Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Xoay quanh vụ Nhã Thuyên: PGS.TS NGUYỄN THỊ BÌNH SINH NĂM NÀO?

LâmTrực@


Đọc bài "Đi tìm sự thật về nỗi hàm oan của PGS TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình; Từ lá đơn kêu cứu" (kèm theo có đơn của PGS TS) đăng trên boxitvn ngày 8.3 và bài "Bất thường quanh một luận văn" đăng trên BBC ngày 24.3 mới thấy ông Phạm Xuân Nguyên, có lẽ do qua tự tin vào tài năng chém gió của mình nên đã có những phát biểu văng mạng và hàm hồ đến khó tin. Cái hàm hồ thiếu thuyết phục của ông Phạm Xuân Nguyên thể hiện qua việc ông không nghiên cứu kỹ lá đơn của bà Bình, không nắm vững bản chất vấn đề mà vẫn cứ phát biểu như đúng rồi.

Từ đây, người ta có thêm những chứng cứ chứng tỏ sự thiếu đàng hoàng của bà PGS.TS Nguyễn Thị Bình, của ông Phạm Xuân Nguyên và của những trang tương tự Boxitvn (bô shit).

Các bạn có thể tìm đọc những bài viết kiểu bô shit, hay BBC trên mạng để kiểm chứng.

Ngay sau khi đọc bài trên bô shit và BBC tiếng Việt, xem kỹ lá đơn của PGS.TS Nguyễn Thị Bình tôi thấy mấy điểm cần phải được làm rõ.

Đơn của PGS TS Nguyễn Thị Bình không ghi rõ sinh năm nào, vì thế chúng ta không biết chính xác bà sinh năm nào. Mà đã không biết bà ta sinh năm nào thì làm sao biết là bà bị "ép" phải về hưu non? 

Trong đơn gửi báo "kinh doanh và pháp luật" và được bô shit đăng lại, bà ta nói rằng bà tốt nghiệp Đại học sư phạm năm 1978. Thời kỳ đó, đại học sư phạm học 4 năm, và như vậy bà Bình vào đại học từ năm1974. Với một người bình thường, vào đại học năm 1974 là ở độ tuổi 18 đến 19 (ấy là chưa kể đến thực tế là người trong phía Nam đi học muộn hơn phía Bắc vài tuổi), và như vậy bà Bình sẽ sinh vào khoảng năm 1956 (nếu là 18 tuổi) hoặc 1955 (nếu là 19 tuổi). Tính như vậy cho đến năm 2014, PGS.TS Nguyễn Thị Bình sẽ ở độ tuổi 58 hoặc 59. Theo quy định ở Việt Nam, phụ nữ sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi 55. Đối chiếu với trường hợp của bà Bình thì lẽ ra bà sẽ phải nghỉ hưu  từ năm 2010 hoặc 2011 chứ không phải năm 2014. 

Phân tích như vậy để thấy vì sao trong đơn của mình PGS.TS Nguyễn Thị Bình không dám khai ngày tháng năm sinh của mình trong đó.

Trong một diễn biến khác, ông Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, một nhà phê bình văn học nổi tiếng, đã kể trên BBC rằng, bà Bình "bị ép về hưu trước 5 năm" và được BBC viết thế này:
Theo ông Nguyên, việc bà Bình, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, phải nhận quyết định 'về hưu non' năm năm trước khi tới tuổi, đồng thời giảng viên hợp đồng của Khoa, Đỗ Thị Thoan, bị cho chấm dứt hợp đồng có thể liên quan tới việc họ đã lựa chọn khách thể nghiên cứu là tác phẩm của các tác giả thuộc nhóm Mở Miệng, một nhóm không được nhà nước công nhận.
Như những gì ông Phạm Xuân Nguyên phát biểu thì PGS.TS Nguyễn Thị Bình bị ép về hưu non. Nếu như theo quy định nữ 55 tuổi về hưu thì năm 2014 này bà Bình mới có 50 tuổi, tức là bà sinh năm 1964. 

Và trong đơn, bà Bình nói tốt nghiệp đại học sư phạm năm 1978, thì có nghĩa là bà ta vào đại học từ năm 14 tuổi.

