Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

BỘ CÔNG AN ĐỀ XUẤT THÊM MỘT ĐẠI TƯỚNG

Sáng nay 20-3, trình bày dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) trong cuộc họp chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề xuất phong hàm đại tướng với Thứ trưởng là Phó Bí thư Đảng uỷ Công an nhân dân, là nhân vật thứ hai của Bộ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng công an cho 3 Thứ trưởng Bộ Công an ngày 22-7-2013

Ngày 20-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp của chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật.

Trình bày tóm tắt những nội dung sửa đổi của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Bộ trưởng Công an, Đại tướng Trần Đại Quang cho biết dự thảo đề xuất chức danh Giám đốc Công an Hà Nội và TP HCM là cấp hàm trung tướng và có một số quyền hạn tương đương tổng cục trưởng (tương đương Bộ Tư lệnh bên lực lượng Quân đội).

“Ngoài ra còn có 3 thành phố trực thuộc Trung ương và 3 địa phương có dân số đông là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hoá, Nghệ An, và Đồng Nai, vị trí giám đốc Công an có cấp hàm trần thiếu tướng. Các tỉnh còn lại Giám đốc Công an chỉ hàm đại tá” - Bộ trưởng Bộ Công an đề xuất.

Bộ Công an sẽ thêm một đại tướng 

Theo Đại tướng Trần Đại Quang, dự thảo luật quy định thời hạn phong hàm cấp tá lên cấp tướng là 4 năm, còn từ cấp tướng trở lên thì không quy định cụ thể. Tuy nhiên, theo ông Quang, ngành Công an có điểm khác so với quân đội là về cấp hàm đại tướng chỉ có một người là Bộ trưởng Bộ Công an, so với Quân đội là 3 người (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam).

Do vậy, Bộ Công an đề xuất đối với trường hợp là Thứ trưởng - Phó Bí thư Đảng uỷ Công an nhân dân là nhân vật thứ hai của Bộ - cũng được phong hàm Đại tướng. Việc này cũng đảm bảo tương đương Quân đội và chia sẻ việc lãnh đạo lực lượng khi Bộ trưởng đi vắng.

Tương tự, Bộ Công an cho biết hiện các tổng cục trực thuộc, người đứng đầu có cấp hàm trung tướng. Vì thế dự thảo luật cũng đề nghị bổ sung quy định vị trí tổng cục phó phụ trách công tác Đảng có cấp hàng ngang cấp tổng cục trưởng. Việc này cũng tương đương cấp Chính uỷ tổng cục bên Quân đội.

Đáng chú ý, theo Đại tướng Trần Đại Quang, vị trí trưởng công an quận, huyện cấp hàm chỉ là thượng tá (tương đương với Chỉ huy Quân sự quận huyện).

Chỉ huy quân sự tỉnh cấp đại tá 

Trình bày tóm tắt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan quân đội nhân dân, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho biết quá trình xây dựng dự thảo luật cũng có một số đề nghị cấp Chỉ huy Trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh là cấp tướng đối với một số trường hợp đặc biệt.

“Song việc xác định đâu là địa bàn trọng điểm cũng khó xác định nên dự luật không quy định mà chỉ là cấp hàm đại tá. Còn cán bộ nào phấn đấu tốt lên quân khu. Vì quy định như vậy các tỉnh sẽ có ý kiến vì đâu cũng có khó khăn mặt này mặt khác” - Đại tướng Phùng Quang Thanh nhìn nhận.

Bộ trưởng Quốc phòng dẫn ví dụ tỉnh Lai Châu sẽ có ý kiến với địa phương đồng bằng đông dân là “chúng tôi về huyện xã mất cả ngày, phải leo rừng núi còn các anh đi xe hơi”. “Nên không thể theo hướng này. Dù luật có vênh với Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và thực tế là cả người đứng đầu lực lượng Quân đội và Công an địa tỉnh đều là Thường vụ nhưng một bên là thiếu tướng, bên là đại tá” - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nói.

Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, hiện chỉ có 2 vị trí đứng đầu Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ Tư lệnh TP HCM quân hàm cấp tướng vì lý do lịch sử và vị trí.

Đáng chú ý, theo ông Phùng Quang Thanh, dự luật quy định đối với doanh nghiệp cấp 1 trực thuộc Bộ Quốc phòng sẽ không mang quân hàm cấp tướng như một số đơn vị hiện nay.

