Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Cực nóng: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘT XUẤT TRẠM THU PHÍ DẦU GIÂY

Những cái miệng, những cây bút bẩn nghĩ thế nào về kết quả này?

Kết quả kiểm tra bất ngờ sau vụ cướp hơn 2 tỷ đồng ở trạm thu phí Dầu Giây

Ngày 26/2, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã công bố kết quả kiểm tra đột xuất công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng xảy ra vào ngày 7/2/2019.

Trạm thu phí Dầu Giây - nơi xảy ra vụ cướp ngày 7/2/2019

Theo thông báo của Tổng cục Đường bộ, đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã kiểm tra hồ sơ thu phí trong 10 ngày (từ ngày 28/01/2019 đến ngày 08/02/2019) của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây.

Theo đó, hồ sơ lưu tại trạm, từ ngày 28/01 đến ngày 08/02/2019, trạm thu phí Dầu Giây thu được 13.271.810.000 đồng (thu phí trực tiếp 13.259.610.000 đồng; thu qua PPC 12.200.000 đồng, trung bình một ngày đêm (3 ca) thu được: 1.105.984.00 đồng; đã nộp vào tài khoản của VEC tại ngân hàng 10.586.730.000 đồng; bị cướp ngày 07/02/2019 là 2.220.000.000 đồng, tiền thu phí còn tồn quỹ 465.080.000 đồng.

Kết quả kiểm tra, chứng từ thu phí được lập đầy đủ theo quy định tại Quy trình tổ chức hoạt động thu phí đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Trong khi đó, Tổng cục Đường bộ nhận được báo cáo của VEC về vụ cướp như sau: vào lúc 07 giờ 00 phút ngày 7/02/2019 (ngày mùng 3 Tết Kỷ Hợi 2019), tại trạm thu phí Dầu Giây xảy ra vụ cướp 2.220.000.000 đồng từ két của trạm.

Tại thời điểm bị cướp, số tiền mặt có tại két phòng Kế toán vé thẻ là 3.230.660.000 đồng, trong đó gồm: Tồn quỹ dự phòng khẩn cấp của VEC E là 80.200.000 đồng; doanh thu giữ lại của VEC để đổi tiền lẻ trong dịp Tết Kỷ Hợi là 600.000.000 đồng; số tiền thu phí của 08 ca từ ca 2 ngày 04/02/2019 đến hết ca 3 ngày 06/02/2018 là 2.550.460.000 đồng.

Trước dư luận hoài nghi về việc VEC công bố về số tiền bị cướp, số tiền thu phí được, đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ đã tiến hành kiểm tra đột xuất, kiểm tra chứng từ liên quan đến số tiền thu phí của 08 ca, từ ca 2 ngày 04/02/2019 đến hết ca 3 ngày 06/02/2018. Kết quả kiểm tra cho thấy các chứng từ thu phí được lưu đầy đủ, các báo cáo thực hiện theo quy trình thu phí tại trạm, tổng số tiền thu phí của trạm thu phí Dầu Giây trong 08 ca từ ca 2 ngày 04/02/2019 đến hết ca 3 ngày 06/02/2018 là: 2.550.460.000 đồng (bình quân 318.807.500 đồng/ca).

Từ kết quả kiểm tra, Tổng cục Đường bộ kết luận, các con số trên khớp đúng với báo cáo của VEC.

Về công tác giám sát, hậu kiểm qua kiểm tra xác suất công tác giám sát, hậu kiểm từ ngày 01/01/2019 đến ngày 15/02/2019 có 28 trường hợp thu phí viên bán sai mệnh giá vé. 27 trường hợp thu phí viên phân loại sai loại xe và 13 trường hợp khách hàng làm mất thẻ. 

Các trường hợp thu phí viên bán sai mệnh giá vé, phân loại sai loại xe và khách hàng làm mất thẻ đều được bộ phận giám sát, hậu kiểm và trạm thu phí Dầu Giây lập biên bản, xử lý theo quy định.

Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ đề nghị VEC khẩn trương thực hiện 4 vấn đề sau: Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư bổ sung hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng theo Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 

Đồng thời báo cáo giải trình việc không sao lưu đầy đủ dữ liệu video theo quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT của Bộ GTVT; 

Ngoài ra, thực hiện ngay việc công khai thông tin trên biển báo điện tử gắn tại khu vực nhà điều hành theo quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT của Bộ GTVT; Khắc phục ngay lỗi không đồng bộ thời gian của các video làn, video cabin, video toàn cảnh.

Nguyễn Tuấn

TÀU KIỂM NGƯ VIỆT NAM GIẢI CỨU THÀNH CÔNG 4 TÀU CÁ CỦA NGƯ DÂN BỊ TÀU HẢI QUÂN INDONESIA BẮT GIỮ TRÁI PHÉP TRÊN BIỂN

Cuteo@

Lợi dụng lúc Việt Nam đang tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, Indonesia đưa tàu chiến vào vùng chồng lấn bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam. Rất may, nhận được thông báo, 2 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã nhanh chóng có mặt, đeo bám, bất chấp phía Indonesia đã nổ súng và giải cứu thành công.

Sự việc xảy ra hôm 24/2/2019 tại vùng chồng lấn chưa phân định giữa Việt Nam và Indonesia. Một nhóm gồm 4 tàu cá Việt Nam mang đăng kiểm Kiên Giang đang đánh cá hợp pháp thì bị tàu hộ vệ tên lửa KRI Bung Tomo (357) của hải quân Indonesia truy đuổi.

Các tàu cá Việt Nam đã cơ động vòng tròn theo bài bản để tránh né, nhưng tàu Indonesia thả xuồng cao su vũ trang để cập mạn, buộc nhóm tàu cá Việt Nam dừng trên biển và áp tải về cảng Tanjung Pinang.

Ngay khi nhận được tin báo, hai tàu Kiểm ngư Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận khu vực tàu cá bị bắt giữ và truy đuổi đoàn tàu. Tàu KRI Bung Tomo nổ súng máy và pháo 30mm cảnh báo nhưng không có hiệu quả.

Các tàu Kiểm ngư Việt Nam liên tục cắt mặt tàu chiến cho tới khi cách lãnh hải Indonesia khoảng 17 hải lý, chỉ lùi ra xa khi KRI Bung Tomo mở bạt pháo 76mm để đe dọa.

Tuy nhiên, tàu KN-241 quay lại ngay sau đó và tiếp tục tiếp cận nhóm tàu đang bị lai dắt về Indonesia.

Chỉ huy tàu chiến Indonesia cho biết: "Chúng tôi cố liên lạc qua điện đàm nhưng họ không thèm quan tâm và liên tục cắt mũi tàu chúng tôi. Tôi đề nghị tổ chức đàm phán nhưng họ không chấp nhận giải pháp thỏa hiệp. Tôi phải thả nhóm tàu cá để bảo đảm an toàn tính mạng cho thủy thủ đoàn của mình".


Xin nhắc lại, đây là hành động cắn trộm nhằm vào các tàu cá Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trên Biển Đông. Tuy nhiên, các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã giải cứu thành công nhóm tàu cá, dù không được trang bị vũ khí mạnh và phải đối đầu với tàu hộ vệ tên lửa Indonesia.

Ảnh: (1) Tàu Kiểm ngư Việt Nam và (2) Tàu KRI Bung Tomo đuổi theo tàu cá Việt Nam.

Ps: Cảm ơn anh Hồ Văn Thúy đã cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời.

THÚC CHÍN SẦU RIÊNG BẰNG "HÓA CHẤT" ETHOPHON CÓ ĐỘC HAY KHÔNG?

Khoai@

Nói đến sầu riêng ủ hóa chất ai cũng sợ. Tất nhiên thôi, vì cứ nói đến 2 từ "Hóa chất" dân ta mặc nhiên coi là độc hại. 

Mấy hôm trước xem dân mạng truyền nhau những clip các cơ quan chức năng "bắt quả tang nông dân nhúng sầu riêng vào một xô nước có màu vàng ở Lâm Đồng, Đăk Lăk...kèm theo những cảnh báo mà cười không nhặt được mồm. Ngay cả những clip trên VTV hiện còn tồn tại trên Youtube cũng chỉ nói khơi khơi chứ không đưa ra hay trích dẫn được một căn cứ khoa học nào chứng minh sâu riêng đước thúc chín bằng hóa chất đó là độc hại.

