Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Ô HÔ, TRANG HẠ

Khoai@


Thú thực, tôi là người đã từng mê đọc Trang Hạ và dành cho chị nhiều tình cảm quý mến bởi lối viết khá ấn tượng về chủ đề tình yêu, tình dục, rất mạnh mẽ, trần trụi và thật. 

Nhưng gần đây, văn Trang Hạ không còn như trước nữa, nó đang dần biến chất. Sự mến mộ chị giảm dần kể từ khi chị có những phát biểu khó nghe trên chương trình "Giai điệu tự hào" do VTV tổ chức. Đặc biệt, chị lại có tên trong cái gọi là "Văn đoàn độc lập Việt Nam" do Nguyên Ngọc cầm đầu. Đó thực sự là một nỗi thất vọng lớn.

Một bạn đọc của Tre Làng có nick Lê Anpo vừa gửi cho tôi một bài và nhờ đăng hộ. Thấy bài hay, lại đúng với suy nghĩ của mình nên tôi đăng lên để các bạn hiểu thêm về nữ văn sĩ Trang Hạ.
---------------

Ô hô, Trang Hạ! 

Ngó vào danh sách ban vận động Văn đoàn Việt Nam độc lập, thấy đứng thứ 50 là nhà văn, dịch giả Trang Hạ, nghĩ ngay ra là mình từng được ngắm bộ đùi của nữ nhà văn. Hổng nhớ năm nào, chỉ nhớ là hồi mình còn tập tọe đọc văn, thấy dịch phẩm “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ”, mình cứ tưởng Trang Hạ hoặc Tào Đình “chỉ là con đĩ”, té ra truyện chỉ đĩ ở cái tên, chán hơn con gián! Bù lại trên blog Trang Hạ, mình tha hồ ngắm bộ đùi của nữ văn sĩ. Nghe nói hồ đó bà làm việc gì bển xứ Đài. Kiếm được cái xe phân khối nhớn, bà phóng đi ngắm núi ngắm sông của ông Trần Thủy Biển. Đi được một đoạn là bà dừng xe chụp ảnh “bốt” lên blog. Hồi đó blog của bà đầy ảnh bà đứng bên xe máy, bà ngồi trên xe máy, bà nằm trên xe máy. Ảnh nào bà cũng mặc áo ngắn tũn quần ngắn tủn để khoe bộ giò. Hồi ấy mình nghĩ chắc là bà tưởng bộ đùi giống bộ giò của Tống Mỹ Linh. Bạn mình ngắm đùi nữ nhà văn xong nó bảo: “Đùi nhà văn, chăn nhà trọ”, thằng khác lại ao ước giá mà có bộ đùi ấy làm chạc súng cao su bắn chim! 

Bẵng đi một dạo, có hôm đang ngồi quán cà phê thì thằng bạn cầm cuốn sách dí vào mũi: “Mày xem đùi rồi, giờ đọc văn đi!”. Nhìn vào bìa, thấy tác giả là Trang Hạ, sách “Những đống lửa trên vịnh Tây Tử”. Đem về nhà hăm hở nằm đọc, chán hơn con gián. Truyện chẳng ra truyện, tản văn nhì nhằng, thế mà vẫn có người bảo đấy là bức tranh của cảm xúc và suy nghĩ khiến người đọc không thể dứt khỏi. Từ đấy cạch, đã ngắm đùi rồi dứt khoát không đọc văn. Giống như về sau đã xem ảnh sếch của Lê Kiều Như rồi là mình dứt khoát không đọc “Sợi xích”. Mà cũng chẳng thấy nữ văn sĩ viết lách gì nữa, năm thì mười họa ló ra trên báo hay truyền hình nói năng oách xà lách rổn rảng rỗng tuếch. Cũng đúng thôi, người ta khen văn hoa học trò khen văn tác phẩm tuổi xanh là để khuyến khích, vì đấy là văn của học trò, văn của tuổi xanh. Hết tuổi học trò, hết tuổi xanh là hết tuyết. Hết tuyết thì nữ văn sĩ lập ngôn. Mình tiếc không được xem cái chương trình “Giai điệu tự hào” trên TV để nghe nữ văn sĩ nói, mình đọc trên giadinh.net.vn thấy viết thế này:

Nhà văn “ăn”… mắng!

Trên các diễn đàn đã có hàng trăm bình luận “sốc” liên quan đến các khách mời. Nhiều cư dân mạng còn thả cửa văng tục, chửi bậy để thể hiện sự bức xúc. Rất nhiều những bình luận kiểu như: “Không khác gì lấy pizza chấm vào mắm tôm. Người ta cảm thụ nghệ thuật phải đặt vào hệ quy chiếu của quá khứ, của lịch sử chứ …”; “Bài ca năm tấn hay như vậy mà nhà văn Trang Hạ nói làm tôi quá thất vọng”…

Những năm tháng ấy cả dân tộc ở hậu phương dành dụm từng hạt thóc để tiếp sức cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thật là xấu hổ trong thế hệ hiện nay có người mang danh là nhà văn mà lại hồ đồ quên hết quá khứ xương máu mà cha ông để lại cho thế hệ chúng ta…'', nickname Doan Hieu bức xúc.

Có những bình luận mang tính mai mỉa như: “Trang Hạ nói, mà mấy anh chị ngồi trên phải quay lại nhìn. Nhà văn kiểu gì mà đến cái tinh thần cũng không nhận ra, chỉ nhìn thấy cái xác của câu chữ, cân đo đong đếm câu chữ. P/S: Vâng, chị ấy là người thành phố có trách nhiệm”, nickname Lavie Ngọc nói.

Trang Hạ nói khó nghe quá! Nhà văn khi nói trước công luận thì phải nghĩ một chút? Giai điệu bài hát này, thập kỷ đó khi đất nước chìm trong bom đạn, tiền tuyến cần lương thực, bài hát có tác dụng phát động phong trào. Cô nhà văn này sinh sau đẻ muộn không trân trọng thành quả ông bà đã phải gánh chịu mà chỉ biết hưởng thụ...”, nickname Hoa Nguyen phản ứng.