Không hiểu do "giỏi văn, dốt toán" hay do ông đang muốn làm nổi danh nên ông Phạm Xuân Nguyên đã phát biểu liều lĩnh:
Tôi cho đây là những quyết định hành chính phi khoa học, quyết định hành chính tức là cho PGS. TS Nguyễn Thị Bình buộc phải nghỉ hưu, khi ở độ tuổi của chị và theo chế độ hiện hành, chị vẫn có thể làm thêm từ 5-7 năm nữa
Các bạn có thể tin được không khi một người phụ nữ có thể vào đại học từ năm 14 tuổi trong bối cảnh chiến tranh và Sài Gòn được giải phóng chưa đầy một năm sau đó?

Vậy ông Phạm Xuân Nguyên, một nhà phê bình văn học nổi tiếng vừa mới ký vào tuyên bố kêu gọi thành lập cái gọi là "Văn đoàn độc lập Việt Nam" có phải đã quá hàm hồ khi lên tiếng với BBC về trường hợp của PGS.TS Nguyễn Thị Bình không?

Ông Phạm Xuân Nguyên có thể cho biết bà Nguyễn Thị Bình sinh năm nào hay không?

Không giải đáp được câu hỏi này, thì chính ông (Nguyên) đang tự hủy hoại thanh danh của mình và đang trở thành con rối cho đám zân chủ cuội đấy!

YÊU CẦU CƠ QUAN CHỐNG THAM NHŨNG SỚM LÀM RÕ VÀ XỬ LÝ THÍCH ĐÁNG

Mới đây, Báo Người cao tuổi có nhiều bài nêu về hành vi sai trái cùng khối tài sản “khủng” của một số cán bộ đương chức, cựu cán bộ từng giữ vị trí chủ chốt của cơ quan Thanh tra Chính phủ (TTCP). Cụ thể là các ông: Trần Văn Truyền, cựu Tổng TTCP; Huỳnh Phong Tranh, Tổng TTCP; Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP; Lê Sỹ Bảy, Vụ trưởng Vụ 1 TTCP, v.v…

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước thực thi pháp luật về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, yêu cầu nghiêm ngặt đối với cán bộ thuộc cơ quan này là phải “chí công, vô tư”, trong sáng mẫu mực, triệt để tuân thủ quy định của pháp luật… Nếu “há miệng mắc quai” hỏi còn thanh tra, chống tham nhũng làm sao?

Đọc Báo Người cao tuổi, những người dân chúng tôi, tự hỏi: “Không biết các ông “quan thanh tra” làm gì mà giàu khiếp thế?”. Quy định của Đảng là những đảng viên có chức có quyền, làm việc ở những vị trí “nhạy cảm” phải kê khai tài sản. Không biết các ông ấy kê khai thế nào, có trung thực hay không, có cơ quan nào giám sát, kiểm tra không mà chỉ đến khi báo chí phanh phui, bàn dân thiên hạ mới biết?

Khối tài sản “kếch xù” kia do đâu mà có? Đề nghị cơ quan kiểm tra Đảng, cơ quan thực thi pháp luật, Cơ quan Phòng, chống tham nhũng Trung ương vào cuộc, trả lời minh bạch, công khai cho nhân dân được rõ.

Lê Duy Phong

(Mật Ninh, xã Quang Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

TÀI SẢN CỦA ÔNG TRUYỀN CÒN NHIỀU HƠN THẾ?

Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an: “Tôi tin tài sản của ông Truyền còn nhiều hơn thế”

Thiếu tướng Lê Văn Cương.

Nội dung bài báo nói về khối tài sản được cho là thiếu minh bạch của ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ (từ năm 2007 – 2011) và gia đình đang sở hữu mà Báo Người cao tuổi phản ánh, có thể có chi tiết chưa đúng 100% nhưng cơ bản phản ánh được sự thật, vì những hình ảnh biệt thự, tài sản… phô bày trên mặt báo, phóng viên không thể tự tạo ra được. Tôi tin tài sản của ông Truyền còn nhiều chứ không chỉ như bài báo nêu. Nguồn gốc tài sản này, ông Truyền giải thích là do con trai kinh doanh và được người em kết nghĩa giúp đỡ là vô lí, khó thuyết phục. Cho dù một phần do con trai ông kinh doanh mà có, nhưng với đồng lương mà ông nhận được cũng không thể có được khối tài sản còn lại. Con đường duy nhất là nhận hối lộ. Rõ ràng tài sản này là bất minh có được trong thời gian ông làm Bí thư Tỉnh ủy, những năm làm ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương và 5 năm làm Tổng Thanh tra Chính phủ. Tôi nghĩ các đồng chí phải làm đến cùng, làm thật rõ, ở nước ngoài là họ truy đến cùng đấy nhưng ở ta không biết có truy được không?

