Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Luận Văn Nhã Thuyên: MỘT GÓC NHÌN PHẢN VĂN HÓA VÀ PHI CHÍNH TRỊ

VanVN.Net - Gần đây, dư luận bàn tán khá nhiều về những quan điểm gây “sốc” của một luận văn thạc sĩ văn học, tán dương sự nổi loạn của một nhóm thơ “cách tân” nhen nhóm cách nay hơn chục năm và hiện nay đang leo lét. Tại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đầu tháng 6-2013 vừa qua ở Tam Đảo, đã có nhiều ý kiến phê phán khá gay gắt đối với bản luận văn này. Nhà nghiên cứu-phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu gọi đây là “một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối”. Giáo sư Phong Lê hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn. Có người kêu lên: “Liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (nơi tổ chức thực hiện bản luận văn) có giải thiêng lịch sử được không?”. Có người nói rằng: “Đây là một luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động…”.


Đó chính là bản luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thoan, mang tên: Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa, thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam, mã số 602234. Bản luận văn được Hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chấm điểm và hiện được lưu trữ tại thư viện trường này.

Tác giả bản luận văn xác nhận: Đối tượng của luận văn là Thực hành thơ của Mở Miệng, với vấn đề then chốt là tra vấn về vị thế bên lề như một điểm tham chiếu để bình luận về những cách tân và tính cách mạng trong tư tưởng và nghệ thuật của họ… Và: Các tác phẩm được khảo sát là những tập thơ cá nhân và nhóm của các thành viên Mở Miệng, cùng những người đồng chí hướng (tr.16).

Chữ “bên lề” của Đỗ Thị Thoan xuất phát từ lý luận về Giải trung tâm của Derrida, theo đó họ quan niệm rằng trong một văn bản có quan hệ giữa phần chữ viết và phần lề xung quanh, mà phần chữ viết là trung tâm còn phần lề là ngoại vi. Bên lề là để ghi chú, giải thích, hiệu đính… và đó là cái khác với cái trung tâm. Từ đó, sinh ra lý luận “Mỹ học của Cái Khác”. Tác giả Đỗ Thị Thoan là một trong những người coi hiện tượng nhóm Mở Miệng là Cái Khác của dòng văn học chính thống, được mệnh danh là thơ phản kháng, thơ Bên Lề và tập trung nghiên cứu Cái Khác, cái Bên Lề của nhóm này.

Mở Miệng là nhóm gì và gồm những ai? Chính bản luận văn nêu trên cho biết: Tháng 6-2002, tập Mở Miệng gồm 4 tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Đợi và Nguyễn Quán được xuất bản-Nhóm Mở Miệng chính thức hình thành. Tập thơ in photo số lượng ít, chuyền tay bạn bè trong Sài Gòn và một số tập khác sau đợt kiểm tra đã bị thu hồi và tiêu hủy. Vì sao các “tác phẩm” in photo của nhóm này bị thu hồi tiêu hủy? Bởi cái mà họ gọi là thơ, như chính họ thừa nhận, là thơ dơ, thơ rác rưởi, thơ nghĩa địa… ngôn ngữ thơ thô tục bẩn thỉu, nghệ thuật thơ bế tắc lập dị. Đặc biệt, họ đã dùng thủ pháp giễu nhại để vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ… nhằm hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân, bôi bẩn các giá trị lịch sử-văn hóa của dân tộc, xúc phạm tình cảm của hàng triệu đồng bào ta đối với Bác Hồ kính yêu. Chính vì vậy mà nó đã không tồn tại được lâu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta, như chính tác giả bản luận văn đã viết: Mở Miệng từ chỗ gây náo loạn, đã trở nên im ắng dần trong những năm gần đây. Lẽ ra, Mở Miệng có thể trở thành một cú hích để xới lật nhiều vấn đề về thơ đương đại cả lý thuyết lẫn thực hành và trên thực tế đã châm ngòi cho một số cuộc tranh luận quan trọng như về thanh-tục trong thơ, về thủ pháp giễu nhại… Nhưng các cuộc tranh luận đều diễn ra trên mạng và không chứng tỏ nhiều ảnh hưởng với sự chuyển động của thơ Việt trong nước (tr.9).

Một sự “nổi loạn, cách tân” đã thất bại, đã bị cuộc sống chối bỏ và trên thực tế đã gần như cáo chung, thế mà tác giả Đỗ Thị Thoan, một cán bộ giảng dạy đại học sư phạm, lại bới lên để khảo sát và hết lời tán dương, cổ xúy: Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai như những kẻ mua vui nhàn rỗi cho quần chúng bằng thơ tiếu lâm… Không chỉ nói chuyện “cứt đái”, thơ của nhóm Mở Miệng còn hào hứng miêu tả những bộ phận sinh dục của đàn ông và đàn bà, những hành vi làm tình, hành lạc… bằng những từ ngữ thô tục, trần trụi nhất mà một người bình thường không thể nhắc lại được, dù là để phê phán. Những từ tục tĩu bẩn thỉu ấy được sắp đặt lổn nhổn bên nhau, được phát ra một cách lảm nhảm vô lối: Tôi ném nước bọt lên tường/ Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè mỗi khi chủ nhật… Tôi hành hạ tôi ba bữa/ Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời/ Tôi đánh răng vào buổi trưa/ Tôi đâm ra/ Tôi cải tạo âm hộ… Ấy thế mà Đỗ Thị Thoan ca ngợi: Những thi phẩm này (đúng là phải gọi bằng từ “thi phẩm”) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng cảm xúc…(tr.64). Và: Thái độ dám hủy bỏ thi tính của mình để đổi lấy một hành vi mới, tạo ra một ý niệm mới về việc làm thơ là một thách thức với ý thức mỹ học cũ (tr.84) v.v..

