Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

KÍ 21 QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM TRƯỚC KHI VỀ HƯU, ÔNG NGUYỄN THÀNH RUM BỊ PHÊ BÌNH

Phê bình ông Nguyễn Thành Rum vì ký 21 quyết định bổ nhiệm trước khi về hưu


Giang Thanh - Thứ Tư, ngày 10/9/2014 - 15:10

(PLO)- Ngày 9-9, UBND TP.HCM đã có báo cáo kết quả xử lý kỷ luật công chức với ông Nguyễn Thành Rum, nguyên giám đốc sở VH-TT&DL TP, hiện đã về hưu.

Liên quan đến vụ Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch-ông Nguyễn Thành Rum- ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ trong vòng hai tuần trước khi về hưu khiến dư luận xôn xao hồi đầu tháng 3-2014, ngày 9-9, UBND TP.HCM đã có báo cáo kết quả xử lý kỷ luật công chức với ông Rum.

Ông Nguyễn Thành Rum, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM. Ảnh: Vietnamnet 

Theo đó, ông Rum nhận hình thức kỷ luật phê bình rút kinh nghiệm do có hành vi sai phạm trong việc ký ban hành các quyết định bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền đơn vị sai quy định, quy trình của Đảng và Nhà nước.

Đồng thời, ông Phan Văn Lắm, Chuyên viên cao cấp-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng bị khiển trách do có hành vi sai phạm trong việc trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo ký các quyết định trên, gây ảnh hưởng và dư luận không tốt trong nội bộ cơ quan và ngoài xã hội.

Trước đó, vào ngày 1-3-2014, khoảng hai tuần trước khi chính thức nghỉ hưu, ông Rum đã ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương. Ngay sau khi nhận được thông tin, Đảng ủy Khối Dân-Chính-Đảng TP.HCM đã trực tiếp làm việc với Sở này và báo cáo với cấp thẩm quyền. Lãnh đạo TP đã yêu cầu dừng việc triển khai, trao các quyết định bổ nhiệm cán bộ được cho là không đúng quy trình này.

Tiếp theo, vào tháng 6, Thường trực Thành ủy TP.HCM cũng đã có kết luận về vụ việc, giao UBND TP xử lý. Chủ tịch UBND TP, ông Lê Hoàng Quân đã ra quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công chức do Phó Chủ tịch UBND TP, ông Hứa Ngọc Thuận làm Chủ tịch hội đồng để xem xét, tham mưu và đề xuất cho TP trong áp dụng hình thức kỷ luật với ông Rum.

Gần đây nhất, ngày 7-8, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê đã ký quyết định thu hồi và hủy bỏ tổng cộng là 21 quyết định bổ nhiệm nói trên. 

Giang Thanh
----------
P/s: Kỉ luật thế này thì nặng quá!

VÌ SAO TRẦN THỊ NGA HAY BỊ ĐÁNH GHEN?

Cuteo@


Một bạn đã inbox hỏi: Trần Thị Nga là ai? Có vai trò gì trong làng zân chủ?

Xin nói ngắn gọn, Trần Thị Nga, hay còn gọi là Nga Phủ Lý là một ả "ăn vạ chuyên nghiệp" trong làng zân chủ.

Có lẽ, hình ảnh một người đàn bà cắp nách hai đứa con nhỏ tham gia rất tích cực vào các hoạt động gây rối, chống phá chính quyền không còn lạ lẫm gì với người dân thủ đô - Đó là Trần Thị Nga.

Trần thị Nga, sinh ngày 28/4/1977 tại Lý Nhân, Hà Nam, theo đạo Thiên Chúa. Hiện trú tại 52 đường Trần Thị Phúc, tổ 8, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Nhìn bộ mặt góc cạnh lạnh tanh của ả, tin rằng cánh đàn ông tử tế sẽ tránh như tránh hủi. 

Trên Facbook, Nga thường sử dụng tài khoản cá nhân với tên "Thuy Nga", ngoài ra dùng Blog cá nhân có tên "Mephu.blogspot.com" để xuyên tạc, vu cáo chính quyền, bôi nhọ lãnh đạo đất nước. 

Nga là người có quan hệ khá phức tạp với đủ mọi thành phần xã hội, và có quan hệ chặt chẽ với số cực đoan trong "Hội anh em dân chủ" ở Hà Nội. Để câu cơm, ả tham gia cùng lúc khá nhiều hội nhóm, như: "Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam"; "Hội bầu bí tương thân". Hiện tại, Nga đang kêu gọi thành lập "Hiệp hội dân oan Hà Nam" với ý đồ đóng chức "Chủ tịch Hội" theo kiểu Lê Hiền Đức.

