Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

THIẾU TƯỚNG LÊ ĐÌNH NHƯỜNG BỊ MIỄN NHIỆM CHỨC PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN QUỐC PHÒNG AN NINH

Khoai@

Tại phiên họp thứ 33, ngày 12/4/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết số 676 về việc miễn nhiệm chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội khóa XIV đối với ông Lê Đình Nhường từ ngày 12/4/2019.

Ông Lê Đình Nhường sinh năm 1962 tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân chuyên ngành Cảnh sát điều tra. 

Trước khi được bầu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội khóa XIV, ông là Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44), Bộ Công an.

Tại kỳ họp thứ 32, từ ngày 3 đến ngày 6/12/2018, UBKT Trung ương đã quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Lê Đình Nhường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT, Bộ Công an do có những vi phạm, khuyết điểm tại Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT.

UBKT Trung ương kết luận, ông Lê Đình Nhường chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy Tổng cục; chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị với cương vị là người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Theo UBKT Trung ương thì Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát đã vi phạm nghiêm trọng quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cán bộ lãnh đạo Tổng cục và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (C50) tiếp tay, bao che cho tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet diễn ra trong thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát đã để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong hoạt động điều tra, xử lý một số vụ án và trong thực hiện một số dự án đầu tư, mua sắm trang thiết bị; để một số tổ chức đảng và nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, trong đó có ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra và ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy Tổng cục cảnh sát, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng C50, bị khởi tố, bắt giam và khai trừ ra khỏi Đảng.

CON TRAI ÔNG NGUYỄN BÁ THANH BỊ ĐỀ NGHỊ CÁCH TẤT CẢ CÁC CHỨC VỤ TRONG ĐẢNG

Khoai@

Tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 16, Thành ủy Đà Nẵng thống nhất đề nghị cách tất cả các chức vụ trong đảng đối với ông Nguyễn Bá Cảnh - Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng. 

Ông Nguyễn Bá Cảnh là con trai của cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh.

Lý do dẫn đến vụ việc là do ông Cảnh đã vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Thành ủy Đà Nẵng sẽ trình Ủy Ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

Ông Nguyễn Bá Cảnh sinh năm 1983, quê xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Ông Cảnh tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng chuyên ngành Kinh tế, có bằng Thạc sĩ Quản trị Quốc tế, cao cấp lý luận chính trị.

Ông Cảnh từng là Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn, Bí Thư Thành Đoàn Đà Nẵng trước khi được điều động về giữ chức Phó trưởng Ban thường trực Ban dân vận Thành ủy Đà Nẵng vào ngày 16/8/2017 cho đến nay.

SỰ THẬT CHUYỆN XẾP DÉP Ở BỆNH VIỆN BẠCH MAI - BỘ MẶT BẨN TƯỞI CỦA NGUYỄN XUÂN DIỆN

Khoai@

Hôm 7/4/2019, TS Nguyễn Xuân Diện, thường gọi là Diện Hán Nôm viết một stt trên FB cá nhân với nội dung "xếp dép chờ khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai" kèm theo một bức ảnh như trong hình dưới đây:

Bức ảnh ngay lập tức được Phạm Thành và những kẻ chống phá chế độ coi là đúng thực tế và share lại. Dĩ nhiên, những con nhang đệ tử của đám dân chủ cuội tha hồ vào bình phẩm, rủa xả ngành y tế, chửi bới chế độ. 

Mới đây, dòng stt kèm hình ảnh trên FB của Nguyễn Xuân Diện đã được chỉnh sửa từ "xếp dép chờ khám bệnh ở bệnh viện Bạch Mai" sang thành "Một cảnh ở bệnh viện".

Cũng ngay sau khi bức ảnh đó được lan truyền trên mạng, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) Vũ Mạnh Cường đã đề nghị xác minh ảnh "xếp dép" chờ khám bệnh xuất hiện trên mạng xã hội những ngày qua. Theo đó, ông Cường đề nghị xem tình trạng này có phải chính xác và nếu chính xác thì xảy ra tại bệnh viện nào.

Sáng 12/4/2019, Đại diện Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng phản hồi. Theo đó hình ảnh trên không phải của bệnh viện Bạch Mai. Bởi đã hơn 6 năm nay, bệnh viện đã dùng bảng báo số thứ tự điện tử đối với các bệnh nhân chờ khám. Trên sàn Khoa khám bệnh và nhiều khu vực hành lang bệnh viện đều có vạch kẻ xanh, đỏ, vàng chỉ dẫn người bệnh đến các khu vực xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm… của phòng khám.