Từ việc đồng lõa, bênh vực và “tôn vinh” thứ thơ bệnh hoạn, tắc tị như trên, tác giả đã bộc lộ thái độ chính trị của mình thông qua việc ca ngợi những nhà văn “phản kháng” như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương… để rồi xuyên tạc và kích động: Nhưng giai đoạn khủng hoảng, phẩm tính phản kháng vốn tiềm tàng trong lòng các xã hội chuyên chế sẽ trỗi dậy. Đây là giai đoạn thích hợp cho nổi loạn, cho phá phách, cho thái độ vô trật tự, vô chính phủ… Và: Nhân văn Giai phẩm trước hết là một phong trào dân chủ… Mở Miệng cũng bắt đầu bằng một phản ứng CHỐNG một thứ quyền lực “vô hình” trong sự thiết lập sân chơi thơ trẻ của các sĩ phu Bắc Hà và họ tạo thành một nhóm chơi (trò) chơi thơ với sự thống nhất về bản sắc, ý hướng, dù thực hành cá nhân mỗi người lại khác nhau. Phản ứng của những người tin tưởng vào Cách mạng của quá khứ (tức nhóm Nhân văn Giai phẩm) cũng hoàn toàn khác với phản ứng có tính chất phá bỏ, giễu nhại, thiếu nghiêm trang của Mở Miệng (tr. 32).

Sau khi thừa nhận “nhu cầu cách mạng” để thực hiện “nhu cầu cách tân” về nghệ thuật của nhóm Mở Miệng, thừa nhận họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng (tr.31), tác giả Đỗ Thị Thoan không hề giấu giếm đối tượng “cách mạng” và “lật đổ” không chỉ là những khái niệm của văn chương học thuật mà là thể chế chính trị. Bởi tác giả cho rằng: Cơn hưng phấn của thời Đổi Mới nhanh chóng biến thành nỗi hụt hẫng vì sự thắt chặt lại của chính sách, với Đại hội Đảng VII năm 1991 (tr. 26). Tác giả còn tố cáo Đảng và Nhà nước ta bóp nghẹt tự do sáng tạo: Và bởi sự thống nhất trong một xã hội không chấp nhận đa nguyên về ý thức hệ và tư tưởng, Cái Khác là cái cần bị loại trừ, bị chèn ép… (tr. 37). Đến đây, tác giả đã công khai biểu thị thái độ đồng tình với tư tưởng chống Cộng của các phần tử chống đối Đảng và chế độ XHCN, mà Mở Miệng chỉ là một nhóm nhỏ, trong đó: Tập Bài thơ một vần của Bùi Chát, mặc dù là thơ tự do, nhưng tính chất một vần nằm ở từ khóa Cộng Sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ... (tr. 71). Và tác giả Đỗ Thị Thoan kết luận: Mở Miệng, ở các thực hành thơ, đã là biểu hiện của sự giải phóng, trong nỗ lực giải phóng của nghệ thuật Việt Nam đương đại. Trong sự so sánh với truyền thống thơ của Việt Nam, Mở Miệng là một sự chối bỏ quyết liệt, dù tôi không muốn nhìn nhận họ như một sự đại diện cho thế hệ, nhưng họ đã lên tiếng đòi phá nốt những thành trì kiên cố của sự chuyên chế, khi niềm tin vào chế độ và sự tự do đang có đã tan rã… (tr. 104).

Rõ ràng “đây là một bản luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động”. Nó trá hình ở chỗ mượn cụm từ “góc nhìn văn hóa” để khảo sát một hiện tượng văn học, nhưng thực chất để tung hô, cổ xúy cho một “thực hành thơ bên lề” có tư tưởng chống đối cái trung tâm, cái chính thống, chống lại định hướng, chống lại thiên chức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân của văn học và nhà văn. Tán thưởng quan điểm “nổi loạn là điều kiện của sáng tạo”, xuýt xoa tấm tắc khen “thơ rác, thơ dơ”, thơ tục tằn bẩn thỉu… thì “góc nhìn văn hóa” ấy là văn hóa gì? Nó phản động ở chỗ chuyển từ ý thức phản biện khoa học sang ý thức phê phán để chống đối, nổi loạn, lật đổ. Trong khi toàn Đảng và toàn dân ta đang ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì nó tìm cách giải thiêng hình tượng Bác Hồ, mang những bài viết, lời phát biểu và những bài thơ của Người ra để chế tác và giễu nhại… Đây là biểu hiện hết sức trắng trợn của những người tự nhận là “cách tân, đổi mới” nhưng thực chất là mượn văn nghệ để làm ngọn cờ chính trị hòng lật đổ chế độ, thay đổi thể chế.

Và đặc biệt, sự trá hình, sự phản động chính trị trong trường hợp này là hết sức nghiêm trọng và nguy hiểm, vì đây không phải là những tài liệu, bài viết phát tán trôi nổi trên internet để các cư dân mạng có thể tiếp nhận ở những mức độ khác nhau, mà đây lại là một luận văn thạc sĩ cao học, được làm và bảo vệ trong một cơ sở giáo dục-đào tạo bậc đại học của Nhà nước, nên nó có tính pháp quy. Theo đó, nó sẽ được lưu trữ trong thư viện quốc gia, làm tài liệu chính thức cho các đối tượng nghiên cứu, tham khảo. Tác giả luận văn lại là người giảng dạy văn học cho sinh viên sư phạm, nghĩa là những tư tưởng của tác giả sẽ được tiếp nhận và sẽ được truyền lại cho nhiều thế hệ trẻ nữa.

