Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Cựu Tư lệnh Quân khu 2 bị Ban Bí thư kỷ luật khiển trách

Trung tướng Dương Đức Hòa nghỉ hưu và bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 từ tháng 5-2016. Ảnh: VOV

(PLO)- Ban Bí thư cũng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt và Nguyễn Văn Điều theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ngày 28-7, Ban Bí thư họp, xem xét thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong số này có Trung tướng Dương Đức Hòa, cựu Tư lệnh Quân khu 2.

Cuộc họp do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, xem xét các báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được đưa ra sau kỳ họp thứ 46 (từ 15 đến 17-7).

Tin phát từ Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, Ban Bí thư đánh giá Trung tướng Dương Đức Hoà, trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Quân khu 2 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Đảng uỷ Quân khu 2 và vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Vi phạm của ông Hoà là được đánh giá là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của quân đội và cá nhân người liên quan.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và Quy định số 102 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Dương Đức Hoà bằng hình thức khiển trách.

Liên quan đến vụ việc này, tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết các vi phạm, khuyết điểm của Trung tướng Dương Đức Hòa là do Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương phát hiện, tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm và ra kết luận theo thẩm quyền.

Ông Hòa là đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý, theo thẩm quyền thì Quân ủy Trung ương báo cáo, và trên cơ sở đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá, đề nghị Ban Bí thư ra thi hành kỷ luật.

***

Khai trừ Đảng ông Nguyễn Hữu Tín

Cũng trong cuộc họp sáng nay, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với các ông Nguyễn Hữu Tín (cựu Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM), ông Đào Anh Kiệt (cựu Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), ông Nguyễn Văn Điều (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình).

Ba người này có hành vi vi phạm pháp luật về các tội liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, hoặc giao thông đường bộ, đang trong vòng tố tụng, thậm chí đang thi hành án.

Theo Điều lệ Đảng cũng như quy định về kỷ luật Đảng, họ phải chịu kỷ luật khai trừ Đảng. 

NGHĨA NHÂN

JICA tài trợ hơn 36,6 tỷ yên trang bị sáu tàu tuần tra trên biển

Ngày 28-7, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định vốn vay ODA, trị giá 36,626 tỷ yên cho dự án trang bị sáu tàu tuần tra, tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, an toàn trên biển Việt Nam.

Trong khuôn khổ dự án, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được hỗ trợ tài chính để trang bị sáu tàu tuần tra, nhằm tăng cường năng lực chấp pháp và cứu hộ hàng hải nhanh chóng, phù hợp, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và tự do hàng hải tại Việt Nam.

Đây là khoản vay có lãi suất ưu đãi trong thời gian 40 năm (vay ân hạn 10 năm). Dự kiến, trong tháng 8 tới, các bên sẽ phát hành thư mời thầu dịch vụ tư vấn (tư vấn hỗ trợ đấu thầu, giám sát thi công…), phấn đấu hoàn thành vào tháng 10-2025 (khi tàu tuần tra thứ 6 được bàn giao).

Theo JICA, dự án đóng góp vào mục tiêu 14 và 16 của Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đồng thời góp phần thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Dự án áp dụng điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế (STEP), sử dụng các công nghệ đóng tàu tiên tiến của Nhật Bản.

Điều khoản này áp dụng cho các dự án cần tận dụng đáng kể công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản, dựa trên yêu cầu của nước đang phát triển về việc sử dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Điều kiện cơ bản của khoản vay STEP là nhà thầu chính sẽ là công ty Nhật Bản, hoặc chi nhánh của công ty Nhật Bản tại nước ngoài, hoặc liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty Việt Nam (Công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh).

Theo đó, công ty Việt Nam có thể tham gia với tư cách là thành viên của liên doanh Nhật Bản - Việt Nam hoặc là nhà thầu phụ. Trong một số điều kiện nhất định, liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty có vốn chủ sở hữu Nhật Bản (công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh) có thể là nhà thầu chính.

Biển Đông được xem là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng do thiên tai bão, lũ, nên nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải cao. Hơn nữa, người, phương tiện hoạt động trên biển và lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ tội phạm đe dọa an ninh hàng hải tăng theo trong những năm gần đây, nạn buôn lậu, đánh bắt trái phép, nguy cơ khủng bố gia tăng, do vậy, tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu tại Việt Nam.

MINH TRANG

Vợ tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô viết tâm thư

Bà Tzu-I Chuang, phu nhân người Đài Loan của Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô Jim Mullinax, chia sẻ về việc đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ trên đất Trung Quốc.

Bài đăng trên Facebook của bà Tzu-I Chuang thể hiện nỗi buồn sâu sắc về sự kiện Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô đóng cửa, theo South China Morning Post.

Bà Chuang cho biết hơn 100 nhân viên địa phương và 23 nhà ngoại giao Mỹ đã phải nói lời tạm biệt với cơ quan đại diện ngoại giao tồn tại suốt 35 năm này.

Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô đóng cửa trong ngày 27/7. Ảnh: Reuters.

Cũng theo bà Chuang, các nhân viên đã làm việc không ngừng nghỉ trong suốt 3 ngày qua để đóng cửa lãnh sự quán theo đúng thời hạn. Nhiều người đã rơi lệ khi lá cờ Mỹ được hạ xuống vào sáng 27/7.

“Mọi người muốn treo tấm biểu ngữ ghi chữ: ‘Cảm ơn Thành Đô 1985-2020’ nhưng không được. Điều này thật đáng tiếc”, bài viết của bà Chuang chia sẻ. “35 năm quan hệ ngoại giao đã đi vào lịch sử. Giờ đây, chúng ta bất lực và không thể cứu vãn được những điều đáng trân trọng”.

Bà Tzu-I Chuang là một nhà nhân chủng học kiêm tác giả viết sách nấu ăn. Bà đang sở hữu tài khoản Weibo với hơn 605.000 người theo dõi. Trong thời gian gần đây, phu nhân tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô nhận về nhiều lời chỉ trích từ người dùng mạng xã hội Trung Quốc.

“Tâm thư” mới nhất của bà Chuang trên Facebook đã đáp trả làn sóng chỉ trích này: “Có lẽ tình hình căng thẳng giữa hai nước khiến nguời chuyển hướng tức giận vào phu nhân tổng lãnh sự Mỹ. Nhưng chúng tôi cũng chỉ là một trong hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng, không phải sao?”.

Bà Chuang giải thích: “Một vài bài đăng cũ của tôi đã bị đem ra bàn tán và xuyên tạc. Tôi thấy hối hận vì cách sử dụng từ ngữ quá thẳng thắn đến mức thô ráp của mình. Song tôi tin rằng sự cởi mở và trung thực của tôi không nên bị chỉnh sửa”.

Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô Jim Mullinax, phu nhân Tzu-I Chuang và hai con trai. Ảnh: Twitter.

