Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

IM LẶNG ĐỂ YÊU ANH...

Im lặng để yêu anh...

Hóa ra từ trước đến giờ, cả anh và em mải mê chạy theo cảm xúc của riêng mình mà quên mất người còn lại, để rồi trách móc, để rồi ích kỷ với nhau. Chúng ta, đã bao giờ, từng hiểu nhau, chưa anh?

Có phải yêu nhau càng nhiều thì mọi thứ càng trở nên quen thuộc quá đỗi đến mức quên mất sự tồn tại của đối phương?
Em tin là tình cảm của chúng ta vẫn còn sâu đậm. Em tin là anh vẫn yêu em như ngày nào và em vẫn cứ thương anh mãi thế.

Nếu không, em đã chẳng nhớ anh da diết vào lúc này, và ánh mắt anh cũng chẳng mệt mỏi đến như thế!

Chúng ta chỉ là tạm thời chia tay. Chúng ta chỉ là tạm thời đứng lại.

Chúng ta chỉ là tạm thời chứ không phải mãi mãi.

Hóa ra từ trước đến giờ, cả anh và em mải mê chạy theo cảm xúc của riêng mình mà quên mất người còn lại, để rồi trách móc, để rồi ích kỷ. Chúng ta, đã bao giờ, từng hiểu nhau, chưa anh?

Yêu thương đôi khi là quan tâm quá nhiều mà trở nên nhạt nhòa, nhàm chán.

Nhưng khi chúng ta dừng lại sự quan tâm đó mới thấy hụt hẫng dường nào.

Anh và em im lặng. Một sự im lặng thật đáng để em phải thốt lên hai từ "tổn thương".

Có chút gì đấy nhói đau khi nhận ra sáng nay không có cuộc gọi nào từ anh, và tối qua em đã không chờ một dòng tin nhắn thân thương trước khi đi ngủ.

Có chút gì đấy xa cách khi những buổi chiều hò hẹn cuối tuần bị thay thế bằng việc mỗi người một nơi. Anh đi đâu, làm gì em không biết. Em làm gì, đi đâu anh cũng chẳng hay.

Đi giữa phố, chỉ là một thói quen quơ tay quay người để tìm xem anh có đang đứng cạnh. Em giật mình thảng thốt, ồ ta đang đi một mình, không có anh.

Em đã hiểu cái cảm giác của những cô gái khi tình yêu tan vỡ. Yêu thương gần như là biến mất hoàn toàn. Trái tim gần như là vỡ vụn. Chỉ là gần như thôi, bởi đâu đó kỉ niệm ngày cũ giăng mắc khiến lòng người chùng xuống, nhớ nhung.

Anh im lặng. Em cũng ngang bướng không thèm mở lời. Nỗi nhớ dai dẳng như thể một cơn mưa trái mùa, cứ vô tư ập về rồi lại bỗng chốc tan mau. Thỉnh thoảng, nó lại giống một trưa hè đầy nắng đến bỏng rát, và em nhức nhối giữa những ảo ảnh, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm.

Rằng, em đã hiểu. Xa nhau rồi mới thấy sự quan trọng của nhau.

Nhưng anh ơi, em chỉ mong sự im lặng này là tạm thời, và không phải là lúc chúng ta buộc lòng rời xa nhau mãi mãi, buộc lòng đi tìm cho mình một yêu thương khác.

Em mong chờ một sự mở lời từ anh, chỉ là cãi vã, chỉ là xích mích không đáng để chúng ta phải như thế này. Tình yêu nhiều màu lắm, đâu chỉ mang mãi một màu hồng hạnh phúc. Trái tim có lý lẽ riêng của trái tim mà lý trí không thể nào cãi lại được. Cũng như việc hai người yêu nhau sâu đậm bỗng dưng rời xa nhau trong một thời gian dài, rồi lại trở về và nắm tay nhau đi hết những chặng đường còn lại.

Em không thích đọc ngôn tình, vì em chẳng dám tin những câu chuyện tình yêu đó là có thật. Vậy mà bây giờ chúng ta lại rơi vào một kịch bản ngỡ như trong tiểu thuyết.

Hay thôi, mình kết thúc câu chuyện này bằng một happy ending anh nhé. Em mở lời, anh cũng thế, chấm dứt khoảng lặng tình yêu vô hình giữa hai đứa. Chúng ta lại để yêu thương đong đầy mỗi đoạn đường đã qua, lại để yêu thương vẽ tiếp bức tranh hạnh phúc, được không anh?

Cát Cánh
Nguồn từ kenh14.vn

LẮNG NGHE CHÔNG CHÊNH THU HÀ NỘI

Lắng nghe chông chênh thu Hà Nội

Một buổi chiều mùa thu, với cái thời tiết lý tưởng này, tự lựa chọn cho mình một góc yên tĩnh, không hẹn hò với bất kì ai, chỉ là một ly cappuccino và một quyển sách để nhâm nhi. Đủ để thấy tim mình an yên giữa cuộc sống bộn bề, tấp nập. Tự ngồi và nghĩ vẩn vơ…

Chiều qua, gió lạnh bắt đầu len lỏi qua từng kẽ tóc, ngấm vào da thịt, đủ để con người ta cảm nhận được sự thay đổi của khí tiết mùa thu. Khoác một chiếc áo dài tay, hòa mình xuống phố và tìm cho bản thân một thú vui, xuống đường để được hưởng thụ cái không khí mát mẻ này.