Thức nước màu vàng mà ta nhìn thất trong các clip được xác nhận là hóa chất Ethophon. Ethephon (Ethrel) là chất điều hoà sinh trưởng thực vật, nhưng nông dân quen gọi là phân hóa học hay phân bón lá.

Thực tế, Sầu riêng sử dụng hóa chất Ethephon để thúc chín đều bán tràn lan và chúng ta vẫn sử dụng bình thường. Hoàn toàn không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào xác nhận loại sầu riêng được thúc chín bởi hóa chất Ethephon gây hại cho sức khỏe con người. Trái lịa, đã có những kết luận khoa học xác định nó vô hại. 

Còn nhớ năm ngoái, anh Hà Đạt đã phải lên tiếng rằng, "xin báo chí đừng giết người nông dân" để phản anh tình trạng báo chí (ở đây là báo Tuổi trẻ) bịa đặt việc nông dân trồng sầu riêng, sử dụng hóa chất độc hại để ngâm ủ sầu riêng chín.

Ngày 01/09/2016, Báo Tuổi Trẻ Online lại đăng một bài viết về việc phát hiện một "hang ổ" (từ của Tuổi Trẻ Online) ngâm hoá chất cho sầu riêng chín. Bài viết này sử dụng các từ ngữ ẩn dụ mang tính cách buộc tội, hạ uy tín doanh nghiệp và gây tâm lý hoang mang ra thị trường. Đó là bài "Kinh hoàng "hang ổ" sầu riêng nhúng hóa chất" như link dưới:


Còn VTV đăng clip: Nhẫn tâm dùng hóa chất ép chín sầu riêng.  (Bấm vào lin k này để xem).

Ngay sau khi báo đài đăng, người tiêu dùng lập tức phản ứng bằng cách mách bảo nhau không mua sầu riêng. Doanh nghiệp chết 1 và người nông dân trồng sầu riêng chết 10.

Sự thật là ở Di linh, Lâm Đồng, hay Đawk Lăk có việc nhúng sầu riêng vào chất Ethephon. Theo các nhà khoa học, chất nhúng này không độc và việc báo đăng tin như trên có thể là do tác động bởi cuộc tranh mua (thu gom) sầu riêng xuất đi Trung Quốc.

Tìm hiểu được biết, Ethephon (Ethrel) là chất điều hoà sinh trưởng thực vật thuộc nhóm phosphonate - có tác dụng kích thích sự rụng lá và phóng thích etylen. Etylen là hormon nội sinh của thực vật, từ sự hình thành của etylen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quá trình hoạt động của thực vật. Ở Việt Nam, Ethephon thường được dùng để giấm chín trái cây.

Ethephon có tên thương phẩm Ethrel (Mỹ), hoặc Flodimex (Đức) hoặc Ethephon (Nga)….

Ethephon hoàn toàn không độc, không ảnh hưởng đối với chuột, thỏ, lợn, mèo. Không kích thích da mắt, không gây dị ứng, không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng và có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa.

Tại hội thảo khoa học diễn ra ngày 28/12/2015, do Hiệp hội Doanh nghiệp Trang trại Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức tại TP HCM, các nhà khoa học đã làm rõ tính chất không độc của "Phân bón lá Ethephon". Theo đó, "xem xét các nghiên cứu khoa học trên thế giới thì không có báo cáo nào về độc tính của Ethylen đối với con người hay động vật đối với các nguồn phơi nhiễm. Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) kết luận không có bằng chứng chứng về khả năng gây ung thư của Ethylen". 

GS.TS Nguyễn Quang Thạch, chủ tịch Hội đồng khoa học Viện sinh học khuyên người trồng nên giấm chín trái cây bằng Ethephon thay vì đất đèn.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới khẳng định "hợp chất Ethephon không độc như mọi người nghĩ. Chất này đã được thế giới sử dụng phổ biến trong trồng trọt, có tác dụng điều hòa sinh trưởng cây trồng, thúc hoa quả chín nhanh, chín đều, qua đó giảm mạnh được công và chi phí thu hoạch".

