Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Thông não cho đám bách cẩu chầu phân chúng mài...

Thông não cho đám bách cẩu chầu phân chúng mài...

Nguồn: Lốc Liếc

Nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ sang Việt Nam dự họp, trò hề “thỉnh nguyện thư” cũ rích lại được đám cẩu nô rân trủ dấm dúi soạn lại.

Lần này bọn bỏn biết thân phận tôi đòi đê tiện, không dám sủa “cắn gấu quần” ông chủ như những lần trước, mà chỉ khẩn khoản nâng bi, xin Donald Trum ra tay áp đặt trên đất nước Việt Nam“một tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21 mà Hoa Kỳ đề xướng”.

Nếu có ai cắc cớ hỏi rằng cái “tiêu chuẩn sống Hoa Kỳ” ấy cụ tỉ là clgt, thì 100 con cẩu nô, đảm bảo ngay và luôn, đéo con nào biết nó là cái giống gì, dẫu bọn bỏn lúc nào toe toe những nhãn mác “sư” này với “sĩ” nọ.

Rõ ràng là, với cái tư duy nô lệ của đám cẩu nô đần độn chỉ biết bưng bô vọng ngoại này, thì đất nước ta muốn “tự cường” cũng khó, nói gì đến việc “quyết bảo vệ Độc lập, Tự do, Toàn vẹn lãnh thổ của mình bằng mọi giá” như bọn chó lảm nhảm trong thư thỉnh cầu.

Thế còn với Donald Trump, tiêu chuẩn sống của Mỹ là thế nào? Và thư của 100 cẩu nô đã đến tay, hay đến tai Trump hay chưa?

Không rõ.

Chỉ thấy trước sau cuộc họp, Trump chả hề đả động gì đến nước Mỹ với cái tiêu chuẩn sống như là một khuôn mẫu cho toàn thể nhân loại mà đám cẩu nô vọng tưởng và xin xỏ. Trái lại Trump cứ nhăm nhăm khen đất nước, con người Việt Nam.

Thôi thì chép lại đây làm phúc, may ra có thể dùng chùi não cho đám bách cẩu chầu phân kia được.

Cụ tỉ thế này:

Hồi năm nẳm, khi đến Đà Nẵng dự Hội nghị, Trum đã tuyên bố, (tuy có hơi lựu đạn): “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một phép mầu vĩ đại của Thế giới”. (Quá khen, thật ngại quá đi mất!)

Lần này, tại Hà Nội, hôm 26-2, Trump bảo:

“Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Tôi đã được chứng kiến những gì các bạn đã làm được và cảm thấy tự hào vì những thành tựu đó. Tôi cũng ngỏ lời cảm ơn Việt Nam đã đứng ra tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần này và chúng tôi (Hoa Kỳ và Triều Tiên) rất cảm kích vì sự nhiệt tình đó. Việt Nam chính là hình mẫu cho việc chỉ cần có “tư duy tốt” sẽ có kết quả tốt”.

HÔM 27-2, TRONG KHI SÁNH BƯỚC CÙNG THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC, TRUMP ĐÃ BẤT NGỜ DỪNG LẠI, RẼ SANG CÁC EM THIẾU NHI ĐANG ĐỨNG CHÀO VÀ NHẬN LẤY MỘT LÁ CỜ VIỆT NAM, SAU ĐÓ GIƠ CAO LÁ CỜ CÙNG VỚI NỤ CƯỜI TƯƠI ROI RÓI.

Sáng ngày 27-2, trên trang mạng xã hội Twitter, Trump ca ngợi sự hiếu khách cũng như sự phát triển kinh tế của Việt Nam, rằng “Việt Nam đang phát triển với tốc độ hiếm nơi nào trên Trái Đất so được”.

Trong cuộc hội kiến với cụ Tổng nhà mình, Trump trân trọng mời cụ Tổng thăm chính thức nước Mỹ trong năm nay sau khi cả hai cùng chứng kiến lễ ký vài cái hợp đồng be bé ấy mà, tổng trị giá chỉ có hơn 21 tỉ USD.

