Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC, ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH: ĐỂ MẤT LÃNH THỔ LÀ TỰ SÁT

Dư Luận Viên Nguyễn Tuấn Nam

(Soha.vn) - Nói về lời thề giữ biển ở Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh nhớ lại: “Tôi chỉ đạo rằng các điểm nào có thể đóng quân được là phải đóng quân hết kể cả đảo nổi và đảo chìm”

Sự kiện 14/3/1988 ở quần đảo Trường Sa đã trở thành một sự kiện không thể bị lãng quên trong lịch sử chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Một tháng sau khi diễn ra Hải chiến Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh (khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) ra thăm Trường Sa. Tại đây, ông đã có bài phát biểu nhân dịp ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam với lời thề giữ biển hết sức cảm động. Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên trực tiếp ra thị sát và thăm cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Lý do thôi thúc Đại tướng Lê Đức Anh ra thăm Trường Sa trong bối cảnh lịch sử đặc biệt như vậy cho đến nay, sau 26 năm diễn ra trận chiến ở đảo Gạc Ma vẫn còn là một dấu hỏi. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Đại tướng Lê Đức Anh – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nhân dịp này.

Bồi hồi nhớ lại sự kiện 14/3/1988, Đại tướng Lê Đức Anh nói: “Biển Đông là một trong những hướng bành trướng nằm trong một kế hoạch chiến lược lấn tới của Trung Quốc.

Khi đế quốc Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, vì không thực hiện được mục tiêu chủ nghĩa thực dân mới, họ đã bắt tay với các nước lớn nhằm ngăn chặn sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam, chia năm xẻ bảy Việt Nam không để cho làn sóng cách mạng Vô Sản lan xuống Đông Nam Á. Vậy là tư tưởng bành trướng của các nhà lãnh đạo Trung quốc lúc đó đã đón bắt được thời cơ tốt, muốn bành trướng tất cả các hướng, nhưng trên đất liền và hướng Đông Bắc trên biển lúc đó chưa thể được, họ xác định chỉ còn hướng Nam (Biển Đông) nơi có các nước nhỏ- yếu. Nhân tư tưởng bành trướng của Tưởng Giới Thạch tự nghĩ ra năm 1947 là cái sơ đồ ảo tưởng 11 đoạn hình lưỡi bò không tọa độ, họ dấn tới luôn. Vậy là quần đảo Hoàng Sa rồi Trường Sa của Tổ Quốc ta lần lượt là mục tiêu đánh chiếm của họ.

Đại tướng Lê Đức Anh thăm cột mốc chủ quyền ở Trường Sa năm 1988 (Ảnh tư liệu)

Thời Tưởng Giới Thạch mới chỉ mơ tưởng đến hướng bành trướng này nhưng đến thời Mao thì làm tới để biến đường lưỡi bò đó từ không thành có. Từ đó Trung Quốc muốn vươn đến Đại Tây Dương. Còn trên đất liền, họ muốn chiếm cả Đông Nam Á kể cả vùng biển, nhưng chiếm Đông Nam Á thì họ chưa đủ điều kiện nên họ muốn chiếm biển trước.

Trung Quốc lợi dụng lúc Việt Nam khó khăn đã lấy Hoàng Sa năm 1974 khi đó do Việt Nam Cộng hòa quản lý (năm 1956, Trung Quốc đã đánh chiếm một số đảo ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý). Tại thời điểm đó, Mỹ ở thế khó nên không có ý kiến gì, còn Việt Nam Cộng hòa thì đành rút”.

NSUT CHÁNH TÍN SẮP PHẢI ...RA ĐƯỜNG



Nói đến nỗi đau sắp phải mất nhà, không còn tài sản khi Chánh Tín vừa trở về ngôi nhà duy nhất của ông tại số PP1Bis, đường Ba Vì, phường 15, quận 10, TPHCM vào trưa nay (14.3), sau thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo tại Bệnh viện 115, Chánh Tín trầm ngâm… “buồn lắm !”.

Chánh Tín đang cầu cứu VKSND tối cao, TAND tối cao, Cục Thi hành án dân sự TPHCM xin tạm hoãn thi hành án, vì theo bản án dân sự phúc thẩm của TAND TPHCM, ngôi nhà duy nhất của vợ chồng Chánh Tín chỉ còn chưa đầy 7 ngày nữa là Chánh Tín phải… ra đường ! Trong khi đó anh đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, chưa có thời gian đi tìm nơi nương náu!

