Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

THÓI BỊT MẮT CHÉM GIÓ CỦA CÁC NHÀ ZÂN CHỦ


Thông thường, trí thức được hiểu một cách nôm na là người có một trình độ học vấn ở bậc cao, những đóng góp trí lực của họ là động lực quan trọng trong sự chuyển hóa xã hội. Chính vì vậy nên, các thế lực thù địch cũng đang cố gắng lợi dụng điều này để thực hiện mưu toan của họ đối với Việt Nam. Trách nhiệm xã hội đang đòi hỏi người trí thức có trách nhiệm luôn cẩn trọng trước khi đưa ra quan điểm, ý kiến riêng, bởi vì, không chỉ đơn thuần trên danh nghĩa “tự do ngôn luận” hay có sự “bất đồng quan điểm” để “nói lấy được,” mà muốn đánh giá hay phê phán về một vấn đề, một con người hoặc một luận thuyết, phải nhìn nhận khách quan từ nhiều phía, đặc biệt là từ góc độ giá trị lịch sử, nhân văn, đạo đức, phải dựa trên những giá trị chuẩn mực truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngày 4-5-2014 trên website của “Mõ làng” RFA có bài với giật Tít “Làm thến nào công lý không bị phỉ báng” có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Quang A một nhân vật không lạ lẫm gì trên thế giới mạng của các “nhà dân chủ”, được sự “mớm mồi” của người phỏng vấn vị này đã đưa ra những nhận xét một cách hồ đồ, vô trách nhiệm và đầy ác ý rằng: “Đây là cái bi kịch của ông Hồ Chí Minh, vì ông là người hết sức bất bình trong sự bất công và phân biệt đối xử của thực dân Pháp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc ông ta phát động một phong trào cách mạng để xóa bỏ sự bất công đó” và “Đáng tiếc là ông Hồ Chí Minh đã áp dụng một phương pháp, một hệ thống mà cái hệ thống đấy đã tạo ra một chính quyền thực sự đã lặp lại những bất công của thực dân Pháp. Thậm chí không chỉ lặp lại mà còn làm trầm trọng thêm, đấy là chế độ độc tài. Rất đáng tiếc là như vậy.” !?. Với những kiểu “phán” như trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những nhận định, lập luận mang nặng tư duy suy luận chủ quan, vô căn cứ và thiếu khoa học. Vậy họ là ai và những gì là sự thật đằng sau lời nói của họ? Không cần nói cũng có thể biết tác giả của những bài viết xuyên tạc về tình hình đất nước, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ, kích động, phá hoại đường lối của Đảng, đa phần là những người bất mãn về chính trị, trong tâm trí của họ luôn đặt cái “Tôi” lên hàng đầu, họ ảo vọng rằng “Trong biến sẽ làm nên chuyện”. Những điều họ nói rất dễ mê hoặc một bộ phận công chúng còn thiếu cái nhìn phê phán và tỉnh táo.


Trại chủ U-no Quang Áaa đang mơ về một nền dân chủ mua bằng tiền kiểu Thái.

Thông qua Internet, các blogger, các “nhà dân chủ” trong và ngoài nước cấu kết với nhau, tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước, chia rẽ Đảng với nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật, vu cáo, bôi đen chế độ Việt Nam. Họ tung ra các quan điểm, nhận định sai trái,hòng đánh vào nền tảng tư tưởng gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Họ phủ nhận chủ nghĩa Marx-Lenin, cho rằng chủ nghĩa Marx-Lenin đã lỗi thời, chỉ thích hợp với thế kỷ XIX, cùng lắm là đầu thế kỷ XX !? Là người Việt Nam,những con người thuộc đủ mọi thế hệ, nguồn gốc học vấn, biết vượt qua những định kiến để đặt trọn niềm tin vào Ðảng Cộng sản, tận hiến với dân tộc trên con đường đấu tranh vì nền độc lập của đất nước. Tấm gương của các trí thức đó là minh chứng thuyết phục nhất về một ý thức dân tộc chân chính, tuyệt đối vô tư, biết nhận ra và đứng về phía lẽ phải. Cũng thời gian gần đây, trên một số trang mạng có đăng tải những bài viết với nội dung luận bàn về “Những ảo tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh”; hoặc: “Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng chỉ nói mà không làm”… Đây là suy nghĩ của những người thiếu thiện chí, cố tình xuyên tạc đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nhưng lại núp dưới danh nghĩa “tự do ngôn luận, dân chủ, xây dựng, góp ý!? Và Sự thật không thể đảo ngược đó là: Với tư cách là người đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào quá trình “phi thực dân hóa”, làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

TÀU NGẦM TRƯỜNG SA THAY ÁO MỚI CHUẨN BỊ RA BIỂN

Sau lần chạy thử nghiệm thành công trên hồ lớn, ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa (TP Thái Bình) đã cho sơn lại toàn bộ bề mặt của tàu ngầm mini Trường Sa nhằm chuẩn bị cho lần chính thức ra biển.

Sáng 28/3 vừa qua, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đã chính thức đưa tàu ngầm Trường Sa do ông tự sáng chế ra hồ lớn để thử nghiệm. Sau khoảng hai tiếng thử nghiệm trong hồ ở thành phố Thái Bình, tàu ngầm Trường Sa với màu đỏ đã hoạt động nhịp nhàng trước sự chứng kiến của hàng trăm người.
Tàu ngầm Trường Sa có màu sơn đỏ ấn tượng

Vài ngày sau, ông Hòa đã quyết định sơn lại toàn bộ phần vỏ ngoài của con tàu để chuẩn bị cho chuyến ra biển. Ông Hòa cho biết toàn bộ quá trình sơn tàu diễn ra trong 2 ngày. Gần như toàn bộ con tàu đã được phủ một lớp sơn đen, màu sơn chủ đạo thường được dùng cho các tàu ngầm quân sự trên thế giới.
Tàu ngầm Trường Sa được sơn thêm 3 lớp. Lớp ngoài cùng có màu đen bóng.
Lớp sơn đen khá mịn của tàu có được là nhờ một loại sơn đặc biệt dành cho tàu biển. 
Theo ông Hòa, quá trình sơn và gia công cho toàn bộ con tàu đã tốn một khoản chi phí không nhỏ.
Dòng chữ "Chế tạo tại Thái Bình - Việt Nam" được sơn màu vàng nổi bật ở hai bên mạn tàu.
Phần giá đỡ phía dưới của tàu ngầm được sơn đỏ giống với màu cờ tổ quốc
Tên gọi "Trường Sa 01" cho thấy tham vọng chế tạo thêm nhiều tàu ngầm khác nữa của ông Hòa

Trao đổi với VnReview, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết mọi khâu chuẩn bị để tàu ngầm Trường Sa ra biển đã hoàn tất. Những lần thử nghiệm trước đã cho kết quả rất tốt nên ngoài việc sơn và tân trang lại phần vỏ thì ông chưa có ý định sửa hay thay thế bất cứ bộ phận nào trên con tàu.

