Hiển thị các bài đăng có nhãn Covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Tường thành dù kiên cố đến mấy cũng có thể sập vì tổ mối

Bạn tin được không, cái giá cho một người Việt Nam về từ Trung Quốc thông qua các hãng xe dịch vụ Trung Việt chỉ khoảng 4000 NDT ~ 12 triệu đồng Việt Nam. Chi phí ấy được nhà xe cam kết đảm bảo tránh được chốt kiểm dịch và người trên xe không phải cách ly 14 ngày bắt buộc.

Tin được không khi tiền công 'vận chuyển' một người Việt Nam qua đường mòn, lối mở từ Campuchia về Việt Nam chỉ có... 250 ngàn đồng. Tất cả những kẻ trốn chui trốn lủi đó né được các chốt biên phòng và không phải cách ly 14 ngày.

Phóng viên của Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số kể về lần về tận An Giang để làm phóng sự về nguy cơ xuất, nhập cảnh trái phép tại đường mòn, lối mở khu vực biên giới. Các chiến sỹ của Biên phòng An Giang dựng lều, trại dã chiến từ khi cánh đồng ngô chưa gieo hạt, cho đến khi nó đã chuẩn bị cho thu hoạch; họ vẫn bám trụ hơn 100km biên giới để ngăn chặn dòng người buôn lậu liều lĩnh, tìm mọi cách nhập cảnh trái phép vào nước ta.

Suốt mấy nghìn km đường biên giới, tiếp giáp với 3 quốc gia, hàng nghìn chiến sỹ biên phòng căng mình làm nhiệm vụ, có nhiều chiến sỹ từ Tết đến giờ vẫn chưa về nhà, cưới vợ cũng hoãn, cha mẹ mất đành lập bàn thờ chịu tang ở đơn vị. Những công sức ấy đổ lại 90 ngày Việt Nam không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhiều người đã tự tin nói rằng: "Ủa, Việt Nam còn dịch hả!". Tháng trước, TP.Hồ Chí Minh đề nghị Việt Nam nên công bố hết dịch, phần vì ổn định tình hình trong nước, động viên nhân dân phấn khởi tái thiết đất nước sau quãng thời gian dài chống chọi dịch bệnh, phần vì chúng ta đã làm rất tốt, Việt Nam như một bức tường thành ngăn chặn Covid-19, cả thế giới đã công nhận điều ấy!

Nhưng, một bức tường thành cũng có thể đổ sập vì tổ mối! Ca bệnh số 416 và mới đây là ca bệnh số 418 một lần nữa khiến chúng ta phải giật mình, khi mà Việt Nam có thể sắp công bố hết dịch thì như một cái dớp có từ trước, cả nước nhận tin sét đánh ngang tai: Có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và mất dấu F0 tại Đà Nẵng. Ngoảnh đầu lại thì thấy, dù chúng ta đang làm rất tốt, nhưng vẫn có kẻ mang danh "đồng bào" âm thầm phá hoại!

Cũng giống như năm xưa Thần Kim Quy chỉ vào mặt Mị Châu và nói: "Giặc sau lưng nhà vua!", Mị Châu bứt áo lông ngỗng chỉ đường cho quân Triệu Đà đuổi theo An Dương Vương. Thì bây giờ, cũng có những "Mị Châu" sẵn sàng vì tiền mà bất chấp an toàn, tính mạng của cộng đồng, bất chấp nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Bạn chỉ cần bỏ một món tiền không đáng kể và họ sẵn sàng đưa bạn đến bất cứ đâu.

Tối hôm qua, Đà Nẵng vẫn rất đông vui, hàng chục ngàn người có mặt tại các địa điểm công cộng, khẩu trang ít còn được thấy.

Ngày hôm nay, cuộc chiến mới đã bắt đầu, bệnh viện C Đà Nẵng nhận chỉ thị cách ly 14 ngày, đội ứng phó nhanh của bệnh viện Chợ Rẫy đã đến Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Quảng Nam... nâng cao cảnh giác, văn phòng Chính phủ lại có những ánh đèn thâu đêm. Nhưng hãy nhớ, cuộc chiến này không phải do Mỹ hay Tàu gây ra mà chính là vì người Việt hại người Việt. Những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam kia chính là do người Việt dẫn đường, những người có thể về Việt Nam trốn được cách ly cũng là nhờ người Việt dẫn đường. Chúng tổ chức thành một đường dây tinh vi, tự tin quảng cáo trên mạng xã hội: "Đảm bảo né được cách ly", chúng hả hê thu về những đồng tiền đánh đổi bằng sự an toàn của cả một đất nước. Và bây giờ, hàng triệu con người đang chạy theo, phải nhanh hơn cả virus, vì biết đâu, trong những người đang vui vẻ dạo phố, có người đang âm thầm mang mầm bệnh?!

Virus Covid-19 vốn không biết chọn để lây cho người giàu hay người nghèo, càng không thể có chuyện dùng tiền để mua sự sống, mua lấy sự ưu tiên khi cả cộng đồng đã bị lây nhiễm. Nếu nhiều tiền mà có thể chống được Covid-19, thì người Mỹ đã không chết nhiều như thế!

+ Hãy đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.

+ Những người vì lý do nào đó đã trốn được cách ly hãy có trách nhiệm liên hệ với cơ quan y tế để xét nghiệm và cách ly.

