Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

BỊ ĐÁNH THUỐC MÊ, CƯỚP TIỀN TRÊN MÁY BAY?

TT - Một nữ hành khách đi máy bay từ sân bay Vinh (Nghệ An) tới Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trên chuyến bay BL521 của Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JP) ngày 8-4 khai báo bị chuốc thuốc mê, sau đó bị mất 900 triệu đồng.

Nạn nhân N.T.T. vật vã tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương tối 8-4 - Ảnh: G.Minh

Cho tới tối, hành khách này vẫn đang nằm tại khoa nhiễm Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để theo dõi và chờ kết quả xét nghiệm về nghi vấn bị “đầu độc” trên chuyến bay để cướp tài sản.

Nạn nhân khai báo bị đầu độc

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, lúc 10g35 ngày 8-4, khi máy bay Airbus A320 của JP hạ cánh và chạy vào chỗ đậu, chị N.T.T. (28 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương) vẫn ngủ mê man, phải có người gọi dậy.

Theo một tiếp viên, khi chị T. ra khỏi máy bay thì thấy chị T. khóc. Tại nhà ga sân bay, nhân viên mặt đất của JP cũng thấy chị T. ngồi khóc, đến hỏi thăm thì chị T. không trả lời mà chỉ biết khóc.

Mãi cho đến khi người nhà của chị T. tới mới biết chị T. bị mất tiền để trong túi xách mang theo người khi ngồi trên máy bay.

Nguồn tin từ lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết ngay khi tiếp nhận thông tin vụ việc chị T. bị đánh thuốc mê, cướp tài sản trên máy bay, lực lượng an ninh sân bay nhanh chóng chuyển hồ sơ cho Công an P.2, Q.Tân Bình thụ lý.

Tuy nhiên, khi lực lượng an ninh sân bay cùng thân nhân của chị T. tới trụ sở công an phường, chị T. có thái độ không muốn vào trụ sở.

Người thân của chị phải dìu từ xe vào trụ sở, vào tới nơi chị T. kêu mệt, lại quay ra xe nằm ngủ.

Sau khi ngủ, chị T. trở vào, theo các cán bộ công an là rất tỉnh táo. Các cán bộ công an đề nghị chị T. hợp tác, khai báo diễn biến việc bị chuốc thuốc mê hay đầu độc.

Ngoài việc khai báo lúc trên máy bay có hai người đàn ông ngồi bên cạnh mời chị T. uống một chai nước suối, sau khi uống xong không còn biết gì nữa, chị T. chỉ có câu trả lời “No biết! No trả lời!” cho mọi câu hỏi khác, sau đó khóc lóc, kêu buồn ngủ và lại ra ôtô nằm.

Nhiều điều khó hiểu

Các cán bộ của Công an P.2 và cảnh sát hình sự Công an Q.Tân Bình cùng người nhà đưa chị T. tới Bệnh viện Q.Tân Bình, Bệnh viện Thống Nhất, cuối cùng là Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để làm các xét nghiệm.

Trong suốt hành trình từ trụ sở Công an P.2 tới các bệnh viện, chị T. thường xuyên kêu người thân đưa về nhà, không có bệnh gì nên không phải vào viện.

Tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, một điều dưỡng cho biết chị T. có thái độ không hợp tác với các bác sĩ, không chịu lấy mẫu xét nghiệm và luôn miệng đòi đưa thuốc để uống cho... chết luôn.

Chiều qua, anh Đ. (chồng chị T.) cho biết vợ chồng anh chị dự định mua một ngôi nhà tại Đông Hòa (thị xã Dĩ An, Bình Dương), chị T. về quê để mang tiền vào thanh toán tiền nhà.

“Giờ vợ tôi còn hoang mang lắm, không tỉnh táo nên không thể trả lời gì được. Nhưng việc vợ chồng tôi mất 900 triệu đồng là rõ rồi đó, mong công an sớm tìm ra” - anh Đ. nói.

Theo tìm hiểu, chị T. làm thủ tục hàng không, ngồi tại số 7B (ghế ngồi ở giữa), bên cạnh hai người đàn ông. Hai nam hành khách này đều là người trước đó mua vé máy bay từ TP.HCM ra Vinh và ngày 8-4 quay trở lại.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ngay khi tiếp nhận thông tin, Công an Q.Tân Bình liên lạc qua điện thoại và trực tiếp trao đổi với hai hành khách trên.

Hầu hết các kết quả xác minh cho thấy đây là những hành khách có uy tín, địa vị và kinh tế ổn định, không có dấu hiệu nghi vấn.

Bộ phận an ninh soi chiếu sân bay Vinh cũng báo cho đại diện JP về việc xem lại hình ảnh lưu trên hệ thống, qua đó xác định không có dấu hiệu nào cho thấy trong các hành lý xách tay giống như của chị T. có nhiều tiền.

Hơn 20g cùng ngày, nguồn tin từ Công an Q.Tân Bình cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể chị T. không có bất kỳ loại chất độc, chất gây mê nào.

GIA MINH - LÊ NAM

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Hàng vạn đồng bào về dâng hương ngày Giỗ tổ Hùng Vương

VOV.VN - Lễ dâng hương bắt đầu từ 7h30' trong tiếng nhạc lễ, tiếng chiêng, tiếng trống vang vọng khắp núi Nghĩa Lĩnh.

