Phàm là muốn làm việc lớn trên đời người ta phải có tài, đức và chí. Việc Nguyên Ngọc chủ trò vận động thành lập một Hội Nhà Văn độc lập là việc cực lớn, chưa kể về luật có phạm pháp không, về chính trị có mưu đồ phản động không, Nguyên Ngọc cũng cần phải có đại tài đức và đại ý chí. Nhưng thực tế xem chừng Nguyên Ngọc chỉ số 0 tròn như cái trán dồ bướng bỉnh của ông, y như một chú bé học sinh cá biệt bất trị vậy.
Gần đây nhất viết trên VietNam.net Nguyên Ngọc cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa, cũng không nên ca ngợi các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH! Điều này từng khiến tôi nghĩ đầu óc lão già này xơ hóa thành củ chuối rồi. Bởi nấm mồ thể chế VNCH đã xanh cỏ từ lâu, nước ta đã hòa hợp, khái niệm “lính Ngụy” đã không còn, vậy mà thật kỳ quái khi đến tận hôm nay, không chỉ phía “địch” vẫn còn người “chiến đấu” mà phía “ta” cũng có kẻ tìm cách chiêu hồi như Nguyên Ngọc!
Hưởng ứng phong trào quấy rối, những mong đất nước mau loạn ly, lộn tùng phèo như Thái Lan gần bên và Ucraina vùng Đông Âu xa xôi, Nguyên Ngọc đã ra TUYÊN BỐ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VN, tiếp bước Quang A lập diễn đàn quấy rối hôm nào, và như Lê Hiếu Đằng trước khi trả nghiệp báo, cũng kịp ra lời kêu gọi thành lập đảng phản bội!
Tôi đã viết nhiều về Nguyên Ngọc, nay nhân dịp hệ trọng ông ta ra tuyên bố trên, tôi tổng kết lại những nét chính mà tôi đã viết về con người này, xem tài đức ra sao mà to gan đến thế!
xxx
Vào đời, Nguyên Ngọc đã viết những tác phẩm bằng thi pháp “người tốt việc tốt” giản đơn. Ông đã “ăn may” vì ở thời chiến người ta dễ dàng có được những chất liệu “vàng ròng” để dựng nên những tác phẩm, nên đã thành công còn hơn cả thành công. Nhưng về sau, trong thanh bình, mọi điều kiện và thời gian để viết lách dư thừa, nhưng ông lại thiếu tài và thiếu một thi pháp hiện đại nên văn tài ông như pháo tịt ngòi.
Với thành tựu trên, Nguyên Ngọc hơn đứt Nguyễn Khải, một tài danh cùng lứa. Những năm tháng dài chiến tranh ác liệt, Nguyễn Khải lúc nào cũng “bám váy vợ”, còn Nguyên Ngọc thì trực tiếp ở chiến trường cả chục năm. Vì vậy ông đã được giao trọng trách làm Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn VN, rồi từng dốc lòng soạn cương lĩnh văn chương, bản “Đề dẫn”, dâng lên “Đảng kính yêu” của mình như sau:
Nói về phương hướng nội dung của văn học trong thời kỳ mới hiện nay, chúng ta muốn trước hết tập trung … vào con người… Con người mới ấy, như Đảng đã chỉ rõ, sẽ là kết quả tổng hợp cả 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá. Đảng cũng đã sớm chỉ ra cho chúng ta… đó là con người lao động Việt Nam làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa… chủ nghĩa xã hội.
Thật tiếc, dù “hót” hay như vậy, nhưng đúng là vải thưa không che nổi mắt thánh, Tố Hữu đã nhận ra cái khuynh hướng “lật đổ thần tượng” nên việc cân nhắc để Nguyên Ngọc lãnh đạo văn chương trở thành “một bài thơ dở” của ông. Nguyên Ngọc đã bị “rớt” ngay khi ngồi cái ghế cao sang chưa ấm chỗ. Con đường “vào Trung Ương” của Nguyên Ngọc bị chấm hết, “tầm nhìn xa” của Nguyễn Khải “nịnh dần Nguyên Ngọc đi là vừa” trở thành tầm nhìn ngắn!