+ Những kẻ đã, đang và sẽ có ý định vượt biên, nhập cảnh trái phép, làm dịch vụ đưa người về nước trốn cách ly hãy dừng lại ngay trước khi quá muộn.

+ Không hoang mang nhưng cũng đừng chủ quan mà không phòng dịch.

+ Cập nhật tin tức thường xuyên, không ngừng tập luyện nâng cao sức khỏe. Một người khỏe, nhiều người cùng khỏe, cả cộng đồng sẽ khỏe!

Hvpcpd
Nguyễn Chiến.

Ba đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống Covid-19 tại Đà Nẵng

Khoai@

Để triển khai các biện pháp để khẩn cấp, điều tra dịch tễ, phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch, hạn chế tối đa sự lây lan ra các tỉnh lân cận và trên phạm vi toàn quốc, tối 25/7, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành lập 3 Đội công tác đặc biệt hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng.

Thành viên các Đội công tác gồm các chuyên gia hàng đầu, có kinh nghiệm trong việc điều tra dịch tễ, cách ly, điều trị và xét nghiệm virus SARS-CoV-2, cụ thể:

1/ Đội điều tra giám sát dịch do PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đội trưởng cùng 6 thành viên khác. Đây là những người đã từng tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bình Thuận và một số nơi khác.

2/ Đội điều trị do Ths. Bs Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm đội trưởng cùng 7 thành viên khác, trong đó có 03 bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy là những người trực tiếp điều trị thành công cho bệnh nhân BN91.

3/ Đội xét nghiệm do PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đội trưởng cùng 4 thành viên khác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Đây là nhóm chuyên gia đã từng nuôi cấy, phân lập được virus SARS-CoV-2, đồng thời hỗ trợ cho nhiều địa phương trong việc triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2. Nhóm chuyên gia này vào để hỗ trợ việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng các bộ kit xét nghiệm do Việt Nam sản xuất

Nhiệm vụ của các Đội công tác có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trong giám sát, điều trị, xét nghiệm và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng; Báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế và các Vụ, Cục có liên quan về tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng, chống dịch đã triển khai.

Triều Tiên bất ngờ phong tỏa cả thành phố sát biên giới Hàn Quốc


Triều Tiên phong tỏa thành phố Kaesong gần biên giới với Hàn Quốc sau khi một người vượt biên trái phép vào Triều Tiên hồi đầu tháng 7 có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19.

Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin hôm 26/7 rằng biện pháp phong tỏa được thực hiện vào chiều 24/7 sau khi Triều Tiên phát hiện một người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 trong thành phố.

Theo KCNA, đây là một người đã đào tẩu sang Hàn Quốc nhiều năm trước khi vượt biên trái phép vào Triều Tiên hồi đầu tháng 7.

Nếu được xác nhận nhiễm Covid-19, người này sẽ là ca nhiễm virus corona chính thức đầu tiên của Triều Tiên.

Triều Tiên đã tuyên bố nước này không có Covid-19 và ngưng việc đi lại qua biên giới với Trung Quốc từ đầu năm nay.

KCNA cho biết “người bị nghi nhiễm trên đã bị cách ly nghiêm ngặt như bước phòng ngừa ban đầu và những ai có tiếp xúc với người này hoặc đến thành phố trong năm ngày qua đang được điều tra kỹ lưỡng và cách ly”.

Con đường chính của thành phố Kaesong vào năm 2018. Thành phố biên giới của Triều Tiên đã bị phong tỏa hoàn toàn từ h6om 24/7. Ảnh: Shutterstock.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Bộ Chính trị hôm 25/7 để áp dụng “hệ thống khẩn cấp tối đa và đưa ra cảnh báo cấp cao nhất để ngăn chặn dịch bệnh”, KCNA nói.

Ông Kim cho biết chính phủ đã áp dụng biện pháp “phủ đầu trước khi hoàn toàn phong tỏa thành phố Kaesong” vào ngày 24/7.

Đầu tháng 7, ông Kim đã ca ngợi nỗ lực chống dịch bệnh trong 6 tháng của Triều Tiên tại một cuộc họp của đảng. Ông Kim nói rằng Triều Tiên đã “thành công rực rỡ” trong việc chống dịch. Tuy vậy, ông cũng nói rằng quá vội vàng nới lỏng các biện pháp sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng “không thể tưởng tượng và không thể khắc phục được”, theo KCNA.

Việt Nam đã có 418 ca mắc COVID-19 - Hãy cảnh giác, bình tĩnh ứng phó

Khoai@

Sáng nay 26/7, Bộ Y tế thông báo thêm 1 ca mắc mới COVID-19, Việt Nam có 418 ca mắc COVID-19.

CA BỆNH 418 (BN418): Bệnh nhân nam, 61 tuổi, sinh sống tại phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Bệnh nhân được xác định dương tính với SARS-CoV-2 đêm 25/7, đang được điều trị cách ly tại Khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Đà Nẵng, phải thở máy.

Đà Nẵng đang triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Bộ Y tế đã thành lập ba đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Đà Nẵng.