Có người còn tỏ ra bức xúc khi phân tích cả một đoạn dài: “Làm tổn thương xã hội này”, nhà văn tên Hạ nói như đấm vào tai. Bài hát “Bài ca 5 tấn” cổ vũ tinh thần người nông dân hăng say sản xuất, cấy cày. Sao lại có thể làm tổn thương xã hội ngày nay? Liệu cổ vũ cho người nông dân hăng say sản xuất là làm tổn thương xã hội ngày nay chăng?... Trang Hạ liên tưởng hình ảnh “lấy cái mông con trâu làm thước ngắm” thật là thô thiển và khiếm nhã. 

Bình thường đang ngồi tán gẫu bạn bè, nói câu ấy cũng không sao, nhưng đang bình luận về bài hát thì thật là quá xúc phạm tác giả… Ôi thật là thảm họa. Từ bài hát “Bài ca năm tấn”, Trang Hạ liên tưởng tới mông trâu và thế hệ trẻ... Từ kỷ vật chiếc kẻng, Trang Hạ phán một câu “còn các bạn trẻ thành phố chưa nhìn thấy, nghe thấy tiếng kẻng thì thể nào các bạn cũng nghe tới câu nói “ăn cơm trước kẻng”. Ừ nhỉ? Nghe cũng có từ kẻng đấy! Nhưng kẻng đấy nói toạc ra là tình dục, là chuyện chăn gối. Sự liên tưởng quái dị?”…, nickname Suaxungxinh bình luận.

Sau khi nghe 2 lần chương trình “Giai điệu tự hào” tôi thấy chương trình cần phải xem xét nhân cách một số khách mời. Nhà văn Trang Hạ không hiểu sự khó khăn của thời chiến tranh, bài hát cổ vũ tinh thần của bà con nông dân...”, nickname Vu Dinh Hien gay gắt. Thậm chí, một nickname khác mang tên Yêu Việt Nam còn bức xúc “đề nghị” một số khách mời “ra khỏi chương trình này”!

Ăn mắng chưa xong, lại đã thấy nữ nhà văn tham gia ban vận động Văn đoàn Việt Nam độc lập, lên RFA tâm sự với anh Mặc Lâm tại sao bà tham gia. Bà bảo anh Mặc Lâm: “Anh có thể lên trang của Trang Hạ và thấy rằng tại sao cho tới ngày hôm nay có khoảng 290 nghìn độc giả thích Trang Hạ thế nhưng không có một nhà phê bình văn học nào tại Việt Nam viết về Trang Hạ cả và điều đó làm Trang Hạ thấy rằng ở Việt Nam đang có một vấn đề gì đó xảy ra. Cái gì đó trong đời sống văn học rất mất bình thường. Nó không lành mạnh, nó không hỗ trợ những nhà văn có độc giả như Trang Hạ. Dù ít dù nhiều thì Trang Hạ tin rằng 290 ngàn độc giả không phải là con số không và chắc chắn nó cũng tương đương với tấm thẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Vì thế Trang Hạ hy vọng rằng mình có một động thái nào đó để nhìn nhận rằng mình là nhà văn thật sự. Thứ nhất tôi có tâm huyết, có độc giả và công chúng. Thứ hai tôi hy vọng là được nhìn nhận như một người có tư cách công dân và tư cách một người viết. Thứ ba nữa là một điểu rất quan trọng: các nhà văn Việt Nam từ xưa tới nay dường như không nhấn mạnh tới giá trị lập ngôn của một nhà văn”!

Ô hô, nữ nhà văn của mình bức xúc vì không được các vị phê bình văn học quan tâm, mà các vị phê bình văn học không quan tâm tới Trang Hạ thì dứt khoát là ở Việt Nam có vấn đề gì đó đang xảy ra! Mà sao nữ nhà văn của mình không hỏi luôn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho tiện nhỉ. Trong danh sách ấy anh Phạm Xuân Nguyên đứng thứ 44 rất gần. Mình mà là anh Phạm Xuân Nguyên mình cũng cay mũi. Anh Phạm Xuân Nguyên là nhà phê bình văn học, anh ấy cũng không viết gì về Trang Hạ, như Trang Hạ nói chẳng hóa ra là vả vào bút của anh ấy à. Nhưng mình băn khoăn nhất là không biết trong con số khoảng 290 ngàn độc giả thích Trang Hạ có bao nhiêu người thích tác phẩm của Trang Hạ, bao nhiêu người thích bộ đùi của Trang Hạ. Như mình với mấy thằng bạn của mình đó, like vào blog của lữ nhà văn vì thích ngắm đùi nữ nhà văn đâu phải thích tác phẩm. 

Theo mình nếu lấy blog làm thước ngắm (như nữ nhà văn của mình mới bảo người nông dân lấy đít con trâu làm thước ngắm) muốn viết về nữ văn sĩ của mình các vị phê bình văn học phải bỏ thời gian học tập thêm một số kiến thức Nhân trắc học. Học xong phải tinh chế ra bài thuốc gọi là văn học - nhân trắc học để phân tích tác phẩm của nữ nhà văn kết hợp phân tích luôn cả bộ đùi của nữ nhà văn. Mình thấy anh Phạm Xuân Nguyên nên tinh chế ra bài thuốc này, anh ấy không tinh chế được chẳng hóa ra nữ nhà văn của mình vả vào bút anh ấy thật à.

Mới nghĩ ra được ý kiến, chưa kịp đề xuất đến anh Phạm Xuân Nguyên thì mình cụt hứng. Vì mình đọc trên blog Trang Hạ ~ Đàn bà đích thực trong cái bài “Sự bất an của chữ” nữ nhà văn của mình viết là: “Giờ tôi viết một thứ chỉ mang vỏ bọc văn chương mà thôi, còn cốt lõi hoàn toàn không dính chút gì tới văn chương cả”. Mình hiểu rồi nghĩa là nữ nhà văn của mình chỉ còn cái vỏ bọc là nhà văn. Chỉ còn cái vỏ bọc nên nữ nhà văn của mình mới tham gia ban vận động Văn đoàn Việt Nam độc lập, vì ở đấy cũng chỉ toàn vỏ bọc nhà văn thôi mà. Ô hô, ai tai!

Lê Anpô

NGUYỄN LÂN THẮNG VÀ BÈ LŨ RFA - SỰ THẬT!

Blogger Nguyễn Lân Thắng và bè lũ RFA – Sự thật!