Như vậy, người viết bản luận văn cổ xúy cho thứ văn chương "lật đổ" này có quyền và tư cách được đứng trên bục giảng đại học nữa hay không? Cái gọi là bản luận văn này có xứng đáng được đối xử như một công trình khoa học hay không? Và những người tham gia hướng dẫn, chấm điểm, cấp bằng… cho tác giả và bản luận văn này liệu có vô can trước những quan điểm sai trái, phản động, nguy hiểm như đã trình bày trên đây?

Được biết, sau khi bị dư luận lên tiếng và được cơ quan chức năng chấn chỉnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Khoa Văn của nhà trường đã họp “rút kinh nghiệm”. Tuy nhiên, trên thực tế chưa ai bị xử lý bất kỳ hình thức kỷ luật gì. Thậm chí có người còn phát biểu trên một số diễn đàn chính thống rằng phê phán bản luận văn như vậy là kiểu “chụp mũ, quy kết” đã lỗi thời. Đặc biệt, thạc sĩ Đỗ Thị Thoan vẫn tiếp tục lên lớp cho sinh viên và dưới bút danh Nhã Thuyên, cô vừa phát tán một tập tiểu luận mang tên “Những tiếng nói ngầm” trên một số trang mạng ở nước ngoài, trong đó có những trang mạng chống Cộng nổi tiếng nhiều năm nay. Trong tập tiểu luận này, Nhã Thuyên công khai tán dương, ủng hộ dòng thơ “ngầm” chủ trương chống đối, lật đổ chế độ cộng sản; xuyên tạc lịch sử dân tộc; chống lại “sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh”…

Trước những biến động phức tạp của đời sống chính trị-xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa hiện nay, không ít người đã tỏ ra “nhạy bén” một cách xu thời, cơ hội; hoặc là hữu khuynh, mất phương hướng. Tình trạng dao động, mất phương hướng, bị cuốn theo những ảnh hưởng xấu độc là rất đáng lo ngại. Đáng lo ngại hơn là tình trạng ấy lại diễn ra ở một số người trong một số cơ quan văn hóa-giáo dục có uy tín. Bởi vậy, vấn đề cần giải quyết lúc này không chỉ là hình thức và biện pháp xử lý đối với một bản luận văn và tác giả của nó. Rất mong lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận đúng bản chất của vấn đề, nghiêm túc và cầu thị lắng nghe dư luận, chấp hành chỉ đạo của cấp trên để giải quyết vụ việc một cách thỏa đáng, lấy lại uy tín của một “cỗ máy cái trong nền giáo dục quốc gia” hơn nửa thế kỷ qua!

Nguồn: qdnd.vn

KHỦNG HOẢNG UKRAINA NHÌN TỪ CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" - KÌ CUỐI

Bạn có thể đọc kỳ 1 ở đây


Kịch bản và các bước tiến hành

Những khó khăn về kinh tế, thiếu sót, hạn chế trong điều hành của chính quyền Ukraine cùng với sự nổi lên của lực lượng đối lập có thể xem là những biến đổi về “lượng”. Nhưng muốn tạo ra một “chất” mới là chính quyền thân Mỹ ở Kiev thì phương Tây phải cần tới “điểm nút”. Thời điểm ấy cũng đã đến khi Tổng thống Yanukovych từ chối kí hiệp định liên kết với EU. Điều mà truyền thông phương Tây ít đề cập là lý do ẩn sau quyết định này: Nếu chấp thuận, Ukraine coi như sẽ phải “phá tan” nền công nghiệp, bị giới hạn tham gia vào các liên minh kinh tế với Nga và đặc biệt là phải ký một hiệp định an ninh liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Đây quả thực là “liều thuốc đắng” đối với Ukraine. Ông Yanukovych không kí, làn sóng biểu tình đường phố nổ ra. Kể từ đây, sự can dự của Mỹ và phương Tây càng rõ nét.

Ảnh: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland (phải) phát bánh cho người biểu tình đối lập Ukraine tại quảng trường Độc lập ngày 10/12/2013. Ảnh: AFP

Bước đầu tiên là can dự, gây sức ép về mặt ngoại giao. Ngay sau khi biểu tình nổ ra, các quan chức cấp cao của Mỹ và EU liên tục có các chuyến đi tới Kiev. Họ một mặt kêu gọi chính quyền kiềm chế, không sử dụng vũ lực đối với người biểu tình, thúc đẩy đối thoại, nhưng mặt khác lại tiếp xúc với các thủ lĩnh biểu tình, “tiếp sức” cho làn sóng chống đối chính quyền. Hình ảnh của Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain, Ngoại trưởng Đức Frank - Walter Steinmeier “tay trong tay” cùng người biểu tình trên đường phố Kiev nên được hiểu theo cách nào, nếu không phải là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.

Từ Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thậm chí còn lên tiếng yêu cầu chính quyền Ukraine phải thay đổi hiến pháp, nếu không “các quyền lực bên ngoài sẽ can thiệp”. Cùng lúc, Washington và Brussels liên tục đề cập đến khả năng áp đặt các hình thức cấm vận nhằm vào chính quyền của Tổng thống Yanukovych.

“Chiến tranh thông tin” là bước tiếp theo, với sự vào cuộc “tích cực” của truyền thông. Trong khi không ngừng đưa tin về nguyên nhân, diễn biến khủng hoảng, cùng những thương vong, thiệt hại đối với người biểu tình theo hướng quy kết trách nhiệm cho chính quyền Ukraine, truyền thông phương Tây lại bỏ qua hình ảnh các phần tử cực đoan cánh hữu, phát xít mới, với cờ và biểu tượng của Đức quốc xã xuất hiện trên đường phố Kiev; được vũ trang khiên, dùi cui điện, thậm chí là cả súng, sẵn sàng giao tranh với cảnh sát.