"Tuần vừa qua, tôi đã làm việc với đại diện Viện kỹ thuật tàu quân sự (Bộ Quốc phòng). Chỉ chờ Bộ Quốc Phòng cho phép, tàu ngầm Trường Sa sẽ được ra biển", ông Hòa nhấn mạnh.

Tác giả tàu ngầm Trường Sa cũng cho biết khi ra biển thì tàu ngầm sẽ chạy thử trong bán kính 50 km, lớn hơn rất nhiều so với lần thử nghiệm trong hồ lớn tại khu công nghiệp Vĩnh Trà ở TP. Thái Bình.

TIỂU LUẬN NHÃ THUYÊN

LTS:Tiểu luận của Nhã Thuyên về thơ "dơ",thơ "rác".. . thì không đáng nói đến. Nhưng vấn đề rất nghiêm trọng là quan điểm đào tạo sai lầm. Kỳ này nói về luận văn của Nhã Thuyên. Các kỳ tới nói rõ sai lầm có hệ thống ở bộ môn Văn học Hiện đại Việt Nam khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội 

 
Thế là gần hai mươi năm qua Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình vẫn giữ quan niệm văn học sai lầm mà vẫn trở thành PGS-TS-Nhà giáo ưu tú - Tổ trưởng tổ văn học hiện đại Việt Nam để hướng dẫn nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan (tức Nhã Thuyên) hoàn thành luận văn Thạc sĩ “VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ: THỰC HÀNH THƠ CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA” đạt kết quả xuất sắc với điểm 10 tuyệt đối. Đây là một chương hài hước đặc sắc nhất trong lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội. 
Lời cảm ơn của tác giả Luận văn (từ đây xin viết tắt LV) nói lên phần nào tinh thần Umour ấy.
Tôi muốn bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn luôn sẵn lòng cởi mở đón nhận những ý kiến đa dạng về các hiện tượng đương đại.
Cảm ơn Tiến sĩ Võ Văn Nhơn, Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy, những người không ngần ngại chia sẻ tư liệu và trao đổi. Cảm ơn Thạc sĩ Trần Ngọc Hiếu vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quý báu... (và nhiều người khác).
Nội dung của Luận văn đãđược đưa vào tiểu luận Những tiếng nói ngầm, có đôi chút khác nhau chỉ là sự trau chuốt, thêm Lời ngỏ và cắt tỉa những chỗ quá khiêu khích trắng trợn mà chúng tôi sẽ phân tích sau.
Vấn đề rất quan trọng ở đây là sự khác nhau giữa Luận văn và tiểu luận. Một tác giả tự do đăng tải trên mạng. Các cư dân mạng có thể tiếp nhận ở những mức độ khác nhau, có thể người ta không đọc, có thể được tán thưởng, có thể bị phản đối một cách quyết liệt, như hồi ký của một vị giáo sư cách đây mấy năm.
Nhưng một Luận văn cao học trong một cơ sở đào tạo của Nhà nước thì có tính pháp quy. Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm của quốc gia, tính pháp quy của Luận văn càng phải chặt chẽ. Luận văn phải lưu ở thư viện quốc gia, là tài liệu chính thức cho người nghiên cứu, tham khảo. Tác giả Luận văn lại là người giảng dạy, trực tiếp đứng lớp thì học trò phải học theo. Vì thế cần phải vạch rõ tính chất nguy hại của Luận văn này.
Ngay trong tên của Luận văn, thì góc nhìn văn hóa ở đây là góc nhìn nào? Thuộc về một thứ văn hóa nào? Nó vừa mập mờ che mắt người đọc, vừa ngầm chứa một ý tưởng xấu. Thông thường người ta hiểu từ Văn hóa là hay là tốt, là đúng... nhưng đọc vào nội dung mới thấy góc nhìn của Luận văn là góc nhìn phản văn hóa. Hãy xem Lý do chọn đề tài của tác giả Luận văn:
Nếu coi văn hóa là một chỉnh thể, thì cái chỉnh thể này, bất kể không gian hay thời gian, luôn bao gồm cái hiện diện và cái vắng mặt, dòng chính (mainstream) và dòng ngầm (underground). Theo đó, dòng chính thường được coi như là trung tâm, là hệ quy chuẩn cho những định giá trong tiếp nhận, cũng có nghĩa nó mang quyền năng chi phối và tác động, quyền năng hình thành quy phạm, hình thành thiết chế. Tuy nhiên, luôn luôn xảy ra quá trình giải quy phạm và phá hủy thiết chế, nhất là khi thiết chế đó bộc lộ sự xơ cứng và bảo thủ, diễn ra ngay trong dòng chính như một quy luật của vận động. Và không khó hiểu, ở những thời điểm khủng hoảng, những cuộc cách mạng/khởi loạn thường xảy ra. (Luận văn - trang 3) Vâng! Nhưng không phải hầm bà lằng, tạp pí lù đâu!
Và đây nữa, là “văn hóa” khi nhận xét, bình luận các hiện tượng văn học:
Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai như những kẻ mua vui nhàn rỗi cho quần chúng bằng thơ tiếu lâm. Nguyễn kết thúc thời kỳ anh hùng bằng việc trộn lẫn hư cấu và lịch sử, nhưng vẫn kỳ vọng vào sự thay đổi và “quyền được nói sự thật”, và cuộc chiến đấu của Nguyễn vẫn là cuộc chiến đấu với một ý thức hệ bao trùm. Các nhà thơ “phản kháng” trong bối cảnh hậu đổi mới như Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Phan Bá Thọ, Mở Miệng, hay nhiều nhà thơ khác xuất bản trên Tiền Vệ hay Damau, thể hiện sự phản kháng bằng nhận thức rộng rãi hơn về bối cảnh. Họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng. Họ không thể gây hấn chỉ bằng cách nỗ lực nói sự thật, vì niềm tin vào sự thật cũng không còn. (Luận văn - trang 31)
Và đây có thể xem là mục tiêu “văn hóa” của Luận văn, khi định giá trị của cái ngoại vi, cái khác (other), cái bên lề:
Cái bên lề xuất hiện đòi làm cách mạnh khi cái trung tâm trở nên cỗi già. Quá trình kết tụ sức mạnh thành dòng ngầm của những cái bên lề và “gây hấn” ở những thời điểm cách mạng không phải là một thuộc tính văn chương, mà là một hiện tượng phổ biến và nằm trong bản chất của vận động, do đó, cũng là một hiện tượng vận động có tính quy luật của lịch sử văn học, ở bất kỳ thời gian, không gian, trong bất kỳ thể chế nào, mọi thời đại, mọi quốc gia, lãnh thổ. Nó luôn là biểu hiện của một nỗ lực tìm kiếm ý thức văn hóa mới có tính chất thay thế, làm đối tượng với cái đang trở nên già cỗi, mòn sáo và chuyên chế. (Luận văn - trang 25)


VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐHSP HÀ NỘI 

Một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối 
CHU GIANG 

(Xem từ số 256)
Mặc dù Luận văn trưng bày nhiều lý thuyết của nước ngoài làm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu như khái niệm LỀ (margin) hay SAMIZDAT (tự xuất bản), tựu trung chỉ để khẳng định, đề cao thực hành thơ của nhóm MỞ MIỆNG. Và đây là sự đánh giá của Luận văn về sự giải phóng ngôn ngữ, về “hai thứ taboo vào loại lớn nhất, nguy hiểm nhất trong các xã hội Việt Nam là Nói Tục và Chính Trị thì đều được các nhà thơ MỞ MIỆNG và những người đồng ý hướng xuyên thủng” (Luận văn - trang 66). Và được tác giả hết lời ca ngợi:
Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ. Xin đọc một đoạn:

TÍNH HÁO DANH NHỎ MỌN VỤ LỢI CỦA NGƯỜI VIỆT

TM & CN: Một bài viết hay của tác giả Nguyễn Hoàng Đức. Với tư duy của người nghiên cứu triết học, anh đã ẩn dụ một cách rất khéo léo những thói hư, tật xấu của người Việt qua sự háo danh thiếu liêm sĩ và trí tuệ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến xứ An-nam mãi không thể nào hòa nhập được với đại đồng văn minh nhân loại.

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc TM & CN.

Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, đông bậc nhất thế giới nhưng là nước nghèo nàn đội sổ bậc nhất thế giới, và cũng có đông người làm thơ nhất cỡ ít ra cả triệu nhà thơ nhưng không thấy tác phẩm lớn mà chỉ thấy các mẩu vụn vẫn được gọi là “thơ hắt hơi”, những thứ bé hơn cả chuồng gà chuồng vịt. Tại sao? Bởi vì người Việt chỉ háo danh hão huyền nhắm vào vụ lợi “tham bát bỏ mâm” gắp cho mình, nên đất nước mới nghèo nàn lạc hậu và thi ca chỉ là chiếu rách à ơi mua vui bên chén rượu nhạt hay chén trà trong chốc lát. Hôm nay tôi xin bàn vào việc này.

Số lượng hơn 24.000 tiến sĩ Việt, kết quả thế nào? Nếu mỗi tiến sĩ chỉ cần viết một bài tiểu luận, thì chúng ta sẽ có ngần ấy bài, và in được khoảng 240 cuốn sách dầy dặn với mỗi cuốn có 100 bài. Nhưng than ôi, làm gì có ai thấy hơn hai trăm cuốn sách đó, mà 24 cuốn cũng không?

Chúng ta nghĩ gì khi một tiến sĩ không viết nổi 1 bài tiểu luận? Vậy thì 1 luận án bảo vệ tiến sĩ của người ta dầy hơn một trăm trang A4 lại không hơn một tiểu luận chỉ nghìn chữ thôi sao? Có một vụ án đã vỡ lở tại Việt Nam, một kẻ vừa tốt nghiệp đại học ra trường đã dịch vụ làm luận án cho hơn trăm tiến sĩ bằng cách vào các thư viện sao chép các đoạn tài liệu. Điều đó nói lên cái gì? Đó là những tài liệu vô hồn, chỉ có số liệu mà không có phán đoán, nhưng như vậy cũng đủ cho một bằng tiến sĩ. Ở Việt Nam, tôi được biết trong nhiều khoa người ta chấm lẫn cho nhau để có 100% thạc sĩ, người nào cũng nhận điểm suýt soát tối đa “nắm phải chim” tức là “chín phẩy năm”.

Chính vì tiến sĩ của ta đa số là chép tài liệu, đẩy đít như không cần có ngoại ngữ, hoặc ú ớ mấy từ, không cần biết phán đoán cá nhân, mà như nhân gian nói, chúng ta chỉ là “tiến sĩ giấy”, có thể ăn được, nói được, chém gió rất tài, nhưng lại không làm được. Việc viết được luận án tiến sĩ ư? Đó chỉ là trong khoa, trong trường chấm “nội bộ” lẫn nhau, nhưng việc viết một bài tiểu luận hay một cuốn sách chuyên luận là rất khó, bởi lẽ việc đó phải hiện diện trước công luận, chứ không phải thứ úm ba la chém gió trong nhà. Ngành văn học là dễ thấy nhất, có cả triệu người đã học trình độ đại học, nhưng cả nước không có đủ chục người có khả năng viết phê bình văn học. Còn các ngành khác? So với Nhật Bản hay Hàn Quốc, các chuyên gia tính, số đăng ký bản quyền phát minh ở Việt Nam kém hơn cả nghìn lần. Than ôi, lượng tiến sĩ của mình thì đông gấp năm lần người ta, nhưng bằng phát minh thì chưa được một phần nghìn. Nghĩa là chúng ta chỉ có bằng giấy không thể nào ra quả được.

Ở đời ai cũng khát danh vọng, bởi vì cái đó là biểu hiện của vinh quang cũng như sự tôn trọng. Đó là điều chính đáng! Một viên sỏi ném xuống nước còn sủi bọt lên, làm người mà vô tăm tích như bèo trôi trên sông không để lại dấu vết gì thì cũng thật buồn. Nhưng như người Việt nói “Thế gian chuộng của chuộng công/ Nào ai có chuộng người không bao giờ”. Còn người phương Tây có phương ngôn “Người ta được quí trọng ngang với những gì cống hiến cho mọi người”. Nếu ta không cống hiến hay hy sinh cái gì cho người khác, thì làm sao muốn người ta trọng thị mình? Anh vĩ đại ư? Nhưng anh đã làm gì để thành vĩ đại? Thi hào Goethe nói cụ thể: “Mọi vinh quang phải đi kèm với công lao”. Nằm ngủ gãi háng để rồi vinh quang sẽ rơi xuống như nhện rơi từ trần nhà xuống người mình ư? Trong tự nhiên, cũng có cả qui luật huyền bí, đó là nhện sẽ không bao giờ rơi xuống kẻ vô tích sự, bởi vì “nhện sa sà đón xin đừng vội lo”.

