Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

NGUYỄN QUANG A LẠI LÒI ĐUÔI

Cuteo@

Trên Bô shit có bài Việc giật băng tang lại diễn ra tại đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn của Nguyễn Quang A. Một bài viết sặc mùi vu cáo của loài nhặng xanh.

Nội dung thì mô tả việc công an giật băng tang trên vòng hoa viếng nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhưng không có lấy một tấm hình minh chứng, trong khi các nhà "zân chủ" xứ ta, anh nào cũng là loại thượng thừa của thể loại chụp hình quay phim. Không ít trong số họ, cái bằng Tiến sĩ chỉ dùng làm đạo diễn cho những trò gây sự bôi bẩn chính quyền.

Bạn Chí Kute ở Hài Phòng cho hay, "chính những người đi cùng đoàn với ông Quang A là những người tự gỡ băng ra rồi tự dán lại chứ chả có anh công an nào làm chuyện đó cả".

Ông Quang A nói an ninh cảnh sát giật băng rôn trên vòng hoa tang mà không có chứng cứ cụ thể là vu khống. Công an Hải phòng cần làm rõ chuyện này, minh bạch cho toàn dân biết.


Quang A viết: "Xe tang và đoàn người viếng đi một vòng thành phố Hải Phòng, từ nơi viếng theo một đường về nơi Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn đã ở, rồi từ đó theo một đường khác ra đến nghĩa trang để Anh Tấn nhìn lại thành phố thương yêu của mình. Anh còn được đoàn cảnh sát "dẹp đường" hộ tống suốt đường cho đến nghĩa trang. Tại đó xe hoa dỡ các vòng hoa xuống để đưa đến mộ. Chúng tôi lấy lại vòng hoa đã bị giật mất băng tang và gắn băng tang thứ hai vào và mang đến mộ anh như chưa hề có chuyện gì xảy ra".

Hoa với dải băng tăng thì chụp được, còn người giật thì lại không?

Còn nữa, Quang A và lũ cuội còn rêu rao, Bùi Ngọc Tấn là người đầu tiên của cái gọi là "Diễn đàn xã hội dân sự", nhưng lại lòi đuôi ngay sau một dấu phẩy, rằng anh đã khéo léo từ chối!

Đây là nguyên văn: "Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, thành viên từ ngày đầu tiên của Diễn Đàn XHDS. Khi mọi người đề nghị anh vào nhóm cố vấn Anh Tấn đã khéo léo từ chối "mình đang phải hoàn tất cuốn sách cuối cùng, nên muốn lắm nhưng không thể tham gia" và tuần tới cuốn sách Thời biến đổi gen của Anh sẽ ra mắt bạn đọc".

Này ông Quang A, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã "từ chối", vậy sao ông dám nói nhà văn là thành viên đầu tiên?

Xem ảnh chụp từ màn hình:


Bài của Quang A có thể đọc tại đây.

ĐỘC MỒM ĐỘC MIỆNG

Khoai@

Đánh giá về nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là nhà văn nhân hậu, có tâm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược và không đồng tình với "nhân hậu kiểu Nguyễn Quang Lập" ấy. Để rộng đường dư luận, Khoai@ trích đăng một phần trong bài viết của nhà văn Chu Giang, đã đăng trên Văn Nghệ TP HCM số 290.

Đây là đoạn 4 có tựa: Từ bụng ta suy ra bụng người

Trong Chuyện ma 2 (Monday July 14-2008), mục cóp nhặt giai thoại, NQL kể:

... Cuối năm đó bỗng nhiên chị Qui chạy sang hớn hở đưa cho vợ chồng mình cái nhẫn bạc đã gỉ rét, nói anh Thỉ đây rồi. Mình hỏi sao. Chị nói đây là cái nhẫn chị tặng anh trước khi vào Nam. Vợ mình nói chị kiếm được ở đâu. Chị nói thằng Líp nhà em đó, chị thấy nó cầm chơi, hỏi nó, nó bảo nó thấy trên cỏ... ở cái nơi thằng Líp chỉ là một cái lỗ nhỏ bằng đồng xu, năm sáu đường kiến lửa kiến hôi từ nhiều hướng bò vào cái lỗ đó. Mình nói có khi hài cốt anh Thỉ dưới này cũng nên.