Đúng 7h30' phút sáng 9/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng, thay mặt đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tỉnh Phú Thọ cùng 4 tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. 

Dự Lễ dâng hương có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các tầng lớp nhân dân. 

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng. (ảnh: Dân trí)

Ðoàn dâng hương khởi hành từ sân Trung tâm lễ hội qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung, lên đền Thượng. Ði đầu là đội tiêu binh rước cờ Tổ quốc, cờ hội và vòng hoa mang dòng chữ "Ðời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước". 

Tiếp đó là các thiếu nữ trong trang phục áo dài truyền thống mang hương, hoa, lễ vật và đội 100 thanh niên, tượng trưng cho trăm người con được sinh từ bọc trăm trứng, tay giương cao cờ hội thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng. Tiếp sau đội nhạc lễ, đội rước kiệu lễ vật là Ðoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, địa phương và nhân dân về Giỗ Tổ.

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đọc Chúc văn. (ảnh: Dân trí)

Tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng chính thức bắt đầu. Trước anh linh các Vua Hùng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Chu Ngọc Anh - chủ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Giáp Ngọ 2014 đã đọc Chúc văn bày tỏ lòng tự hào về truyền thống vẻ vang 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; thành kính tưởng nhớ và biết ơn công đức tổ tiên; kính cáo trước anh linh các bậc tiền nhân về những thành tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.

“Vĩ đại thay Quốc Tổ, dựng cơ đồ biết mấy công lao. Sáng suốt thay Bác Hồ, truyền hậu thế mọi điều lí lẽ. Chúng con nguyện: dựng giang sơn hùng mạnh phồn vinh, cùng nhân loại hòa bình hữu nghị, sáng muôn đời Hồng Lạc tinh hoa, cao muôn trượng Hùng Vương khí thế” - ông Chu Ngọc Anh đọc.

Ðoàn dâng hương khởi hành từ sân Trung tâm lễ hội qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung, lên đền Thượng. (ảnh: Dân trí)

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các đại biểu và các tầng lớp nhân dân đã dâng hương, hoa, lễ vật, thắp hương tưởng niệm, tri ân các vị Vua Hùng đã có công khai thiên lập quốc; cầu cho quốc thái dân an, bách gia trăm họ bình yên, đất nước thịnh vượng, trường tồn. Sau đó, các đại biểu đã dâng hoa tại bức phù điêu có hình tượng Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ đoàn quân tiên phong.

Phần lễ kết thúc, du khách thập phương lên chật kín đền Thượng và các đền trong Khu di tích thắp nén tâm tưởng nhớ công lao các Vua Hùng có công dựng nước.

Dòng người đổ về Giỗ Tổ đền Hùng (Phú Thọ). (ảnh: Dân trí)

Bà Hà Thị Lương, dân tộc Tày từ Cao Bằng về Giỗ Tổ chia sẻ: "Năm nay tôi 70 tuổi, năm nào tôi cùng về Giỗ Tổ đền Hùng để thắp một nén hương nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Tôi luôn mong muốn đời sau luôn luôn nhớ đến tổ tiên, cội nguồn về thắp hương, Giỗ Tổ Hùng vương. Vì có Vua Hùng mới có con cháu chúng ta ngày hôm nay, chúng ta phải làm cho giàu có và đây chính là di sản văn hóa của dân tộc".

Sau phần lễ, trong phần hội hôm nay còn diễn ra rất nhiều hoạt động như: Thi nấu bánh chưng, bánh dày; đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân, hát xoan; các giải thể thao quần chúng như vật dân tộc, cờ tướng. Đặc biệt, trong phần hội năm nay có sự tham gia của 4 tỉnh gồm: Bắc Ninh, Quảng Bình, Vĩnh Long và Long An đã mang đến những tiết mục nghệ thuật độc đáo như: Đờn ca tài tử của tỉnh Vĩnh Long và Long An, dân ca quan họ Bắc Ninh, hò khoan Quảng Bình../.

Việt Cường/VOV - Trung tâm Tin

CHỦ TỊCH NƯỚC YÊU CẦU XỬ NGHIÊM VỤ CÔNG AN DÙNG NHỤC HÌNH

Vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến việc Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo nguyên sỹ quan công an về tội danh dùng nhục hình, gây tử vong. 

Nhiều cơ quan truyền thông theo dõi phiên tòa đã nêu vấn đề về mức án tòa tuyên dành cho các bị cáo là chưa hợp lý.

Sau khi xem xét, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả.

Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước đến các cơ quan pháp luật nói trên để thực hiện./.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

ÁN OAN 10 NĂM: ÔNG CHẤN ĐÃ BIẾT CÁCH ĐÒI BỒI THƯỜNG

(Tin tức thời sự) - Cục Bồi thường nhà nước Bộ Tư pháp đã chủ động liên hệ với ông Nguyễn Thanh Chấn để hướng dẫn ông làm hồ sơ đòi bồi thường.

Chỉ dẫn ông Chấn thủ tục

Ngày 8/4, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Nguyễn Thị Tố Hằng cho biết, Cục này vẫn theo dõi sát các vụ việc liên quan vấn đề bồi thường cho công dân bị oan sai.

Theo bà Hằng, ngày 25/1/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mới có quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Do vậy, ngày đó ông Chấn mới chính thức có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật (tức phải có đủ các căn cứ như: Văn bản xác định hành vi trái pháp luật, ở đây là quyết định đình chỉ đã xác định ông Chấn không phạm tội).