Trước năm 2003, Trần Thị Nga có chồng là Phan Văn Quý, nhưng cưới nhau không được bao lâu thì phải ly dị vì thói lăng loàn của thị, và cũng sau đó không lâu, Phan Văn Quý chết vì nghiện ma túy. Sản phẩm chung của Quý và Nga là hai cậu con trai hiện sống với bố đẻ của Nga tại Lý Nhân, Nam Hà. Được biết, Nga suốt ngày lang thang gây rối ở khắp nơi theo yêu cầu của đám zân chủ phòng lạnh, thỉnh thoảng mới về quê phụ giúp để bố mẹ nuôi hai con.

Năm 2003 Trần Thị Nga đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan, đến năm 2005 bị tai nạn giao thông, và đươc Linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài loan cưu mang giúp đỡ. Trước khi về nước hoạt động chống phá chính quyền, Nga đã gia nhập đạo Thiên chúa và được chính Linh Mục Hùng thụ phong tên thánh tại Đài Loan.

Tháng 8/2008 Nga về nước, đăng ký tạm trú tại địa chỉ đã nêu trên. 

Trần Thị Nga được cánh đàn ông trong làng zân chủ rỉ tai nhau về khả năng quan hệ ngoài luồng khá phóng túng và được biết đến như một thiên hướng bẩm sinh. Không kể đến những gã tàu nhanh tàu chậm, hiện tại ả có quan hệ như vợ chồng với ông Phan Văn Phong, sinh năm 1954, trú tại 12 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điều đáng nói là Nga biết ông Phong đang sống cùng với vợ là bà Nguyễn Thị Thúy Mai. Hệ quả của lối sống phóng đãng của thị là hai đứa trẻ ra đời (Phan Văn Phú, sn 2010 và Phan Văn Tài sn 2012).

Ngày 22/12/2012, bà vợ ông Phong đã đến tận nhà thờ Thái Hà để gặp Nga với hi vọng làm rõ chuyện quan hệ với chồng bà, và tiện thể đưa đơn tố cáo hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của Nga cho linh mục quản xứ nhà thờ Thái Hà (178 Nguyễn Lương Bằng). Bà Mai cũng kiên quyết yêu cầu nhà thờ không được dung dưỡng, chứa chấp Trần Thị Nga và Phan Văn Phong gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia định của bà. Tuy nhiên, linh mục quản xứ đã nhận đơn tố cáo nhưng vẫn không có động thái tích cực nào được thực hiện. Nhà thờ Thiên chúa vẫn dung túng cho hành vi cướp chồng, phá hoại hạnh phúc gia đình chị Mai cho Trần Thị Nga.

Ngay sau đó, bà Mai đã phải nhờ cậy đến chính quyền các cấp nơi Nga cư trú kêu gọi sự giúp đỡ. (Xem lá đơn tố cáo của vợ ông Phong bên dưới):



Rất tiếc, do Trần Thị Nga luôn di chuyển nên sự can thiệp, nhắc nhở của chính quyền gặp khó khăn.

Trần Thị Nga cũng đã vài lần hứng chịu đòn ghen. Tuy nhiên, như thường lệ, ả cùng đám đồng đảng bất nhân liền lợi dụng vụ việc để đổ tội cho công an và chính quyền. Khoảng 2 giờ sáng ngày 24/12/2013, tại khu vực bên ngoài nhà thờ Lớn Hà Nội, Nga bị một số người dân đánh ghen và đổ mắm tôm lên người. Ngay sau khi tháo chạy thoát thân, Nga về Nhà thờ Thái Hà tắm gội và qua đêm luôn tại đây đến sáng 25/12/2013. 

Vụ bị đổ mắm tôm lên người do thói dâm đãng, bất chấp đạo lý của ả lẽ ra được bưng bít, nhưng rất tiếc, một số kẻ muốn nhân vụ này đổ lỗi cho công an nên định làm thành một vụ lùm xùm để nói xấu chính quyền. Một nhân vật xin dấu tên đang phụng sự chúa tại Thái Hà cho biết, nhờ có sự can gián của Linh mục quản xứ, và một số người khác nên vụ việc chỉ dừng lại ở mức độ này.

Còn tiếp...

SÁT THỦ THẦM LẶNG: CON CHỦ BÀI TRONG CHIẾN LƯỢC "BẤT CÂN XỨNG"

Sát thủ thầm lặng: con chủ bài trong chiến lược "bất cân xứng"

Việt Long/ RFA

Tàu ngầm Kilo đang được bàn giao cho VN tại quân cảng Cam Ranh

Lực lượng hải giám, hải cảnh của Trung Quốc với sức mạnh áp đảo đã hành động khiêu khích và uy hiếp cả hải quân lẫn lực lượng chức năng dân sự của Việt Nam thường kiên trì quấy rối khu vực giàn khoan. Nhưng rốt cuộc Bắc Kinh không kéo dài liên tục được cuộc xâm lấn và chiếm giữ vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhờ đâu? 