Khuyến cáo anh chị em, dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ lây lan ở mức độ cao, nhất là sau vụ phát hiện bệnh nhân 57 tuổi ở Đà Nẵng, vụ 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào nước ta dưới sự tiếp tay của đám bất lương và vụ 19 người ở cái gọi là Tịnh Thất Bồng Lai (Thiền am bên bờ Vũ Trụ) ở Long An.

Cách tốt nhất để bảo vệ mình, gia đình mình và cộng đồng là tuân thủ các khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế, chính quyền địa phương và tự mình đeo khẩu trang nơi đồng người, thực hành khai báo y tế một cách tự giác nếu đi về hay tiếp xúc với các nguồn nguy hiểm từ các địa phương nói trên và nên tố giác nếu phát hiện các trường hợp trốn tránh khai báo y tế.

Hãy thông tin đúng sự thật và nói không với Fake News.

***

Tính đến 7h ngày 26/7/2020, Việt Nam đã ghi nhận 418 ca mắc COVID-19.



TTXVN/Báo Tin tức

Cách ly 19 người ở "Tịnh thất Bồng Lai" tiếp xúc người từ Campuchia về

Long An đưa 19 người trong “Tịnh thất Bồng Lai” đi cách ly vì tiếp xúc một trường hợp người đàn ông từ Campuchia về. 

Đưa 19 người trong “Tịnh thất Bồng Lai” đi cách ly vì tiếp xúc một trường hợp người đàn ông từ Campuchia về

Chiều 25/7, Sở y tế Long An cho biết, 19 người trong “Tịnh thất Bồng Lai” được cách ly vì tiếp xúc một người đàn ông từ Campuchia về.

Sáng cùng ngày, công an cùng lực lượng y tế đã đến hộ Cao Thị Cúc (ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An) để lấy mẫu xét nghiệm và đưa toàn bộ 19 người ở đây về khu cách ly. Hộ bà Cúc, thời gian qua đã tự xưng là “Tịnh thất Bồng Lai” và gần đây tự xưng “Thiền am bên bờ vũ trụ”.

Theo Sở Y tế, sáng 19/7, ông Đ.T.H (SN 1966) bệnh nhân đi từ ấp Sò Đo (thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa) qua Sooaysrieng (Campuchia) bằng xe honda ôm. Đến 16h chiều cùng ngày, bệnh nhân về lại ấp Sò Đo. Khoảng 10h sáng 20/7, bệnh nhân bắt taxi đi tặng quà cho hộ bà Cúc và tiếp xúc với các thành viên tại đây. Đến 11h cùng ngày, bệnh nhân về và ở lại nhà.

Sáng 21/7, bệnh nhân tiếp tục bắt xe ôm đi Sooaysrieng và cảm thấy người không khỏe. Trưa cùng ngày, bệnh nhân được đưa về nhập viện và cách ly tại Khoa nhiễm Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa nghi nhiễm Covid-19.

Cơ quan chức năng và Sở Y tế lập tức lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để đưa đi cách ly. Qua kết quả xét nghiệm ban đầu, tình trạng sức khỏe đều bình thường, không có triệu chứng với Covid-19.

Liên quan đến hộ bà Cúc, Báo Giao thông đã nhiều lần phản ánh về hành vi hoạt động tôn giáo trái phép. Giáo hội phật giáo tỉnh Long An đã khẳng định đây không phải chùa, cơ sở tôn giáo vì không có giấy phép hoạt động. Điểm thờ tự này do nhóm người từ TP.HCM xuống lập nên vài năm nay, có nuôi một số trẻ em cơ nhỡ, không được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An công nhận.

Xác định hơn 1.000 người tiếp xúc với bệnh nhân 416 ở Đà Nẵng

Đến thời điểm này đã xác định có 1.079 người đã tiếp xúc với bệnh nhân 416. Trong đó có 288 người tiếp xúc gần (F1).

Liên quan đến bệnh nhân 416 ở Đà Nẵng, theo báo cáo của Sở Y tế Đà Nẵng, hiện đã xác định 1.079 người đã tiếp xúc với bệnh nhân 416. Trong đó có 288 người tiếp xúc gần (F1). 

Sở Y tế Đà Nẵng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức điều tra thêm yếu tố dịch tễ, điều tra tất cả các trường hợp đã tiếp xúc gần với bệnh nhân, các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp tiếp xúc gần để áp dụng các biện pháp cách ly, giám sát, theo dõi chặt chẽ theo đúng quy định.

Đồng thời, thông báo người dân đã từng tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng 14 ngày để chủ động theo dõi sức khỏe, báo cáo tình trạng sức khỏe, đến cơ sở y tế để được tư vấn xét nghiệm và áp dụng các biện pháp can thiệp y tế kịp thời (nếu cần thiết).

Trong sáng 25/7, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống Covid-19, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện xét nghiệm chuyên sâu, có kết quả khẳng định, bệnh nhân T.V.D (nam, sinh năm 1963) nghi nhiễm Covid-19 ở Đà Nẵng đã có kết quả dương tính với SARS-COV-2 vào sáng 25/7/2020, trở thành ca bệnh số 416 ở nước ta. 

Người ra vào bệnh viện Đà Nẵng đều phải đeo khẩu trang và kiểm tra thân nhiệt.

Trước đó, báo cáo dịch tễ học về ca nghi mắc Covid-19 của Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, ông T.V.D (57 tuổi, trú phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) nhập viện tại Bệnh viện C Đà Nẵng (Khoa Cấp cứu) ngày 20/7 với triệu chứng sốt, được chẩn đoán viêm phổi nhưng 2 ngày sau thì bệnh tiến triển nặng.