Chánh Tín gầy sọm so với trước đây tôi gặp anh. 

Kể lại câu chuyện trong sự cay đắng cuộc đời, lúc đó năm 2005, Chánh Tín cùng gia đình thực hiện bộ phim Dòng Máu Anh Hùng. Lúc đó anh cũng là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam. Để làm bộ phim này, tiêu tốn hết 1,5 triệu USD, riêng bản thân anh đã đứng ra bảo lãnh đi vay mượn ngân hàng, số tiền là 8,3 tỉ đồng.

Phim hoàn thành, công chiếu trong nước, thu về được 7 tỉ đồng, chia rạp còn lại 3,5 tỉ đồng. Những tưởng công chiếu nước ngoài, sẽ mang về khoản tiền bù đắp. Mặc dù bộ phim đi dự thi, đoạt giải rất cao, đó là giải Hạng ưu - Châu Á Thái Bình Dương, nhưng bộ phim đã bị đánh cắp bản quyền.

Chánh Tín thời trai trẻ với những vai diễn để đời ! 

Khi phim mang sang một số nước trình chiếu, thì ở đây đã có bản sao chụp, khiến bộ phim thất thu trầm trọng. Từ đó, Chánh Tín lâm vào con đường nợ ngân hàng chồng chất, cho đến năm 2009, số nợ lên đến 10,5 tỉ đồng.

Ngôi nhà duy nhất được tạo dựng từ ngày đất nước thống nhất đến nay của vợ chồng Chánh Tín và ca sĩ Bích Trâm, số PP1Bis, đường Ba Vì, phường 15, quận 10, TPHCM đã phải bán cho Ngân hàng Phương Nam, giá 10,5 tỉ đồng. Nhưng phía sau có những uẩn khúc mà Chánh Tín lâm vào con đường kiện tụng.

Trình bày hoàn cảnh mà Chánh Tín đang gặp phải, đó là ngày 9.7.2008, vợ chồng Chánh Tín, Bích Trâm đồng ý lấy tài sản ngôi nhà của mình bảo lãnh vay cho Cty CP điện ảnh và truyền thông Chánh Tín, do ông Nguyễn Chánh Minh Thức làm Tổng Giám đốc, vay 8,3 tỉ đồng của Ngân hàng Phương Nam, thời gian vay đến ngày 9.7.2011.

“Sau gặt hái thành công lớn về mặt nghệ thuật của bộ phim Dòng Máu Anh Hùng, nhưng thất bại về tài chính vì bộ phim bị sao chép, ăn cắp bản quyền ở nước ngoài, chúng tôi bắt đầu khó khăn trầm trọng”, Chánh Tín giãi bày.

Do vậy, bên có tài sản đảm bảo vay, là gia đình Chánh Tín bàn bạc với ngân hàng hủy hợp đồng tín dụng, bán nhà cho ngân hàng, nhằm mục đích trả nợ và ngân hàng thu hồi vốn. Do không hiểu biết, nên Chánh Tín đồng ý đơn phương hủy hợp đồng vay vốn, trong khi đó không được sự bàn bạc đồng ý của ông Nguyễn Chánh Minh Thức, Tổng Giám đốc Cty CP điện ảnh và truyền thông Chánh Tín, là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Như vậy, việc gia dịch mua bán nhà là trái luật, vì nhà đang đảm bảo là tài sản thế chấp, không được giao dịch mua bán. 
Với vai diễn Nguyễn Thành Luân trong Ván Bài Lật Ngửa, Chánh Tín để lại ấn tượng sâu đậm cho khán giả điện ảnh. 

Tuy nhiên, Ngân hàng Phương Nam đã kiện ra tòa, tranh chấp Hợp đồng mua bán nhà. Ngày 18.7.2012, TAND quận 10, TPHCM tuyên Chánh Tín và gia đình phải bàn giao ngôi nhà cho ngân hàng.

Chánh Tín kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND quận 10. Ngày 25.3.2013, TAND TPHCM tuyên bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND quận 10, TPHCM, không chấp nhận kháng cáo của Chánh Tín.

