Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

BÌNH NHƯ VẬY LÀ BÌNH TẦM BẬY!

FB Xê Nho Nvp


Phải kiểm tra số liệu trước khi bình!

Bài "Một bộ máy 'ngốn' 77 sân vận động Mỹ Đình" đăng trên VietnamNet được nhiều người chia sẻ với những bình luận đắng lòng. Không đắng lòng sao được khi tác giả cho biết mỗi năm quỹ xóa đói giảm nghèo chi đến 5,5 tỷ đô-la mà trong đó chỉ có 4% đến 6% tới tay người nghèo, còn đến 3,5 tỷ đô-la (tương đương với 77 sân vận động Mỹ Đình) là để vận hành cả bộ máy xóa đói giảm nghèo!

Nói tầm bậy!

Toàn bộ dự toán chi ngân sách năm 2013 là 978.000 tỷ đồng, nếu lấy 120.000 tỷ đồng (tức 5,5 tỷ đô-la) ra mà xóa đói giảm nghèo thì có lẽ phải nói theo kiểu Ngọc Trinh, cạp đất mà ăn à?

Các khoản dự toán chi ngân sách lớn nhất như chi cho đầu tư phát triển cũng chỉ mới 175.000 tỷ đồng, trong đó chi cho giáo dục (30.000 tỷ đồng), khoa học công nghệ (6.000) tỷ đồng)... ở đâu ra con số 120.000 tỷ đồng chi cho quỹ xóa đói giảm nghèo?

Ngay cả toàn bộ ngân sách dành cho Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội chỉ là gần 32.000 tỷ đồng, bộ này lấy đâu ra khoản tiền khổng lồ nói trên? Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững chỉ có ngân sách là 5 tỷ đồng. 

Quỹ xóa đói giảm nghèo do từng tỉnh thành thành lập, mỗi năm trích từ 1% đến 2% ngân sách địa phương rồi cộng với tiền từ các nguồn khác nhau để giúp cho người nghèo. Ví dụ ở TPHCM mỗi năm ngân sách trích ra được chừng 50 – 70 tỷ đồng cho quỹ. Ở Bình Thuận năm rồi kiếm được chừng 10 tỷ đồng từ mọi nguồn. 

Bộ máy hành chính ăn chặn của dân, của người nghèo là chuyện ai cũng biết. Nhưng nói dựa trên những con số tầm bậy là rất... tầm bậy.

Nguồn: PhuocBeo

NGƯỜI YÊU NƯỚC, KẺ BÁN NƯỚC

Cuteo@


Bài viết của bạn Khanh Kim gửi cho Tre Làng. Xin trân trọng gửi tới bạn đọc.

Nguồn ở đây
--------------------


Dạo này các phong trào "Dân chủ" được phương Tây cổ súy, rùm beng, đang “Nở rộ” nhiều nơi trên thế giới: Ở châu Âu chỉ vì muốn thân Nga mà Tổng thống Ukraina đã phải trả giá vì trào lưu dân chủ thân phương Tây thắng thế bằng cuộc CM hậu da cam lật đổ ông trên đường phố. Nhân cơ hội vàng quý như vàng “Chú Gấu Nga” quyết đoán tranh thủ thời gian dùng sức mạnh“Cơ bắp” vẽ lại đường biên lịch sử theo kiểu Côxôvô(Nam tư) cũ thu hồi Crimea trở về với đất mẹ, thực hiện giấc mơ của Đế chế Nga Hoàng làm cho các nhà dân chủ phương Tây “Há miệng mắc quai” trở tay không kịp. Không dám đối đầu lại giở trò cũ con bài cấm vận. Ở Bắc phi Ai cập, Xy ri hậu Cách mạng hoa Nhài, mùa xuân Ả rập cũng từ trào lưu dân chủ biến thành nội chiến, khủng bố tàn sát chém giết lẫn nhau không thương tiếc. Ở châu Mỹ xa xôi Venêduyela cũng vì dân chủ phương Tây quá trớn mà máu đã đổ trên đường phố gây bất ổn chính trị khi nền kinh tế đang trên bờ vực của sự suy thoái sau cái chết của nhà lãnh đạo cánh tả HuyGôCheVét mới hơn một năm. Sự bất ổn chính trị ở Campuchia, Thái Lan gần đây cho thấy cũng vì trào lưu dân chủ thái quá mà các nhà dân chủ coi luật pháp chẳng là cái “đinh gỉ” khi các cuộc biểu tình náo loạn ở những nơi công quyền kéo dài hàng tháng, nay vẫn còn đang tiếp tục mà vẫn chưa có hồi kết. Không biết tương lai của nền dân chủ trên đất nước Chùa Vàng và Chùa Tháp sẽ đi đến đâu và về đâu bởi cái dân chủ phương Tây mà chẳng ai giống ai ở cái xã hội được cho là dân chủ này. Lợi dụng dân chủ, mang con bài dân chủ làm con rối trong các cuộc biểu tình(làm loạn) mang đặc trưng dân chủ để lật đổ chính quyền, lợi dụng dân chủ chống lưng cho các hành vi vi phạm luật pháp mà không bị trừng trị thẳng tay. Cái bóng ma dân chủ cứ như bong bóng xà phòng vẫn bay lơ lửng, lởn vởn trên đầu các nước được cho là “Không dân chủ” và không biết lúc nào trào lưu dân chủ sẽ lại “Nở hoa, kết trái” bằng máu và nước mắt của người dân.