Tại bệnh viện này, nhân viên y tế có mặt từ 6 giờ 30 sáng để làm thủ tục đón tiếp, do nhiều bệnh nhân ngoại tỉnh đến bệnh viện từ 4/5 giờ sáng. 

Các quy trình tiếp đón, nhập dữ liệu thông tin cá nhân đều đã thực hiện trên máy tính. Thực tế không có chuyện người bệnh xếp hàng bằng dép chờ khám.

Câu trả lời đã rõ. Hoàn toàn không có chuyện xếp dép thay xếp hàng chờ khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai. 

Lý do nào, động cơ gì mà TS Nguyễn Xuân Diện đăng bức ảnh và chú thích là ở Bệnh viện Bạch Mai hẳn các bạn đã rõ. Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xử lý nghiêm những kẻ tung tin sai sự thật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của Bệnh viện Bạch Mai.

NỮ THƯỢNG ÚY CÔNG AN VÀ ĐOẠN GHI ÂM CHẾT NGƯỜI

Nữ thượng úy Bộ Công an và đoạn ghi âm ‘chết người’

(PL)- Trong vụ án gài bẫy ma túy ở Hà Nội, tòa yêu cầu điều tra bổ sung vai trò của một nữ thượng úy công tác ở Bộ Công an cùng nội dung đoạn ghi âm nghe “lạnh gáy”.

Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, ngày 10-4 vừa qua, TAND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã trả hồ sơ vụ án gài bẫy ma túy để đưa bạn trai vào tù.

Một trong những nội dung tòa yêu cầu điều tra bổ sung là việc xác định vai trò của bà Nguyễn Thị Vững (thượng úy công an, công tác tại Cục Cảnh sát phòng, chống buôn lậu, Bộ Công an, hiện ra tòa với tư cách người làm chứng). Cùng với đó, cơ quan tố tụng cần xác định toàn bộ nội dung đoạn ghi âm dài ba tiếng đồng hồ mà ông Nguyễn Văn Thiện (người bị gài bẫy ma túy) đã cung cấp cho CQĐT.

“Từ trước đến giờ chị đã làm rất nhiều rồi”

Bị cáo Nguyễn Thị Vân (trái) và người làm chứng - nữ thượng úy công tác tại Bộ Công an Nguyễn Thị Vững tại tòa. Ảnh: TUYẾN PHAN

Tại tòa, ông Thiện đọc một số đoạn hội thoại trích ra từ ghi âm, được cho là cuộc nói chuyện giữa bà Nguyễn Thị Vững và bị cáo Nguyễn Thị Vân - người rắp tâm bỏ ma túy vào ô tô của ông Thiện để bẫy tội ông này.

Theo đó, khoảng thời gian 1 giờ 2 phút 20 giây của đoạn ghi âm có nội dung thể hiện người được cho là bà Vững (theo ông Thiện xác định) nói: “Khi bắt được đã là hoàn thành rồi. Quan trọng là trước khi bắt, chị hỏi mày có quan hệ và có tiền không, mày không có gì. Chị khẳng định mày, lượng hàng như thế bắt là chết... Bởi vì có những khi 2 g bọn chị bắt vẫn chết”.

Tiếp đó, tại khoảng thời gian 1 giờ 3 phút 40 giây, người được cho là bà Vững nói: “Ngay lúc đầu tiên chị đã tin mày, chị giúp mày cái việc đây. Bây giờ mày hỏi mày mang ma túy vào xe có được không? Chị nói với mày có hàng trong xe là chết có phải không? Chị nói với mày như thể có hàng trong xe là chết. Thế bây giờ hiện tại từ trước đến giờ chị làm rất là nhiều rồi, có những trường hợp chỉ khai ra đã chết vì không chứng minh được cái việc đó…”.

Tại khoảng thời gian 1 giờ 22 phút 50 giây, Vân nói: “Nếu bây giờ dùng 1-2 tỉ không đâu vào đâu, nó bảo em phải viết cái giấy ra văn phòng thừa phát lại, tài sản này sẽ chia đôi thì nó chịu…”.