Hà Nội những ngày đầu tháng 10, năm nay trời lạnh muộn hơn mọi năm, đến hôm kia còn nắng chang chang cho người ta ra đường phải che kín mặt. Vậy mà hôm qua thôi, bước ra ngoài đường sáng sớm, cái lạnh chợt ùa vào cơ thể - bỗng nhiên rùng mình - nhận ra mình đang khoác chiếc áo mỏng tanh cho gió cứ thế thổi, đánh tan cơn buồn ngủ kéo đến vừa rồi. Rồi bất giác một cơn mưa thu rải xuống, bước đi trên vỉa hè và đứng đợi bên bến bus, lướt nhìn dòng xe cộ đang hối hả. Mưa và lạnh, luôn cho tôi một cảm giác bồn chồn khó tả. Phải chăng đó chính là sự ám ảnh của những lần đi lạc một mình trên phố, hay chính là sự cô đơn lạc lõng của một đứa con gái giữa thành phố tấp nập với ánh sáng hoa lệ của đèn đường phát ra từ những dãy nhà tầng san sát.

Chuyến xe bus tôi đang đợi cuối cùng cũng đến, vội vã bước lên mà trong đầu đang không biết mình sẽ đi đâu. Thì ra mình đã ngấm nước mưa rồi, may mắn thay tôi chọn cho mình được một chỗ trống trên xe bus và ngồi gần cửa kính. Nhìn ra ngoài qua cửa kính xe, từng khung cảnh quen thuộc mà xa lạ cứ hờ hững trôi qua. Đêm qua tôi đã ngủ muộn và định dành thời gian ngồi viết lách những thứ suy nghĩ mông lung của mình cơ, nhưng rồi khi gõ dở dang được vài dòng trên trang word, đôi mắt díp lại bởi nhận thấy hình như hôm nay mình thực sự không muốn viết, cảm xúc dù có viết ra ngay lúc này cũng chỉ là ép buộc và gượng gạo mà thôi.

Có thể rất nhanh, chỉ sau một đêm, khi trời sáng, tỉnh dậy mở toang cửa sổ đã thấy gió lạnh ngập tràn luồn vào qua kẽ cửa, choáng hết hơi ấm trong phòng, khác hoàn toàn với cái không khí còn nóng nực của ngày hôm qua. Trong nắng sớm nhạt màu, lá thu vàng khẽ rụng, sắc vàng rực lên lấp lánh. Có nghe chăng cung đàn vọng lên từ góc phố? Chiếc lá vàng cựa trong gió khẽ đung đưa như bản du ca rạo rực những ân tình. Đủ cho những tâm hồn tưởng già nua theo năm tháng, những vết nhăn chày xước vệt thời gian và đôi mắt không còn tia ấm áp chợt ngân lên chầm chậm những mơ màng.

Người ta nói, mùa thu Hà Nội có thứ gì đó tình cảm lắm, sâu và đượm biết bao, dù có muốn cố tình phớt lờ nhưng vẫn không thể nào tránh được thứ cảm xúc mãnh liệt len lỏi trong từng nhịp thở, trong từng chiều sâu cảm nhận. Thoáng chút trầm tư, thoáng chút hốt hoảng, thu về rồi tôi có thể bớt giấu diếm được bao lâu?

Cũng có ai từng nói, mùa thu về người ta được sống thật với lòng mình, tôi yêu mùa thu Hà Nội da diết, yêu như yêu chính bản thân mình vậy, cũng bởi vì khi đó tôi mới có thể sống thật hơn, thật trong những rung cảm, thật trong những trải lòng, thật trong từng nhịp thở mà không phải hốt hoảng hay loay hoay mỗi khi gặp phải mớ hỗn độn xảy đến với mình, không cần phải chạy dài với những suy nghĩ miên man vô vọng. Ngày xưa, khi một người bạn hỏi tôi thích mùa nào nhất trong năm, vẫn nhớ, câu trả lời là mùa thu, và đến bây giờ cũng vậy, câu trả lời vẫn không thay đổi. Mùa thu vẫn còn sót lại những cơn bão rớt làm hoa lá rụng tơi bời, vẫn còn vài ngày nắng gắt của mùa hè, xen lẫn những ngày chớm lạnh đầu đông… Có lẽ những điều đó làm tôi nhớ nhiều mùa thu Hà Nội.