Ngày 23/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với nCoV.

Chiều cùng ngày, ông D. tiếp tục được lấy mẫu lần hai xét nghiệm cũng cho kết quả dương tính. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang sáng 24/7 cũng dương tính.

Theo thông tin người nhà, trong một tháng gần đây, người đàn ông này chỉ ở Đà Nẵng, không đi sang tỉnh khác.

Đáng chú ý, trước đó (18/7) bệnh nhân D. đi dự tiệc cưới tại Trung tâm Tiệc cưới và Hội nghị For You Palace (đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng).

Vì vậy, ngay sau khi phát hiện vụ việc, Sở Y tế chỉ đạo CDC thành phố Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, xác minh bệnh nhân và tất cả những người tiếp xúc.

Sở Y tế chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm ngay trong đêm. Kết quả 103/103 người tiếp xúc với ông D đầu âm tính với nCoV. Ngành Y tế đã phun hóa chất khử khuẩn tại Bệnh viện C, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đà Nẵng; tổ chức họp khẩn với các đơn vị có liên quan./.

M.K/VOV.VN

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Thêm 5 ca dương tính với SARS-CoV-2 nhập cảnh từ Mỹ, Nga, hiện Việt Nam có 401 ca bệnh

Bản tin lúc 6h ngày 22/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 5 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Các trường hợp này trở về từ Mỹ và Nga, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, nâng tổng số trường hợp mắc tại Việt Nam lên 401 ca.

CA BỆNH 397 (BN397): Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, ở Phường Trương Mỹ Tây, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 16/7, bệnh nhân từ Mỹ về Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN1, được cách ly sau nhập cảnh tại Trung đoàn 125, Cộng Hoà, Chí Linh, Hải Dương.

Bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 17/7, kết quả nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2, ngày 20/7 lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính với SARS-CoV-2, mẫu được gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 21/7 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Hải Dương.


CA BỆNH 398 (BN398): Bệnh nhân nam, 25 tuổi, có địa chỉ tại Yên Đồng, Ý Yên, Nam Định.

CA BỆNH 399 (BN399): Bệnh nhân nam, 25 tuổi, có địa chỉ tại Trung Dũng, Tiên Lữ, Hưng Yên.

CA BỆNH 400 (BN400): Bệnh nhân nam, 25 tuổi, có địa chỉ tại Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội.

CA BỆNH 401 (BN401): Bệnh nhân nam, 24 tuổi, có địa chỉ tại Điền Xá, Nam Trực, Nam Định.

Ngày 17/7, cả 4 trường hợp này từ Liên bang Nga (quá cảnh Belarus) về Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN5062, được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Trung đoàn 814, tỉnh Hoà Bình.

Các bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm ngày 18/7 nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2, mẫu lần 2 được gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm, kết quả xét nghiệm ngày 21/7 có 4 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện cả 4 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Trước đó đã có 12 ca dương tính với SARS-CoV-2 trên chuyến bay này ghi nhận tại Ninh Bình: 8 ca, Nam Định: 4 ca. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, trên chuyến bay này đã ghi nhận 16 ca dương tính.




Tổng số ca mắc: - Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 22/7: đã 97 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 6h ngày 22/7: Việt Nam có tổng cộng 261 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Tính từ 18h ngày 21/7 đến 6h ngày 22/7: ghi nhận 5 ca mắc mới.


Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 12.484, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 114

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.239

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.131


Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 365/401 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm 91,2 % tổng số ca bệnh COVID-19 của nước ta.

Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đều đã được Việt Nam điều trị khỏi

Tính đến sáng ngày 22/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 1 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 30 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19.

Trong các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện nay, đa số đều có sức khoẻ ổn định, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị 05 ca bệnh, tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa- Vũng Tàu điều trị 09 ca bệnh; Trung tâm y tế huyện Bình Sơn-Quảng Ngãi điều trị 01 ca bệnh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu 02 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau điều trị 01 ca; Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu điều trị 01 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định điều trị 04 ca; Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình điều trị 08 ca; Bệnh viện Nhiệt đới Hải Dương điều trị 01 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình điều trị 04 ca bệnh.

Thái Bình

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Siêu mẫu Đào Lan Phương về Việt Nam tránh Covid-19

Siêu mẫu Đào Lan Phương đã đào thoát thành công khỏi nước Mỹ.

Cô siêu mẫu Đào Lan Phương là con dâu tỷ phú Mỹ Hoàng Kiều đã về tới Việt Nam để tránh Covid-19, hưởng chế độ điều trị tại xứ sở cộng sản. Sau một hành trình dài với những đôn đáo để lo thủ tục hành chính, cuối cùng cô cũng đã được về với quê hương và hiện đang được cách ly 14 ngày tại doanh trại của một đơn vị quân đội.

Cũng như cô, nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ cho hay, mọi thủ tục đều được Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ lo chu đáo. Khó khăn duy nhất là hiện có một số công dân Mỹ đang tìm cách để có được tấm Hộ chiếu Việt Nam, để nhờ đó họ được an toàn, vừa tránh được Covid-19, tránh được bạo lực đường phố và tránh được nạn phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ.