Mời các anh chị xem một video mà nội dung là "các nhà khoa học muốn minh oan cho chất làm chín trái cây":




Trong câu chuyện này, người chịu thiệt thòi lớn nhất là nông dân. Chỉ một bài báo của PV thiếu tâm, thiếu hiểu biết mà cả ngàn nông dân méo mặt.

Đau đớn lắm thay

CSGT BỊ ĐÁNH KHI ĐANG BẮN TỐC ĐỘ Ở ĐỒNG NAI

Khoai@

Đây là chuyện CSGT Đồng Nai bị đánh khi đang thi hành công vụ. Chuyện này không mấy so với chuyện nhà báo bị đuổi đánh khi đang tác nghiệp. Đương nhiên mức độ lên án của báo chí khác nhau nhiều.

Đó là trường hợp người vi phạm luật giao thông đường bộ với lỗi tốc độ bị CSGT lập biên bản giữ xe, đã rủ thêm bạn tổ chức đuổi đánh 2 CSGT đang hóa trang để làm nhiệm vụ bắn tốc độ ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Vào chiều 25/2/2019, lãnh đạo UBND huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai xác nhận hình ảnh 2 người đàn ông vây đánh 2 CSGT đang mặc thường phục bắn tốc độ mà mạng xã hội lan truyền xảy ra ở huyện Cẩm Mỹ. Vị lãnh đạo này cho hay, sự việc xảy ra vào chiều 24/2, khi đó chiến sĩ CSGT của huyện Cẩm Mỹ đang mặc thường phục (hóa trang) bắn tốc độ người tham gia giao thông trước khu vực Trung tâm hành chính huyện Cẩm Mỹ.

Công an huyện Cẩm Mỹ cho biết, thông tin trên là đúng sự thật. Theo đó người cầm nón bảo hiểm đánh là Lê Hoàng Nhớ, ngụ quận 12. TP HCM. Hai chiến sĩ bị đánh thuộc đội cảnh sát GT-TT Công an H.Cẩm Mỹ.

Thông tin từ công an huyện cho hay, vào khoảng 16h ngày 24/2, Lê Hoàng Nhớ điều khiển xe máy lưu thông trên hương lộ 10 theo hướng từ quốc lộ 56 đi quốc lộ 51, khi chạy qua đoạn đường thuộc Trung tâm hành chính huyện Cẩm Mỹ thì bị lực lượng CSGT huyện Cẩm Mỹ thổi phạt vì chạy quá tốc độ 80/50, do Nhớ không hợp tác, không chịu xuất trình giấy tờ nên đã bị lập biên bản, tạm giữ phương tiện.

Sau đó, Nhớ gọi điện cho chú là Lê Anh Tuấn (41 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai) xuống đón về. Trên đường đi về, Nhớ thấy hai chiến sĩ Công an huyện Cẩm Mỹ đang hóa trang bắn tốc độ trên đường nên cả 2 đã đã xuống xe cầm nón bảo hiểm lao vào đánh.

Ngay sau đó, cả Nhớ và Tuấn bị CSGT mời về trụ sở để làm việc và khai nhận hành vi phạm tội của mình. Sau khi lấy lời khai, cả 2 được cho tại ngoại.

Đây là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng. Đã có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích, cần phải được xử lý nghiêm.

Có lẽ không có nơi nào trên thế giới có CSGT hiền như ở Việt Nam. Ở Mỹ, chỉ cần chống lệnh CSGT sẽ bị bắn chết ngay lập tức.

VIỆT NAM LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ HÒA GIẢI

Việt Nam là biểu tượng của khát vọng hòa bình và hòa giải

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Mỹ và Triều Tiên được tổ chức tại Việt Nam, phóng viên TTXVN tại Washington đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc về sự kiện quan trọng này. 

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc. Ảnh: TTXVN

Đánh giá về việc Triều Tiên, Mỹ đề nghị và Việt Nam đồng ý cung cấp địa điểm họp lần hai, Đại sứ Hà Kim Ngọc cho rằng đây là bước phát triển tất yếu của đối ngoại Việt Nam. Phương châm “Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” đã được Đảng ta khẳng định rõ từ Đại hội Đảng XI (2011). Có trách nhiệm - tức là Việt Nam tích cực tham gia tìm giải pháp cho các vấn đề nóng của khu vực và thế giới mà cộng đồng quốc tế quan tâm, đem lại hòa bình, ổn định chung.