Tôi rất khâm phục tác giả bài báo này vì 2 lẽ: Thứ nhất, nhà báo đã rất dũng cảm để đưa ra một phần sự thật mà Đảng và nhân dân giao phó. Thứ hai để có một phần sự thật ấy nhà báo phải rất lăn lộn, dấn thân tìm hiểu chứ không thể ngồi xa-lông, cà-phê mà có được. Tôi mong muốn tác giả bài báo và các nhà báo tiếp tục đi sâu tìm hiểu sự việc. Đảng trao cho các đồng chí phương tiện để các đồng chí phát hiện tham nhũng và chống tham nhũng, Đảng đang yêu cầu các đồng chí làm việc này chính là thể hiện quyền lực của báo chí, chức năng giám sát, phát hiện của báo chí. Tôi đề nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương nên tuyên dương Báo Người cao tuổi và những phóng viên tìm tòi phát hiện “ung nhọt” trong xã hội chính là “một bộ phận không nhỏ” bởi họ là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng đúng như Hồ Chủ tịch đã dạy”

Hà Anh (Ghi)

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

VỤ HỐI LỘ 80 TRIÊN YÊN: AI CŨNG NÓI MÌNH KHÔNG NHẬN

(Seatimes) Tất cả các lãnh đạo của Tổng công ty Đường sắt VN có liên quan tới dự án đều khẳng định với Bộ GTVT rằng không nhận một đồng hối lộ nào.

Liên quan đến vụ báo chí Nhật đưa tin Doanh nghiệp của nước này đã "lại quả" 80 triệu Yên cho một quan chức ngành Đường sắt Việt Nam để được trúng thầu dự án. Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã chỉ đạo về việc báo cáo giải trình có hay không việc nhận tiền hối lộ từ nhà thầu Nhật Bản.

Cho rằng nếu chỉ thụ động chờ đợi giải trình và rà soát thì rất lâu mới có kết quả, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu lãnh đạo bộ chủ động tiếp cần nguồn tin để sớm làm rõ vụ việc.

Báo Nhật Bản đưa tin Công ty JTC đưa hối lộ quan chức Đường sắt Việt Nam

Bộ trưởng khẳng định cần khẩn trương kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai. Điều này sẽ góp phần củng cố thêm mối hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay. Đồng thời cũng khẳng định quyết tâm của Bộ GTVT thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu của nhân dân về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Hiện Bộ GTVT đã tạm dừng giải ngân dự án JTC đang thực hiện và hoãn ký hợp đồng gói thầu tiếp theo với nhà thầu tư vấn Nhật Bản này.

Trong khi đó, tất cả các lãnh đạo của Tổng công ty Đường sắt VN đều khẳng định rằng mình không nhận một đồng nào từ dự án này.

Để làm rõ hơn, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết định cử Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trực tiếp sang Nhật để tiếp cận các nguồn thông tin. Cùng sang Nhật với Thứ trưởng vào chuyến bay tối nay (25/3) còn có Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Phạm Thanh Tùng.

Một trong những mục tiêu được kỳ vọng của chuyến công tác đặc biệt của Thứ trưởng Đông là có được danh sách các cán bộ đã nhận tiền của nhà thầu Nhật Bản.

THỦ TƯỚNG PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ THƯỞNG ĐỈNH AN NINH HẠT NHÂN

(Chinhphu.vn) - Chiều 25/3 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và có bài phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 3 tổ chức tại La Hay, Hà Lan.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Trước đại diện của 53 quốc gia và 5 tổ chức quốc tế, (trong đó có gần 40 lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả nguyên thủ các cường quốc hạt nhân thế giới) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Nhận thức trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an ninh hạt nhân là của từng quốc gia, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về an ninh hạt nhân, bảo đảm kiểm soát an ninh hầu hết các nguồn phóng xạ cường độ cao; bắt đầu triển khai các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ tại một số sân bay và cảng biển.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đào tạo đội ngũ cán bộ và xây dựng văn hóa an ninh cho các cơ quan có liên quan; tích cực tham gia các công cụ pháp lý và các sáng kiến quốc tế có liên quan đến an ninh hạt nhân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò trung tâm của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong cấu trúc an ninh hạt nhân quốc tế.

