Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

BẮC KINH ĐE DỌA SỬ DỤNG VŨ LỰC VỚI NGƯỜI BIỂU TÌNH HONG KONG

Ong Bắp Cày


Cuộc biểu tình lịch sự nhất quả đất trình diễn ở Hong Kong đang đứng trước nguy cơ bị thất bại mặc dù nó tạo được dấu ấn không hề nhẹ trước dư luận quốc tế.

Như chị đã nói trong bài "Biểu tình ở Hong Kong sẽ đi đến đâu?": "Dù tạo được những dấu ấn to lớn, nhưng cuộc biểu tình sẽ kết thúc khi một vài nhân tố trong hàng ngàn người biểu tình mất kiên nhẫn, hoặc có biểu hiện quá khích như ở Bờ Hồ Việt Nam", và hôm nay sau khi xảy ra xung đột giữa những người biểu tình và những người phản biểu tình (không phải chống biểu tình), Bắc Kinh đã gửi một thông điệp mà giới truyền thông cho là "lạnh xương" tới những người tham gia.

Trên các trang mạng có vỏ bọc zân chủ ở Việt Nam đã ngay lập tức nhắc lại thông điệp này và không quên cho rằng, những người phản biểu tình là tay chân của Bắc Kinh trà trộn vào đoàn biểu tình để kích động xung đột. Thậm chí họ còn cho rằng Tập Cận Bình đã sử dụng đến Hội Tam Hoàng - Một tổ chức Mafia Trung Quốc - để chia rẽ, đe dọa những người biểu tình Hong Kong. Tất nhiên, lối nói ám chỉ đó không chỉ dành cho Trung Quốc và không có một chứng cứ nào để chứng minh.

Thông điệp "lạnh xương" mà Bắc Kinh gửi đến người biểu tình nằm chềnh ềnh trên trang nhất của tờ Nhân Dân Nhật Báo. Nó cảnh báo rằng Bắc Kinh không những không muốn xét lại quyết định Tháng tám chỉ cho phép các ứng cử viên đã được Đảng Cộng sản phê duyệt tranh cử vào vai trò cao nhất của Hồng Kông, mà còn hăm dọa những người Hong Kong tiếp tục tham gia vào các cuộc biểu tình sẽ nhận lãnh những hậu quả thảm khốc.

Một cựu lãnh đạo sinh viên trong vụ Thiên An Môn, nói rằng bài xã luận tháng 10/2014 có một sự tương đồng rõ rệt với bài xã luận khét tiếng đăng trên Nhân Dân nhật báo hơn 25 năm trước đây, và là đầu dây dẫn đến cuộc đàn áp tàn bạo cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, giết chết hàng trăm hoặc hàng ngàn người, tùy thuộc vào ước tính.

Bài xã luận hôm nay trên báo Nhân Dân (link bản tiếng Hoa, bản dịch tiếng Anh của Quartz ở đây) cho biết lập trường của Bắc Kinh về cuộc bầu cử tại Hồng Kông là hợp pháp “không thể lay chuyển” được. Bài báo tiếp tục cho rằng cuộc biểu tình của nhóm ‘Occupy Central’ ủng hộ dân chủ là bất hợp pháp và đang làm tổn thương Hồng Kông. “Nếu nó vẫn tiếp tục, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được,” bài xã luận cảnh cáo. Thực ra, giọng điệu hăm dọa của Bắc Kinh không có gì là lạ bởi nó là văn hóa ứng xử của lãnh đạo Trung Quốc.

Như các trường hợp khác cần đe dọa, Bắc Kinh đổ lỗi cho cuộc biểu tình đã phá vỡ “nền tảng của xã hội Hồng Kông,” và kêu gọi tất cả người Hồng Kông giúp tái lập trật tự:
“Một vài người trong nhóm ‘Occupy Central’, vì lợi ích cá nhân, đã coi thường pháp luật. Họ đã kích động quần chúng, làm tê liệt giao thông, đình trệ hoạt động của các doanh nghiệp … và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của người dân Hồng Kông. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động bất hợp pháp của họ.”
Bài xã luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo khuyên các thành viên của nhóm ‘Occupy Central’ “ngừng tất cả các hành vi bất hợp pháp càng sớm càng tốt,” và trả lại trật tự và hòa bình cho Hồng Kông. Bài báo kết luận:
“Nếu một vài người quyết tâm đi ngược lại pháp luật, gây rối loạn, cuối cùng họ sẽ hái những gì họ đã gieo.”
Bài xã luận về Thiên An Môn được gọi là “426” hoặc bài xã luận “ngày 26 tháng 4” là ngày nó được đăng trên tờ Nhân Dân, có một số điểm tương đồng với bài báo tháng 10 năm nay. Nó cũng:

- Xác định các cuộc biểu tình là một hành động bất hợp pháp
- Cáo buộc một nhóm nhỏ đã kích động đám đông
- Yêu cầu cả nước giúp dập tắt các cuộc biểu tình
- Cảnh cáo về hậu quả kinh tế nếu tình trạng bất ổn tiếp tục

Bài xã luận gây ra cuộc thảm sát Thiên An Môn. Nguồn: Quartz

Tuy nhiên, bài xã luận năm 1989 đã đi xa hơn, kêu gọi các cuộc biểu tình lúc đó là một âm mưu giành quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và tuyên bố cuộc biểu tình được dựng nên dể “phủ nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Hoa và hệ thống xã hội chủ nghĩa.” Lời lẽ cứng rắn của bài xã luận năm 1989 đánh dấu một bước ngoặt trong sự kiện Thiên An Môn, và dẫn đến kết thúc bi thảm tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.

25 năm sau đó, Yan Jiaqi, người đã từng là cố vấn chính trị cho chính quyền Trung Quốc trong những năm 1980, nói với tờ The New York Times:
“Nếu không có bài xã luận ngày 26 tháng 4 và kết luận của nó, sẽ không có vụ thảm sát ngày 4 tháng 6.”
Không còn nghi ngờ gì nữa, Tập Cận Bình đang cố gắng giảm nhiệt lò lửa Hong Kong bằng tất cả những gì có thể và chị tin, chỉ trong nội tuần này, cuộc biểu tình sẽ kết thúc. Tuy nhiên, sự kiện Hong Kong cũng sẽ vẫn là lời cảnh báo nghiêm khắc cho tham vọng vô đối của Bắc Kinh về lãnh thổ.

Nguồn tham khảo: Beijing just sent a chilling message to Hong Kong’s umbrella revolution. By Heather Timmons, Lily Kuo. Quartz, October 1, 2014.
Ảnh: Chép từ NLD.

LẤY DỐI TRÁ TRÙM LÊN SỰ THẬT

Khoai@ copy từ Linh Nguyễn


Lấy sự dối trá trùm lên sự thật

LTS: Ngài Quan Chánh sử Phan Huy Lê tiết lộ “Nhân vật lịch sử Anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật” đã tiếp sức cho lực lượng chống đối nước ta hí hửng. Ngài Phan Huy Lê là ai mà trên VTV mỗi lần có chuyên đề Sử học người ta lại mời ông phát biểu để đánh bóng tên tuổi của ông và nghe nói đâu ngành sử của ông được mời viết lại chính sử nước nhà. Thật hết nói nổi! 

Bản tin BBC tiếng Việt đang có bài “Lê Văn Tám tác động tới trẻ thơ” của bạn Hoàng Xuân - TP.HCM với nội dung lặp lại lời “tiết lộ” của người đầu ngành sử học Phan Huy Lê rằng: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật”. Với lòng mong mỏi hãy để tâm hồn trẻ thơ khỏi bị đầu độc bằng những sự dối trá, ông Hoàng Xuân đề nghị thành phố hãy tìm những cái tên có ý nghĩa khuyến học hoặc ca ngợi cuộc sống thanh bình thay vào cái tên Lê Văn Tám và tượng đài “Đuốc Sống” nghe quá dữ dội mà không có thật!

Hãy khoan! Trước hết xin thưa: Vụ một thiếu niên đốt kho xăng Thị Nghè vào những ngày đầu Nam bộ kháng chiến là một sự thật hiển nhiên nhưng nó đã bị người ta nhân danh sử học lấy sự dối trá trùm lên sự thật! Đó là sự kiện anh hùng đã thành biểu tượng cho truyền thống kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của người Nam bộ trước hành động thực dân Pháp tái xâm lược nước ta.