Tổng lãnh sự Mỹ Jim Mullinax mới kết thúc nhiệm kỳ 3 năm làm việc tại Thành Đô trong khi phu nhân Chuang và hai con trai đã quay về Mỹ từ tháng 2 để chống dịch. Gia đình tổng lãnh sự sẽ sớm được đoàn tụ vào tháng 8, bà Chuang cho biết.

Đang trốn truy nã, cựu cán bộ ngân hàng vẫn lừa 54 tỷ đồng

(CATP) Ngày 28-7, TAND TP Hà Nội xét xử bị cáo Đoàn Mai Thanh (SN 1982, ở Quảng Ninh, cựu cán bộ ngân hàng chi nhánh TP Hạ Long, Quảng Ninh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, tháng 3/2014, Thanh bị Công an tỉnh Quảng Ninh truy nã về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tháng 6/2014, Thanh trốn lên Hà Nội, thuê trọ ở quận Đống Đa.

Thời gian này, Thanh lập tài khoản Facebook tên “Vicky Doan” để kinh doanh nước ép giảm cân. Đến tháng 8/2016, cựu cán bộ ngân hàng trốn truy nã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của người nhẹ dạ.

Với tài khoản “Vicky Doan”, Thanh đăng thông tin có đầu mối nhập khẩu điện thoại di động iPhone các loại, chính hãng, giá rẻ, chỉ từ 3-9 triệu đồng/chiếc nếu mua số lượng lớn, với điều kiện phải đặt cọc 100% giá trị đơn hàng.

Bị cáo Thanh tại tòa

Để tạo lòng tin khiến “con mồi” sập bẫy, Thanh trả trước số lượng nhỏ điện thoại cho khách hàng để họ tiếp tục đặt hàng. Khi phải giao hàng, Thanh nói lý do hàng hóa đang bị hải quan tạm giữ và không trả lại tiền cho khách.

Kết quả điều tra xác định, bằng thủ đoạn trên, từ tháng 8 đến tháng 12/2017, bị cáo đã chiếm đoạt hơn 54 tỷ đồng của 13 bị hại. Trong số các bị hại của Thanh phải kể đến chị Nguyễn Thanh H. (SN 1992, ở Hà Nội), một người kinh doanh trên mạng.

Thấy Thanh đăng tải nội dung bán điện thoại Iphone với giá rẻ hơn thị trường, chị H. đã đặt mua 318 chiếc các loại. Chỉ trong vòng 1 tháng (tháng 11-12/2017), chị H. đã nhiều lần chuyển khoản và giao cho Thanh hơn 3,7 tỷ đồng để mua 318 điện thoại. Nhận tiền của chị H., Thanh không giao hàng như cam kết mà chiếm đoạt hết.

Hay như anh Nguyễn Viết H. (SN 1995, ở Hà Nội). Khoảng 6/2016, anh H. thấy tài khoản “Vicky Doan” đăng tải thông tin bán điện thoại giá rẻ hơn so với thị trường nên đã đặt mua điện thoại. Lần đầu anh H. được giao hàng đúng hạn. Tin tưởng Thanh, tháng 11/2017, anh H. tiếp tục đặt mua 160 chiếc điện thoại Iphone các loại, với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Anh H. trực tiếp giao tiền cho bị cáo, nhưng đến hẹn, Thanh không giao hàng như cam kết.

Người bị lừa nhiều tiền nhất phải kể đến chị Nguyễn Thúy D. (ở Hà Nội), bị “nữ quái” lừa 22,1 tỷ đồng tiền đặt mua 1.908 chiếc điện thoại.

Theo lời khai của Thanh, bị cáo dùng tiền chiếm đoạt được của các bị hại để trả nợ và mua xe ô tô.

Đến 12/2017, Đoàn Mai Thanh bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt theo lệnh truy nã trong vụ án khác. Năm 2018, bị cáo lĩnh án 14 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Sáng 28-7, do vắng bị hại nên HĐXX đã quyết định tạm hoãn phiên tòa.

Thanh Mai

Khai trừ Đảng cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng ông Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó Chủ tịch TP.HCM.

Ngày 28/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật một số cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy:

Ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Đào Anh Kiệt, nguyên Thành uỷ viên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã bị TAND TP.HCM xử phạt tù và đang chấp hành án tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Bị cáo Nguyễn Hữu Tín ra tòa. (Ảnh: Tiến Đạt)

Ban bí thư quyết định khai trừ Đảng các ông Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt sau khi xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ban Bí thư cho rằng, sai phạm của ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Đào Anh Kiệt, nguyên Thành uỷ viên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là "rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của địa phương và cá nhân".

Hơn nữa, ông Tín và ông Kiệt đã bị TAND TP.HCM phạt tù; đang chấp hành án tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Trước đó, ngày 31/12/2019, ông Nguyễn Hữu Tín đã bị phạt 7 năm tù, ông Đào Anh Kiệt bị phạt 6 năm 6 tháng tù do chịu trách nhiệm chính về sai phạm giao đất công sản cho Vũ "Nhôm".

HĐXX xác định, nhà đất rộng 5.000m2 tại số 15 Thi Sách, Quận 1, là tài sản Nhà nước nên việc sắp xếp lại phải tuân theo Ban chỉ đạo 09 (đứng đầu là Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân).

Từ năm 2014 đến 2016, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Việt Tân ký các công văn đề nghị UBND TP.HCM, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch "tạo điều kiện" cho Công ty Bắc Nam 79 do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm") làm Chủ tịch HĐQT (công ty bình phong) được thuê nhà đất 15 Thi Sách phục vụ mục đích an ninh quốc phòng.

Ông Tín không báo cho Trưởng ban chỉ đạo 09 và Sở Tài chính tham mưu và bút phê cho Lê Văn Thanh (phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM) giao Sở Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thủ tục. Nguyễn Thanh Chương (Trưởng Phòng đô thị UBND TP.HCM) được giao soạn công văn để Thanh gửi cho Sở này.

Sau khi duyệt văn bản tham mưu, Trương Văn Út (Phó Phòng quản lý đất đai) ký nháy văn bản trình Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đào Anh Kiệt ký ban hành công văn gửi UBND TP.HCM. Trên nội dung tham mưu của Sở Tài nguyên Môi trường, ông Tín đã cho Công ty Bắc Nam 79 được thuê khu nhà đất, không thông qua đấu giá theo quy định.

Lại một con kền kền báo chí vào rọ

Cuteo@

Nghe tin các anh em công an Bà Rịa vửa tóm được một con kền kền báo chí mà thấy hoan hỉ quá. Bụng bảo dạ, cho chết cụ chúng nó đi. 

Điều 170 Hình luật An Nam ghi rõ tội cưỡng đoạt tài sản sẽ đi một khóa nhẹ là 1 năm và nặng là 5 năm. Nếu có tổ chức hoặc có tính chuyên nghiệp sẽ có thể cao hơn nhiều. 

Con Kền kền đực là Lê Văn Lý, sinh năm 1974, trú tại huyện Xuyên Mộc. 