Chị Qui mời thầy cúng vái rồi đào. Bộ hài cốt hiện ra. Chị Qui oà khóc...

Mấy người đào phát hiện còn một bộ hài cốt nữa. Nhìn cái thế hài cốt mấy người phán đoán bộ hài cốt còn lại phía dưới khả năng là một lính cộng hòa. Họ nói khả năng hai người này vật nhau, bóp cổ nhau rồi chết cả hai.

Chị Qui nói thôi thôi đừng đoán bậy, chẳng may là đồng đội anh Thỉ thì sao? Nói vậy rồi người ta không cho vào nghĩa trang liệt sĩ, tội nghiệp.

Bỗng một người kêu lên đây là hài cốt con gái. Anh này chìa ra một cái kẹp thép không rỉ và hai ba cái cúc sứ, màu hồng, đúng là cúc con gái.

Chị Qui rơi xuống ngồi bệt, mặt trắng bệch...

Một người đào nói è he, hai đứa ni rủ nhau ra đây đụ chắc, trúng bom chết thôi, chiến đấu chi mô. Chị Qui chồm lên, hét một tiếng rợn người: “Câm đi”.

Chỉ là đoán. Nhưng đây có phải là tình huống duy nhất, cuối cùng không? Không ai biết được khung cảnh lúc ấy. Có thể là khi máy bay ập đến, người chiến sĩ nam, anh Thỉ đã nhường cho cô gái xuống hầm trước, có thể trong tình huống ác liệt, anh đã nằm lên lấy thân mình che chắn cho cô gái và cả hai cùng bị bom vùi thì sao. Mà những tình huống này, đồng đội với nhau, bộ đội với nhân dân, trong chiến tranh xảy ra nhiều lắm. Bạc là kim loại có gỉ được không nhỉ. Và kiến chỉ tha mồi. Làm sao nó lôi cái nhẫn bạc bị vùi sâu lên được... Sự suy luận, suy đoán này chỉ có thể theo cái chất của NQL, tiếp theo cái tình huống với cô giáo khi đón tin chiến thắng 30-4-1975.

Con người nhân hậu sao lại suy bụng ta ra bụng người như vậy!

P/s: Trích từ bài Kính gửi tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh của Chu Giang

MÙA HOA CẢI TÀN

Mùa hoa cải tàn

Chỉ là câu chuyện nhỏ ở một vườn cải cuối mùa, nhưng nó nhắc nhở bạn trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước khi dùng lời đao to búa lớn miệt thị ai đó, hãy tìm hiểu ngọn nguồn.

Trên mạng face book, các diễn đàn phượt đang thi nhau chửi một vài bức ảnh mới được đưa lên, trong đó có nhiều bạn đang dẫm, nhảy hoặc nằm lên hoa cải trắng.

Các diễn đàn sôi sục những lời chửi rủa ý thức người dẫm lên hoa, vì theo lời anh tác giả bức ảnh, anh dẫm lên hoa cho bõ 10 nghìn đồng đã trả.

Theo tôi, đây hoàn toàn là lời bông đùa của anh, và tôi phải đi tìm hiểu gốc vấn đề.

Mộc Châu là một huyện vùng cao, cách hà Nội 200km, chuyên canh cây chè và nuôi bò sữa, cả hai đều khá nổi tiếng ở Việt Nam.

Hoa cải Mộc Châu có hai loại, hoa cải vàng và hoa trắng, cây cải vàng có thể ép làm dầu, cây cải trắng dùng để cho bò ăn.