Xin giới thiệu để quý bạn tìm xem một số tư liệu, bài báo với những dẫn chứng thuyết phục và lời xác thực của nhiều chứng nhân lịch sử có uy tín lớn. Tóm lược như sau:
 
- Báo Cứu quốc số 74 ra ngày 23/10/1945 (bảy ngày sau sự kiện xảy ra) đưa tin trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Hồ Chủ tịch nói: “Sự hy sinh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam bộ bây giờ, cái cử chỉ phi thường của một chiến sỹ tự tẩm dầu xăng vào mình để vào đốt một kho dầu của bên địch, tỏ ra rằng một dân tộc đã có tinh thần cao đến bực ấy thì không sức mạnh nào có thể đè bẹp được”.

- Lịch sử Đảng bộ TP.HCM xác nhận sự việc thiếu niên Lê Văn Tám đốt cháy kho xăng vào những ngày đầu Nam bộ kháng chiến và còn ghi rõ người tổ chức là đồng chí Lê Văn Châu, sau này hy sinh ở mặt trận Thị Nghè năm 1947.

- Nhà cách mạng Trần Văn Giàu - người ra “Lời kêu gọi của UBKCNB” phát lệnh nổ súng vào sáng ngày 23/9/1945 mở đầu cho cuộc KC chống Pháp xâm lược lần thứ hai khẳng định vào thời điểm đó “có sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết do ai tổ chức và người nào thực hiện”.

- Hồi ký của các vị lãnh đạo kỳ cựu của thành phố Sài Gòn như Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Mai Chí Thọ (Năm Xuân…đều nhắc tới gương hy sinh của liệt sỹ thiếu niên Lê Văn Tám với lòng xúc động, tự hào.

- Hồi ký “Đứng lên đáp lời sông núi - tập II” (NXB Thanh niên - 1995) của Trần Thắng Minh (nguyên UVTƯ Đoàn TNCSVN) cho biết Lê Văn Tám là bạn với ông trong đội thiếu niên ở Đa Kao. Cần lưu ý bạn đọc là cuốn sách được viết ra mười năm trước khi ông Phan Huy Lê đặt điều xằng bậy!

- Tại mặt trận Thị Nghè lúc ấy có hai trận đánh vang dội xảy ra ở thời điểm khá gần nhau và vì đã quá lâu rồi nên dễ nhầm lẫn:

+ Một là, trận đánh kho xăng Thị Nghè đêm 17/10/1945. Đại tá Võ Thành Khiết mô tả khá là chi tiết: Tôi sinh năm 1929, quê ở xã Tân Bửu, Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc địa bàn huyện Bình Chánh và Bến Lức). Năm 1940, tôi lên học ở Trường Pétrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong), Sài Gòn. Vì trường bị quân Nhật chiếm làm trại lính nên chuyển về học tại trường Trưng Vương ngày nay, sát ngay Sở thú, kế bên Thị Nghè. Đám học sinh nội trú chúng tôi thường ra đó chơi, đá banh rồi nhảy xuống tắm ở cái hồ kế đó, nước trong và mát. Bởi thế vùng này tôi rành lắm. Kho xăng Thị Nghè thực ra chỉ là một đại lý bán sỷ của hãng dầu Shell, nằm trên con rạch Văn Thánh, sát đầu cầu, gần chợ, thuyền ghe, xe tải đều ra vô được. Tôi còn nhớ rõ đó là một căn nhà thấp, nền đất, không rộng lắm, mái tôn xập xệ, vách là những tấm gỗ mảnh đóng thưa, bên trong chứa đầy chật những phuy xăng dầu dung lượng 200 lít, tới nơi sặc hơi dầu. Bên kia Sở thú là kho đạn thuộc Trung đoàn thuộc địa số 11 (11è Ric) là một doanh trại (điểm Pyrotechnique cũ) lại gần Tổng hành dinh của tướng Le Clerc, toàn lính lê dương canh gác. Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1945, tôi về quê, tham gia Thanh niên tiền phong. Ngày 24/8/1945, tham gia cướp chính quyền ở tòa Bố tỉnh Chợ Lớn. Sau ngày 23/9, làm liên lạc cho báo “Kèn gọi lính”. Khi Ủy ban kháng chiến Sài Gòn rút ra đóng tại xã, điều tôi qua làm liên lạc cho Ủy ban, thường xuyên ra vào thành phố lấy tin tức. Trận đánh kho xăng lửa khói ngất trời. Trận đánh kho đạn tiếng nổ điếc tai nhức óc. Thành phố náo loạn cả lên. Hôm sau đồn rầm những tin truyền khẩu rồi mới là báo chí. Trận nào cũng nói là bị Việt Minh đánh. Do đơn vị nào đánh thì không biết nhưng thiệt hại của nó và tâm lý địch ta thì biết. Bên kho đạn nó bố phòng cẩn mật lắm, phải có tổ chức chu đáo và nhiều người phối hợp mới tiến hành được. Chung quanh trạm xăng chỉ có một hai lớp rào kẽm gai sơ sài, muốn đột nhập vào không mấy khó. Tin tức nội bộ nói là do một thiếu niên tên Tám xung phong đánh. Em Tám chứ không nêu đủ họ danh Lê Văn Tám như sau này đâu. Lòng người lúc đó phấn chấn lắm bởi đang rất căm thù giặc với phong trào tiêu thổ kháng chiến rất cao. Báo chí hai phía đưa tin rần rần. Khi thùng xăng phật lửa phụt ra cháy khắp người khác chi là “ngọn đuốc sống” đâu? Gương anh dũng hy sinh của bạn Tám lúc bấy giờ động viên lớp trẻ chúng tôi rất nhiều trong chiến đấu. Đó là chuyện có thật 100%, không phải hư cấu như người ta nói.

+ Hai là, trận đánh đêm 8/4/1946 phá hủy kho đạn lớn bên Sở thú nằm trên đường Docteur Angier (nay là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bình Thạnh): hàng trăm tấn bom đạn và thuốc nổ rung trời chuyển đất, hàng chục lính Pháp tan thây, Đài phát thanh, trụ sở Bộ chỉ huy của tướng Le Clerc và nhiều phố xá kế bên bị sập. Hồi ký của cụ Dương Quang Đông kể ba chiến sỹ Kakim, Kỷ và Ni bị mắc kẹt do nước thủy triều lên ngập cống làm cho chiếc ghe chở chất nổ sau khi đã cài đặt vào kho đạn, không thoát ra ngoài được. Trong hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai chấp bút có nói đến trận đánh này.

- Cụ Dương Đình Thảo hồi đó làm Chính trị viên tiểu đoàn 924 thuộc trung đoàn 308 Nguyễn An Ninh, chiến đấu tại Sài Gòn xác nhận có vụ đánh cháy kho xăng Simon Piétry bên Khánh Hội (Q.4 ngày nay). 

- Người có công tôn vinh Lê Văn Tám thành “ngọn đuốc sống” sâu rộng vào lòng người là nhà văn Phan Vũ. Ông nói: Tôi người Hải Phòng, Vệ quốc quân Nam tiến. Những năm ở chiến trường Nam bộ tôi có nghe chuyện một thiếu niên Sài Gòn dũng cảm xông vào đốt cháy một kho xăng. Chuyện chỉ có thế nhưng cái chết của em cứ lởn vởn trong tâm não tôi. Năm 1954, tập kết ra Bắc, niềm thương nỗi nhớ miền Nam làm cho hình ảnh em bé đốt kho xăng sống dậy, tôi dồn tâm sức viết vở kịch “Lửa cháy lên rồi”. Không ngờ vở kịch thành công lớn quá, được đưa vào Phủ Chủ tịch diễn Bác Hồ xem. Tôi cùng đi trong đoàn. Bác hỏi tôi chuyện này có thật không? Tôi thưa thật rằng chỉ được nghe kể như thế rồi sáng tác ra. Bác khen và động viên tôi. Trong vở kịch này, tôi không để cho em Tám tự thiêu mình rồi chạy vào đốt kho xăng giặc. Tôi tạo tình huống cho em làm quen tới mức kết thân với một tên lính coi kho, để được ra vào thường xuyên trước sự mất cảnh giác của giặc. Cuối cùng thì… lửa cháy lên rồi và bé em không về nữa! Em thành bất tử! Người chiến sỹ khi lao vào đồn giặc, ai biết được họ ngã xuống thế nào? Chỉ biết đồn giặc tan tành và ta chiến thắng. Sau năm 1975, vào TP.HCM, tổ chức Đoàn Thanh niên bàn với tôi xây dựng hồ sơ truy phong Lê Văn Tám danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhưng tôi không biết gì hơn những điều tôi đã viết. Hỏi ông có biết nhà sử học Trần Huy Liệu ở Hà Nội đã viết chuyện cậu bé đốt kho xăng trùng tên Lê Văn Tám là sự tình cờ ngẫu nhiên chăng? Nhà văn trả lời: “Chuyện ấy bây giờ nghe nói tôi mới biết! Theo tôi thì cái tên không quan trọng mà hành động của nhân vật mới làm nên sự tích anh hùng”. Dù rất kính trọng ông Trần là bậc tiền bối nhưng tôi tin ông không thể viết ra chuyện ấy trong hoàn cảnh người viết và người làm nên chiến tích ở hai đầu đất nước lúc bấy giờ!