Người phương Tây họ cũng háo danh, nhưng háo danh bằng cách nhảy thác Niagara, nghĩa là đem cả mạng sống mình để đổi lấy sự nổi tiếng còn hơn phải chết buồn trong cuộc đời buồn tẻ không phát xạ bất cứ đốm sáng nào khác thường. Rồi người ta đăng ký các kỷ lục Guinness từ tâng bóng, đến đá cầu hay ăn ớt… Đó chí ít là vinh quang cụ thể mà người ta làm được. Nhưng còn các tiến sĩ ở ta? Họ tung mọi tiền bạc ra chạy cán đích có phải để ẵm chiếc bằng là vinh quang chữ nghĩa? Không, cái bằng đó là thứ để đổi lấy một cấp bậc cụ thể hay mức lương nào đó. Có cả các vị quan đã cho cả người đi học hộ mình mong lĩnh bằng cho việc thăng chức.

Còn việc làm thơ? Có phải người Việt rất yêu thơ không? Không hề! Vì một người yêu âm nhạc hay ca khúc, nghe tiếng nhạc họ liền nhún nhảy hát theo, không cần để ý bài hát đó là của ai sáng tác. Ngược lại người làm thơ xứ ta, yêu thơ đến độ chỉ thích đọc thơ mình, thơ của ai dù hay mấy cũng bị bỏ ngoài tai. Thực ra đó chỉ là người bán hàng, muốn giật loa khỏi tay người khác để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Nhưng đây là bi kịch lớn nhất của thơ Việt, sau khi giật được loa, chiếm được sàn diễn trên báo, ngồi ì cả mấy chục năm nhưng không biết quảng cáo sản phẩm của mình có gì.

Làm thơ ở Việt Nam chỉ là cách để người ta háo danh nhanh nhất và lười biếng nhất. Cụ thể, một câu lạc bộ thơ bên phía bắc sông Hồng, sau thời gian đua nhau ra các tập thơ mỏng như tờ rơi, họ liền tiến vào báo văn nghệ của thủ đô, làm vài trang ra mắt chào mừng, liên hoan với nhau mấy can bia to tướng cùng lạc luộc. Điều ấy có vui không? Có! Nhưng nếu chỉ có vậy thì không sao? Đừng này sau khi đăng báo, mấy vị thơ nhà quê lại trách móc, tại sao thơ của chúng tôi không được các nhà phê bình khen như thể thơ đã leo lên báo. Chao ơi, thơ từ bùn đất quê nhà được leo lên báo thủ đô quả là quãng đường của phi công Phạm Tuân bay lên vũ trụ, mà không được bình phẩm sáng láng lại chìm xuồng như bia lạc chui vào dạ dầy rồi lại chui ra ư?

Đấy chúng ta thử nhìn cách sống, cách nghĩ, cách sáng tạo của người Việt. Ở Việt Nam không có một chiếc thuyền thúng nào được đặt tên cả. Còn khi đã đóng một con tầu, thì nó phải được đặt tên rồi mang số hiệu. Muốn làm một con tầu thì sao? Nó phải có ý tưởng lớn đầu tiên như đi dường dài hay vượt biển. Rồi phải được lắp đặt bằng các chi tiết nhỏ nhất bằng kỹ thuật. Một người mới loanh quanh trong sân, nghê nga mấy câu thơ sau lũy tre làng, lại là lúc nông nhàn, sao lại khao khát mình nổi danh là nhà thơ thiên hạ. Làm thơ ít ra phải như Nguyễn Du sôi kinh nấu sử, mang “Thanh Tâm Tài Nhân” của Tầu xa vạn dặm về nhà sao chế mới mong “tầu vượt biển” có danh chứ, đằng này chữ nghĩa chưa hết cấp ba, nông binh còn đượm mùi bùn, sao lại đòi ẵm vương miện vinh quang của chữ nghĩa? Như vậy chẳng là ảo mộng hão là gì?

Tất cả mọi người đều khao khát vinh quang! Tôi cũng không nằm ngoài số đó. Chỉ có điều chúng ta nên nhớ “vinh quang phải ngang bằng công lao”, mấy vần thơ cảm xúc trong ao nhà không cách gì đóng hộ chúng ta một chiến hạm khổng lồ để vượt đại dương đâu?! Nếu chúng ta không sửa soạn đóng tầu với những khung giàn thép khổng lồ, thì đừng có mơ, con thuyền lá tre bé tẹo dù có xinh xắn mấy của ta bỗng chốc trở thành tầu chạy năng lượng hạt nhân lướt sóng đại dương vù vù. Người đời khuyên “biết mình biết ta”, để tránh ảo tưởng về mình, mỗi chúng ta nên biết phản tỉnh để nhận ra khả năng của mình. Một người nông dân làm thơ để vui chơi, không sao cả, nhưng người đó muốn nằm mơ thành thi hào xuất chúng thì không tốt. Càng dở hơn nếu người đó có người chống lưng mong ước hộ mình, câu lạc bộ thơ làng ta sẽ lên báo hết, và sau bữa bia lạc chúng ta sẽ trở thành các nhà thơ được giới phê bình tung hô. Những chiếc thuyền thúng đừng nên nghĩ có một phép lạ nào để nhập nhèm đứng cạnh khoe vóc dáng với tầu sân bay.

Muốn nước nhà hùng mạnh, chúng ta nên có tư duy làm tầu lớn từ khung thép đến sàn tầu. Còn nhanh và tiện như làm thuyền thúng ư, một triệu cái thuyền thúng vẫn chỉ là thứ bé bỏng vô danh mà thôi.

Nguyễn Hoàng Đức 

Nguồn bài viết và hình ảnh: Ở đây.

HÃY CỨ YÊN TÂM MÀ LÀM GÁI Ế !

Có một gia đình ấm áp và một bờ vai đàn ông để nương tựa là điều mà mọi phụ nữ đều ao ước. Nhưng đôi lúc, thân phận "gái ế" cũng mang đến những hạnh phúc mà những người đàn bà có chồng, có con chưa chắc tìm kiếm được.

1. Là gái ế, bạn dễ có được thân hình thon gọn và gương mặt láng mịn, tươi tắn

Quả đúng như vậy. Trong khi những cô nàng đã một nách một, hai con còn đầu bù tóc rồi vì chăm chút cho lũ nhỏ thì cô nàng độc thân có thể dành những sáng chủ nhật rảnh rỗi đắp mặt nạ, mỗi tối trước khi đi ngủ nhởn nha thoa kem dưỡng da và mát xa cơ thể nhẹ nhàng.

Những lớp học thể dục thẩm mỹ cũng là nơi lý tưởng để các cô nàng độc thân lui tới, vào thời điểm mà bạn bè đồng lứa đã cưới chồng còn đang tất bật đi chợ, đón con, loay hoay với việc nấu bữa tối cho cả gia đình.

Không những lợi thế về mặt thời gian, phụ nữ độc thân còn lợi thế cả về động lực làm đẹp. Thường thì, phụ nữ độc thân luôn muốn quyến rũ hơn trong con mắt người khác phái, vì thế họ không quản ngại để chăm chút cho dung nhan.