Một buổi tối đi trên đường thật chậm, bỗng bắt gặp mùi hoa sữa thoang thoảng hòa vào trong gió, một cơn gió se lạnh khẽ thổi qua phảng vào cánh mũi mùi hương dễ chịu. Tôi chỉ thích hoa sữa đầu mùa, vì khi đó nó còn nhẹ nhàng dìu dịu chứ không nồng đậm gay gắt như hoa sữa giữa mùa. Hoa sữa chỉ có một màu trắng xanh không nổi bật như những loài hoa khác nhưng nó thật đặc biệt, vì có hương quyến rũ và cuốn hút lòng người. Kỷ niệm bất chợt ùa về, nhưng chỉ là dĩ vãng… Mùi hương của hoa sữa hòa trong tiếng ồn ào của phố xá, bản thân như bị lạc vào giữa nắng gió mùa thu. Hương hoa sữa có thể đọng thành từng giọt rơi xuống tóc như những bản nhạc không lời. Và rồi, chợt có ước muốn gom hết những cánh hoa vừa kịp rơi xuống đất để gom đầy và đặt vào lòng bàn tay ai đó…

Mỗi khi rong ruổi trên đường Hà Nội, đạp xe chầm chậm để cảm nhận cái xao xác của lá, cái se lạnh của gió, lắng nghe bài hát “Có phải em mùa thu Hà Nội?” sẽ tự cười mãn nguyện mà thưởng thức không khí mùa thu đang ban tặng cho mình. Để thấy mình và mùa thu hòa đồng trong nỗi nhớ và niềm hy vọng. Cho ta biết trong bốn mùa có một mùa để ta nhìn nhận lại mình, tìm lại con người đích thực của mình để sống đẹp hơn và biết tin và hy vọng vào những người quanh mình.

Mặc dù biết mùa thu Hà Nội là không phải của riêng ai nhưng sao thấy với bản thân mình nó riêng đến thế? Hay trong cảm nhận của mỗi người cái đặc trưng ấy chính là đặc trưng tâm trạng, được giãi bày, được đem ra từ góc khuất của tâm hồn bấy lâu che giấu? Với bản thân, thấy mùa thu vẫn đẹp với riêng mình, thấy nắng vẫn ngọt vàng, gió vẫn nhẹ nhàng, và con người hình như dễ mến và dễ thông cảm cho nhau hơn.

Đến rất nhanh và đi cũng rất vội vàng, biết rằng thu Hà Nội vẫn rất tàn nhẫn với những ai không biết trân trọng và nâng niu. Mùa thu đến và đi như một nỗi tình cờ. Mùa thu lặng lẽ và dịu dàng đi vào quỹ đạo thời gian của tự nhiên. Mùa thu tuy ngắn ngủi nhưng gợi cho ta biết bao cảm xúc và mộng ước trong cuộc sống hăng say. Bạn lại bảo, chẳng mấy chốc nữa thôi tất cả sẽ chìm trong băng giá. Cây cành trơ trọi, khẳng khiu. Những chiếc lá vàng sẽ chìm dần vào quên lãng.

Thời gian lúc nào cũng sẵn sàng ra tay để bào mòn kí ức. Quan trọng là lòng mình. Nghĩ thế, tôi bật nói to thành tiếng: "Đã muốn nhớ thì chẳng thể nào quên được". Bạn ngân nga"Thời gian đi không bao giờ trở lại. Chỉ có lòng người quay lại với thời gian". Và bạn nhìn tôi cười, đúng thế phải không?

Vậy thì hãy sống hết mình cho từng khoảnh khắc rất riêng trong mùa yêu thương đang về này đi nhé, đẹp nhất trong năm…

"Mùa thu Hà Nội thật đẹp phải không anh?

Ừ,… Nhưng mùa thu Hà Nội rất buồn!

Với em, mùa thu là mùa đẹp nhất."

Thu Thúy Smile
Nguồn từ mlog.yan.vn

CẢNH GIÁC VỚI LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI BẮN PHÁO HOA KỶ NIỂM 60 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ!

LâmTrực@


1. Vì sao người dân ủng hộ bắn pháo hoa kỷ niệm ngày giải phóng Thủ Đô?

Ngày 10/10/1954 đã trở thành một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Đó là ngày Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân; xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, và người dân được làm chủ vận mệnh của mình trong xây dựng và bảo vệ đất nước. 


Sau 60 năm xây dựng và phát triển, dù muốn hay không, chúng ta đều có thể cảm nhận được sự thay đổi từng ngày của Thủ Đô Hà Nội. Từ một thành phố đổ nát, hoang tàn trong chiến tranh, có diện tích khoảng 130 km2, với gần 40 vạn dân đến nay, Hà Nội đã trở thành một đô thị lớn và ngày càng khang trang, hiện đại; với diện tích 3.344 km2, dân số hơn 7 triệu người. Trong suốt 60 năm qua, Hà Nội vẫn luôn xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước.

Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là "Thành phố vì hòa bình" năm 1999. Được Chủ tịch nước ký bằng tặng thưởng "Thủ đô anh hùng" năm 2000. 5 năm liền từ 2008 -đến 2012, Thành phố được tặng Cờ thi đua của Chính phủ. Hà Nội được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng (lần thứ 3) năm 2010. Bên cạnh đó, đã có nhiều cá nhân và tập thể được tặng thưởng các danh hiệu cao quý của Nhà nước.