Sát thủ thầm lặng

Việt Nam hẳn không tiếc nuối gì cho việc mua sắm các tàu ngầm Kilo sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 ra khỏi lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì lý do... bão tố.

Lúc chiếc giàn khoan khổng lồ nằm chễm chệ trong lãnh hải Việt Nam, tàu hải quân Việt Nam đã lánh mặt. Lực lượng hải giám, hải cảnh có sức mạnh áp đảo của Trung Quốc đã hành động khiêu khích và uy hiếp cả hải quân lẫn lực lượng chức năng dân sự của Việt Nam thường kiên trì quấy rối khu vực giàn khoan. Nhưng rốt cuộc Bắc Kinh không kéo dài liên tục được cuộc xâm lấn và chiếm giữ vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhờ đâu? 

Một trong những lý do, theo Ankit Panda viết trên The Diplomat ngày thứ ba 9 tháng 9, 2014, là lực lượng hải quân Bắc Kinh chưa đủ sức tiêu diệt những khí cụ lợi hại bên dưới mặt nước cua Việt Nam, trong khi Hà Nội áp dụng chiến lược “bất cân xứng”.

Chiến lược bất cân xứng

Đó là những chiếc tàu ngầm Kilo mà Hà Nội đang tích cực chuẩn bị hợp thành một hạm đội những sát thủ thầm lặng của đại dương trong chiến lược quân sự bất cân xứng đối với cường quốc Trung Hoa.

Chủ đích chiến lược hải dương của Việt Nam là chống tiếp cận, chống chiếm giữ, từ ngữ quân sự quốc tế gọi là A2/AD (anti-access/ area denial)

Hà Nội hiểu rằng luât pháp quốc tế, cùng cả khối ASEAN, kể cả sức mạnh vô địch của hải quân Mỹ cũng không làm gì nhiều để bảo vệ lãnh hải xác định của Việt Nam. Người Việt phải tự mình ngăn đe cho bằng được chính sách của Trung Quốc gọi là phục hồi lãnh thổ, mà nói đúng hơn là thu đoạt lãnh thổ của các nước nhỏ yếu có lực lượng quân sự bất cân xứng ở xung quanh.

Và theo The Diplomat, chính hạm đội Kilo đang được tiếp tục mua của Nga cùng với những khí cụ quốc phòng khác, đã ngăn đe tham vọng của Bắc Kinh muốn lấn chiếm cả vùng đặc quyền kinh tế của nước anh em xã hội chủ nghĩa.

Chỗ yếu của Trung Quốc 

Mục tiêu trước mắt của chiến lược hải dương của Bắc Kinh là chiến lược A2/AD của chính họ, nhắm đối phó với Hoa Kỳ. Kế đó mới đến chủ đích bành trướng hải lực ra khắp thế giới. Thực hiện mục tiêu trước mắt, Trung Quốc phải đủ sức phòng vệ và ngăn đe hữu hiệu các chiến hạm và tàu ngầm tối tân hơn của đối phương. Hải quân Trung Quốc vì thế đã mang cấu trúc của một lực lượng phòng thủ, không được cấu tạo để có thể tấn công tiêu diệt hay khống chế một đối phương có chiến lược tàu ngầm hữu hiệu để chống xâm chiếm trong một chiến trường hải dương thuận lợi cho tàu ngầm.

Trung Quốc tuy vẫn ưu tiên theo đuổi đường lối tăng tiến lực lượng chống tàu ngầm như một biện pháp vừa cấp thời vừa lâu dài, nhưng đó vẫn là điểm yếu khó lòng khắc phục của hải quân Trung Quốc.

Một cây bút khác của The Diplomat, Robert Farley, cho biết hầu hết các khí cụ chống tàu ngầm của Trung Quốc như tàu hộ tống 056, máy bay tuần thám Y-8 và các hệ thống sensor cảm nhận âm thanh dưới mặt nước đều phụ thuộc vào khoảng cách đối với căn cứ mặt đất để hoạt động hữu hiệu. Thêm vào đó tàu ngầm Kilo chạy diesel- điện của Việt Nam thuộc loại vận hành êm lặng nhất, giống như các tàu Kilo cải tiến hơn của Trung Quốc. Tóm lại, với các tàu Kilo từ Nga về, Việt Nam có thể xoay chuyển thế cân bằng lực lượng chiến thuật trên biển Đông theo chiều hướng có lợi cho mình.