Ngược lại, phụ nữ có chồng đôi khi hơi chủ quan với công cuộc làm đẹp. Họ ít nhiều cảm thấy yên tâm về việc mình đã có một ông chồng, và "một người mẹ chỉ cần con cái xinh đẹp, mình xấu xí một chút cũng không sao". Tiếc là, dù 30 hay 40 tuổi, 1 con hay 5 con, phụ nữ vẫn cần thơm tho và cân đối.

2. Tha hồ gặt hái thành công trong sự nghiệp

Những cô nàng ế ẩm lại thường là những cô nàng rất cá tính và coi trọng sự nghiệp. Công việc là nguồn vui lấp đầy những tháng ngày tự do của họ. Cộng thêm khoảng thời gian "tiết kiệm" được từ việc ít phải làm việc nhà, giảm bớt khối lượng áo quần cần giặt giũ, bớt tiêu tốn nơ-ron thần kinh cho con nhỏ hay chuyện nhà chồng, họ sẽ dành quỹ thời gian đó đầu tư cho công việc.

Hôn nhân nhiều khi làm giảm động lực thăng tiến của phụ nữ. Thực tế cũng cho thấy, một tâm hồn tự do phóng khoáng sẽ sản sinh nhiều ý tưởng sáng tạo hơn là một tâm hồn chỉ còn sữa, bỉm và lịch tiêm phòng của con.

3. Sự tổn thương mà một cô nàng ế ẩm phải chịu đựng, đôi khi cũng đem đến nhiều lợi ích

Tổn thương bởi một người đàn ông, bởi một quan hệ sai lầm, bởi một niềm tin đặt nhầm chỗ hay đơn giản là tổn thương vì cô đơn do ế ẩm cũng là điều tốt. Đây là cơ hội để bạn nhìn nhận lại chính mình và ngộ ra nhiều chân lý.

Đầu tiên, bạn sẽ nhận ra những lời nói có cánh không hẳn đã thật lòng và mình thì chưa hoàn thiện. Mình cần đẹp hơn, đáng yêu hơn, chân thành và biết quan tâm hơn tới mọi người. Một cô gái lúc nào cũng được phái mạnh yêu chiều, nâng niu sẽ khó mà tỉnh táo được như cô nàng này.

4. Không cần giải thích, không phải đau đầu vì những cãi vã không đâu

Trong một mối quan hệ tình ái, việc nói những lời giải thích, xin lỗi vẫn đều đều như cơm bữa. Cô nàng ế chồng thì không cần làm những điều đó, vì đơn giản không ai thắc mắc hay phán xét về hành động của bạn, cho dù đó là một hành động có chút ngớ ngẩn hoặc điên rồ.

5. Bạn sẽ bận bịu với vô vàn kế hoạch mới mẻ và thú vị

Một cô gái ế có thể bớt được gánh nặng từ những công việc nhà. Lương bổng của phụ nữ độc thân cũng gần như không phải san sẻ với người khác. Với quỹ thời gian và tài chính rất tự chủ đó, cô nàng có thể tham gia một lớp học khiêu vũ, học nhảy dù, đi làm từ thiện, nâng cao khả năng tiếng Anh hoặc học thêm một ngoại ngữ khác.

Những ngày nghỉ, cô có thể nằm dài trên giường nghĩ ngợi về cuộc đời và đi cafe với bạn bè bất cứ khi nào cô muốn. Phụ nữ không ế có thể nghĩ tới nhưng chưa chắc đã thực hiện được hết list công việc thú vị này.


Và phụ nữ độc thân, hễ muốn là có thể "xách ba lô lên và đi", chẳng chồng nào, con nào "buộc chân" giữ lại. Tự do khám phá, tự do đi là đặc ân của một cô gái ế chồng.

HƠN MỘT NỬA VỤ KHIẾU NẠI TỐ CÁO THỜI GIAN QUA LÀ SAI



Khiếu nại tố cáo luôn là vấn đề nóng, bởi đó là xung đột lợi ích sát sườn của từng cá nhân. Chuyên mục "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" tuần nay tập hợp một số câu hỏi về khiếu nại và tố cáo mà người dân gửi tới chương trình chuyển đến Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.

PV: Một số thống kê cho thấy, số đơn khiếu nại tố cáo về lượng đã giảm, nhưng các vụ việc tranh chấp nghiêm trọng có vẻ ngày càng tăng lên, thậm chí nhiều vụ đối đầu với các cơ quan pháp luật, xin Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân là do đâu?

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh: Qua theo dõi, chúng tôi đánh giá việc khiếu nại của người dân hết sức bức xúc, có những trường hợp rất gay gắt kéo dài, cho nên trong đánh giá nguyên nhân vừa qua chúng tôi đã tìm ra mấy nguyên nhân như sau: thứ nhất, do cơ chế chính sách. Mặc dù Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều lần, thay đổi điều chỉnh bổ sung, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Song song với việc khiếu nại về đất đai, chiếm tỉ trọng rất cao, thì nhiều trường hợp do lịch sử để lại cho nên cũng rất khó trong việc giải quyết khiếu nại dứt điểm đối với bà con.

Nguyên nhân thứ hai, trong thời gian vừa qua, các cấp các ngành, đặc biệt là chính quyền các địa phương đã hết sức tích cực trong giải quyết khiếu nại, nhưng vừa qua cũng vẫn còn một số nơi, một số trường hợp cũng chưa giải quyết triệt để, đến nơi đến chốn, biểu hiện một số trường hợp còn né tránh, đùn đẩy kéo dài, giải quyết chưa rõ ràng không khách quan làm cho người dân bức xúc.

Nguyên nhân thứ ba là ý thức chấp hành pháp luật của người dân, cũng như nhận thức của người dân trong việc khiếu nại còn mức độ. Song song đó có thể nói rằng trong khiếu nại đông người cũng có một phần, một tỉ lệ nhỏ là do kích động của kẻ xấu cho nên người dân ngộ nhận để liên kết, móc nối, đi khiếu nại để gây áp lực cho chính quyền.

PV: Như Tổng Thanh tra vừa cho biết việc tồn đọng đơn thư tố cáo, khiếu nại vốn nhức nhối nhiều năm nay. Một người dân gửi thư đến chương trình cho biết, tôi xin được trích nguyên văn: ”Là một người dân gửi 1 đơn thư đi, chúng tôi chờ đợi từng ngày từng giờ phản hồi từ cơ quan Nhà nước nhưng nhiều khi thất vọng, bặt vô âm tín”. Mời Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời câu hỏi này của người dân?