Người dân Thủ Đô và cả nước luôn tự hào về Hà Nội, vì thế việc tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm tròn 60 năm ngày giải phóng Thủ Đô là điều nên làm. Lễ kỷ niệm nhằm tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của nhân dân Thủ đô; ý nghĩa to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô; khẳng định những thành tựu của Thủ đô Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển. Đó cũng là lời tri ân với những người có công trong xây dựng và bảo vệ Thủ Đô, tôn vinh những cá nhân xuất sắc, và là cơ hội giáo dục truyền thống cho những thế hệ đi sau. Đi kèm với những hoạt động đó là các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, gặp mặt đại biểu gia đình chính sách; thăm và tặng quà gia đình chính sách; triển lãm, hội thảo về 60 năm Giải phóng Thủ đô; trưng bày triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô 60 năm xây dựng và phát triển. Ngoài ra, các hoạt động quảng bá du lịch, làng nghề truyền thống, hoạt động tu bổ, tôn tạo, gắn biển, phát huy các di tích lịch sử cũng được tiến hành. Có thể nói, đây là những hoạt động thiết thực và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

2. Tại sao họ lại kêu gọi biểu tình phản đối?

Trước sự kiện trọng đại của đất nước như vậy, một số người đã kêu gọi biểu tình phản đối việc bắn pháo hoa vào đúng ngày 10/10/2014. 


Ta hãy xem họ phản đối bắn pháo hoa hay kêu gọi biểu tình bất hợp pháp.


Những lý do mà họ đưa ra để "phản đối" là "Việc này rất lãng phí trong thời buổi khó khăn, kinh tế suy thoái. Chẳng vui vẻ gì xem bắn pháo hoa khi người dân đang rất đói khổ"! (TS Nguyễn Xuân Diện) và "Trong cảnh nhân dân lầm than như vậy, tôi tự hỏi chính quyền vui sướng gì để lại đốt bao nhiêu tiền, mà đó chính là tiền thuế của chúng ta vào một cuộc vui lúc này" (Bà Lê Hiền Đức).


Việc phản đối một chủ trương lớn của chính quyền là quyền của công dân, các vị ấy có quyền đó nhưng các vị ấy không thể nhân danh hay tiếm danh nhân dân để phản đối. Mặt khác, các vị này phản đối thì có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau, và đơn giản nhất là gửi kiến nghị. Việc làm trên sẽ có ý nghĩa thiết thực hơn nhiều.


Điều mà người dân Hà Nội phẫn uất là những người tiếm danh nhân dân ấy đã không lựa chọn con đường hợp pháp, mà lại chọn con đường kêu gọi biểu tình phản đối vào đúng ngày 10/10/2014. 


Nếu như thực tâm họ phản đối việc bắn pháo hoa để tránh lãng phí thì tại sao họ không "kiến nghị" hay "biểu tình" sớm hơn để ngăn chặn sự lãng phí đó? Tại sao họ lại đợi bắn pháo hoa để rồi mới phản đối?


Rõ ràng, trong trường hợp này, mục đích của họ chính là biểu tình để gây rối nhằm tạo tiếng vang chứ không phải phản đối việc bắn pháo hoa. Chắc không ai lạ kiểu tập hợp lực lượng của họ và nhân cơ hội người dân vui chơi, họ đánh lận con đỏ con đen để khoe với quan thầy vong nô rằng, đã có hàng vạn người tham gia biểu tình, đòi zân chủ và chống chính quyền Hà Nội.


Việc bắn pháo hoa nhân dịp các sự kiện quan trọng được tiến hành hầu hết khắp nơi trên thế giới, kể cả nước Mỹ hay nước Úc, nơi không thiếu người thất nghiệp nằm bờ ngủ bụi, nhưng họ vẫn bắn pháo hoa mừng những ngày lễ lớn, nhưng dịp trọng đại, đơn giản là để thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần cho người dân. Điều này giải thích cho việc Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa trong điều kiện một bộ phận người dân còn khổ là chuyện bình thường.




Tôi nghĩ, cụ Lê Hiền Đức có thể không rõ mục đích vì cụ bị lợi dụng làm con rối cho trò lưu manh chính trị này. Nhưng Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn xuân Diện, Nguyễn Lân Thắng không thể không biết. Thậm chí, họ còn xuyên tạc rằng Hà Nội không thể hoãn việc bắn pháo hoa được vì rằng các quan chức đã chia nhau tiền bạc từ việc bắn pháo hoa đó.


TS Nguyễn Xuân Diện trong bài "Liệu TP Hà Nội có hoãn cái sự sung sướng được không" đăng trên blog của mình đã có những lời lẽ bình luận quá khích, thiết nghĩ nó không hề phù hợp với một người có học vị Tiến sĩ. Xin trích nguyên văn và mời xem ảnh chụp từ màn hình:




Xin hỏi TS. Nguyễn Xuân Diện: Ông biết tiền để bắn pháo hóa lấy từ đâu không? Ông có chứng cứ nói rằng "tiền đã được chia" không? Tôi cá là ông không có. Và nếu ông không có chứng cứ thì câu nói của ông là một sự vu khống, sự xỉ nhục đối với lãnh đạo TP Hà Nội. Vì điều này, có thể ông sẽ bị truy tố về tội vu khống đấy, thưa ông!