Để duy trì “sức nóng” của làn sóng biểu tình trong suốt 3 tháng nhằm gây sức ép với chính quyền Tổng thống Yanukovych, Mỹ và EU không thể bỏ qua công đoạn cung cấp tài chính, thậm chí là cả vũ trang cho người biểu tình đối lập. Ngày 6/2, ông Sergei Glazyev, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Mỹ đã chi tới 20 triệu USD/tuần tài trợ cho phe đối lập, trong đó có cả vũ khí. Đã có thông tin cho rằng, bất kì một thanh niên nào tham gia biểu tình ở Kiev cũng sẽ được Mỹ chi trả 500 USD/tuần - một khoản tiền khá lớn so với thu nhập bình quân của người dân Ukraine. Mỹ dường như cũng không có ý định che giấu điều này: Tại cuộc Hội thảo Quỹ Mỹ - Ukraine hôm 5/12/2013, Trợ lý Ngoại trưởng Victoria Nuland nói thẳng, Mỹ đã bỏ ra 5 tỉ USD nhằm xây dựng các “kĩ năng, thiết chế dân chủ ở Ukraine”.

Còn sớm để định nghĩa một cách chính xác về khủng hoảng chính trị vừa qua ở Ukraine, dù có người đã đưa ra khái niệm “Cách mạng nâu”, với hàm ý chỉ màu áo của các phần tử mang tư tưởng cực hữu ở Ukraine, có thời điểm chiếm đến 30% lượng người biểu tình ở Quảng trường Độc lập. Nhưng với những phân tích trên đây, có thể nhận thấy chính biến ở Ukraine gợi lại bóng dáng của các cuộc “cách mạng sắc màu”, làn sóng “Mùa xuân Arập” trước đây: Nó là hệ quả của chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà Mỹ và phương Tây thực hiện nhằm thay đổi thể chế, thiết lập các chính quyền mới nằm trong vòng ảnh hưởng, dù tên gọi có thể khác nhau.

Hoài Thanh

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

HOA HẬU DIỄM HƯƠNG CÔNG KHAI THƯ XIN LỖI

Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010 lần đầu chia sẻ lá thư viết tay cô gửi Cục Biểu diễn từ hôm 7/3.

Sáng 29/3, Hoa hậu Diễm Hương chính thức công khai lá thư xin lỗi mà người đẹp tự viết tay gửi Cục Nghệ thuật Biểu diễn từ hôm 7/3. 

Trong thư, Diễm Hương chia sẻ, sau khi đăng quang Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010, cô rất muốn được cống hiến một phần sức lực của mình cho xã hội và đã có những hoạt động từ thiện ý nghĩa. Khi được mời tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2012, dù biết mình đã đăng ký kết hôn, cô vẫn muốn góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, cô không lường trước được hậu quả do chuyện cá nhân của mình gây ra, làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, uy tín của cơ quan chức năng và làm buồn lòng mọi người.

"Tôi xin được gửi lời xin lỗi chân thành. Đồng thời, xin tự nguyện chịu mọi trách nhiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các hình phạt do Cục đưa ra", Hoa hậu viết.

Người quản lý của Diễm Hương cho biết, thời điểm đó Diễm Hương đang ở Sa Đéc đóng phim, nên phía cô đã gửi thư xin lỗi đến Cục, là bản đánh máy có kèm chữ ký. Khi trở về TP HCM, Diễm Hương đã tự tay soạn lại thư bằng cách viết tay và được đích thân người quản lý mang ra Hà Nội để gửi cho Cục. Sau đó, Diễm Hương cũng ra thủ đô gặp ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - để trực tiếp giải trình về vụ việc. 

Bản chụp lá thư viết tay mà Hoa hậu Diễm Hương gửi Cục Nghệ thuật Biểu diễn. 


Giải thích về lý do không công khai lá thư này từ sớm, phía Diễm Hương bày tỏ, khi dư luận đang tập trung vào chuyện cô ly hôn, họ không muốn mọi việc trở nên "rùm beng" hơn nữa. Họ giữ im lặng và nỗ lực giải quyết cho xong vấn đề ly hôn rồi mới tiếp tục giải quyết những chuyện khác. 

Hoa hậu không muốn giấu giếm dư luận, nhưng có nhiều vấn đề không thể giãi bày. Về những gì đã xảy ra, Diễm Hương gửi lời xin lỗi chân thành và mong những người yêu mến mình bỏ qua. Cô sẽ chia sẻ rõ ràng hơn về câu chuyện của mình trong một dịp thích hợp. Cô chỉ muốn đính chính, trong chuyện ly hôn, cô và chồng cũ đều thuận tình và hiện tại mọi thủ tục đã hoàn tất. Và hơn hết, những gì báo chí đăng tải chỉ là một phần thuộc về "bề nổi" của câu chuyện. 

Kể từ khi Cục đưa ra quyết định cấm biểu diễn, Diễm Hương rất buồn. Song, cô may mắn nhận được sự thông cảm từ những đơn vị mà cô đang hợp tác. Thời gian này, Diễm Hương dành để nghiền ngẫm những gì đã xảy ra và cũng là dịp để cô nhìn lại mình. Hoa hậu mong sớm được trở lại với công việc để tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật.

Hàn Quốc Việt

TÂM THƯ CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT NAM THUẦN VIỆT GỬI CHO NGƯỜI VIỆT

Cuteo@: Bài đọc mang tính giải trí đơn thuần.


Chúc cuối tuần vui vẻ!