Cũng giống như Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan quân đội nhân dân quy định từ đại tá lên thiếu tướng tối thiểu là 4 năm, còn ở cấp tướng thì không quy định cụ thể trong luật.

Mặt khác, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, nếu cấp phó tổng cục trưởng, quân khu, quân đoàn mà cấp hàm trung tướng phong cho 2 vị trí (trưởng và phó phụ trách công tác Đảng) thì số lượng sẽ rất lớn. “Nhất là trong một đơn vị mà 2 ông đeo lon như nhau cũng khó coi lắm nên nhiều nơi không đồng tình” - ông Thanh nói.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng cho hay: “Có nhiều ý kiến cho rằng “nhiều tướng thế, rồi phong nhanh thế”. Nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc phong hàm là phải theo luật và có luật quy định. Vấn đề là giám sát đúng luật không”.

Đặc biệt, người đứng đầu Bộ Quốc phòng khẳng định: “Dự luật không quy định việc vượt cấp mà chỉ thăng quân hàm trước thời hạn, kể cả có chiến công đặc biệt”.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, ông Nguyễn Doãn Khánh đồng tình với đề xuất tách lương khỏi hàm, cấp mà hưởng lương theo vị trí. “Chứ như trước đây áp dụng lương theo cấp hàm dẫn đến có sự dễ dãi trong phong hàm cấp” - ông Khánh đánh giá. Ông Khánh cũng đề nghị cần có quy định tỉ trọng sĩ quan trong toàn lực lượng vũ trang.

Chốt lại 2 nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công an, Quốc phòng phối hợp làm rõ tình hình thực tiễn để tránh vênh nhau và sớm hoàn chỉnh đề trình Quốc hội. “Nhưng về lương sĩ quan thì không thể đưa ngay vào luật được mà để Chính phủ quy định chi tiết” - Thủ tướng kết luận.

* Điều 24 Luật công an nhân dân năm 2005 quy định về hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan Công an nhân dân. Theo đó, cấp bậc hàm của sĩ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản trong Công an nhân dân được quy định như sau: (1) Tiểu đội trưởng: Thiếu úy, Trung úy, Thượng úy; (2) Trung đội trưởng: Trung úy, Thượng úy, Đại úy; (3) Đại đội trưởng: Thượng úy, Đại úy, Thiếu tá; (4) Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường, thị trấn; (5) Đội trưởng: Thiếu tá, Trung tá; (6) Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng: Trung tá, Thượng tá; (7) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng, Vụ trưởng: Thượng tá, Đại tá; (8) Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh cảnh vệ: Đại tá, Thiếu tướng; (9) Tổng cục trưởng: Thiếu tướng, Trung tướng; (10) Bộ trưởng: Thượng tướng, Đại tướng. Sĩ quan giữ chức vụ cơ bản ở đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 24.

Theo NLĐO

BBC VN: Crimea chưa ly thân đã vội cưới chồng

BBC VN: Crimea chưa ly thân đã vội cưới chồng
Nhân quyền Putin ở Crimea. Ảnh: BBC

Anh Nguyễn Giang có bài rất thú vị trên BBC VN. Xin phép đăng lên cho bà con fan Nga, fan Putin, fan Obama và cả fan Cua bình loạn. Cảm ơn anh Nguyễn Giang và BBC VN.

Ngoài những người trẻ hồ hởi với tinh thần dân tộc Nga, các cụ già cầm cờ cộng sản, ôm ảnh Lenin và Stalin cũng nức nở như được sống lại thời Liên Xô vĩ đại.

Nhưng đó là chuyện tình cảm, vì theo dõi chính những gì xảy ra tại bán đảo này, ta dễ cảm thấy một sự bất an.

Đầu tiên là sự khác biệt giữa phát biểu của Tổng thống Putin ở Moscow hôm 18/3 và hành xử của những chính trị gia nóng máu ở địa phương.

Ông Putin cam kết coi trọng cả ba ngôn ngữ Nga, Ukraine và Tatar, và tôn trọng quyền lợi của cả ba nhóm sắc tộc Crimea.

Nhưng chính quyền thân Nga sở tại đã bắt đầu bắn vào những quân nhân Ukraine tại Simferopol.

Có nơi người Tatar đã bỏ nhà bỏ cửa vì sợ các nhóm ‘dân quân’ người Nga.

Mà quả thật, nhìn các ‘chiến sỹ bảo vệ nhân quyền’ bịt mặt như băng đảng, áo quần không phù hiệu, tay lăm lăm tiểu liên, ai mà không sợ.