Trên Facebook, Nguyễn Lân Thắng và Khởi Hoàng có đăng một bức hình chụp ảnh lại một chiếc giấy mời: 



Đây là giấy mời giả. Vì thế, có lẽ cơ quan công an nên vào cuộc làm rõ vấn đề. Người làm ra và tán phát giấy tờ giả này là Nguyễn Lân Thắng, sau đó tới Khởi Hoàng.

Việc làm và sử dụng giấy tờ giả mạo đã nói lên mục đích bất lương của những kẻ tìm cách kích động biểu tình ở bờ Hồ ngày 10/10/2014.






Rõ ràng, mục đích của những kẻ kêu gọi biểu tình tại bờ Hồ để phản đối việc Hà Nội bắn pháo hoa kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ Đô là bất lương và vì động cơ chính trị.


Các bạn hãy cảnh giác!

THANH NIÊN, SINH VIÊN THỦ ĐÔ TUYÊN CHIẾN VỚI NHỮNG KẺ BIỂU TÌNH GÂY RỐI NGÀY 10/10

Thanh niên, sinh viên Thủ đô tuyên chiến với biểu tình ngày 10/10

Ăn theo Hồng kong, các rận chủ Bờ Hồ hô hào biểu tình với lý do…phản đối bắn pháo hoa vì lãng phí, dành tiền cho làm từ thiện, cứu giúp người nghèo, bất chấp thực tế đây là nhu cầu tinh thần chính đáng, niềm vui, tự hào về đất nước mình của hàng triệu triệu nhân dân Thủ đô. Trong sự kiện trọng đại của dân tộc, người dân từ giàu đến nghèo, già đến trẻ đều được thụ hưởng thứ sinh hoạt xa xỉ nhưng đầy “giá trị tinh thần” như lời Bác Hồ vào cái năm đất nước chiến tranh, khó khăn gấp vạn vạn lần “các chú cứ bắn pháo hoa cho dân vui”. Các bạn trẻ tuyên bố, không thể để rận chủ biến khu vực Bờ Hồ thành “đặc khu hành chính” bất tuân pháp luật, xâm phạm quyền tự do, dân chủ của đông đảo nhân dân Thủ đô.

Trong một cuộc gặp mặt, bình luận về lòng yêu nước, về hô hào biểu tình, về các luận điệu tấn công các bạn trẻ yêu nước, cộng đồng mạng được xem một clip KHÔNG NÊN BỎ QUA mang tên “Hội luận lãnh đạo các nhóm biểu tình: Biểu tình và phản biểu tình” của các bạn trẻ có nick facebook quen thuộc trên mạng là Thanh Niên Cộng sản, KyBo và Phích Nước Nóng.



Cuộc trò chuyện tuy ngắn ngủi chưa đầy 19 phút nhưng các bạn trẻ thể hiện được quan điểm mộc mạc, giản dị trong khá nhiều vấn đề nóng hổi, sốt dẻo hiện nay như phản bác luận điệu của đám “đấu tranh dân chủ Việt Nam” khi tung tin đầy bí hiểm về một “tổ chức dư luận viên”, về ý nghĩa ngày 10/10, bản chất cái gọi là sự “cưỡng ép” treo cờ máu, bản chất các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trước đây, bắn pháo hoa hay ăn theo sự kiện Hồng kong…

Các bạn trẻ chứng minh rằng, họ không “thất học”, “du đãng”, “không có nghề nghiệp”, rằng có thực tồn tại có những Dư luận viên lương 3 triệu/tháng không, rằng có thực tổ chức Dư luận viên ở Việt Nam khủng khiếp hơn cả CIA, khát máu hơn cả AlQuade hay IS…giống trong những bức chân dung mà “tập đoàn dân chủ” dựng lên cho họ hay không? Họ châm biếm đầy vui nhộn, so sánh rất “trẻ con” như định nghĩa lòng yêu nước của zận chủ là “họ yêu nhiều nước” hay “yêu nước Mỹ” kiểu như“Nhật ký yêu nước”, đi biểu tình phản đối Trung Quốc nhưng lại đòi trả tự do cho đám Bùi Hằng là “chắc là họ cho Trung Quốc sợ Bùi Hằng?”, về nỗi hãi hùng về “cộng đồng dư luận viên” khi chúng ví von 50 ngàn cổ động viên bóng đá mặc áo cờ đỏ sao vàng là “cổ động viên quốc doanh”, ...

Nói về ý nghĩa ngày 10/10 bị đám zận xuyên tạc chỉ là ngày “tiếp quản thủ đô”, các bạn trẻ ví von rằng không có toàn quốc kháng chiến, không có Điện Biên phủ, không có bao xương máu hy sinh đã đổ xuống...thì liệu có ngày “tiếp quản Thủ đô” – một sự kiện, dấu mốc cho sự thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc không?. Bình luận về xuyên tạc trên của cụ bà từng bịa đặt về cái tên được Bác Hồ đặt cho để lòe mị dư luận, bạn trẻ Thanh Niên Cộng sản cho rằng, “Thưa bà Lê Hiền Đức, không có cha mẹ bà thì liệu có bà trên đời không?”