Chỉ thị 25 của Ban Bí thư ngày 8/8/2018 về nâng tầm đối ngoại đa phương đã cụ thể hóa thêm: đối ngoại Việt Nam cần đóng “vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải…” trong các vấn đề khu vực và quốc tế, với tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu tại Hội nghị Ngoại giao 30 (tháng 8/2018) là “vượt khỏi khuôn khổ hiện nay” và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “tư duy đột phá”. Như vậy, quyết định nêu trên của Việt Nam là bước đột phá trong triển khai chủ trương đối ngoại đúng đắn này.

Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh trong thế giới toàn cầu hóa và liên kết chặt chẽ như hiện nay, hòa bình, an ninh ở mỗi khu vực đều gắn kết với nhau và không thể chia tách. Bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á tuy cách xa Việt Nam về địa lý, nhưng tình hình ở đó cũng ảnh hưởng đến môi trường hòa bình, ổn định của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam không thể coi vấn đề ở Bán đảo Triều Tiên chỉ là việc của các đối tác liên quan ở đó, mà có liên quan đến lợi ích của Việt Nam. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan ở châu Phi cũng thể hiện tinh thần nói trên. Đại sứ khẳng định, Việt Nam có trách nhiệm với các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế, khi Việt Nam cần, cộng đồng quốc tế sẽ quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ. 

Hà Nội rực rỡ cờ, hoa chào mừng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Đánh giá về lý do Việt Nam được chọn là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh xét về các phương diện đảm bảo an ninh, khoảng cách địa lý, sự mến khách của nước chủ nhà, năng lực tổ chức sự kiện ở “tầm thế giới”… Việt Nam đều đáp ứng tốt. 

Theo Đại sứ, Triều Tiên và Mỹ chọn Hà Nội - Thành phố Hòa bình, thủ đô của Việt Nam, còn vì một nét đặc thù riêng có, đó là Việt Nam là “chất xúc tác đặc biệt” đối với tiến trình đàm phán. Mỗi bên đều tìm thấy ở Việt Nam những điều họ đang kỳ vọng với phía bên kia. Tựu trung lại, Việt Nam mang tính biểu tượng cao của khát vọng hòa bình và hòa giải, từ đối đầu sang đối thoại, từ nghi kỵ lẫn nhau, sang từng bước xây dựng lòng tin, để từ cựu thù trở thành đối tác của nhau. Như vậy, Việt Nam không chỉ đơn thuần cung cấp địa điểm, hậu cần, an ninh… cho cuộc gặp mà Việt Nam còn là sự khích lệ hai bên “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng tới tương lai”.

Đặng Huyền - Thanh Thuận - Ngọc Ánh (TTXVN)

Bê bối Tình dục trong Công giáo: BỎ NHÀ THỜ - THẾ LÀ HỌ RA ĐI


Đó là tên bài viết mà báo Thời Gian (Zeit) đăng ngày 20-2- 2019. 

Lời dẫn: Trong thời kỳ lạm dụng tình dục và bê bối tài chính, người theo đạo ở các thành phố lớn đang rời bỏ nhà thờ. Trong mười thành phố lớn nhất của Đức, số người rời bỏ nhà thờ tăng 17% trong năm 2018 - một nghiên cứu của tờ Christ & Welt cho biết (tạm dịch Giáo dân & Thế giới, Christ & Welt là một tuần báo Tin Lành-bảo thủ, trong thời kỳ hậu chiến là một trong những tờ báo phổ biến và có ảnh hưởng nhất của Cộng hòa Liên bang non trẻ, nhưng do sự thay đổi xã hội của những năm 1970 ngày càng mất đi độc giả và ảnh hưởng – Hồ Ngọc Thắng).

„… Chủ đề nổi bật trong những tháng gần đây: các vụ bê bối lạm dụng tình dục trong nhà thờ Công giáo. Cuộc khủng hoảng của Giáo hội Công giáo được thể hiện qua con số của giáo dân bỏ nhà thờ: 4.903 con chiên của nhà thờ Công giáo ở TP Cologne đã tuyên bố ra khỏi nhà thờ trong năm 2018 - 30% con chiên Công giáo bỏ nhà thờ nhiều hơn so với năm trước đó.