Mùa nở rộ vào giữa tháng 11 dương, hết tháng 12, cây cải sẽ tàn và bị nhổ để nuôi bò sữa.

Khi cây cải ra hoa, nghĩa là nó đã ở dốc bên kia của cuộc đời.

Trở lại bức ảnh, thì anh nằm lên hoa và các bạn trả 10 nghìn để vào, một mức giá rẻ.

Vào đúng mùa tức một tháng trước, giá trông xe là 20 nghìn đồng/xe, giá vào vườn chụp là 20 - 30 nghìn đồng/người, anh chủ vườn có thể kiếm tiền triệu trong ngày chỉ trông xe và thu tiền khách vào chụp ảnh.

Tôi thì đoán, giờ hoa đã tàn, anh chủ vườn sẽ cắt cho bò nay mai, và anh quyết định giảm giá còn 10 nghìn đồng/người và cho dân phượt thoải mái vào đập phá.

Đó là lí do tác giả bức ảnh có thể nằm hay chạy nhảy trên thảm hoa mà anh chủ vườn không phiền lòng.

Ở Việt Nam, tư duy của số đông hay nghĩ, hoa chỉ dùng để ngắm, ngửi và tặng, chứ ko nghĩ, có loại hoa chỉ để... cho bò ăn.

Mộc Châu mùa hoa cải trắng cho bò ăn đã hết, giờ đến mùa hoa mơ, hoa mận và sau đó dĩ nhiên là hoa đào rừng. Người Hà Nội thường lên rất đông mọi năm để mua đào rừng.

Anh tác giả bức ảnh bị chửi dẫm đạp hoa cải, theo tôi là anh bị oan, vì anh chủ vườn không thắc mắc gì chuyện đó, thì tại sao “cư dân mạng “ lại dậy sóng thóa mạ anh và các bạn anh?

Một vấn đề, cần tìm hiểu rõ căn nguyên trước khi chửi chứ?

Hay các bạn ở các trang phượt chửi chỉ để người ta biết mình là có ý thức bảo tồn gìn giữ?

Ý thức giữ gìn vười cải trắng cho chủ vườn là rất tốt, nhưng khi bạn dùng những lời đao to búa lớn để miệt thị một ai đó, thiết nghĩ cũng lên tìm hiểu đến tận ngọn nguồn.

Nguồn: Pín

VÌ SAO NO-U KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHO TỬ TÙ NGUYỄN VĂN CHƯỞNG?

Đêm ngày 24/12/2014, trên page nhóm No-U FC phát đi thông báo, vào 11h sáng 25/12/2014, sẽ ra tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để ủng hộ gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đòi công lý. Họ tuyên bố “Chúng tôi sẽ giương biểu ngữ, nói chuyện và phát những tài liệu, bài viết liên quan đến vụ án oan trái này. Dù có thể bị bắt vì biểu tình, vì gây rối, vì rải truyền đơn hay vì bất cứ lí do nào khác nhưng chúng tôi chấp nhận vì đây là cách duy nhất chúng tôi có thể làm để cứu một người sắp chết oan trước sự quan liêu và thờ ơ vô cảm của các cấp chính quyền”. Vậy phải chăng nhóm No-U FC chuyên biểu tình chống Trung Quốc, phản đối chính quyền “bán nước, bán biển” này có thực tâm “ủng hộ gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đòi công lý” ?

