dựng gây chết người. Mặt khác, hiện trạng một số cây trên tuyến đường đã bị sâu mục, che khuất tầm nhìn giao thông, các cây nằm giữa dải phân cách giữa làn đường xe thô sơ và làn đường ô tô làm thu hẹp làn đường, cản trở giao thông… Loại cây trồng trước đây chủ yếu là xà cừ (loại cây rễ nông, ăn ngang) có chiều cao từ 15- 20m, phát triển nghiêng về phía đường sắt trong khi khoảng cách từ vị trí cây đến tuyến đường sắt khoảng 14m, nếu cây đổ do mưa bão sẽ gây mất an toàn cho tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông khi đi vào hoạt động. Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 35 Luật Đường sắt về hành lang an toàn đường sắt (khoảng cách 15m), để đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông, việc tổ chức lại giao thông để giảm ùn tắc, giảm tai nạn và xây dựng tuyến đường đẹp, hiện đại thì việc chỉnh trang, cải tạo tuyến đường Nguyễn Trãi-Trần Phú, trong đó có việc cải tạo, thay thế cây xanh dải phân cách và hai bên hè của tuyến đường là cần thiết. UBND Thành phố đã có các văn bản số 4061/UBND-XDGT ngày 05/6/2014, số 5030/UBND-XDGT ngày 09/7/2014, số 268/TB-VP ngày 04/11/2014, số 8896/UBND-XDGT ngày 17/11/2014, số 328/UBND-XDGT ngày 16/01/2015, do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Quốc Hùng ký, về triển khai tuyến phố trật tự văn minh đô thị, chỉnh trang hệ thống cây xanh đô thị, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật và tăng cường năng lực giao thông tuyến đường Nguyễn Trãi, đảm bảo an toàn công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông, trong đó UBND Thành phố yêu cầu Sở Xây dựng tổ chức công khai thông tin, tổ chức họp báo thông tin đến các cơ quan thông tin, truyền thông để công luận, nhân dân biết, ủng hộ trước khi chặt hạ, di chuyển cây xanh.

Sở Xây dựng đã cấp 06 giấy phép (số 114/GP-SXD ngày 10/11/2014, số 121/GP-SXD ngày 28/11/2014, số 131/GP-SXD ngày 13/12/2014, số 01/GP-SXD ngày 08/01/2015, số 06/GP-SXD, số 07/GP-SXD ngày 19/01/2015) cho phép chặt hạ, dịch chuyển, trồng thay thế, bổ sung để bảo đảm an toàn công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, chỉnh trang tuyến đường Nguyễn Trãi, tổ chức lại giao thông; đến nay đã thực hiện chặt hạ 616 cây và dịch chuyển 78 cây (bao gồm 179 cây xà cừ, 168 cây Keo, 95 cây Bàng, 16 cây Bông gòn, 12 cây Dâu da, 12 cây Dướng, 28 cây Bằng lăng…); trồng thay thế 123 cây, trồng mới 28 cây.

Nhận xét: 

Việc cấp phép và thực hiện cấp phép cơ bản theo đúng quy trình quy định tại khoản 4, 5, 7, 8, Điều 14, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh, Quy trình kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 6439/QĐ-SXD ngày 04/8/2010 của Sở Xây dựng và thực hiện theo giấy phép đã cấp.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số hạn chế, thiếu sót sau:

- Việc khảo sát chưa kỹ trước khi cấp phép dẫn đến cấp giấy phép một số cây trồng thay thế, bổ sung không đảm bảo điều kiện để trồng (86 vị trí vướng công trình, hạ tầng), trách nhiệm thuộc Tổ công tác do Sở Xây dựng chủ trì khảo sát, kiểm tra tình trạng cây trước khi cấp phép.

- Hồ sơ đề nghị cấp phép có đơn đề nghị, biên bản kiểm tra xác định tình trạng cây trước khi cấp phép (có các thành phần kiểm tra xác nhận) đều thể hiện vị trí, loại cây, kích thước cây, lý do chặt hạ, dịch chuyển tuy nhiên còn thiếu một số ảnh chụp hiện trạng cây (28 cây) là chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu về hồ sơ cấp phép được quy định tại Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh. Trách nhiệm thuộc về phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm Sở Xây dựng.