- Báo Sài Gòn giải phóng tháng 9/2009, ông Trần Trọng Tân - nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM có bài viết xác minh sự việc này là có thật.

- Tuần báo Văn nghệ TP.HCM số 79 ngày 10/9/2009 có bài “Lê Văn Tám, anh là ai?”; số 82 ngày 01/10/2009 có bài “Ngọn lửa Lê Văn Tám còn sáng mãi”; số 85 ngày 22/10/2009 có bài “Vụng chèo khéo chống”; số 184 ngày 10/11/2011 có bài “Một lời nói dối sám hối cả đời” vạch trần tính quay quắt của một nhà sử học “bậc thầy” và nêu lên những tác hại khôn lường của sự phát ngôn tùy tiện mờ ám lắt léo ở một quan chức được nhà nước tin tưởng giao cho việc cầm đầu giới sử quan!

Chỉ cần những chứng cớ ấy đã đủ xác minh sự việc một thiếu niên tên Tám đốt kho xăng vào những ngày đầu Nam bộ kháng chiến là có thật. Tuy nhiên chiến sỹ họ gì, bao nhiêu tuổi, xuất xứ từ đâu, do đơn vị nào tổ chức tiến hành thì rất khó xác minh. Địa danh xảy ra ở Thị Nghè được nhiều người biết hơn là ở bên Khánh Hội. Diễn tiến sự việc qua những lời đồn đại lan truyền hoặc các phương tiện truyền thông đa chiều trong tình huống chiến đấu đơn phương không thể tin đâu là chính xác. Trong chiến đấu chuyện đó là bình thường. Chỉ biết rằng với lòng dũng cảm hy sinh của người chiến sỹ gan dạ anh hùng đã lập nên một chiến công đáng ghi vào sử sách. Nhân dân ngưỡng vọng tiếc thương ca ngợi là điều chính đáng. Thực tế có những chiến công rất lớn mà sự hy sinh của chiến sỹ ta lại âm thầm rồi chìm luôn vào quên lãng. Sự việc thật rõ ràng, lật ngửa lật nghiêng săm soi bơi móc nhằm mục đích gì?

Chuyện này xảy ra đã mười năm. Nhiều lời xác minh không xóa nổi một điều đơm đặt! Bởi sự cả tin vào người có danh có vị đã thành tật cố hữu rồi chăng? Hay bởi sự dối trá tràn lan làm nhiễu loạn xã hội không phân biệt nổi điều hư thực? Hay bởi thiên kiến phủ định đang như một xu hướng muốn tìm sự đổi thay? Xin được cùng bạn đọc xem lại sự việc này từ lúc khởi đầu:

Bản tin Khôi Nguyên/Người Việt:

“HÀ NỘI - Tại cuộc họp của Hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật!”. Vậy là sử gia họ Lê thẳng tay xổ toẹt toàn bộ chiến công và con người Lê Văn Tám. Đúng không?

Ông ta còn tiết lộ: “Anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè”! Được hiểu là ông Trần ngồi ở Hà Nội “bịa” ra một chú bé Lê Văn Tám ở Sài Gòn với những hành động ngây ngô dại dột hoang đường. Chớ sao?

Để chứng tỏ cách làm việc rất chi là khoa học, ông Lê mất công lần mò đi “hỏi một số bác sỹ, và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy (50mét)”! Ai cũng biết thập niên 1960, để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, cả trong và ngoài nước đã có hàng chục người nam nữ già trẻ tự thiêu, được đăng tải kèm hình ảnh rất chi là xúc động trên các mặt báo hàng ngày. Ở miền Nam ta tiêu biểu là hòa thượng Thích Quảng Đức và ở Washington tiêu biểu là mục sư Morison. Là người lắm “chữ nghĩa” lại liên quan nhiều tới báo giới, chẳng lẽ ông Lê không biết rằng cho chú bé “chạy 50mét” là ngón nghề của người viết báo sao? Có ông bác sỹ nào ngu dám phán cho người đã biến thành ngọn lửa thiêu chạy thêm được bao nhiêu mét nữa! Hơn nữa ông Trần đã “tự trách vì thiếu cân nhắc về tính khoa học nên có chỗ chưa hợp lý” thì ông Lê cần xác minh làm chi nữa?

Sử gia Lê phân bua về lời nhắn gửi của ông thầy: “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”. Hãy bình và suy ra từ đoạn văn này: Câu chuyện xảy ra cuối năm 1945. Nếu ông Trần viết “tài liệu” này vào thời điểm bấy giờ thì thằng bé Phan Huy Lê 15 tuổi khôn ranh mực nào để được hóng chuyện nhà cách mạng tiếng tăm Trần Huy Liệu? Còn nếu như sau này ông Trần mới “sáng tác” ra thì đã quá xưa rồi vì ngay sau khi sự việc xảy ra, khắp trong Nam ngoài Bắc các tờ báo Kèn gọi lính, Quyết chiến, Thời mới, Cờ giải phóng… đã đăng tải chuyện đó rầm rầm. Ông Trần còn viết để làm gì trong tình cảnh việc nước như lửa bỏng dầu sôi và việc nhà quá nhiều chuyện rối?

NGƯỜI VIỆT dẫn lời GS Phan Huy Lê: “Ông (THL) nói câu chuyện này với tôi rất nhiều lần vào những năm của thập kỷ 1960, vài năm trước khi ông Liệu mất… Theo lời ông Trần Huy Liệu, việc tuyên truyền hình ảnh nhân vật Lê Văn Tám như một anh hùng có thật (nghĩa là không thật!) là nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân dân trong những năm đánh Mỹ (?)”. Những ai đã qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ không hiểu nổi đoạn viết này do anh phóng viên nói bậy hay là ông Phan Huy Lê mất trí? Vậy ông Trần viết ra chuyện Lê Văn Tám vào thời điểm cụ thể nào? Chẳng lẽ ngữ văn của vị sử gia lão luyện lại mù mịt tối tăm đến thế! 

Ông Lê nói như đinh đóng cột: “Là một nhà sử học, tôi đã và đang viết bài để công bố sự thật về nhân vật này một cách chi tiết và thấu đáo nhất dưới góc nhìn của lịch sử và tôi dự định trong thời gian ngắn nhất”. Với lời ông hứa xanh rờn: “Tôi đang chờ đợi một dịp thuận lợi và nhất định là tôi sẽ làm”! Nghe lời lẽ rùm beng hăm hở như thế, người ta thấp thỏm chờ đợi quan Chánh sử này sẽ tung ra một quái chiêu gì?

Phải chờ bốn năm sau, khi công luận của Đảng bộ và những vị lão thành cùng những chiến sỹ từng chiến đấu ở mặt trận Nam bộ - Sài Gòn tỏ thái độ công phẫn bất bình trong các cuộc hội họp và trên báo chí phản ứng quyết liệt thì đấy mới là “dịp thuận lợi” để sử gia Lê thòi cái đuôi ra. Trên tạp chí nhà Xưa & Nay số 340, tháng 9/2009, ông công bố bài viết với những luận điệu nửa nạc nửa mỡ, nửa xuề xòa xí xóa, nửa quanh co bịp bợm với cái lý luận chuyên ngành lừa thiên hạ. Sau những dẫn chứng lòng thòng lôi thôi ông lộ dần ra: “Lê Văn Tám không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hy sinh vì Tổ quốc có thật”.