Cũng là dân chủ nhưng chẳng có nơi nào mà căn bệnh "Dân chủ" nó lại Tả pí lù không giống ai nhưng lại lây lan như bệnh “Thổ tả”, biến tướng trở thành những kiểu yêu nước, chợ búa “Mắm, muối, tương, cà’ như ở Việt Nam. Nhìn diện mạo các nhà dân chủ yêu nước bằng mồm, một đội quân ô hợp đủ các chủng loại, đủ các thành phần: Dân “Giang hồ cộm cán”, “Lưu manh chuyên nghiệp có số má”, dân chợ búa “Buôn thúng bán mẹt” đầu đường xó chợ, mở mồm ra là tục tĩu “Máu trên máu dưới”. cùng sánh vai, đứng cùng hàng, cùng chung chí hướng, cùng Hội, cùng Thuyền với "Chấy thức", “Rận chủ”, "Dân oan",“Tuổi trẻ yêu nước”. Tào lao năm cha, ba mẹ nhìn mà ngán ngẩm. Các nhà dân chủ “Đời chót” Ở cái tuổi gần đất xa trời “Quan nhất thời dân vạn đại” vì mất đặc quyền, đặc lợi kém “Tý” miếng ăn nhìn xã hội với cái nhìn tiêu cực để tỏ thái độ bất mãn dẫn đến hành vi cực đoan làm đơn xin ly khai đảng, cam tâm đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của Nhân Dân. Kẻ ít tuổi học cao mà tư duy nông cạn thấp “Tè” như ngọn cỏ hành vi cứ như phường vô học cũng “‘Ti toe’”học đòi dân chủ, hám danh, hám lợi yêu nước bằng cái Láptop, bằng lối sống thực dụng bán rẻ lương tâm và nhân cách làm người để nhận đồng Đô la bẩn thỉu bố thí của những kẻ phản động nước ngoài. Đồng hành với các nhà dân chủ là dân giang hồ cộm cán, dân chợ búa là những dân anh chị“Thừa thói lưu manh” “Sẵn máu Chí Phèo” sẵn sàng dùng cơ bắp và cái “Mồm loe mép giải”để cào đời ăn vạ, để thể hiện lòng yêu nước “Xôi thịt’ của mình .……. Đám “Ăn mày” dân tộc này cứ như “Mèo mả Gà đồng” gặp nhau “Già, Trẻ, Gái, Trai” cứ như lũ diều hâu châu Phi, như đồ quạ mổ, tham ăn, háu đói từ đâu bay về ầm ĩ khuấy động sự bình yên nơi đường phố và đầu làng ngõ xóm.

Chuyện lạ mà không lạ vẫn những gương mặt cũ, vẫn những “Sô” diễn cũ Có khác chăng là ở "Vở" diễn lần này của các nhà dân chủ, các nhà yêu nước bằng mồm cùng những kẻ chống cộng hải ngoại tuy “Đồng sàng nhưng dị mộng” kẻ tung người hứng cứ như làm xiếc với các trò ảo thuật, thay đổi bức bình phong được che đậy bằng “Vong linh” các Anh hùng Liệt sỹ trong chiến tranh chống Mỹ nay chuyển đề tài thành tri ân các Anh hùng Liệt sỹ ở biên giới phía Bắc (1979) rồi vinh danh các Tử sỹ VNCH ở Hoàng Sa (1974), xem đây là cơ sở để hòa giải dân tộc, tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm. Lý lẽ mới đầu thoạt nghe tưởng như rất thuyết phục mang tính nhân văn, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ấy thế nên những thành phần chống chính quyền và chống Cộng đã thành công phần nào khi phun ra lý lẽ rất rẻ tiền nhưng xem ra rất nặng ký, khiến một số báo chí trong và ngoài nước được thể a dua hưởng ứng và đánh lừa được dư luận, một số người nhẹ dạ cả tin có vẻ như dễ dàng chấp nhận. Họ lí giải 74 tử sĩ VNCH, dù phục vụ quân đội nào, dù chết trong hoàn cảnh nào nhưng là chết do bảo vệ chủ quyền đất nước, chẳng có lý do nào để kỳ thị và phủ nhận họ, làm tổn thương đến linh hồn của họ. Nhưng cái nhìn của lịch sử thì lại khác.