Nó bị bắt quả tang khi đang nhận tiền của một doanh nghiệp tại trước siêu thị Co.op Mart, phường Phước Trung, TP. Bà Rịa.

Công an Bà Rịa cho hay:

"Lê Văn Lý có giấy giới thiệu số 03/GGT/VPDD ĐNB ngày 9/7/2020 (có giá trị đến ngày 26/7/2020) ghi rõ là phóng viên của Tạp chí Nhân đạo và Đời Sống Văn phòng Đại diện Đông Nam Bộ do Trưởng Văn phòng Đại diện Đông Nam Bộ Trần Văn Hưởng ký gửi các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp để liên hệ tác nghiệp báo chí. 

Tuy nhiên, trong giấy giới thiệu không ghi địa phương để Lê Văn Lý tác nghiệp báo chí. Lợi dụng việc này, Lý đã đến liên hệ một số doanh nghiệp buôn bán vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh để “làm tiền”.

Chiều ngày 28/7, khi Lý đang nhận số tiền 40 triệu của một chủ buôn bán vật liệu xây dựng ở trụ sở tại phường 11, TP.Vũng Tàu thì bị lực lượng PC03 công an tỉnh bắt quả tang cùng tang vật". 

Trong một diễn biến khác liên quan đến việc hai nữ phóng viên bị bắt trong vụ án Phó trưởng Ban Xã hội - Bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống Trần Trọng Lâm cưỡng đoạt 210 triệu đồng của một phòng khám trên địa bàn TP Bắc Giang, trang  mới có bài "Đính chính về vụ hai nữ phóng viên bị bắt". 

Theo đó, Môi Trường & Đô Thị co biết, đối tượng Trần Tuyết Nhung, sinh 29/10/1980, thường trú tại số 4/19/495 Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội, được Tạp chí ký Hợp đồng lao động thử việc số 29/HĐLĐTV ngày 1/8/2019 đến 1/11/2019 tại Ban điện tử. Sau 3 tháng thử việc, do không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của toà soạn, Tạp chí đã chấm dứt và không tiếp tục ký Hợp đồng lao động thử việc với bà Trần Tuyết Nhung. Do đó, một số tờ báo đăng tải rằng Trần Tuyết Nhung hiện đang thử việc tại Tạp chí Môi Trường & Đô Thị Việt Nam là không chính xác.

Mẹ khóa trái cửa, tẩm xăng đốt ba người con để tự sát ở Hà Tĩnh

Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị đang điều tra nguyên nhân 4 mẹ con bị bỏng trong căn nhà nồng nặc mùi xăng, một người đã chết.

Khoảng 13h30 chiều nay (28/7), người dân phát hiện ngọn lửa phát ra từ nhà chị Lê Thị Hiên (SN 1993, trú thôn 1, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh) cùng mùi xăng nồng nặc. Thời điểm này, 4 mẹ con chị Hiên đều đang ở trong nhà.

Người dân đã nhanh chóng dập lửa, cứu mấy mẹ con. Tuy nhiên, cháu bé 6 tuổi đã tử vong còn chị Hiên và 2 đứa con còn lại (1 cháu 3 tuổi, 1 cháu 5 tuổi) bị bỏng nặng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Ngôi nhà nơi xảy ra sự việc

Một cán bộ địa phương cho biết, người mẹ tẩm xăng đốt mình cùng ba người con nhằm mục đích tự sát.

“Lúc chúng tôi đến, nhà này khóa trái cửa, công an phải cạy cửa, chở đi cấp cứu. Người mẹ này mua xăng rồi đốt để tự sát. Một người con đã chết, 3 người còn lại bị bỏng nặng, nguy kịch”, vị này nói.

Cũng theo vị lãnh đạo này, do mâu thuẫn gia đình nên người mẹ đã tẩm xăng tự thiêu mình và ba con. 

Trước khi xảy ra sự việc, chị Hiên lên Facebook cá nhân đăng ảnh 4 mẹ con, rồi viết nội dung: “Bốn mẹ con tôi có thể là màu hồng, nhưng cũng có thể là màu đen tối”, sau đó thay hình đại diện màu đen.

Được biết, chồng chị Hiên hiện đang làm việc ở nước ngoài.

Thiện Lương

Mỹ cảnh báo hạt giống lạ gửi từ Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 27/7 cảnh báo người dân không nên trồng các gói hạt giống lạ được gửi từ Trung Quốc vì chúng có thể gây hại cho môi trường.

Ít nhất 8 tiểu bang tại Mỹ đã khuyến cáo người dân không gieo trồng các hạt giống lạ, sau khi họ nhận được gói bưu phẩm chứa các gói hạt dù không đặt hàng. Đại diện giới chức nông nghiệp còn cảnh báo hạt giống có nguy cơ xâm lấn và gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

Một trong những gói hạt giống lạ không nguồn gốc mà người dân Mỹ nhận được trong thời gian gần đây. (Ảnh: Twitter)

Hình ảnh về các gói hạt được giới chức nông nghiệp địa phương đăng trên mạng xã hội cho thấy hạt giống có kích cỡ, hình dạng và màu sắc khác nhau, đựng trong phong bì màu trắng hoặc màu vàng, trong đó một số gói được dán nhãn là đồ trang sức và ghi chữ Trung Quốc, cũng như không đề tên người gửi.

"Tại thời điểm này, chúng tôi không có đủ thông tin để biết liệu đây liệu có là một trò lừa bịp, chơi khăm, lừa đảo qua mạng hay một hành vi khủng bố sinh học nông nghiệp hay không", ông Ryan Quarles, ủy viên nông nghiệp của bang Kentucky cho hay.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết cơ quan này hiện đang làm việc với Bộ An ninh Nội địa và các tiểu bang để bảo vệ nền nông nghiệp Mỹ và ngăn chặn các gói hạt bị cấm tiếp tục được gửi đến trong thời gian tới, theo một tuyên bố.

Chính quyền các tiểu bang đã yêu cầu người nhận không mở các gói hạt, bảo quản chúng trong túi nhựa và báo cáo với các cơ quan chức năng để tiến hành thu gom.

Cảnh sát tại Whitehouse, bang Ohio cho rằng các gói hạt giống là một trò lừa đảo qua Internet, trong đó các nhà cung cấp vận chuyển các sản phẩm rẻ tiền cho người nhận bất kỳ và sau đó tự gửi đánh giá tích cực trên các trang web thương mại điện tử thay cho người nhận.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington hiện chưa đưa ra phản hồi về vụ việc.

Theo Reuters

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Một trang Facebook cá nhân bịa đặt phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Cuteo@

Hôm qua 27/7/2020, Bộ Y tế chính thức lên tiếng về một số thông tin đăng tải trên một tài khoản Facebook có tên là Thuy Xuan (xem ảnh) dẫn phát ngôn được cho là của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về dịch bệnh COVID-19 nhưng không đúng phát ngôn của Phó thủ tướng, được nhiều người chia sẻ.