- Việc Sở Xây dựng cho phép Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thịnh An thực hiện chặt hạ 19 cây và Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Vĩnh An thực hiện chặt hạ 20 cây trong khi 02 công ty trên không phải là đơn vị được giao thực hiện chặt hạ nêu trong giấy phép, trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng.

- Việc nghiệm thu, giám sát kết quả tổ chức thực hiện của 03 công ty (Công ty Cổ phần Thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thịnh An, Công ty cổ phần Thương mại và xây dựng Vĩnh An) thiếu thành phần xác nhận của UBND phường sở tại là chưa đầy đủ thành phần quy định tại Quy trình kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 6439/QĐ-SXD ngày 04/8/2010 của Sở Xây dựng.

- Một số cây trồng thay thế mặc dù là loại cây thuộc danh mục cây đô thị nhưng không đúng loại cây đã được cấp phép (06 cây) là chưa thực hiện nghiêm túc nội dung giấy phép đã cấp, trách nhiệm thuộc về đơn vị thực hiện trồng cây là Công ty TNHH MTV công viên cây xanh và đơn vị giám sát là Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Sở Xây dựng.

- Việc thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phục vụ cho nhiều dự án phát triển hạ tầng đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị được kết hợp thực hiện đồng thời, đồng bộ trên cả tuyến đường nhưng Sở Xây dựng chưa thực hiện tốt việc thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Thông báo số 268/TB-VP ngày 04/11/2014, văn bản số 328/UBND-XDGT ngày 16/01/2015 của UBND Thành phố yêu cầu trước khi chặt hạ, di chuyển cây xanh cần tổ chức công khai thông tin để dư luận biết, ủng hộ; tổ chức thông tin đến các cơ quan báo đài công tác triển khai thực hiện, làm cho dư luận không hiểu rõ những việc phải làm để đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông và chỉnh trang đô thị.


2.7. Việc cải tạo, thay thế cây xanh tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.

Theo Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn 2014-2015, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được xác định là một trong những tuyến đường thực hiện thí điểm việc cải tạo, thay thế cây xanh. Hiện trạng cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh chủ yếu là cây Keo lá tràm đã trồng gần 20 năm, là cây thân giòn, dễ gãy; cây Hoa sữa trồng với mật độ rất dày gây mùi nồng nặc, nhiều hộ dân sống ở gần từ lâu mong muốn được thay cây. Ngoài ra có một số cây sâu mục, không đúng chủng loại cây đô thị (Bàng, Dâu da,…). Với mong muốn việc cải tạo, thay thế cây xanh hiện trạng và trồng bằng một loại cây mới, để có được một tuyến đường đẹp về lâu dài; hưởng ứng chủ trương của Thành phố, Công an Thành phố Hà Nội đã tự nguyện vận động cán bộ, chiến sỹ đóng góp ủng hộ và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBANK có văn bản số 920/BC-CAHN-PV11 ngày 14/02/2015 gửi UBND Thành phố về việc đề nghị xin được đóng góp kinh phí để trồng lại cây xanh trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh bằng cây Vàng tâm và trồng vào đầu năm Ất Mùi 2015. UBND Thành phố có văn bản số 1473/UBND-XDGT ngày 03/3/2015 do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Quốc Hùng ký, chấp thuận về chủ trương đề xuất trên; kinh phí thực hiện theo phương thức xã hội hóa, không sử dụng vốn ngân sách; đơn vị tài trợ bàn giao lại cho Thành phố quản lý sau khi hoàn thành trồng và chăm sóc bảo đảm yêu cầu.