Muốn thanh minh vì lỡ bôi xấu ông thầy bịa chuyện (tự viết), ông Lê cứ nói quẩn quanh: “Trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sỹ tẩm xăng thời đó, Gs Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng Ngọn đuốc sống gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám”… “Tôi nhấn mạnh là giáo sư Trần Huy Liệu không hề hư cấu kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật chỉ dựng lên theo cách nói của giáo sư chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch”! Vậy thì ông Trần Huy Liệu hành xử đúng với nghề làm báo của ông ta là phản ánh một sự thật bi hùng chớ không phải làm một nhà văn “sáng tác” hư cấu ra một câu chuyện huyễn hoặc để làm cái việc gọi là “tuyên truyền hình ảnh nhân vật Lê Văn Tám như một anh hùng có thật (nghĩa là không thật) là nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân dân trong những năm đánh Mỹ (?!)” để lòng cứ băn khoăn ân hận giải thích với học trò: “Dựng chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương)… Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa… GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng”. Ô hay! Nếu sự việc đó là thật thì trách nhiệm của người sống là phải tìm ra gốc tích của liệt sỹ như những việc “đền ơn đáp nghĩa” toàn xã hội đang làm. Tưởng là ông trò thanh minh cho ông thầy được giải thoát nhưng ngược lại thì ông Trần chết rồi mà mắt không nhắm được bởi ai đọc qua những lời lẽ ấy chỉ có thể hiểu đúng là ông Trần bịa chuyện! Sao không thấy những người bạn đồng tuế, đồng môn, đồng liêu, đồng nghiệp Nguyễn Đình Thanh, Nguyễn Công Bình cùng được nghe lời thầy dăng dối lên tiếng đỡ ông bạn vàng họ Phan?

Song còn câu nói như cái đinh trong bài phỏng vấn “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật” thì ông trùm sử lờ tịt đi! Người ta cứ bám riết vào câu nói đó để phủ nhận sự tích Anh hùng Lê Văn Tám. Nếu như ông Lê biết tự trọng thì ông phải công khai cải chính minh bạch rõ ràng bởi lời nói của ông nặng ký lắm mà cũng tai hại lắm. Những lời biện hộ của ông chỉ là sự chối quanh. Ông lý sự vòng vo làm đầu óc người đọc rối lên tối tăm mù mịt: “Đối với sử học, tôn trọng sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học”. “Mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học, khách quan, chân thực”. Khách quan chân thực mà ông đòi hỏi tức là nhân vật phải có hồ sơ lý lịch rõ ràng và hành động phải được xác minh! Thưa ngài giáo sư sử học: Hồ sơ lý lịch cậu bé Gióng thế nào để cả nước dựng tượng tôn thờ là Phù Đổng Thiên vương? Hồ sơ lý lịch cô gái Jeanne d’Arc thế nào để từ một kẻ dị giáo bị thiêu sống rồi người ta lại tôn thánh và dựng tượng?

Việc làm của ông Phan Huy Lê chẳng những tác hại không nhỏ tới xã hội mà còn mang tội với thế hệ trẻ bởi sự thâm sâu đầu độc bằng chính nghề cao quý của mình. Trước hết nó xúc phạm tới một biểu tượng thiêng liêng về lòng yêu nước của một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất chống ngoại xâm của dân tộc ta. Từ đó nhiều tấm gương quên mình vì nước của bao anh hùng liệt sỹ bị tầm thường hóa và như liều ma túy đá nó kích động những lời nói việc làm vong ân bội nghĩa! Thực tế ở TP. Hồ Chí Minh, trên đường Võ Thị Sáu, đối diện với công viên Lê Văn Tám trước kia có một trường học mang tên “Đuốc Sống” nay đã đổi tên thành trường Trần Quang Khải! Bởi tác động từ đâu? Liệu rồi cái tên Lê Văn Tám sẽ không còn để thay vào đó những cái tên Phan Thanh Giản hoặc là Pétrus Ký?! Có phải vì nó “dữ dội quá” chăng? Khi Trần Bình Trọng thét lên “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” để chịu rơi đầu dưới lưỡi đao của bầy ác quỷ Nguyên - Mông, có “dữ dội quá” chăng? Khi bước ra đoạn đầu đài, người trí thức trẻ 23 tuổi đời Phó Đức Chính giật tung chiếc khăn đen bịt mắt đòi nằm ngửa nhìn thẳng lên lưỡi đao khổng lồ của cỗ máy chém thực dân lao xuống, có “dữ dội quá” chăng? Khi lũ lính Pháp lăm lăm súng lớn súng nhỏ ngồi trên xe tăng xích sắt hùng hổ ủi vào những chiến lũy dựng lên bằng tủ, giường, bàn ghế, nệm gối chăn bông… hung hăng đè nghiến những con người chỉ có dao bầu, mã tấu thì phải có người ôm bom ba càng lao thẳng vào xe, chấp nhận cùng cháy rụi! Khi hàng đàn máy bay phản lực Mỹ như ruồi lao xuống trút hàng tấn bom đạn hủy diệt xóm làng, phá băng con đê bên dòng sông nước ngập mông mênh thì phải có Nguyễn Viết Xuân hiên ngang đứng bên nòng pháo “nhằm thẳng quân thù mà bắn”, chấp nhận cùng tan xác! Người nữ chiến sỹ tưởng rằng chân yếu tay mềm nhưng trong cuộc chiến đấu không cân sức vào lúc giáp mặt quân thù đã cho trái nổ tung cùng banh xác! Khi lũ tội phạm chiến tranh hè nhau đẩy nước ta trở lại “thời kỳ đồ đá” thì phải có những chiến sỹ “cảm tử cho tổ quốc quyết sinh” bằng mọi giá! Quân cướp nước nào cũng không chút động lòng “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” thì có lòng dân nào chịu được? Dĩ độc trị độc. Trước sự hung tàn man rợ phải đáp trả bằng sự đề kháng dữ dội và quyết liệt. Dưới hình thức này hay hình thức khác, mỗi sự hy sinh cao cả cho Tổ quốc tồn lưu đều là những “ngọn đuốc sống” thiêu rụi ý chí mọi đội quân xâm lược. Có thế mới giữ được non sông nòi giống vẹn toàn. Đó là việc làm tâm huyết công phu bền bỉ của người dạy sử đầy tinh thần trách nhiệm và lòng bác ái. Lớp trẻ hôm nay quá chán với những người thầy dạy sử kiểu như ngài là điều nhân quả!

Quốc gia nào cũng đề cao “Lòng yêu nước là đức tính cao quý nhất của con người”. Nhà chí sỹ Lương Văn Can - tấm gương sáng của mọi người thầy để lại lời nhắn nhủ cho đời: “Bảo quốc túy - Tuyết quốc sỷ”. Rửa sạch nỗi nhục mất nước, thế hệ hôm nay đang được hưởng. Công lao của lớp lớp những người yêu nước phải được trân trọng và những tấm gương hy sinh tiêu biểu phải được mãi mãi tôn vinh. Cái tinh túy là hồn của quốc gia dân tộc muốn được bảo tồn thì mỗi con người trước hết phải biết trọng điều liêm - sỷ. Liêm là biết sống ngay thẳng và trong sạch. Sỷ là biết nhục trước mình và trước người - Làm sai phải biết sửa thành ngay thì người mới trọng. Phải biết hổ ngươi khi thấy thua người thì mới vươn lên được. 

Làm thầy trước hết là phải biết trọng điều liêm - sỷ.

TP.HCM, ngày 10-4-2014

Vụ đốt kho đạn Sài Gòn 8/4/1946 và hình tượng “đuốc...
TIASANG.COM.VN|BY TẠP CHÍ TIA SÁNG

SGGP - Sai Gon Giai Phong Online - Bao Sai Gon Giai Phong - Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
SGGP.ORG.VN|BY COPYRIGHT INFRINGEMENT WILL BE PROSECUTED. HA NAM GIANG / HANAMGIANG / HÀ NAM GIANG (+84903937231),...