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh: Chúng tôi cũng hiểu được những tâm tư, sự trông đợi của bà con là người khiếu nại, bởi vì có những vụ việc tồn đọng rất lâu, chúng tôi phân loại có những vụ việc kéo dài đến trên 30 năm. Cho nên trước tình hình đó, năm 2012 thanh tra chính phủ đã ban hành kế hoạch 1130 để giải quyết tồn đọng phức tạp kéo dài. Qua hơn 1 năm rà soát, phân loại, giải quyết những vụ việc tồn đọng phức tạp kéo dài, đến nay đã giải quyết được trên 90% vụ việc. Và sau khi giải quyết có thể nói rằng sự tập trung của các cấp, các ngành rất cao kể cả Trung ương và địa phương, đồng thời sự tin tưởng, hy vọng, đồng tình của người dân rất tốt. Từ thực tế đó, sau thực hiện kế hoạch 1130, thanh tra chính phủ xem xét thấy vẫn còn một số vụ việc vẫn còn tồn đọng. Cho nên đã ban hành một kế hoạch 2100 tiếp tục giải quyết những tồn đọng kéo dài trong nhiều năm vừa qua mà trong kế hoạch 1130 giải quyết chưa hết. Để thực hiện việc tiếp theo, chúng tôi đã giao cho chính quyền các cấp chủ động thực hiện việc này. Các cơ quan trung ương, trong đó có tranh tra chính phủ, Bộ Tài nguyên- Môi trường, các Bộ ngành có chức năng cùng tham gia với các địa phương, để tạo thành một sự thống nhất phối hợp tìm ra giải pháp chung, tiếng nói chung để giải quyết cho bà con, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ việc tồn đọng kéo dài.

Góc Rận: "NHÂN HẬU" KIỂU NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP



Chữ rằng nhân hậu cũng ba bảy đường

Phạm Xuân Nguyên khen Nguyễn Quang Lập là con người nhân hậu (Bạn văn. Nxb Trẻ, TP.HCM 2011, tr. 8). Nguyễn Quang Lập lại khen Xuân Sách: Anh sống đôn hậu thuỷ chung, người ta chỉ làm phiền anh thôi chứ anh có làm phiền ai bao giờ... (Sđd, tr. 199).

Cùng cánh cùng cạ thì yêu quí tâng bốc nhau lên. Thực tế không hẳn như vậy. Anh Xuân Sách không phải đôn hậu cả đâu. Xuân Sách là bậc đàn anh, cũng là đồng hương Thanh Hóa, đã qua đời. Nên để anh yên nghỉ. Nhưng vì người ta cứ “hồi sinh” anh lại mà tâng bốc theo ý họ nên cũng phải nói lại. Bởi có ai cũng biết cũng hiểu phía sau trang sách, “ý tại ngôn ngoại” cả đâu. Người xưa nói: Ngựa không thể bay, chim không thể chạy. Hà cớ gì mà chê bai cái chỗ bất túc của người khác. Lại nói: Người quân tử phải có cái tâm rộng lớn để dung được cả thiên hạ. Yêu quí kẻ có tài. Nâng đỡ kẻ yếu kém. Có đâu lại đố kỵ nhau. Về anh Xuân Sách, đã nói rõ ở bài trước (Bôi nhọ cả Chế Tiên sinh) nay không nhắc lại. Nhưng đại để như thế.

Còn Nguyễn Quang Lập “nhân hậu” đến đâu, xin dẫn mấy trường hợp để Tướng quân và bạn đọc cùng suy ngẫm.

1. Giễu cợt ngày 30-4-1975 

Nguyễn Quang Lập (NQL) viết: 
... Nếu không có một sự cố nào làm thay đổi căn bản và mãi mãi cuộc sống hiện thời, tôi dám chắc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày ngọt ngào nhất mọi thời đại”... “Bảo đảm nếu có người tuột quần chạy rông giữa phố, vừa chạy vừa hô “muôn năm” - tất nhiên nếu “đả đảo” lại là chuyện khác - cũng không ai bắt phạt hoặc kết tội. Tôi được cô giáo toán xác suất gọi vào phòng cho ngủ, nói trắng ra là làm tình... Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng... Ngày 30-4 quả là ngày trọng đại.
Thầy trò NQL đón nhận tin chiến thắng như thế đó. Ở đây phải nói NQL rất giỏi dùng cách nói mà như người Nam bộ nói “Zậy mà không phải Zậy!”. Nhưng mà vui đến như thế, vui mà làm như thế thì chỉ có đám heo lai hoặc heo rặt nọc. Bởi vì trong ngày ấy người chiến thắng không chỉ reo cười nhảy múa... mà người có lương tri thì xót xa, biết bao nhiêu nước mắt tuôn ra khi được tin chiến thắng. Một nhiếp ảnh gia đã ghi được khoảnh khắc ấy: người mẹ già gục mái đầu bạc vào ngực đứa con trai vừa thoát khỏi ngục tù. Ở Chuyện không có trong sự thật Nguyễn Quang Lập dựng và mô tả chuyện một phụ nữ làm tình với con bẹc-giê... đến mức móng chân con chó bấu vào lưng người phụ nữ rất đậm rõ... Con người với nhau không “cực khoái” bằng với con chó hay con người chỉ có, chỉ tìm thấy niềm vui sướng với chó má, với loài vật... Thế mà có người vội khen rất hay rồi đem in lên Văn nghệ quân đội...! Tìm niềm vui, hạnh phúc trong thú tính như thế mới là đổi mới văn học chăng?

Còn đây là chuyện thật: NQL giảng giải cho Hoàng Phủ Ngọc Tường rằng cái lưỡi không chỉ có chức năng lùa ngôn ngữ ra, mà còn là khí cụ của văn hóa giường chiếu và khen Hoàng Ngọc Hiến rất giỏi câu giờ như thế, đến hàng giờ đồng hồ... (Xem Bạn văn. Mục Hoàng Phủ Ngọc Tường và Đoàn Tử Huyến). Tư duy nghệ thuật của NQL kể cũng lạ. Cái phần thú tính, sao mà nhiều thế!

Nguyễn Quang Lập gọi đây là những chuyện có thật và bịa đặt của tôi, một cuốn tiểu thuyết của ông và ghi ở đầu sách: Tôi và tất cả những ai có tên trong cuốn sách này đều do tôi tạo ra, kể cả bố mẹ tôi. Đương nhiên tiểu thuyết, truyện hư cấu, thì phải như thế. Bịa như thật (Nguyễn Công Hoan) đã giỏi, mà bịa cho thật thành bịa cũng giỏi đấy. Rõ ràng là do nhà văn tạo ra. Ngoài đời nó có thể có có thể không nhưng trong lòng nhà văn, trong tâm tưởng nhà văn, là có. Và đấy là cơ sở để đánh giá tài năng, lòng nhân hậu của nhà văn (Blog Quê choa. Sunday June 29-2008).