Thưa quý cô bác, anh chị em, đàn ông, đàn bà, gay, les và các em nhỏ !

Tôi vốn là một người Việt, cha tôi người Việt, mẹ tôi người Việt, ông bà nội ngoại của tôi người Việt, và kể cả ông bà cố, ông bà sơ cũng là người Việt. nói chung tôi thuần Việt 100%.

Gần đây, tôi thấy quý vị phô bày, đọc khá nhiều tâm thư, từ tâm thư của hoa hậu, người mẫu, ca sỹ, diễn viên...cho đến tâm thư của người Mỹ, người Hàn, người Trung Quốc, người Nhật, người lung tung gửi cho Việt Nam ta. Sự thực tôi đau lòng lắm, bởi, ai cũng dùng tim để viết thư, điều đó là không tốt, bởi tay mới chính là bộ phận viết thư, nếu dùng tim thường xuyên thì người viết có thể mắc chứng tim thòng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe, tánh mạng.

Thưa quý vị, tôi xin gọi chung là quý vị, trong tiết trời ấm áp, hạnh phúc đến muốn khùng của Saigon, tôi, với tư cách một người Việt rất thuần Việt, lấy cả con tim, ruột non, ruột già và kể cả hậu môn ra để chia sẻ cùng quý vị về những điều mà quý vị quan tâm qua nhiều tâm thư. Vì là người Việt thuần chủng, nên tôi thấy tôi phải có trách nhiệm viết tâm thư cho người Việt, ko thể để các tâm thư ngoại quốc ngày càng lấn sân, giết thời gian của hàng triệu người Việt Nam ta. Xin được chia sẻ, gải bày như sau:

1. Trước hết, những người viết tâm thư là những người rất rảnh. Vì rảnh mới có thời gian ngồi viết tâm thư, nếu không rảnh thì họ đã làm cái con mẹ này, cái thằng cha kia...Bạn thấy có bao giờ thủ tướng ta viết tâm thư, hay tổng thống Mỹ viết thận thư chưa? Chưa, tôi chắc 100%, bởi vì lúc này, ngồi viết cái này cho mấy bạn đọc là tôi đang rất rảnh. Sự thực là tôi đang trong toilet của một tòa nhà trên đường Phạm Văn Đồng, con đường đẹp nhứt do bọn Hàn quốc thiết kế và thi công. Vâng, mấy nay trời nóng, trong lòng tôi bứt rứt,có chút táo bón, thêm kinh tế cũng liu riu, nên tôi cũng không nhiều khách. Thế là tôi vào toilet, vừa tranh thủ rặn, được cục nào hay cục đó, đồng thời viết cái tâm thư này gửi đến bà con người Việt ta. Tôi kết luận, đoạn 1, người viết tâm thư là người rất rảnh.

2. Thiệt ra, từ ngàn xưa, ông bà mệ nội ngoại của chúng ta cũng đã kết luận "Bụt nhà không thiêng", hàm ý cái tính khôn nhà dại chợ của dân An Nam. Tôi lấy ví dụ, hồi xưa, muốn đậu trạng nguyên, thì phải thuộc sử Tàu. Gần chút, muốn cứu nước, thể là các cụ bê tư tưởng của mấy anh tây mũi lỏ về Việt Nam. Có một sự thực không cần giấu diếm, phụ nữ ta đa phần thích trym Tây, vì đây cũng chính là nhược điểm không thể chối cãi của đờn ông Việt. Thưa các bạn, trym tây, đó chính là cốt lõi của mọi vứn đề của ngày hôm nay, người viết tâm thư phải là người nước ngoài thì nhiều người mới lấy làm đau xót. Mà thiệt con mẹ, những chuyện thằng tây, thằng tàu (hoặc thằng nào đéo biết) nó biên, thì quý vị thừa biết từ thời ông Bành Tổ, tại những chuyện đó nó nằm trong quần của Quý vị mà, có đéo gì mà phải giật cái ....mình???? Tôi nói phỏng sai????

3. Người Việt xấu xí, người Tàu xấu xí, người Nhựt xấu xí...ở đâu cũng có xấu xí hết. Chẳng qua, dân tộc nó đã đi qua cái giai đoạn máng heo, trèo được lên cái bàn để dùng chén dĩa. Chúng ta là cái thứ dân tộc hay quên, cho nên chúng ta không thấy được cái máng heo của người khác. Thực ra, dân tộc Việt là dân tộc nhân văn nhứt quả đất mà quý vị đéo hề biết. Tôi nói nhé, thằng Tàu nó đô hộ cả ngàn năm, quý vị vẫn giữ được tình hữu hảo. Mới đây thôi, năm 1945, phát xít Nhựt gây ra nạn đói làm chết 2 triệu người Việt, chúng ta quên phắt. Vụ sập cầu Cần Thơ năm 2007, nhà thầu chính là Nhựt, nhưng đéo có bị truy tố. Rồi, tàu Lạ bắn chết ngư dân, nước Lạ đéo bồi thường. Chúng ta cũng quên luôn. Rõ nhân văn quá còn gì.

4. Quay trở lại vứn đề trôm cướp của người Việt, rồi chúng ta tự cảm thấy mất thể diện quốc gia sau khi thằng bố tiên sư du học sinh Nhựt (hay Tàu giả Nhựt, Việt giả Nhựt) viết tâm thư. Thật ra, trộm cắp nó cũng là nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của dân tộc, tôi nói vậy quý vị đéo tin à? Này nhá, ca dao mấy ngàn năm trước có câu: "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan". Đấy, truyền thống rồi thì phải bảo tồn, hà cớ gì mà nhục với nhã. Xảy ra chuyện dân đánh chết người trộm chó, cũng chính là lỗi của chúng ta, nếu chúng ta quy hoạch, chúng ta có kế hoạch bảo tồn văn hóa trôm cướp thì đâu xảy ra các chuyện bi thương.