Ngày 03/3/2015 và ngày 14/3/2015, Tổ công tác do Sở Xây dựng chủ trì đã khảo sát, lập biên bản kiểm tra, xác định hiện trạng chất lượng cây cần chặt hạ dịch chuyển, có xác nhận của UBND các phường: Láng Hạ, Láng Thượng, Ngọc Khánh. Sở Xây dựng cấp Giấy phép số 38/GP- SXD ngày 16/3/2015 cho phép chặt hạ 127 cây (06 cây Bàng, 01 cây Đa, 05 cây Dâu da, 81 cây Keo, 01 cây Lộc vừng, 09 cây Muồng, 07 cây Phượng, 01 cây roi, 12 cây hoa sữa, 02 cây sung, 01 cây Xà cừ, 01 cây xoài), dịch chuyển 205 cây (08 cây Bằng lăng, 04 cây Chẹo, 01 cây Đa, 01 cây Lộc vừng, 22 cây Sấu, 169 cây Hoa sữa), trồng thay thế, bổ sung 332 cây. Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh thực hiện công tác chặt hạ, dịch chuyển, bó vỉa gốc cây, hoàn trả vỉa hè. Thực tế đã chặt hạ: 112 cây (04 cây Bàng, 04 cây Dâu da, 81 cây Keo, 09 cây Muồng, 06 cây Phượng, 06 cây hoa sữa, 01 cây sung, 01 cây Xà cừ), dịch chuyển: 132 cây (chủ yếu là Hoa sữa, chuyển về vườn ươm Cầu Diễn), trồng thay thế: 239 cây, trồng mới 02 cây.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng: Sở Xây dựng cấp phép trồng cây thay thế trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh bằng cây Vàng tâm là trên cơ sở đề xuất của Công an Thành phố và chấp thuận chủ trương của UBND Thành phố, do cây Vàng tâm là cây có một số tiêu chí phù hợp cây đô thị và là cây gỗ quý hiếm có tên trong sách đỏ cần được bảo tồn.

Theo Biên bản thỏa thuận lập ngày 12/3/2015 giữa Ban chấp hành Công đoàn và Đoàn Thanh niên Công an Hà Nội, Ban chấp hành Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng thỏa thuận với Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư HDL về việc Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư HDL nhận cung cấp và trồng cây Vàng tâm tại đường Nguyễn Chí Thanh, thời gian thực hiên 30 ngày, đơn giá dưới 2.000.000 đồng/cây (đơn giá bao gồm: cây trồng, công đào và vận chuyển về trồng; đào hố vận chuyển đất cũ đi, định vị bầu cây, gông trồng cây và chăm sóc cây tươi tốt). Đơn vị trồng chịu trách nhiệm chăm sóc cho cây sống tươi tốt sẽ nghiệm thu bàn giao cho Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội quản lý thì Công an Thành phố Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng mới tiến hành thanh quyết toán theo thực tế.

Xung quanh ý kiến về loại cây trồng: cây Vàng tâm hay cây Mỡ.

Qua xác minh người dân bán cây tại xã Đại Lịch, tỉnh Yên Bái và xác nhận của UBND xã Đại Lịch: Từ đầu tháng 3 năm 2015 đến nay, UBND xã đã xác nhận cho người dân khai thác, bán cây Mỡ trồng trong vườn 8 hộ gia đình với tổng số 150 cây (cây trồng từ 5-7 năm, giá bán từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/1 cây, cả công đào và bốc lên xe là 300.000 đồng/1 cây).

Do có ý kiến khác nhau về việc xác định loại cây đã trồng, theo đề nghị của Đoàn thanh tra, ngày 17/4/2015 Viện Khoa học lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản số 253/KHLN-KH về xác định chủng loại cây thay thế, trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh, có nội dung:

“Kết quả giám định 30 cây đã được lấy mẫu ở hai bên đường phố Nguyễn Chí Thanh đều thuộc cùng một loài cây có tên Việt Nam là Mỡ.

- Tên khoa học: Manglietia conifer Dandy, viết gọn là Manglietia conifer; tên đồng nghĩa: Manglietia glauca auct, non Blume.

- Họ: Mộc lan Magnoliaceae. Trong một số tài liệu, loài cây này còn được ghi các tên gọi khác, cụ thể:

+ “Danh lục các loài cây thực vật Việt Nam”, mục 3 trang 10, Tập 2, NXB Nông nghiệp, 2003 của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam)) có ghi: Manglietia conifer Dandy, 1930 (CCVN, 1:283) - Manglietia glauca sensu Fin & Hagnep.1970 (FGI, CCI, VFT), non Blume (1823). - Mỡ, “Vàng tâm”.