Chính quyền Crimea cũng có vẻ chưa ý thức được các vấn đề thực tiễn không dễ giải quyết không cuộc ly hôn tách khỏi Ukraine.

Mà trên thực tế, Crimea thậm chí còn chưa ly thân với Ukraine.

Vẫn cùng mâm cơm

Kiev vẫn coi Crimea là của mình theo hiến pháp và tiếp tục cung cấp điện nước cho dân tại đây.

Quốc hội sở tại vẫn ra luật để giữ tiền Ukraine, đồng hryvnia trong lưu thông tới tận năm 2016.

Chừng 25% dân số 2 triệu ở Crimea là người Ukraine, gồm nhiều quân nhân, cán bộ nhà nước do Kiev trả lương bằng tiền Ukraine.

Có vẻ như chính quyền Crimea không hề có một kế hoạch, một lộ trình gì cho chuyện ly khai nhanh chóng khỏi Ukraine và về với Nga.

Theo biên tập viên Olexiy Solohubenko của BBC, bản thân là người Ukraine, thì “hiện cũng không rõ Crimea có giữ tiền Ukraine hay không?”

“Và điều gì sẽ xảy ra với tài sản những quân nhân không muốn gia nhập quân đội Nga, họ sẽ bị buộc phải ra đi và mất tài sản? Điều gì sẽ xảy ra với công dân Ukraine và nhà cửa của họ?”

Ngoài ra, theo ông thì ngay cả quyết định ‘quốc hữu hóa’ tài sản của nhà nước và các công ty Ukraine mà chính quyền Nga ở Crimea làm cũng không rõ có hợp pháp không, kể cả theo luật Nga.

Crimea vẫn chung đồng tiền với Ukraine.

Ngoài đồng tiền, các đài như CNN và cả Russia Today của Nga đang chỉ ra những vấn đề cụ thể: điện nước, giao thông và dầu khí mà Ukraine phải giải quyết.

Nếu cắt giao thông với Ukraine, Crima cần xây cây cầu dài 4,5 km ở biển Azov nối với Nga, công trình mất nhiều năm mới xong.

Nếu không chính quyền địa phương phải vận chuyển mọi thứ bằng phà, gây ra chi phí lớn cho sinh hoạt, giá cả.

Còn nếu muốn dùng đường tiếp liệu qua đất Ukraine, chính quyền Crimea không thể giữ thái độ thù địch lâu dài với Kiev.
Crimea là nơi nghỉ mát của Liên Xô ngày xưa, và hiện vẫn nhận hàng năm 6 triệu du khách.

Vấn đề là, theo như chính đài Russia Today của Nga cho hay, 70% du khách tới bán đảo này hàng năm là người Ukraine, và năm nay, số du khách nói chung có thể sụt giảm 30% vì bất ổn chính trị.

Nếu muốn kinh tế không phá sản, các lãnh đạo Nga ở Crimea sau cơn say dân tộc chủ nghĩa, chắc sẽ phải nghĩ lại và làm lành với Kiev, và bỏ dần thái độ bài bác, công kích người Ukraine.

Du khách Nga có thể sẽ quay lại Crimea nhưng với giới có tiền, Crimea với kinh tế sa sút, dịch vụ lạc hậu đã thua dần các điểm đến xa hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, đảo Síp, Bắc Phi và Đông Nam Á.

Sau khi lấy Crimea, Nga sẽ không trả khoản tiền thuê quân cảng Sebastopol chừng 98 triệu USD một năm cho Ukraine nhưng sẽ phải gánh lấy khoảng 1,1 tỷ USD trợ cấp mỗi năm cho bán đảo này.

Trước mắt Crimea cần gấp 5 tỷ USD đầu tư nếu muốn phát triển các mảng kinh doanh, gồm cả dầu khí mà Crimea chiếm đoạt của Ukraine chỉ bằng văn bản hành chính và dự định chuyển cho Gazprom.

Trước mắt vì tình hình chưa rõ và các quan chức Crimea bị Mỹ và EU cấm vận, hãng Exxon Mobil của Hoa Kỳ tạm ngưng kế hoạch khai thác tại vùng này.