Là người luon tìm hiểu, song hành với mọi hoạt động tìm cách chống phá chính quyền từ nhiều năm nay của nhóm NO-U FC, không phải là vô lý khi hầu hết cộng đồng mạng và chính bản thân họ cũng tự nhận là những “biểu tình viên chuyên nghiệp” chọn địa điểm hoạt động chủ yếu để gây tiếng vang là “quân khu Bờ Hồ”, thời gian thường vào các buổi sáng Chủ Nhật. Nếu như trước đây, kể từ khi thành lâp năm 2011 họ luôn nghĩ ra mọi lý do gắn với “Trung Quốc” để có thể biểu tình, như Trung Quốc cắt cáp, hạ đặt giàn khoan, giết hại ngư dân cho đến tưởng niệm lính Việt Nam cộng hòa chết trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974…thì nay khi những lý do này không còn hiện hữu hay dư luận không còn quan tâm nữa, các biểu tình viên cũng chán nản thì họ quay sang kêu gọi biểu tình đòi trả tự do cho Bùi Hằng, thất bại nối tiếp chỉ càng khiến cho dư luận nhận rõ bản chất thật của các cuộc “biểu tình” không còn là YÊU NƯỚC nữa mà chỉ để thể hiện: ĐÒI QUYỀN BIỂU TÌNH + KHUẾCH TRƯỜNG LỰC LƯỢNG CHỐNG CHÍNH QUYỀN!

Chứng minh điều này rất dễ: 

(1) Khi đi biểu tình luôn gắn với các khẩu hiệu, băng rôn, nội dung hò hét chửi bới chính quyền “hèn với giặc ác với dân”, “bán nước”, “đòi thay đổi”....

(2) Khi đi biểu tình luôn được các truyền thông quốc tế phương Tây dõi theo, tường thuật, ca ngợi. Đặc biệt là luôn có truyền âm, phỏng vấn người biểu tình xen cài thể hiện “lòng yêu nước” + “tinh thần phản kháng thể chế chính trị” của các diễn dàn Cờ vàng của Việt Tân như diễn đàn của Chim Quốc Quốc VNCH hay của nhiều đảng phải, tổ chức Cờ vàng khác ở hải ngoại tùy thuộc vào việc tổ chức đó có vai trò, có người tham gia trong mỗi “dự án” biểu tình đến đâu.

(3) Khi đi biểu tình, biết rõ là hành vi vi phạm pháp luật (Nghị định 38 CP) sẽ bị chính quyền ngăn cản nhưng họ không những không nản mà còn mong muốn khiêu khích chính quyền “đàn áp” để có “tư liệu” bằng hình ảnh, thước phim, nhân chứng sống…tố cáo “công an hèn với giặc Tàu, ác với nhân dân yêu nước, bảo vệ chủ quyền”, chứng tỏ Đảng, Nhà nước này “ác với dân”. Những kẻ như Bùi Hằng, Trương Dũng, Lã Dũng, Lê Hoàng, Thúy Nga, Lê Hồng Phong, Lan Lê, Nguyễn Xuân Diện…đều là nhân tố “không thể thiếu”, đi đầu, hung hăng nhất trong mọi cuộc biểu tình.

(4) Sau mỗi cuộc biểu tình, chúng phần chấn, được trả lời phỏng vấn “đài báo quốc tế”, được báo chí hải ngoại Cờ vàng tôn vinh như những “công dân dũng cảm” chống “cường quyền” và chắc chắn sẽ có những bài tường thuật trị giá vài chục đến vài trăm USD, nổi bật còn được các “đài báo quốc tế” như RFA, BBC, RFI, VOA…và hàng trăm đài báo Cờ vàng khác ký hợp đồng cung cấp tin bài, hình ảnh như “cộng tác viên” lương bèo 200 – hàng ngàn USD mỗi tháng.

(5) Khi có biểu tình sôi nổi, họ còn được các nhân viên ĐSQ Mỹ phương Tây quan tâm, gặp gỡ, cơ hội được “du lịch thế giới” tham dự hội nghị, hội thảo, điều trần …dành cho những “nhà đấu tranh nhân quyền”, “nhà đấu tranh dân chủ”…trong vị thế như “chính khách”, “chính trị gia” như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, ..đều “trưởng thành” nhờ biểu tình, viết bài chống chế độ.