+ “Cây gỗ rừng Việt Nam” trang 96, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 1978 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng ghi cây Mỡ tên khoa học là Manglietia B1. Trong quyển “Vietnam forest trees” (Cây gỗ rừng Việt Nam), trang 504, (bản tiếng Anh, tái bản lần 2), Hà Nội - 2009 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng có ghi tên khoa học Manglietia glauca B1; tên địa phương (Vernacular name): Vàng tâm...

Liên quan đến việc sử dụng cây Vàng tâm và cây Mỡ làm cây trồng ở đường phố đô thị, tới nay, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào về trồng hai loài cây này ở đường phố đô thị. Do vậy, Viện chưa có cơ sở khoa học để khẳng định cây Vàng tâm và cây mỡ có phù hợp hay không phù hợp cho trồng cây đường phố đô thị nói chung và trồng tại đường phố Hà Nội nói riêng”.

Nhận xét: 

- Việc cấp phép và thực hiện cấp phép cơ bản theo đúng quy trình quy định tại khoản 4, 5, 7, 8, Điều 14, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh, Quy trình kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 6439/QĐ-SXD ngày 04/8/2010 của Sở Xây dựng và thực hiện theo giấy phép đã cấp.

- Chủ trương thay thế những cây trồng không đúng chủng loại cây đô thị trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh để về lâu dài có được những hàng cây đẹp, phù hợp với đô thị là cần thiết. Việc các đơn vị tự nguyện tài trợ kinh phí để mua cây, trồng lại cây là việc làm cần được ủng hộ. Về giá mua, vận chuyển và trồng thay thế cây do các đơn vị hỗ trợ chi trả, không sử dụng ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số hạn chế, thiếu sót:

- Với mong muốn việc cải tạo, thay thế cây xanh hiện trạng và trồng bằng một loại cây có giá trị để có được một tuyến đường đẹp nên đã thay thế và trồng cây thay thế nhưng chưa tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân là việc làm nóng vội, giản đơn. Mặt khác, công tác thông tin tuyên truyền chưa tốt, nhân dân chưa đồng thuận, thậm chí phản ứng mạnh mẽ và gay gắt của công luận và dư luận nhân dân.

- Về cây Mỡ, hay cây Vàng tâm: Theo kết quả giám định của Viện Khoa học lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và xác minh từ nguồn gốc nơi cung cấp, xác định cây đã trồng hiện nay trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh là cây Mỡ (mặc dù còn có viện dẫn gọi bằng cả hai tên là Mỡ, Vàng tâm).

3. Công tác thông tin tuyên truyền

Để triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường giai đoạn 2014-2015, tại Quyết định số 6816/QĐ-UBND ngày 11/11/2013, UBND Thành phố giao nhiệm vụ cho Sở Thông tin và Truyền thông “Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tuyên truyền phổ biến nội dung của đề án này trên hệ thống thông tin đại chúng”.

Ngày 03/12/2013, Sở Thông tin và Truyền thông có Kế hoạch số 1923/KH-STTTT về tuyên truyền thực hiện Đề án Cải tạo hệ thống cây xanh thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015. Ban Tuyên giáo Thành ủy đã phối hợp tổ chức các cuộc họp báo, cung cấp thông tin về việc cải tạo, thay thế cây xanh.

UBND Thành phố có Thông báo số 268/TB-VP ngày 04/11/2014, văn bản số 328/UBND-XDGT ngày 16/01/2015 yêu cầu việc trước khi chặt hạ, di chuyển cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Trãi cần tổ chức công khai thông tin để dư luận biết, ủng hộ; tổ chức thông tin đến các cơ quan báo đài công tác triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, một trong những nhược điểm, thiếu sót lớn vừa qua là công tác thông tin tuyên truyền việc cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường giai đoạn 2014 - 2015 trước và trong quá trình thực hiện chưa tốt. Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo của Thành ủy chiều 17/3/2015, đồng chí Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy đã có những câu nói gây phản ứng trong dư luận. Lãnh đạo Thành ủy đã kịp thời nhắc nhở, góp ý và đã phân công đồng chí khác làm nhiệm vụ chủ trì họp báo thay cho đồng chí Phan Đăng Long.