Khiếp người đâu mà khôn thế?

Dịch Covid-19 đang "tăng tốc" - Không chủ quan, mất cảnh giác

Cuteo@

Bóng đá Việt Nam đã trở lại sân cỏ hôm 23/5/2020 bằng trận đấu giữa CLB HAGL và CLB Dệt Nam Hà Nam Định, đó cũng là tín hiệu vui mừng đánh dấu một xã hội an toàn về Covid-19 đồng thời ghi nhận những nỗ lực của chính phủ, trình độ tổ chức công tác ứng phó với các thảm họa từ dịch bệnh, khẳng định trình độ năng lực của ngành y tế Việt Nam và sự sẻ chia, đoàn kết kết của cả cộng đồng.

Đã 2 tháng qua, các sân cỏ Việt Nam, các siêu thị, các con phố đi bộ vẫn nhộn nhịp như chưa hề có Covid-19 - đó là sự khác biệt với thế giới vào lúc này. Ngay tại nước láng giềng Trung Quốc, tại Mỹ hay châu Âu, các sân cỏ vẫn chỉ có các hình nộm thay thế cho khán giả bởi nỗi sợ hãi về đại dịch Covid-19. Thực tế là ngoài số ít nước thành công trong ngăn chặn xử lý Covid-19 thì ngay cả các nước văn minh cũng chưa thể làm được điều này.

Ngay sáng nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lần đầu tiên lên tiếng nhận trách nhiệm tác động của Covid-19 trên phạm vi toàn nước Mỹ trong bối cảnh Covid-19 đang "tăng tốc" trên phạm vi toàn thế giới.

Vào sáng nay, báo chí quốc tế đã đồng loạt đưa tin "Đại dịch Covid-19 càng lúc càng có dấu hiệu lan mạnh trở lại trên thế giới, đặc biệt tại các ổ dịch lớn hiện nay, đẩy số tử vong vượt ngưỡng 600.000 người".

Vào hôm 18/7/2020, Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS báo động về số ca nhiễm toàn cầu trong ngày tiếp tục tăng kỷ lục.

Cùng lúc hãng tin Pháp AFP cho hay, tính đến 01 giờ GMT sáng ngày 19/07, dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra đã giết chết hơn 600.000 người trên thế giới kể từ khi bùng lên tại Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Trong một bản thông cáo công bố tại Genève, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới đã tăng thêm gần 260.000 trong ngày 18/7 - chính xác là 259.848 ca. Con số này đã thiết lập nên một kỷ lục mới đáng sợ sau con số vốn đã cực cao là 237.743 ca Covid-19 mới ghi nhận một hôm trước đó, những mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch bùng lên tại Trung Quốc. Các quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày 18/07 là Mỹ (71.484), Brazil (45.403), Ấn Độ (34.884) và Nam Phi (13.373).

Số người chết vì virus corona trên toàn cầu cũng tăng thêm 7.360 người, mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ ngày 10/05. Theo AFP, đà tăng đáng sợ này đã đẩy số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn thế giới vượt mức 600.000 người, cụ thể là 600.523 trường hợp tử vong, bao gồm hơn 200.000 ca ở châu Âu, khu vực bị tác hại nặng nề nhất cho đến nay, và 160.000 ca ở châu Mỹ Latinh, nơi dịch bệnh đang lây lan dữ dội.

Hoa Kỳ đứng thứ ba trong danh sách đáng buồn nói trên với hơn 140.000 người chết. Tình hình Mỹ đang rất đáng lo ngại vì số ca nhiễm mới tiếp tục ở mức cao ngất ngưỡng từ nhiều ngày nay. Đại Học Johns Hopkins ghi nhận thêm 60.207 ca nhiễm trong ngày, sau ba ngày liên tiếp có đến hơn 70.000 ca nhiễm mới trong 24 tiếng đồng hồ.

Trong một diễn biến khác, cũng vào hôm 18/7/2020, Tổng thống Iran đã bất ngờ công bố đất nước này đã có 25 triệu người nhiễm Covid-19. Hãng AFP của Pháp nói rằng, "tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 18/07 tuyên bố rằng có thể đã có đến 25 triệu người dân nước này bị nhiễm virus corona chủng mới, và con số này có thể lên đến 35 triệu người".

Nguyên thủ Nhà Nước Iran cho là, trong những ngày sắp tới đây, số người nhập viện vì dịch bệnh có thể tăng lên gấp đôi so với 5 tháng vừa qua. Theo AFP, các tuyên bố trên đây của tổng thống Iran là dấu hiệu cho thấy nước Cộng Hòa Hồi Giáo này có thể là đang áp dụng biện pháp miễn dịch cộng đồng để chống Covid-19.

Trong khi đó, tại châu Âu, gần 4 triệu dân cư thành phố Barcelona, thành phố lớn thứ hai tại Tây Ban Nha được kêu gọi hạn chế ra phố do số ca nhiễm mới đã tăng lên gấp ba lần trong vỏn vẹn một tuần lễ. Chính quyền địa phương từ ngày 18/7 đã ra lệnh đóng cửa tất cả các rạp xi-nê, nhà hát hay hộp đêm, cấm mọi cuộc tụ tập trên 10 người. Với trên 28.000 người chết từ đầu mùa dịch, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị nặng nhất trên thế giới.