Bởi vậy mà Nguyễn Chí Đức – biểu tình viên danh tiếng quân khu Bờ Hồ đã cảm cánh thừa nhận “không có biểu tình là xẹp hết”, nói đúng ra là không có biểu tình là CHẾT DÍ, tan nát hết hàng ngũ, rêu rã hết tinh thần, lung lay hết ý chí, đội ngũ quay sang cắn xé nhau tranh giành “nguồn lợi” rơi rớt, ít ỏi, …còn lại. Nguyên nhân chính vì họ không có chính nghĩa, không có lý luận đấu tranh, không có con người thực tâm xây dựng đất nước, chỉ kẻ “hớt váng” những vấn đềm sự kiện để khuấy động, ăn theo chính sách hai mặt của Mỹ, Phương Tây để mơ ước đẩy lên thành “nhân tố”, quân cờ của phương Tây nếu ngày đẹp trời nào đó chế độ hiện nay tan rã, sụp đổ.

Không tổ chức bất cứ cuộc biểu tình nào nữa suốt thời gian qua, Nguyễn Lân Thắng (biểu tình viên đồng thời là tay săn ảnh cho BBC, RFA…) phát cuồng, phát bệnh, chửi cả “nhân sỹ trí thức” là hèn nhát, “thất bại bạc nhược”…vì không chịu hộ hào biểu tình như trước đây.

Nay bí bách, quẫn bách, chúng quay sang tìm kiếm những vụ án có dấu hiệu oan sai, có gia đình kêu oan được báo chí trong nước ủng hộ, dư luận quan tâm để kích động biểu tình như vụ tử tù Hồ Duy Hải vừa qua, nay tiếp đến tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Đây chẳng qua là mánh khóe mới, hy vọng cứu cánh nuôi dưỡng biểu tình, thu hút sự chú ý của nhân dân, truyền thông rằng “NO-U CHƯA CHẾT”



Bởi vậy mới thấy đám Gió Lang thang, Trần Thị Nga, Trương Văn Dũng…đeo bám, tưởng kích động biểu tình nhân vụ Hồ Duy Hải, phút cuối bị CHủ tịch nước can thiệp hoãn thi hành án thì biểu tình hết cớ nổ ra. Nay họ kích động bố mẹ ông Nguyễn Văn Chưởng “tọa kháng” cả tuần ở Bờ Hồ, rải rác một vài anh chị ra “ủng hộ” nhiều ngày nay thấy không có dấu hiệu chính quyền “đàn áp” thì cho rằng cơ hội “nuôi dưỡng” biểu tình đã tiếp tục, mới chính thức đứng ra hô hào. Nhưng vì sợ các “dư luận viên”, người dân khu vực Bờ Hồ phá “nồi cơm”, nên chúng chỉ dám chọn ngày làm việc.

Dù sao cũng thật nhục nhã cho đám tự nhận “nhà đấu tranh dan chủ”, “người bảo vệ nhân quyền”, “người yêu nước” ….khi mà mọi nỗ lực đều báo trước thất bại. Mong rằng công an, chính quyền Hà Nội mạnh tay túm gọn cái đám ăn hôi, lấy nghề gây rối kiếm sống này, triệt luôn tư tưởng của những KÝ SINH TRÙNG VÀO LÒNG YÊU NƯỚC này.

Võ Khánh Linh

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

THIỂU NĂNG!

Khoai@

Một bài đăng trên báo Đất Việt có tựa cực kì ngu ngốc: Thêm cớ phạt dân: Dừng xe mua hàng vỉa hè sẽ bị phạt!

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/them-co-phat-dandung-xe-mua-hang-via-he-se-bi-phat-3220198/

Bài báo nói về quyết định sẽ xử phạt những xe dừng lại để mua hàng (rong) trên vỉa hè, và dưới lòng đường sẽ bị phạt.

Tác giả bài báo cho rằng, cơ quan công an làm như thế là để kiếm cớ để phạt dân. Đây là một nhận định ngu ngốc chưa từng có, và có ý đồ ngấm ngầm thúc đẩy sự chống đối nhân danh người "dân".