"HỘI CHỨNG VÔ TRÁCH NHIỆM" TRONG ĐƯA TIN VÀ BÌNH LUẬN

Lâu nay, việc khai thác và công bố thông tin mà không kiểm chứng, xác minh rõ nguồn gốc đã trở thành một xu hướng đáng quan ngại xuất hiện trên một số tờ báo ở Việt Nam (nhất là báo điện tử và trang điện tử). Xu hướng này không chỉ làm sai nhiễu sự thật mà một số trường hợp còn gây tổn hại tới uy tín, hình ảnh của cá nhân, tổ chức liên quan, nhất là tới quan hệ quốc tế. 


Có thể nói gần đây, thông tin từ báo chí, nhất là từ báo và trang tin điện tử đã trở thành "món ăn tinh thần" không thể thiếu với nhiều người, nhất là bạn đọc trẻ. Với tiện ích của internet, người đọc báo và trang tin điện tử không chỉ tiếp nhận thông tin, mà có thể comment để bình luận; hoặc khai thác bài vở đưa về blog, facebook cá nhân để trao đổi. Tuy nhiên, việc một số tờ báo có xu hướng câu "view" (lượt xem) bằng thông tin sốt, sốc, giật gân, không kiểm chứng trước khi đăng tải, không cần biết đúng sai, thậm chí có tin bài cực kỳ "rác rưởi",... thật sự trở thành loại thông tin đầu độc người xem và cần phải phê phán. Thí dụ điển hình của hiện tượng này là việc khai thác tin tức một cách vội vã, thiếu thận trọng từ báo chí nước ngoài.

Cách đây vài năm, một số tờ báo ở Việt Nam đã đồng loạt hùa theo báo chí phương Tây vẽ nên chân dung của ông Gaddafi, cố lãnh đạo của Lybia như là "một nhà độc tài tham lam và lập dị, một tên bạo chúa cuồng dâm..."; vì thế, người dân Lybia phải "rên xiết" dưới "ách độc tài tàn bạo"! Người ta đưa tin, bình luận nhưng không đếm xỉa tới thực tế mà lẽ ra, nếu có trách nhiệm, trước khi khai thác từ báo chí phương Tây, cần phải kiểm chứng. Bởi nếu kiểm chứng sẽ thấy chí ít trong mục từ Libya trên Wikipedia viết như sau: "dưới chế độ của Ghadafi, tỷ lệ biết chữ tăng từ 10% lên 90%, tuổi thọ trung bình tăng từ 57 lên 77 tuổi, quyền bình đẳng được bảo vệ cho phụ nữ và người da đen, cơ hội việc làm được nâng cao cho các công nhân nhập cư, hệ thống phúc lợi được đầu tư cho phép người dân tiếp cận với giáo dục, chăm sóc y tế miễn phí cũng như hỗ trợ về nhà ở. Dòng sông Nhân tạo là dự án tưới tiêu lớn nhất thế giới cũng được đào để cung cấp nước ngọt cho Libya. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cũng được cấp cho các trường đại học để trao học bổng và chương trình phát triển việc làm. Do vậy, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Libya được xếp vào mức cao trên thế giới, thứ hạng 58/177 nước năm 2005. Và Libya không hề có nợ nước ngoài". Ngoài ra, còn có thể biết những thông tin khác như: người dân Lybia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Phi (khi ấy ước chừng 6.700 USD), chính sách bảo hiểm xã hội ưu việt; các ngân hàng cho vay không lấy lãi, mua xe hơi sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% giá, mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước hỗ trợ 50.000 USD tiền mua nhà, mỗi bà mẹ sinh con được nhà nước hỗ trợ 5.000 USD, v.v. Đó là các thông tin tuyệt nhiên báo chí phương Tây không đề cập. Khi người ta bắt đầu tiến công Libya và chính quyền của Gaddafi bị lật đổ, bỗng dưng nhiều việc bị "khui ra ánh sáng", từ "Gaddafi mang máy bay đi đàn áp dân chúng" tới "Gaddafi ủng hộ khủng bố",... Tất cả chỉ nhằm biện hộ cho hành động lật đổ chính quyền hợp pháp ở một nước có chủ quyền. Rồi lại thấy một số tờ báo bê về nguyên xi "phát hiện động trời" của phương Tây rằng, ông Gaddafi có khối tài sản khổng lồ đến gần 200 tỷ USD! Và điều hài hước là người ta trút vào "tài sản khổng lồ" đó cả những khoản tiền đầu tư của chính phủ Libya, tiền thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức nhà nước, rồi giải thích một cách kỳ quặc vì... Gaddafi "coi tài sản quốc gia là tài sản của gia đình"!?