2. Lạy ông con ở bụi này!

Cũng blog trên, NQL khoe: 
Thầy ba tôi, một người vĩ đại nhưng không hề nổi tiếng, vẫn dạy ông: để ứng xử tốt với đời cần phải tôn trọng mọi nguyên tắc và khinh bỉ chúng hết thảy. Đó là lời dạy của người cuồng nhưng nếu dịch thoát ra thì thật hay: Dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Gần bảy mươi năm qua, ai cũng biết đó là câu nói mà quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã được dặn dò để lo việc nước trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Người thấm nhuần ít nhiều Nho học đều hiểu đó nguyên tắc xử thế của người quân tử, vô cùng thâm sâu, cao quí: đối nhân xử thế (bên ngoài) và tự giữ mình (khí tiết, bên trong): Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất... Người quân tử có thể bị bắt bớ, bị giết nhưng không thể bị xui khiến làm việc bậy.

Chỉ có đám con buôn, cơ hội vụ lợi, khi cần thì rối rít tôn trọng, kính trọng nữa. Xong việc thì khinh bỉ tuốt. Hồng quân đến thì treo cờ đỏ. Bạch vệ đến thì treo cờ trắng. Sản xuất nông cụ đồng thời với sản xuất dây thép gai để rào ấp “tân sinh”, làm tất, miễn là có tiền, có nhiều tiền.

Chỗ này thì đúng là riễu người mà không nghĩ đến ta!

Thành ra, không còn tin gì ở NQL nữa. Qua sông đấm sóng ai mà dám tin!

3. Phát hiện ra “... pháo chèn Tô Vĩnh Diện”

Trong bài “Nhớ Trần Dần” (Sđd, tr. 24), có đoạn thoại giữa anh Quán (Phùng Quán) và Trần Dần. Anh Quán nói: Nó (Nguyễn Quang Lập) bảo pháo chèn Tô Vĩnh Diện chứ không không phải Tô Vĩnh Diện chèn pháo... Trần Dần vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh (Sđd trên tr. 24-25).

“Phát hiện” này được NQL giải thích rõ hơn trên Blog Quê choa (Friday June 6-2008). Anh (Trần Dần) nhìn mình hỏi sao? Mình nói khi kéo pháo lên dốc, đã đứt dây, anh Diện chạy không kịp thì bị chèn thôi.
Anh ngồi yên hồi lâu rồi hơ hơ, ngừng vài giây sau lại hơ hơ, vài giây sau nữa mới hơ hơ hơ thành một tràng, vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh.

Cần đặt ra các tình huống về sự cố này.

a. Khi kéo pháo lên dốc, một bộ phận phía trên kéo dây. Một bộ phận phía dưới đẩy và chèn, nhích từng nhịp. Khi đứt dây, pháo tuột, lăn xuống. Sẽ có người bị đè ngay tại chỗ. Có người “nhanh chân” nhảy ra, có người dũng cảm, lo cho pháo trước, không nghĩ đến thân mình, lao ra lấy thân chèn vào pháo. Nhờ thế, khẩu pháo dừng lại, không tự lao xuống dốc.

b. Giả định là anh Diện không chạy kịp nên bị pháo chèn. Cho là như vậy. Nhưng không phải là nhờ thân xác anh mà khẩu pháo đã dừng lại, đã được cứu nguy.

Trong cả hai tình huống, không chỉ có một mình Tô Vĩnh Diện mà còn có cả tập thể chiến sỹ. Sự kiện về người anh hùng đã được xác nhận như thế.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trong suốt cả cuộc chiến tranh, nếu suy nghĩ, tâm tưởng đều như NQL cả thì làm sao có được Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng... Trong thời chống Mỹ, một anh hùng không quân khi đã phóng hết đạn, thì lao cả máy bay của mình vào mục tiêu. Anh hi sinh nhưng mục tiêu địch bị tiêu diệt. Làm sao hiểu được các chiến sĩ đặc công, được làm lễ truy điệu trước khi xuất trận. Làm sao hiểu được một người như Chế Lan Viên lại tự nguyện xin vào Đảng ở mặt trận Quảng Trị hồi chống Pháp.

Suy luận như NQL và Trần Dần thì Tô Vĩnh Diện chẳng phải anh hùng gì! Nếu nhanh chân “thủ thân vi đại” pháo chết mặc pháo… chẳng qua là chậm chân! Cho hay lòng nhân hậu của nhà văn. Trước khi đọc Bạn Văn mình còn yêu kính Trần Dần. Đọc Bạn Văn, nghe cái lời khen Hay! Giỏi! Thông minh... của Anh, buồn quá, quên luôn.

4. Từ bụng ta suy ra bụng người

Trong Chuyện ma 2 (Monday July 14-2008), mục cóp nhặt giai thoại, NQL kể:

... Cuối năm đó bỗng nhiên chị Qui chạy sang hớn hở đưa cho vợ chồng mình cái nhẫn bạc đã gỉ rét, nói anh Thỉ đây rồi. Mình hỏi sao. Chị nói đây là cái nhẫn chị tặng anh trước khi vào Nam. Vợ mình nói chị kiếm được ở đâu. Chị nói thằng Líp nhà em đó, chị thấy nó cầm chơi, hỏi nó, nó bảo nó thấy trên cỏ... ở cái nơi thằng Líp chỉ là một cái lỗ nhỏ bằng đồng xu, năm sáu đường kiến lửa kiến hôi từ nhiều hướng bò vào cái lỗ đó. Mình nói có khi hài cốt anh Thỉ dưới này cũng nên.

Chị Qui mời thầy cúng vái rồi đào. Bộ hài cốt hiện ra. Chị Qui oà khóc...

Mấy người đào phát hiện còn một bộ hài cốt nữa. Nhìn cái thế hài cốt mấy người phán đoán bộ hài cốt còn lại phía dưới khả năng là một lính cộng hòa. Họ nói khả năng hai người này vật nhau, bóp cổ nhau rồi chết cả hai.

Chị Qui nói thôi thôi đừng đoán bậy, chẳng may là đồng đội anh Thỉ thì sao? Nói vậy rồi người ta không cho vào nghĩa trang liệt sĩ, tội nghiệp.

Bỗng một người kêu lên đây là hài cốt con gái. Anh này chìa ra một cái kẹp thép không rỉ và hai ba cái cúc sứ, màu hồng, đúng là cúc con gái.

Chị Qui rơi xuống ngồi bệt, mặt trắng bệch...

Một người đào nói è he, hai đứa ni rủ nhau ra đây đụ chắc, trúng bom chết thôi, chiến đấu chi mô. Chị Qui chồm lên, hét một tiếng rợn người: “Câm đi”.