5. Về chuyện phụ nữ, các chị hay lên án đờn ông Việt, tôi cũng là đờn ông, tôi cũng thừa nhận đờn ông Việt nhiều cái xấu, cái dở. Tuy nhiên, các chị phải biết rằng, các chị đang sống trong một quốc gia mà phụ nữ chẳng thua trời. Các chị đéo tin à, đây, tôi dẫn chứng, có nước nào có thành ngữ: "nhứt vợ nhì trời", "đời cơ khổ vì cái lổ"...Ngay cả chuyện các quan ta tham nhũng, ăn hối lộ, âu cũng là để lo cho vợ, cho con gái ruột, con gái nuôi của họ. Đời họ sinh ra từ cái lổ, rồi họ cũng chết vì cái lổ. Cái này tôi không nói điêu. Một số chị sau khi lấy chồng tây, các chị quay lại chê trym Việt nhỏ, điều này là sự thực, những cũng đáng buồn. Tại các chị không cố gắng nhìn thấy mặt tốt của đờn ông Việt đã được Gu Gồ chứng minh: 5 năm liền đứng đầu vị trí tìm sex trên mạng. Các chị biết không, ông bà xưa có câu: khỏe dùng lực, yếu dùng thế. Thôi thì các chị không thông cảm cũng đành, chứ hà cớ gì các chị la to, bôi vôi vào tổ tiên cha ông chúng ta, những người trym tuy nhỏ những có thằng tàu, thằng mỹ nào đánh lại. Các chị đã quên truyền thống cách mạng của đờn ông Việt Nam từ lâu. Thôi thì, tôi cũng có chút nóng đít, mong các chị hiểu và rõ, đã lấy được chồng tây trym to sung sướng, thì cũng chớ đừng quay lại chê bai phỉ báng đờn ông Việt, các chị làm riết như thế thì mỗi năm hàng tỷ lít chất làm đẹp da sẽ bị lãng phí trong toilet. Xin các chị nhớ cho, dù trym nhỏ thì đờn ông Việt vẫn có quyền được sống. Chúa cũng đã dạy: hãy phí báng con trước khi con phỉ báng người khác.

6. Rồi, cái đệch, làm cha làm mẹ, thằng nào con nào có giống nhau??? Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc nó đều có thổ nhưỡng, thể chất, văn hóa khác biệt nhau, vậy thì làm đéo gì thằng tàu đi khuyên thằng tây phải làm y như thằng nhựt???? hà cớ chi? Cái quan trọng, anh chị cứ xác định rõ nó là con mình, đéo phải con hàng xóm, thì lo cho nó đừng đói, chỉ cho nó đừng đái ỉa bậy, biết yêu thương con người, lo cho nó ăn học văn hóa hay nghề miễn là lớn lên có thể nuôi thân. các anh chị cứ làm với tình yêu thương từ đáy lòng của mình là được. Vậy là quá đủ, đéo cần phải nghe, con me tây, thằng cha tàu nào lên hơi chỉ bảo? thế cha mẹ anh chỉ hồi xưa nuôi anh chị cũng là nhờ mấy thằng tây con tàu đó à?????

7. Thiệt tình là viết nhiều quá rồi. Nếu tâm thư thuần Việt này quý vị đọc chưa thấy đủ, chưa thấy hiểu, thì tôi xin hẹn quý vị một dịp toilet khác.

Chào thân ái và quyết thắng.

(Viết xong lúc 15h30 ngày 28 tháng 3 năm 2014, tại một toilet của saigon)

FB Tuê Hoan

Nguồn: PhuocBeo

TỚI LƯỢT NẠN NHÂN CỦA CHÁNH TÍN CẦU CỨU

TTO - Chiều 28-3, ông Nguyễn Đức Quân Anh (38 tuổi, ngụ Q.11 TP.HCM) cho biết đã có đơn kêu cứu, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng làm rõ dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nghệ sĩ Chánh Tín.


Ảnh: Ngôi nhà của nghệ sĩ Chánh Tín

Ông Quân Anh chính là người đã đưa lên mạng đoạn ghi âm giữa mẹ con ông với nghệ sĩ Chánh Tín về việc cha ông đã phải thế chấp nhà bảo lãnh khoản tiền vay cho Chánh Tín và đang có nguy cơ bị thu hồi nhà.

Nội dung đơn của ông Quân Anh (đại diện cho gia đình gồm 9 thành viên sống trong ngôi nhà đang bị Chi cục Thi hành án dân sự Q.11, TP.HCM ra quyết định thu hồi) viết: Sự thật là ông Chánh Tín thông qua quan hệ anh em kết nghĩa với bố ông là ông Nguyễn Đức Hùng (đã mất năm 2011), để mượn căn nhà của gia đình ông thế chấp vay tiền ngân hàng nhưng không trả.

Ảnh bên: Ông Quân Anh

Trước đây ông Chánh Tín đã hứa chịu mọi trách nhiệm về việc này, ông đã khẳng định sẽ không để cho gia đình ông phải mất nhà và chịu trách nhiệm về số tiền vay cộng lãi. Việc này ông Quân Anh đã có chứng cứ là đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa mẹ ông là bà Nguyễn Thị Kim Anh và ông Chánh Tín vào thời điểm trước lúc ông Hùng qua đời.