Mõ RFA tồn tại đã lâu. Xin được dùng từ “tồn tại”, bởi lẽ “manh áo không làm nên thầy tu”. Những tưởng có nhóm đưa tin, có đài phát thanh, có internet là thành báo chí? Chỉ là cái vỏ bọc chuyên buôn dưa, bán dừa, tin vịt thành thiên nga. Tóm lại là không có chức năng báo chí và được sở hữu bởi một bầy ác quỷ chống lại Tổ quốc và nhân dân Việt Nam thân yêu. Hết thảy thông tin đều là bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc, tuyệt nhiên không có cơ sở thực tiễn khách quan.

Còn Nguyễn Lân Thắng, ngay cái tên đệm đã khiến người ta liên tưởng tới một dòng họ học thức lững lẫy, danh tiếng của đất Việt. Thế nhưng, đứa con nghịch tử vô đạo (có đạo, nhưng là đạo tặc), ăn cơm trắng đá bát ấy kịp thời được dòng họ danh tiếng khai tử. Giờ Lân Thắng vật vờ, quằn quại và ngày càng điên cuồng cùng với mõ RFA thực hiện những phi vụ kiếm nhời từ nhóm ác quỷ nhằm chống dòng họ và sau đó là nhân dân, Tổ quốc Việt Nam.

Bình thường thì không sao, dở giời trái nắng là y rằng, Thắng bù lu bù loa ăn vạ, kêu gào thảm thiết cho con mẹ RFA tiếp cơm gạo. Cái cặp đôi của thân phận bị ruồng bỏ gặp phải bà mẹ ghẻ hiền hậu sao thật đúng là duyên địa ngục ban cho. “Mẹ hát, con khen hay” và kịch bản “con khóc, mẹ thét gào” chẳng lấy gì làm xa lạ. Dẫu cứ có một Computer và đường truyền Internet thì nhà nhà, người người, từ đồng bào trong nước lẫn kiều bào ở nước ngoài đều tỏ màn kịch rất kệch cỡm, rởm đời ấy.

Mới đây chưa đầy năm dương lịch, mõ RFA dật tít “ Blogger Nguyễn Lân Thắng trả lời RFA ngay sau khi được thả” với bút danh vú nuôi Mặc Lâm được lan truyền rộng rãi trong lãnh địa của quỷ. Thật rõ ư là đúng với sự thật bản chất mối quan hệ ngịch tử Lân Thắng và bà mẹ ghẻ hiền hậu RFA.

Cùng đôi lời tỏ bày xem sao.

Màn kịch luôn được dàn dựng, hội ý rất bài bản khi ra mắt công chúng. Trước tiên là tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, kế đến là hỏi xã giao sức khỏe, rồi kéo theo đó là kẻ tung người hứng, bợ đỡ nhau, điểm đến cuối cùng là muốn gửi thông điệp thách thức Tổ quốc, nhân dân, lôi kéo những ai thiếu hiểu biết, lầm tưởng Thắng và bè lũ là những “anh hùng”, “siêu nhân”… theo con đường đầy rẫy tội lỗi, hủ hóa đạo đức của y và bè lũ vài tên (như Tường Thụy, Quân trốn thuế….) chống phá nền hòa bình, sự ổn định của đất nước.

Điểm qua một vài sự gian trá của màn kịch. Trước hết, đi từ chính tư liệu khách quan, chân thực từ bức ảnh chụp tại phi trường Nội Bài. Dường như vị tác giả chụp đã nhầm lẫn đến mức đặt tên thiếu trung thực cho bức ảnh, nhan đề “Bạn bè và gia đình kêu gọi trả tự do cho Blogger Nguyễn Lân Thắng tại sân bay Nội Bài hôm 30 tháng 10 năm 2013. Citizen photo”. Thật ra, đây không phải là sự nhầm lẫn, mà chẳng qua là vì sự thật rõ quá, nên gắng gượng lấy vải màn thưa che mắt bà con cô bác ở xa. Dù soi dưới kính hiển vi của siêu cường Mỹ hay kính lúp của Nhật Bổn cũng không tìm ra đâu là “gia đình” của Lân Thắng? (Nếu gia đình được hiểu theo nghĩa là bố, mẹ, anh, chị em ruột, anh chị em họ, vợ, con, cho dù tính cả người tình đi chăng nữa) - Tuyệt nhiên không có!. Chẳng có mặt ai trong gia đình Nguyễn Lân. Vậy còn “bạn bè” thì được hiểu ra sao? Bạn hàng xóm, bạn học, bạn cơ quan, bạn gì gì đó nữa, cũng không có. Vậy bầy người kia là ai? Cớ gì tác giả bức ảnh (có thể là đứa con rơi của mẹ ghẻ RFA) lại đặt tên đầm ấm, sum vầy cho một bức ảnh đẹp như vậy?

Thật ra, cũng không có gì là to tát, nghiêm trọng. Cứ lướt qua đó, liên kết sự việc lại thì rõ nhóm người kia là ai. Đó là bè, bè trong từ bè lũ của ngịch tử Nguyễn Lân Thắng. Một kẻ vừa đi xa về, theo như mõ RFA bắn tin thì “qua Philippines tham dự….thì anh lại vòng qua Châu Âu rồi về lại Thái Lan”. Lẽ ra, khi đặt chân đến phi trường, thì gia đình, bằng hữu vỗn vã, nồng ấm đón chào, thì đằng này, Lân Thắng lại vật vờ một mình với bè lũ và người mẹ ghẻ RFA tận bên kia bán cầu vọng âm đón tiếp. Vậy đó, một con người phải sống thế nào thì gia đình, bằng hữu mới đối xử như vậy. Chắc hẳn câu hỏi này cũng chính là câu trả lời.

Thấu hiểu tâm trạng quá ư thèm khát tình cảm gia đình, bằng hữu nơi quê hương Việt Nam, Nguyễn Lân Thắng được mẹ ghẻ hiền RFA khích lệ, động viên rất nhẹ nhàng mà đầy đau đớn, tủi hổ.