Qua xác minh, Bộ Y tế khẳng định đây là tin giả. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không hề phát ngôn như vậy. Bộ Y tế đề nghị người dân không chia sẻ những thông tin trên làm người dân quá lo lắng và hiểu sai về tình hình dịch bệnh.

Để xem những phát ngôn chính thức của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam người dân cần cập nhật Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Hiện Fb này đã xóa bài viết và gạch chéo đăng lại trên trang cá nhân

Người dân hết sức cảnh giác!

Dấu hiệu vi phạm tại một số dự án của Vicem: Bộ Công an điều tra, xác minh

Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đang điều tra, xác minh một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) trong việc đầu tư 2 dự án ở Hà Nội.

Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem mới hoàn thiện phần thô

Điểm danh 2 dự án “khủng”

Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ Xây dựng về việc cung cấp thông tin, tài liệu.

Theo văn bản này, Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đang điều tra, xác minh một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Vicem trong việc đầu tư dự án Khu dịch vụ tổng hợp 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem tại lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Để phục vụ công tác điều tra, xác minh, Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp có ý kiến chỉ đạo Thanh tra Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu gồm: Các văn bản, chủ trương, chỉ đạo của Bộ Xây dựng và tình trạng hiện nay của 2 dự án trên.

Cùng với đó là các tài liệu về kết quả thanh tra, việc xử lý kết quả sau thanh tra (trong đó có vai trò cá nhân có liên quan) của Thanh tra Bộ Xây dựng đối với 2 dự án.

Đây cũng là dự án được nhắc đến tại báo cáo Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi Quốc hội mới đây dựa trên báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2018 của Tổng công ty.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được Bộ Xây dựng phê duyệt đối với 3 lô đất, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc/và chưa được phê duyệt lại.

Trong đó đối với lô đất 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Tổng công ty đề nghị thay đổi từ “tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem” thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”, đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng Tổng công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh Phương án trình phê duyệt. 

Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân

Năm 2019, KTNN đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2018 của 235 doanh nghiệp thuộc 36 tập đoàn, tổng công ty và công ty.

Kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, KTNN đã chỉ ra nhiều sai phạm tại Vicem.

Theo KTNN, tại Công ty mẹ - Vicem loại tài sản không cần dùng khỏi giá trị doanh nghiệp và đề nghị điều chuyển, bàn giao không đúng quy định.

KTNN cũng chỉ ra rằng, nhiều công ty con của tập đoàn, tổng công ty sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể; một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn…

Tại kiến nghị của KTNN về xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2019, KTNN đề nghị Vicem kiểm điểm trách nhiệm người đại diện phần vốn Công ty xi măng Hà Tiên 1 trong việc quyết định đầu tư nhưng không thực hiện báo cáo Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hà Tiên 1 (giai đoạn liên quan) trong việc ký hợp đồng góp vốn vào Công ty Nguyễn Quang, chuyển quyền thuê đất của Nhà nước không qua đấu giá.

Bộ phận tham mưu đề xuất lựa chọn SAIGONAP không đủ năng lực dẫn đến xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty Nguyễn Quang chưa tính đến giá trị lợi thế quyền thuê đất; Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hà Tiên 1 (thời kỳ có liên quan) trong việc đề xuất HĐQT phê duyệt giá khởi điểm chưa theo nguyên tắc giá thị trường (chỉ sử dụng duy nhất kết quả định giá của 1 đơn vị làm giá khởi điểm.

Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hà Tiên 1, VT Hà Tiên (thời kỳ có liên quan) trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không đúng ngành nghề kinh doanh chính của đơn vị và Đề án tái cơ cấu Vicem giai đoạn 2016-2020, không phù hợp với quy định...

Công bố hình ảnh 2 đối tượng dùng súng cướp ngân hàng BIDV tại Hà Nội

Công an Hà Nội đã công bố những hình ảnh đầu tiên về 2 đối tượng dùng súng tự chế cướp ngân hàng BIDV, ở phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội vào sáng nay 27/7.

Tối ngày 27/7, trao đổi với PV Dân trí, Thiếu tá Lê Minh Hải – Đội trưởng Đội điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) - Công an thành phố (CATP) Hà Nội cho biết, chiều cùng ngày, Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội đang phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), các phòng nghiệp vụ CATP và Công an quận Đống Đa khẩn trương điều tra, truy bắt các đối tượng gây án.


Hình ảnh 2 tên cướp di chuyển bằng xe máy (Ảnh: Công an cung cấp).

Theo điều tra của cơ quan công an, khoảng 10h ngày 27/7, hai đối tượng nam giới đi bộ từ đường Nguyên Hồng vào Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Ngọc Khánh. Bất ngờ, một đối tượng cầm súng ngắn dạng tự chế đi vào phía trong các quầy giao dịch, hướng đầu súng lên trần nhà bắn một phát đạn và hô “tất cả ngồi im, giơ tay lên”; rồi đi vào từng quầy giao dịch lấy tiền ném ra sàn phía ngoài.

Đối tượng còn lại để một bịch màu đen xuống sàn hô “thuốc nổ, nếu hô thì cho nổ” rồi nhặt tiền do đối tượng cầm súng ném ra cho vào túi màu đen.


Cả hai đối tượng xông vào trong khu vực quầy giao dịch, dùng súng tự chế để cướp hơn 900 triệu đồng (Ảnh: Công an cung cấp).

Sau khi cướp được tiền, 2 đối tượng đi bộ ra ngoài cửa ngân hàng, tiếp tục dùng súng đe dọa người dân, cướp chiếc xe máy Dream biển kiểm soát 29-137.X2, rồi tẩu thoát theo hướng đường Nguyên Hồng - Trúc Khê - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long.

Về đặc điểm nhận dạng các đối tượng như sau: Đối tượng cầm súng, nam giới, cao khoảng 1m65 - 1m68, người dong dỏng, mặc áo chống nắng dài tay màu ghi kẻ caro, quần dài sáng màu, đeo găng tay màu trắng, khẩu trang vải màu trắng, đội mũ bảo hiểm kiểu lưỡi trai màu trắng, đi giầy tối màu, đế trắng, đeo 2 túi vai chéo, nói giọng miền Bắc.

Đối tượng thứ hai: Nam giới, cao khoảng 1m72 - 1m75, dáng người gầy, mặc áo chống nắng dài tay màu ghi, quần dài vải tối màu, đeo găng tay màu trắng, khẩu trang vải màu trắng, đội mũ bảo hiểm kiểu lưỡi trai tối màu, đi giầy kiểu thể thao, nói giọng miền Bắc.


Hai đối tượng che gần kín mặt, đội mũ bảo hiểm đi vào khu vực ngân hàng BIDV (Ảnh: Công an cung cấp).

Chiếc xe bị cướp là xe máy nhãn hiệu Dream nữ màu mận chín, yếm trắng, có 2 gương, đeo Biển kiểm soát: 29-137.X2, số máy: 0030163, số khung: 0030163.

Vũ khí gây án là 1 khẩu súng dạng súng colt xoay tự chế, bắn đạn thể thao. Số tiền bị cướp 942 triệu đồng.