Nhưng mọi vướng mắc dù to hay nhỏ cũng sẽ giải quyết được nếu ba bên Nga, Ukraine và Crimea điềm tĩnh ngồi lại với nhau để đàm phán như bất cứ cuộc ly hôn và làm đám cưới nào cũng cần khi người ta còn tỏ ra văn minh được với nhau.
Ví dụ ở Anh, giả sử tháng 9 năm nay xứ Scotland tuyên bố độc lập thì đảng Dân tộc Scotland và chính quyền London sẽ đàm phán, bàn bạc với nhau về ‘cuộc chia tay’ tới tận tháng 3/2016 mới xong.

Báo chí Phương Tây tuy phê phán cách hành xử ‘côn đồ’ của ông Vladimir Putin nhưng cũng bắt đầu coi như việc Ukraine ‘mất đứt’ bán đảo Crimea là sự đặng chẳng đành.

Nếu khéo làm, thậm chí việc đổi chủ của Crimea có cơ hội được quốc tế công nhận.

Nhưng trong bối cảnh thù địch hiện nay vì Moscow không công nhận chính quyền Kiev và phe theo Nga ở Crimea thì dùng bạo lực để mong muốn nhanh chóng tạo sự đã rồi, việc đàm phán ôn hòa về Crimea là rất khó.

Giấc mơ bên bờ Hắc Hải

Điều đáng lo ngại cho tương lai Crimea hơn cả chính là tư duy và kiến thức của một số nhân vật đang nổi lên nhờ thời cuộc ở đây.
Ông Sergey Aksyonov tham vọng

Trả lời đài NTV hôm 9/3 vừa qua, lãnh đạo người Nga ở Crimea, ông Sergey Aksyonov vẽ ra viễn cảnh biến Crimea thành một Singapore trên bờ Hắc Hải.

Ông Aksyonov, năm nay 41 tuổi, từng kiếm tiền bằng buôn thuốc lá qua biên giới, nói:

“Với tôi, Singapore là một biểu tượng. Thành phố đó có hai triệu dân, diện tích chỉ có 52 km2 và có ngân sách 46 tỷ USD một năm. Ngày nay, Crimea có diện tích 26 nghìn km2, hai triệu người, và ngân sách chỉ 500 triệu USD. Tôi nghĩ rằng chúng tôi thừa khả năng thành Singapore, và tự mình giải quyết nhiều vấn đề, ít ra là tăng nhân sách lên ba bốn lần.”

Ai chú ý một chút sẽ thấy ngay ông Aksynov nêu ra các con số hoàn toàn vớ vẩn về Singapore.

Hiện có 5,3 triệu người, diện tích 710 km2 và GDP 273 tỷ USD năm 2012, Singapore còn thừa hưởng nền tư pháp theo mô hình Anh và một nền giáo dục tốt vào loại nhất thế giới.

Với một vị ‘thủ tướng’ như thế, chả trách đài báo Nga cũng không tin rằng Crima có thể đi theo con đường Singapore.

Chính quyền của ông Aksynov vừa nhanh chóng quyết định rằng từ 30 tháng 3 năm nay, Crimea sẽ theo giờ Moscow, chậm hơn giờ Kiev 2 tiếng.

Ngày mới sẽ đến với Crimea rất muộn, vào lúc 9 giờ 22 phút sáng, thay vì 7 giờ 22 như hiện nay, theo mô tả rất hình tượng trên trang CNN.

15 THÁNG TÙ CHO THÁNH ĐÀO

Ngày 19.3, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Viết Đào (SN 1952) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo quy định tại Điều 258 - Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 2.2012 đến 13.6.2013, bị cáo Phạm Viết Đào (trú tại P.Bưởi, Q.Tây Hồ, Hà Nội) đã lập ra 3 blog, gồm: 

“Phamvietdao3.blogspot.com”, 

“Phamvietdao4.blogspot.com”, 

“Chientranhtrungviet.blogspot.com” để viết và đăng tải tổng số 91 bài có nội dung được cho là nói xấu, xuyên tạc, bôi nhọ, công kích Đảng, Nhà nước, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 

Sau khi xem xét toàn bộ vụ án, phân tích các tài liệu, chứng cứ, lời khai của bị cáo tại tòa, HĐXX xét thấy hành vi phạm tội của bị cáo Phạm Viết Đào là nghiêm trọng. Tuy nhiên, bị cáo Phạm Viết Đào có thái độ ăn năn hối cải, nhân thân tốt, bản thân bị cáo có nhiều thành tích trong thời gian công tác, gia đình có công với cách mạng. Trên cơ sở đó, tòa đã tuyên phạt bị cáo Phạm Viết Đào mức án 15 tháng tù giam.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

PUTIN KÝ HIỆP ƯỚC, CRIMEA VỀ VỚI NGA

Putin ký hiệp ước, Crimea về với Nga 


Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai lãnh đạo Crimea vừa đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Biển Đen vào Liên bang Nga. Ông Putin phát biểu rằng Crimea "đã và sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của Nga".