Đáng chú ý, tại khoảng thời gian 2 giờ 5 phút 26 giây có nội dung: “Khi bắt, các anh cơ động nhà mình chủ quan, không có người làm chứng, không buộc nó nên nó mới nhận về mình. Nếu như chị em mình mà làm có người làm chứng, ký một phát là cãi trên trời…”.

Theo ông Thiện, những đoạn hội thoại trên nằm trong khoảng thời gian của đoạn ghi âm mà CQĐT không trích sao trong quá trình giải quyết vụ án. Ông đã nộp đoạn ghi âm này nhưng CQĐT lại chỉ trích nội dung đến phút thứ 59, điều này là thiếu khách quan, bỏ lọt chứng cứ vụ án… Ông nhiều lần kiến nghị đến CQĐT và VKSND quận Nam Từ Liêm về những nội dung trên nhưng không được xem xét, giải quyết.

Nữ công an một mực phủ nhận

Sau khi ông Thiện trình bày nội dung nói trên tại tòa, HĐXX quay sang hỏi bị cáo Vân về việc có cuộc nói chuyện trên hay không. Vân khẳng định là có. Thậm chí Vân còn khai thêm rằng khi bị cáo kể về việc ông Thiện yêu cầu chia đôi tài sản, bà Vững nói không đồng ý chia cho một đồng nào: “Dù có mất 3-5 tỉ thì chị sẽ giúp mày chiến tới cùng”.

Khi tòa đặt câu hỏi tương tự với bà Vững, nữ cán bộ công an nói hoàn toàn không hề biết về câu chuyện đó. Đáng chú ý, luật sư của ông Thiện có mở một đoạn ghi âm công khai được cho là giữa bà Vững và Vân tại tòa nhưng bà Vững khẳng định đó không phải là giọng nói của mình.

Trước đó, trong quá trình xét hỏi, bị cáo Vân nhiều lần khẳng định tất cả kế hoạch gài bẫy ma túy hòng đưa ông Thiện vào tù là do bà Vững chỉ đạo.

Bị cáo này cũng khai sau khi tâm sự về chuyện bị ông Thiện đánh đập, bà Vững là người chủ động gợi ý chuyện gài bẫy với số tiền 1 tỉ đồng vì “chị làm trong ngành, biết cách đưa nó vào tù”.

Đối chất lại những lời khai trên, nữ công an Nguyễn Thị Vững nói lời khai của Vân chỉ đúng một phần nhỏ, còn lại đều là bịa đặt. Nữ cán bộ công an phủ nhận việc lên kế hoạch, giúp Vân có ma túy cũng như chủ động báo tin về chiếc ô tô của ông Thiện đang chứa ma túy cho công an. Bà thừa nhận bà có được Vân tâm sự về việc bị đánh đập nhưng chỉ chia sẻ ở góc độ chị em.

Bộ Công an nên vào cuộc?

Vụ án trên đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng việc tòa trả hồ sơ để làm rõ vai trò của những người liên quan là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn liệu vụ án được giao lại cho CQĐT Công an quận Nam Từ Liêm điều tra có khách quan hay không, bởi cơ quan này từng tách hồ sơ để làm rõ hành vi của bà Nguyễn Thị Vững cũng như thanh niên mang ma túy tới cho Vân. Tại tòa, HĐXX đã nhận định việc tách hồ sơ này là không hợp lý, cần phải xem xét.

Ngoài ra, như trình bày của ông Thiện tại tòa, thay vì trích hết nội dung của đoạn ghi âm nhằm làm rõ sự thật vụ án, CQĐT lại chỉ trích nội dung đến phút thứ 59. Với dấu hiệu điều tra thiếu khách quan như vậy, liệu khi điều tra bổ sung, CQĐT Công an quận Nam Từ Liêm có đảm bảo vô tư, khách quan?

Theo luật sư (LS) Trương Anh Tú, Đoàn LS TP Hà Nội, đúng là thẩm quyền giải quyết vụ án này thuộc CQĐT Công an quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên, do vụ án đang được dư luận đặc biệt quan tâm nên để tránh những diễn biến phức tạp, cơ quan cấp trên mà tốt nhất là Bộ Công an nên vào cuộc.

Đồng quan điểm, LS Bùi Đình Ứng, Đoàn LS TP Hà Nội, cho rằng vụ án liên quan đến cán bộ cấp cục của Bộ Công an nên để đảm bảo tính khách quan, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nên vào cuộc điều tra làm rõ vai trò của bà Vững. 