Phải chăng nền văn chương hôm nay thiếu một người có tầm và có uy như Tố Hữu nên mới có tình trạng trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Mới có trường hợp Phạm Xuân Nguyên, một tay nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, một tay ký kiến nghị tước quyền Đảng và làm bao trò sai trái, nhưng vẫn ung dung ngồi cái ghế Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội. Tôi không hiểu sao ông Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị để nguyên vậy. Phạm Xuân Nguyên đúng là được bầu lên hợp pháp nhưng không phải cứ thế là có toàn quyền phạm pháp. Vẫn còn nguyên đó bài học nhãn tiền trong công tác tổ chức cán bộ ở Liên Xô, vì sai lầm nên mới có việc một kẻ phản bội như Goóc-ba-chov lại leo lên được chức vụ tối cao TBT ĐCSLX, để rồi đập vỡ LX ra từng mảnh, đồng thời tự đập nát sự nghiệp của chính mình, thành kẻ bên lề nhục nhã, lang thang!
(Gooc-ba-chov bị Enxin chỉ mặt)
Nguyên Ngọc, khi bị “rớt” xuống làm TBT tờ Văn nghệ, diễn đàn trung tâm của Văn chương VN và là Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn VN. Nếu có thực tài đức, ông vẫn có toàn quyền thực hiện những tôn chỉ văn chương từng hứa với TBT Nguyễn Văn Linh: “nghệ thuật giữ cho con người không sa xuống thành con vật” và “Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”. Nhưng rồi, Nguyên Ngọc đã “nói một đằng làm một nẻo”. Ông đã khai sinh ra tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp mà văn chương có rất nhiều chi tiết, hình ảnh, ý tứ tục tĩu, bẩn thỉu, phi luân, phi mỹ ngược với tôn chỉ văn chương trên. Từ việc cho nấu xác thai nhi cho chó ăn là “chả quan trọng gì”, chuyện bố chồng bắc ghế nhìn trộm con dâu tắm là “chẳng có gì mà xấu hổ”, đến việc mô tả anh hùng dân tộc, Vua Quang Trung, như một lẻ lục lâm thảo khấu. Những ngày hôm nay, Nguyên Ngọc lại bảo vệ luận văn của Nhã Thuyên, ca ngợi thơ của nhóm Mở Miệng, một thứ thơ bẩn thỉu, tục tĩu và hỗn hào thì Nguyên Ngọc quả là trước sau như một.
Về tài văn, tài lãnh đạo thì như thế, còn về trí?
Thứ nhất, Phạm Xuân Nguyên từng cho Nguyên Ngọc “đã từ văn hóa nghệ thuật đến văn hóa tư tưởng”, đã “truyền bá tri thức nhân loại cho đồng bào mình”. Tất nhiên do dốt, do kết bè kéo cánh mới lăng-xê nhau tùng beng như thế. Nội dịch nhan đề cuốn sách đã sai be bét thì “truyền bá” cái gì? Với cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques của Barthes, “Độ không” ở đây Barthes biểu đạt thái độ vô cảm của nhà văn đối với xã hội, là thứ văn chương trung tính, vậy mà Nguyên Ngọc đã dịch là “độ không của lối viết”. Lối viết là cách viết; cụ thể là dùng phương tiện gì, như bút mực, máy chữ, máy tính; còn về lý luận thì lối viết là viết theo thi pháp nào, theo cách riêng nào? “Độ không của lối viết” thì là cái gì?
Thứ hai, đối với chính trị xã hội, Nguyên Ngọc luôn có tư tưởng lộn ngược. Nguyên Ngọc ca ngợi truyện lịch sử của Huy Thiệp cho Nguyễn Huệ như giặc cỏ, Nguyễn Ánh mới là “nòi vương giả”. Nguyên Ngọc ca ngợi bằng được cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” cho chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc chỉ là “Nỗi buồn”! Với cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, nhân chứng sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều phản ứng chuyện Huy Đức xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”. Gần đây như nói ở trên, trong bài viết về Phạm Xuân Ẩn trên VietNam.net, Nguyên Ngọc lại cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa! Không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt Nam anh hùng quá vì sẽ đau lòng các bà mẹ lính VNCH!
Tôi đã viết, đầu óc Nguyên Ngọc bị xơ hóa thành củ chuối là do vậy. Nên cái danh “nhà tư tưởng” mà Phạm Xuân Nguyên phong cho Nguyên Ngọc thực chất chỉ là “tư tưởng phản động” mà thôi!