Ảnh: Bà Nguyễn Thị Tố Hằng, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp

Sau thời gian ông Chấn ngồi tù dài (10 năm), hiện nay, ông chưa có đơn yêu cầu bồi thường, cũng như đơn trợ giúp pháp lý liên quan lĩnh vực Bộ Tư pháp.

Bởi thế, Cục Bồi thường nhà nước đã trực tiếp liên hệ, hướng dẫn ông Chấn làm hồ sơ yêu cầu bồi thường, cách thức chứng minh thiệt hại và những vấn đề liên quan thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Cục cũng đã làm việc với luật sư Vũ Hằng Nga – Đoàn Luật sư Hà Nội, người đang được gia đình ông Chấn nhờ tư vấn, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan hoạt động bồi thường của nhà nước.

10 năm kêu oan

Trước đó, ông Chấn đã phải trải qua không biết bao nhiêu tủi khổ, khi ngày 26/3/2004, tại phiên toà sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Thanh Chấn bị tuyên án tù chung thân vì phạm tội giết người.

Trong vụ án này, bị cáo có khai nhận hành vi giết người, nhưng đến các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo không nhận tội và liên tục kêu oan ở trong trại giam.

Ngày 25/10/2013, hung thủ thật sự của vụ án ra đầu thú trước cơ quan công an. Lý Nguyễn Chung khai nhận đã thực hiện hành vi giết người.

Ngày 4/11/2013, Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình đã ký quyết định kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn bị tuyên phạt tù chung thân về tội “giết người”. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Chấn đã được trả tự do trở về với gia đình sau 10 năm ngồi tù chịu án oan.

Ảnh: Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn

Đồng hành trên con đường kêu oan của ông Chấn luôn có bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) đi theo. Ngay sau khi chồng bị kết án chung thân về tội giết người vào năm 2004, với niềm tin sắt đá là chồng vô tội, bà Nguyễn Thị Chiến đã bỏ toàn bộ thời gian, công sức của mình để kêu oan cho chồng, miệt mài ngày đêm đi kêu oan cho chồng.

Chục năm đi kêu oan cho chồng trong vô vọng và bất lực, bà Chiến đã phát điên, phải điều trị trong bệnh viện Thần kinh trung ương.

Hơn 10 năm trong tù, ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ kêu oan. Khi ngủ thì thôi nhưng những lúc nào thức là ông lại kêu oan lúc đó, miệt mài kêu oan từng năm, từng tháng với hi vọng sẽ được giải oan, trả lại sự trong sạch. Ông đã từng có ý định buông xuôi, tự tử nhưng vì vợ con và người mẹ già đã thôi thúc ông, là động lực giúp ông có nghị lực thêm, tiếp tục kêu oan cho bản thân mình.

Giờ đây, ông Nguyễn Thanh Chấn trở về ngôi nhà thân thương, về với xóm làng, quê hương của mình trong niềm vui, hạnh phúc của mọi người. Nhưng những hệ quả ông phải gánh chịu quá lớn, 10 năm gia đình không có ai là trụ cột, vợ ốm, con thơ.

Hiện nay, ông lại loay hoay với chặng đường đi tìm cái giá cho những oan sai ấy. Được biêt, Luật sư Vũ Thị Nga, Trưởng văn phòng Luật sư Công lý Việt, đã trực tiếp đến thăm và bày tỏ mong muốn hỗ trợ pháp lý miễn phí cho gia đình.

Theo luật sư Vũ Thị Nga, đã có đủ điều kiện để áp dụng Điều 104, Bộ luật Tố tụng Hình sự để khởi tố vụ án với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ luật Hình sự. Còn đối với các tội danh khác như tội bức cung Điều 299; tội dùng nhục hình Điều 298; tội làm sai lệch hồ sơ vụ án theo Điều 300, Bộ Luật Hình sự thì cần phải điều tra làm rõ.

Thanh Huyền

CÙ HUY HÀ VŨ BIẾN THẬT RỒI HẢ?

Dư luận viên Khoai@


Nghe tin Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ chưa bệnh, đã có nhiều phản ứng từ cộng đồng mạng.  Vui có, buồn có, cảm xúc lẫn lộn khó tả.

Riêng anh, việc Cù Con đi Mỹ là một tin vui. Nói theo cách của các bạn trẻ là "lượn đi cho nước nó trong". Loại như Cù Con hoặc đám đại loại thế nên biến đất nước này, bởi chúng chỉ có thể gây gổ, phá rối và làm xã hội bốc mùi xú uế mà thôi. 

Một bạn có nick Thangvivan phải thốt lên, và không giấu nổi niềm vui rằng: "Cù Huy Hà Vũ biến thật rồi hả?".

Anh đặt gạch để có một entry phân tích về sự ra đi của Cù Con sang Mỹ, nhập vào làng chống cộng ba que với thể loại tâm thần phân liệt như Bùi Kim Thành hay Trần Khải Thanh Thủy. 

Chỉ thương cho người dân Mỹ, sẽ phải sống cùng đám du côn thảo khấu chính trị kiểu Cù Con, Bùi Kim Thành...

Nhưng thôi, chuyện đó để sau, giờ các bạn tham khảo bài của bác Nguyễn Biên Cương về sự ra đi của Cù Huy Hà Vũ đã:

TỔN THẤT HAY THẮNG LỢI?