TUYẾN PHAN

TẤM LÒNG THƠM THẢO CỦA CSGT QUẢNG TRỊ

Nghĩa cử cao đẹp của CSGT Quảng Trị

Tin vui là Hội Phụ nữ Phòng CSGT Quảng Trị đỡ đầu con thơ của nạn nhân Mai Xuân Lan. Anh Lan là người đã nhắc nhở Lê Văn Hoài khi Hoài vi phạm luật giao thông đường bộ với lỗi vượt đèn đỏ và bị Hoài rút dao đâm chết.

Công an Quảng Trị cho hay, ngày 10/4/2019, đại úy Nguyễn Thị Hương Giang, Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị, cho biết được sự đồng ý của gia đình, đơn vị sẽ nhận đỡ đầu cháu Mai Hoàng Minh Khoa (gần 5 tháng tuổi, con của anh Mai Xuân Lan, trú KP.5, P.2, TP.Đông Hà) với mức hỗ trợ 300.000 đồng/tháng cho đến khi cháu vào lớp 1.

Hội Phụ nữ Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị cũng đã đến phúng viếng anh Lan và động viên thân nhân vượt qua nghịch cảnh. Trước đó, trung tá Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng công an TP.Đông Hà, kêu gọi hỗ trợ được hơn 141 triệu đồng cho gia đình anh Lan.

NHỮNG THÔNG TIN THẤT THIỆT VỀ GIÀN KHOAN DONGFANG 13-2 CEPB

Bài nhặt trên mạng

BÓC TRẦN ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐƯA TIN XUYÊN TẠC SỰ THẬT VỀ GIÀN KHOAN DONGFANG 13-2 CEPB.








1- Những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật đánh lừa được ai ?

Tối 9-4-2019, Hãng truyền thông Anh quốc Reuters đăng thông tin ngày 7-4-2019 từ Cục Hải sự Trung Quốc thông báo về việc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan dầu khí Dongfang 13-2 CEPB vào Vịnh Bắc Bộ. Chỉ mấy giờ sau, trên các trang mạng của các đối tượng phản động và thù địch với Việt Nam đã xuất hiện nhiều bài viết, status và comment với giọng điệu lợi dụng lòng yêu nước để kích động người dân chống Trung Quốc, vu cáo, bài xích Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, kích động nhân dân chống chính quyền. Đầu têu các trang mạng đó là những địa chỉ mà cư dân mạng đã quá nhẵn mặt như “Việt Tân”, “BBC tiếng Việt”, “VOA tiếng Việt”, “Người Việt”, “The Wordl News”… cùng nhiều blogger, facebooker… mà Cơ quan An ninh Việt Nam đã biết.

Điều đáng chú ý là khi đăng tải lại thông tin này từ trang mạng “Offshore-Technology” của Mỹ, (một trang chỉ chuyên về các vấn đề kỹ thuật giàn khoan nước sâu), Reuters cũng như các trang mạng của tổ chức và cá nhân nói trên đã cắt xén thông tin chi tiết mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố về vị trí của Giàn khoan dầu khí Dongfang 13-2 trên Vịnh Bắc Bộ. Trên thực tế, trang web Offshore-Technology cũng dẫn lại thông tin về vị trí mà giàn khoan Dongfang sẽ triển khai nằm cách bờ biển thành phố Đông Phương nằm trên mỏm cực Tây của đảo Hải Nam (Trung Quốc) là 130 km về phía Tây. Tuy nhiên, thông tin này đã bị các hãng truyền thông kể trên cũng như các trang mạng phản động, thù địch cắt xén đi. Không những thế, trang facebook Việt Tân còn bịa đặt ra một tấm bản đồ mô tả đường đi của Giàn khoan Dongfang 13-2 từ phía Đông Nam đảo Hải Nam tiến vào lấn sâu vào vùng biển của Việt Nam trên Vịnh Bắc Bộ.