Theo Chánh Tín, phân tích, đánh giá khách quan của 2 cấp tòa sơ và phúc thẩm là chưa đầy đủ và toàn diện, nên Chánh Tín tiếp tục làm đơn yêu cầu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, yêu cầu VKSND tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm của TAND TPHCM.

Trước hoàn cảnh éo le, trước đây Chánh Tín cũng đã phá sản trong dự án trồng rau sạch ở Lâm Đồng, tài sản trắng tay, chỉ còn ngôi nhà PP1Bis, đường Ba Vì, phường 15, quận 10, TPHCM để trú ngụ, nhưng với 2 bản án đã tuyên và có hiệu lực pháp luật, Chánh Tín và gia đình đang đối mặt với hoàn cảnh phải ra đường, Chánh Tín đã làm đơn xin tạm hoãn thi hành án vì bản thân đang phải chữa bệnh (tiểu đường, tim mạch…) và phải có thời gian tìm nơi nương náu.

Ngôi nhà PP1Bis là tài sản duy nhất hiện cũng sắp mất, mà Chánh Tín đang khẩn cầu tạm hoãn thi hành án. Ảnh: Phùng Bắc

Chánh Tín tha thiết: “Tôi đã làm đơn gửi VKSND tối cao, TAND tối cao, Cục trưởng Thi hành án dân sự TPHCM… xin các cấp cho được tạm hoãn thi hành án có điều kiện, trong thời gian từ tháng 3 đến 9.2014, vì tôi đang phải chữa bệnh hiểm nghèo, nên chưa đủ điều kiện tìm kiếm chỗ ở mới sau khi thi hành án. Gia đình tôi cũng cam kết sẽ thực hiện thi hành án… Rất mong các cấp lãnh đạo các cơ quan tố tụng dân sự xem xét thỉnh cầu này của tôi !”.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

AI CHO TAO...NẮM TAY?

Trong thời gian gần đây, nhiều cá nhân và tập thể đã có những cố gắng vượt bậc nhằm làm trong sạch môi trường giáo dục nước nhà, mà điển hình nhất là việc các nhà soạn sách giáo khoa đã cắt cảnh yêu đương ra khỏi truyện ngắn “Chí Phèo” khi soạn sách giáo khoa văn học lớp 11. Ước tính từ giờ trở đi, các thế hệ tương lai của Việt Nam sẽ được làm quen với tác phẩm này qua những lời văn ngắn gọn: “Đêm đó, Chí Phèo gặp thị Nở ở vườn chuối. Ba chấm. Hôm sau Thị Nở nấu cháo hành.” Trong tương lai không xa, phong cách văn học tối giản này sẽ thay thế lối viết văn rườm rà của Nam Cao, cách làm thơ lê thê của Nguyễn Du, rườm rà của Xuân Diệu, tiến tới tất cả các tác phẩm văn học đều có thể gói gọn trong 140 kí tự để đưa lên Tuýt-tờ.

Cố nhà văn Nam Cao, tác giả của truyện ngắn "Chí Phèo" nổi tiếng vì cảnh nóng



Cảnh nóng trong "Chí Phèo" quá phản cảm



Cảnh nóng trong phim Việt hiện đại vẫn được chấp nhận mặc dù cả Mít-tơ Đàm cũng phải nhắm mắt không dám xem

Phóng viên Tin Khó Tin tại cổng trường THPT Lê Hồng Phong, TPHCM đón đầu các em học sinh lớp 11 để phỏng vấn cho biết, 90% học sinh ủng hộ động thái giản lược các tác phẩm văn học để rút ngắn thời gian học, có thêm thời gian làm các công tác xã hội như tham gia phong trào Liên Xô chống Mỹ, hoặc giúp Việt Nam tiếp tục củng cổ vị trí tốp 10 những quốc gia tìm kiếm về chủ đề tình dục nhiều nhất qua in-tờ-nét trên Gúc-gờ, cũng như vị trí tốp 5 quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, những nỗ lực chống nhạy cảm không nên chỉ dừng ở đây. Nhà văn Năm Câu đang ngồi nhậu ở vườn chuối làng Vũ Tiểu cho biết :“Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống. Muốn nghệ thuật không nhạy cảm thì tốt nhất phải làm cho cuộc sống không nhạy cảm.”