Biên giới Pháp - Tây Ban Nha vừa được mở cửa lại hôm 21/06/2020, nhưng thủ tướng Pháp, Jean Castex không loại trừ khả năng lại đóng cửa biên giới với Tây Ban Nha trong trường hợp tình hình xấu đi thêm. Cùng lúc, kể từ thứ Hai 20/07/2020, tại Pháp, quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang sẽ được áp dụng cho tất cả mọi người khi lui tới các nơi công cộng khép kín. Tình hình tại vùng lãnh thổ hải ngoại Guyane, ở Nam Mỹ, có dấu hiệu được cải thiện: số ca lây nhiễm mới, số người phải nhập viện và các trường hợp tử vong bắt đầu thuyên giảm.

Với những thông tin trên, người ta có quyền hình dung ra một bức tranh màu xám về tình hình phòng chống covid-19 trên phạm vi toàn thế giới.

Thật đáng lo khi mà thế giới hiện tại chỉ là một ngôi làng toàn cầu và giao thương quốc tế đang là cách để các quốc gia hội nhập cùng phát triển thì đó cũng là cách để Covid-19 có cơ hội lây lan. Điều này nhắc nhở chính phủ và người dân Việt Nam không được chủ quan, xem thường các biện pháp phòng chống Covid-19, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa từ xa, từ bên kia biên giới.

Anh Chum và Covid-19

Khoai@

Thật bất ngờ, hôm qua 19/8, anh Chum tôi có tuyên bố chấn động địa cầu, theo đó nhận trách nhiệm về tác động COVID-19 trên toàn nước Mỹ. Cơ mà anh vẫn nói tỷ lệ chết vì dịch là cực kỳ thấp. Anh cũng nói: "Tôi luôn nhận trách nhiệm cho mọi thứ vì đó là công việc của tôi. Một số thống đốc đã làm rất tốt, một số làm rất tệ".

Tuyên bố này trái ngược với những gì anh từng khẳng định trong cuộc họp báo hồi tháng 3 rằng anh "không chịu trách nhiệm đối với thất bại của việc xét nghiệm COVID-19 cấp liên bang". Anh phát biểu tỉnh bơ, mặc mẹ cánh báo chí cười đểu, một mình anh chấp hết.

Cũng rất lạ, các công cụ xác minh tuyên bố chính trị bỗng dưng làm không hết việc dưới thời anh Chum - vị tổng thống Mỹ mà theo Washington Post đã đưa ra hơn 16.000 tuyên bố sai sự thật trong ba năm đầu tại Nhà Trắng. Chỉ riêng trong đại dịch COVID-19, anh Chum đã có ít nhất 5 phát biểu sai lệch đáng chú ý.

Các hình ảnh dưới đây cho thấy các phát biểu của anh trước đó về Covid-19 hoàn toàn trái ngược với tuyên bố nhận trách nhiệm nói trên:

- "Tôi chỉ xem COVID-19 là một thứ gì đó khiến cả thế giới ngạc nhiên. Ai mà ngờ được là sẽ có một đại dịch với qui mô khủng khiếp như thế này" và "Tôi chỉ nghĩ đại dịch COVID-19 là điều gì đó mà bạn không bao giờ thực sự tưởng tượng nó sẽ xảy ra".

- "Đại dịch COVID-19 sẽ biến mất. Một ngày nào đó, giống như một phép màu, đại dịch sẽ biến mất".

- "Bất cứ ai cần xét nghiệm đều có thể xét nghiệm. Chúng tôi có đủ kit xét nghiệm ở đây. Chất lượng rất tuyệt vời". Nhưng Phó Tổng thống Mike Pence đã thừa nhận: "Chúng tôi hiện không có đủ kit xét nghiệm như nhu cầu dự đoán trước đó". Trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, tiến sĩ Fauci cho biết hệ thống y tế Mỹ "không thực sự được trang bị đủ cho tình hình hiện tại", tức đề cập đến kit xét nghiệm.

- "Từ lâu tôi đã biết COVID-19 là một đại dịch, từ trước khi người ta tuyên bố nó là đại dịch. Tôi luôn nghiêm túc xem xét vấn đề này".

- "Tôi không phải nhận trách nhiệm gì cả".






Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn gần 3,9 triệu người mắc COVID-19 và hơn 140.000 người thiệt mạng.

Liên tiếp những ngày qua, Mỹ ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ lục với trên 50.000 ca bệnh mới trong 24 giờ.

Đặc biệt ngày 16/7, số ca nhiễm mới tại nước này chạm mốc hơn 71.000 ca nhiễm. Cách đây khoảng 1 tháng, con số này chỉ rơi vào trên 20.000.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Tình hình phòng chống Covid-19 tại Hà Nội

Khoai@

Tin mừng là Hà Nội đã hoàn thành kiểm định, bàn giao hơn 126 nghìn chiếc khẩu trang phục vụ phòng dịch Covid-19. Đây là thông tin được phát đi từ cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng dịch Covid-19 TP Hà Nội diễn ra chiều này 4/3/2020.