Gần đây, liên quan đến các sự kiện ở Ucraina cũng có nhiều chuyện để bàn. Như việc một số báo mạng đăng hình lính đặc nhiệm "Berkut" của Ukraine quỳ gối và đưa tin: "Cảnh sát chống bạo động quỳ gối xin lỗi người dân ở thành phố Lviv vì các hành động đánh đập và nổ súng vào người biểu tình trong những cuộc đụng độ xảy ra ở Quảng trường Độc lập Kiev". Chộp được tin này, một số diễn đàn của các thế lực thù địch và mấy nhà "dân chủ giả hiệu" lập tức té nước theo mưa, đưa lên bolg và facebook đăng ngay trạng thái (status) "khi nào thì công an Việt Nam mới xin lỗi nhân dân"!? Sau khi một video clip được công bố trên internet, dư luận mới biết chuyện những người cực đoan ở thành phố Lviv và Lutsk đã buộc cảnh sát đặc nhiệm "Berkut" của Ukraine phải quỳ gối xin lỗi, thậm chí có một số phần tử quá khích không chấp nhận và vội nhặt bất cứ cái gì trong tầm tay, ném vào các cảnh sát này. Sự kiện được làm sáng tỏ, một số báo và trang tin điện tử đã đăng tin sai vẫn không đính chính hoặc gỡ xuống. Họ coi thường người đọc, hay họ muốn "tiếp sức" cho những kẻ lợi dụng tin này để bình luận tiêu cực về Việt Nam?

Thông tin về dinh thự của Tổng thống Ucraina Yanukovych bị lật đổ cũng vậy. Nhiều tờ báo tập trung khía cạnh xa hoa của ngôi nhà mà quên kiểm chứng để thấy rằng ngôi nhà (hay khu phức hợp) đó là tài sản quốc gia, có nguồn gốc lâu đời. Khi còn là Thủ tướng (2002), ông Yanukovych đã được cấp một căn hộ trong khu đó. Sau đó ông thuê lại với giá rẻ. Và đến năm 2010, khi đắc cử Tổng thống, ông Yanukovych chọn khu này làm nơi ở của mình. Cho đến khi ông bị lật đổ, việc ai là chủ sở hữu thật sự của ngôi nhà vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi. Thông thường, nhà ở của các nguyên thủ quốc gia ở phương Tây có tiêu chuẩn cao cấp nhất định, vì đó không đơn thuần là nhà ở mà còn là nơi tiếp khách của nguyên thủ, có thể coi là một yếu tố góp phần giữ gìn "bộ mặt" của quốc gia. Vậy việc có ngôi nhà này đâu phải do ông Yanukovych tham nhũng mà có được? Thế nhưng, thấy báo chí phương Tây làm ầm ĩ, lập tức một số tờ báo ở Việt Nam cũng nhanh nhảu hùa theo, để rồi cư dân mạng cứ thế a dua chửi bới (?)

Gần đây, không ít người đọc bày tỏ sự phẫn nộ khi báo chí giật tít sốc liên quan đến Triều Tiên như "cho 120 chó đói xé xác người dượng?", "xử tử chú dượng bằng chó đói" và dẫn nguồn tin từ "báo Strait Times". Rồi hóa ra tin này từ một blogger mà tờ "Văn hối" của Hồng Kông khai thác. Sau khi xác minh, các tờ báo trên liền rào rào đính chính đó là "tin vịt", nhưng không hề đưa ra một lời xin lỗi bạn đọc. Không nhẽ làm báo thì muốn đưa tin gì thì đưa, nếu sai thì "đính chính" là xong? Gần đây hơn, hơn chục tờ báo giật tít "đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc giống Kim Jong-un", "Kim Jong-un áp đặt kiểu tóc "gáo dừa" cho nam giới Triều Tiên"... Trong khi theo Washington Post, thông tin về việc thanh niên Triều Tiên phải để kiểu tóc giống nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un xuất hiện từ một nguồn tin không đáng tin cậy. Và đường đi của thông tin này là: "BBC dẫn lại bản tin trên từ blog Elsewhere và từ tờ Korea Times, một tờ báo tiếng Anh của tập đoàn Hankook Ilbo. Trong khi đó, tờ Korea Times dường như đã lấy câu chuyện trên từ RFA, một tổ chức phi lợi nhuận được chính phủ Mỹ tài trợ"! Và "Chad O'Carroll, biên tập viên của trang web NKNews, cũng hoài nghi và cho đăng tải thông tin từ một độc giả. Người này mới ở Bình Nhưỡng về và không hề thấy kiểu tóc của ông Kim được nhân rộng khắp nơi".