Áp dụng chủ trương này, từ giờ trở đi, tất cả các bài hát có chữ “hôn” hoặc nội dung nhạy cảm đều phải đổi thành “nắm tay”.Ví dụ: “Hôn môi xa” sẽ đổi thành “Nắm tay nơi xa”, “Chia tay hoàng hôn” sẽ đổi thành “Chia tay nắm tay”, luật “Hôn nhân và gia đình” sẽ được đổi thành luật “Nắm tay nhân và gia đình”. Bên cạnh đó, trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ thay thế tình yêu đôi lứa để thay bằng tình đồng chí, hướng tới một tương lai trong sáng trong đó học sinh sinh viên sẽ nói với nhau những câu như “Hôm qua tao bắt gặp hai đứa lớp mình đi nắm tay ở Gia Lâm”. Trong lễ cưới, các bác Em-xi sẽ phát biểu “Hai bên gia đình rất ủng hộ tình đồng chí của hai cháu”. Khi tỏ tình, người ta sẽ thì thầm với nhau :”Đồng chí ạ, tôi rất muốn nắm tay đồng chí.” Trên phim ảnh, các cảnh nóng sẽ được thay bằng cảnh nắm tay nhảy sạp.

Ở một số địa phương, các em nhỏ được học cách nắm tay nhảy sạp từ rất sớm

Còn chần chừ gì nữa, hãy góp phần tăng tình yêu văn học của giới trẻ, và gìn giữ sự trong sáng của tâm hồn giới trẻ!!! Mời độc giả hãy cùng Tin Khó Tin rút gọn, chống nhạy cảm cho các tác phẩm văn học, âm nhạc vv kinh điển của Việt Nam!!

Ảnh theo yume.vn, bacgiangonline.net, hoangphongtuan.wordpress.com

SỐC: NỮ SINH THI NHAU LỘT QUẦN BẠN TRAI

Clip 3 nữ sinh tinh nghịch hợp sức nhau...lột quần bạn trai trở thành tâm điểm chú ý của cư dân mạng.

Một đoạn clip dài hơn 4 phút ghi lại trò đùa tinh nghịch của 3 nữ sinh khi cố gắng lột quần của 1 nam thanh niên được đăng tải lên mạng và thu hút sự chú ý lớn của cư dân mạng.

2 nữ sinh giằng co với nam thanh niên.

Từ đoạn clip, người xem có thể thấy ban đầu, 2 bạn nữ đã cố gắng giữ chặt tay chân để kéo quần nam thanh niên. Mặc dù có phản kháng lại nhưng chàng trai vẫn cười tươi rói và tỏ ra khá yếu ớt trước "thế lực" của nhóm nữ sinh. Ngay sau khi 1 nữ sinh khác xuất hiện, chàng trai đã bị đẩy ngã xuống đất. Sau một thời gian rất ngắn, chàng trai đành bất lực nhìn quần bị lột.

Tuy nhiên, rất may mắn là trước đó các bạn nữ sinh này đã kịp dùng chăn quấn lấy người nam sinh để bạn không bị "lộ hàng". Toàn bộ clip được ghi lại cho thấy nhóm nữ sinh được phen cười đùa vô cùng thoải mái.

Những tiếng cười đùa vang lên không ngớt.

Sau khi được đăng tải lên Internet, đoạn clip đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người tỏ ra bất ngờ và bật cười nắc nẻ khi chứng kiến trò đùa tinh nghịch của nhóm nữ sinh.

3 nữ sinh dùng chăn che người bạn trước khi "lột quần".


Hình ảnh nam sinh "bại trận" phải ôm chăn che chắn người.

Bạn Anh Xêkô bình luận : "Trời ơi nghịch quá. Mấy em sinh viên vui thế! Thằng nhóc kia cũng số hưởng cơ. Nữ làm thế với nam còn được chứ đổi lại chắc to chuyện nhỉ".

“Sao chàng trai kia phản kháng yếu thế? Hay đang giả vờ để được bị lấy quần đây? Đoạn cuối nhìn quấn chăn lủi thủi về nhìn tội quá đi. Mấy bạn nữ cũng nghịch gớm, vui nhưng với ai không biết lại nghĩ không hay, rồi lại mang tiếng. Dù sao cũng rất cảm kích với việc cho anh kia cái chăn mà trùm không thì lại ...” là ý kiến của bạn Miên Đinh.