II. KẾT LUẬN

Hệ thống cây xanh nói chung và cây xanh đường phố Hà Nội nói riêng rất đa đạng, phong phú. Tuy nhiên, do được trồng qua nhiều thời kỳ, đến nay nhiều cây bị già cỗi, sâu mục, nhiều gốc cây bị tình trạng lấn chiếm, xâm hại, có nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bão và trong thực tế đã đổ gãy, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản. Bên cạnh đó, do không được chọn lọc, nhiều cây không đúng chủng loại cây trồng đô thị, cây cấm trồng, cây nhiều sâu bọ, mùi hắc, còi cọc, gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị. Trước thực trạng trên, việc Thành phố có chủ trương cải tạo, từng bước thay thế cây xanh đô thị trên các tuyến phố nội đô là cần thiết và đúng đắn, phù hợp với các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị.

Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 28/7/2011, Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương nghiên cứu, lập và phê duyệt Đồ án Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố đến năm 2015. Quy hoạch và Kế hoạch trên đã được lấy ý kiến của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan chuyên ngành quản lý cây xanh, các chuyên gia; thẩm định, thông qua các cơ quan có thẩm quyền. UBND Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 và ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/8/2013 về đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố đến năm 2015, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Luật Thủ đô và các quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai và thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn Thành phố.

Việc lập và phê duyệt Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015 là một bước cụ thể hóa để thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015 và phù hợp quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý cây xanh đô thị hai bên đường phố và phát triển đô thị bền vững theo Luật Thủ đô.

Thực tế, những năm vừa qua, cùng với việc đầu tư, xây dựng mới hệ thống cây xanh, công viên, hồ nước, Thành phố đã chú trọng thường xuyên cải tạo, thay thế, bổ sung cây xanh trên các tuyến phố, góp phần cải thiện môi trường, cảnh quan đô thị.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị cơ bản thực hiện theo quy trình về cấp phép, thực hiện chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, trồng bổ sung được quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh; Quy trình kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 6439/QĐ-SXD ngày 04/8/2010 của Sở Xây dựng. Việc chặt hạ, đánh chuyển cây do các đơn vị chuyên ngành thực hiện. Khối lượng củi, gỗ thu hồi sau khi chặt hạ đã được các đơn vị đo đếm, nghiệm thu, nhập kho, quản lý, làm thủ tục thanh lý, đấu giá. Chưa phát hiện thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, việc triển khai, tổ chức thực hiện còn một số hạn chế, thiếu sót sau:

1. Trong việc triển khai thực hiện

Việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố là việc hệ trọng và nhạy cảm, tác động trực tiếp không chỉ đến cảnh quan, môi trường mà còn tác động tới tình cảm, đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, Sở Xây dựng chưa tranh thủ rộng rãi ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng dân cư nơi chịu tác động ảnh hưởng. Công tác thông tin, tuyên truyền trước và trong quá trình thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh chưa thực hiện tốt, chưa sâu rộng nên chưa tạo sự đồng thuận cao của người dân sở tại và nhân dân Thủ đô.