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước cácđại biểu tham dự cuộc họp chung của Quốc hội tại điện Kremlin chiều naysau khi phê duyệt dự thảo hiệp ước để Crimea sáp nhập vào Nga. Ảnh: Reuters

"Cộng hòa Crimea chính thức được coi là một phần của Nga kể từ ngày ký hiệp ước", điện Kremlin tuyên bố vài phút sau khi Tổng thống Putin ký kết hiệp ước với các lãnh đạo Crimea.

Nhà lãnh đạo Nga hôm nay chính thức kết thúc quyết định dưới thời Xô viết của Nikita Khrushchev trao quyền quản lý Crimea cho Cộng hòa Ukraine thuộc Liên Xô. Putin nói cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea cuối tuần qua về việc sáp nhập vào Nga là một quyết định "quan trọng mang tính lịch sử".

Trong tiếng hát và tiếng nhạc quốc ca Nga, Putin và các lãnh đạo Crimea ký hiệp ước chính thức đưa bán đảo này trở thành trở thành lãnh thổ của Nga. Trong bài phát biểu, ông Putin bị ngắt lời ít nhất 30 lần bởi tiếng vỗ tay, các đại biểu còn đứng dậy, nhiều người rơi nước mắt.

"Trong trái tim và tâm trí của mọi người, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của Nga. Cam kết này, dựa trên sự thật và công lý, đã được khẳng định, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác".

Tổng thống Nga mô tả bán đảo Biển Đen, căn cứ của Hạm hội Biển Đen, là địa điểm linh thiêng đối với không chỉ Nga mà cả ba dân tộc ở Crimea gồm Nga, Ukraine và Tatar. 

"Điều đúng đắn nhất, mà tôi biết rằng người dân Crimea sẽ ủng hộ, là Crimea sẽ có ba ngôn ngữ bình đẳng là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar Crimea", Reuters dẫn lời Putin nói.

Hàng trước, từ trái sang: Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, Chủ tịch Nghị viện Crimea Vladimir Konstantinov, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thị trưởng Sevastopol Alexei Chaliy trong lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga tại Moscow hôm nay. Ảnh: Reuters

Ông Putin lên án các nước phương Tây là "đạo đức giả" khi công nhận độc lập cho Kosovo sau khi tách khỏi Serbia, nhưng nay lại bác bỏ quyền tương tự của người dân Crimea. 

"Không thể cùng một vật mà hôm nay nói trắng, mai lại nói đen", ông Putin nói trong tiếng vỗ tay vang dội.

Ông cũng chỉ trích các nước đối tác phương Tây "đã vượt quá giới hạn" trong vấn đề Ukraine và hành xử "vô trách nhiệm". Putin khẳng định cuộc bỏ phiếu hôm 16/3 đã thể hiện nguyện vọng của người dân Crimea là được đoàn tụ với Nga sau 60 năm thuộc về Cộng hòa Ukraine.

Tổng thống Nga cảm ơn Trung Quốc vì đã ủng hộ Nga, dù Bắc Kinh bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Crimea mà Moscow bỏ phiếu phủ quyết. Ông cũng nói ông từng nghĩ rằng chắc chắn Đức sẽ ủng hộ đề nghị thống nhất của người dân Nga, như Nga từng ủng hộ Đức thống nhất năm 1990.

Và ông cũng tìm cách trấn an Ukraine rằng Nga không cần bất cứ phần lãnh thổ nào khác của họ, trước nỗi lo của Kiev rằng Nga có thể sẽ hành động tương tự đối với khu vực nói tiếng Nga ở phía đông Ukraine.

"Đừng tin những người cố gắng khiến bạn lo sợ Nga và những người đe dọa rằng các khu vực khác cũng sẽ đi theo Crimea. Chúng tôi không cần lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi chỉ cần điều này", Putin khẳng định.

Ông cũng chỉ trích các lãnh đạo lâm thời ở Kiev, nói rằng họ đã đi vào con đường "phát xít".