Thủ tướng cho biết Việt Nam đã đóng góp tích cực vào các hoạt động của IAEA cũng như đã sử dụng hiệu quả các trợ giúp của IAEA về an ninh hạt nhân.

Trên cương vị Thành viên và là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013-2014, Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để cùng các đối tác đóng góp tích cực cho việc bảo đảm an ninh hạt nhân trên toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân là mục tiêu chung của nhân loại đang hướng tới.

Cùng với việc khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp tự nguyện phù hợp với khả năng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các nước cần có chương trình, giải pháp cụ thể và phù hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực này và tiếp tục tăng cường vai trò của các thể chế đa phương, đặc biệt là IAEA, Liên Hợp Quốc.

Nguyễn Hoàng

RA MẮT CƠ QUAN NGÔN LUẬN ĐẦU TIÊN CỦA GIỚI LUẬT SƯ VIỆT NAM



(BVPL) - Sáng nay (25/3/2014) tại Trụ sở Liên đoàn Luật sư Việt Nam (số 2, ngõ 102, Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), đã trang trọng tổ chức Lễ ra mắt cơ quan báo chí đầu tiên và duy nhất hiện nay của Liên đoàn Luật sư và giới luật sư Việt Nam: Tạp chí Luật sư Việt Nam.

Tại buổi Lễ ra mắt và phát hành số 01 hôm nay, Tạp chí đã vinh dự nhận Lẵng hoa chúc mừng từ Văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười; điện, thư thăm hỏi của lãnh đạo các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và Hà Nội. Cũng tại buổi Lễ, các đại biểu dự buổi Lễ đã được nghe Thư chúc mừng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi Tạp chí nhân phát hành số đầu tiên.

Tham dự buổi Lễ, có TS Phạm Tuấn Khải - Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ); ông Nguyễn Văn Bốn - Phó Cục trưởng Cục bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư pháp); Nhà văn Lê Văn Thiềng - Trưởng ban Công tac hội (Hội Nhà báo Việt Nam), cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành và chính quyền địa phương.

Về phía LĐLSVN có Luật sư Lê Thúc Anh - Bí thư Đảng đoàn, Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch LĐLSVN; Luật sư Nguyễn Văn Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLSVN, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Luật sư, TS Đỗ Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LĐLSVN, các đại biểu là lãnh đạo các Ủy ban, Văn phòng, Trung tâm, đơn vị trực thuộc LĐLSVN; lãnh đạo Ban Chủ nhiệm một số Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và các luật sư. Tham dự buổi Lễ còn có gần 100 đại biểu là đại diện các tổ chức quốc tế JICA, JPP, các chuyên gia, nhà tài trợ; lãnh đạo và phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương.

Lãnh đạo Liên đoàn Luật sư VN chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Tạp chí tại buổi Lễ

Mở đầu buổi lễ, Ths.LS Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng thư ký LĐLSVN, Tổng biên tập Tạp chí - đã sơ lược báo cáo về quá trình chuẩn bị, công tác tổ chức và hoạt động của Tạp chí.

Tiếp đó, Luật sư Lê Thúc Anh - thay mặt Lãnh đạo LĐLSVN - phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho Tạp chí. Cũng tại buổi Lễ trang trọng này, các đại biểu còn được nghe phát biểu chúc mừng, những lời sẻ chia chân thành từ TS Phạm Tuấn Khải - Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ); Nhà văn Lê Văn Thiềng - Trưởng ban Công tac hội (Hội Nhà báo Việt Nam); Luật sư Mariko, và ý kiến của các chuyên gia, nhà báo, luật sư khác.