Trong Đề án, tiêu đề một số mục nêu chung chung, chưa nêu rõ tiêu chí để đánh giá, phân định và làm rõ: Số lượng cây dự kiến phải chặt hạ, thay thế do có nguy cơ đổ gãy, cây khô chết, cây sâu mục, cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn tính mạng, tài sản của người dân trong tổng số 2208 cây; Số lượng cây dự kiến dịch chuyển để trồng theo quy hoạch, số cây dự kiến từng bước thay thế do cây không đúng chủng loại đô thị, cây cấm trồng, cây có nhiều sâu bọ ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị; số lượng cây dự kiến trồng bổ sung mới tại các tuyến phố, tại dải phân cách…do đó khi tổng hợp thành số liệu 4500 cây là chưa cụ thể từng nội dung việc cải tạo, thay thế cây xanh theo Kế hoạch làm cho dư luận lo ngại về số lượng cây sẽ bị “chặt hạ” quá nhiều. Nhiều người hiểu đây chỉ là việc “chặt hạ”, “loại bỏ” cây xanh hàng loạt, gây bức xúc trong dư luận. Việc xác định, ước tính chi phí cải tạo, thay thế cây xanh theo cách tính bình quân 10 triệu đồng/cây bao gồm cả việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, cây bổ sung, chi phí bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè cho toàn bộ 6708 cây là không khoa học, chưa phù hợp với từng nội dung thực hiện cho từng loại cây, từng tuyến đường phố. Mặc dù đây mới chỉ là khảo sát ban đầu và kinh phí khái toán để lập Đề án; khi triển khai thực hiện phải thực hiện đầy đủ các quy trình quy định về khảo sát, đánh giá xác định cây cần phải chặt hạ, cải tạo thay thế, trồng bổ sung, dự toán, thanh toán, quyết toán theo quy định. Công tác thông tin tuyên truyền không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến báo chí và dư luận nhân dân hiểu lầm, bức xúc, hoang mang, lo lắng cho rằng Thành phố có chiến dịch chặt hạ 6708 cây xanh; đồng thời, gây nghi ngờ, băn khoăn việc có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng...

Trách nhiệm để xảy ra những hạn chế, thiếu sót trên trước hết thuộc Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông của Thành phố, các cơ quan chức năng được giao thực hiện; lãnh đạo UBND Thành phố cũng có phần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thiếu sát sao, cụ thể.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Việc khảo sát trước khi cấp phép và việc cấp giấy phép
- Việc khảo sát chưa kỹ trước khi cấp phép dẫn đến cấp giấy phép một số cây trồng thay thế, bổ sung không đảm bảo điều kiện để trồng (86 vị trí vướng công trình, hạ tầng), trách nhiệm thuộc Tổ công tác do Sở Xây dựng chủ trì khảo sát, kiểm tra tình trạng cây trước khi cấp phép.

- Hồ sơ đề nghị cấp phép có đơn đề nghị, biên bản kiểm tra xác định tình trạng cây trước khi cấp phép đều thể hiện vị trí, loại cây, kích thước cây, lý do chặt hạ, dịch chuyển nhưng còn thiếu một số ảnh chụp hiện trạng cây (31 cây); hồ sơ đề nghị cấp phép có đơn đề nghị, ảnh chụp hiện trạng cây thể hiện vị trí, loại cây, kích thước cây, lý do chặt hạ, dịch chuyển, biên bản kiểm tra xác định tình trạng cây trước khi cấp phép tuy nhiên biên bản không có thành phần xác nhận của UBND phường sở tại (04 trường hợp). Việc làm trên là chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu về hồ sơ cấp phép được quy định tại Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh. Trách nhiệm thuộc về Sở Xây dựng, phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm Sở Xây dựng.

2.2. Thực hiện theo giấy phép

- Việc Sở Xây dựng cho phép Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thịnh An thực hiện chặt hạ 19 cây và Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Vĩnh An thực hiện chặt hạ 20 cây trong khi 02 công ty trên không phải là đơn vị được giao thực hiện chặt hạ nêu trong giấy phép, trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng.

- Việc nghiệm thu, giám sát kết quả tổ chức thực hiện của 03 công ty (Công ty Cổ phần Thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thịnh An, Công ty cổ phần Thương mại và xây dựng Vĩnh An) thiếu thành phần xác nhận của UBND phường sở tại là chưa đầy đủ thành phần quy định tại Quy trình kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 6439/QĐ-SXD ngày 04/8/2010 của Sở Xây dựng.

- Một số cây trồng thay thế mặc dù là loại cây thuộc danh mục cây đô thị nhưng không đúng loại cây đã được cấp phép (103 cây) là chưa thực hiện nghiêm túc nội dung giấy phép đã cấp, trách nhiệm thuộc về đơn vị thực hiện trồng cây và đơn vị giám sát là Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng.

- Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh trồng trên phố Huế 08 cây (07 cây Lát Hoa và 01 cây Sấu) khi chưa được cấp phép mặc dù việc trồng cây trên phù hợp vị trí cần trồng, là chưa thực hiện nghiêm túc Quy trình số 27/QT ban hành ngày 15/7/2011 của Sở Xây dựng về cấp giấy phép chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây xanh. Trách nhiệm thuộc về Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh.

- Việc thay thế cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh và cấp phép trồng cây Vàng tâm nhưng chưa tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân là việc làm nóng vội, giản đơn. Trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng; trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo UBND Thành phố.
- Theo kết quả giám định của Viện Khoa học lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và xác minh từ nguồn gốc nơi cung cấp, xác định cây đã trồng trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh là cây Mỡ (mặc dù còn có viện dẫn khác gọi cả hai tên là Mỡ, Vàng tâm). Trách nhiệm thuộc về đơn vị trồng cây là Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư HDL và đơn vị giám sát là Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng và Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội.

III. KIẾN NGHỊ

1. UBND Thành phố

- Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh biện pháp, cách làm, khắc phục những việc làm không phù hợp vừa qua trong việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn Thành phố đảm bảo chặt chẽ, theo đúng quy định, thiết thực, hiệu quả; chỉ đạo làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội khi thực hiện.

- Nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND Thành phố do thiếu kiểm tra, sâu sát trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện việc cải tạo, thay thế cây xanh trong thời gian vừa qua.

- Chỉ đạo kiểm điểm và xử lý kỷ luật theo quy định đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện để xảy ra những hạn chế, thiếu sót như trong Kết luận nêu.

2. Sở Xây dựng

- Kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở Xây dựng và những cá nhân trực tiếp có liên quan: phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng là những đơn vị có liên quan trực tiếp để xảy ra những hạn chế, thiếu sót đã nêu trong Kết luận.

- Khẩn trương rà soát Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị, làm rõ các tiêu chí đánh giá, phân loại, khảo sát, xác định chính xác về số lượng cây dự kiến chặt hạ, dịch chuyển, trồng thay thế, trồng bổ sung mới và khái toán kinh phí theo từng nội dung thực hiện; đánh giá lại các biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện; kịp thời điều chỉnh biện pháp, cách làm không phù hợp; khắc phục những thiếu sót, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện. Báo cáo đề xuất UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh đảm bảo việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị phải thực hiện theo đúng quy hoạch; phải thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch và có cơ chế lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội trước và trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tăng cường quản lý nhà nước về cây xanh trên địa bàn thành phố theo đúng quy định; nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy định không phù hợp về quản lý, chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây xanh trên địa bàn Thành phố.

- Trên cơ sở kết luận của Thanh tra Thành phố, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân, Sở Xây dựng chỉ đạo trồng cây trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh theo quy hoạch, đảm bảo cây trồng xanh tốt, góp phần cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị. Chi phí phát sinh do đơn vị tài trợ đảm nhiệm.

3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng

- Tổ chức tiến hành kiểm kê gỗ, củi trong kho; khẩn trương đấu giá gỗ theo quy định.

- Rà soát lại đơn giá một số hạng mục liên quan đến việc cải tạo, thay thế cây xanh, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.

4. Sở Thông tin Truyền thông, các quận và các tổ chức, đơn vị có liên quan

- Nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm liên quan đối với những thiếu sót đã nêu tại phần Kết luận.

- Có biện pháp tăng cường quản lý về cây xanh theo phân cấp và theo đúng quy định của pháp luật.

5. Về công khai minh bạch thông tin và công bố thông tin

- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đăng tải Kết luận thanh tra trên Cổng giao tiếp điện tử và các báo điện tử của Thành phố, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch thông tin đến đông đảo nhân dân.

- Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng trong việc khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác thông tin, tuyên truyền; trong phát ngôn báo chí; tăng cường thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh với những thông tin sai trái, lợi dụng vấn đề cây xanh gây phức tạp tình hình an ninh trật tự./.