Trích đoạn:
Mặc Lâm: Xin được hỏi anh một câu cuối cùng. Anh là hậu duệ của một dòng họ rất nổi tiếng tại Việt Nam là dòng họ Nguyễn Lân, không biết việc làm của anh có gây lo lắng trong gia đình hay không và nếu có thì phản ứng của họ như thế nào?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Gia đình tôi tương đối cũng có tiếng ở Việt Nam vì có các cô các chú các bác tham gia nhiều trong các cương vị khác nhau. Ngay từ đầu các hoạt động của tôi cũng đã làm cho nhiều người trong gia đình lo lắng nhưng dần dần bằng chính những hoạt động của mình qua sự trong sáng, minh bạch trong những hoạt động ấy của tôi nên dần dần mọi người củng hiểu ra và nói chung tất cả đều ủng hộ.
Phải chăng, thẳm sâu bên trong ngịch tử Lân Thắng vẫn còn đâu đó vướng vân lương tri của một đứa con. Nhưng sự dối trá, dã tâm đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, nhân dân đã che khuất, vùi dập thứ lương tri nhỏ nhoi kia. Để rồi, phải cố ngụy tạo, biện bạch, và tráo trở hơn là sử dụng uy tín danh tiếng của gia tộc mà đánh bóng, lập lờ đi những hành động xấu xa, ác thú của Lân Thắng. Nếu đúng lời Thắng thủ thỉ với mẹ ghẻ hiền RFA “dần dần bằng chính những hoạt động của mình qua sự trong sáng, minh bạch trong những hoạt động ấy của tôi nên dần dần mọi người củng hiểu ra và nói chung tất cả đều ủng hộ”, thì đâu tới cơ sự vật vờ một mình giữa dòng đời lạc lõng…. Lẽ nào với những “các cô các chú các bác tham gia nhiều trong các cương vị khác nhau” có tiếng ở Việt Nam lại phải cần thời gian, để hiểu sâu sắc những hành động đen tối của Thắng sao? Thăng đang chống lại dòng tộc của mình một cách ngông cuồng, gian trá, đáng khinh bỉ.

Thật thấy tội lỗi cho một tâm hồn….

Nguồn: Bù Nhìn Rơm


CÓ CHĂNG, “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM”?



Bốn chữ “tù nhân lương tâm” được một số kẻ làm chính trị chộp dật huênh hoang rêu rao đắc trí trên RFA, BBC, Boxit.... Hai chữ “lương tâm” với nội hàm chất chứa nhân văn cặp đôi với “tù nhân” như được vun đắp hòng tạo ra một sự thương cảm từ mọi người. Nhưng khi đặt trong bối cảnh thực tế cuộc sống và môi trường pháp lý sẽ thấy rõ bản chất của cách dùng từ ác ý, đánh lận, gian trá của kẻ sáng tạo và ca tụng nó.

Tại đất nước Việt Nam không có phạm trù “tù nhân lương tâm” trong hệ thống ngôn ngữ pháp lý. Có lẽ, trên thế giới, từ nước Mỹ siêu cường, Nhật Bản hiện đại, nước Nga rộng lớn tới Trung Đông, Bắc Phi, Nam - Bắc Cực… cũng không nơi nào có khái niệm này. Vậy người ta nghĩ ra nó nhằm mục đích gì? Trả lời câu hỏi đó cần tìm hiểu về đối tượng sử dụng và cái được gọi là “tù nhân lương tâm”.

Công dân trong một đất nước có chủ quyền, phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, đó là nền tảng của một xã hội văn minh. Sống, làm việc theo luật pháp là một con người có văn hóa. Các chế định của pháp luật hình sự Việt Nam được xây dựng dựa trên những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam và quan trọng, nó được ban hành bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để duy trì sự ổn định, phát triển bền vững đất nước, Nhà nước Việt Nam phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự; công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định đó, trường hợp công dân vi phạm pháp luật hình sự phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình.

Một số kẻ vì những động cơ khác nhau, thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, trong đó có khách thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kịp thời được phát hiện, xử lý theo đúng quy định. Điển hình như một số đối tượng Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Phương Uyên, Cù Huy Hà Vũ, Đoàn Quốc Hùng, Đinh Đăng Định… Quá trình phạm tội của các công dân trên đã bị quần chúng nhân dân phát giác, cơ quan điều tra làm rõ, viện kiểm sát truy tố, tòa án nhân dân tuyên án. Như vậy, bản án đã có hiệu lực thi hành, tính hợp pháp của bản án là rõ ràng, không thể bác bỏ. Những con người đó khi chấp hành hình phạt tù, được gọi là phạm nhân. Các phạm nhân phải trả giá cho những hành vi họ gây ra với xã hội, hình phạt tù nghiêm khắc tước bỏ một số quyền cá nhân của họ như quyền tự do, quyền bầu cử… Mục đích của hình phạt là để giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong quá trình cải tạo tại các nhà tù, họ được học tập về nghề nghiệp, sự khoan hồng, tính nhân văn của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo cho họ cơ hội để hoàn lương, sớm trở về gia đình, hòa nhập vào xã hội. Rất nhiều phạm nhân khi ra tù đã trở thành công dân sống có ích, phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của xã hội.

Đó là những sự thật không thể phủ nhận.

Thế nhưng, một số kẻ am hiểu luật pháp, lại cố tình đánh lận, gọi các phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia ở trên là “tù nhân lương tâm”. Rõ ràng, lương tâm không phải là thứ ban tặng hay mua bán, lương tâm gắn với con người cụ thể, đặt trong bối cảnh cụ thể. Phạm trù lương tâm không đồng nhất với phạm trù pháp luật. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới có một cách hiểu chung cho những người phạm tội bị kết án đó là phạm nhân hoặc tù nhân. Tuyệt nhiên, không có thứ gì được gọi là “tù nhân lương tâm”. Mọi phạm nhân khi chấp hành hình phạt tù đều chung một chế độ quản lý, giáo dục, người cải tạo tốt sẽ được giảm án, khoan hồng, người vi phạm sẽ bị xử lý.