Ths. LS Nguyễn Minh Tâm (phải) - Tổng biên tập và Ths.LS Liêu Chí Trung (trái) - Phó Tổng biên tập Tạp chí Luật sư VN

Các đại biểu cho rằng, Lễ ra mắt và phát hành Tạp chí Luật sư Việt Nam là một sự kiện mang ý nghĩa lịch sử đối với Liên đoàn Luật sư, giới Luật sư Việt Nam; một sự kiện quan trọng vốn đã được cộng đồng xã hội mong đợi đã lâu. Từ đây, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giới luật sư Việt Nam đã chính thức có cơ quan quan ngôn luận của mình. Bắt đầu từ đây, trong làng báo chí Việt Nam có thêm một thành viên đại diện cho tiếng nói của những chiến sĩ bảo vệ công lý Việt Nam. Lễ ra mắt và phát hành số 01 Tạp chí Luật sư Việt Nam còn cho thấy vai trò, vị thế của luật sư, nghề luật sư ngày càng được quan tâm, coi trọng; được Đảng, Nhà nước và cộng đồng ghi nhận, đánh giá cao. Sự kiện này cũng cho thấy sự đúng đắn, nỗ lực, quyết tâm của LĐLSVN trong chiến lược phát triển của mình với mục đích phụng sự đất nước, công lý và sự phát triển.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LĐLSVN Đỗ Ngọc Thịnh (thứ 5 từ trái sang) chụp ảnh với cán bộ, nhân viên Tạp chí

Ths. LS Liêu Chí Trung – Phó Tổng biên tập Tạp chí cho biết, với phương châm "phụng sự đất nước, công lý và phát triển", Tạp chí sẽ tập hợp những bài viết đặc sắc về lĩnh vực pháp luật - xã hội, thể hiện dấu ấn riêng, được thiết kế và in ấn sang trọng nhằm mang đến một sản phẩm khoa học, văn hóa chất lượng với độ tin cậy cao cho cộng đồng. Bên cạnh đó, bằng việc thiết lập quan hệ, hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, luật sư cả nước, cùng đội ngũ cộng tác viên là các nhà báo, các chuyên gia đầu ngành, Tạp chí Luật sư Việt Nam sẽ không chỉ mang đến cho bạn đọc những phân tích, đánh giá, kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề luật sư chất lượng; cập nhật thông tin kịp thời, trung thực, hấp dẫn về pháp luật, mà còn là diễn đàn của giới luật sư, nhịp cầu nối quan trọng góp phần thúc đẩy cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng nghiên cứu, trao đổi, hoạt động pháp luật.

Đặng Sinh

PHẢN BIỆN BỨC THƯ CHÊ BAI THÓI XẤU NGƯỜI VIỆT CỦA BẠN TRẺ NGƯỜI NHẬT

Những ngày qua bức thư của một bạn trẻ người Nhật với tiêu đề: Việt Nam – Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan đang gây nhiều tranh cãi. Bức xúc trước cách đánh giá thiển cận của bạn trẻ này Facebooker Babel Thinh của nhà báo Nguyễn Thế Thịnh đã có bài phản biện rất chi tiết:
-----------
Từ bức thư “gây xôn xao” của một bạn trẻ người Nhật:

TÔI NGHI BẠN LÀ NGƯỜI VIỆT TỰ SƯỚNG MẠO DANH!

Trên mạng đang lan truyền một bức thư được cho là của một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao. Tôi đọc xong và chẳng thấy có vấn đề gì đáng phải xôn xao, vì đó là vấn đề vẫn được người VN nói tới hàng ngày, có chăng là tôi rất xôn xao vì các bạn trẻ VN tung hô thái quá trong khi không (hoặc rất ít) bạn có những bình luận ngược lại. Và thấy bạn trẻ người Nhật này khá manh động và có phản hồi không tích cực, bèn có mấy lời gửi lại bạn ấy như sau:

• Bạn viết: “những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một”- Chính đó là những lời ảo tưởng nhất. Vì sao xin đọc đoạn tiếp theo.

• Bạn viết: “Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc… Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời…Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai” – Dân Việt Nam tôi có câu, con cái không ai có quyền chọn bố mẹ sinh ra. Bố mẹ nghèo, bố mẹ giàu đều là bố mẹ mà ta vô cùng yêu thương và tự hào. Bạn không thể tự hào vô lối khi bố mẹ bạn nghèo, còn người khác có bố mẹ giàu thì không được tự hào như bạn. Bên Việt Nam cái đó gọi là AQ! Bạn không nên và đừng bao giờ nên lấy hiện tượng để nói về bản chất, răng chúng tôi sống không có trách nhiệm với sự giàu có về tài nguyên của đất nước mình. Không có trách nhiệm đâu có được Việt Nam như hôm nay!
• Nói về động đất, sóng thần bạn viết: “Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết”- Đoạn đầu không sai, chúng tôi cũng rất khâm phục các bạn ở điểm này, nhưng đoạn sau thì rất thông cảm vì bạn còn trẻ và chưa đọc lịch sử VN. Nếu đọc hoặc có biết nhạc Trịnh Công Sơn, bạn sẽ biết VN bị “một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ gặc Tây…”. Và VN chúng tôi đã quét sạch bọn chúng, đó là thương hiệu madein Việt Nam được toàn cầu công nhận mà bạn không biết hoặc cố tình không biết nên chỉ biết ca ngợi mình bằng cách nói “từng biết”.