Đối chiếu với bản đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định phân giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký ngày 25-12-2000 thì khoảng cách trên biển từ bờ biển Quất Lâm thuộc tỉnh Nam Định, Việt Nam (là nơi có cự ly gần mỏm Đông Phương nhất) là 269 km, còn ở Nghi Sơn (Thanh Hóa) là 273 km. Như vậy, dù nằm sát đường phân giới chủ quyền trên Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đã ký ngày 25-12-2000, được phê chuẩn và có hiệu lực năm 2004 thì vị trí tọa độ đặt giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB của Trung Quốc vẫn còn nằm ở phía Đông đường phân giới Vịnh Bắc Bộ tới 5 km trở lên và hoàn toàn ở trong vùng chủ quyền của Trung Quốc.

Những thủ đoạn thông tin thất thiệt kể trên chỉ có thể đánh lừa được những người thiếu hiểu biết, những người nhẹ dạ cả tin và lôi kéo được những phần tử mang tư tưởng cực đoan, bất mãn, chống đối… mà thôi

2- Thủ đoạn của các thế lực thù địch đăng tải thông tin cắt xén, bóp méo, xuyên tạc nhằm mục đích gì ?

Với các thế lực phản động, thù địch thì mục đích của chúng khi đăng tải những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, thậm chí là vu cáo, dựng chuyện, bịa đặt đã quá quen thuộc với cư dân mạng cũng như với Cơ quan An ninh Việt Nam. Mục đích của những kẻ vong nô phản quốc ấy không gì khác hơn là mượn cớ tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, phá hoại chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Mục đích ấy không có gì khác hơn là kích động tư tưởng hận thù dân tộc, kích động tâm lý chống đối trong xã hội, lừa bịp những người thiếu hiểu biết hoặc những người có tư tưởng yêu nước một cách mù quáng, cực đoan để lợi dụng họ làm công cụ cho những ý đồ chính trị phản động, thù địch. Mục đích ấy cũng không có gì khác hơn là kích động tâm lý bất tuân luật pháp, tâm lý nổi loạn hòng gây rối loạn xã hội ở Việt Nam, làm xói mòn lòng tin của nhân dân Việt Nam đối với chính quyền, đối với chế độ chính trị hiện hành.

Tuy nhiên, trong việc tuyên truyền rầm rộ trên mạng về cái gọi là “Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB vào Vịnh Bắc Bộ lần này, các thế lực phản động, thù địch còn có một mục đích khác nữa. Đó là việc chúng nhân sự kiện này để tạo ra cái gọi là “kỷ niệm sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981” cách đây 5 năm, cũng vào dịp tháng 4, tháng 5 nhưng là năm 2014 để khơi lại chuyện cũ, tiếp tục kích động, lợi dụng lòng yêu nước mù quáng, cực đoan của một số người để dễ bề thao túng dư luận và thực hiện các hành vi bôi nhọ, vu cáo chính quyền Việt Nam.

Mọi người vẫn còn nhớ những ngày tháng hỗn loạn đó. Trên các trang báo chí các thể loại ở cả trong và ngoài nước, trên các trang mạng đều đăng tải những thông tin với tinh thần thù địch đến mức người ta có thể cảm thấy hơi nóng của “Thần Chiến tranh” đã thổi qua trước mặt. Các thế lực phản động, thù địch vừa dùng thủ đoạn đăng tin lừa bịp, vừa dùng tiền để mua chuộc đã đưa hàng trăm dân thường, chủ yếu là thanh niên mà phần lớn là những kẻ lưu mạnh, côn đồ, trộm cướp và những thành phần bất hảo khác vào những cuộc bạo loạn, đập phá.

Trong các cuộc nổi loạn, đốt phá tại một số nơi tại Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, những kẻ nổi loạn nghe theo bọn phản động kích động, xúi giục, mua chuộc đã đập phá bất kỳ một doanh nghiệp, nhà xưởng nào có biển hiệu bằng chữ tượng hình. Không chỉ các doanh nghiệp Trung Hoa lục địa (số này rất ít) mà cả các doanh nghiệp của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… (nói tóm lại là những nước dùng chữ tượng hình giống Trung Quốc) cũng bị những kẻ này đốt phá và cướp đi nhiều tài sản. Thiệt hại thật đáng sợ, lên đến con số hàng chục nghìn tỷ VND.

Hai năm sau, nhân sự kiện Công ty Formosa của Đài Loan xả thải trái phép ra biển, gây nên sự cố môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, các thế lực phản động, thù địch cũng lợi dụng không gian mạng để tung tin thất thiệt gây hoang mang, lo sợ trong nhân dân, lợi dụng lòng yêu nước để kích động bạo lực chống đối chính quyền, phá hoại sản xuất, phá hoại đời sống của người dân lương thiện.