Trước đó, vào tháng 10/2013 cư dân mạng cũng được phen "dậy sóng" bởi cip của "Nữ sinh đại chiến" ghi lại cảnh trong lớp học, 2 bạn nữ cũng đè một bạn khác ra để... lột áo lót trước sự có mặt đông đủ của nhiều người và người cầm điện thoại quay lại chính là một bạn nam.

Đây là một trò đùa nên cả nữ sinh lột đồ cho đến nạn nhân đều cười đùa sung sướng.

Mặc dù clip chỉ là trò đùa tinh nghịch của các bạn học sinh và có lẽ sẽ không ai lên tiếng chỉ trích hay phê bình các bạn nữ sinh này. Tuy nhiên, dù vui đùa nhưng các bạn học sinh cũng nên giữ chừng mực để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Liên Lê (Tổng hợp)

GS ĐÀO TRỌNG THI: THÀNH LẬP HỌC VIỆN TÒA ÁN LÀ TRÁI LUẬT

Dư luận viên Phạm Thịnh

GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho rằng việc thành lập Học viện Tòa án trong dự thảo Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi là trái thẩm quyền.

Chiều nay 13/3, tại phiên họp thứ 26 của ủy ban thường vụ quốc hội, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về dự thảo Luật tổ Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Trong dự thảo có nêu nội dung mới về việc thành lập Học viện Tòa án. Trong đó, dự thảo quy định: “ Học viện Tòa án thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo pháp luật; đào tạo nguồn bổ nhiệm, tuyển dụng vào các chức danh tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh tư pháp khác trong Tòa án nhân dân; nghiên cứu khoa học.

Học viện Toà án gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc Học viện; các Viện, Khoa, Trung tâm đào tạo và các đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc thành lập các Viện, Khoa, Trung tâm đào tạo, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Học viện Tòa án, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cụ thể của các Viện, Khoa, Trung tâm đào tạo, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Học viện Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định”.

GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội (Ảnh: Phạm Thịnh)Góp ý vào nội dung này trong dự thảo luật, GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho rằng nội dung này là trái luật giáo dục và luật giáo dục đại học.

“Thành lập, sát nhập cơ sở giáo dục đại học thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ. Dự án Luật tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) đã vượt thẩm quyền”, GS Đào Trọng Thi lý giải.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cũng khẳng định: “Điều này là trái luật chứ không phải là không hợp lý”. 

Vì vậy, việc thành lập các viện, khoa, trung tâm đào tạo trong Học viện Tòa án cũng là không đúng. “Điều này không đúng và nên bỏ”, GS Đào Trọng Thi kết thúc góp ý.

Cũng có cùng những nhận xét này, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng việc thành lập Học viện Tòa án phải thống nhất theo luật giáo dục và luật giáo dục đại học.

“Bây giờ các đồng chí thành lâp học viện, vài năm sau lại đổi đại học tòa án, cao đẳng tòa án … sẽ rất khó sửa”, ông Lý tỏ ra băn khoăn.

Điều 27 Luật giáo dục đại học

Thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học

1. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện, đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đại học, học viện, trường đại học công lập; quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng công lập; quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.

3. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường cao đẳng, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Phạm Thịnh

HOA HẬU DIỄM HƯƠNG THỪA NHẬN ĐÃ CÓ CHỒNG

Người đẹp xác nhận với cơ quan quản lý văn hóa về sai phạm có chồng nhưng vẫn thi Hoa hậu Hoàn vũ.

Sáng 13/3, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn – cho biết: “Trong văn bản giải trình gửi Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hoa hậu Diễm Hương thừa nhận đã kết hôn trước khi được cử đi tham dự Hoa hậu Hoàn vũ. Chúng tôi cũng có đầy đủ bằng chứng về việc này. Vì vậy Cục mới đưa ra hình thức xử phạt dành cho Diễm Hương. Cấm biểu diễn trên toàn quốc là mức phạt cao nhất. Chúng tôi không phạt hành chính vì trong luật không có mức phạt này”.