Theo ông Quân Anh, việc gia đình ông bị thu hồi nhà để phát mãi là bị oan. Người phải chịu trách nhiệm trả tiền cho Ngân Hàng Phương Nam chính là ông Nguyễn Chánh Tín. Vì việc này mà gia đình ông đang đối mặt với cảnh mất nhà vì ông Chánh Tín không trả số tiền đã vay tại Ngân Hàng Phương Nam.

"Chúng tôi nhận thấy đây là một hành vi lợi dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản có chủ ý là ông Nguyễn Chánh Tín”, đơn của ông Quân Anh ghi rõ.

Cũng liên quan tới vụ việc này, theo ông Quân Anh, sau khi ông công bố đoạn ghi âm giữa mẹ con ông với nghệ sĩ Chánh Tín, có một số người tự xưng là “mạnh thường quân” muốn tài trợ, giúp đỡ nghệ sĩ Chánh Tín chuộc nhà và trả khoản vay ngân hàng mà tài sản thế chấp là ngôi nhà của gia đình ông Quân Anh. Tuy nhiên những người này chỉ nói miệng chứ không có hành động cụ thể, tới nay cũng không còn liên lạc với gia đình ông nữa.

Ông Quân Anh cũng cho biết, gia đình ông đang làm đơn xin cứu xét gửi Ngân hàng Phương Nam để xin được miễn toàn bộ tiền lãi phát sinh trong khoản vay hơn 1,2 tỉ đồng của Công ty Chánh Tín mà bố ông đã dùng nhà bảo lãnh.

Lý do ông Quân Anh đưa ra để thuyết phục Ngân hàng Phương Nam là do số tiền này Công ty Chánh Tín là người thụ hưởng, gia đình ông không được nhận đồng nào, nay phải tự đi vay mượn, trả nợ thay cho Công ty Chánh Tín để tránh bị thu hồi nhà phát mại. Gia đình ông Quân Anh đã trả được 500 triệu đồng cho ngân hàng Phương Nam thông qua lực lượng thi hành án dân sự.

Nguồn: Gia Minh/ Tuổi Trẻ

HỒNG NHAN BẠC... TỈ

Trong giới showbiz hiện nay, không ít người đẹp sở hữu những siêu xe, phụ kiện tiền tỉ và có cuộc sống vô cùng xa hoa...


Không khó để khẳng định mức độ giàu có của các mỹ nhân trong giới showbiz khi tài sản của họ luôn được phô trương công khai cho công chúng “tỏ”. Số tài sản mà họ công bố ngang ngửa với các tỉ phú bởi mỗi món đồ trang trí cho bản thân đã lên đến trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng. Đồ phụ kiện đã vậy thì những thứ vật chất khác như nhà cửa, xe hơi ắt hẳn khiến người nghèo “chết ngất”.

Chạy đua “vũ trang”

Trước khi xảy ra sự việc có chồng vẫn đi thi hoa hậu, Diễm Hương luôn khiến bao người xuýt xoa ngưỡng mộ bởi sự sành điệu của cô. Những bộ quần áo đắt đỏ của người đẹp này có giá hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là chiếc đồng hồ đeo tay đến 5 tỉ đồng. Có lần, cô còn khoe mua tặng mẹ chiếc túi xách 300 triệu đồng.

Thanh Hằng là một trong nhiều mỹ nhân giàu có của giới showbiz

Nếu như ngày trước, Mai Phương Thúy luôn bị phàn nàn về “gu” thẩm mỹ của mình thì vài năm trở lại đây, cô là mỹ nhân luôn nằm trong tốp những người sành điệu nhất thị trường giải trí. Danh hiệu ấy được hình thành bởi mức độ chịu chơi của Mai Phương Thúy cho trang phục.

Cô được phong biệt danh là “Hoa hậu hàng hiệu” với hằng hà những món đồ đắt tiền. Chiếc đồng hồ Rolex được Mai Phương Thúy đeo trong một sự kiện thuộc dòng Oyster Perpetual Pearlmaster, có giá đến hơn 2 tỉ đồng và số lượng hạn chế. Vòng dây kim loại của đồng hồ được làm từ vàng trắng, cùng với 32 viên kim cương trên mặt. Các số thứ tự hiển thị giờ cũng được thay thế bằng 10 viên kim cương.

Mỗi lần Mai Phương Thúy xuất hiện đều hàng hiệu từ đầu đến chân với giá vài chục triệu đồng mỗi món. Thậm chí, có lần cô còn diện chiếc váy của Elie Saab trị giá 315 triệu đồng, bên cạnh những nhãn hiệu Yves Saint Laurent, Versace hay Christian Dior, Herve Leger, Jenny Packham, Ma Azria không hề rẻ tiền. Bộ sưu tập giày của hoa hậu này cũng có thể mở một cửa hàng với đầy đủ các thương hiệu nổi tiếng và đắt tiền.

Thanh Hằng là một siêu mẫu xứng đáng mỹ nhân tiền tỉ của giới showbiz bởi kho đồ mà cô đang sở hữu. So với nhiều người đẹp khác, Thanh Hằng cho thấy độ sành điệu hơn hẳn khi có một bộ sưu tập túi Hermes với giá mỗi chiếc trên 200 triệu đồng. Những bộ đồ hiệu và túi xách của Salvatore Ferragamo mà Thanh Hằng từng diện cũng có tổng giá trị lên đến hàng tỉ đồng. Được liệt vào danh sách những quý cô tiền tỉ của giới showbiz còn có người đẹp Ngọc Trinh. Cô nổi tiếng với những món đồ hiệu xa xỉ bậc nhất thế giới như Louis Vuitton, Chanel, Christian Louboutin... Mỗi chiếc túi xách hay đôi giày đính đá quý của cô cũng có giá vài chục triệu đồng.