Lối làm ăn cẩu thả đến vô trách nhiệm của một số tờ báo hiện nay thật đáng báo động. Nó thậm chí góp phần không nhỏ phụ họa theo những nguồn tin bịa đặt với mưu đồ xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của một số cá nhân, đến thể diện của một số nước. Khoản 5 Điều 6, Chương III Luật Báo chí Việt Nam ghi rõ, báo chí có nhiệm vụ: "Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Vậy thì với các thí dụ được dẫn ra trên đây, thử hỏi liệu một số tờ báo (trong đó phần lớn là báo điện tử, trang điện tử) có làm đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo luật định? Phải chăng những người tổ chức, thực hiện các tờ báo này không cần luật, không cần biết đạo đức nghề nghiệp, hay chỉ vì giật tít câu view kiếm tiền mà họ sẵn sàng "đầu độc" người xem?

Thái Vũ/Nhân Dân

SỐC: MH370 VẪN NGUYÊN VẸN, HÀNH KHÁCH BỊ BẮT CÓC TẠI KANDAHAR, AFGHANISTAN?

Dân Việt - Tờ "Cả thế giới" của Nga dẫn nguồn tin giấu tên thuộc cơ quan tình báo đặc biệt của Nga cho biết, chuyến bay MH370 của Malaysia không rơi xuống Nam Ấn Độ Dương mà bị... bắt cóc tới khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan.

Nguồn tin cho biết, phi công không hề bắt cóc chuyến bay MH370 chở 239 người. Chuyến bay bị khống chế bởi những kẻ tấn công giấu mặt, vẫn chưa rõ danh tính.

Trong khi đó, tờ MK của Nga cũng đưa tin, chiếc máy bay mất tích của Malaysia với 227 hành khách và phi hành đoàn 12 thành viên đang ở khu vực Kandahar, Afghanistan gần biên giới với Pakistan. Chiếc máy bay Boeing 777 khổng lồ đậu trên một con đường nông thôn nhỏ hoang vắng với một cánh bị gẫy. Tuy nhiên, trước đó, chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn.

Máy bay của Không quân Australia truy tìm chiếc máy bay Malaysia mất tích tại Nam Ấn Độ Dương. Ảnh: Reuters.

Nhờ hạ cánh an toàn, tất cả 239 người trên chiếc máy bay bị mất tích đều còn sống. Họ bị những kẻ bắt cóc phân ra 7 nhóm, sống cùng nhau dưới sự kiểm soát gắt gao trong các túp lều nhỏ chật chội.

Trong số 7 nhóm hành khách trên chiếc máy bay Malaysia, có một nhóm 20 người “đặc biệt” bao gồm các nhân vật quan trọng được giữ riêng trong một hầm. Hiện vẫn chưa rõ động cơ của nhóm bắt cóc máy bay và nhóm này cũng chưa công khai đưa ra yêu sách của họ. Tuy nhiên, theo một nguồn tin, nhóm bắt cóc thực hiện vụ cướp máy bay táo tợn được cho là muốn gây sức ép với Trung Quốc và Mỹ về một vấn đề chưa được tiết lộ.

Song song với đó, theo những nguồn tin chính thống, đến nay, việc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích tại Nam Ấn Độ Dương đã có tín hiệu lạc quan sau khi liên tục có tin nói tàu của Australia và Trung Quốc đã bắt được tín hiệu có thể từ hộp đen của máy bay. Điều này khiến giới chức Malaysia lạc quan hy vọng sẽ tìm thấy chiếc máy bay trong vài ngày tới. 

Malaysia đã thành lập ba ủy ban cấp bộ, gồm Ủy ban về vấn đề thân nhân của các hành khách và phi hành đoàn do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đứng đầu, Ủy ban về kỹ thuật do Thứ trưởng Bộ Giao thông đứng đầu và Ủy ban triển khai các phương tiện tìm kiếm do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu để tăng cường các nỗ lực và tổ chức tốt hơn các hoạt động tìm kiếm.

CẦN SỚM XÓA BỎ TƯ TƯỞNG NÔ LỆ TRONG CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA


Cần sớm xóa bỏ tư tưởng nô lệ trong chính sách khoa học và giáo dục ở nước ta

Vũ Cao Đàm

Vài lời phi lộ
Bài này đã được gửi để đăng trong một tạp chí “lề phải”, nhưng các vị trong Ban biên tập, tuy với tôi là chỗ thân tình, vẫn phân vân và có chút e ngại không muốn đăng, tuy nhiên, các vị cứ lờ tịt không “nỡ” nói lời từ chối.
Tôi quyết định gửi anh Huệ Chi, vì tôi biết anh luôn chia sẻ những ý kiến xây dựng thẳng thắn nhằm hình thành những chính sách đúng đắn cho sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục nước nhà.