Số liệu của tòa án cấp huyện ở TP Cologne cũng tương tự như số liệu của các khu vực khác: Trong mười thành phố lớn nhất của Đức, năm 2018, số lượng giáo dân rời bỏ nhà thờ tăng đáng kể, như một nghiên cứu của tờ Christ & Welt cho thấy (ở Đức giáo dân phải đến tòa án cấp huyện Amtsgericht làm thủ tục khi muốn ra khỏi nhà thờ - Hồ Ngọc Thắng). Trung bình, ở tất cả các thành phố lớn được khảo sát, đã có khoảng 17 % thành viên bỏ nhà thờ Tin lành và nhà thờ Công giáo nhiều hơn so với năm 2017.

Đứng đầu thống kê bỏ nhà thờ (Công giáo và Tin lành) là TP Essen và TP Cologne với mức tăng 24% (từ 2182 người bỏ nhà thờ trong năm trước tăng lên 2710 ở TP Essen trong năm 2018 và từ 6109 người tăng lên 7572 tại TP Cologne), ở Berlin có 21% (2018: 16.845 người bỏ nhà thờ), ở Düsseldorf 20% (4068), ở Dortmund 17% (2707), ở Munich (13.879), ở Hamburg 16% (13.525), ở Leipzig (1555) và ở Stuttgart 14% (4388). Ngoại lệ duy nhất là Frankfurt: thủ phủ của bang Hessian chỉ ghi nhận mức tăng 6% (6286) … “

Foto: ảnh minh họa của tờ Thời Gian (Zeit) cho bài đăng ngày 20-2- 2019

PHÓ CHỦ TỊCH PHƯỜNG BỊ CÁCH CHỨC VÌ GỢI Ý DÂN "ỦNG HỘ" TIỆN KHI XÁC NHẬN ĐƠN

'Gợi ý' dân ủng hộ tiền khi xác nhận đơn, Phó Chủ tịch UBND phường bị cách chức

Ngày 24/2, thông tin từ UBND thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau cho biết vừa cách chức một Phó Chủ tịch UBND phường vì "gợi ý" dân ủng hộ tiền khi xác nhận giấy tờ liên quan đến nhà đất.

UBND phường 9 (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) - nơi ông Diệp Tấn Lưu làm Phó Chủ tịch UBND. Ảnh: dantri.com.vn

Trước đó, vào tháng 10/2017, ông T.T.T đến UBND phường 9 gặp ông Diệp Tấn Lưu, Phó Chủ tịch UBND phường 9 xin xác nhận đơn sửa chữa nhà.

Sau khi ký đơn, ông Diệp Tấn Lưu gợi ý ông T "hỗ trợ" 5 triệu đồng để ủng hộ đội bóng của phường. Đến tháng 12/2017, khi ông T sửa nhà thì bị UBND phường lập biên bản vì xây dựng không phép và buộc ông T phải ngưng thi công để chờ bổ sung giấy phép xây dựng.

Hai tháng sau, ông Diệp Tấn Lưu mang 5 triệu đồng đến trả lại cho ông T với lý do đội bóng đã giảm số lượng người nên chi phí giảm, số tiền "nhạy cảm" nên trả lại.

Sau khi vụ việc được phát giác, ông Diệp Tấn Lưu có đơn tường trình thừa nhận việc nhận 5 triệu đồng của ông T. Trước sự việc trên, Hội đồng kỷ luật của UBND phường 9 xác định, việc ký xác nhận của ông Diệp Tấn Lưu là sai, việc nhận tiền cũng sai. Ông Lưu không được giao nhiệm vụ xác nhận việc sửa chữa nhà, vận động tiền khi hội thao bóng đá chưa diễn ra.

Tại cuộc họp diễn ra vào ngày 25/10/2018, Hội đồng kỷ luật của UBND thành phố Cà Mau đưa ra hình thức kỷ luật đối với ông Diệp Tấn Lưu là khiển trách.

Tuy nhiên, sau khi có kết luận của Thanh tra thành phố Cà Mau, Hội đồng kỷ luật đã thống nhất hình thức kỷ luật cách chức đối với ông Diệp Tấn Lưu.

Huỳnh Anh (TTXVN)