Thông tin từ Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức  (ảnh bên) cho hay, tính đến 15 giờ ngày 4/3 tại Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19. Có 98 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, tất cả đều có xét nghiệm âm tính; 581 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đều có sức khỏe bình thường và kết thúc giám sát y tế.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế tiếp tục giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua Cảng hàng không Sân bay quốc tế Nội Bài và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Áp dụng khai báo y tế đối với tất cả khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Hàn Quốc, Ý và Iran. Đồng thời, tiến hành điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để tại nhà bệnh nhân và các khu vực liên quan của trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; lập danh sách theo dõi sức khỏe của 581 người tiếp xúc gần.

Bên cạnh đó, Sở y tế cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã tổ chức giám sát cách ly y tế và theo dõi sức khoẻ tại cộng đồng 5.470 trường hợp do có tiền sử đi từ hoặc đi qua vùng dịch về. Cho đến thời điểm này, còn 2.037 người phải tiếp tục cách ly theo dõi sức khỏe; có 3.433 trường hợp hết thời gian cách ly; đang cách ly tập trung cho 79 trường hợp đi về từ vùng có dịch tại bệnh viện CATP.

Mới nhất, Hà Nội tổ chức cách ly tập trung tại các khu vực của Bộ tư lệnh Thủ đô cho 2.234 trường hợp người đi về từ vùng dịch của Hàn Quốc. Trong quá trình cách ly có 19 trường hợp có biểu hiện sốt, ho hoặc các vấn đề sức khỏe khác đã được phát hiện, lấy mẫu xét nghiệm và chuyển 19 người vào cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Đống Đa; Bệnh viện Đức Giang và Bệnh viện Thạch Thất. Tất cả các trường hợp trên đều đã có xét nghiệm âm tính.

Sở Y tế cũng đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ các đối tượng hiện đang có mặt tại khu cách ly và đã tố chức xét nghiệm được 328 mẫu. Tất cả đều cho kết quả âm tính.

Phối hợp với Sở Y tế, Công an TP Hà Nội cũng vào cuộc chung tay phòng dịch Covid-19. Theo đó, CATP đã ban hành văn bản chỉ đạo Công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã tập trung rà soát, lên danh sách tất cả các trường hợp là người nước ngoài, công dân Việt Nam có lịch sử di chuyển đến từ hoặc qua vùng dịch nhập cảnh vào Hà Nội. Chủ động rà soát, nắm tình hình các trường hợp có liên quan đến tổ chức Tân Thiên Địa liên quan đến Hàn Quốc trên địa TP. 

Kết quả ra sát tính đến hết ngày 4/3, trên địa bàn TP có 20.865 người Hàn Quốc; 7.386 người Nhật Bản; 2.382 người Trung Quốc; 1.994 người Mỹ; 1.758 người Pháp; 1.084 người Đức; 406 người Thái Lan; 295 người Ý; 275 người Singapore; 46 người Hồng Kong; 27 người Iran.

Báo cáo của các quận, huyện, thị xã cho thấy: Hiện nay số người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong vòng 14 ngày là 2.379 người, trong đó từ khu vực Daegu là 38 người (21 người Việt Nam và 17 người Hàn Quốc); từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt Nam và 8 ngươi Hàn Quốc).

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Bộ Ngoại giao thông tin về một người Việt nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc

Chinhphu.vn – Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin về một công dân Việt Nam (đang sinh sống cùng chồng Hàn Quốc và 2 con) tại thành phố Deagu, Hàn Quốc bị dương tính với COVID-19.

Binh sỹ Hàn Quốc phun thuốc khử trùng đề phòng dịch Covid-19 tại nhà ga đường sắt Dongdaegu ở Daegu, cách Seoul khoảng 300km về phía Đông Nam ngày 29/2. (Nguồn: AFP)

Ngày 29/2, thông tin về trường hợp một công dân Việt Nam nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã trao đổi với các cơ quan chức năng Hàn Quốc và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin và tích cực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại thành phố Daegu theo thoả thuận giữa lãnh đạo hai nước. 

Phía Hàn Quốc đã thông báo về trường hợp này cho Bộ Y tế theo đúng quy định của Điều lệ Y tế Quốc tế và khẳng định sẽ đảm bảo việc chăm sóc y tế cho bệnh nhân.

Cùng ngày 29/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc nhận được thông tin của Cơ quan Quản lý Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo về bệnh nhân này.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán đã đề nghị phía Hàn Quốc (Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và chính quyền thành phố Deagu) cung cấp, hỗ trợ điều trị y tế cho công dân Việt Nam; điện thăm hỏi và hướng dẫn bệnh nhân trên tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tiếp tục giữ liên lạc với cơ quan chức năng sở tại để theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân và chủ động thực hiện các biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết.

Trong trường hợp cần trợ giúp, đề nghị công dân Việt Nam liên hệ theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc là: +82.10.6315.6618 hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự là: +84.981.84.84.84.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, KCDC) sáng 1/3 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 376 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.526 ca. 

Các ca nhiễm tập trung phần lớn ở thành phố Deagu và tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận. Tại thủ đô Seoul ở miền Bắc và thành phố Busan ở miền Nam, số ca nhiễm cũng tăng lên theo từng ngày. 

Hiện 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh và quy trình kiểm dịch chặt chẽ hơn đối với người đến từ Hàn Quốc do tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng tại nước này.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

WHO và Mỹ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19

Khoai@

Nói ra ngại quá đi. Anh em mõm lông rõ ràng không thích nghe chuyện này. Nhất là mấy anh chị thường xuyên bỉ bôi, chê bai việc chúng ta triển khai thực hiện phòng chống dịch Covid-19 trên thực tế. 