***
Theo đạo Phật, ngoài sân hận dẫn đến cái nhìn lộn ngược trên, Nguyên Ngọc cũng nhiễm độc nặng si. Đó là tính háo danh, làm dáng trí thức, luôn ảo tưởng đắm chìm vào những tri thức cao xa mà thực chất ông không hiểu gì cả.
Về cơ sở triết học của lý luận văn học, Nguyên Ngọc si mê rồi truyền bá tư tưởng của Kundera. Cần phải hiểu Kundera lấy Hiệntượng học làm cơ sở triết lý cho văn chương của mình. Trong cuộc trò truyện với Christian Salmon, Kundera nói: “Tiểu thuyết … thực hành hiện tượng học … trước các nhà hiện tượng luận”. Husserl đưa ra Hiện tượng học vì cho rằng hệ thống triết học cả duy tâm lẫn duy vật đã bỏ quên con người, ông muốn sáng lập một trường phái triết học mới: “làm rõ cảm giác của con người về thế giới này”, mô tả sự tự sinh của ý thức, ban bố cho nó ý nghĩa, là trạng thái liên khách chủ thể (Relation sujet-objet), là cái trạng thái mà Husserl gọi là sự suy tư về chính chủ thể suy tư. Nếu Descartes cho sự tồn tại của con người là sự suy tư "Cogito, ergo sum" thì Hiện tượng học của Husserl còn đi xa hơn: “Cogito, ergo cogito cogitatum”. Nghĩa là suy tư về cái tôi khi nó suy tư về sự suy tư. Husserl coi điều đó là triết học cao hơn cả duy tâm, duy vật, coi ý thức của “cái Tôi” là nguyên lý cao nhất của nhận thức, là “đặt thế giới ở trong ngoặc”, tạo cơ sở cho Chủ nghĩa Hiện sinh ra đời. Chủ nghĩa đề cao “cái Tôi”, cái hiện sống, cho con người không phải chịu ràng buộc bởi tự nhiên cũng như xã hội. Rồi đến lượt Chủ nghĩa Thực dụng ra đời, cũng dựa trên triết lý của “cái Tôi”, “Chỉ có cái gì có lợi cho tôi sẽ là chân lý”!
Những triết lý duy tâm chủ quan trên không chỉ ngược với triết học Mác mà còn ngược với cả Đạo Phật và luân thường đạo lý phương Đông. Đạo Phật cho cái Tôi là không thật. Luân thường đạo lý của Phương Đông coi khiêm cung là thái độ sống cần khuyến khích, đề cao.
Như vậy tư tưởng nghệ thuật của Kundera cũng ngược với tư tưởng của Barthes nói ở trên, nghĩa là Nguyên Ngọc “đếch” biết gì nên mới sùng bái hai cái ngược nhau!
Nguyên Ngọc cũng còn ca tụng Lê Đạt là một “người hiền”. Lê Đạt chắc phải có những gì đặc biệt thì Nguyên Ngọc mới ca tụng thế. Quả đúng vậy, ngoài chuyện sáng tác như mọi người, Lê Đạt có tham vọng đổi mới thơ dựa trên Vật lý hiện đại. Một người có trình độ cấp II như Nguyên Ngọc đọc Lê Đạt bàn về đổi mới từ lý lẽ dựa trên những khái niệm của Vật lý như Entropy, phát xạ năng lượng, lượng tử… thì đúng là sợ vãi đái thật. Nhưng với tôi và những người hiểu vật lý thì Lê Đạt sai toét.
Lê Đạt viết: “Đổi mới là tạo ra ăngtropi âm”. Tôi đã viết trong cuốn Bóng tối của ánh sáng: “Trong cơ học thống kê”,entropy là đơn vị đo lường mức độ hỗn loạn của hệ. Sự tăng độ hỗn loạn, sự đổ vỡ cái cũ là một quy luật khách quan, người ta chỉ có thể can thiệp bằng việc tiếp thêm năng lượng để có thể giảm sự hỗn loạn hoặc cao nhất cũng chỉ giữ được trạng thái trật tự cũ. Trong khi đó ngược lại, đổi mới thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung là phải xóa bỏ cái trật tự cũ để sinh ra cái mới”. Như vậy Lê Đạt nói như trên là nói ngược.
***