Định nghĩa về lòng yêu nước của các bạn trẻ này được thật hết sức đơn giản: “lòng yêu nước của chúng tôi chỉ là chúng tôi không chấp nhận những kẻ bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận những thành quả mà cha ông chúng tôi tạo dựng nên

Thay mặt nhóm bạn trẻ, bạn Thanh Niên Cộng sản tuyên bố “Thưa tất cả các vị dân chủ, thay mặt cho cộng đồng của tôi, tôi, Thanh Niên Cộng sản muốn nhắn nhủ đến các vị dân chủ: Ngày 10/10 đối với tôi, với đất nước tôi là một ngày trọng đại, là ngày Giải phóng Thủ đô, tạo lập nên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tất nhiên rằng tôi và người dân nước tôi sẽ đổ ra đường sẽ xem bắn pháo hoa tại 30 điểm trên Thành phố Hà Nội, tất nhiên rằng không ai có quyền ngăn cấm chúng tôi thực hiện quyền tự do căn bản đó, CÀNG KHÔNG BAO GIỜ LÀ CÁC VỊ DÂN CHỦ CẢ, thành ra tất cả hành động của quý vị gây ảnh hưởng đến quyền đó của chúng tôi, sẵn sàng có những người ít nhất cho các vị xuống hồ nếu gần hồ, thậm chí mắm tôm hay lời nói. Hãy nhớ rằng, là quyền tự do căn bản, chúng tôi sẽ áp dụng nó triệt để, không để các vị lợi dụng nói xấu chính quyền của chúng tôi”. Các bạn trẻ đọc lại khẩu hiệu của cộng đồng dư luận viên 3 cũ “Ba củ su hào lương chửa thấy. Nhưng còn rận chấy thì vẫn chăn”, tuyên bố sẽ đấu tranh với các vị “dân chủ” đến khi nào không còn các vị nữa!

Nghe các bạn trẻ nói, tôi tự hỏi rằng, phải chăng chính lòng yêu nước hoàn toàn trong sáng, vô tư, đúng đắn, mãnh liệt của các bạn trẻ này mới chính là nỗi sợ khiếp đảm nhất với những kẻ cơ hội, phản bội, chống phá đất nước chứ không phải bộ máy chính quyền, Đảng cộng sản, công an và quân đội vũ trang đầy mình. Vì vậy họ đầu tư bao công sức tưởng tượng, hù dọa, vẽ hươu vẽ vượn về một “tập đoàn dư luận viên khát máu, điên cuồng” và hàng ngày săn lùng từng lời nói chém gió, bông đùa của các bạn trẻ trên facebook để thóa mạ, lắp ghép hình ảnh, xuyên tạc mọi hành động của họ nhằm reo rắc sự hãi hùng với dư luận. Cả hệ thống đài báo cuốc tế, truyền thông lề trái, các thủ lĩnh “đấu tranh dân chủ” và các tổ chức hải ngoại “mạnh vì gạo bạo vì tiền” như Việt Tân…đồng loạt, bền bỉ không ngừng nghỉ tấn công bằng tất cả thù đoạn bẩn thỉu nhất nhằm bôi nhọ những thanh niên “vắt mũi chưa sạch” này. Khôi hài thay!

Nghe lời tuyên chiến đầy khí phách của họ, tôi hiểu, họ là những thanh niên tràn trề sinh lực, nhiệt huyết, quả cảm, yêu nước sâu sắc, hiểu đúng đắn về các giá trị dân chủ, tự do đích thực. Tôi tự hào vô cùng khi được đứng bên cạnh họ - những gương mặt tiêu biểu của TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC TÔI!

Võ Khánh Linh
Được đăng bởi Linh Võ Khánh

CÁC THUYỀN VIÊN TÀU SUNRISE ĐÃ DŨNG CẢM CHỐNG LẠI BỌN CƯỚP

Các thuyền viên tàu Sunrise đã dũng cảm chống lại bọn cướp


Trọng Phú - Thứ Năm, ngày 9/10/2014 

(PLO) - Bọn cướp biển đi bằng tàu cá KNF 7858, mũi tàu treo cờ Malaysia, đuôi tàu treo cờ Việt Nam.

Sáng nay 9-10, trao đổi qua điện thoại, ông Đào Văn Quảng, GĐ Công ty CP đóng tàu Thủy sản Hải Phòng cho biết: “Thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng đã gọi về cho tôi qua điện thoại di động và thông tin tàu bị cướp dầu, hai thuyền viên bị thương nhẹ do cướp biển đánh, thiết bị liên lạc của tàu bị phá hoại”.

Cùng lúc, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (VP UBQG TKCN) cũng cho biết đã nhận được thông tin từ chủ tàu và Đài thông tin duyên hải Thành phố Hồ Chí Minh về tàu Sunrise và thủy thủ đoàn.