Tính đến nay, nước ta đã giành được độc lập được gần 70 năm. Các nhà trường không thiếu những bài giảng giáo dục lòng tự hào dân tộc, chống mọi ách nô lệ của bất kỳ kẻ xâm lược ngoại bang nào, nhưng trớ trêu thay, ách nô lệ trong các biện pháp chính sách về quản lý khoa học và giáo dục (KH&GD) hầu như vẫn đè nặng trong xã hội. Ách nô lệ ấy không bị áp đặt bởi một kẻ ngoại bang cụ thể nào, mà nô lệ theo bản năng tự ti dân tộc và tự ti trong bản lĩnh chính trị của chính các nhà quản lý khoa học và giáo dục.

Có điều lạ, là cái tư tưởng nô lệ này được quán triệt từ vi mô đến vĩ mô, từ trong trong đầu mỗi cá nhân một cách rất tự giác, cho đến những cuộc thảo luận tập thể trên diễn đàn các quyết sách; từ anh nghiên cứu viên chân đất mới tập tễnh vào nghề, cho đến rất nhiều nhà nghiên cứu có hàm có vị cao ngất ngưởng, từ anh chuyên viên đang trong thời gian tập sự cho đến các quan chức quản lý cấp cao.

Tư tưởng nô lệ về KH&GD thể hiện rất đa dạng và sinh động. Sau đây, tôi xin liệt kê dăm ba sự kiện để làm ví dụ tham khảo. Có điều thú vị rằng, những sự kiện sẽ được nêu sau đây, thoạt nghe đều thấy rất đúng về mặt chủ trương, nhưng nghĩ sâu mới nhận ra sự thiếu tự tin trong tư duy chính sách và nhất là trong bản lĩnh chính trị. Đó là những chủ trương mang tư tưởng nô lệ rất nặng nề, cam phận đi sau thiên hạ về KH&GD, cam phận làm “nàng hầu” của chính trị, theo cách nói của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng mà tôi đã được nghe ở đâu đó. Đáng buồn rằng, cái tư tưởng nô lệ ấy đang diễn ra và vẫn đứng “trơ gan cùng tuế nguyệt giữa thế giới đang không ngừng phát triển.

“Quy hoạch” trường/viện

Luật Khoa học Công nghệ và Luật Giáo dục đều có điều khoản về “Quy hoạch trường, quy hoạch viện và khi lập trường, lập viện phải theo quy hoạch”. Điều này mới nghe tưởng rất ngăn nắp, nhưng nghĩ kỹ thì rất có vấn đề. Bởi vì khoa học luôn có tính mới, mà quy hoạch là một phương án được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về KH&GD ở một thời điểm cụ thể nào đó. Như vậy, giả dụ trường nào đó muốn mở ngành đào tạo về Công nghệ Nanô, hoặc một nhà vật lý nào đó muốn lập một viện về Công nghệ Nanô, là một ngành công nghệ mới, sẽ không được chấp thuận, vì chưa có trong quy hoạch.

Tóm lại, quy hoạch viện/trường, quy hoạch ngành đào tạo là tạo ra một dây thòng lọng để tự trói chân tay và thắt cổ mình.

Biên chế “cơ hữu”

Muốn mở ngành đào tạo, ngoài việc phải căn cứ quy hoạch, còn một điều kiện nữa, thoạt nghe tưởng rất đúng: đó là phải có một số nhân lực chuyên môn của ngành đó trong biên chế cơ hữu của đơn vị đào tạo. Điều này có nghĩa: Nước Việt Nam chỉ được đào tạo những ngành đã cũ, đã có sẵn chuyên gia.

Cách đây ít năm, tôi được biết Đại học Roskilde (Đan Mạch) có đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Chính sách Công nghệ và Đổi mới (Technology Policy and Innovation), tôi đã đến tìm hiểu và dự các chuyên đề của lớp này một tuần. Điều tôi ngạc nhiên là nó chẳng giống gì ở ta cả: Giám đốc chương trình là một giáo sư được mời đến từ Thụy Điển; các vị giảng viên được mời đến từ Mỹ, Pháp, Anh, Thụy Điển, Na Uy; chỉ có một ông giáo sư thuộc “biên chế cơ hữu” của Đại học Roskilde, nhưng lại là người Italia, đó là Giáo sư Bruno Amoroso, người đã nhiều lần đến Việt Nam và có thời đã có chương trình hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Tôi hỏi đùa các vị ấy, làm thế nào xin cấp phép đào tạo khi các vị không có “biên chế cơ hữu”? Ông giám đốc chương trình cười rất hóm hỉnh “Đây là Đan Mạch, chứ không là Việt Nam”.

Xét cấp “mã ngành” đào tạo

Trường/viện của bạn muốn mở một ngành đào tạo? Vâng, xin mời đơn vị của bạn làm thủ tục với cơ quan quản lý để được cấp cái gọi là “Mã ngành”

Mã ngành là cái gì vậy?