Chỉ là đoán. Nhưng đây có phải là tình huống duy nhất, cuối cùng không? Không ai biết được khung cảnh lúc ấy. Có thể là khi máy bay ập đến, người chiến sĩ nam, anh Thỉ đã nhường cho cô gái xuống hầm trước, có thể trong tình huống ác liệt, anh đã nằm lên lấy thân mình che chắn cho cô gái và cả hai cùng bị bom vùi thì sao. Mà những tình huống này, đồng đội với nhau, bộ đội với nhân dân, trong chiến tranh xảy ra nhiều lắm. Bạc là kim loại có gỉ được không nhỉ. Và kiến chỉ tha mồi. Làm sao nó lôi cái nhẫn bạc bị vùi sâu lên được... Sự suy luận, suy đoán này chỉ có thể theo cái chất của NQL, tiếp theo cái tình huống với cô giáo khi đón tin chiến thắng 30-4-1975.

Con người nhân hậu sao lại suy bụng ta ra bụng người như vậy!

5. Bênh vực cho thú tính

Gần đây NQL bênh vực cho tội ác man rợ của Mỹ - Nguỵ ở các nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc... xem chỉ là chuyện “đấu tranh khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến...” (thông tin của Đông La trên VN TP.HCM, số 288 ngày 23-1-2014).

Đây là lời bênh vực trắng trợn của NQL cho tội ác của nguỵ quyền trong các nhà tù ở miền Nam trước 1975 là sự chà đạp lên nỗi đau cùng cực của hàng vạn tù nhân Việt cộng ở các “địa ngục trần gian” như Côn Đảo, Phú Quốc. Tội ác man rợ của địch ở các nhà tù với các hình thức nhục hình, đày đọa, giết chết dần chết mòn người tù ở Ngục chín hầm, ở các chuồng cọp Côn Đảo, Phú Quốc... là đã đến độ thú tính, mất tính người. Mục đích của địch là muốn giết chết con người thể chất và tinh thần của các tù nhân. Không phải là việc “đấu tranh khai thác thông tin” như NQL cố tình đánh tráo sự việc mà chúng tôi sẽ nói sau. Chỉ xin dẫn mấy trường hợp:

- Qua hồi ký của ông Lê Quang Vịnh: ông bị kết án tử hình nhưng sau đó giảm xuống đày đi Côn Đảo. Trong thời chống Mỹ, đã có bài hát về Lê Quang Vịnh. Nhưng nguồn gốc là do đâu. Trong cuộc họp Thành đoàn bị vây ráp, mọi người đều bị bắt một số bị bắn ngay tại chỗ. Một tên lính nguỵ đè anh Vịnh ra, lấy mũi lê rạch vào phía hông. Anh biết là nó muốn mổ bụng anh để lấy mật tươi, đem về Sài Gòn bán cho đám Chệt rất cao giá. Nhưng phải là tươi, lấy từ người còn sống. Biết thế nên anh hết sức vùng vẫy lăn qua lăn lại không để nó mổ bụng. Tên nguỵ này bực mình đá anh mấy cái rồi bảo: Mày không muốn chết ngay thì tao cho mày đi Côn Đảo cho mày chết dần. Chúng đưa anh ra tòa, kết án rồi đày đi Côn Đảo. Anh Lê Quang Vịnh đã chịu đựng ở địa ngục trần gian Côn Đảo cho đến ngày giải phóng. Sau này, anh làm Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ.

- Trong cuốn hồi ký Bất khuất nổi tiếng của đồng chí Nguyễn Đức Thuận, kể lại cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết người cộng sản, quyết không chào cờ nguỵ. Chúng giam các anh xuống hầm sâu một thời gian dài. Đến hôm tên chúa ngục Côn Đảo cho đưa các anh lên, bắt đứng xếp hàng. Nhưng vừa trông thấy, nó đã quì ngay xuống nói: Bạo lực không khuất phục được trái tim người. Xin các ông tha thứ cho tôi.

Vì sao thế? Trong lúc ấy các anh không còn hình người bình thường nữa mà như một thứ người rừng kỳ lạ: quần áo không còn, râu tóc tả tơi, chỉ có đôi mắt của các anh là còn sáng lên. Từ hôm đó, nó phải đối xử khác với các anh.

Thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập, có thông tin gì ở trong túi mật của một tù nhân? Có thông tin gì ở trong những con người bị giam dưới hầm sâu?

Nếu trở lại thăm các nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc..., nếu hỏi lại những người bị giam cầm đày đọa trong các chuồng cọp như bà Trương Mỹ Hoa - Nguyên Phó chủ tịch nước - hay vợ chồng bà Võ Thị Thắng - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch và hàng vạn tù nhân vẫn còn sống trên khắp mọi miền của đất nước ta, thì sẽ hiểu thế nào là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến”!

Như nói trên, NQL đã cố tình đánh tráo hai công việc khác nhau: "đấu tranh khai thác thông tin từ các tù binh... và thụ án chịu sự giam cầm với mức độ và thời gian khác nhau. Đấu tranh khai thác thông tin, thông thường gọi là lấy khẩu cung, là việc phải làm để có cơ sở kết án. Sau khi đã kết án, thành án, rồi thì phải thụ án, chịu sự phán quyết của bản án. Người tù khi đã bị đưa vào trại tù thì không còn chuyện khai thác thông tin nữa”. Chế độ nhà tù ở mọi nơi mỗi xứ khác nhau. Có thông lệ quốc tế về tù binh chiến tranh, về tù nhân. Chuyện này sẽ nói sau. Nhưng hành hạ đầy đọa tù nhân cho chết dần chết mòn cả thể xác lẫn tinh thần với những hình thức man rợ mất nhân tính... thì các “địa ngục trần gian” ở Côn Đảo, Phú Quốc là vào loại hàng đầu.

Bào chữa, bênh vực cho những tội ác man rợ mất hết nhân tính như thế, thì “nhân hậu” của NQL là loại nhân hậu gì?

NQL chỉ “nhân hậu” với những người cùng cánh, cùng phe nhóm thôi. Nhân hậu với những kẻ cơ hội dối trá “tôn trọng tất cả rồi khinh bỉ tất cả”, nhân hậu với bọn người tàn ác mất hết nhân tính. 

Nhân hậu của NQL là như thế đó.

Ngày lành, tiết Trọng Xuân Giáp Ngọ

Chu Giang
------------------------
Bài viết trên đây là của nhà văn Chu Giang đăng trên tờ Văn nghệ TP Hồ Chí Minh với đề dẫn "Kính gửi tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh" vì có việc Tướng Vĩnh ca ngợi Nguyễn Quang Lập là nhà văn nhân hậu. Cũng như nhiều cây bút đang tung hô sự thánh thiện của Nhã Thuyên vậy. Chuẩn mực văn học đang lộn lèo vì những cái đầu ấy khiến Chu Giang cũng như tôi bực mình.