Gần đây, Interner dộ lên nào là “Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam”, “Quỹ Yểm trợ - kết nghĩa với tù nhân lương tâm Việt Nam” do thứ trí thức Nguyễn Đình Thắng tận Hoa Kỳ lập ra, cùng với các nhóm Hội Bầu bí tương thân, Hội Dân oan Việt Nam, Ủy ban Công lý và hòa bình, Hội Anh em dân chủ, Phong trào Con đường Việt Nam tung hô nhau, co cụm lại trong sự ghẻ lạnh, tanh tưởi, ghê sợ của đông đảo bà con người Việt tại nước ngoài và sự lên án mạnh mẽ của hàng triệu đồng bào trong nước. Rõ ràng, các nhóm trên, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý tồn tại. Mọi hành động, tuyên bố đều không có cơ sở, dối trá. Đó chỉ là những trò hề của các con rối được điều khiển bởi lũ diều hâu, kền kền muốn phá hoại sự ổn định, nền hòa bình, phát triển của đất nước Việt Nam.

Kẻ sử dụng từ ngữ đánh tráo như vậy, hẳn có mục đích đen tối, động cơ đê hèn. Đằng sau cách mánh khóe dùng ngôn từ là những mưu mô, toan tính bẩn thỉu của bè lũ phá nước, đi ngược lại lợi ích chung của Tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Không có gì là chính nghĩa cho hành vi cổ vũ, khích lệ, hậu thuẫn cho những kẻ phạm tội đang chấp hành hình phạt. Dù có gọt rũa, tráo chữ thế nào thì cũng không thể che lấp được bản chất của một hành vi đầy sai trái.

Nguồn: Bù Nhìn rơm

TÀU CÁ CÙNG 11 NGƯ DÂN BỊ KHỐNG CHẾ BẰNG SÚNG Ở TRƯỜNG SA

Dân Việt - Sáng 30.3, Thông tin từ Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam (TTDH) cho hay, đơn vị này vừa nhận được thông tin một tàu cá cùng 11 ngư dân của tỉnh Khánh Hoà đã bị 2 kẻ lạ mặt dùng súng tấn công trên vùng biển Trường Sa.


Theo Đài TTDH Việt Nam, khoảng 9 giờ sáng ngày 29.3 đơn vị này nhận được thông tin từ ông Phan Hoan-thuyền trưởng tàu KH 94649 cho biết, lúc 14 giờ ngày 26.3, khi ông Phan Hoan đang nói chuyện trên máy Icom thì nhận được thông tin tàu cá KH 96365 bị hai người cầm súng nhảy lên tàu khống chế 11 thuyền viên trên tàu. 

Sau đó thì tàu Ông Hoan không thể liên lạc được với tàu cá KH 96365 nữa. Lúc xảy ra tình huống này, tàu KH 94969 đang hành nghề tại vị trí tọa độ 10,50 độ vĩ bắc - 117,00 độ kinh đông, cách khu vực Bãi Cạn Xen Di (quần đảo Trường Sa) khoảng 34 hải lý.

Ngư dân đánh bắt trên biển luôn thường trực hiểm nguy.

Theo thông tin của ông Phan Hoan, tàu của ông mất liên lạc với tàu bị nạn khi tàu bị nạn đang ở toạ độ 11,00 độ vĩ bắc - 118,00 độ kinh đông.

Hiện, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam đã nhanh chóng thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để tìm kiếm và hỗ trợ tàu bị nạn.

Đình Thiên

ĂN THUA GÌ, CÒN NHIỀU ĐỒNG CHÍ KHÔNG BỊ LỘ

MẠNH NGUYỄN


BizLIVE - Mới đây, báo chí Nhật đã thông tin về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận hối lộ 80 triệu Yên cho quan chức cơ quan quản lý dự án đường sắt Việt Nam để được trúng thầu.

Ảnh: Bộ trưởng Đinh La Thăng - vị lãnh đạo nổi tiếng với hàng loạt các phát ngôn ấn tượng.

Ngay lập tức, những người liên quan đã lên tiếng, dư luận cũng dấy lên nhiều luồng ý kiến. Hãy cùng BizLIVE điểm lại một vài phát ngôn ấn tượng xung quanh vụ việc chấn động này.

1. "Xử lý nghiêm, bất kỳ đó là ai"

"Bộ Giao thông Vận tải sẽ khẩn trương kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai", đây được coi như lời cam kết mạnh mẽ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trong cuộc họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 ngay sau khi nhận được thông tin JTC tố hối lộ đăng tải trên báo Nhật.

Cũng ngay sau phát ngôn này, vị tư lệnh ngành giao thông cũng đã có một loạt động thái được đánh giá rất là quyết liệt.

2. “Tôi không nhận bất kỳ khoản tiền hối lộ nào từ JTC, tôi là Đảng viên…”

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, người đầu tiên bị yêu cầu tạm đình chỉ công việc, viết báo cáo giải trình cam đoan “tôi không nhận bất kỳ khoản tiền hối lộ nào từ JTC, tôi là Đảng viên…”. 

Nhiều quan chức khác cũng khăng khăng “tôi không nhận đồng nào”. 

3. “Không biết bọn họ “đi đêm” với nhau từ lúc nào?”

Ngày 26/3, Bộ Giao thông vận tải công bố thêm 10 cán bộ trong danh sách phải giải trình vụ JTC tố hối lộ. Đáng chú ý, trong danh sách này có ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã về hưu từ năm 2011.

Ngay trong ngày hôm đó, khi trao đổi với báo giới - ông Lê Mạnh Hùng - người từng được giao phụ trách quản lý lĩnh vực đường sắt nói: “Tôi cũng rất ngạc nhiên với thông tin “lại quả” 80 triệu Yên. Khi nghe thông tin tôi giật mình và không biết bọn này “đi đêm” với nhau lúc nào...”.

4. “Cùng một cách làm ăn như vậy, vấn đề là chưa bị lộ thôi”

Đánh giá công việc và dấu hiệu bất thường của JTC sau nhiều năm cộng tác, ông Nguyễn Tiến Công, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và xây dựng TRICC cho biết: “Rất khó trả lời”. Tuy vậy, theo ông Công, ở ngoài người ta cũng bàn tán về cách làm ăn của người Việt, lộn xộn từ chính sách tới tính thực thi. “Cùng một cách làm ăn như vậy, vấn đề là chưa bị lộ thôi”, ông Công nói. 

5. “Ăn thua gì, còn nhiều đồng chí chưa bị lộ”

Đó là lời nhận xét thẳng thắn của nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài Việt Nam về vụ JTC tố cán bộ Việt Nam nhận hối lộ từ công ty này...

Theo ông Mại thì đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm...