Việc Cù Huy Hà Vũ rời khỏi nhà tù nhỏ đi thẳng tới xứ sở tự do đang trở thành chủ đề sôi nổi trên mạng Internet.

1. PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG CHỐNG “CỘNG”

Xem ra không thống nhất, chọi nhau chan chát nhưng chung một biểu cảm “BUỒN”:

Siêu nổ Nguyễn Lân Thắng tuyên bố trên BBC cho đây “là 'thắng lợi bước đầu' của các nỗ lực tranh đấu trong và ngoài nước”, chứng tỏ “Chính quyền Việt Nam hiện vẫn còn 'rất sợ ảnh hưởng' của Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ”. Ông Phạm Chí Dũng cũng cho rằng việc này có lợi cho Nhà nước, vừa đáp ứng được khuyến nghị về nhân quyền vừa “lấy lòng được một số dân chúng, đặc biệt là trong giới bất đồng chính kiến và giới dân chủ, làm cho người ta có một chút niềm tin đối với chế độ”. Các cá nhân, tổ chức CCCĐ ở hải ngoại cũng vui mừng vì “đấu tranh” của mình đã đạt kết quả, tha hồ nổ, nhận công lao vận động Chính phủ Mỹ về phần mình. Các dân biểu như ông Ed Royce vui mừng vì đã thỏa mãn được yêu cầu của cử tri Mỹ gốc Việt và cơ hội cho những người dân biểu vùng đông người Việt như ông bám trụ trong các cuộc bỏ phiếu sau này vẫn khả quan. Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận nỗ lực “cải thiện nhân quyền” của Việt Nam, điều này củng cố thêm quan hệ đang ngày càng nồng ấm giữa 2 nước. Các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng sung sướng ghi nhận Việt Nam đã đáp ứng các khuyến nghị, bla, bla…

Trái với “phản ánh” của BBC và thông tin từ cộng đồng chống Cộng ở Mỹ, các anh chị zân chị trong nước phần đông đều bày tỏ thất vọng trước “tin vui” này trên chính facebook của họ.

Trái với câu từ nổ bóng bóng trên BBC, Nguyễn Lân Thắng hậm hực trên facebook về chính sách “xuất khẩu tù nhân lương tâm” của Đảng và giả giọng đe nẹt “Im mồm hết đi không lại bị xuất khẩu bây giờ....”

Một nick có tên Vovinam Vietvodao gọi đây là “tổn thất lớn cho phong trào dân chủ” với bộc bạch: “Cù Huy Hà Vũ nếu được ân xá và quản thúc vẫn là một biểu tượng chính trị chứ sang Mỹ thì số phận chưa chắc đã được như Bùi Tín, Dương Thu Hương trình độ viết lách, biết nhiều chuyện chế độ của họ hơn nhiều MR.Vũ. Bình dân, học thức thấp như Phạm Thanh Nghiên bị quản thúc ở Hải Phòng mà từ dạo 2011 đến nay mà bạn hữu người ra, người vào tấp nập.”

Cựu Luật sư Nguyễn Văn Đài‎ nhân tiện việc này đánh bóng với đám lâu la, rằng ông ta từng có cơ hội đi Mỹ trong thời gian ở tù nhưng ông ta không đi, chấp nhận ở tù vì không muốn thành “người vô dụng”, gọi “Đây là một thất bại và mất mát của phong trào Dân chủ” và là “một thành công của chính quyền” vì vừa “Đáp ứng đòi hỏi của quốc tế và trục xuất được một người kiên cường đấu tranh đòi đa đảng” 

Trịnh Toàn thì chửi vỗ mặt “Cù Huy Hà Vũ là một thắng hèn”, cho tất cả đám từng sang Mỹ như Hoang Minh Chinh , Tran Khai Thanh Thuy, Nguyen Chinh Ket …đều là “đám cơ hội, trí tuệ kém cỏi, nói năng vô trách nhiệm”.

Thâm nho nhất là bình phẩm của chị Phuong Dang Bich “ Ai nói nhân dân phá án cho ông CHHV? Mỹ nó phá đấy chứ” hay Nguyen Phuong Anh“Nhân dân Mỹ đã xóa án cho anh...???”

Một anh zân chủ trẻ ở Đà Nẵng Đík Lếp còn bày tỏ lo lắng cho “sinh mệnh chính trị” của anh Cù “ bác Vũ qua bên đó sợ ở với các nhóm CCCĐ còn khổ sở hơn sống với CS :))”.

Đại diện quá vãng của MLBVN ở Hà Nội là Gió Lang Thang thì ngậm ngùi : “Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!”

Trái với cảm giác ngậm ngùi của các zận chủ trong nước, các anh chị zân chủ hải ngoại thì luôn miệng lấp liếm, an ủi: được tự do là tốt rồi, còn hơn chết trong nhà tù cộng sản, bla, bla..

2. PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG CHỐNG RẬN

Trái với sự nóng bỏng trên facebook của các anh chị dân chủ trong ngoài nước, phía cộng động chống rận có vẻ thờ ơ, chỉ có một vài bài viết thể hiện sự hoan hỉ, ủng hộ chính quyền “xuất khẩu” hết đám zân chủ này.

Nóng bỏng nhất là bình luận của blogger Beo Hồng khi chị này mô tả về “quy trình thoát tù hợp pháp” này là “giá các anh chị dân chủ rẻ như bèo”, chỉ có giá như như một liều doping cho các chính khách hai phía xoa dịu dư luận, thuận buồm cho các mặc cả về kinh tế, chính trị, như một thứ “bôi trơn” chính sách đối phó với “cuốc hội” của Chính phủ Mỹ; nêu ra vấn nạn khi quan chức Việt luôn sẵn sàng “xuất khẩu” đám dân chủ đi Mỹ và quan chức Mỹ thì luôn phải cân nhắc, lựa chọn khi bắt buộc phải chiều lòng “cuốc hội” tiếp nhận thêm công dân về nước mình!

Blogger Võ Khánh Linh bày tỏ vui sướng và chia vui với cả hai lề đều thỏa nguyện với việc vợ chồng CHHV được đi Mỹ, đặc biệt nhắn nhủ “Giờ đây các quan chức nước Việt hoàn toàn yên tâm giao phó mọi trách nhiệm chăm lo anh Cù cho giới quan chức nước Mỹ rồi nhé” cùng với lời bình phẩm về thái độ của quan chức trong ĐSQ Mỹ khi phải miễn cưỡng tiếp nhận nhân vật này để thỏa mãn yêu cầu của các dân biểu Mỹ dù biết rõ các “tính cách đặc biệt” của CHHV.

Ngoài ra một vài bài viết, bình phẩm rơi rớt trên mạng, kiểu như: Kim Ngân Lê Nguyễn “Tuyệt thực mà gần 92 kí, cho ra là vừa rùi, chứ không ở trong đó chết bất đắc ký tử vì lên máu và tiểu đường, lúc đó lại nói nhà tù VN tàn độc và VN không có nhân quyền thì mệt”. Hay “Không thành công thì cũng thành nhân Mỹ”. Việt Nam Xuất luôn được đám Chí Phèo thời @ này đi thì càng tốt…

3. KẾT

Các nhơn sỹ, chấy thức từng có thời tôn vinh hình ảnh Cù Huy Hà Vũ, giờ im như thóc!

Vợ chồng Cù Huy Hà Vũ chấp nhận đi Mỹ, dù với cái lý do “chữa bệnh” đã chứng tỏ họ là kẻ cơ hội, đấu tranh xôi thịt chính hiệu. Các khẩu khí oai phong giờ chỉ còn là câu châm biếm, rỉa móc, hài hước ở các quán cóc, chuyện phiếm của một vài dân Việt còn nhớ đến họ.

Quan hệ Mỹ Việt không ảm đạm như các anh chị zân chủ tưởng tượng, những gì trong lộ trình vẫn cứ tiến, các anh chị zân chủ được xem như “món hàng”, “đồ chơi” cho các chính khách hai bên không bị thất nghiệp. Mỹ vẫn tiếp tục trò chơi dân chủ, Việt vẫn tiếp tục giữ vững chính thể và chờ đợi các cuộc mặc cả mới…

Nói Mỹ muốn bảo kê cho các nhà zân chủ, Việt muốn xuất khẩu các nhà zân chủ đều không đúng. Đó chỉ là thứ hệ quả của trò chơi dân chủ chẳng ai muốn, là tình huống dở khóc dở cười đối với kẻ bày ra trò chơi và người bị buộc kéo vào trò chơi này mà thôi. Chỉ thương những con rối, không biết mình biết người, rốt cuộc trở thành kẻ lạc loài, lạc lõng, người bình thường thì gọi họ là những “con bệnh hoang tưởng” !!!

Nguyễn Biên Cương

ÔNG HUỆ CHI VÀ PHẠM CHÍ DŨNG LẠI KHIÊU KHÍCH CHÍNH QUYỀN

Trên trang Bauxite do ông Huệ Chi khởi xướng và tổng chỉ huy có đăng tin ngắn về đám tang Đinh Đăng Định, một phạm nhân đang thụ án nhưng do bị bệnh hiểm ngèo đã được Nhà Nước cho hoãn thi hành án để ra ngoài chữa bệnh theo nguyện vọng của gia đình. Tin ngắn nhưng mang tính khiêu khích mạnh mẽ với chính quyền và kích động thù hận trong giáo dân.

Bản tin có đoạn như sau:
Khác với đám tang luật gia yêu nước Lê Hiếu Đằng bị an ninh xông vào cướp băng tang, ở đây bọn lưu manh côn đồ, an ninh các loại chưa dám có hành động khiêu khích phá đám. Có lẽ uy thế của cộng đồng giáo dân có mặt trong khuôn viên Nhà thờ khiến chúng không thể không chùn tay, hoặc cũng có thể lời kêu gọi từ bi của Thầy công khai trên bảng cáo phó đã toả ánh sáng của Đức Nhân không thể không lay chuyển những trái tim sói: “Không được giữ lòng thù hận… Chúng ta không phải là kẻ thù của nhau”. Ainsi soit-il! Cầu cho được như thế!
Cùng với bản tin đó, trên trang Quê Choa của nguyễn Quang Lập đăng bài phỏng vấn của BBC với Phạm Chí Dũng với tuyên bố:
Việt Nam phải chấm dứt ngay tình trạng đợi cho các tù nhân bị rơi vào tình trạng bệnh tật, sức khỏe suy yếu quá nghiêm trọng, tới mức 'sắp chết' hoặc khó cứu vãn tính mạng mới chịu phóng thích cho họ về nhà hoặc cộng đồng để điều trị, hoặc để chết.
Và: 
Việc làm này tạo ra cảm giác chính quyền 'đạo đức giả' khi 'đặc xá' tù nhân già yếu, bệnh tật, vừa làm cho cộng đồng đặt dấu hỏi nhà nước chuyển giao trách nhiệm, chi phí chạy chữa trọng bệnh, hoặc lo các đám tang cho các tù nhân hoặc gia đình của các tù nhân này.
Còn nhớ, cách đây không lâu, trong đám tang ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Văn Đua, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến viếng. Một đám tang của người đã tuyên bố “phản Đảng” vẫn không cản được ứng xử đạo đức “nghĩa tử là nghĩa tận” của người Việt. Hơn nữa, đây là những nhân vật có tính đại diện cho cả một chế độ, một hệ thống chính trị.

Những nhân vật ấy đã đến viếng thì đến người lú lẫn về trí tuệ cũng hiểu rằng, chẳng có lý do gì mà an ninh đến ngăn cản, cướp phá đám tang cả. Vậy mà họ vẫn lu loa kiểu chợ búa để kích động giáo dân rằng: 
Khác với đám tang luật gia yêu nước Lê Hiếu Đằng bị an ninh xông vào cướp băng tang, ở đây bọn lưu manh côn đồ, an ninh các loại chưa dám có hành động khiêu khích phá đám. Có lẽ uy thế của cộng đồng giáo dân có mặt trong khuôn viên Nhà thờ khiến chúng không thể không chùn tay. 
Cũng nên lột mặt nạ đám Huệ Chi, Phạm Chí Dũng, RFA, BBC và đồng bọn rằng. Chẳng có quốc gia nào trên thế giới giữa chừng cho ngừng thi hành án với tội nhân để cho tại ngoại chữa bệnh cả. Đã là thứ hạng tội nhân còn đòi xôi gấc. Ứng xử của nhà nước Việt Nam là hành động nhân đạo riêng có. Gạo cơm nhân dân nuôi các vị ăn học cấp này bằng nọ, tưởng rằng đem thứ đó phục vụ nhân dân ai dè các vị chỉ đem nó làm cái thủ đoạn để chia rẻ dân tộc. Cái hành vi đem băng rôn vòng hoa của “hội dân oan, Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Cựu tù nhân chính trị, Hội Dân oan, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Phong trào Con đường Việt Nam…”đến giăng đầy đám tang không phải mục đích để viếng người đã khuất mà lợi dụng đám tang người đã khuất để kích động lòng thù hận trong dân chúng. Lợi dụng đám tang để dùng nó như một lá bùa yêu cản đường đến viếng của những người tử tế rồi kêu gào chính quyền ghẻ lạnh với họ. Hoặc là để chụp ảnh nguyên thủ quốc gia bái lạy trước vòng hoa “dân oan, cựu tù chính trị…” để thóa mạ họ. Ngay trong khuôn viên nhà thờ, bỏ qua nghi lễ nhà thờ Thiên chua giáo với người chết, các vị lập một ban thờ nghi ngút hương khói với đủ loại vòng hoa “hội dân oan, Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Cựu tù nhân chính trị, Hội Dân oan, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Phong trào Con đường Việt Nam…” để làm gì? Có phải là để tuyên truyền xuyên tạc có tính kích động?

Còn bây giờ, khi đám tang không có sự cố gì xảy ra thì các vị lại kêu gào rằng “Có lẽ uy thế của cộng đồng giáo dân có mặt trong khuôn viên Nhà thờ khiến chúng không thể không chùn tay, hoặc cũng có thể lời kêu gọi từ bi của Thầy công khai trên bảng cáo phó đã toả ánh sáng của Đức Nhân không thể không lay chuyển những trái tim sói”. Đúng là miệng lưỡi rắn độc lắm đường lắt léo. 

Chưa hết, Phạm Chí Dũng còn lươn lẹo: “Việc làm này tạo ra cảm giác chính quyền 'đạo đức giả' khi 'đặc xá' tù nhân già yếu, bệnh tật, vừa làm cho cộng đồng đặt dấu hỏi nhà nước chuyển giao trách nhiệm, chi phí chạy chữa trọng bệnh, hoặc lo các đám tang cho các tù nhân hoặc gia đình của các tù nhân này”. Xin nói ngay rằng, không có đơn xin của gia đình Đinh Đăng Định thì chắc Định không được ra đâu, Định phải chết rũ tù như những phạm nhân khác mà thôi. Ở nước Mỹ cũng vậy mà.

Đúng là chỉ có những cái đầu giáo sư, tiến sĩ như Huệ Chi, Chí Dũng mới thâm thúy đến như vậy. Chỉ có lũ ngu như Nguyễn Quang Lập mới a dua với chúng như vậy. Nhưng dân Việt còn tỉnh táo lắm, không lừa được ai đâu.

Nguồn: Mõ Làng

LÝ DO DÂN TRÍ VIỆT NAM CÒN CHƯA BIẾT CHÀO?

Trên báo mạng Thanh Niên on line có đăng bài “Cách chào của người Việt” của tác giả Nguyễn Văn Mỹ. Theo ông cách chào của người Việt đã mai một, ngày xưa người Việt thường chắp hai tay trước ngực cúi đầu chào. Một ông tây làm thế liền bị coi như trẻ con.

Dù vậy, cách chào đó vẫn chỉ là hành vi chào của cơ thể chứ không phải ngôn ngữ chào. Nói chính xác và chính thức, người Việt cho đến nay vẫn chưa có lời chào chính thức nào. Cụ thể, một số người nước ngoài đến Việt Nam học tiếng Việt, được dạy mỗi khi chia tay sẽ chào “tạm biệt”, nhưng họ bảo: ‘các anh dạy chúng tôi thế nhưng các anh có chào thế đâu, mà chủ yếu các anh chào “về nhé” hay “đi nhé”’.

Tại sao dân Việt chưa có lời chào chính thức, nói chính xác hơn, những lời chào được truyền thống hóa để thành kinh điển? Thực ra thì người Việt mới có chữ viết được vài thế kỷ nay, nên ngôn ngữ miệng chưa chín mọng trên trang giấy để hóa kinh viện cũng là chuyện bình thường. Xưa người Việt được chào thường hay đáp lại “không dám!” tức là luôn hạ mình xuống mức kẻ dưới, nô tài, không dám tự tin khi đưa ra lời chào đàng hoàng ngang vai vừa lứa. 

Muốn có lời chào thì người ta phải biết hướng ra người khác. Nhưng cách sống của người Việt chủ yếu mới quanh co đắp vào thân lo ích kỷ vụ lợi cho mình thì làm sao có lời chào?

Để có lời chào, người Hy lạp và La Mã đã nêu cao đức tính đầu tiên của con người là Hiếu Khách. Hiếu khách trở thành một tiêu chuẩn sống đến mức tiên quyết, ai đó không hiếu khách sẽ trở thành nỗi nhục mà không còn được cộng đồng chấp nhận. Hiếu khách chính là con đường hướng đến Công Lý. Bởi phương Tây có một câu bất hủ “công lý là người thứ ba” (le juge est un tier). Trong nhà nếu chỉ có hai vợ chồng, họ cãi nhau dù minh mẫn hay chầy cối thì cả đời cũng không phân thắng bại, nhưng có một người thứ ba xuất hiện thì sự thể ngã ngũ liền theo cách có nhân chứng. Trong các vụ án cũng vậy, nếu chỉ có bên nguyên hay bên bị mà không có người thứ ba làm chứng, thì phiên tòa không bao giờ có thể tiến hành. Vì sao? Vì nó không có công lý ít nhất – là người thứ ba.

Người khác mới là con đường dẫn ta ra xã hội và cuộc đời phổ quát, bởi nếu không có người khác ấy, vai trò của người nhà vĩnh viễn chỉ là thiếu bóng dáng của người làm chứng cũng như công lý. Người khác trong học thuật còn dạy người ta biết thế nào là Khách quan – khách quan là cái nhìn của khoa học và công lý. Trái lại chủ quan là cái tự mình chỉ dẫn người ta đến cái cảm xúc cục bộ nhỏ bé. Người Khách dạy chúng ta biết lẽ sống “Vong kỷ hiến tha” thay vì “Ích kỷ hại tha”, tức là hãy hy sinh cái tôi của mình mà vì người khác, chứ không nên vì lợi cho mình làm hại người khác, như người Việt bảo “của mình thì giữ bo bo/ của người thì thả cho bò nó xơi”.

Từ việc hướng ra người khác, mà người phương Tây đặc biệt chú trọng đến xây quảng trường ở trung tâm thành phố. Đó thường là một khu đất vàng, vuông thành sắc cạnh, được gọi là “square” (ở Việt Nam có người gọi quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội là khiên cưỡng vì ở đó chỉ là đường đi qua). Tại quảng trường mọi người có thể dễ dàng đến đó thể hiện tư tưởng, tranh luận hay lắng nghe. Trong khi đó tại những mảnh đất vàng ở trung tâm thành phố người châu Á thường chỉ xây cung vua phủ chúa khép kín tường cao hào sâu để đề phòng thích khách. Đây là một quan điểm chính yếu, nhiều chuyên gia phương tây nói thẳng: các thành phố lớn ở châu Á thường lùi sâu vào trong lục địa để cố thủ, ngược lại ở châu Âu người ta thường xây bên bờ biển để ra ngoài viễn chinh. Người phương Tây bêu đầu kẻ tử tội ở quảng trường để răn đe. Còn châu Á thì thường bêu ngoài chợ là nơi mua bán. Đó cũng là cách thể hiện hai trình độ sinh hoạt. Một đằng đã ra quảng trường để sinh hoạt tinh thần. Một đằng ra chợ để lo việc dạ dầy.

Sau quảng trường, là bài học của Lập Hiến. Điều này là tất yếu, vì theo triết gia Hegel khi con người bước ra khỏi đạo đức tự nhiên của gia đình, sẽ đến các hiệp hội cùng làm ăn, sản xuất hay sinh hoạt, cuối cùng buộc phải hội tụ đến vấn đề của Nhà nước, bởi chỉ có nhà nước mới cho phép các hiệp hội có được công lý để cùng tồn tại. Và nhà nước không thể có nếu không có Lập Hiến. Sau quảng trường, thì đã xuất hiện Nghị viện Athena, rồi Nghị viện La Mã để thiết định nhà nước cộng hòa đầu tiên của lịch sử. So sánh, nói chung cho đến đầu thế kỷ 20, các nước châu Á vẫn chưa có quốc gia lập hiến đúng nghĩa, tóc bạc rồi mà vẫn bị bố hay vua nọc ra lấy roi đánh, những nhà nước phong kiến tồn tại với các vương gia hoàn toàn là cách gia đình trị. Nhà nước chỉ là tổ hợp các gia đình, đứng đầu là gia đình của vua.

Người Việt tuy nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, nhưng đó chỉ là ao ước nhiều hơn là thực hiện. Người Việt tính lỗ lãi trong từng lời chào. Tại sao vì người ta rất khó vượt qua ích kỷ cá nhân với những phương châm sống: “Ta về ta tắm ao ta/ dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” và “Có con gái gả chồng gần/ có bát canh cần nó cũng đem cho/ hoài con mà gả chồng xa/ một là mất giỗ hai là mất con”. Lúc nào cũng loay hoay cái nhìn vơ vào cho bản thân cũng như nhóm lợi ích thì làm sao hướng tới người khác để có lời chào?! Tôi đã gặp không ít người, đến bất kỳ đâu họ cũng gật gật như thể không có thói quen chào thành tiếng, nhưng không phải, một lần tôi thấy họ nhìn thấy người có chức vụ cỡ trung trong tỉnh thôi, họ đứng lại nghiêm trang chào thành tiếng cách 10 m vẫn nghe rành rọt từng lời “Em chào anh B ạ”.

Tại sao có tâm lý này? Đó là tâm lý của nô tài, tính lỗ lãi từng ly từng tí. Vì tâm lý nô tài nên họ mặc cảm rằng chào ai thì thua thiệt, nhưng khi gặp người có quyền chức tâm lý nô tài lại sợ hãi chào thật to, thậm chí khi được chào phải đáp lại “không dám”.

Thật ra lúc nào tôi cũng muốn nhắc lại câu của thi sĩ Tản Đà “Dân hai nhăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”, nhưng sợ nhắc nhiều quá thành lạm dụng và khiến người khác khó chịu, nhưng quả là người Việt rất ít người trưởng thành. Kể cả nhiều loại giáo sư tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ. Gặp nhau thì ậm ừ không dám chào thành tiếng, rồi đưa tay bắt thì lại đưa tay trái úp xuống như ban ơn cho người ta, nhưng gặp cấp trên thì bố bảo không dám làm thế, còn ở nhiều vùng quê thì là anh không sang nhà em, là anh không xới cơm cho em. Uống rượu với nhau thì đùn nhau rót rượu, cho rằng mình rót rượu thì hạ mình xuống. Nhiều cô gái đi đâu ăn uống không dám chia sẻ việc bếp núc, rửa bát với chủ nhà hay bạn bè, sợ mình tụt xuống dạng con ở, hoặc ngại do lười biếng. Nhưng người có tự chủ đích thực đâu có dễ bị tụt dẳng cấp như vậy. Vả lại trong một bữa ăn chẳng lẽ có thể vui nếu người ta không có khả năng chia sẻ hay tham dự cùng bữa ăn đó? Thế nào là cùng ăn – cùng vui? Đấy là tâm lý thường trực cảnh giác tính toán của kẻ dưới, lúc nào cũng sợ mình bị kém phân. Trong khi đó người phương Tây chỉ cần trên đôi mươi hầu hết đã có dáng cư xử của quí ông, quí bà, đi đâu làm gì họ đều biết sống theo văn hóa, chức năng, và bổn phận . Có phải, chính thế mà người ta mới coi châu Á là dã man mọi rợ?!

Người Việt mình thực tế là vậy đấy, một lời chào chính thức còn chưa có, nhưng có ai bàn đến cái xấu thì bảo “nước nào chẳng có cái xấu ấy”. Hôm qua tôi vừa nghe tin tuyến tầu điện ngầm ở Panama vừa mở sẽ cho tất cả dân chúng đi miễn phí trong 3 tháng. Liệu Việt Nam có làm được thế không? Việc cho dân chúng đi miễn phí sẽ rất khôn ngoan vì trước hết nó tạo ra thói quen, thứ hai nó tạo ra món quà “mang ơn” để mọi người gắn bó đi tầu, trí khôn đó liệu người Việt có học tập được? Trí khôn đó cũng là cách sống thiện chí để tạo đạo đức lâu dài. Với cái khôn vặt vãnh ăn liền ma cà chớp của tâm lý tiểu nông, liệu người Việt có học theo được thứ lòng tốt đó? Cũng khó lắm thay bởi có phương ngôn: tiểu nhân nghĩ được tốt cũng không làm được tốt bởi bị cái lợi nhỏ bé dẫn đi!

Người Việt vẫn còn chưa biết chào, đấy là bằng chứng ngôn ngữ khó lòng chối cãi. Mong rằng từ đó giúp chúng ta phản tỉnh suy xét nhìn lại mình. Một quốc gia nếu có nhiều người tiến bộ thì nó mới hùng mạnh, ngược lại nếu chỉ có vài mống nói rằng “nhà tôi không vậy”, thì làm sao cái nhà tôi đó biến thành một quốc gia lập hiến cao cả và tốt đẹp?! Xin cám ơn.

Nguyễn Hoàng Đức 

Nguồn bài viết: Ở đây
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
Lấy từ Bau Trinh Xuan