Kết quả công tác phòng chống Covid-19 khiến Mỹ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có thể lây lan Covid-19 và công nhận Việt Nam là điểm đến an toàn.

Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới và ngay cả Mỹ cũng "mong muốn" được Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm. Hehe, xin thì cho thôi, tiếc gì. Cứu độ cả thế giới cơ mà.

Hẳn là các anh chị cuồng Mỹ không còn gì để nghi ngờ về năng lực điều hành của Chính phủ Việt Nam cũng như khả năng to lớn của nền Y tế Việt Nam, vì kết quả đó là do Mỹ điều tra, công bố. Nhẻ?

***

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) về công tác phòng chống dịch.

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chống dịch là công việc mang tính toàn cầu

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại, ngày 28 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Việt Nam đã có cuộc họp để tham khảo ý kiến góp ý của WHO và US CDC, qua đó ra quyết định triển khai khai báo y tế đối với những người đến từ vùng có dịch, cao hơn khuyến nghị của WHO. Việt Nam xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là công việc mang tính toàn cầu, làm tốt ở Việt Nam là đóng góp với thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đây là dịch bệnh mới, nhiều diễn biến khó lường nên Việt Nam vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, diễn biến dịch bệnh trên thế giới đã bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đã dự tính một số biện pháp mới nên muốn nghe, tham khảo ý kiến của WHO, CDC trước khi quyết định.

Tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã thông tin với đại diện WHO, US CDC về tình hình dịch bệnh trong nước, đồng thời chia sẻ các giải pháp kiểm soát ngăn chặn triệt để nguồn dịch từ bên ngoài vào. Theo đó, Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân trong phòng chống dịch bệnh (khác với trước đây việc phòng chống dịch bệnh do ngành y tế là chủ lực). Tất cả các bộ, ngành, địa phương đều quyết liệt vào cuộc phòng, chống theo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương.

Việt Nam cũng thực hiện phát hiện, cách ly, điều trị theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó với dịch bệnh. Về khoanh vùng dập dịch, Việt Nam xác định quy mô dịch bệnh ở mức độ nào thì tổ chức cách ly, khoanh vùng ở mức độ đó. Ví dụ, như ở xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, quy mô dịch ở cấp xã thì khoanh vùng toàn xã chứ không khoanh vùng rộng hơn,… Qua đó, tổ chức cách ly theo các vành đai chặt chẽ (cách ly tập trung, cách ly tại nhà…) từ vòng trong ra vòng ngoài để tránh lây nhiễm.

Về chuyên môn, Việt Nam tập trung giám sát phát hiện sớm ca bệnh để điều trị tại chỗ; thực hiện giám sát, xét nghiệm sàng lọc; tổ chức cách ly y tế theo các lớp; điều trị trên toàn tuyến, tránh tình trạng tập trung về Trung ương.

Hiện Việt Nam đã chữa thành công các ca nhiễm COVID-19 cả ở y tế tuyến huyện. Không tập trung quá đông người ở một địa điểm. Phác đồ điều trị của Việt Nam liên tục được cập nhật, bổ sung trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tế điều trị và cập nhật kinh nghiệm của thế giới. Việt Nam cũng đã và đang chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển các sinh phẩm để phục vụ cho việc chẩn đoán…

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC đều đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã phòng chống dịch bệnh với quyết tâm rất cao, các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Cập nhật nhanh diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh thông tin các ca bệnh đang tăng nhanh ngoài Trung Quốc trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã hiểu rõ hơn về COVID-19 so với 2 tháng trước đó, cả về đặc điểm dịch tễ học, hệ số lây truyền, đường lây truyền, các giải pháp ngăn ngừa, điều trị, các giải pháp ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lây nhiễm đối với nhân viên y tế,…

Đại diện WHO cho rằng việc kiểm soát COVID-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, đồng thời bày tỏ, cộng đồng quốc tế cũng mong Việt Nam chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.

Ông Kidong Park chia sẻ thêm, WHO đã khuyến cáo các nước cần làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó tình trạng COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đại diện WHO ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống đã đặt sẵn ở trên bàn, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần. WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên quy mô toàn cầu.

Ông Mathew Moore, đại diện US CDC phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong khi đó, đại diện US CDC, ông Mathew Moore nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm COVID-19 và đều đã được chữa khỏi. Kết quả này cho thấy “những nỗ lực tuyệt vời của các bạn trong ứng phó với dịch bệnh”, góp phần vào công cuộc ngăn ngừa dịch bệnh của thế giới. US CDC tự hào đã đồng hành cùng Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu.

Đại diện CDC bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19 với cộng đồng quốc tế; chia sẻ thông tin về bản đồ gene của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.

Trao đổi tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao đổi thêm một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc huy động, tổ chức các lực lượng phòng chống dịch bệnh; phân tuyến cách ly, tổ chức điều trị… Phó Thủ tướng khẳng định, tinh thần của Việt Nam là luôn sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất để tình huống xấu không xảy ra. Phó Thủ tướng, cảm ơn và bày tỏ mong muốn WHO, US CDC tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh COVID-19./.

Trần Mạnh - Đình Nam