Theo ông Chương, việc có tước vương miện của Diễm Hương hay không tùy vào quyết định của Ban tổ chức Hoa hậu Thế giới người Việt.
Diễm Hương gần như im hơi lặng tiếng sau khi bị phát hiện ly dị chồng. Ảnh: FBNV

Diễm Hương - tên đầy đủ là Lưu Thị Diễm Hương - sinh năm 1990, đoạt danh hiệu Hoa hậu Thế giới người Việt năm 2010. Ngay sau khi đăng quang, cô được cử tham gia Hoa hậu Trái đất 2010 và lọt vào bán kết đồng thời đoạt giải Miss Bikini. Năm 2012, cô là đại diện Việt Nam tại cuộc thi Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ nhưng không giành được thành tích nào. 

Luôn khẳng định mình là người độc thân nhưng vào ngày 28/2, báo chí đăng tải thông tin Diễm Hương bị một đại gia đệ đơn ly dị tại tòa án ở TP. HCM. Hoa hậu cùng vị đại gia đã kết hôn từ năm 2011 - một năm trước khi cô thiHoa hậu Hoàn vũ.

Không chỉ xác nhận với Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Diễm Hương cũng thừa nhận chuyện đã kết hôn khi trả lời phóng vấn một tờ báo mạng. Cô cho biết: “Tôi từng nói với mọi người, tôi sẽ công bố tin vui của mình khi nào quyết định xong ngày cưới. Đó là niềm tự hào mà bất cứ cô gái nào - trong đó có tôi - đều mơ ước từ khi biết rung động đầu đời. Tôi đã bước đến ngưỡng cửa cuối cùng là một lễ cưới. Nhưng đáng tiếc là cơ hội để tôi công bố mình sắp làm vợ không đến như mong đợi. Chia tay là điều không ai muốn, nhất là khi bạn chưa kịp được chúc phúc, đã trở thành tâm điểm của những lời dị nghị như 'cô này bị chồng bỏ' hay 'cô này bỏ chồng'".

Sự kiện Diễm Hương bị tố đã có chồng, vẫn thi Hoa hậu Hoàn vũ và lừa dối dư luận được xem là scandal lớn nhất của làng giải trí Việt những tháng đầu năm. Qua sự việc này, cô gái sinh năm 1990 hoàn toàn mất điểm với khán giả. Nhiều người không ngại bày tỏ mong muốn Cục Nghệ thuật Biểu diễn tước vương miện của Diễm Hương để tránh tạo tiền đề xấu cho những người kế tiếp.

Ngoài ra, việc cố gắng xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt công chúng của hoa hậu 9X cũng "đổ sông, đổ biển" khi cô sẽ hiếm có cơ hội được mời tham gia các sự kiện văn hóa quan trọng cũng như trúng show quảng cáo của các nhãn hàng lớn với mác "người đẹp nói dối".

Nhật Thanh - G.A.

CẦN TRUY TỐ NGUYỄN LÂN THẮNG VỀ TỘI VU KHỐNG

Khoai@


Mình định không nhắc đến thằng mất dạy Nguyễn Lân Thắng nữa, nhưng lại có một bạn gửi đến lá đơn này, nên đành đưa lên đây vậy.

Bạn có đơn tố cáo Nguyễn Lân Thắng có tên Nguyễn Phương Anh, với đầy đủ thông tin các nhân và địa chỉ ở trong đơn tố cáo.

Điều đáng nói, mặc dù đã không có hoạt động dân chủ từ năm 2003 đến nay, nhưng Nguyễn Lân Thắng vẫn rủ rê tham gia vào các hoạt động chống đối chính quyền thông qua cái mác hoạt động dân chủ. Khi bị từ chối, Nguyễn Lân Thắng đã dùng thủ đoạn hèn hạ để bôi lem nhằm cô lập bạn này với các cộng đồng, đồng thời vẫn sử dụng những hình ảnh của bạn này với dụng ý bôi xấu chính quyền để kiếm tiền từ các tổ chức chống Việt Nam từ hải ngoại.

Vì quá bức xúc, bạn Nguyễn Phương Anh đã gửi đến công an Hà Nội lá đơn tố giác. Xin đưa lên đây để rộng đường dư luận.