Vị trí tàu Sunrise mất tích trên biển Singapore

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Hải quân, Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ, khẩn trương tổ chức tàu đi tìm kiếm và hỗ trợ tàu Sunrise.

Đến 06g45, thông tin VP UBQG TKCN nhận được là tàu Sunrise bị tấn công, cướp đi 1.500 tấn dầu. Thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu đã cảnh báo bọn cướp: “Tàu chúng tôi đã mất liên lạc dài ngày, nếu các anh không rời tàu sẽ bị lực lượng chức năng Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam và các nước bắt giữ”.

Vì vậy đến 01h00 ngày 9-10, bọn cướp rời tàu bằng tàu cá KNF 7858 (mũi tàu treo cờ Malaysia, đuôi tàu treo cờ Việt Nam). Thuyền trưởng đã cơ động cho tàu theo hướng 0o về vùng biển Việt Nam. Đến 05h00 ngày 9-10, tàu Sunrise-689 ở vị trí 07051’N-103041’E (cách Tây Nam Hòn Khoai/Kiên Giang khoảng 78 hải lý).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã điều 02 tàu Cảnh sát biển Vùng 4: CSB 2001 từ Phú Quốc và CSB 2004 từ Năm Căn (Cà Mau) xuất phát lúc 07giờ sáng đi cứu hộ và cấp cứu 02 thuyền viên bị thương.

Hiện nay các lực lượng đang tích cực triển khai, hỗ trợ đưa tàu Sunrise 689 về bờ và cấp cứu 02 thuyền viên bị thương. Đến 07giờ30, tàu CSB 2001 đã liên lạc được với tàu Sunrise 689, dự kiến 12h00 trưa nay (09-10) sẽ gặp nhau.

Vào hồi 9 giờ sáng nay, tàu Sunrise 689 đang đi hướng 60 độ, hướng về Hòn Khoai (Cà Mau), vận tốc di chuyển khoảng 5-6 hải lý/giờ. Hiện thiết bị hàng hải duy nhất còn sử dụng được trên tàu là la bàn. Về tình trạng của 2 thuyền viên bị cướp biển đánh đập chỉ bị thương nhẹ, sức khỏe cơ bản ổn định. Phía lực lượng Cảnh sát biển thông báo 2 tàu CSB 2001, 2004 sẽ gặp và đưa tàu Sunrise về Phú Quốc (Kiên Giang)

Trọng Phú

CÁCH MẠNG NỒI CƠM ĐIỆN...?

Copy từ Khai Phung facebook

Người ta bảo: Biểu tình ở Hồng công rồi bao giờ sẽ lan sang Việt Nam? 

Tôi có thể khẳng định: Ít nhất 30 năm nữa ở Việt Nam cũng chưa thể có! 

Muốn biểu tình, muốn có cam, lài, nhung, lụa thì phải có xung đột về quyền lợi. 

- Việc đô thị hóa dẫn tới tranh chấp giữa doanh nghiệp, nhà nước với một bộ phận nhỏ người dân nằm trong khu vực liên quan chỉ là thiểu số nhỏ. Dân oan mất đất chỗ này chỗ kia chỉ là thiểu số quá nhỏ, chẳng đại diện cho bộ phận nào của Việt Nam. 

- Thanh thiếu niên hầu hết chẳng ai quan tâm tới chính trị chính em. Học xong có công ăn việc làm, thu nhập ổn định rồi cưới vợ cưới chồng là mục tiêu của giới trẻ. Xung đột về quyền lợi xảy ra khi họ không có chỗ nào để học, không có tiền để học hoặc học xong mà không kiếm nổi bất cứ việc gì để nuôi sống bản thân. Thiểu số thất nghiệp trong thời gian ngắn hoặc phải chuyển nghề là điều bình thường ở bất cứ đất nước nào nên nó không phải là nguyên nhân dẫn tới sự bất mãn trong thanh thiếu niên. 

- Nông thôn Việt Nam, đặc biệt những vùng sâu vùng xa như quê tôi là một ví dụ. Bạn có thể xem qua những hình ảnh tôi gửi lên sẽ thấy người dân còn vô cùng lam lũ, vất vả. Nhưng máy giặt, tủ lạnh hay TV ở quê tôi không phải là thứ quá xa xỉ mà rất nhiều nhà có. Điện, đường, trường trạm đã làm thay đổi bộ mặt quê hương tôi qua rất nhiều góc cạnh và phần đa các vùng nông thôn khác cũng không ngoại lệ. Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho nông thôn trong những năm qua, giúp cho người dân có điều kiện sống tốt hơn. 

- Công nhân có đời sống khổ, thu nhập thấp nhưng nhiều người họ tự nguyện làm như vậy. Họ chấp nhận thu nhập 2-3 triệu mỗi tháng cũng được, còn hơn ở quê làm ruộng cả vụ bán lưng cho trời, bán mặt cho đất để được vài tấn lúa là nhiều, bán đi cũng chỉ được 7 triệu mỗi tấn, bằng hai tháng lương chị em đi làm oshin. Trong khi năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp VN còn rất kém, hàng hóa VN chưa có thương hiệu trên thế giới thì việc trả đồng lương xứng đáng với sức lao động bỏ ra của người làm công chắc hẳn còn là một điều rất xa vời.Xét cho cùng, thiên thời - địa lợi - nhân hòa, cả ba yếu tố đều không thích hợp với những ai có tư tưởng làm cách mạng, lật đổ đảng CS VN trong lúc này.