"Những người đứng đằng sau những sự kiện gần đây, họ đã chuẩn bị cuộc đảo chính. Họ lên kế hoạch để chiếm quyền và không run sợ trước bất cứ điều gì. Khủng bố, giết người, tàn sát đều đã xảy ra", Putin nói và gọi các lãnh đạo Kiev là "chủ nghĩa dân tộc, phần tử phát xít, bài Nga và bài Do Thái".

"Đó là những người đang quyết định đời sống của Ukraine ngày nay. Cái gọi là chính quyền Ukraine hiện nay đã đưa ra đạo luật tai tiếng về chính sách ngôn ngữ, trong đó vi phạm trực tiếp quyền của người thiểu số trong quốc gia".

Ông Putin hôm qua ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập, một ngày sau khi người dân bán đảo này bỏ phiếu lựa chọn sáp nhập với Nga. Các nước phương Tây coi cuộc bỏ phiếu này của Crimea là bất hợp pháp và ban hành các lệnh trừng phạt với Nga. 

Theo Vnexpress.ne

ĐÀ NẴNG CÓ SAI PHẠM, NHƯNG KHÔNG DO TƯ TÚI CÁ NHÂN

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến nói với Tổng bí thư: Đà Nẵng không xin Trung ương tiền bạc, chỉ xin cơ chế.


Hàng loạt câu hỏi được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra tại cuộc làm việc với lãnh đạo Đà Nẵng chiều 18/3. Ông yêu cầu Đà Nẵng cần bình tĩnh phân tích, đánh giá và rút ra bài học để TP tiếp tục phát triển. Đặc biệt là đề án xây dựng chính quyền đô thị mà TP quyết tâm triển khai có vấn đề gì vướng mắc cần tháo gỡ.

Tổng bí thư đặt câu hỏi: Điều gì mà lãnh đạo Đà Nẵng tâm đắc nhất và còn băn khoăn nhất hiện nay chưa làm được?

Phải chăng với Đà Nẵng hiện nay động lực và nguồn lực đã cạn khi tăng trưởng nóng những năm qua là đất đai?

Bí thư Thành ủy Trần Thọ khẳng định để tiếp tục phát triển, Đà Nẵng đã xác định đầu tư cho công tác cán bộ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá.

Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến thì nói: Đà Nẵng không xin Trung ương tiền bạc. Đà Nẵng chỉ xin Bộ Chính trị và Chính phủ cơ chế.

"Có cơ chế thông thoáng, Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh tạo động lực cho kinh tế khu vực phát triển" - ông Chiến nhấn mạnh.

Theo Phó bí thư Thành ủy Võ Công Trí, trong tư tưởng của một bộ phận nhân dân vẫn còn những băn khoăn lo lắng về công tác chống tham nhũng, lãng phí.

Kết luận buổi làm việc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Đà Nẵng đã phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Năng động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt trong mọi lĩnh vực. Đây là vốn quí nhất mà TP đang sở hữu.

Đà Nẵng đã biết khai thác lợi thế tiềm năng cũng như nguồn lực con người. Những va vấp của Đà Nẵng trong quá trình triển khai thực hiện cũng bình thường, dễ hiểu. Những sai phạm của Đà Nẵng trong thời gian qua xét trên tổng thể không phải là động cơ vụ lợi, tư túi cá nhân - ông Trọng nói.

Tổng bí thư cũng nhắc nhở: Với Đà Nẵng, tiềm năng và tiềm lực con người rất lớn nhưng hiện nay chưa khai thác tốt. Cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Liên tục tổng kết, rút kinh nghiệm các chương trình thực hiện để sớm phát huy những mặt tích cực và phát hiện những sai phạm để kịp thời sửa chữa. Không trông chờ, ỷ lại, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, qui trình thủ tục.

Vũ Trung

VỤ CHÁNH TÍN: CHÚ ĐANG ĐỊNH ĂN VẠ ĐÓ SAO?

Thư của khán giả gửi tới NSƯT Chánh Tín: "Chú đang định ăn vạ đó sao?"



Con định bụng sẽ không nói chuyện này, thiên hạ kẻ xót thương người bức xúc quá nhiều rồi, nhưng chiều nay đọc một tờ báo uy tín, lại nghe chú nói "ngân hàng mà tịch thu nhà chắc chỉ có ra trước cổng mà nằm", con không chịu được.

Chú đang định ăn vạ đó sao?

Thưa chú, cuộc đời và nghiệp dĩ đã cho chú quá nhiều, khán giả cũng đã cho chú quá nhiều để có chỗ đứng, có tài sản. Việc chú đánh mất nó đâu phải lỗi của họ đâu chú?