6. "Lúc họ nôn nóng, tôi đã nghi ngờ"

Một vị quan chức Quốc hội nói thái độ nôn nóng của ngành đường sắt khi đề xuất xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã khiến ông nghi ngờ.

Vị quan chức đó cho biết: "Tại kỳ họp Quốc hội khóa XII (2007-2011), ngành đường sắt rất “hăng hái”, "nhiệt tình", rất nôn nóng mong muốn Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

"Tôi tự đặt ra câu hỏi, tại sao ngành đường sắt phải nôn nóng và sốt ruột đến thế! Rõ ràng, đằng sau việc này phải có vấn đề gì đó...", vị quan chức chia sẻ với báo chí. 

DÂN KHÓC QUAN CHỨC MỚI CHO BÚ

(Kienthuc.net.vn) - Dân kêu ca không có cầu, phải qua sông bằng đu dây, chui túi nilon… thì cầu mới được xây. Cách quản lý này gọi nôm na là “con khóc mẹ mới cho bú”.


Di căn của cơ chế xin - cho

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nhìn nhận thế nào về câu chuyện khi dân kêu ca phải vượt suối bằng túi nilon thì cầu được xây, xảy ra vụ bảo mẫu hành hạ dã man trẻ thì nhà chức trách mới đi kiểm tra hoạt động của các nhà trẻ trên địa bàn...?

Cách quản lý này có thể gọi nôm na là “con khóc mẹ mới cho bú”. Nó không có gì mới ở Việt Nam nếu không muốn nói là kiểu quản lý điển hình, phổ biến. Đó là di căn của cơ chế xin – cho đã tồn tại từ hàng chục thập kỷ và đến giờ ta vẫn chưa thể thay đổi được. Dĩ nhiên, việc con khóc mẹ mới cho bú là bình thường. Nhưng một xã hội tiến bộ, phát triển cần phải được tạo lập trên cơ sở con chưa cần khóc thì mẹ đã cho bú một cách khoa học, bền vững, nghiêm chỉnh và bài bản.

Và cách quản lý của ta đang thiếu tất cả những yếu tố ông nêu?

Đúng.

Nhưng dù gì thì nó cũng có tác dụng nhất định, chí ít là còn tốt hơn việc khóc rồi mà vẫn không cho bú chứ?

Vấn đề là, để đi đến một xã hội phát triển, người ta không thể cứ bám riết lấy kiểu quản lý này được. Đó là một bước lùi và nó cho thấy chúng ta đang bước lầm đường chứ không phải là sự lạc hậu, lệch chuẩn nữa. Vì lạc hậu, lệch chuẩn thì còn có thể cải tạo, uốn nắn, nhưng khi đã lầm đường thì phải xác định để quay về vị trí xuất phát. Tiếc là lầm đường đã diễn ra quá dài.

Dại gì mà thay đổi

Thử lý giải nguyên nhân của việc lầm đường này quá dài, theo ông thì do đâu? Vì người ta đã không thể nhận thức được vấn đề hay còn có lý do nào khác?

Tôi tin rằng ai cũng nhận ra phải thay đổi phương thức quản lý sang mô hình con chưa khóc mẹ mới cho bú, tức là phải phân cấp, công khai, minh bạch. Thế nhưng, họ lại vẫn cố duy trì phương thức quản lý xã hội cũ, vì người ta đang mang danh đạo lý rằng kiểu quản lý này sẽ khiến họ nhìn thấy được người nào khó khăn sẽ ra tay giúp đỡ. Nhưng đó chỉ là sự ngụy biện. Bởi nguyên tắc quản lý là phải phân cấp cái nhìn, từ đó dễ dàng quy trách nhiệm, đằng này họ nắm trong tay cả rồi (quyền lực và tiền bạc) thì họ còn nhìn thấy gì nữa ngoài việc làm sao có lợi cho mình nhất. Ở mô hình quản lý phân cấp mới có chỗ cho năng lực quản lý chứ kiểu “con khóc mẹ mới cho bú” thì làm gì có. 

Nó sẽ có chỗ cho điều gì nếu không phải là năng lực?

Ấy là sự khôn khéo biết cách quan hệ, biết cách xin xỏ, thậm chí là chạy để xin được một dự án nào đó. Mà như thế đâu cần một anh học rộng tài cao, chỉ cần khôn lỏi là được.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng. 

Phải xin cái để chia chác lớn hơn

Quay trở lại với câu chuyện kiểu báo chí phản ánh cảnh người dân phải đu dây qua sông thì cầu mới được xây. Phải chăng vì cán bộ còn đang bận trăm công nghìn việc nên khó mà nhận ra?

Tôi không nghĩ thế. Ngay cả cái việc họ bảo không có kinh phí thì tôi cũng không tin. Chúng ta còn nghèo nhưng không đến mức không có tiền để xây được những cây cầu tạm cho người dân đi lại, vì chúng ta đã có những công trình nghìn tỉ đấy thôi.

Vậy ông tin vào điều gì?

Suy cho cùng thì đó là hệ quả của việc ta không quản lý nhà nước theo mô hình phân cấp, kiểu con chưa cần khóc thì mẹ đã cho bú. Địa phương không đưa việc xây cầu cho dân của một làng, một xã nào đó vào danh mục ưu tiên. Thay vào đó, có lẽ họ còn mải đi xin làm lễ hội để có cái mà chia chác lớn hơn.

Đừng nghĩ tới phát triển, nếu…

Trong câu chuyện quản lý “con khóc mẹ mới cho bú” này, theo ông thì ai sẽ là người được lợi hơn cả?

Đầu tiên là những người được thụ hưởng chính sách ấy. Chẳng hạn, người dân phải chui túi nilon để qua suối thì giờ đây đã có hẳn một cây cầu, như vậy người dân được hưởng lợi trước nhất. Và có một cái lợi nữa rất bất thường: Ấy là tên tuổi, chỉ số niềm tin, thiện cảm vào người trực tiếp đưa ra quyết định điều chỉnh tình hình.

Tại sao ông lại cho như thế là bất thường, khi họ làm những việc được lòng dân như thế?