SGGP - Sai Gon Giai Phong Online - Bao Sai Gon Giai Phong - Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
SGGP.ORG.VN|BY COPYRIGHT INFRINGEMENT WILL BE PROSECUTED. HA NAM GIANG / HANAMGIANG / HÀ NAM GIANG (+84903937231),...

NHẬT KÝ CHO MẸ

Câu chuyện thứ bảy tuần này xin gửi tới độc giả nhật ký đẫm nước mắt của một người con trai viết về mẹ, nhưng ngày cuối đời bà. Trân trọng!


Nhật ký cho mẹ

Đôi lúc con tức đến tận cùng, con tức vì sao số phận lại mang mẹ đi. Con giận vì mẹ đã hy sinh một đời nhưng chưa một ngày ngơi nghỉ.

Không biết bắt đầu từ đâu, cứ mỗi lần định viết cho mẹ thì con lại khó thở và lồng ngực như nổ tung. Con tự nhủ phải tập quên, tập mạnh mẽ, tập đối diện, nhưng cuối cùng, Con vẫn mãi là con. Sống trong nhớ nhung, trong kỷ niệm, trong vòng lẩn quẩn, vì đó là cách duy nhất con có thể giữ mẹ cho mình…

Trời miền Trung chuyển mùa, khoác chiếc áo len mỏng, mình con lên thăm mẹ. Nhà mới mẹ cao lắm, trên một ngọn đồi gió mát, có thể nhìn xuống cả một vùng quê bình yên. Và đặc biệt mẹ có thể nhìn rõ nhà ngoại, nơi mẹ đã sinh ra và lớn lên. Con cứ hay thích thăm mẹ những lúc trời chập choạng tối. Lúc ấy, không gian xung quanh yên tĩnh lạ thường. Con có thể nói chuyện với mẹ thật nhiều, trách móc có, giận hờn có, xin lỗi có và yêu thương cũng nhiều...

4 tháng con bỏ tất cả để về với mẹ, là 4 tháng mà trong suốt quãng đời còn lại, không niềm vui nào có thể khiến con quên được. Những câu nói của mẹ khiến con gục ngã, con nhớ mãi có lần mẹ hỏi con: "Út ơi, sao bụng má cứ to lên miết…?". Con cười xòa, xoa bụng má cái rồi nói: "Ăn không tiêu mà.. để con tìm thuốc má uống xong cái xẹp lép". Rồi con chạy vào toilet, cắn môi để mẹ không nghe được tiếng con nức nở, con xả nước thật to để mẹ không thể nghe những tiếng nấc như khóc than cho sự bất lực của mình. Có đêm, mẹ ngủ rồi, con đốt thuốc, nhìn lên trời cao mà thầm hỏi: "Tại sao lại có một căn bệnh quái đản và độc ác đến thế?".

Ngôi nhà mới con xây theo nguyện ước cả đời của mẹ. Ngày về nhà mới, mẹ qua nhà gặp bà con rồi bật khóc. Mẹ cười ngồi chung được với những cô là hội tù yêu nước với mẹ, được một lát, mẹ cảm thấy ù cả tai vì tiếng ồn, lúc đó con đã biết rằng, ngôi nhà này không dành cho mẹ nữa rồi, Con cố gắng sắm sửa cho ngôi nhà một cách trọn vẹn nhất, để mẹ thấy rằng, mẹ cũng có những phút giây tiện nghi nhất của một kiếp người.

Dường như chỉ duy nhất vài tuần đầu mẹ có thể ra phòng khách, nằm trên bộ sofa , cùng con xem tivi, những ngày sau đó là những chuỗi dài những mệt mỏi, những đau đớn, những đấu tranh giữa sự sống và cái chết. Oái ăm cho một con người là lúc cận kề của sự ra đi, thì khát khao được sống lại trỗi lên mãnh liệt. Mẹ muốn được sống lắm, con nhận biết điều đó. Nhìn thấy mẹ càng cố, mà thực tế cứ đi ngược lại, ánh mắt mẹ, lời nói mẹ, như cầu xin, như năn nỉ số phận. Những lúc ấy con tưởng chừng như không đứng vững, cố nói vài câu trấn an rồi chạy ra ngoai, lắc đầu thật mạnh, rít thuốc và nhủ lòng phải tiếp tục.

Một tháng rưỡi trước khi mẹ xa con. Một câu nói của mẹ với bác sĩ khiến con gục ngay tại phòng khách. Con gọi họ tới để trấn an cho mẹ, khi chào về mẹ ráng nói: "Con cố gắng cứu cô…". Lúc ấy con chỉ muốn chạy vào và la lên, bỏ cuộc thôi má ơi, không có lối thoát nào nữa hết. Chấp nhận thôi, nhưng bĩnh tĩnh một lúc, con lại tiếp tục là một diễn viên, cười nói, xoa chân, chải tóc, giấu những giọt nước mắt sau lưng mẹ với sự bế tắc tột cùng của cuộc sống..

Cứ thế mẹ yếu dần. Khi những bước chân không vững, mẹ vẫn cố gắng vào phòng vệ sinh vì không muốn làm phiền con. Đến khi không cố được nữa, mẹ chỉ cái bô và thì thào: "Cho má ngồi thử". Đỡ má ngồi, con đứng khuất sau và một lần nữa con bặm môi để giữ mình không được yếu đuối...

8 ngày cuối của mẹ là những khoảnh khắc con có thể thuộc lòng từng ngày, từng giờ, từng giây, mẹ nói gì, mẹ ăn ra sao, mẹ thở thế nào... Hàng xóm đến thăm, mẹ vẫn tỉnh táo, mẹ tỉnh táo khiến những ai đến với mẹ cũng trào nước mắt. Gặp ai mẹ cũng nói: "Thôi tạm biệt tất cả". Đến khi không nói được nữa, mẹ vẫy tay chào. Cứ thế mẹ về với thiên thu.

Và cuối cùng con mồ côi, 21 ngày rồi mẹ nhỉ? Ở nơi đó mẹ sống ra sao? Con chắc mẹ của con sẽ không còn khổ đau, sẽ không dằn vặt, sẽ không đấu tranh để đổi lấy sự sinh tồn. Ở đó sẽ không còn bệnh tật, sẽ không có cái chết thứ hai đâu mẹ à. Đó là một sự khởi đầu vĩnh hằng, nhưng có một điều mẹ con ta chưa gặp nhau thôi. Con không biết mẹ nhớ con bao nhiêu, nhưng con nhớ mẹ vô cùng. Một nỗi nhớ mà trong cuộc đời con chưa một lần con đối diện. Nhưng đau một điều, trong nỗi nhớ của con chỉ toàn những bi thương, những dằn vặt theo con vào trong giấc ngủ, con luôn sống với từ "giá như"…

Đôi lúc con tức đến tận cùng, con tức vì sao số phận lại mang mẹ đi. Con giận vì mẹ của con đã hy sinh một đời chưa một ngày ngơi nghỉ thì tại sao ông trời lại bất công. Con trách vì mẹ con làm điều gì sai mà những ngày tháng cuối mẹ phải gánh chịu nhiều sự bất hạnh như thế. Và con tức bản thân con, bất chấp những lời khen và sự khâm phục của tất cả những ai dành cho con, con vẫn thấy mình yếu hèn và vô dụng, con đã không cứu được mẹ của con.

Giờ đây, cứ mỗi buổi chiều khuya. Con cứ đứng trước bàn thờ và nói vu vơ như một thằng điên, cúng cơm mẹ con cũng cúng theo cách của con. Có khi con còn nạt mẹ: "Về ăn cơm kìa mẹ, tự nhiên bỏ đi đâu xa lắc…". Rồi con ngậm ngùi, con ráng nuốt những gì con vừa mời cho mẹ.

Ngày mai, con sẽ phải bắt đầu lại cuộc sống của con đã dần đánh mất 5 tháng qua. Giờ đây, con phải thay đổi, phải chấp nhận những ngày sắp đến. Con phải biết rằng, không còn ai trông mong con về, không còn ai để con khoe những chiến tích, không còn ai để con mua những món quà… Hành trang của con là kỷ vật của mẹ, là chiêc khăn tang và nỗi nhớ khôn nguôi nơi sâu thẳm con tim con

Mẹ, tình yêu con dành cho mẹ là duy nhất, trọn vẹn và to hơn cả vũ trụ trời cao!