Để phục vụ công tác điều tra, truy bắt đối tượng gây án, Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội đề nghị người dân, khi phát hiện thì giữ ngay người, phương tiện, hung khí, vật chứng hoặc báo về Đội Điều tra trọng án - Phòng CSHS CATP Hà Nội (địa chỉ: Số 7 Thiền Quang, phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội, liên hệ với đồng chí Nguyễn Hữu Luyện - Đội phó Đội điều tra trọng án, số điện thoại 0984.492.614); Công an quận Đống Đa, đồng chí Nguyễn Giang Long - Đội phó Đội Cảnh sát hình sự, số điện thoại 0912.221.992, để phối hợp giải quyết.

Chủ tịch Hà Nội: Những người về từ Đà Nẵng phải xét nghiệm và cách ly

(VTC News) - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu rà soát những người trở về từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế và tất cả phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm và tự cách ly tại nhà.

Chiều 27/7, trước diễn biến mới của dịch COVID-19 tại một số địa phương, đặc biệt là TP. Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP. Hà Nội họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo.

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn vẫn được kiểm soát tốt, đã qua 103 ngày liên tiếp không ghi nhận thêm ca mắc mới trong cộng đồng, các ổ dịch đều đã kết thúc. Tổng số 121 ca mắc tại Hà Nội đều khỏi bệnh.

Tuy nhiên, dịch bệnh này đang diễn biến phức tạp, khó lường cả trên thế giới và một số tỉnh, thành phố khác của nước ta, đặc biệt là Đà Nẵng. Trong tuần vừa qua Việt Nam ghi nhận 4 trường hợp mắc tại cộng đồng.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp.

Qua nghe báo cáo của các quận huyện, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đề nghị các đơn vị ngăn chặn tối đa, cố gắng không để dịch quay lại.

Ước tính trên địa bàn TP có khoảng 15-20.000 người từ Đà Nẵng trở về, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị chủ động khai báo y tế, cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.

Ông Chung cũng đề nghị phải quản lý tốt các nơi cách ly tập trung, rà soát và phát hiện tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép; Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất nếu dịch lây lan trên địa bàn.

Đồng thời, các đơn vị phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hơn 180 nghìn học sinh chuẩn bị thi THPT.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết trên thế giới trung bình cứ 4 ngày lại có 1 triệu ca nhiễm mới. Ở mỗi nước, virus SARS-CoV-2 lại có đột biến gen và các chủng khác nhau và có mức độ nguy hiểm, lây nhiễm cao hơn.

Chủ tịch UBND TP xác định Hà Nội là một trong những địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề nghị rà soát tất cả những người đi Đà Nẵng từ 8/7 đến nay, với tinh thần chủ động, phát hiện kịp thời, ngăn chặn nhanh chóng, không để lây lan rộng.

Tập trung rà soát những người từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế, đặc biệt là những người đến nơi có dịch như quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn; Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, trung tâm tiệc cưới For you Palace (Hải Châu)… Các trường hợp trên đều phải khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm và tự cách ly tại nhà.

Các trường hợp đi du lịch tại Đà Nẵng phải chủ động khai báo y tế và chủ động theo dõi sức khỏe của mình.

Chủ tịch UBND TP đề nghị người dân cần phát hiện nhanh, phát hiện sớm, cách ly kịp thời, giám sát chặt chẽ sức khỏe của mình. Tất cả những trường hợp có biểu hiện ho, sốt trên toàn địa bàn TP đều phải lấy mẫu xét nghiệm. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm thì tự cách ly tại nhà.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế phải tiến hành quy trình phòng chống dịch COVID-19 trong khám chữa bệnh.

Công an TP và các quận, huyện quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, đều phải cách ly và tổ chức xét nghiệm 2 lần, sau 1 tháng thì phải xét nghiệm thêm một lần nữa.

Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị trên địa bàn duy trì việc dùng nước sát khuẩn và đeo khẩu trang nơi công cộng. Các cơ sở y tế của quận huyện và CDC Hà Nội tiếp tục duy trì đội phản ứng nhanh và đảm bảo duy trì trực 24/7.

Minh Tuệ & Trương Huyền

Lào Cai bắt giữ 2 xe chở 10 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Theo Hồng Ninh (TTXVN/Vietnam+)

Công an thành phố Lào Cai phát hiện 2 đối tượng người Việt Nam nhận chở thuê 10 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Chiều 27-7, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, khoảng hơn 1h cùng ngày, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Công an thành phố Lào Cai phát hiện 2 đối tượng người Việt Nam đang có hành vi dùng xe ô tô Toyota nhãn hiệu INNOVA, biển kiểm soát 60A-632.04 chở 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, chuẩn bị di chuyển khỏi địa bàn thành phố Lào Cai.

Quá trình đấu tranh khai thác phát hiện 2 đối tượng là Dương Đình Quyền và Nguyễn Thanh Cường, đều sinh năm 1977, hộ khẩu thường trú tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhận lái xe thuê từ Nha Trang ra thành phố Lào Cai đón 5 người Trung Quốc trên vào Nha Trang.

Một trong hai chiếc xe chở các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. (Ảnh: Cục Cảnh sát giao thông/TTXVN)

Hai đối tượng trên khai nhận, người thuê đã thuê 2 ô tô INNOVA lên Lào Cai để đón tổng số 10 người Trung Quốc tại thành phố Lào Cai. Trong đó, nhóm của Quyền và Cường chở 5 người Trung Quốc đi sau, nhóm còn lại đã lên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Sau khi khai thác được thông tin trên, Công an thành phố Lào Cai đã trao đổi nhanh với Đội Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1, Cục Cảnh sát giao thông đề nghị phối hợp chặn bắt chiếc xe còn lại trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Đến 4h cùng ngày, lực lượng cảnh sát giao thông đã chặn bắt được chiếc xe INNOVA thứ hai nói trên tại km6 cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Hiện, Công an thành phố Lào Cai đã đưa 14 người này về trụ sở Công an thành phố để tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng lừa đảo mua bán khẩu trang qua mạng xã hội

(HNMO) - Ngày 27-7, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Kim Thanh (sinh năm 1995; ở tỉnh Tiền Giang) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đối tượng Nguyễn Kim Thanh. Ảnh: Facebook Công an thành phố Hà Nội.

Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được xác định, cuối tháng 1-2020, lợi dụng tình hình dịch Covid-19, Nguyễn Kim Thanh (lúc này đang sinh sống tại Malaysia) đã lập hàng loạt tài khoản mạng xã hội giả nhằm thực hiện hành vi lừa đảo bán khẩu trang giá rẻ. Thanh tìm kiếm và liên kết với các cửa hàng, cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền, hàng ra nước ngoài sau đó lừa bị hại chuyển tiền đặt cọc mua khẩu trang vào các tài khoản mà Thanh cung cấp.

Số tiền lừa đảo được, Thanh sử dụng để mua vàng, sau đó thông qua các cửa hàng vàng tại Việt Nam chuyển tới địa chỉ nhận của mình tại Malaysia. Thanh giữ lại một phần vàng tại các tiệm vàng ở Việt Nam rồi gọi cho người thân tới nhận để đem bán lấy tiền tiêu xài.

Sau khi chiếm đoạt được tài sản, Thanh xóa toàn bộ các tài khoản mạng xã hội nhằm chặn liên lạc với bị hại và tiếp tục lập các tài khoản mới để thực hiện hành vi lừa đảo. Với thủ đoạn trên, trong tháng 2-2020, Thanh đã thực hiện 3 vụ lừa đảo của 2 người tại thành phố Hà Nội và 1 người ở tỉnh Vĩnh Phúc với tổng số tiền 380 triệu đồng.

Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Hoàn Kiếm đã xác định Nguyễn Kim Thanh trở về Việt Nam vào ngày 10-3-2020 và trốn tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Công an quận đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ triệu tập, bắt tạm giam đối tượng Thanh để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Phong tỏa 3 bệnh viện, yêu cầu người dân tại 6 quận của Đà Nẵng ở nhà

Dương Hải

Suckhoedoisong.vn - UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu người dân tại địa bàn các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Đây là một trong những nội dung trong công văn của UBND TP. Đà Nẵng về việc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19 trong tình hình mới.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 27/7/2020; căn cứ diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 (sau đây viết tắt là Chỉ thị 16) trong vòng 15 ngày, bắt đầu từ 0 giờ ngày 28/7/2020 tại địa bàn các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, cụ thể như sau:

- Gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, phường cách ly với phường, quận cách ly với quận, huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

- Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Tạm dừng hoạt động vận tải

Dừng hoạt động các tuyến vận tải hành khách cố định có tuyến đi và đến các bến xe khách trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Dừng các hoạt động kinh doanh vận tải khách xe Taxi, xe Hợp đồng, xe Du lịch, xe Điện thí điểm và vận tải thủy nội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Dừng toàn bộ hoạt động xe buýt nội thành trên địa bàn thành phố và các tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề.

Dừng các hoạt động kinh doanh vận tải khách thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

Ảnh minh họa.

Các loại hình được phép mở cửa

Khám chữa bệnh; bán thuốc và vật tư y tế; chất đốt; ngân hàng; bưu chính viễn thông; công chứng; cấp điện, cấp nước; hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng tiện lợi chỉ được bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Đối với việc cung cấp thức ăn chế biến sẵn: Cho phép các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, các bếp ăn tập thể hoạt động nhưng phải đảm bảo các điều kiện về công tác phòng, chống dịch và an toàn thực phẩm; các cửa hàng ăn uống chỉ được bán qua mạng hoặc bán mang đi, đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch.

UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu người dân tại các địa bàn nêu trên tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Trường hợp đặc biệt, do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

UBND TP yêu cầu Sở Y tế phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, lập danh sách, lấy mẫu xét nghiệm, áp dụng biện pháp cách ly hoặc can thiệp y tế phù hợp đối với các trường hợp tiếp xúc gần với các bệnh nhân mắc COVID-19 và các trường hợp liên quan và các trường hợp nguy cơ cao; thực hiện rà soát, xét nghiệm diện rộng bằng các phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sẵn sàng các điều kiện để thực hiện Kế hoạch triển khai bệnh viện dã chiến trong trường hợp cần thiết. Các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương tuyên truyền, vận động và có biện pháp bố trí để tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân nhẹ âm tính với COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng .

Thực hiện ngay việc bố trí thiết bị, nhân lực để phục vụ công tác xét nghiệm COVID-19 và liên hệ Bệnh viện Trung ương Huế và các cơ sở xét nghiệm đủ thẩm quyền khác để đề nghị hỗ trợ công tác xét nghiệm COVID-19.

Chỉ đạo, phối hợp với Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng lập danh sách bệnh nhân đã xuất viện; người nhà của các bệnh nhân đã xuất viện, tử vong từ ngày 12/7/2020 đến đi gửi về địa phương để theo dõi y tế đúng quy định....

Phong tỏa 03 bệnh viện

Thực hiện phong tỏa 03 bệnh viện: Bệnh viện C (Bộ Y tế), Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng và phong tỏa khu vực các tuyến đường: Đường Quang Trung (từ nút giao Nguyễn Thị Minh Khai - Quang Trung tới nút Đống Đa - Quang Trung); đường Hải Phòng (từ nút giao Hải Phòng - Nguyễn Thị Minh Khai tới nút Hải Phòng - Ông Ích Khiêm); đoạn đường Ông Ích Khiêm (nút Ông Ích Khiêm - Hải Phòng đến nút Ông Ích Khiêm - Đống Đa) và đường Nguyễn Thị Minh Khai (từ nút giao Quang Trung - Nguyễn Thị Minh Khai tới nút Nguyễn Thị Minh Khai – Hải Phòng). Thời gian bắt đầu thực hiện bắt đầu từ 0 giờ ngày 28/7/2020 cho đến khi có thông báo mới.

Riêng tại địa bàn huyện Hòa Vang: Thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và Công văn số 4869/UBND-SYT ngày 25/7/2020 của Chủ tịch UBND thành phố về việc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các giải pháp truyền thông, hướng dẫn, hỗ trợ để người dân thành phố cài đặt ứng dụng khai báo y tế, giám sát cách ly và các công cụ truy vết trên địa bàn thành phố. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo, đài và hệ thống thông tin cơ sở thực hiện thông báo đến tất cả người dân khi ra khỏi thành phố Đà Nẵng phải khai báo với cơ quan y tế gần nhất và chính quyền địa phương nơi đến để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Chỉ đạo Trung tâm Thông tin dịch vụ công thành phố có hình thức gửi tin nhắn thông báo cho người dân biết các chủ trương mới của thành phố trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Công an thành phố khẩn trương xác minh thêm các địa điểm và các trường hợp liên quan đến các bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn thành phố. Khẩn trương xây dựng phương án, bố trí lực lượng, tham mưu UBND thành phố quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa các địa điểm trên để kiểm soát, phòng, chống lây lan dịch COVID-19 trên địa bàn. Phối hợp với UBND các quận, huyện và cơ quan, đơn vị liên quan giám sát việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tiếp tục thực hiện việc: Rà soát (đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng), lập danh sách tất cả các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trên địa bàn; tổ chức cách ly, điều tra dịch tể, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chủ động phối hợp với Bệnh viện Đà Nẵng, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị chức năng liên quan vận chuyển người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng đến các khu cách ly tập trung do Quân khu 5 quản lý; cử lực lượng phối hợp với công an, địa phương và các lực lượng liên quan thực hiện công tác phong tỏa.