Chiến lược thích hợp

Việt Nam vẫn là nước nhỏ, trang bị quân sự thua xa Trung Quốc, nên chiến lược A2/AD bất cân xứng này đúng là một phương thức tốt để chống lại tham vọng bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh ở các vùng biển tranh chấp. Với những hành vi xâm lấn của Trung Quốc trước đây trong năm, Việt Nam không phí chút thì giờ nào trong việc đưa tàu ngầm Kilo vào hoạt động.

Hãng thông tấn Reuters cho biết giới ngoại giao quốc tế nói họ thấy hai chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam thường xuất phát từ căn cứ Cam Ranh, cần cù hoạt động ven bờ biển trong các hải vụ huấn luyện. Chiếc thứ ba từ Saint Petersburg sẽ về trong tháng 11, thủy thủ đoàn đang được huấn luyện trước khi tàu vượt đại dương về nước. Chưa rõ lúc nào toàn hạm đội 6 chiếc Kilo mới tung hoành dưới mớn nước biển Đông, nhưng nhiều nguồn dự đoán cho rằng trong năm 2016 Việt Nam sẽ có đủ vũ khí, lực lượng để thực hiện chiến lược đối đầu với Trung Quốc trên biển.

Việc này sẽ khiến sự tính toán của người Trung hoa thêm phức tạp trong kế sách chiếm đoạt thêm đảo ở Trường Sa, dù rằng lực lượng hải quân của họ lớn mạnh hơn nhiều so với Việt Nam, với cả 70 tàu ngầm.

Giáo sư Colin Koh của Học viện Nghiên cứu quốc tế tại Singapore cho rằng "Chiến lược bất cân xứng cổ điển do các nước yếu áp dụng chống nước mạnh là điều người Việt Nam hiểu rất rõ. Vấn đề là liêu họ có thể hoàn chỉnh nó ở những kích thước bên dưới lòng đại dương hay không"

Tất nhiên Hà Nội luôn luôn nhấn mạnh họ chỉ thi hành chiến lược phòng thủ, nhưng quả thật công cuộc phòng thù ấy đã khiến Bắc Kinh quay sang bắt nạt Philippines. Hải quân Philippines thiếu cả tàu ngầm lẫn tàu chiến hiện đại, không làm gì được khi Trung Quốc lấn chiếm Scarborough. Xứ này là đồng minh của Mỹ, nhưng chỉ dựa vào Mỹ để hù dọa Trung Quốc, trong khi cố kêu nài vô vọng các diễn đàn đa phương giải quyết giúp vấn đề tranh chấp lãnh hải, một việc chưa bao giờ thấy kết quả.

Ấn độ: bạn tốt với cùng mối quan tâm 

Tuy hạm đội Kilo là con chủ bài của hải quân Việt Nam, Hà Nội còn chú ý đến nhiều lãnh vực quân sự khác. Tháng trước, ngay sau khi tướng Phùng Quang Thanh thăm Nga, có tin cho hay Việt Nam sẽ tăng gấp đôi số phi đội chiến đấu cơ đa năng Sukhoi SU-30MK2, trang bị thêm phi đạn chống tàu chiến. Và trong khi Moskva là nguồn cung cấp chính, thì New Delhi tỏ ý hăng hái muốn giúp huấn luyện nhân sự. Hải quân Ấn Độ vẫn đang giúp chia sẻ với Việt Nam khả năng điêu luyện về vận hành, điều khiển tàu ngầm Kilo. Có dự đoán rằng hai nước sắp ký kết thỏa ước quốc phòng để New Delhi huấn luyện phi công chiến đấu cho Hà Nội. Thêm nữa, Ấn Độ đang bán cho Việt Nam những hỏa tiễn chống tàu siêu thanh nổi tiếng BrahMos mà họ cùng chế tạo với Nga, mặc dù việc này có thể gây bất lợi cho quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc đang trong giai đoạn hàn gắn. (BrahMos là phi đạn siêu thanh chống chiến hạm, tốc độ tối đa 2,8 Mach, tầm xa từ 300 đến 500km, có thể phóng từ mặt đất, chiến hạm, tàu ngầm, hay phi cơ chiến đấu, có khả năng chọn mục tiêu chuyên biệt giữa nhiều mục tiêu tương tự, được thí nghiệm chứng minh độ chính xác gần như tuyệt đối)

Tự tin và quả quyết

Tìm cách thi hành chiến lược quân sự bất cân xứng để đối đầu với Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra tăng thêm lòng tự tin và sự quả quyết bảo vệ lãnh hải đã xác định, chống lại tham vọng của Trung Quốc. Giới lãnh đạo Việt Nam đã mạnh tiếng tố cáo thẳng thừng tham vọng xâm lấn của Trung Quốc ngay từ khi xảy ra vụ đặt giàn khoan trong lãnh hải đặc quyền của Việt Nam.