Về hình thức đó chẳng qua là một dãy số ghi trên bìa khóa luận, luận văn, luận án. Tập hợp số ấy đi kèm với tên gọi của cái ngành mà đơn vị của bạn được cấp phép đào tạo.

QUAN TRỌNG NHẤT CHÍNH LÀ NÃO TRẠNG CAI TRỊ KHÔNG BỊ NÔ DỊCH HÓA BỞI BẤT KÌ CÁC QUỐC GIA LỚN MẠNH


Nghĩ chuyện gần đây, ở Đà Nẵng, hay một số tỉnh yêu cầu dỡ bỏ bảng hiệu tiếng Hoa, tôi thấy cái đó là cực đoan. Tiếng Hoa thì nó cũng giống như tiếng Anh, tiếng Hàn...có một thời, luật còn quy định không cho doanh nghiệp dùng từ tiếng Anh để đặt tên riêng chính thức. Nay thì đã khác, cũng vì vốn tên tiếng Việt đã cạn kiệt. Ở bên quận 7, khu Phú Mỹ Hưng, bảng hiệu tiếng Hàn đầy rẫy, có ai ý kiến ý cò gì đâu???

Mình có anh bạn thân là người Hoa, sau 6 tháng định cư ở Mỹ, ảnh nói, bây giờ cộng đồng Hoa lục (ý nói người từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) là cộng đồng di dân lớn nhứt ở xứ này. Mỗi lần vào chinatown, phải dùng GPS để định vị đường đi, và cứ như ở Trung Quốc, vì mọi người đều dùng chữ, tiếng Hoa để giao dịch. Và người Mỹ cũng chẳng hề có bất cứ quy định pháp luật nào buộc phải sử dụng tiếng Anh trong các khu chinatown.

Chuyện di dân, nhập cư vốn là xu thế thời đại. mình phải chấp nhận chuyện đó thôi, cũng như, người Mỹ chấp nhận di dân từ Việt Nam, Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Không thể làm khác được. Tuy nhiên, cái mà nhà nước buộc phải làm để đảm bảo an ninh quốc phòng không phải là việc cấm sử dụng tiếng Hoa (phi tiến bộ), mà là cần có quy định pháp luật rạch ròi, cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả trong việc đón nhận di dân hợp pháp, xử lý di dân trái pháp luật một cách triệt để. Và cái quan trọng hơn nữa, chính là não trạng cai trị không bị nô dịch hóa bởi bất kỳ các quốc gia lớn mạnh khác (ví dụ Trung, Mỹ, Nhật). Đó mới là quan trọng.

Chuyện cấm bảng hiệu kinh doanh ghi bằng tiếng Hoa, xét cho cùng, chỉ là trò trẻ con, bởi hàng hàng thế hệ người Việt từng đọc Tây Du Ký, rành Tôn Ngộ Không còn hơn là Thánh Gióng hay Lê Văn Tám...

P/s: Trò trẻ con! Hiểu được "quyền lực vô biên" của "bàn tay Phật" thì xá gì sự lăn tăn của "con khỉ tinh nghịch" kia...

Nguồn: Dọc Bằng Đòn Gánh

MỸ NHÂN LẤY NHÀ BÁO, ĐỪNG LẤY ĐẠI GIA

Dư luận viên Trần Phong

EVA - Tôi khuyên thật lòng các cô mỹ nhân lẫn không phải mỹ nhân, chân ngắn lẫn chân dài, đừng có dại yêu đại gia, ăn đòn như chơi, cứ mấy ông nhà báo, phóng viên mà yêu.

Chuyện cô hoa hậu kiều diễm sắc hương gì đấy vừa đăng tải hình ảnh đôi môi xưng vều rồi cả đoạn ghi âm bị chồng đại gia đánh khiến tôi xót xa quá. Rồi thế là bao nhiêu mỹ nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát, lấy được đại gia tưởng sướng hóa ra ăn đòn liên tục được tổng kết lại. Nào cô ca sĩ bị chồng đánh đến sảy thai, nào cô cựu người mẫu kiện cáo đòi tiền của tùm lum cũng tố từng bị chồng đại gia tát vào mặt. Khổ thân, toàn mỹ nhân đẹp rạng ngời thế, đáng ra các em phải được nâng niu chăm sóc, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Lại trách sao nhiều ông mang danh đại gia lắm tiền nhiều của lại chót ra tay vùi hoa dập liễu thế.

Tôi khuyên thật lòng các cô mỹ nhân, chân dài, giờ khôn là đừng chăm chăm săn đại gia, cứ mấy anh nhà báo phóng viên mà yêu, mà cưới làm đấng lang quân.

Lấy mấy anh nhà báo phóng viên, thì chỉ có mỗi một cái khổ là không giàu thôi, đừng mơ nhà lầu, chung cư cao cấp mấy chục tỉ, cũng đừng mơ xe sang mấy tỉ nhé, cũng đừng mơ có túi mấy trăm triệu nhé. Nhưng đổi lại, người phụ nữ rơi vào tay một anh nhà báo sẽ được yêu chiều chăm sóc, sẻ chia, và còn hơn thế nữa cơ.