Và hôm nay, mục đích những kẻ tung tin bậy bạ, diễn giải sai sự thật, xuyên tạc về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB vào Vịnh Bắc Bộ cũng không ngoài những mục đích mà chúng đã theo đuổi kể từ khi phải cuốn gói theo đến quốc Mỹ đi sống lưu vong ở xứ người.

3- Hãy tẩy chay những thông tin thất thiệt.

Hoạt động tung tin thất thiệt của các thế lực phản động, thù địch diễn ra trên nhiều lĩnh vực và nằm trong một chiến lược chung đã được các thế lực chống Việt Nam ở trong và ngoài nước theo đuổi suốt mấy chục năm qua. Đó là cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt, phá hoại đường lối chính sách, phá hoại an ninh quốc gia và trật tự xã hội, phá hoại về kinh tế, phá hoại về văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực xã hội, phá hoại tiềm lực quốc phòng và an ninh nhằm làm cho Việt Nam chúng ta suy yếu, chậm phát triển, làm gia tăng mâu thuẫn nội bộ xã hội để thừa cơ thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình.

Chúng ta phải làm gì ?

Đối với những người dân bình thường, chúng ta cần tỉnh táo khi tiếp cận thông tin trên mạng. Cần có sự đối chiếu, so sánh, chọn lọc, phân biệt đúng - sai, phải - trái, thật - giả. Để có thể tạo được một sức đề kháng trước các thông tin xấu độc, cần tự mình học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức để không sa vào những “cái bẫy thông tin tâm lý” mà những kẻ xấu giăng cài trên mạng xã hội.

Một khi đã nhân thức được đúng - sai, phải - trái, thật - giả, cần kiên quyết không chia sẻ những thông tin vô căn cứ, những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, kích động. Nếu có thể trong khả năng của mình, mỗi người đều có thể tự mình phản bác những thông tin xấu độc đó trên cơ sở hiểu biết của bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè .v.v…

Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cần kiên quyết buộc các nhà kinh doanh mạng xã hội, những người tham gia mạng xã hội thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của Luật An ninh mạng. Trong thời gian hơn hai năm qua, nhiều quốc gia, bất kể lf theo chế độ chính trị nào đã đồng loạt xiết chặt quản lý không gian mạng, chống tin giả, chống các hành vi lợi dụng không gian mạng để gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chống việc lợi dụng không gian mạng để cổ xúy cho tư tưởng phân biệt chủng tộc, cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cho tư tưởng kích động hằn thù dân tộc, cho chủ nghĩa khủng bố, kích động tư tưởng bạo lực .v.v… Những điều kiện trong và ngoài nước để bảo vệ an toàn trên không gian mạng cho từng cá nhân cũng như cho an ninh quốc gia của chúng ta đã thuận lợi hơn rất nhiều so với cách đây 5 năm. Chúng ta cần khai thác tốt những điều kiện ấy.

Sau 5 năm với không ít những biến cố trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, cư dân mạng trên thế giới nói chúng và ở Việt Nam nói riêng đã có những tiến bộ nhiều mặt về nhận thức, đã khai thác tốt những mặt tích cực của không gian mạng phục vụ cho lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân, đóng góp cho lợi ích quốc gia cũng như nhận thức rõ những tiêu cực trên không gian mạng để hạn chế tác hại của nó. Trong điều kiện ấy, những âm mưu thủ đoạn truyền thông bẩn thỉu của các thế lực phản động, thù địch chắc chắn sẽ thất bại mặc dù chúng vẫn không ngừng chống phá.

Ảnh 1: Bản đồ sơ bộ đường phân giới Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ảnh 2: Vị trí thực của mỏ khí Dongfang 13-2 CEPB trên bản đồ vệ tinh.

Ảnh 3: Bản đồ chi tiết phân giới Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định Việt – Trung ký kết ngày 25-12-2000.

Ảnh 4: Bản đồ chế láo của trang facebook Việt Tân về đường đi của giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB.

Ảnh 5: Bài viết xuyên tạc sự thật về giàn khoan Dongfeng 13-2 CEPB của trang facebook Việt Tân.

Ảnh 6: Bài báo có giọng điệu kích động của blogger Đỗ Ngà.