Bằng chứng điển hình gần hơn nữa là mới hôm thứ hai tuần này, bộ ngoại giao Việt Nam đòi hỏi Bắc Kinh ngưng mọi hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh xâm chiếm và gọi là Tam Sa. Việt Nam tố cáo hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Giới quan sát quân sự quốc tế cho rằng chính những chiếc tàu ngầm Kilo mới sẽ giúp Việt Nam san bằng khoảng cách biệt lực lượng trên chiến trường hải dương với Bắc Kinh, và có thể chuyển đổi cuộc diện địa chính trị ở Đông Nam Á. 

Cùng lúc, một số nhà nghiên cứu quốc phòng ở nước ngoài tỏ ra không hoàn toàn đồng ý với luận điểm trên.

Không phải chỉ đơn thuần lực lượng tàu ngầm chưa hoàn chỉnh của Việt Nam mà đã có thể khiến Bắc Kinh lui bước trong mộng thôn tính lãnh hải biển Đông.

Quyết tâm của Việt Nam có thể là một nguyên do. Nhưng nếu không có sự yểm trợ của quốc tế, những lập trường cương quyết và hành động biểu tỏ sự chống đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam của giới lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu, Ấn độ, Australia, cùng một vài nước ASEAN, hẳn nhiên Trung Quốc đã không dễ dàng chịu nhổ giàn khoan đem đi chỗ khác.

TẠI SAO TRUNG QUỐC LÀM ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG?

Tại sao TQ làm đảo ở Biển Đông?

Phóng viên hãng BBC đã có chuyến đi thực địa ra tận các đảo ở Biển Đông, nơi TQ đang tăng tốc dự án cải tạo đảo. Vậy Bắc Kinh được lợi gì khi làm như vậy?

Philippines nói TQ đã xây cả một hòn đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh: BBC

Trong báo cáo được trình bày đa phương tiện mang tên “China’s Island Factory”, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã mô tả hành trình trên một tàu cá Philippines tới thăm "các đảo mới" mà TQ đơn phương xúc tiến công việc cải tạo, biến đổi đặc tính đất ở Biển Đông.

Dự án cải tạo đảo mà TQ tiến hành ở Biển Đông được Philippines coi là hành động khiêu khích, một nỗ lực đơn phương để thay đổi nguyên trạng có lợi cho yêu sách chủ quyền của TQ. Hồi tháng 5, Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng phản đối các dự án này và công bố những hình ảnh xây dựng của TQ trước đây cũng như hiện tại.

Tại diễn đàn ASEAN gần đây, Manila đề xuất kế hoạch đóng băng những hành động khiêu khích ở Biển Đông, gồm cả các dự án cải tạo đảo. Bắc Kinh đã bác bỏ đề xuất này.

Trên một tàu cá Philippines, Wingfield-Hayes đã tới thăm nơi trước đây là hai bãi đá ngầm còn hiện tại hóa thành những đảo mới tinh. Ông mô tả các hoạt động đang diễn ra ở đảo Gạc Ma (tên quốc tế: Johnson South Reef - là một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng TQ đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1988) như sau:

"Hàng triệu tấn đá và cát được nạo vết từ đáy biển và đổ vào bãi ngầm, biến bãi ngầm thành vùng đất mới. Có thể nhìn rõ các đội xây dựng như đang dựng một bức tường thành biển. Các xe tải chở xi măng, cần trục, những ống thép lớn, ánh sáng đèn hàn".

Theo tác giả, TQ "đang xây dựng các đảo mới trên năm bãi ngầm khác nhau". Wingfield-Hayes nhấn mạnh rằng, không ai biết rõ những gì TQ tính làm với các đảo mới này. Chính quyền Philippines thì bày tỏ sự quan ngại rằng, bãi Johnson South có thể biến thành một căn cứ không quân của TQ ở Biển Đông.

Nháy mắt hô biến

TQ có thể sẽ đưa dân cư ra những đảo mới nhằm "bọc lót" cho các yêu sách chủ quyền. Đây được xem là cách hợp pháp hóa yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh cũng như phương pháp ngăn chặn hành động quân sự từ các bên tuyên bố chủ quyền khác.