Tác giả: Lê Đức Hoa

ĐIỂM TIN NÓNG TRONG TUẦN - HƯƠNG TRÀM THÍCH... Ở BÃI BIỂN

Điểm tin giữa tuần- 'Hương Tràm thích làm chuyện ấy ở bãi biển'


Ngày 30-9 phản hồi về ca sĩ Yasuy, bạn gái một thời của anh phát biểu trên một tờ báo điện tử: “Khi tôi mang thai, Yasuy đã trở mặt”.

Hiện tại, vẫn chưa có thông tin gì liên quan đến kích thước của công cụ, phương tiện mà Yasuy đã sử dụng trong việc làm cho bạn gái có thai. Tuy nhiên, Hương Tràm- cô gái bước ra cùng một cuộc thi với Yasuy trong trang phục váy ngủ truyền thống đã cho biết, cô thích kiểu 6 và cỡ 4. Cô cũng tiết lộ, cô thích làm chuyện đó ở bãi biển.

Bình luận về việc này, Anh Trần Nhồng Nhộng đồng hương với Hương Tràm tỏ vẻ buồn bã: “Tôi rất lo cho Bà Tưng khi nghe nghe Hương Tràm phát biểu hôm nay, bởi vì qua đó tôi thấy Bà Tưng đã gặp một đối thủ đáng gờm, hơn nữa họ lại là đồng hương của nhau, tức là đồng hương với tôi”, anh Nhộng cho hay.

Cũng trong ngày 30-9, một tờ báo không cải đã phơi bày thực tế về gia đình nghèo khổ của chàng trai có nghệ danh là Kendy Sang, sự thật bất ngờ đến nỗi một cư dân mạng phải thốt lên: “Hóa ra trước nay anh ta sống gần kho xăng à, sao mà nổ to thế”. Trước diễn biến này, chiều cùng ngày giá xăng đã giảm đột ngột.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tính đến lúc 19h 45 phút, trước những diễn biến nhộn nhịp của đời sống giải trí, ca sĩ Long Nhật vẫn chưa hề bày tỏ quan điểm của mình. “Đây là một sự việc hết sức bất thường, việc ca sĩ Long Nhật không hề bày tỏ quan điểm vào lúc này khiến chúng tôi thật sự lo lắng”, một phóng viên mảng giải trí vừa ăn bún đậu mắm tôm cho hay.

Cục An ninh thông tin và truyền thông (Bộ Công An) vừa công bố kết quả điều tra, qua đó cho thấy một ca sĩ hát nhạc truyền thống chính là đối tượng tạo dựng bài văn “thư gửi bố ngoài đảo xa” gây xôn xao dư luận.

Trong khi đó, tại Hồng Kông chàng trai 17 tuổi Joshua Wong vẫn đang lãnh đạo phong trào biểu tình lớn nhất từ trước tới nay của xứ sở này.

(FB Hồ Viết Thịnh)

NGHĨ CŨNG LẠ

Nghĩ cũng lạ


Mấy hôm nay, “cộng đồng mạng” lại xôn xao với clip tướng Lê Mã Lương chém gió về Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988. Clip ghi từ giữa tháng 6, bây giờ mới được đưa lên mạng, để làm gì? Chắc là để chào mừng quốc khánh Trung Quốc?

Trong cái clip đó, tướng Lê Mã Lương bịa ra một chiến sĩ là Nguyễn Văn Luyện, bị lính Trung Quốc đâm nhiều nhát, nhưng đáng kể nhất là ông nói, đã có nhân vật cao cấp lệnh cho lính ta ở Trường Sa không được nổ súng vào lính Trung Quốc. Dựa vào đây, nhiều thánh phán nào là đê hèn bán nước, nào là mang lính đi làm bia đỡ đạn. Những người lính ở Gạc Ma ngày 14/3/1988, như Lê Hữu Thảo khẳng định không có lệnh đó, các thánh cũng chẳng chịu nghe, phán rằng lệnh đó là lệnh tuyệt mật, không được phổ biến cho lính.

Hê hê, nghĩ cũng lạ, ra lệnh mà không truyền lệnh cho lính, lính làm sao biết có lệnh mà chấp hành?

Nghĩ cũng lạ, cái ông bị cho là ra cái lệnh “bán nước”, cũng trong thời gian đó lại chỉ đạo quân ta đóng giữ thêm 12 đảo ở Trường Sa, nâng tổng số đảo Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa từ 9 đảo lên 21 đảo. Rồi ngày 7/5/1988, tại đảo Trường Sa, ổng lại đọc một bài phát biểu hùng hồn, mạnh mẽ lên án Trung Quốc, với Lời thề manghồn nước: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Nghĩ cũng lạ các lão lãnh đạo Trung Quốc, biết lãnh đạo quân Việt Nam có lệnh không được bắn vào quân Trung Quốc, thế mà không tận dụng cơ hội chiếm hết các đảo ở Trường Sa, nên bây giờ bị “cộng đồng mạng” Trung Quốc mắng là nhu nhược, để Việt Nam chiếm mất bao nhiêu đảo “Nam Sa”.

Nghĩ cũng lạ, tướng Lê Mã Lương.

Nguồn: Thiềm Thừ

BIỂU TÌNH Ở HONG KONG SẼ ĐI ĐẾN ĐÂU?

Ong bắp Cày



Chị không tin rằng cuộc biểu tình ở Hong Kong do Yoshua Wong khởi xướng sẽ giành chiến thắng, mặc dù ai đó đã nói cuộc biểu tình này như một cơn bão mà sức ảnh hưởng của nó có thể lan tỏa tới Trung Quốc đại lục và Việt nam. Bão rồi sẽ qua đi, hậu quả thì sẽ dần được khắc phục và cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục.

Dù tạo được những dấu ấn to lớn, nhưng cuộc biểu tình sẽ kết thúc khi một vài nhân tố trong hàng ngàn người biểu tình mất kiên nhẫn, hoặc có biểu hiện quá khích như ở Bờ Hồ Việt Nam.


Dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng, với những gì chúng ta được thấy qua báo chí truyền thông, thì có lẽ đây là cuộc biểu tình lịch sự nhất mà ta từng chứng kiến.


Dường như, tất cả đều diễn ra một cách trật tự, ngăn nắp. Sinh viên mang bài tập về nhà ra làm ngay trên đường phố. Các tấm bảng xin lỗi vì chắn đường hiện diện khắp nơi. Rác thải được người biểu tình dọn dẹp cần mẫn sau mỗi ngày. Nguyên tắc bất bạo động thể hiện rất rõ ràng qua một mẩu chuyện nhỏ của phóng viên Bưu điện Hoa Nam: "Một người đàn ông ném trứng vào đoàn biểu tình ở Causeway Bay, miệng hét: "Về đi học đi, đừng chắn đường nữa!". Các sinh viên biểu tình phản ứng bằng cách dọn dẹp những gì ông ta ném ra.". Ngoài ra, người biểu tình cũng cho thấy họ khá lịch sự khi tặng hoa, che mưa cho cảnh sát, chăm sóc cho nhau.


Tuy nhiên, việc quá đông người tham gia làm đình trệ sản xuất và kinh doanh, ách tắc giao thông, hỗn loạn đường phố, trẻ em không được đi học, người già không được nghỉ ngơi là những gì nhãn tiền khó chối bỏ. Có thể cuộc biểu tình tạo ra không khí tự do cuồng nhiệt cho một số người, nhưng lại động chạm đến lợi ích kinh tế và tinh thần của nhiều người khác, vì lẽ đó xung đột tất yếu sẽ xảy ra giữa nhóm người biểu tình và những người bị ảnh hưởng. Khi đó, phần thắng của cuộc "thi gan" sẽ thuộc về chính quyền vì được lực lượng phản biểu tình ủng hộ. Vì thế, mặc dù gây được tiếng vang, và phần nào đó làm cho Bắc Kinh chùn bước, nhưng cuộc biểu tình này khó có thể đem lại chiến thắng, bất kể nó có được Mỹ và các nước phương Tây giật dây như truyền thông Nga và Trung Quốc vẫn quy kết hay không.