Bởi mấy ông nhà báo, hơn cả yêu vợ ấy, còn cực sợ vợ, vợ nói gì nghe răm rắp, và 100% chả anh nào bạo hành, đánh đập vợ. Phụ nữ cần gì? Cần một mái ấm hạnh phúc, cần được yêu chiều, chứ vật chất nó chỉ là phù du thôi. Phụ nữ vẫn cứ thích sự lãng mạn, gì chứ tiền thì mấy anh nhà báo thiếu, chứ lãng mạn thì các anh ấy có đầy. Các anh ấy làm báo nên toàn thuộc dạng đàn ông văn hay, lắm chữ, “chém gió nịnh vợ” thì cứ gọi là phải tôn lên bậc Thánh.

Có anh Phó tổng biên tập báo nọ, ở cơ quan, anh chỉ dưới một người (là bác Tổng biên tập), còn thì quyền trên trăm người, hô anh này đi làm phóng sự, anh kia đi chụp ảnh, xây dựng chiến lược phát triển của tờ báo, làm những chuyên đề phức tạp cứ ầm ầm. Thế nhưng ông Phó tổng này, dù là đang ngồi bia hơi với “lính” của mình, vợ gọi một cái là đứng dậy cáo lỗi “Xin lỗi các chú, Gấu nhà anh gọi, anh phải về ngay” rồi thì là phóng ngay về nhà, quệt mồ hôi, xắn tay áo vào bếp nấu cơm ầm ầm, quét dọn nhà cửa, tối đến là dạy anh lớn học bài, đọc chuyện cổ tích ru thằng quí tử nhỏ nhà anh ngủ.

Lại có anh sau mấy năm phấn đấu, do cũng có thực tài, lên được chức Trưởng ban một báo nọ. Anh trẻ trung, năng động. Anh đi đến đâu người ta nể trọng đến đấy do anh không ngại viết những bài viết tố tiêu cực, tham ô, đóng góp được rất nhiều cho xã hội. Tuy lương không cao do anh làm báo chân chính, nhuận bút cũng hơi chậm do kinh tế suy thoái chung báo chí cũng bị ảnh hưởng, anh cũng phải vật vã lo tã bỉm sữa cho con hàng tháng. Anh này lấy được cô vợ trẻ xinh như hót-gơn, rất chăm chụp ảnh vợ đăng phây-búc, có nhuận bút cái là đưa vợ đi mua váy, mua phấn mua son, nửa đêm vợ đói một cái là xách ngay con xế độp vừa kết hợp tập thể dục vừa đi mua đồ ăn cho vợ. Ai cũng bảo, vợ anh không lấy được đại gia cơ mà thật là quá sướng.

Cũng đừng ngại yêu mấy anh phóng viên ảnh dù mấy anh này sẵn có máy ảnh để chụp cháy nổ bão lụt thì tính hay nghệ sĩ, rất hay bị gái trẻ đẹp rủ đi chụp ảnh mẫu xóa phông ngoài bờ cây bụi cỏ, thậm chí phải chụp mấy cô mặc bi-ki-ni đứng uốn éo, ưỡn ẹo cạnh ô tô xe máy khủng. Có anh nhiếp ảnh gia đầu thì trọc, râu ria đầy mình chụp gái đẹp cả ngày nhưng cực yêu cực chiều vợ, thậm chí nổi tiếng sợ vợ, vợ quát một câu cứ nín thinh rồi dạ vâng răm rắp. Anh này lí luận: “Vợ mình mình sợ, có yêu có chiều thì mới sợ vợ, sao phải ngại”.

Mấy anh phóng viên thể thao suốt ngày bóng banh thì rất chung thủy, chỉ biết yêu vợ xong yêu bóng đá, chung thủy với vợ và bóng đá như nhau, không léng phéng bồ bịch bao giờ. Tối đến là báo cáo xin phép vợ đàng hoàng: “Em ơi cho anh “trả bài” cho em, anh phục vụ vợ xong thì vợ cứ ngủ đi nhé, cho anh xem bóng đá từ Vê-lích đến Cham-sừn-lích nhé, để anh còn viết bài bình luận”.

Đấy, mỹ nhân lấy phải đại gia thì cứ bị đánh đập bạo hành thân thể và tinh thần tùm lum, trong khi 100 cô lấy được 100 anh nhà báo, phóng viên thì cả trăm cô đều được chồng thương, chồng yêu, chồng chiều.

Mỹ nhân khôn là giờ phải đi săn nhà báo, mốt chân dài phải yêu đại gia sắp lỗi thời tới nơi rồi.