Bất kể việc nào làm cho dân, có lợi cho dân đều tốt và cần được khuyến khích. Thế nhưng, bộ trưởng, thứ trưởng đâu phải là người đi giải quyết những vấn đề của cấp cơ sở. Họ phải làm những việc mang tính vĩ mô, bao quát, xứng tầm hơn chứ. Làm thế khác nào đem dao mổ bò đi giết gà. Đấy phải là việc của địa phương đó mới đúng chứ. Chính cách quản lý của ta đang khiến cho việc quản lý trở nên chồng lấn nên mới có chuyện chỉ khi có quyết định, chỉ đạo từ phía Trung ương thì địa phương mới làm, dù đó là những việc đáng ra cơ sở phải giải quyết.

Trong khi chưa thể từ bỏ được cơ chế xin cho thì theo ông, điều gì chi phối việc những người có trách nhiệm sẽ phải biết đâu là vấn đề cần ưu tiên cho dân sinh ở địa phương đó, rằng xây một cây cầu cấp thiết hơn là xin một cái lễ kỷ niệm?

À, cái này không dễ đâu. Đừng bao giờ ảo tưởng rằng người ta sẽ tự chuyển đổi, tự biết việc làm cái cầu lợi cho dân hơn là xin một cái lễ kỷ niệm. Vì thế, phải bắt họ chuyển đổi thôi. Phải thay đổi toàn diện cả hệ thống sang phương thức quản lý vì dân thực sự chứ không thể trên danh nghĩa vì dân mới mong làm được. Đừng tưởng cán bộ của ta không nhận thức được. Họ nhận thức được cả đấy, nhưng họ đâu có muốn thay đổi, vì vấn đề quyền lực, lợi ích cả thôi.

Cụ thể bằng cách nào, thưa ông?

Phải tạo ra cơ chế giám sát, ép buộc, phản biện... Chẳng hạn, việc tái cơ cấu kinh tế, có Quốc hội can thiệp thì mới làm chứ chờ người dân “khóc” thì khó lắm. Nói chung, đó là một việc lâu dài, chúng ta đang dần thực hiện nhưng kết quả vẫn chưa được rõ nét. Song cần thẳng thắn rằng, nếu không chuyển đổi phương thức quản lý, từ bỏ cơ chế xin cho thì chúng ta đừng bao giờ nghĩ tới câu chuyện phát triển.

Trân trọng cảm ơn ông!

“Vì sao ở ta câu chuyện trách nhiệm khó thực hiện? Ấy là vì có phân cấp cụ thể đâu, cứ quản lý theo kiểu tôi có một đống của đấy, ông cần gì thì xin thì làm sao mà biết trách nhiệm cụ thể ở đâu được.
Lẽ ra, nhiệm vụ của ông là phải đảm bảo đời sống cho người dân, không thể để họ phải đánh cược sức khoẻ, mạng sống của mình bằng những hành vi nguy hiểm vì không có cầu cống, không có đường đi lại. Đằng này, từ nhiệm vụ lại chuyển sang việc ban ơn khi ra quyết định này nọ. Đó là một xã hội không bình thường, rất lủng củng”.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh

Vũ Thủy (Thực hiện)

LẠI MỘT GÓC NHÌN MÙ MÀU

Ngày 24/3, trên chuyên mục Diễn đàn của BBC Việt ngữ có đăng bài “Chính quyền nhát hơn gián?” của tác giả Nguyễn Quảng. Bài viết cho rằng chính quyền Việt Nam (mà đại diện là Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh) đã sai trái khi tiêu hủy số gián ngoại lai này.


Đồng thời ông Quảng cho rằng loài gián đất của Trung Quốc giống như gián ở Việt Nam, và chính quyền quá nhát gan khi vội vàng tiêu hủy nó.

Sẽ không có gì phải đề cập nếu bài viết nêu ra quan điểm cá nhân về một vấn đề đang được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, đọc bài viết đó cho thấy ông Quảng đưa ra những quan điểm theo cảm tính cá nhân, thiếu hiểu biết về pháp luật Việt Nam và kiến thức sơ đẳng phổ thông.

Bài viết này sẽ chỉ ra những vấn đề đó.

Thiếu hiểu biết pháp luật 

Mở đầu bài viết, ông Quảng cho rằng hoạt động hành chính của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh là đại diện cho “Nhà nước Việt Nam”(?). Đây là một kiến thức sơ đẳng về sự phân cấp quản lý nhà nước, không chỉ riêng gì ở Việt Nam. Một hoạt động hành chính của chính quyền thành phố London không thể đại diện cho toàn bộ Anh quốc được. Đây là một sự quy chụp thiếu hiểu biết.

Tiếp đến, ông Quảng cho rằng quyết định tiêu hủy gián của các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh là “cảm tính”, bởi vì ông Nguyên - chủ trang trại nuôi gián đã được Sở KH&ĐT cấp phép nuôi gián. Điều này lại cho thấy ông Quảng tiếp tục thiếu hiểu biết nhưng vẫn đưa ra quan điểm cá nhân một cách “nguy hiểm”.

Thứ nhất: Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh đã xác nhận việc cấp phép nuôi gián là sai. Cái sai ở đây là đã cấp phép khi chủ đầu tư chưa có đầy đủ các giấy phép chấp thuận được nhập và nuôi gián - một loài động vật ngoại lai của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).

Hoạt động nhập động vật ngoại lai phải tuân thủ Pháp lệnh về giống vật nuôi. Tại khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh đã nêu rõ việc nghiêm cấm không được sản xuất, kinh doanh “giống không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh”. Tại khoản 2 Điều 23 quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống vật nuôi chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, kiểm định hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho phép”.

Gián đất nguồn gốc từ Trung Quốc là một loài động vật ngoại lai không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh. Như vậy, việc ông Nguyên nhập khẩu trứng gián về và tiến hành nuôi mà không xin phép đã vi phạm Pháp lệnh về giống vật nuôi và các quy định của Bộ NN&PTNT.

Thứ hai: Việc cấp phép của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh và công tác thu hồi, tiêu hủy động vật ngoại lai xâm hại là hai việc khác nhau.

Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh cấp phép sai thì phải bồi thường cho ông Nguyên theo luật định. Những cán bộ thiếu trách nhiệm gây hậu quả trên sẽ bị xử lý theo quy định.

Còn việc thu hồi và tiêu hủy động vật ngoại lai nguy hại ngay lập tức là việc cần thiết. Điều này tránh cho việc nếu nhận thức của người nuôi gián thấp, có thể giấu diếm, phát tán loại động vật ngoại lai xâm hại này ra môi trường.

Vì vậy, việc làm của các cơ quan chức năng trong việc thu hồi, tiêu hủy gián là hoàn toàn đúng đắn theo pháp luật, chứ không phải là “đã cưỡng bức, đốt sạch” như ông Quảng nói trong bài viết.

Thiếu kiến thức phổ thông 

Những ai học môn Sinh học ở phổ thông đều biết rằng, mỗi loài sinh vật có những đặc tính khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường và tính thích nghi của loài sinh vật đó. Trong cùng một loài, mỗi giống ở các khu vực và điều kiện sống khác nhau sẽ có những đặc tính sinh học khác nhau. Ví dụ cùng là lợn, nhưng lợn ỉ của vùng Tây Bắc Việt Nam có đặc tính sinh học khác lợn vùng Yorkshire của Anh quốc.

Vì thế, cùng là gián, nhưng có nhiều loài khác nhau và mỗi loài có đặc tính sinh học khác nhau. Đến nay, các nhà khoa học đã xác định có tới 4.000 loài gián.

Mặt khác, chúng ta đều biết rằng có nhiều loài gián gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Từ tiểu học, học sinh đã được học về loài gián là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm như dịch tả, tiêu chảy, là thủ phạm gặm nhấm, hư hỏng các vật dụng sách vở, quần áo...

Mặc dù có một số nghiên cứu cho rằng, một vài loài gián có thể là nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, trong danh mục các loại thuốc hiện nay, người viết tìm hiểu và chưa thấy có một loại thuốc nào mà thành phần dược hóa được triết xuất từ gián và được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn trong sử dụng.

Vì thế, quan điểm của ông Quảng cho rằng loài gián đất ở Trung Quốc mà ông Nguyên nhập khẩu và loài gián ở Việt Nam như nhau là một sự nhận thức thiếu kiến thức phổ thông.

Vì sao phải quyết liệt tiêu hủy 

Gián là một loại côn trùng gây hại. Tại Việt Nam, danh mục thuốc diệt côn trùng của Bộ Y tế cũng đã có quy định cụ thể các loại thuốc để tiêu diệt gián. Vì vậy việc tiêu hủy loài gián ngoại lai khi chưa có một khảo nghiệm, kiểm định và cấp phép của cơ quan chức năng về sự an toàn và không xâm hại đến môi trường và sức khỏe con người là hết sức cần thiết.

Không phải cái gì liên quan đến Trung Quốc chúng ta cũng nghi ngờ. Tuy nhiên, những trả giá cho việc nuôi gián tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải ở Trung Quốc trong thời gian qua đã cho thấy điều đó. Hàng nghìn hộ gia đình bỏ tiền mua trứng gián để nuôi, và những lời hứa bao tiêu sản phẩm đã biến mất cùng các nhà bán trứng gián. Những câu nói “lừa đảo” đã được báo chí nói về những vụ việc như vậy.

Bên cạnh đó, những loài động vật ngoại lai gây hại cho môi trường đã nhập vào Việt Nam trong thời gian qua như ốc bưu vàng, rùa tai đỏ, tôm thẻ chân trắng, hải ly,... đã là một bài học nhãn tiền cho những người chăn nuôi theo trào lưu mà không theo định hướng của Bộ NN&PTNT lẫn hậu quả chưa thể khắc phục đối với môi trường.

Hay bài học về việc một số thương nhân Trung Quốc sang đặt hàng trồng hoa hồng (bán giống và bao tiêu sản phẩm) với sự cổ súy của một số “nhà khoa học” ở Việt Nam. Lợi ích như các nhà khoa học lẫn thương nhân Trung Quốc nói đâu chưa thấy, chỉ thấy hàng nghìn hộ dân ở Thái Bình và Hải Dương giờ đây trở thành con nợ của ngân hàng khi đã trót vay tiền để đầu tư.

Sẽ như thế nào nếu một thời gian nữa, các “nhà đầu tư” Trung Quốc sau khi đã bán giống cho hàng nghìn hộ dân rồi vô tăm biệt tích trong việc thu mua sản phẩm như sự việc xảy ra ở các tỉnh của Trung Quốc đầu tư nuôi gián nêu trên?

Sẽ như thế nào nếu hàng trăm triệu con gián không được thương lái Trung Quốc bao tiêu phát tán ra môi trường? Trong khi chúng ta chưa có những khảo nghiệm, kiểm định về những độc tính lẫn khả năng truyền bệnh của loài gián đất Trung Quốc?

Sẽ như thế nào khi hàng nghìn hộ nếu trót vay tiền để đầu tư và giờ lại ôm một khối nợ khổng lồ với hàng triệu con gián như vụ việc trồng hoa hồng mấy năm trước? Hoa hồng còn có thể vô hại, chứ những con gián gây hại này sẽ như thế nào?

Những vấn đề nêu trên đã cho thấy, việc tiêu hủy loài gián đất ngoại lai nhập khẩu từ Trung Quốc mà chưa qua khảo nghiệm, kiểm định là cần thiết. Việc những cá nhân của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh sai sót trong thẩm định dẫn đến cấp phép sai sẽ bị xử lý theo quy định. Và người viết tin tưởng rằng, Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh sẽ có biện pháp bồi thường cho ông Nguyên vì việc cấp phép sai này theo luật định.

Tuy nhiên, những người dùng ngòi bút để phản ánh các vấn đề xã hội trên báo chí mà thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu kiến thức phổ thông cơ bản, nhưng lại đưa ra quan điểm chụp mũ “nguy hiểm” với tư duy thiển cận và thiếu kiến thức phổ thông như ông Nguyễn Quảng là một việc làm hết sức phản cảm và thiếu trách nhiệm với xã hội, với người dân.

Chúng ta khuyến khích những thông tin đa chiều đề nhìn nhận đầy đủ một sự vật hiện tượng. Nhưng chúng ta cũng phải bài trừ những bài viết đưa thông tin mù mờ, thiển cận và nâng cao quan điểm qua một góc nhìn mù màu như bài viết của ông Nguyễn Quảng.

Bài viết đã được xuất bản trên BBC Việt ngữ. 

(@ by Baron, 2014) 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Nguồn: Bau Trinh Xuan