Dù không mấy tên tuổi so với nhiều người mẫu khác nhưng độ sang trọng của người mẫu Trà Ngọc Hằng thì không thua kém ai. Ngay từ những ngày đầu tiên, khi xe siêu sang Range Rover vừa có mặt và tạo cơn sốt thì người đẹp này đã sở hữu chiếc Range Rover trắng đầy kiêu hãnh.

Trước đó, chân dài miền Tây đã là chủ của chiếc Audi A4. Chỉ tính riêng cặp kính xe, cô đã phải bỏ ra cả trăm triệu để thay sau khi bị kẻ trộm cuỗm mất. Đồ hiệu mang trên người thì khỏi nói. Chiếc túi xách Hermes cô mang trên người mỗi khi dạo phố được mua với giá hơn 23.000 USD. Theo người mẫu này, túi xách là một trong những phụ kiện không thể thiếu của những người trong giới showbiz. Vì vậy, ngoài Hermes, cô còn có cả những chiếc túi của thương hiệu Dior, Chanel…

Dù đăng quang vị trí siêu mẫu Việt Nam nhưng mặt bằng hoạt động của Ngọc Bích không nổi bật bởi tần suất xuất hiện ít ỏi của cô. Tuy nhiên, điều đó chẳng liên quan gì đến cuộc sống xa hoa của người đẹp này.

Trong một sự kiện diễn ra vào cuối năm 2013, Ngọc Bích nổi bật với váy và ví cầm tay của Louis Vuitton giá hơn 250 triệu đồng, đồng hồ hơn 2,5 tỉ đồng, nhẫn kim cương hơn 3,3 tỉ đồng. Ở một sự kiện khác, Ngọc Bích cũng gây chú ý khi diện chiếc váy từng được Angelababy mặc trên bìa một tạp chí. Nữ người mẫu không ngại chi khoản tiền lớn đầu tư váy áo mỗi khi xuất hiện. Ngoài tủ quần áo, phụ kiện đắt tiền, cô cũng không thua chị kém em khi sở hữu một chiếc ô tô BMW đắt tiền.

Tiền mồ hôi công sức?

Bất cứ phụ nữ nào cũng thích làm đẹp và ai cũng thấu hiểu nguyên lý “người đẹp vì lụa”. Quần áo hàng hiệu cùng với phụ kiện đắt tiền là những thứ có hấp lực vô hình đối với tất cả phụ nữ. Thế nhưng, để sở hữu được những thứ đó phải là người giàu có.

Điều đáng quý hoặc bất ngờ nhất là các mỹ nhân trong giới showbiz luôn khẳng định trên mặt báo rằng “tất cả tư trang, nhà cửa, xe cộ là do tự tôi sắm lấy từ tiền mồ hôi công sức của mình”. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được câu hỏi “mỹ nhân Việt làm gì mà giàu có thế?” Những món trang sức tiền tỉ, ngôi nhà triệu đô, siêu xe… không phải ai cũng có ngoài những người siêu giàu.

Trong khi đó, những người giàu có thực sự không nhiều, đặc biệt trong ngành giải trí. So với những câu chuyện các siêu mẫu nước ngoài phải vác sơ yếu lý lịch đi tìm việc trở thành một chương trình truyền hình thực tế tạo cơn sốt bởi độ chân thật và đời thường thì rõ ràng mỹ nhân Việt có điều kiện hơn rất nhiều.

Thậm chí, có người chẳng phải làm gì mà vẫn có một cuộc sống đầy sung túc. Hẳn nhiên, cũng có những người đẹp tham gia kinh doanh như mở quán ăn, cửa hàng thời trang nhưng chắc chắn đó không phải là công việc hái ra tiền đủ để chi tiêu cho những món đồ đắt đỏ vừa liệt kê. Và với công việc làm nghệ thuật, một nghề luôn đòi hỏi sự đầu tư cao nhưng không chắc thu hồi vốn, việc trở thành tỉ phú lại càng khó khăn.

Kỳ tới: Vàng thau lẫn lộn


Nguồn thu hạn hẹp

Không nói đến nghề tay trái thì một trong những công việc dễ thấy nhất của mỹ nhân Việt là đi dự sự kiện, làm người đại diện cho các nhãn hàng, quảng cáo. Nếu làm người đại diện nhãn hàng, quảng cáo có vẻ ít thị phần thì đi sự kiện là công việc chính của các người đẹp. Tuy nhiên, thù lao của công việc này cũng vô chừng, tùy thuộc vào danh tiếng, địa vị của mỗi người. Có người được trả vài ngàn USD cho một lần xuất hiện nhưng cũng có người đi không thù lao, thậm chí xin được dự. Trong khi đó, với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, những chương trình mời người nổi tiếng đến tham dự cũng không rầm rộ như trước. Vì vậy, nguồn thu của mỹ nhân Việt lại càng hạn hẹp hơn xưa.

Bài và ảnh: Thùy Trang

Cùng chiêm nghiệm: ĐẰNG SAU...LÀ...

Cuteo@ chôm từ nhà Kim Dung.


KD: Cảm ơn các bạn bè iu quý luôn gửi cho những “điều hay”.


Đằng sau nụ cười . . .
là nước mắt…

đằng sau nước mắt . . .
là niềm đau

đằng sau tình đầu . . .


là tan vỡ. . .

đằng sau nỗi nhớ . . .


là tình yêu…
đằng sau lời yêu . . .


là dối trá…


đằng sau lạnh giá . . .


là khát khao. . . .


đằng sau chiêm bao. . .
là vỡ mộng…


đằng sau biển rộng . . .


là bão GIÔNG …


đằng sau cảm thông…


là thương hại …..
đằng sau khép lại . .
-Là mở ra…