Chị cũng thấy buồn cười khi mà các ông Diện, Chênh, Thụy, Lập và cả những tay zân chủ sừng sỏ hi vọng rằng cuộc biểu tình ở Hong Kong sẽ lan tỏa tới Việt Nam, và rằng nó có thể là hình mẫu cho Việt Nam. Cũng có lẽ vì lý do đó, nên mấy hôm nay, họ đang ra sức tạo cho bằng được một cuộc biểu tình với danh nghĩa phản đối chính quyền Hà Nội bắn pháo hoa nhân sự kiện trọng đại Giải phóng Thủ đô.


Hê hê, chị không nghĩ thế.


Trước hết và chủ yếu, Hồng Kông là vùng lãnh thổ đang được hưởng quy chế tự trị "một quốc gia hai chế độ", là một xã hội châu Âu thu nhỏ trong lòng châu Á và các công dân của họ có trình độ dân trí cao, đặc biệt là ý thức tôn trọng luật pháp. Quan trọng vào bậc nhất là mục đích của cuộc biểu tình không phải là lật đổ thể chế mà chỉ là đòi hỏi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu, phá bỏ nguyên tắc bầu cử tập trung. Điều này khác hẳn các cuộc biểu tình do những người khoác áo zân chủ tiến hành ở Việt Nam.


Ở Việt Nam, ngoại trừ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược khi kéo giàn khoan 981 vào lãnh thổ nước ta, thì hầu hết mục đích của nó đều nhắm vào đả phá chính quyền và đảng cầm quyền nhưng lại nhân danh chống Trung Quốc. Vì thế nó đương nhiên trở thành bất hợp pháp và không được người dân ủng hộ.


Các bạn hãy bình tĩnh xem lại các cuộc biểu tình trước đó thì thấy, nó nhếch nhác, luôm thuộm và ồn ĩ đến phát nôn. Những khuôn mặt già nua, cũ kĩ. Đáng chú ý, những người cầm đầu hoặc nòng cốt chủ yếu là những người mà nhân thân có vấn đề. Một ông Huỳnh Ngọc Chênh "trở cờ", một anh Thụy tai tiếng về gái gú, một anh Diện cơ hội với thành tích lập "quỹ dân oan" để bớt xén tiền của cần lao oan uổng liệu có đủ uy tín để tập hợp lực lượng? Một Bùi Hằng thô tục, với quá khứ là "má mì" và nổi tiếng là bất nhân bất hiếu liệu có thu phục được lòng người? Một Công Nhân, một Nga Phủ Lý nổi danh thiên hạ với trò mèo mả gà đồng, đực cái gái trai, hay một Phương Uyên sẵn sàng cho nổ tượng đài thành phố chỉ vì một chiếc IPhone liệu có thể dẫn dắt được cuộc biểu tình lớn? Không, tất  nhiên là không rồi!


Chị không tin là một cuộc biểu tình dựa hơi chống Trung Quốc mà lại dùng tiểu xảo đê tiện để gây sự với nhân viên công lực rồi lu loa xuyên tạc, vu cáo chính quyền và người dân yêu nước khác, hoặc chỉ chăm chắm gài bẫy, quay phim chụp ảnh ăn vạ lại có thể đem đến những hiệu ứng tích cực.


Mục đích phi pháp, lãnh tụ nhọ nhem lem luốc về nhân cách và bừa bãi về hành vi thì đừng có hòng mơ về một Hong Kong ở Việt Nam. Chị thật.


P/s: Trong khi đang viết entry này, chị nhận được tin, đã có những những đụng độ giữa những người biểu tình và những người bị ảnh hưởng của biểu tình. Đó sẽ là dấu hiệu cho thấy cuộc biểu tình ở Hong Kong chuẩn bị đón nhận những dấu hiệu thất bại.


Đây là một số hình ảnh:













BỘ TRƯỞNG PHẠM BÌNH MINH NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ R

Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói chuyện tại nhà R


BT PBM nói chuyện tại nhà R. Ảnh: HM

Ngày 1-10-2014, Bộ trưởng Phạm Bình Minh (BT PBM) đã đến Washington DC, thăm chính thức Hoa Kỳ. Tuần trước, ông đến dự và phát biểu tại UN, sau đó thăm Canada 2 ngày, và quay lại Mỹ.

BT từng có buổi nói chuyện rất thành công tại Hiệp hội Châu Á tại New York tuần trước. Sáng qua 1/10, BT PBM tới Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic International Studies – CSIS).

Video clip mà BT PBM phát biểu có thể xem tại đây. Hoặc trên YouTube. Bài nói chuyện tại Hiệp hội Châu Á có trong Clip tại đây.

Nói không qua phiên dịch tại những nơi như thế này là thách thức lớn đối với nhiều lãnh đạo quốc gia mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Bộ trưởng PBM đã chứng tỏ Kevin Rudd không quá lời khi nói ông là “one of the most skilled diplomats of all Asia – một trong những nhà ngoại giao kinh nghiệm nhất châu Á.”

We can not change the history but we can change the future – Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi tương lai, khi BT kết luận bài phát biểu về quan hệ Việt Mỹ trải qua 20 năm hòa bình và trước đó là 20 năm chiến tranh tàn khốc. Quan hệ kinh tế, chính trị, và cụ thể từng cá nhân giữa hai dân tộc sẽ bàn thảo trong các cuộc tiếp xúc.

Câu hỏi đầu tiên do một phóng viên từ Thượng Hải (Trung Quốc) hỏi về quan hệ Việt Mỹ ảnh hưởng ra sao tới Trung Quốc và xung đột biển Đông. Vẻ mặt Bộ trưởng lại mang hình viên đạn như lúc gặp Vương Nghị. Xem phút thứ 15.

Anh thứ 2 hỏi về quan hệ với Nga, nghe tiếng Anh biết ngay là dân Ivan. Được hỏi về Cam Ranh… BT nói đó không phải là căn cứ quân sự.

Nhiều câu hỏi liên quan đến biển Đông. Khi hỏi về đường chín đoạn, BT PBM thẳng thắn “Nine dotted line is groundless.” Cách trả lời rõ ràng, không né tránh khá thuyết phục.

Điều rất lạ, có hai anh bạn “vĩ đại” Nga và Trung Quốc, từng giúp mình chống Mỹ, nay lại quay sang hỏi VN về quan hệ đặc biệt Việt Mỹ, có cảm giác họ bị đặt ngoài lề.

Buổi chiều BT PBM có cuộc gặp với nhân viên ĐSQ VN tại Mỹ và một số khách mời trong đó có TBT Cua Times, cũng tên là…Minh. Lần đầu hai ông Minh đối diện trong gang tấc, thậm chí còn bắt tay và chụp ảnh chung, cười rất tươi. Trong đời, tôi chỉ chụp với hai người nổi tiếng, ké được một ảnh với cụ Võ Nguyên Giáp (1981?) khi ông thăm Viện Tin học, và hôm qua với Bộ trưởng Minh.

Khi giới thiệu vị khách đặc biệt, đại sứ Nguyễn Quốc Cường bỏ thời gian giải thích tại sao hôm nay BT PBM mới “được phép đi Mỹ” như giới bloggers từng tung tin. Ông nói, cuộc gặp với John Kerry đã lên kế hoạch từ rất lâu, nhưng do cả hai bên khó xếp lịch, lúc thì Kerry bận, khi tìm được thời gian rảnh, BT PBM lại mắc việc khác.

ĐS Nguyễn Quốc Cường. Ảnh: HM

Hơn nữa vụ giàn khoan của Trung Quốc vào biển Đông hồi tháng 5 nên trong nước cần bên ngoại giao phải làm rất mạnh. Vì thế BT phải ở nhà, giải quyết xong xuôi, thăm cả TQ rồi mới sang Mỹ. Ý ông bảo, không trong cuộc thì không biết, cánh blogger phát biểu lung tung làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Theo cách hiểu của Cua Times, nếu sang Hoa Kỳ lúc đó, có thể không thuận lợi bằng lúc này. Khi sóng yên biển lặng, điều cần nói với TQ đã nói rồi “vẫn là đối tác chiến lược, là nước XHCN”, vẫn ba không, mình bơi thuyền thúng sang Mỹ thành thơi hơn. TQ đang quấy ở biển Đông mà ta sang Mỹ ngang bằng thách thức người ta. Đấy là Cua Times đoán thế. :razz:

Trong cuộc nói chuyện ngắn 30 phút, BT PBM nói chuyện không cần phao, các số liệu nhớ khá chính xác, giọng ấm và rõ ràng, dễ nghe. Nhắc đến 40 cuộc trao đổi, BT ngầm giễu “nước mình gọi là 40 cuộc giao thiệp với TQ”.