Nguồn: Beo

CHUYỆN LẠ Ở MỘT ĐẤT NƯƠC PHÁP QUYỀN

Kính Chiếu Yêu


Tin mới, tuyến đường cao tốc hiện đại nhất nhì nước Hà Nội – Lào Cai mơí thông xe, nhưng chiều 7/10, khoảng chục người dân ở các xã Gia Phú, Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã mang cây, que lập rào chắn giữa cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Km 237) ngăn các xe qua lại, khiến giao thông qua đây bị ùn tắc.

Nguyên do, theo phản ánh của người dân, một số nhà thầu phụ thi công gói thầu A8 đã thuê tổ thợ xây là người dân Gia Phú và Xuân Giao, thi công các hạng mục như rãnh thoát nước, kè đá, đổ bê tông ta luy đường... và cam kết sẽ trả tiền công. Tuy nhiên, sau khi đường cao tốc hoạt động tới nay, người dân chưa nhận được tiền.

Khi hành động như vậy, chắc người dân ở đây không ý thức được rằng, đấy là hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả của nó có thể tính được bằng số giờ tắc đường gây thiệt hại kinh tế. Họ có thể bị khởi tố hình sự. Sẽ có người nói rằng, do bị quỵt tiền nên họ mới làm vậy. Hoàn toàn sai, vì rằng để giải quyết vấn đề này họ phải khởi kiện đơn vị quỵt tiền ra tòa dân sự chứ không được phép chặn đường.

Từ vụ việc này, ngẫm lại gần đây có quá nhiều những vụ việc tương tự diễn ra, hậu quả của nó lớn nhỏ tùy vụ việc nhưng tựu chung đều có một nguyên nhân rất căn bản đấy là sự thiếu hiểu biết về luật pháp, ý thức thượng tôn pháp luật, những yếu tố quyết định để xây dựng nhà nước pháp quyền, chế độ dân chủ.

Mới đây nhất là vụ hàng chục “dân oan” đồng phục áo đỏ in dày đặc những dòng chữ phản đối chính quyền về chuyện đất đai, kéo nhau đến, tràn vào khu triển lãm về “Cải cách ruộng đất” rồi chiếm cả không gian triển lãm. Khách thăm quan đủ loại, trong nước, nước ngoài có, phóng viên báo chỉ trong ngoài có, già trẻ có. Cái sự bất tiện, phản cảm đó đã khiến cơ quan triển lãm đã phải đóng cửa khu triển lãm. Đấy mới là lý do thực, nhưng những cái loa “dân chủ cuội” rùm beng khai thác như là một sự sợ hãi của chính quyền. Hành vi chiếm khu triển lãm của họ là phạm pháp và hầu như có sự xúi dục của ai đó.

Xa hơn một chút là vụ bạo động ở Bình Dương và Vũng Áng, thiệt hại là quá nghiêm trọng nên phải khởi tố một số đối tượng nhưng rốt cuộc họ cũng chỉ là những người lao động. Còn thiệt hại hàng trăm tỉ đồng thì nhà nước gánh chịu. Trong vụ này, cũng dễ dàng nhận thấy phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ngoài Hoàng Sa với những thiết bị máy móc trong các nhà máy là hai đối tượng khác nhau, chẳng liên quan. Thậm chí, những người tham gia đập phá đã tự lãnh hậu quả là mất việc làm.

Trước đây, cũng đã có nhiều vụ việc tương tự do chính những người tự xưng “dân chủ”, thậm chí là trí thức gây ra ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Họ nằm lăn ra đường ăn vạ, họ tụ tập ngay giữa lòng đường phố cản trở giao thông, họ tràn vào những khu vực có biển cấm, họ cố tình tạo tình huống cản trở những hoạt động của lễ hội của quần chúng… Thậm chí, họ ngụy tạo những vụ việc tự gây thương tích rồi tung lên mạng để vu cáo chính quyền. Những hành vi đó đều là vi phạm pháp luật.

Ở một đất nước được quản trị bằng nhà nước pháp quyền, lẽ ra, những thứ đó đều phải bị trừng trị thích đáng bằng pháp luật. Điều đáng ngạc nhiên là không có hành động nào bị xử lý bằng công cụ pháp luật từ phía chính quyền. Điều này có thể đạt mục đích xoa dịu một bộ phận nhỏ dân chúng trong những thời điểm nhất định nhưng sẽ rất tai hại vì nó góp phần làm cho dân chúng thiếu hiểu biết coi thường pháp luật. Rộng hơn, nó không có tác dụng tuyên truyền pháp luật cho quảng đại quần chúng.

Nguồn: Mõ Làng