KHÔNG CÓ CHUYỆN "ĐỀ XUẤT CẤM CẤM YOUTUBE Ở VIỆT NAM"

Khoai@

Một bài trên tờ Tin tức Việt Nam của Người Việt 5 châu có tựa "Nguy hại khôn lường từ những kênh video 'giang hồ': Tại sao không cấm Youtube tại Việt Nam?" làm một số người đọc hiểu lầm rằng, các quan chức hoặc các cơ quan chức năng đang đề xuất cấm Youtube ở Việt Nam, từ đó dẫn đến những phản ứng thiếu lành mạnh.

Tôi đã đọc kỹ bài viết nhưng không hề tìm thấy có nội dung nào phản ánh có quan chức hay các cơ quan chức năng đề xuất như vậy. 

Sau khi đề cấp tới các kênh Youtube “giang hồ” như của Khá bảnh, Dương Minh Tuyền... tác giả Hoàng Linh viết, thực trạng đó dẫn đến "không ít phụ huynh học sinh bức xúc đặt ra câu hỏi là tại sao không cấm Youtube tại Việt Nam?". Câu hỏi này có lẽ do chính Hoàng Linh đặt ra chứ không hề có chứng cứ chứng minh là của phụ huynh học sinh và càng không phải của các cá nhân hay cơ quan có trách nhiệm.

Tuy nhiên, ở phần sau của bài viết, Hoàng Linh lại dẫn lời của PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII "trả lời" về việc "đề xuất cấm Youtube tại Việt Nam". Các câu trả lời đều hướng đến việc "lên án" các cơ quan quản lý nhà nước vì các cơ quan này đề xuất "cấm Youtube ở Việt Nam".

Xin hỏi Hoàng Linh, ai đề xuất cấm Youtube ở Việt Nam?

Xin trích nguyên văn 1 nội dung của bài báo: 
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội Khóa XIII cho rằng, người dân có quyền được tiếp cận thông tin, pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân.
“Tuy nhiên, người dân phải có trách nhiệm trong việc tiếp cận thông tin, có trách nhiệm trong việc thông tin lên mạng. Ở đây ở cả hai phía việc lựa chọn thông tin nào để tiếp cận, để đọc, theo dõi. Thứ hai, là trách nhiệm chủ của kênh Youtube trong việc đưa nội dung lên mạng”, PGS.TS Bùi Thị An cho biết.
PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, trong hoạt động quả lý nhà nước không nên có suy nghĩ không quản được thì cấm. Vấn đề không phải cấm Youtube mà quản lý thế nào.
“Ở đây tôi cho rằng cần sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, phải cố gắng để không hạn chế nhưng quản lý, ngăn chăn được dòng tin độc hại”, PGS.TS Bùi Thị An nói." 
Hết trích.

Nếu như PGS.TS Bùi Thị An nói như vậy thì hẳn đã có ai đó hỏi rằng: "Hiện này, các cơ quan quản lý nhà nước đang hoặc đã có đề xuất cấm Youtube ở Việt Nam, ý kiến PGS thế nào?".

Tra cứu trên mạng và hỏi nhiều người có trách nhiệm, tôi không hề thấy có đề xuất nào như vậy. Việc tung bài viết mập mờ kiểu này lên báo chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của người dùng Youtube và của dư luận xã hội. Cái lợi đâu không thấy, nhưng chắc chắn sẽ tạo cớ cho những người lười đọc chửi bới, hạ uy tín của chính quyền, bởi chính quyền không hề có đề xuất này.

****

Mời đọc nội dung bài báo của Hoàng Linh:

Tác hại xấu từ những kênh Youtube “giang hồ” của Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền là... rất rõ, không ít phụ huynh đã đặt ra câu hỏi tại sao không cấm Youtube tại Việt Nam?

Kênh Youtube Khá bảnh trước thời điểm bị xóa bỏ.

Thời gian qua, kênh YouTube "Khá bảnh" của Ngô Bá Khá (ở Bắc Ninh) đã gây xôn xao cộng đồng mạng bởi nhiều video tiêu cực, gây tác động xấu tới xã hội. Mặc dù có nội dung xấu nhưng kênh YouTube lại này thu hút hơn 2 triệu người theo dõi, chủ yếu là các bạn trẻ.