Một xã hội văn minh là xã hội thượng tôn luật pháp. Người dân, dù bất kể là ai đều có nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực giao thông cũng vậy, không thể lấy danh nghĩa tôi là quan chức thì tôi có quyền đi vào đường cấm; không thể lấy danh nghĩa tôi là nhà văn nên tôi có quyền ngồi giữa vỉa hè, nơi dành cho người đi bộ để uống cà phê; không thể lấy danh nghĩa tôi là nhà báo thì tôi có quyền chạy quá tốc độ quy định; và cũng không thể lấy danh nghĩa tôi là dân nghèo thì tôi có quyền bán hàng rong dưới lòng đường.

Muốn nói gì thì nói, đi vào đường cấm, uống rượu bia giữa vỉa hè, bán hàng rong dưới lòng đường là sai và rất xấu.

Các nhà báo cũng không nên nhân danh người nghèo khổ để bảo vệ cho cái sai của họ.

Hà Nội, hay bất cứ đâu cũng cần một trật tự đô thị, cần cái đẹp và bất kể ai cũng cần tự giác chấp hành. Tất nhiên, những ai không chấp hành sẽ bị phạt. 

Việc xử phạt những người vi phạm là hết sức cần thiết, trước hết và chủ yếu là để đảm bảo trật tự giao thông đô thị, bảo vệ quyền được đi lại theo luật, và bảo vệ chính tính mạng của người dân; sau nữa, mới là giữ cho bộ mặt đô thị được sạch sẽ bởi lòng đường và vỉa hè được sử dụng đúng mục đích.

Vì điều đó, những người dừng xe dưới lòng đường ở những nơi cấm đỗ, cấm dừng là vi phạm luật, tất yếu bị phạt. Rất không nên nghĩ rằng, phạt những người vi phạm là "thêm cớ để phạt tiền dân" như phóng viên Thái Linh của báo Đất Việt viết. Viết như thế là cổ súy cho các việc làm sai trái, làm vấy bẩn đô thị và thể hiện tư duy tiểu nông.

Cần nhớ, để lập lại kỉ cương, trật tự đô thị, các cơ quan chức năng phải làm từ nhiều phía. Phía những người thực thi công vụ phải nghiêm túc và kiên quyết. Phía người vi phạm, bao gồm cả người kinh doanh và cả người mua cũng đều phải bị xử lý.

Ngày 27/5, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Văn Khôi đã ký quyết định số 2064, phê duyệt danh mục các tuyến phố cấm buôn bán, kinh doanh trên vỉa hè. Theo đó có 62 tuyến phố thuộc 6 quận nội thành Hà Nội không được phép kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè. Những nỗ lực trên của UBND TP Hà Nội là rất đáng khen ngợi, nhưng thực tế chưa thắng được sức ì và thói quen của người dân.

Trở lại với vấn đề chính, chúng ta đều thừa nhận rằng, lòng đường, hè phố không phải là nơi bán hàng. Hè phố và lòng đường là để phục vụ mục đích cho giao thông. Việc bán hàng rong ở những nơi này là cản trở giao thông, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, làm mất mỹ quan thành phố. 

Từ góc nhìn khác, chính những người tham gia giao thông, đỗ dừng xe sai quy định, một mặt vi phạm luật giao thông đường bộ, và mặt khác lại thúc đẩy những người bán hàng rong tiếp tục vi phạm.

Chính vì thế, việc phạt những người vi phạm là hết sức cần thiết, và phạt người dừng xe mua hàng rong trên phố chỉ là một trong nhiều nội dung, như lời Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng PC67: "Trong số này, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các phương tiện đỗ, dừng sai quy định để mua bán hàng hóa ở lòng đường, vỉa hè sai quy định".