Nghe xong cuộc nói chuyện, kể cả trả lời, một bác Việt kiều nhận xét, đây là buổi thành công nhất từ xưa tới nay tại nhà R. (Tòa ĐS VN tại DC).

Mình từng nghe cụ Phan Văn Khải. Hôm cụ đến bị jet lag, hồi đó hơn 70 rồi (2007), họp cả ngày, được Bush tiếp, lại dùng phao đọc từng chữ, nên cụ mệt. Tới sứ quán đã muộn cả tiếng, cụ lả người, nhưng vẫn cố gắng xuống bắt tay một số bà con. Lên bục nói được ba câu, chào bà con, chào anh chị em trong sq… xin lỗi và đẩy micro cho bác Vũ Khoan, khi đó là PTT.

Năm sau đến bác Nguyễn Tấn Dũng, bà con đến nghe ở khách sạn 5 sao. SQ cũng trừ hao giờ cao su, đợi từ 5 giờ, tới 6:30 bác Dũng mới tới. Nhưng bác Dũng khỏe mạnh nhanh nhẹn, lên thẳng bục, giơ tay chào khách theo kiểu lãnh tụ. Rồi bác ào ào 1 tiếng liền, về tiến triển kinh tế Việt Mỹ, sắp mua 10 cái Boeing, bao nhiêu hợp đồng sẽ ký. Đại loại đọc báo và nghe bác Dũng không khác nhau là mấy. Nói xong bác vẫy chào mọi người rồi đi rất nhanh vào hậu trường, nhiều người định chụp ảnh chung nhưng bác ý bận.

Rồi đến bác Trương Tấn Sang hồi năm ngoái 7-2013. Bác Sang nói chung chung rất hay, giọng cũng sang sảng, nhưng cụ thể như thế nào, bác ít nói. Bác làm chủ tịch nước rất đúng người đúng việc.

BT PBM khi nói về Trung Quốc khá sòng phẳng, có nhắc đến tầu thuyền VN ra đương đầu với tầu chiến TQ, dù không đánh nhau, nhưng VN tỏ ra kiên nhẫn mới không đổ máu. Có phối hợp ngoại giao, quân sự, dư luận, đưa cả báo chí quốc tế ra thăm giàn khoan. BT có nhắc chi tiết TQ mang giàn khoan cách đảo Tri Tôn hơn chục hải lý. Nếu khoan được dầu ở đó, họ đòi 200 hải lý nữa thì biên giới biển của Trung Quốc vào tới Quảng Nam.

Như vậy mình phải khôn khéo, đấu tranh cho họ rút đi, nhiều thách thức không hề đơn giản. Cuối cùng họ rút thật, chả hiểu do bão mạnh hay bão dư luận hay do lý do gì mà BT Minh không muốn nói thêm.

Có chi tiết buồn cười là BT đang thao thao về TQ, chủ đề có vẻ tủ của nhà ngoại giao, người nghe cũng chăm chú, bỗng cái micro đổ xuống bàn, gây một tiếng ùm rất to như bom nổ trong loa, làm cả hội trường giật thót mình. Trong khi nói về kinh tế, tình hình trong nước, micro chẳng sao cả.

Tuy nhiên, BT rất nhanh trí và đùa, nói đến Trung Quốc nên “nó” thế đấy, làm hội trường cười ồ, chứng tỏ nhà ngoại giao này biết phản ứng trước các tình huống bất ngờ.

Bà con hỏi về tôn giáo và nhân quyền. Ảnh: HM

Về phần trao đổi, bà con tranh nhau hỏi và cảm ơn BT PBM, khen nhiều. Có một bác hỏi nhưng thực chất là trình bày về lịch sử loài người, người Trung Quốc không có nguồn gốc mà từ Ấn Độ. 15 phút liền mà chưa biết bác định hỏi gì, dài lê thê. Bác này ở Mỹ mấy chục năm nhưng vẫn còn thói quen dài dòng văn tự. Bao nhiêu người định nhắc nhở, nhưng vì lịch sự nên đành thở dài.

Một chị hỏi về nhân quyền, BT chỉ trả lời theo báo. Đó là giá trị phổ quát, nhưng áp dụng cho mỗi quốc gia, vùng miền, thì có khác nhau. Mỹ và Việt Nam luôn có các cuộc trao đổi để nhằm hiểu biết lẫn nhau. Ai cũng biết là không thể đi xa hơn.

Bộ trưởng Minh nghe câu hỏi, ghi chép, kể cả tên từng người, rồi trả lời, không bỏ sót câu nào. Có luật sư Lai giới thiệu người Nam Định, Bộ trưởng Minh khi trả lời cũng đùa “Tôi cũng người Nam Định” làm hội trường rất vui. Sau đó Đại sứ Cường cũng nói, ông là người Nam Định, nếu thêm anh Cua ở Ninh Bình, gần Nam Định, thì dân Hà Nam Ninh hơi bị đông. :razz:

Nói chung đây là cuộc gặp khá thành công vì người nghe tận mắt chứng kiến vị BT Ngoại giao nói chuyện, trả lời, kể cả xử lý cái miro đổ.

Cuối cùng có màn tặng ĐSQ VN tại Mỹ huân chương Lao động do công lao đóng góp của tòa đại sứ trong nhiều năm qua.

Cũng phải thừa nhận, nhiệm kỳ của Đại sứ Nguyễn Quốc Cường để lại ấn tượng tốt đẹp, quan hệ Việt Mỹ và bang giao quốc tế thay đổi ngày một tốt hơn. Vị đại sứ lên CNN trả lời phỏng vấn, phu nhân đại sứ tham gia các công tác ngoại giao phụ trợ, trao đổi tiếng Anh nhuần nhuyễn, tổ chức 20 năm bình thường quan hệ Việt Mỹ tại đồi Capitol, và nhiều sự kiện khác.

Hôm trước, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường có đến WB ăn trưa với khoảng 20 anh chị em làm việc trong WB, IMF, IFC và NGOs, phu nhân đại sứ Hoàng Minh Hà có nhận xét nhiều bạn trẻ và tài năng. TBT Cua Times có nói, đất nước mình có rất nhiều bạn trẻ tự tin làm việc tại các tổ chức có uy tín lớn, gần hai triệu người gốc Việt tại Mỹ, đó là một nguồn chất xám cho nước nhà. Vấn đề sử dụng như thế nào, ngoài nỗ lực của bản thân từng người, đại diện ngoại giao tại các nước cần đóng một vai trò ra sao để hướng họ về tổ quốc.

Trong buổi nói chuyện của BT PBM, Cua Times định nói mỗi câu này, nhưng vì câu hỏi quá nhiều, nên mình viết lên blog. Nghe nói BT đọc bài “Phản hồi về phát biểu của BT PBM” trên Hiệu Minh blog, hy vọng, BT sẽ đọc cả bài này.

Có chi tiết thú vị, Hoa Kỳ mời cả hai bộ trưởng ngoại giao của VN và TQ cùng một thời điểm thăm Washington DC. Ngày 1-10, hai ông Kerry và Vương Nghị trong một cuộc họp báo đã đối nhau chan chát về vấn đề Hong Kong.

Khi viết bài này, chưa biết kết quả hội đàm John Kerry – Phạm Bình Minh ra sao. Nhưng trong họp báo thế nào cũng có đoạn về tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. BT “nhà mềnh” lại có câu trả lời trong túi “giá trị phổ quát nhưng vùng, miền, quốc gia lại khác nhau”.

Thuyền thúng tiếp tục ra khơi.

HM. 3-10-2014

Giới thiệu khách. Ảnh: HM

Nhà R kín chỗ. Ảnh: HM

Chăm chú nghe. Ảnh: HM

Đồng hương hỏi. Ảnh: HM

Tặng huân chương Lao động cho SQ VN tại DC. Ảnh: HM

Chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: HM

Giới thiệu nguồn gốc người Việt. Ảnh: HM

Chụp kỷ niệm. Ảnh: HM

Tìn giờ chót, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry phát biểu với báo giới.