Cũng có thể việc lập ra các đảo là cách TQ khiến cho các tranh cãi lãnh thổ tự chấm dứt. Theo Công ước LHQ về Luật Biển, không thể tuyên bố chủ quyền với các tính năng ngầm (như bãi cạn, bãi ngầm). Việc Philippines tìm tới trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp Biển Đông một phần dựa vào thực tế này. Manila muốn làm rõ việc liệu TQ có thể tuyên bố chủ quyền với các tính năng ngầm hoặc bán ngầm theo quy định của UNCLOS hay không.

Thêm vào đó, phần VII của UNCLOS nêu rõ: "Các bãi đá, đảo đá không thể duy trì sự sống con người hay đời sống kinh tế thì cũng không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa". Theo điều này, nếu như TQ có giành được quyền kiểm soát các đảo ở Biển Đông, thì phạm vi kiểm soát cũng giới hạn trong 12 hải lý vùng lãnh hải mà không hề có vùng đặc quyền kinh tế đi kèm.

Song nếu TQ có thể "tạo ra các đảo" bên trên những tính năng ngầm trước đây và tạo lập các điều kiện để những đảo ấy "duy trì sự sống con người", thì sau đó yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Đây chính xác là những gì Philippines phản đối. Trong cuộc phỏng vấn về báo cáo của hãng BBC, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose gọi yêu sách chủ quyền của TQ trong vùng biển là "thái quá" và "không có căn cứ luật pháp quốc tế". Ông cũng cáo buộc TQ đang cố thay đổi hiện trạng nhằm tăng cường yêu sách chủ quyền cho mình trước khi tòa quốc tế xem xét vụ kiện của Philippines.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh thì nói, mục đích của việc xây dựng là "để cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống cho người dân ở trên các đảo". Bất ngờ có một phóng viên phản bác lại rằng: "Các đảo TQ đang xây dựng là các đảo mới, làm gì có chuyện xây dựng để cải tạo điều kiện sống cho dân trên đảo. Vậy mục đích và dụng ý thực sự của TQ là gì"? Người phát ngôn họ Hoa nói ngắn gọn: "Tôi đã trả lời câu hỏi của bạn'.

Từ phản ứng của người phát ngôn này, có thể thấy TQ đang mong muốn có người sống và làm việc trên các đảo. Dù người đó là thường dân hay các đảo mới xây có thể trở thành căn cứ quân sự hay không.

Thái An(theo Diplomat)

NHỮNG CỰU SĨ QUAN LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĂN BẢ ĐỊCH


Posted on Tháng Chín 10, 2014 by tumathien

Chọn đúng ngày Quốc khánh 2/9, 20 vị nguyên là sĩ quan lực lượng vũ trang gửi thư cho lãnh đạo Đảng, Nhà Nước kiến nghị về tình hình “nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia”. Những điểm mà các cựu sĩ quan kiến nghị xem ra không có gì mới, đáng chú ý là một số nội dung liên quan kiến nghị của hộ lại cho thấy với toàn cấp hàm tướng, tá, có chức vụ chỉ huy nhưng các vị này lại ăn bả tuyên truyền xuyên tạc của địch:

Đầu tiên, các vị mở đầu bằng trích dẫn: Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”. Câu “Trung với nước, hiếu với dân” là tuyên truyền của những kẻ muốn phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, cho rằng Bác Hồ chỉ nói: “Trung với nước, hiếu với dân”, không nói “Trung với đảng, hiếu với dân”. Gần đây, bọn này không nhắc đến xuyên tạc này nữa vì tác giả Thanh Tùng (blog Đôi Mắt) đã cung cấp nguồn tài liệu chính xác, chứng minh hai câu nói của Bác Hồ ở hai thời điểm khác nhau và tất nhiên là có câu “Trung với đảng, hiếu với dân”. Toàn là sĩ quan cấp tướng, tá mà chưa hề nghe, đọc câu nói của Bác Hồ thì thật đáng xấu hổ!

Hai là, kiến nghị thứ 4 của các vị khiến TMT không thể tin được!

Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.



Riêng đối với sĩ quan quân đội thì luôn phải nằm lòng nguyên tắc “bí mật”, cái được gọi là “sống để bụng, chết mang theo”, đòi công bố nội dung Hội nghị Thành Đô có chăng chỉ là đám con nít. Tệ hại hơn, các vị đòi công bố dựa trên: “có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên”. Với trình độ của các vị sẽ dễ dàng kiểm tra xem hai tờ báo lớn đó của Trung Quốc có đăng thông tin như vậy không ? Tại sao chỉ là “có tin nói rằng” ?

Còn nội dung thỏa thuận như các vị đã đưa thì sao: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.

Xin hỏi các vị, có người Việt Nam nào dám ký thỏa thuận “bán nước một cách trắng trợn” như vậy ? Chỉ cần đọc cái thỏa thuận đó đã thấy là vô lý rồi. Nếu có thật “bán nước” cũng phải viết tinh vi hơn chứ đâu có như các vị sĩ quan viết cái kiến nghị này.