Chú nói chú đang sống như ăn mày. Không phải vậy đâu, ăn mày là phải ngửa tay đến trước mặt từng người kìa. Chú đâu có xin xỏ ai đâu mà biểu ăn mày. Chú chỉ ăn mày... dĩ vãng, cái dĩ vãng sáng chói của chính mình.

Nói thiệt, con thấy chú càng nói càng kỳ. Phải chi chú bệnh nặng không tiền chữa, con tin anh chị em nghệ sĩ và khán giả sẵn sàng cùng nhau dang tay làm một chương trình thiện nguyện gì đó (như đã từng làm nhiều lần) để gom góp dăm ba trăm triệu chia sẻ với chú. Đằng này chú nói mình mỗi ngày còn có thể đánh bao cát mà. Vậy điều chú mong muốn ở đây là giữ lại cái nhà? Con biết nhà chú. Trời ơi, nó là nỗi thèm thuồng của 99 phần trăm người Saigon này đó chú. Bây giờ nó xuống giá rồi. Nhưng xuống rồi là còn bao nhiêu? _Hơn 10 tỉ. Con biết, mất đi khối tài sản tích góp cả đời, ai cũng hoảng, cũng quẫn nhưng con mong chú tỉnh táo để thấy rằng đó là một số tiền lớn, lớn lắm chú ơi. Xây được 300 ngôi nhà mơ ước đó chú.

Chú có biết, ngay cả trong thời khắc đen tối nhất của mình, chú vẫn còn sáng sủa hơn hàng chục triệu người trên cái đất nước này? Rất nhiều doanh nhân thua lỗ hàng trăm hàng ngàn tỉ đến nỗi phải vào tù, phải tự tử, phải vô trại tâm thần, phải ra đường chạy xe ôm nhưng họ có kêu than đâu? Vì sao? _Vì khi bước chân vào thương trường, họ phải trang bị cho mình kỹ năng chấp nhận, nôm na là "có sức chơi, có sức chịu". Rất nhiều người, ở gần nhà con thôi nè, lao động nặng nhọc nhưng mỗi trưa chỉ dám ăn cơm trắng với nước tương. Rất nhiều đứa trẻ và cô giáo phải đến trường bằng cách nhắm mắt nín thở chui vô bọc nilon.

Và rất nhiều người vì lo cho con vào đại học, nợ ngân hàng bảy tám triệu cả chục năm không trả nổi. Họ không có nổi cục đất chọi chim, không có gì để bán, ngân hàng chẳng có gì để nắm vào mà phát mãi. Nhưng họ biết kêu ai? Chú thì khác, chú có nợ nần gì đâu? Giao cái nhà cho ngân hàng, sòng phẳng ngay. Chú đi thuê căn nhà nhỏ mỗi tháng vài triệu chờ ngày sang Canada đoàn tụ với con trai mình cũng được mà? Chú nói xong việc này chú sẽ làm điều đó. "Xong việc này" là trả xong nợ ngân hàng? Mang cái nhà ra trả, việc này sẽ xong ngay, và chú sẽ sang đó. Vậy, việc giữ lại cái nhà có quá cần thiết đến độ này không chú?


Chú biết không, từ bà nội đến ba và các cô chú con, ai cũng ngưỡng mộ tài năng, nét đẹp và những vai diễn của chú. Con thì thích giọng hát chú từ nhỏ nhưng hình ảnh chú đã sụp đổ, hoàn toàn sụp đổ trong lòng con từ cái đêm con được gặp chú, thấy cách chú hành xử với những người xung quanh.

Chú ơi, con thấy vầy nè, khi chú trên đỉnh cao, chú trịch thượng với cuộc đời, với nhiều người, chú chẳng sẻ chia với ai chút nào; khi chú xuống vực sâu, chú thống thiết vậy là không công bằng. Chú có để ý rằng những người đang kêu gọi giúp đỡ chú là những người ít thân thiết và chẳng biết nhiều về chú không? Và chú nên đặt câu hỏi "vì sao?".

Chú lớn tuổi hơn ba con nữa, nên con đâu dám ăn gan Trời mà khuyên can gì chú nhưng nếu là con, con sẽ tỉnh táo nhận ra rằng trông đợi người khác giúp mình 10 tỉ để mua (lại) cái nhà là điều hoang đường. Con cũng sẽ không nói thêm gì nữa, bởi càng nói càng kỳ. (Mà tỉ như có may mắn được ủng hộ đủ để giữ cái nhà, con cũng sẽ khó mà thanh thản khi lắm lúc nghĩ tới cô sinh viên nào đó đã phải nhịn ăn sáng một tuần để góp vào cái nhà cao này 100 ngàn; khi bước ra khỏi cái cửa rộng là chứng kiến ngay nhiều phận đời bươm rách). Và con sẽ học về lẽ vô thường.