Cục Quản lý thị trường thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; giám sát và xử lý (nếu có) đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng có hành vi đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý các mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, thực phẩm và các nhu yếu phẩm. Tiến hành làm việc với các đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, vật tư và trang thiết bị y tế; lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố; đồng thời thực hiện kế hoạch dự trữ hàng hoá và đảm bảo cung cấp đủ số lượng trang thiết bị y tế, hàng hoá tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo, ký cam kết với các cá nhân, tổ chức kinh doanh các mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, vật tư và trang thiết bị y tế dùng; lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cho người dân trên địa bàn thành phố; thực hiện nghiêm việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết; Không tăng giá hàng hóa bất hợp lý; Không đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa; Không gian lận về giá; Không lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán hàng hoá bất hợp lý.

UBND các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ chủ trì, phối hợp với lực lượng công an giám sát và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội trên địa bàn; tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định (không đeo khẩu trang, không thực hiện giãn cách, không thực hiện sát khuẩn tay...); phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan chức năng triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quản lý, đặc biệt là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

UBND huyện Hòa Vang báo cáo cấp ủy và tổ chức thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo mục 3 Công văn này; theo dõi sát tình hình và diễn biến dịch trên địa bàn để phối hợp với Sở Y tế kịp thời đề xuất triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch.

Chủ tịch UBND các quận, huyện trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về việc hiệu quả triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo các nội dung đã chỉ đạo.

Đề nghị UBMTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng kêu gọi các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ nguồn lực phục vụ các khu bị phong tỏa và các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố.

Dương Hải

Giả mạo giám đốc doanh nghiệp để gặp biếu 'quà', quay clip tống tiền lãnh đạo Thị xã Nghi Sơn

Giả mạo là giám đốc của doanh nghiệp để tiếp cận 2 Phó chủ tịch thị xã Nghi Sơn, nhóm đối tượng cố tình 'gài bẫy' tặng tiền và lén quay video nhằm yêu cầu đưa 25 tỷ đồng.

Liên quan vụ ông Hồ Đình Tùng, Phó chủ tịch thị xã Nghi Sơn bị tống tiền, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 người về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Nhóm đối tượng gồm: Lê Xuân Hoàng (42 tuổi), Lê Trần Tiến Đạt (32 tuổi), Lê Trần Sính (48 tuổi), cùng trú xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hóa), Nguyễn Quốc Hưng (41 tuổi), trú TP Hà Nội; Phạm Văn Ân (32 tuổi) và Lê Doãn Tài (35 tuổi), cùng trú TP Thanh Hóa, 2 người này là phóng viên của một tạp chí điện tử.

Nguyễn Quốc Hưng, người giả mạo giám đốc doanh nghiệp để tiếp cận 2 vị phó chủ tịch

CQĐT xác định chủ mưu vụ án là Lê Xuân Hoàng. Anh ta từng có thời gian làm việc trong một cơ quan bảo vệ pháp luật tại Hà Nội. Bị kỷ luật ra khỏi ngành, Hoàng cầm đầu ổ nhóm đi cưỡng đoạt tài sản.

Trung tá Nguyễn Hữu Thịnh, Trưởng Phòng cảnh sát hình sự, cho biết, Hoàng lên kịch bản tinh vi, phân vai trò cho từng người trong nhóm, đặc biệt có 2 phóng viên Ân và Tài để thực hiện hành vi tống tiền.

"Chúng làm đến đâu là cắt giai đoạn đến đó, không để lại dấu vết", Trung tá Thịnh nói.

Theo công an, hồi giữa tháng 5, Hưng được giao nhiệm vụ giả mạo là giám đốc một doanh nghiệp ở TP Thanh Hóa, lấy cớ gặp trao đổi công việc với 2 Phó chủ tịch thị xã Nghi Sơn gồm ông Hồ Đình Tùng và Trương Bá Duyên.

Tại phòng làm việc của 2 vị phó chủ tịch, Hưng cố tình tặng tiền và lén quay video, ghi âm lại.

Sau đó, nhóm của Hưng gửi thư yêu cầu hai ông Tùng và Duyên đưa 25 tỷ đồng. Nếu không giao tiền, chúng sẽ tung video lên mạng và cho phóng viên Ân và Tài viết bài đăng báo tố các ông nhận tiền hối lộ.

Trước đó, ngày 27/5, trên mạng xuất hiện clip tố ông Hồ Đình Tùng, Phó chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn nhận tiền hối lộ từ doanh nghiệp.

Thời điểm đó, trả lời báo chí, ông Tùng xác nhận người trong clip là mình nhưng khẳng định "đã chạy theo để trả lại số tiền".

Vị phó chủ tịch sau đó có đơn trình báo công an và các cơ quan chức năng cho rằng nhóm người trên đã gài bẫy, quay clip để tống tiền ông.

Sau đó, ông nhận được thư yêu cầu đưa 5 tỷ đồng để đổi lấy sự im lặng. Khi ông Tùng không làm theo, nhóm người tung clip tố ông nhận tiền hối lộ. 

Lương Diễn

Bắt thêm 2 nữ phóng viên trong vụ cưỡng đoạt tiền của phòng khám

Khoai@

Lãnh đạo phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang xác nhận, đơn vị này vừa ra quyết định tạm giữ các đối tượng Trần Tuyết Nhung (40 tuổi, ở quận Đống Đa, TP Hà Nội) - nguyên phóng viên tạp chí Môi trường và Sức khỏe, hiện là nhân viên tập sự tại Tạp chí Môi trường và Đô thị và Bùi Thị Xuân (41 tuổi, ở quận Long Biên, TP Hà Nội), phóng viên tạp chí Môi trường và Sức khỏe.  Mời xem ảnh bên.

2 nghi phạm này liên quan vụ nhà báo Trần Trọng Lâm, Phó trưởng ban Xã hội - Bạn đọc báo Sức khỏe và Đời sống cưỡng đoạt 210 triệu đồng của một phòng khám tại TP Bắc Giang.

Trước đó, lúc 16h ngày 25/7, ông Trần Trọng Lâm bị công an bắt quả tang có hành vi cưỡng đoạt 210 triệu đồng của anh Dương Văn T. (38 tuổi), ở Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, quận Hà Đông (Hà Nội)

Anh T. là cổ đông của Phòng khám Đa khoa Kinh Đô (lô 79 đường Minh Khai, phường Xương Giang, TP Bắc Giang).

Bước đầu, đối tượng Trần Trọng Lâm khai nhận, do nắm bắt được Phòng khám đa khoa Kinh Đô có lỗi sai phạm nên đã đe dọa các cổ đông chuyển tiền nhằm "cho qua", nếu không thì sẽ viết bài đăng báo.

Vào cuộc điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang đã thu giữ 210 triệu đồng, 1 xe ô tô, 2 điện thoại di động, một số giấy tờ có liên quan và hu thập tài liệu điều tra ban đầu, xác định bà Nhung và Xuân quen biết với ông Trần Trọng Lâm.