• Bạn viết: “Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày”- Đó là những lời miệt thị vô lối nhất mà tôi từng nghe. Bạn dẫn ra chuyện hôi bia, chuyện giữ sach ngôi nhà còn ngoài ra thì không quan tâm…đó là những chuyện cá biệt chứ không phải là bản chất của người VN. Tôi thừa nhận về chuyện phân loại rác, chuyện vệ sinh môi trường chưa được như nước bạn, chứ nói không quan tâm thì có lẽ trong 4 năm học ở VN bạn đã ngập đầu trong rác!

• Bạn viết: “tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư…”. Bạn nên biết, nước Nhật có tỷ lệ ung thư còn hơn cả VN. Điều bi kịch nhất là nó do các bạn tạo ta. Đó là hậu quả của những nhà máy điện hạt nhân không an toàn. Lời cảnh báo của bạn không sai nhưng cách nói thì sai. Đất nước nào cũng có một thời kỳ quá độ của nó. Cũng như nước bạn hiện đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là dân số ngày càng già cỗi. Bạn cũng có một thời kỳ qá độ để khắc phục vì điều này chẳng hay ho gì.

• Bạn viết “Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi? Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình”- Đến đây tôi buộc phải nói bạn rất bố láo! Bạn từng sống và học tập ở VN 4 năm nhưng bạn có mắt như mù. Bạn không nhận ra được tấm lòng đôn hậu của người Việt khi đối xử với hậu duệ của phát xít Nhật; bạn không nhìn thấy để tri ân những người thầy đã truyền thụ kiến thức cho bạn. Bạn không nhìn thấy thế hệ trẻ VN đã và đang làm những gì. Tôi đoán, bạn là người kém tiếng Việt và sống khép kín như người Nhật ở nước Nhật. Bạn không có thông tin. Chắc cũng không biết chuyện sau động đất, sóng thần, người VN đã dành cho đất nước bạn những tình cảm thế nào?

• Đất nước chúng tôi còn nhiều vấn đề cần giải quyết mà tôi gọi là thời kỳ quá độ. Cũng như nước Nhật của bạn, cũng khối vấn đề. Ví như, bạn không đưa hối lộ làm sao mấy tay quan chức VN nhận hối lộ? Ví như nạn tham nhũng và đất nước bạn hay thủ tướng như thay áo; ví như trẻ con không có bạn chỉ phải làm bạn với người già…Cũng như Hoa Kỳ, họ cũng đối mặt với những vấn đề của họ và tôi sợ nhất là xả súng, giết người hàng loạt trong trường học. Điều ở VN không hề có.

• Cuối cùng, tôi xin nói với bạn thế này: Xét về kiến thức: Bạn đã không thành công sau 4 năm du học ở VN vì bạn chẳng tiếp thu được gì trong nét tinh hoa của người Việt. Xét về nhân cách: Bạn là một người tự cho mình cao hơn người khác và có một cái nhìn không thiện chí; nói như người VN: bạn hơi bị tự sướng!

Tôi đi học, thầy dạy, trong mọi vấn đề nên phản hồi tích cực. Bạn đang phản hồi tiêu cực.

Bạn chê VN nhưng tôi thấy bạn khá giống một số người VN luôn chê bai nhưng chưa bao giờ tự hỏi mình đã làm được gì, chưa bao giờ hành động. Tôi quen nhiều người Nhật, họ không nói như bạn mà sang VN tình nguyện, tức là làm. 

Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản thành công ở VN là nhờ họ thấu hiểu văn hóa VN.
*
Tôi nghi bức thư này do một người VN trong số đó mạo danh người Nhât viết ra. Nếu thế thì may cho người Nhật vì không làm mất hình ảnh trong tôi như bạn đã làm.