Những thỏa thuận này bao gồm: VietJet mua 100 máy bay Boeing 737-MAX cùng với 215 động cơ LEAP do General Electric chế tạo; Bamboo Airways mua 10 máy bay Boeing 787-9; Vietnam Airlines mua các hệ thống hỗ trợ đặt chỗ và dịch vụ khác từ Công ty Sabre với giá trị tối thiểu là 50 triệu USD.

Đại sứ quán Mỹ mừng húm, tuyên rằng, các hợp đồng này sẽ cung cấp hơn 83.000 việc làm cho người dân Mỹ.

Trên đường về, ngay trên tàu bay, Trump tranh thủ đăng dòng Twitter: “Cảm ơn các lãnh đạo nước chủ nhà hào phóng của chúng tôi tại Hà Nội tuần này: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và những người dân tuyệt vời của Việt Nam”.

Về đến nhà, hôm 1-3 Trump lại tiếp tục đăng một dòng trạng thái trên mạng xã hội ca ngợi “Việt Nam là đất nước tuyệt vời”.

Và hôm qua, ngày 3-3, trang mạng chính thức của Nhà Trắng đăng dòng Twitter:“Quan hệ thương mại Mỹ và Việt Nam đã mang lại hàng tỷ USD doanh thu cho hàng hóa và các ngành dịch vụ của Mỹ, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người Mỹ và mở ra những thị trường mới cho nông dân Mỹ”.

Đấy, thấy chưa? Ông chủ bất đắc dĩ của đám cẩu nô chúng mài đang dạy chúng mài điều gì?

Dạy thế này này:

Chính Việt Nam mới đang là hình mẫu phát triển đất nước cho nhiều quốc gia rên thế giới.

Chừng đó liệu có đủ để đám bách cẩu chầu phân chúng mài ngộ ra chửa???

Thật là bị làm ông chủ chúng mài cũng cực quá đi thôi!

AI ĐỂ PHILIPPINES CHIẾM GIỮ MỘT SỐ ĐẢO Ở TRƯỜNG SA?

Khoai@: Đây là bài viết của nhà báo đáng kính đã khuất Thiềm Thừm - Trong làng báo Việt Nam, khó có thể tìm được người thứ 2 viết trung thực và hiểu biết cặn kẽ về vung biển Hoàng Sa, Trường Sa như anh. Xin trân trọng giới thiệu lại bài viết của anh:

Ai để Philippines chiếm giữ một số đảo ở Trường Sa?

Có lẽ vấn đề Phi Lip Pin là vấn đề nhạy cảm nhất đối với những người Hải ngoại vì đó là vấn đề mà đến tậ bây giờ họ vẫn mang ơn không thể trả được với Phi Lip Pin . Và vì thế , vấn đề Phi lip pin đã được các bạn ấy ỉm đi một cách nhanh gọn đáng ngờ .

Xem thêm :

Nhiều người Việt ở nước ngoài hay nói bọn cộng sản yếu hèn, dâng nhiều đảo ở Trường Sa cho ngoại bang. Họ nói vậy, có lẽ vì họ ghét cộng sản, vì họ không có thông tin, hoặc vì cả hai. Nhưng mới rồi có nhà báo trong nước ra vẻ hiểu biết, nói Việt Nam Cộng hòa đã giữ nhiều đảo ở Trường Sa, chả để mất đảo nào, nay mình dở quá, để mất vào tay Trung Quốc bao nhiêu đảo.

Nói với bạn ý, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội ta đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh ta mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ.

Nhân tiện cũng nói luôn, lâu nay mọi người thường chỉ nói đến việc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm. Nhưng sự thực, Philippines còn chiếm đóng nhiều đảo ở Trường Sa hơn cả Trung Quốc. Có một bác ở hải ngoại nhắc đến việc nhiều đảo ở Trường Sa bị Phi chiếm, đổ tội cho “bọn cầm quyền cộng sản” chả biết giữ mấy đảo đó. Bác này nói đại ý, trên mấy đảo Phi đang chiếm giữ có cả bia chủ quyền lập từ thời Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ cộng sản đã làm mất về tay Phi các đảo, trước kia Việt Nam Cộng hòa giữ. Lập luận đến hay!

Một số đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm giữ từ bao giờ, như thế nào? 

Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo.

Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.

Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Song Tử Đông

Nhưng năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.

Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.

Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.

Câu chuyện quân đội Philipines bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa:


Nguồn :Thiềm Thừ

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

KỶ LUẬT NHIỀU CỰU SĨ QUAN QUÂN ĐỘI VÌ SAI PHẠM TRỌNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG QUỐC PHÒNG - KINH TẾ

Cuteo@

Đúng là đấu tranh chống tham nhũng hoàn toàn không có vùng cấm. Đã vi phạm thì kể cả ủy viên Trung ương, Bộ trưởng, hay các sĩ quan cao cấp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đều sẽ bị xử lý.

Hôm nay, 4/3/2019, nhiều báo đăng tin "Nhiều cựu sĩ quan bị kỷ luật do dự án đường quốc phòng sai phạm".

Dự án đường Quốc phòng - Kinh tế Nam Đông - A Lưới có nhiều sai phạm dẫn đến công trình kém chất lượng, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, không sử dụng được. Ảnh: VD

Tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) Thừa Thiên - Huế vừa ban hành quyết định thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự (BTV ĐUQS) tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 bằng hình thức khiển trách.

Theo đó, BTV ĐUQS tỉnh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Dự án đường Quốc phòng - Kinh tế Nam Đông - A Lưới đã thiếu theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án, để chủ đầu tư và ban quản lý (BQL) dự án từ năm 2010 - 2015 thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định trong quản lý dự án đầu tư, xây dựng, dẫn đến công trình kém chất lượng, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng không sử dụng được, gây lãng phí lớn và thất thoát ngân sách.

BTV Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cũng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo 2 đồng chí (1) Trần Đình Phòng - nguyên Ủy viên BTVTU, Ủy viên BTV ĐUQS, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chủ đầu tư dự án từ tháng 2/2012 đến tháng 3/2015 và (2) Ngô Tăng Định - nguyên Đảng ủy viên, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng BQL dự án từ năm 2009 đến 2012, Trưởng BQL dự án từ năm 2012 đến 2016, hiện là Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Những vi phạm của 2 đồng chí Trần Đình Phòng, Ngô Tăng Định trong việc tham mưu và triển khai thực hiện dự án đã gây dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của tổ chức Đảng và của quân đội.

Ngoài ra, UBKT Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cũng đã biểu quyết thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách 4 cá nhân liên quan nhưng do quá thời hiệu xử lý nên không thi hành kỷ luật Đảng các cá nhân này.

Trước đó, tại kỳ họp kỳ thứ 32 diễn ra từ ngày 3 đến 6/12/2018 ở Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bằng hình thức cảnh cáo.

Ông Đặng Ngọc Nghĩa trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế (từ tháng 4/2005 đến tháng 1/2012) đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Nam Đông - A Lưới. Từ đó dẫn đến công trình kém chất lượng, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, không sử dụng được, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, quân đội và cá nhân.

Sai phạm của các cá nhân sĩ quan Quân đội gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm ảnh hướng xấu tới uy tín của Quân đội và gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Hi vọng, sau những động thái kiểm điểm, kỷ luật về mặt đảng, cơ quan điều tra quan đội sẽ vào cuộc để làm rõ những sai phạm và có các hình thức xử lý nghiêm minh, kể cả truy tố đối với những cá nhân trên.

Hà Nội: VỤ LÀM GIẢ BỆNH ÁN TÂM THẦN CHO TỘI PHẠM

Ong Bắp Cày

Hôm 3/3/2019, Viện KSND TP.Hà Nội cho biết đã hoàn tất Cáo trạng truy tố 3 bị can trong vụ làm giả bệnh án tâm thần. Theo đó, (1) bị can Thân Thái Phong, cựu Phó trưởng khoa Tâm thần người cao tuổi Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 (Hà Nội), bị truy tố tội nhận hối lộ; (2) Nguyễn Tuấn Sơn, kỹ thuật viên, trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, bị truy tố tội môi giới hối lộ; (3) Lê Thanh Tùng (trú Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị truy tố tội đưa hối lộ.

Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 9/8/2018, Công an TP Hà Nội đã phát hiện một đường dây "chạy" bệnh án tâm thần cho hàng chục đối tượng hình sự nhằm trốn tránh sự phát hiện, điều tra, xử lý của cơ quan công

Theo tài liệu điều tra từ đầu năm 2017, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức rà soát, xác minh các trường hợp có biểu hiện nghi vấn đã và đang thực hiện hành vi "chạy" bệnh án tâm thần để điều tra, làm rõ.

Để trốn tránh trách nhiệm hình sự trong vụ án cố ý gây thương tích xảy ra vào đêm 27/10/2017 ở một quán bar tại phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội. Lê Thanh Tùng và gia đình đã tính chuyện làm giả bệnh án tâm thần. Hai bác sĩ là Thân Thái Phong và Nguyễn Tuấn Sơn đã giúp Tùng làm giả hồ sơ này.

Lê Thanh Tùng bị công an phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm bắt giữ theo Quyết định truy nã của Cơ quan CSĐT- CAQ Hoàn Kiếm về tội “Cố ý gây thương tích” vào hôm 19/1. Ngày 21/11, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố 2 bị can là Lê Thanh Tùng (trú phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) và Vương Sỹ Long (trú phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) về tội "cố ý gây thương tích".

Ngay sau khi Tùng bị bắt, mẹ đẻ của Tùng đến CAQ Hoàn Kiếm giao nộp bộ hồ sơ Bệnh án điều trị nội trú bệnh tâm thần (bản sao) mang tên bệnh nhân Lê Thanh Tùng, do Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cấp ngày 21/12/2017.

Tại CQĐT, Lê Thanh Tùng không khai nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng lại khai bản thân đang mắc bệnh tâm thần nên không hợp tác trong quá trình điều tra.

Quá trình đấu tranh khai thác, cảnh sát xác định, sau khi gây án, Tùng đã tính chuyện làm giả bệnh án tâm thần hòng thoát tội. Thông qua một người phụ nữ chưa rõ danh tính, Tùng gặp Nguyễn Tuấn Sơn, kĩ thuật viên khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1), nhờ lo cho Tùng "từ A đến Z" với giá 85 triệu đồng. Ngay sau đó, Nguyễn Tuấn Sơn nhờ bác sĩ Thân Thái Phong là Phó trưởng khoa Tâm thần người cao tuổi (Bệnh viện Tâm thần TW 1) làm giả bệnh án tâm thần cho Tùng.

Căn cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 2 đối tượng là cán bộ và nhân viên bệnh viện tâm thần để tiếp tục điều tra, xử lý. 

Theo Công an TP Hà Nội, hành vi của các đối tượng phạm tội không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp mà còn góp phần bao che, tiếp tay, tạo điều kiện để các đối tượng hình sự, ma túy... hoạt động công khai, lộng hành, nhưng vẫn trốn tránh được sự xử lý của pháp luật. 

Công an TP Hà Nội đã có kiến nghị với Bộ Công an đề xuất với Trung ương chỉ đạo Bộ Y tế phải có giải pháp kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý, xem xét quy trình cung cấp bệnh án tâm thần.

MỸ VÀ TRIỀU TIÊN ĐÃ ĐÀM PHÁN TỚI CỐT LÕI CỦA VẤN ĐỀ

Mỹ - Triều Tiên đã đàm phán tới cốt lõi của vấn đề

Thời báo Hàn Quốc mới đây đăng tải bài viết của Phó Giáo sư Sandip Kumar Mishra giảng dạy tại Đại học Jawaharlal Nehru ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, trong đó đánh giá tích cực về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 diễn ra ngày 27 - 28/2 vừa qua tại Hà Nội, Việt Nam.

Hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội (Việt Nam) ngày 28/2/2019. Ảnh: TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Phó Giáo sư Mishra cho rằng dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không đạt được tuyên bố chung sau hội nghị, nhưng điều quan trọng là phải nhấn mạnh một số mặt tích cực tại sự kiện lần này. 

Thứ nhất, việc tổ chức được một hội nghị thượng đỉnh nữa giữa Mỹ và Triều Tiên trong vòng 8 tháng sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cả hai bên đang cố gắng giải quyết vấn đề. Trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới, như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan..., việc Tổng thống Trump tiến hành hội nghị theo lịch trình cần được đánh giá cao.

Thứ hai, Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội cũng tốt hơn về mặt đối thoại sâu rộng mà cả Mỹ và Triều Tiên đã có ở cấp cao nhất. Hai nhà lãnh đạo đã dành khoảng vài giờ trong 2 ngày để cùng trò chuyện. Điều này chắc chắn sẽ giúp hai bên hiểu hơn về lập trường của nhau và những điều bên kia mong muốn đạt được. Điều quan trọng để có bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai là hai nước nên có nhiều sự trao đổi hơn và Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội đã tạo ra một nền tảng cho những cuộc trao đổi như vậy.

Thứ ba, cả hai bên đã có sự chín chắn với việc vẫn dành cho nhau những đánh giá thiện chí và tích cực sau hội nghị.

Thứ tư, việc không có một tuyên bố chung cũng có nghĩa là cả hai nước đã đàm phán tới cốt lõi của vấn đề và phải hiểu rằng sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề đó. Các cuộc đàm phán trong tương lai có thể phức tạp hơn, nhưng nếu giữ được sự kiềm chế và có tinh thần xây dựng trong việc xóa bỏ bất đồng, cả hai bên vẫn có thể đạt được các thỏa thuận trong tương lai. 

Thứ năm, việc xóa bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên chỉ có thể đạt được bằng cách gây dựng niềm tin giữa Washington và Bình Nhưỡng. Do đó, như Tổng thống Mỹ đã đề cập trong cuộc họp báo sau hội nghị, hoãn thỏa thuận là điều tốt hơn việc đạt một thỏa thuận "tồi", hay nói cách khác là một thỏa thuận không được thực hiện và đi kèm với sự thiếu tin tưởng giữa các bên.

Mạnh Hùng (TTXVN)

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Tắm tiên 2

Cuối tuần mời anh em thưởng thức cảnh tắm tiên ở vài nơi trên thế giới.

























VÌ SAO HAI ANH EM HUỲNH MINH TÂM VÀ HUỲNH THỊ TỐ NGA BỊ BẮT

Ong Bắp Cày

Liên tục những ngày qua, những thông tin về 2 anh em Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga bị bắt do có các hành vi sử dụng mạng xã hội để kêu gọi lật đổ chế độ đã được các trang mạng phản động đưa tin với mục đích kêu gọi quốc tế can thiệp, gây sức ép với chính quyền.

Tuần tin phản động có tên "Người bảo vệ nhân quyền" viết: "Ngày 28/01, một số kẻ mặc thường phục đã đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở thành phố Hồ Chí Minh và bắt giữ kỹ thuật viên Huỳnh Thị Tố Nga, một bà mẹ đơn thân với hai con nhỏ. Vụ bắt giữ này được cho là có liên quan đến những bài viết về dân chủ và nhân quyền trên hai tài khoản Facebook Diệu Hằngvà Selena Zen. Gia đình và bạn bè của cô vẫn không biết tình trạng của cô ra sao. Hai ngày trước đó, cảnh sát bắt giữ ông Huỳnh Minh Tâm, người có tài khoản Facebook Huỳnh Trí Tâm. Hiện vẫn chưa rõ ông bị cáo buộc gì, và gia đình không được thấy lệnh bắt giữ cho dù cảnh sát có tiến hành khám nhà riêng của ông".

Một trang mạng phản động khác có tên "Người Đà Lạt Xưa" viết: "Thông báo cập nhật về Facebooker Selena Zen/ Diệu Hằng. Facebooker Selena Zen, tức Diệu Hằng, tên thật là Huỳnh Thị Tố Nga, 36 tuổi, làm việc trong khoa xét nghiệm, khu giải phẫu bệnh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, “đã bị bắt tại nơi làm việc trong khoa xét nghiệm, khu giải phẫu bệnh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Quận 5 Sài Gòn”, khoảng 3 giờ 47 phút chiều 28/1/2019. Theo bài viết, cô Tố Nga chính là em ruột của Facebooker Huỳnh Trí Tâm, tức nhà hoạt động Huỳnh Minh Tâm, là người bị Công an tỉnh Đồng Nai bắt khoảng 8 giờ sáng 26/1/2019. Thông qua nick Facebooker Selena Zen, cô Nga đã viết nhiều bài “có giá trị với chủ đề kinh tế, chính trị và nhân văn”. Cách đây hơn 8 tháng, một thân nhân đã cảnh báo cô “hãy ngừng viết những bài kêu gọi dân chủ và nhân quyền” vì rủi ro cho bản thân và gia đình".

Từ một nguồn tin thân cận cho hay, trong 2 ngày 26 và 28/01/2019, hai anh em ruột là Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga đã lần lượt bị bắt để điều tra về các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của họ. 

Trước đó, ngày 01/01/2019, một nhóm chống đối sống quanh khu vực TP.HCM đã phát tán "Cương lĩnh Chính trị 2019", còn gọi là "Chính nhân Cương lĩnh", trong đó họ kêu gọi lật đổ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam. Nhóm này có thể bao gồm 5 nick Facebook thường tag, share bài của nhau - là Lý Đông Nhân, Huỳnh Trí Tâm (tức Huỳnh Minh Tâm), Selena Zen (tức Huỳnh Tố Nga), Người Đà Lạt Xưa và Anh Hai Thanh. Trong bản cương lĩnh có màu sắc mê tín này, họ trích dẫn tư tưởng của "Thái Dịch Lý Đông A" Nguyễn Hữu Thanh - một nhân vật nửa chính trị, nửa tôn giáo từng sáng lập đảng chống Cộng mang tên "Trường Việt Duy Dân Ðảng" trước năm 1945.

Ngày 23/01, nhóm này tiếp tục phát tán bản "Thông điệp Hoạch định Hành động", trong đó họ hướng dẫn các cảm tình viên lập từng nhóm không quá 10 người, để hoạt động nhằm lật đổ chế độ. Khi cần, những nhóm nhỏ này sẽ phối hợp với nhau để thực hiện các chiến dịch lớn.

8h sáng ngày 26/01, Huỳnh Minh Tâm bị bắt và khám nhà; tin này được Huỳnh Thị Tố Nga đưa trên Facebook lúc 18h ngày hôm sau. Đến 15h ngày 28/01, đến lượt Huỳnh Thị Tố Nga "mất tích"; tin này được Anh Hai Thanh và Người Đà Lạt Xưa đưa lên Facebook.

Ngày 05/02, Người Đà Lạt Xưa kêu gọi giới chống đối quan tâm đến 6 gương mặt bị bắt hoặc "mất tích" trong dịp Tết Nguyên đán, là Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Thị Tố Nga, Trần Văn Quyền, Dương Thị Lanh, Trần Ngọc Phúc, Trương Duy Nhất. Người viết tuyên bố rằng 6 gương mặt trên bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước của họ". Ngoài ra, người viết cũng kêu gọi hướng về "129 tù nhân lương tâm" bị bắt hoặc kết án trong năm 2019.

Thực tế là Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga tham gia nhóm "Chính nhân Cương lĩnh", họ có dấu hiệu phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015. Vì vậy, Tâm bị bắt theo đúng luật, chứ không phải chỉ bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước". Phần lớn những đối tượng bị bắt vì có hoạt động bạo động chống nhà nước chứ không phải là "tù nhân lương tâm" như nhóm Đà Lạt Xưa viết. Hãy xem những ảnh chụp màn hình dưới đây để thấy, những người bị bắt không hề "ôn hòa":



Bất kể ai đọc Facebook của Nga và đồng đảng, đều có thể nhận thấy, họ không giấu động cơ và kế hoạch lật đổ Nhà nước, tức có dấu hiệu vi phạm Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015.