Bí mật nào rồi cũng được giải mật vào thời điểm thích hợp. Nhưng kẻ địch biết rằng dù thế nào thì bí mật sẽ không được công bố vào lúc này nên chúng phịa ra thông tin bịa đặt nhằm phá hoại, vậy mà đến sĩ quan cao cấp quân đội còn mù quáng như thế!!! Và kẻ địch này thì trên mạng đã có người chỉ đích danh là đám “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Các vị chịu khó động não thì sẽ thấy.

Sĩ quan lực lượng vũ trang phải là người đầu tiên phát giác, tấn công tuyên truyền xuyên tạc của địch nhưng các vị lại “tiên phong ăn bả”. Thật là nhục nhã!

Tư Mã Thiên

HÀ NỘI NGÀY TRỞ VỀ


Tác giả: Anh Nguyen Viết ngày: 05-09-2014 

Hà nội đây rồi đất tổ quê cha Ngày nối ngày đơn côi lẻ bóng
Em đã ra đi khi trăng tròn tuổi Hòa nhạc vào thơ tả nỗi lòng !
Nay trở về gần hai mươi năm rưỡi
Em chẳng nhận ra dấu vết ngày nào

Bờ rào râm bụt bên cạnh cầu ao
Giờ phố xá đông, người xe tấp nập
Tìm đâu ra dấu vết xưa e ấp
Đường dọc ngang xen hàng nhà xây cao

Bỗng thấy lòng mình xa xót nôn nao
Và cô đơn giữa phố đông người chật
Đứng lặng im như điều gì vừa mất
Nỗi nhớ anh càng bỏng cháy khát khao

Anh ở đâu giữa Hà Nội ồn ào
Em không thể tìm anh đâu, anh ơi
Hoàng hôn đang dần tắt nắng rồi
Em phải về thôi xa hà nội thôi

Định mệnh tình ta sao thể thay đổi
Em trở về cùng ngày tháng cô đơn
Gói lại tình anh cùng những dỗi hờn
Đem chôn chặt dưới nấm mồ dĩ vãng

Sợi dây tình càng nối càng dở dang
Thôi anh nhỉ những điều là mộng mị
Níu kéo chi cho thêm buồn suy nghĩ
Níu kéo chi cho dang dở đời anh!

Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ 
Tôi vội vã trở về Lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen 
Dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ 
Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô 
Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ 
Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế 
Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi 
Vội vã trở về, vội vã ra đi 
Chẳng thể nào qua hết từng con phố 
Nhưng còn đó mùa thu, mùa thu đầy gió 
Và rêu xanh bên những gốc cây già 
Vội vã trở về cùng tháng năm xưa 
Sau những con đường dầu dãi nắng mưa 
Bên quán nhỏ em buồn nghe lá trút 
Chiều mưa xa giăng kín phố dài 
Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ 
Tôi vội vã trở về để nghe tim mình rưng rưng trong nước hồ thu

Nguồn: Hồng Anh Blog

BÁO TRUNG QUỐC: GẠC MA SẼ THÀNH TÀU SÂN BAY KHÔNG CHÌM

Báo TQ: Gạc Ma sẽ thành "tàu sân bay không chìm Bắc Kinh" ở Biển Đông

(GDVN) - Một khi Trung Quốc đảo hóa thành công một số bãi đá ở Trường Sa sẽ thay đổi căn bản và toàn diện tình thế Biển Đông, Bắc Kinh sẽ như hổ mọc thêm cánh.

Hình ảnh đồ họa về cái gọi là "tàu sân bay không bao giờ chìm" ở Gạc Ma được truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải, tờ Apple Daily Hồng Kông cho biết.


Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/9 dẫn nguồn tờ "Tuyền Châu buổi chiều" nói rằng, gần đây Biển Đông dậy sóng nên việc Trung Quốc làm thế nào để bảo vệ cái gọi là chủ quyền (tham vọng bành trướng) lãnh thổ ở Biển Đông trở thành tiêu điểm.

Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cũng yêu sách toàn bộ hoặc một phần quần đảo) cách đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 1000 km nên Bắc Kinh lâu nay không thể tiến hành (cái gọi là) tuần tra thường xuyên từ trên không.

2 năm trước, Cục Hải dương Trung Quốc đã có kế hoạch xây dựng cầu tàu (bất hợp pháp) ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thời gian qua có nhiều tờ báo đưa tin, từ đầu năm 2014 Trung Quốc đã bắt đầu phong nền đắp đất, biến đá thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Gạc Ma, Tư Nghĩa. Tờ báo Trung Quốc nhận định, trong bối cảnh cục diện Trường Sa phức tạp như hiện nay, động thái này sẽ giúp Trung Quốc khống chế hiệu quả khu vực quần đảo Trường Sa.

Quan điểm chính thức của giới chức Trung Quốc xung quanh động thái này đã khá rõ ràng. Hồi tháng 5 khi phát hiện Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa, Philippines đã gửi công hàm phản đối. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngạnh: Làm gì ở Trường Sa là quyền của Trung Quốc, không ai có tư cách can thiệp?!

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận khi nói về vụ việc đảo hóa Gạc Ma với giọng điệu hiếu chiến: Quân đội Trung Quốc phụ trách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và quyền lợi hàng hải, trước sau sẽ kiên trì thực hiện sứ mệnh này trong kế hoạch tổng thể chung của nhà nước.

Vương Hiểu Bằng, một chuyên gia về biên giới biển từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc xuyên tạc rằng Việt Nam "chiếm 29 điểm đảo của Trung Quốc" ở Trường Sa trong khi chính Trung Quốc mới là kẻ xâm lược. Các hoạt động bình thường của quân dân Việt Nam ở huyện đảo Trường Sa bao lâu nay bị Vương Hiểu Bằng chụp cho cái mũ "gia cố các đảo chiếm của Trung Quốc"?! Một chuyện nực cười.

Lã Diệu Đông, một nhà nghiên cứu khác cũng từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc thì vu cáo Việt Nam và Philippines "tranh thủ mọi diễn đàn quốc tế phát tán dư luận, làm to chuyện tranh chấp" mà lại cố tình lờ đi thực tế chính Trung Quốc hung hăng kéo tàu và giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam trong khi vẫn tiếp tục la làng rằng mình là người bị hại?!

Tờ báo dẫn nguồn truyền thông Philippines cho biết, công việc biến đá thành đảo (trái phép) ở Gạc Ma đã chuyển sang giai đoạn phủ xanh. Họ dùng sức người đánh cả những gốc dừa đã xum xuê trái mang ra đây trồng. Còn theo báo chí Nhật Bản, Trung Quốc đã xây xong cả cảng khẩu trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Châu Viên có thể neo đâu các tàu cỡ lớn. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, hoạt động này của Trung Quốc đã tăng tốc rất nhanh.

"Tuyền Châu buổi chiều" bình luận rằng việc đắp đất phong nền biến đá thành đảo (trái phép) ở Trường Sa là cần thiết để sau đó có thể "giải thích lại" Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đòi thêm 200 - 350 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra Biển Đông còn có tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược đặc biệt cả về chính trị, kinh tế và quân sự. 

Đặc biệt trong quân sự việc kiểm soát các đảo ở Biển Đông có thể giúp Bắc Kinh khống chế eo biển Malacca và nhiều tuyến hàng hải quan trọng sau châu Phi và châu Âu. Nhưng truyền thông Trung Quốc cố tình quên rằng cộng đồng quốc tế sẽ không thể ngồi yên để Bắc Kinh xỏ mũi, xâm hại lợi ích của họ.

Báo Trung Quốc đánh giá, một khi Trung Quốc đảo hóa thành công một số bãi đá ở Trường Sa sẽ thay đổi căn bản và toàn diện tình thế Biển Đông, Bắc Kinh sẽ như hổ mọc thêm cánh. Hiện tại bán kính tác chiến của J-11, J-10 Trung Quốc chưa đầy 2000 km nên không thể bay từ Hải Nam ra Trường Sa tác chiến. Nhưng một khi có căn cứ không quân tại Trường Sa, tình hình sẽ khác.

Theo "Tuyền Châu buổi chiều", trong số 6 bãi đá thì Su Bi và Gạc Ma có vị trí trọng yếu với Trung Quốc vì nó án ngữ tuyến đường của tàu ngầm hạt nhân chiến lược neo đậu tại Tam Á, trong khi nếu chiến đấu cơ Trung Quốc cất cánh từ đây sẽ có bán kính tác chiến gần như toàn bộ Biển Đông.

Vài năm qua hải quân Trung Quốc đã không ngừng được đầu tư phát triển, hàng năm các loại chiến hạm tiên tiến hay máy bay chiến đấu không ngừng được bổ sung vào biên chế, thực lực tổng hợp tăng cường. Tuy nhiên năng lực hậu cần của Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Việc xây dựng các cầu cảng, sân bay (bất hợp pháp) ở Trường Sa sẽ biến Gạc Ma và một số bãi đá thành "tàu sân bay không bao giờ chìm" của Trung Quốc ở Biển Đông.