Khó có thể đánh giá tác hại xấu từ kênh Youtube “giang hồ” như của Khá bảnh, Dương Minh Tuyền... Tuy nhiên, chỉ riêng việc một bộ phận giới trẻ học theo các ăn nói, hành vi như Ngô Bá Khá đã khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Nhất là trong thời gian qua đã xuất hiện hàng loạt những vụ bạo lực học đường đầy ám ảnh.

Thực trạng những kênh Youtube như của Khá bảnh không phải hiếm, cũng từng có không ít phụ huynh học sinh bức xúc đặt ra câu hỏi là tại sao không cấm Youtube tại Việt Nam?

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội Khóa XIII cho rằng, người dân có quyền được tiếp cận thông tin, pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân.

“Tuy nhiên, người dân phải có trách nhiệm trong việc tiếp cận thông tin, có trách nhiệm trong việc thông tin lên mạng. Ở đây ở cả hai phía việc lựa chọn thông tin nào để tiếp cận, để đọc, theo dõi. Thứ hai, là trách nhiệm chủ của kênh Youtube trong việc đưa nội dung lên mạng”, PGS.TS Bùi Thị An cho biết.

PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, trong hoạt động quả lý nhà nước không nên có suy nghĩ không quản được thì cấm. Vấn đề không phải cấm Youtube mà quản lý thế nào.

“Ở đây tôi cho rằng cần sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, phải cố gắng để không hạn chế nhưng quản lý, ngăn chăn được dòng tin độc hại”, PGS.TS Bùi Thị An nói.

Hình ảnh được cắt từ clip nhạc chế Những chị đại học dường của kênh Hậu Hoàng với nội dung đầy rẫy cảnh bạo lực học đường mới xuất hiện từ 11/3 đến nay đã có tới gần 70 triệu lượt xem trên Youtube. 

Trước đó, ngày 2/4, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chính thức gửi yêu cầu Google (nhà cung cấp dịch vụ YouTube) khóa, hạ kênh YouTube của "Khá bảnh".

Sau 1 ngày bị khóa chức năng hiện quảng cáo để kiếm tiền, kênh YouTube Khá bảnh đã bị xóa.

Đến sáng 3/4, kênh "Khá bảnh" đã không còn tồn tại trên YouTube. Khi truy cập vào kênh này, người xem sẽ nhận được thông báo "Tài khoản này đã bị chấm dứt do vi phạm Điều khoản dịch vụ của YouTube".

Đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cũng cho rằng, kênh YouTube "Khá bảnh" chứa những nội dung gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội, vì thế đơn vị đã đề nghị YouTube không được tiếp tục khai thác, thu phí quảng cáo từ kênh này.

Năm 2017, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông) phát hiện 17 video với nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, như: bôi xấu, xuyên tạc lịch sử, kích động thù hằn dân tộc... Trước và trong khi các video này được phát, nhiều hình ảnh quảng cáo của một số nhãn hàng lớn ở Việt Nam cũng xuất hiện, gây tổn hại đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hiện nay khi người dùng tìm kiếm và vào xem các video về một nội dung, chương trình cụ thể trên YouTube, giao diện của kênh này còn xuất hiện một số video có nội dung sai trái để thu hút quan tâm của người sử dụng.

YouTube có tính năng gợi ý các video có nội dung tương tự nội dung người sử dụng đã xem hoặc tìm kiếm, nhưng có thể dẫn người xem đến cả những nội dung hoàn toàn không liên quan. Ví dụ, bạn xem một video ca nhạc nhưng phía bên cột phải giao diện, YouTube lại hiển thị một số video vi phạm thuần phong mỹ tục. Việc YouTube cho phép video có nội dung xấu tiếp tục tồn tại và cung cấp đến đa số người dùng Việt Nam là nghiêm trọng.

Trong khi đó, đại diện Google (đơn vị điều hành YouTube) cũng khẳng định trang web có chính sách chung cho tất cả các video, trong đó nếu người dùng cảm thấy một video có nội dung không phù hợp, họ có quyền gửi cảnh báo (report) cho đội ngũ của YouTube để xử lý. Các nội dung quảng cáo hiện được xếp theo cơ chế tự động và nếu cảm thấy không phù hợp, người dùng hay doanh nghiệp cũng có thể thông báo để gỡ bỏ.

Hoàng Linh/Sức Khỏe Cộng Đồng


Ảnh từ trang Tin Tức Việt Nam: