(Bút chiến trên mạng) - Hòa hợp dân tộc vốn chẳng phải là đề tài mới lạ gì vì nó vốn được Đảng và nhà nước ta quan tâm bấy lâu nhưng những ngày gần đây lại được thổi bùng lên cùng với sự có mặt của ông nghị Hoàng Duy Hùng, một người từng là chống phá nhà nước cực đoan,
trong đoàn nghị viên Hội đồng thành phố Houston đến thăm Việt Nam theo lời mời của Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn. Có đề tài, các loại phương tiện truyền thông lề trái, lề phải và tâm lý chiến (RFA, BBC,..) vận hành hết công suất để khai thác từng ly từng tí độ “hot” của nó và vung vít đủ loại ý kiến ý cò hệt như cách mà họ soi mói một ngôi sao showbiz vậy. “Hòa hợp” hơn tý nào chưa thì không rõ mà trước mắt chỉ thấy những thông tin kiểu đó dường như có tác dụng đào sâu thêm cách biệt và làm sai lệch ý nghĩa thực sự của việc “hòa hợp dân tộc“.
Vấn đề hòa hợp dân tộc có từ khi nào?
Nhắc đến “hòa hợp dân tộc“, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (2004). Tôi không có dữ liệu cụ thể để khẳng định chính xác rằng vấn đề này được đặt ra khi nào nhưng với truyền thống Đại đoàn kết toàn dân của Đảng CSVN từ thời kỳ đầu chống Pháp, không khó để hình dung đây là chủ trương có tính liên tục và xuyên suốt của Đảng CSVN.
Có một câu chuyện khi công tác ở Vĩnh Linh năm 1972, trong bữa cơm với các cán bộ địa phương, TBT Lê Duẩn đặt câu hỏi: “Sau khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất?”.
Trả lời ông, người thì cho rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hàng đầu, người thì cho rằng phải phát triển nông thôn, đưa người nông dân đi lên, người khác thì nói cần ưu tiên đẩy mạnh khai thác tài nguyên… Ông chăm chú lắng nghe mọi người nhưng không ưng ý nào cả.
Rồi ông hỏi từng người ngồi xung quanh mâm cơm một câu: “Có ai có bà con trong Nam không?“. Ai cũng trả lời có. Ông nói: Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc.
Ảnh: Biểu ngữ trên cầu Hiền Lương
Hòa hợp dân tộc là gì và tại sao phải hòa hợp?
Hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã làm đất nước ta không chỉ bị chia cắt về địa lý mà còn bị chia rẽ lòng người, đặc biệt là trong 20 năm chống Mỹ. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi từ 1955 đến 1960, núp dưới đôi cánh của “đại bàng” Mỹ, chính phủ ngụy quyền VNCH đã được đến 55 quốc gia trên thế giới công nhận, hơn hẳn VNDCCH vốn chỉ được công nhận bởi Liên Xô, Trung Quốc từ 1950 và các nước XHCN khác những năm sau đó. Thời gian 20 năm đó đủ để cho 1 – 2 thế hệ trưởng thành trong “tiếng ru hời” của hệ thống tâm lý chiến khổng lồ của Mỹ ngụy, tin rằng tổ quốc của họ là một đất nước VNCH riêng biệt, tách rời khỏi cơ thể mẹ Việt Nam thống nhất từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau. Cũng trong khoảng thời gian đó, biết bao ân oán giữa những người con cùng một dân tộc, thậm chí cùng một gia đình, bị buộc phải cầm súng bắn vào nhau vì dã tâm của đế quốc. Sự hận thù được Mỹ ngụy tô vẽ, cài đặt vào trong tâm thức người dân một cách cực đoan đến mức lố bịch: “bảy thằng Việt cộng đu cành đu đủ không gãy, Việt cộng có đuôi,…” hay sặc mùi sát khí như bài thơ mà Vũ Hoàng Chương dâng lên Ngô Đình Diệm:
“Lò phiếu trưng cầu, một hiển linh
Đốt lò hương, gửi mộng bình sinh
Từ nay trăm họ câu an lạc
Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh!
Có một ngày ta trở lại cố đô
Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ
Trên tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy
Đại định thăng Long, một bóng cờ”.
Chính nỗi niềm quỷ dữ mà đế quốc và tay sai muốn trút lên đồng bào Việt ở bên kia vĩ tuyến 17 lại trở thành sự ám ảnh đối với lính ngụy, gia đình họ và một bộ phận nhân dân miền Nam vào những ngày tháng 04 năm 1975 lịch sử. Trước khi cuốn gói theo đuôi chủ, đám chóp bu ngụy quyền còn tuyên truyền về một cuộc “tắm máu” Sài Gòn khiến cho không ít người hoảng loạn, bỏ chạy khỏi đất nước cùng nỗi kinh hoàng hơn cả việc bám dưới càng trực thăng, thậm chí có những sỹ quan đã phải bắn chết gia đình mình rồi tự sát.
Ảnh: Ngay cả trong chiến tranh, người Việt Nam vẫn luôn một lòng
Vừa giành được độc lập, đất nước ta lại bị cuốn vào 2 cuộc chiến tranh biên giới và hệ lụy kéo dài gần hai chục năm sau của nó. Song song với đó là khoảng thời gian cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Hình ảnh đất nước ta đối với thế giới nói chung và cộng đồng kiều bào nói riêng quả thực rất bí ẩn, có lẽ chẳng khác gì Triều Tiên trong mắt thế giới bây giờ. Điều đó vô hình chung lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ chống cộng cực đoan hoặc lưu manh chính trị kiếm ăn bằng cách đưa những thông tin xuyên tạc về đất nước, đe dọa cộng đồng hải ngoại ở Mỹ và đẩy họ rời xa hơn nữa khỏi quê hương mình dù đã đi nửa vòng trái đất, đào sâu hơn nữa vực thẳm ngăn cách họ với dân tộc dù ở giữa đã là Thái Bình Dương bao la (lạ lùng là chúng càng thù cộng sản thì lại càng phải dựa vào hai từ “cộng sản” để kiếm ăn!).
Do đó, hòa hợp dân tộc là điều tối cần thiết để trước hết chấm dứt việc đổ thêm máu, xóa đi thù hận giữa những người cùng giòng giống, để nhân dân cả nước yên tâm chung sống và bắt tay vào xây dựng lại đất nước, để người Việt tha hương hiểu rõ hơn về tình hình quê hương đất nước mình và an tâm tìm về quê cha đất tổ, để huy động nguồn lực của người Việt trên khắp thế giới ,.. Có thể cụm từ này chỉ được nhắc tới nhiều khi nói về chính sách của nhà nước đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài những năm gần đây nhưng thực tế, nó đã được thực hiện rất lâu từ trước ngày 30/04 và tiếp diễn âm thầm trong nước, dưới các hình thức khác nhau như: công tác dân vận trong vùng địch chiếm đóng, chính sách khoan hồng đối với tù binh, đoàn kết các tôn giáo, …
Ngoài chiến sĩ Ngô Văn Quyền, đại đội trưởng Tống Văn Quang thuộc Tiểu đoàn 471 – Quân khu 5 đã hy sinh trong trận chiến ở Song Tử Tây và được an táng ngay trên đảo. Sáu lính Việt Nam Cộng hòa tử trận cũng được quân giải phóng mai táng cẩn thận trước sự chứng kiến của 33 tên đã đầu hàng.“Thấy đại đội trưởng của mình bị địch bắn chết, một số chiến sĩ đòi xử tử toàn bộ đám lính Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, tôi không cho làm vậy. Họ cũng là những người Việt Nam. Ta đã giải phóng đảo, địch đã đầu hàng, chiến tranh sắp kết thúc, chúng ta cần độ lượng để máu không tiếp tục phải đổ vô ích” – ông Hồng bồi hồi.
Hòa hợp dân tộc là sự khoan hồng độ lượng tưởng chừng chỉ có ở những cao tăng đắc đạo của những người Đảng viên, những người làm cách mạng đối với tội ác “trời không dung, đất không tha” của kẻ thù đối với mình mà tiêu biểu là trường hợp các cựu tù Côn Đảo đối với “đệ nhất ác nhân” Bảy Nhu, cai ngục Côn Đảo xưa kia. Có được điều đó không phải là do sự bao dung đơn thuần của con người mà phải được sự soi sáng từ lý tưởng chính nghĩa của Đảng CSVN, kết tinh từ truyền thống nhân đạo của dân tộc.
Ảnh: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2
Hòa hợp dân tộc chính là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng CSVN chứ không đơn thuần là việc “hàn gắn, làm lành” với một bộ phận kiều dân như nhiều người thường nghĩ. Nó là một phần không thể thiếu của Đại đoàn kết dân tộc. Và như chúng ta thấy, nhiệm vụ này đã được thực hiện rất tốt ngay từ thời ĐCSVN được thành lập tới nay: đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, tôn giáo, dân tộc đứng lên đánh đuổi ngoại xâm dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng; xây dựng một xã hội bình yên, hòa hợp trong một đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo,…
Hòa hợp dân tộc bị xuyên tạc như thế nào?
Khi nước ta mở cửa hòa nhập với quốc tế, đặc biệt là sau khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam (1994), vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nhà nước với quan điểm “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam“. Nghị quyết 36 (2004) của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là văn kiện chính trị cao cấp hệ thống lại, phát triển và mở rộng chủ trương, chính sách của Đảng đối với người Việt ở nước ngoài. Một số chủ trương chính được nêu trong Nghị quyết 36 là: tuyên truyền cho cộng đồng Việt kiều hiểu rõ về đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước; hỗ trợ Việt kiều hồi hương, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; bằng quan hệ ngoại giao, vận động các chính quyền nước sở tại tạo điều kiện cho Việt kiều có điều kiện làm ăn, sinh sống bình thường,… Như vậy, nghị quyết này nhắm tới toàn bộ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở các nước trên thế giới (khoảng 2,7 triệu người năm 2004 và trên 4 triệu người hiện nay) chứ không phải chỉ dành cho “một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam“. Nghị quyết như cái dang tay rộng mở của tổ quốc chào đón mọi người con tha hương “tìm về nhà” chứ không phải để tìm cách “hòa giải” với một nhúm người ngạo ngược, chống phá tổ quốc vì lợi ích của riêng họ. Thực hiện chủ trương này, Bộ Ngoại Giao trong vai trò tiên phong đã gặt hái được không ít thành tích trong khoảng thời gian gần 10 năm vừa qua, thậm chí đã “giải bùa chống cộng” cho không ít người nằm trong “một số ít người” kia.
Bất chấp sự thật hiển nhiên đó, nhúm người còn lại trong “một số ít người” kia vẫn ra sức hô hào “cảnh giác” với “âm mưu của ĐCSVN” cứ như thể ĐCSVN tạo cái bẫy chính sách, lừa bà con Việt kiều về nước rồi “bắt lại mang đi làm nhân bánh bao” không bằng!
Một số đại diện “cấp tiến” trong cái gọi là “cộng đồng cờ vàng” kia nhận thức được sự lố bịch khi chống lại chính sách tốt đẹp của ĐCSVN nên “tự diễn biến“, mà ông Al Hoàng đã nói ở đầu bài là một ví dụ. Tuy nhiên, sự bắt tay của họ đối với nhà nước Việt Nam trong tâm thế chưa “sạch nước cản” lại tiềm ẩn nhiều âm mưu tinh vi trong việc xuyên tạc lịch sử, bẻ cong sự thật cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, chạy tội cho kẻ xâm lược và tay sai,… với sự hô hào của các cái loa chống Cộng ngoại quốc (RFA, BBC,…), các nhà “rận chủ” và thậm chí bởi chính sự ngu ngơ của các báo chính thống trong nước!
Hòa giải cái gì, với ai?
Hòa giải theo nghĩa cơ bản là việc dàn xếp để 2 bên đang có tranh chấp chấm dứt xung đột. Hai bên này thường là ở thế giằng co nhau, đồng ý chấm dứt xung đột vì lợi ích của mỗi bên sau khi định lượng rằng sự hợp tác sẽ có lợi hơn sự xung đột.
Đã gần 40 năm kể từ ngày chấm dứt cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mỹ của dân tộc ta, hai cựu thù một thời cũng đã HÒA GIẢI được gần 20 năm nhưng vẫn còn những kẻ lải nhải về cái gọi là “Hòa giải dân tộc“. Đằng sau cụm từ có vẻ trong sáng này là cả một âm mưu hòng viết lại lịch sử, biến cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta thành một cuộc nội chiến Bắc – Nam, “nâng tầm” đám tay sai ngoại bang lên thành một đối trọng với phần còn lại của dân tộc,.. Trong thời đại CNTT hiện nay, khi mà tư liệu mật các bên được bạch hóa, chẳng khó khăn gì để một người bình thường có thể hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh này, ngoại trừ những kẻ có khuyết tật về tâm hồn cố đánh đổi lịch sử dân tộc lấy chút lợi lộc cá nhân.
Sự thật được cả thế giới công nhận đó là:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam trong những năm 1954 – 1975 thực chất là sự tiếp nối, là “tập 2″, của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp – Mỹ (1945 – 1954). Với đóng góp cổ phần chiếm đến gần 80% chiến phí của Pháp tại Đông Dương, Mỹ đã được tổng tư lệnh quân Pháp Navarre chua chát thừa nhận rằng: “Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ”. Khi “thằng đệ” Pháp thất bại, Mỹ không cam tâm ký hiệp định Geneve mà quyết tự “xắn tay” vào bàn cờ Đông Dương với chủ thuyết về “thực dân mới” của mình. Đến lượt mình thất bại, Mỹ đã chường mặt ra cho cả thế giới thấy vai trò của mình trong bàn đàm phán Paris để thương thuyết với VNDCCH. Do đó, chỉ có những kẻ lòng dạ phản trắc, đen tối như Osin Huy Đức mới mặt dày mày dạn mà chia rẽ dân tộc Việt ra thành “Bên thắng cuộc” và “Bên thua cuộc” trong khi thực chất “Bên thắng cuộc” là dân tộc Việt còn “bên thua cuộc” là đế quốc Mỹ cùng tay sai.
- Cái gọi là Chính quyền Việt Nam cộng hòa thực chất là “bình mới” của “rượu cũ” quốc gia Việt Nam, một chính phủ bù nhìn được thành lập bởi thực dân Pháp năm 1948 như một con bài chính trị để chống lại mặt trận Việt Minh. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của thực thể chính trị – quân sự này, chẳng ngoa khi ví von nó không khác gì cái bao cao su được Pháp sử dụng, đã thủng, rồi đế quốc Mỹ nhặt lại, thổi phồng nó lên bằng sức mạnh đô la của mình và nhanh chóng xẹp lép, bèo nhèo khi Mỹ hụt hơi.
Kiều bào dự hội nghị người Việt trên toàn thế giới,
Vậy thì làm sao có cái gọi là HÒA GIẢI giữa một dân tộc đã chiến thắng ngoại xâm hùng mạnh với “hồn ma bóng quế” của tên nô tài, tay sai của chính kẻ xâm lược đó? Làm sao dám lấy tư tưởng chống phá của một dúm người tha hương và gắn cho họ cái mác “hải ngoại” để đại diện cho hàng triệu người Việt ở nước ngoài?
Chuyện rõ như ban ngày như thế, tưởng đâu chỉ có những cái loa tâm lý chiến và đám “rận chủ” là đủ độ “mặt dày mày dạn” để khóc mướn cho cái “danh dự” của thây ma 40 năm tuổi kia nhưng thậm chí một số báo “chính thống” cũng ra rả nhai theo cái luận điệu này. Mới đây nhất là trường hợp báo Thanh niên, chộp đúng độ “hot” của sự kiện Hoàng Duy Hùng, đã đăng loạt bài phỏng vấn ông này với những luận điệu như “Để hải ngoại và trong nước san bằng dị biệt”
Cứ nhìn vào số kiều hối mà đo lòng dạ hải ngoại cho chắc.…Còn lại một nhúm cách biệt, nhúm tướng tá quan lính Ba Que hận 30/4 và con cái kế thừa nỗi hận mà nhân vật Hoàng Duy Hùng được đại diện. Nhúm này cho quá tay 10% đi, cũng chưa bao giờ và mãi mãi không bao giờ đủ số lẫn lượng tư cách đại diện cho cộng đồng hải ngoại trong vế cân bằng với 90 triệu quốc nội. Chưa thèm kể, nếu nói về F1 của họ, thì chỉ cần đem Nguyễn Cao Kỳ Duyên đối lập với Hoàng Duy Hùng thôi đủ làm bật ra vấn đề; sự khác biệt mà báo Thanh Niên đang đề cập thực chất chỉ là một nhúm cỏn con hận thù cá nhân ích kỷ đến mức thành tội ác phản bội cội nguồn của mình. Tội ác này được san lấp aka đem chôn vào quên lãng đã quý lắm rồi, có cửa đâu mà đòi san bằng.
Thật nực cười, một ông nghị viên thành phố Mỹ, quốc tịch Mỹ, tuyên thệ trung thành với Mỹ, cả đời sống ở Mỹ lại huênh hoang “đấu tranh cho nguyên vọng của đồng bào trong nước”. Làm báo sến đến mức này thì phải nghĩ ngay đến độ IQ có vấn đề, nếu không thì cầm chắc “rận chủ”.
Hòa hợp dân tộc là phải nhìn nhận đúng lịch sử
Hòa hợp là sự thấu hiểu lẫn nhau để cùng chung sống hòa thuận. Thấu hiểu nhau tức là phải có cùng quan điểm, cùng thống nhất với nhau về những vấn đề chung, trên cơ sở tôn trọng sự thật. Hòa hợp không có chuyện “thỏa thuận hơn thua” như Hòa giải. Hòa hợp là một mối quan hệ mang tính tự nhiên, tự nguyện như sự hợp lưu giữa 2 con sông chứ không hề miễn cưỡng như Hòa giải.
Một trong những ví dụ điển hình của sự “hòa hợp dân tộc” là trường hợp nhà báo Nguyễn Phương Hùng. Từng là một cựu biệt động quân của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, một tay chống cộng cực đoan tại hải ngoại, nhưng sau khi nhận lời mời của thứ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn trở về thăm quê hương, chứng kiến một Việt Nam không như những gì ông thường được “nhồi sọ”, ông đã “tự diễn biến” một cách rất nhanh chóng, rất tự nhiên, rất con người. Không những từ bỏ “kháng chiến chống cộng trên đường phố Mỹ”, ông Hùng còn trở thành một “đại sứ” tích cực cho sự hòa hợp bằng việc cung cấp những thông tin đúng đắn của nước nhà tới cộng đồng Việt kiều tại hải ngoại. Sự “lột xác” hoàn toàn của ông là điều tất yếu đối với những con người biết tôn trọng sự thật, hướng thiện.
Ảnh: Nguyễn Phương Hùng từng là một cựu biệt động quân của chế độ ngụy quyền Sài Gòn
Tất nhiên con đường đi đến “chân lý” là không hề êm đềm, nhất là đối với những người đã phải đắm chìm trong sự giả dối hàng chục năm trời. Một vấn đề được nhiều người cho rằng là trở ngại lớn đối với sự “hòa hợp” của những người từng bên kia chiến tuyến là cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền”. Họ cho rằng những từ ngữ đó mang tính kỳ thị. Trước khi xem quan điểm đó có đúng hay không, chúng ta hãy xem câu chuyện mà blogger Lê Vũ kể lại khi đích thân đến nghĩa trang Bình An (nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ) để tìm hiểu sau sự kiện thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn viếng thăm nơi đây:
Về nghĩa trang QĐVNCH. Khi Mỹ chưa đổ quân vào VN, khu đất gò rộng 150ha là vườn rẫy của dân làng Bình Thung khai phá hơn 200 năm trước, chính quyền thời Pháp đã cấp bằng khoán, trích lục địa bộ cho chủ đất. Như thông lệ ở thôn quê VN, bà con an táng thân nhân trên đất nhà mình. Khu vực đó có vài trăm ngôi mộ dân cư nhiều thế hệ từ thuở mở cõi lập làng cho đến đầu thập niên 60. Năm 1965, quân lực VNCH đưa máy ủi tới san phẳng tất cả, từ mồ mả tới hoa màu, từ nhà cửa tới cây trái lâu năm, từ miếu mạo đầu thôn tới đình làng Bình Thắng. Kẽm gai giăng quanh khu bình địa, chính quyền VNCH gọi đó là ‘nghĩa trang quân đội’ còn dân làng thì gọi là khu mả ngụy. Phía Bắc khu mả ngụy là trại lính rộng 20ha (nay là trường dạy nghề Đồng An & trường trung học cơ sở Bình Thắng). Phía Tây là kho đạn rộng 30ha, nay là khu dân cư. 100ha còn lại chia làm 4 phân khu: Đền tử sĩ (nằm trên quả đồi rộng 6ha), Nghĩa dũng đài (2ha), khu tẩn liệm (8ha) & 5 lô chôn xác phân biệt: Sĩ quan, hạ sĩ quan + lính tẩy, TCG, các tôn giáo khác, vô danh. Sau 1975, thân nhân đến cải táng hài cốt đưa về quê. Đến 1995, chỉ còn lại 12.500 ngôi mộ, dù có chủ hay vô chủ – tất cả đều vẹn nguyên như 20 năm trước. Đạo lý dân tộc & pháp luật nước CHXHCNVN coi việc xâm phạm mồ mả là trọng tội nên việc kẻ nào lu loa ‘Việt cộng phá nghĩa trang QĐVNCH’ là hoàn toàn bố láo. Đến 1996, tỉnh Bình Dương lấy 20ha để liên doanh với Malaysia xây nhà máy nước sạch công suất 50.000 m3/ngày, trên dt 20ha đó có 147 mả ngụy, sau 3 tháng thông báo trên báo đài, có 19 thân nhân tới bốc cốt, số còn lại ch.quyền hỏa táng, tro cốt gửi chùa nhang khói. Từ 1995 đến nay, năm nào cũng có vài trăm di hài được hồi hương, nay chỉ còn thưa thớt rải rác dăm trăm mộ. Những chủ đất cũ (trước 1965) trồng cao su lên nơi đất trống (đã hốt cốt). Hỏi bác nông dân thả bò gần đó: ‘Trồng cao su lên mồ mả, ch.quyền không nói gì sao?’ – ‘Chú nói kỳ cục, ai trồng lên mồ mả hồi nào? Vô coi kỹ rồi nói nha?! Tui trồng trên đất của tổ tiên ông bà tui chứ không trồng trên đất của thằng nào hết. Tụi nó nằm chình ình ra đất tui, thay vì tui trồng 800 cây/ha mà giờ chỉ trồng được 500 cây vì vướng mả ngụy. Ụ con ĩ mẹ tụi nó. Thờ Mỹ sao không kêu thằng Mỹ đưa xác mà ODP về bển? Kẹt tụi nó nằm chiếm chỗ nên ch.quyền đâu chịu cấp sổ đỏ cho tụi tui?..’ Ông già mần 1 hơi nghe lùng bùng lỗ tai. Ai muốn biết thực hư, hãy đến tận nơi như tôi chiều hôm qua. Dân ta dùng từ tài tình thật: MẢ NGỤY! Đã là ‘mả ngụy’ thì lấy tư cách gì mà nằm chung với ‘nghĩa trang nhân dân’? Chả ai cấm cản ông Nguyễn Phương Hùng phục dựng quá khứ. Cứ thỏa thuận bồi thường với chủ đất sòng phẳng, chừng 15 tỉ/ha thôi – rồi xây sửa hoành tráng vô tư. Nhớ, bỏ tiền túi ra đấy nhé. Chính quyền này chả phá mà cũng hổng thèm sửa, đơn giản – mả ngụy đã rơi vào quên lãng từ lâu. Nó chả đáng cho ai phải nhớ – trừ lão chăn bò kiêm chủ vườn cao su 5 ha KHÔNG SỔ ĐỎ.
Nói là nói thế nhưng thực chất thì nghĩa trang quân đội này đã được đổi tên thành “Nghĩa trang nhân dân Bình An” từ lâu và được quản lý “bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật” chứ không có chuyện “kỳ thị” từ Đảng và nhà nước.
Có thể nhiều người sẽ “sốc” trước cách gọi của cụ nông dân kia đối với mồ mả nơi đây nhưng đó là sự thật lịch sử, là cái nhìn đúng đắn của nhân dân đối với cái thực thể chính trị – quân sự một thời.
“Ngụy” là bản chất chứ không phải là “kỳ thị”
“Ngụy” (伪) là một tính từ Hán – Việt, có nghĩa là giả, là không chính thống, không hợp pháp và trái nghĩa với từ “Chân” (真) chứ không phải là một từ gì mới mà ĐCSVN và nhân dân “sáng tạo” ra để kỳ thị những người theo chính quyền Sài Gòn.
Ngụy" là bản chất chứ không phải là "kỳ thị"
Bản chất của chế độ VNCH như đã phân tích ở trên và được tái khẳng định nhiều lần bởi chính các nguyên thủ, tướng lĩnh của chế độ này là “bù nhìn, là tay sai của Mỹ, là bất hợp pháp”. Do đó, không có từ nào chính xác, ngắn gọn hơn để gọi nó như “ngụy quyền, ngụy quân”. Xuất phát từ đó, những người lính của chế độ bù nhìn (Puppet State) này thường được nhân dân ta gọi tắt là “lính ngụy” (lính của chính quyền bất hợp pháp), mặc dù họ là “lính thật” chứ chẳng phải “lính giả”. Từ “lính ngụy” hay “ngụy binh” cũng được Bác Hồ và các lãnh đạo Đảng – Nhà nước sử dụng trong các trao đổi, văn kiện chính thức. Ví dụ như: Thư gửi các ngụy binh (Báo Cứu quốc, số 1915, ngày 28-9-1951), Ngụy binh giác ngộ (Báo Nhân dân số 47-48, ngày 03-03-1952),… Đó là cách gọi đúng đắn, rõ ràng, chỉ thẳng vào bản chất sự việc, rạch ròi đúng – sai, chính – tà.
THƯ GỬI CÁC NGỤY BINHTôi đã nhận được thư 300 nguỵ binh công giáo bị bắt trước mặt trận, xin tha.Tôi cũng đã nhận được thư của những nhóm nguỵ binh khác, hứa hẹn.Tôi trả lời như sau:- Một mặt, vì các người chưa hiểu rằng: giặc Pháp đương mưu mô cướp nước ta, bù nhìn Bảo Đại đang mưu bán nước ta. Kháng chiến là cốt làm cho nước ta được độc lập thực sự, cho nhân dân được tự do, đồng thời cho đồng bào công giáo được tự do thờ Chúa.- Một mặt khác, các người hoặc bị giặc Pháp và bù nhìn ép buộc, hoặc bị chúng lừa phỉnh mà đi lính cho chúng, chống lại Tổ quốc. Nhưng các người cũng là máu đỏ da vàng, khi đã hiểu thì chắc không ai nỡ lòng làm nanh vuốt cho giặc, chống lại Tổ quốc, để mang tiếng xấu muôn đời.Tuy các người đã phạm tội nặng là cầm súng chống lại Tổ quốc, song Chính phủ kháng chiến độ lượng khoan hồng, thương hại các người như những đứa con lầm đường, cho nên nặng về giáo dục nhẹ tay xử phạt, để dìu dắt các người bỏ đường tà, theo đường chính.Vì lẽ đó, đối với những nguỵ binh đã bị bắt và đã biết tội, thì Chính phủ sẽ dần dần tha thứ cho về với cha mẹ, vợ con.Đối với những nhóm nguỵ binh có thư hứa hẹn, thì tôi có lời khuyên răn và dặn dò: anh em phải cẩn thận, sẽ có cán bộ kháng chiến liên lạc và hướng dẫn anh em.Đối với tất cả nguỵ binh, thì Chính phủ sẽ khoan hồng những người sớm quay về với Tổ quốc, sẽ trọng thưởng những người và những nhóm đái tội lập công lớn1).Nguỵ binh cũng là con dân nước Việt, nhưng vì dại mà đi lầm đường, cho nên tôi và Chính phủ sẵn sàng tha thứ những người sớm biết lỗi và quay về với đại gia đình kháng chiến.Hồ Chí Minh(Báo Cứu quốc, số 1915, ngày 28-9-1951)
“Ngụy quân, ngụy quyền” đã bị xóa sổ từ ngày 30/04/1975 nên thực tế hiện nay chẳng còn ai là “lính ngụy” nữa cả, ngoài một nhúm người vẫn nhắm mắt nhắm mũi, tự kỷ ám thị làm lính cho cái “cố ngụy quyền” đó mà thôi. Nhưng cái danh xưng “ngụy quân, ngụy quyền” khi nói về chế độ VNCH sẽ luôn luôn tồn tại chừng nào thế gian này vẫn còn chỗ cho SỰ THẬT.
Ảnh: Một cuộc diểu hành của VNCH tại Mỹ
Bản chất cuộc chiến, bản chất chế độ VNCH, tuy hai mà là một. Không thể nói đây là “cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc” mà lại ngại ngần khi nhìn nhận VNCH là “ngụy quân, ngụy quyền”.
Hòa hợp dân tộc là phải làm cho người ta hiểu rõ sự thật đó để cùng đến với nhau một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Như cách mà trang báo mạng chống cộng nổi tiếng KBCHN.COM chuyển hóa thành KBCHN.NET đầy tinh thần đoàn kết, xây dựng. Như cách mà ông cựu “lão thành chống cộng” Nguyễn Phương Hùng, vốn dành gần cả cuộc đời để ca ngợi những chiến hữu ngụy binh, tĩnh tâm nhìn nhận sự thật về tội ác của “đồng đội”.
Hòa hợp dân tộc là làm cho những người Việt xa xứ thấu hiểu lịch sử, thấu hiểu lẽ phải để tìm về với cội nguồn dân tộc, tự nhiên như những dòng suối nhỏ tìm về sông lớn thay vì ngược đường để lay lắt kiếp ao tù nước đọng. Hòa hợp dân tộc tuyệt nhiên không phải là kêu gọi dòng sông lớn phải nắn dòng, chuyển hướng để tìm đến những lạch nước xa xôi như những kẻ “lạc loài” mong mỏi.
DLV