Chúc chú chân cứng đá mềm.

Một khán giả quèn.

Nguồn: PhuocBeo/Theo: Chris Le

PUTIN-TÌNH YÊU CỦA EM

Khoai@: Bài chôm từ nhà Beo. Thêm tấm hình thần tượng cho chị Beo - anh Putin kiêu hãnh. Chị em ngắm anh mà mút ngón tay!

(Viết theo yêu cầu của Nguyễn Trần Đăng. Bạn hỏi: quyền “dân tộc tự quyết” hiểu trong trường hợp Crum có đúng không? Và quyết định của anh Tin cho Crum sáp nhập vào Nga có ảnh hưởng gì đến Nga sắp tới).

1.
Krym là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong Ukraina, chi phối bởi Hiến pháp Krym và phù hợp với các điều luật của Ukraina.

Xét trên bình diện hình thức, Krym tự sáp nhập vào Nga và điều này phù hợp với cả hai sự chi phối kể trên. Đây là lý do khiến Liên hợp quốc không thể nói năng gì trong suốt thời gian qua.

2.
Xét về bản chất, Beo nghĩ thế này:

Chính sự thế giới hơn thập kỉ nay xoay quanh ba trục chính: Mỹ, Nga và Trung quốc.

10 năm qua, Putin âm thầm xuất khẩu năng lượng giá thấp qua châu Âu. Nói cách khác, châu Âu hiện đang phụ thuộc cực lớn vào Nga. Khi Nga tăng giá hay tệ nhất, cắt nguồn xuất khẩu này, ngay lập tức châu Âu sẽ rơi vào khủng hoảng kinh tế, tương tự như cuộc khủng hoảng 2007 tới nay chưa hồi phục nổi.

Thời của toàn cầu hóa, nếu khủng hoảng diễn ra, cả ba Nga- Mỹ- Trung đều mất, vấn đề cốt tử ở đây là: ai mất ít nhất và ai phục hồi nhanh nhất.

Lương thực, sản phẩm tiêu dùng tự cung tự cấp được, Nga xuất chủ yếu năng lượng, và bất cứ nền kinh tế nào hiện nay cũng phải mua, phải phụ thuộc vào nó. Thế nên nếu trong cùng một thời gian (ví dụ 3 tháng chẳng hạn), thì Nga sẽ là nước phục hồi nhanh nhất.


Trung quốc chủ yếu xuất hàng tiêu dùng, dòng xuất khẩu phục hồi lâu nhất khi kinh tế suy giảm.

Xuất khẩu giảm, đồng tiền Tệ giảm dẫn tới lạm phát và nên nhớ, Trung quốc hiện có nguồn tiền mặt dự trữ 2 ngàn tỷ dollars. Nếu Trung quốc tung 2 ngàn tỷ này ra, Mỹ chính thức chết không cứu được.

10 năm trước, Mỹ có thể tung chiêu cấm vận kinh tế nhưng lần này, cấm vận Nga là Mỹ tự đào mồ chôn mình.

3.
Thế giới phân chia 2 loại quyền lực: cứng là sức mạnh quân sự và mềm là tầm ảnh hưởng.

Hết cuộc đời Putin, quân lực của Nga cũng không cách gì bằng Mỹ, vậy nên chỉ còn cạnh tranh về tầm ảnh hưởng. (xin hiểu kĩ và rộng ba chữtầm ảnh hưởng)

Nga ko kiếm lợi gì từ Krym, mà đây là bước thử nghiệm làm suy yếu phương Tây. Nói thử nghiệm bởi, thắng hay thua Nga cũng không mất gì trong cuộc xâm lăng hợp pháp này.

Mỹ mấy năm trước đây, khi tăng trưởng kinh tế không bằng Trung quốc đã dùng chiêu bài bài trừ hàng hóa Tàu. So ra, chiêu bài Krym của anh Putin, quả xứng bậc thầy.

4.
Putin, em iêu anh, vì thế.

Beo sẽ trả lời tất cả các yêu cầu của các bạn đã inbox, theo ngẫu hứng, hứa (hơi lèo) đấy.