Đại án ma túy Văn Kính Dương: Tòa tuyên 5 án tử hình, 2 án chung thân, hotgirl Ngọc Miu 16 năm tù

Sau nhiều ngày xét xử, sáng ngày 27/9, HĐXX TAND TP HCM đã tuyên phạt bị cáo Văn Kính Dương cùng 4 đồng bị cáo mức án tử hình, 2 bị cáo khác lãnh án chung thân. Riêng bị cáo Ngọc Miu bị Tòa tuyên 16 năm tù.

Trong buổi xét xử sáng ngày 27/9, HĐXX đã giành nhiều giờ đồng hồ nhận định hành vi phạm thội, định tội danh của các bị cáo theo cáo trạng của VKS Nhân dân cùng cấp truy tố.

HĐXX nhận định, bị cáo Văn Kính Dương là người đứng đầu đường dây sản xuất, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Dương có vai trò lãnh đạo đường dây sản xuất, chỉ đạo phân phối ma túy, đe dọa các bị cáo khi các bị cáo muốn dừng lại hành vi phạm tội, rút khỏi đường dây.

Văn Kính Dương trong phiên xử sáng ngày 27/7.

Chủ tọa phiên tòa nhận định, bị cáo Văn Kính Dương có thân nhân đặc biệt xấu, nhiều án tích chưa được xóa, tái phạm tội nghiêm trọng. Cần có mức án thích đáng cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội.

Đối với các bị cáo Nguyễn Đức Kỳ Nam, Phạm Bảo Quân, Lê Văn Mang, Lê Hương Giang là những đồng phạm có hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán ma túy cùng Văn Kính Dương. HĐXX nhận định, các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, cần áp dụng mức án cao nhất để tuyên phạt, cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội.

Hai bị cáo còn lại là Nguyễn Đắc Huy, Nguyễn Thu Huyền trong vụ án có vai trò đắc lực trong quá trình Văn Kính Dương vận hành đường dây sản xuất, buôn bán ma túy. Hành vi hai bị cáo là nghiêm trọng, cần bị áp dụng mức án nghiêm khắc.


Ngọc Miu bị tuyên phạt 16 năm tù

Riêng bị cáo Vũ Hoàng Anh Ngọc (biệt danh “hotgirl” Ngọc Miu) có vai trò cất giữ chất ma túy cho Văn Kính Dương. Tuy nhiên, bị cáo Ngọc Miu không biết Dương là “trùm” trong đường dây sản xuất, buôn bán ma túy. Bị cáo không tham gia vào quá trình sản xuất, buôn bán ma túy.


HĐXX nhận định hành vi phạm tội các bị cáo.

Ngọc Miu có mối quan hệ là nhân tình của Văn Kính Dương, cả hai có một con chung. Ngoài ra, bị cáo Ngọc có 2 con riêng còn nhỏ với người chồng trước đã ly dị. Thời điểm phạm tội, bị cáo Ngọc vẫn còn nuôi con nhỏ. Qúa trình điều tra vụ án, bị cáo Ngọc cũng thành khẩn khai báo hành vi phạm tội. Do đó, HĐXX nhận định, đây là những tình tiết giảm nhẹ có thể áp dụng vào hình phạt đối với bị cáo Ngọc.

Từ các căn cứ trên, HĐXX quyết định tuyên phạt: Bị cáo Văn Kính Dương mức án tử hình về tội sản xuất ma túy, mức chung thân với tội tàng trữ ma túy, 8 năm tù với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 năm tù về tội trốn khỏi nơi cư trú. Tổng hợp hình phạt, Văn Kính Dương phải nhận nhận mức án tử hình.

Vụ án "trùm" ma túy Văn Kính Dương được đông đảo dư luận quan tâm.

Các bị cáo Nguyễn Đức Kỳ Nam, Phạm Bảo Quân, Lê Văn Mang bị HĐXX tuyên mức án tử hình vì tội sản xuất trái phép chất ma túy Lê Hương Giang cũng bị HĐXX tuyên mức án tử hình về tội buôn bán ma túy. Bị cáo Ngọc Miu bị tuyên phạt 16 năm tù.

Ngoài ra, các bị cáo còn bị HĐXX tuyên tịch thu toàn bộ các tang vật phục.

Tạ Tuấn- Văn Kỳ

Lại bắt giữ 5 người Trung Quốc vượt biên đang di chuyển trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai

(BVPL)- Đi thuyền vượt biên sang Lào Cai, dự định di chuyển xuống Hà Nội sau đó bay vào TP HCM. Nhưng trên đường đi nhóm người này đã bị bắt giữ.

Theo thông tin ban đầu, khoảng hơn 5h sáng ngày 27/7, một nhóm người quốc tịch Trung Quốc đang được tài xế ôtô 7 chỗ chở trên đường di chuyển về Hà Nội thì bị Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) phát hiện và dừng xe trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Các đối tượng bị bắt giữ.

Ngoài 5 người mang quốc tịch Trung Quốc, trên ôtô có tài xế và phụ xe là người Việt. Qua lời khai ban đầu, tổ công tác xác định nhóm người Trung Quốc đến từ tỉnh Quý Châu, vượt biên bằng thuyền sang Lào Cai.

Nhóm này khai nhận, dự kiến sau khi vượt biên thành công sẽ đến sân bay Nội Bài mua vé máy bay vào TP HCM.

Hiện nhóm người Trung Quốc cùng tài xế, phụ xe và tang vật đã được lực lượng chức năng bàn giao để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Đức Huân

Cướp nổ súng lấy đi vài trăm triệu đồng của Chi nhánh BIDV

Sáng ngày 27/7, hai tên cướp đeo khẩu trang, có vũ trang, nổ súng uy hiếp, khống chế giao dịch viên, bảo vệ Ngân hàng BIDV Chi nhánh Ngọc Khánh, số 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội cướp tiền mặt tại quầy giao dịch.

BIDV chi nhánh Ngọc Khánh, Hà Nội. Ảnh: Internet

Theo đó, sự việc xảy ra vào 9 giờ 54 ngày 27/7/2020. Theo thông cáo phát đi vào trưa nay của Ngân hàng BIDV, khi cán bộ nhân viên ngân hàng tại BIDV Chi nhánh Ngọc Khánh đang thực hiện các công việc giao dịch phục vụ khách hàng, bất ngờ xuất hiện 2 tên cướp đeo khẩu trang, có vũ trang, nổ súng uy hiếp, khống chế giao dịch viên, bảo vệ và cướp tiền mặt tại quầy giao dịch.

Khi sự việc xảy ra, Chi nhánh đã nhanh chóng thông báo với Công an phường Láng Hạ, bảo đảm an toàn cho khách hàng và giao dịch viên. Theo Chi nhánh thống kê, số tiền thiệt hại ban đầu khoảng vài trăm triệu đồng.

Ngân hàng cũng cho biết, BIDV Ngọc Khánh và Công an đang phối hợp chặt chẽ để truy tìm đối tượng phạm tội.

"Hiện các hoạt động tại BIDV Chi nhánh Ngọc Khánh tiếp tục diễn ra bình thường", thông cáo của BIDV nêu rõ.

Hương Dịu