Việc phóng viên Thái Linh viết bài, đặt tên bài như vậy là thiếu hiểu biết và thiếu ý thức tôn trọng pháp luật. Hơn nữa, nó định hướng cho những dư luận sai trái về chủ trương của UBND thành phố Hà Nội, kích động sự chống đối chấp hành luật pháp của những người tham gia giao thông.

Không hiểu sao báo Đất Việt lại có thể cho đăng một bài viết thiểu năng như thế?

CÔ QUỲNH MẤT "UY" !

Mẹ Nấm Gấu – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nhà rân chủ có số má. Mặc dù không học cao như Đoan Trang, không đẹp như Thục Vi cũng không máu lửa như Bùi Hằng nhưng với đầu óc nhanh nhẹn cùng thứ tiếng Anh bồi khá tốt, Mẹ nấm là một nhà rân chủ hiếm hoi dám đăng bài viết của những người được gọi là dư luận viên lên trang cá nhân – điều mà không nhà rân chủ nào dám làm.

Mặc dù luôn cố gắng xây dựng một hình ảnh fair play nhưng có vẻ như Mẹ nấm không được lòng đồng nghiệp. Sau scandal với người tình cũ – Người Buôn Gió, làng rân chủ cũng xuất hiện nhiều điều tiếng không hay. Người ta bảo cô Quỳnh là một con rắn độc hai mang, là con hồ ly tinh chuyên cướp chồng người khác, và nay là tin đồn cho rằng cô Quỳnh đang âm mưu hãm hại đồng đội. Tin đồn này xuất phát từ việc cô Quỳnh thu thập và công khai số CMT của những người tham gia ký tên ủng hộ Luật sư Võ An Đôn – luật sư bào chữa cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Không biết bản kiến nghị này của cô Quỳnh sẽ đi đến đâu, chỉ riêng việc thu thập và công khai số CMT đã khiến cô Quỳnh hứng đủ gạch.

Bài viết trên trang Đồng hành cùng No – U cho biết, việc công khai số CMT là tiếp tay cho kẻ gian lấy cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của chủ nhân. Việc này đã được báo chí trong và ngoài nước cảnh báo rất nhiều. Và rất có thể những nạn nhân bị hacker sử dụng thông tin cá nhân để ăn cắp tiền trong tài khoản sẽ được cô Quỳnh sử dụng như một thứ vũ khí để tấn công lực lượng công an. Biết đâu một ngày đẹp zời nào đó, cô Quỳnh bảo rằng công an đã ăn cắp thông tin tài khoản và chiếm đoạt tiền của cô hoặc nhà rân chủ nào đó.

Chưa đủ thông tin để khẳng định cô Quỳnh là con rắn độc hay mật vụ hai mang, nhưng có vẻ như sau bản kiến nghị này uy tín của cô Quỳnh ngày càng sụt giảm khi ông tiến sĩ Hán nôm – Xuân Diện công khai tuyên bố sẽ không tham gia các hoạt động do blogger Mẹ Nấm Gấu khởi xướng. Đúng là giấy thì không thể gói được lửa, mà cái kim trong bọc lâu ngày rồi cũng phải lòi ra thôi. 

NHIỀU SAI PHẠM TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận thanh tra Học viện Quản lí Giáo dục: Nhiều vi phạm trong quản lí và đào tạo


Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có kết luận thanh tra về công tác tuyển sinh, đào tạo; tổ chức cán bộ; quản lí tài chính, cơ sở vật chất; trách nhiệm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Học viện Quản lí Giáo dục…

Theo Kết luận thanh tra, trong số 28/30 bài thi có điểm chênh lệch trong khung cho phép và không phải điều chỉnh. Điểm bài thi có số phách 403 có thay đổi nhưng vẫn đủ điểm đỗ, điểm bài thi có số phách 405 có thay đổi và nằm trong vòng giáp ranh giữa đỗ và không đỗ. Tuy nhiên, việc thi cử và điểm số là cụ thể, khoa học, vô cùng quan trọng đối với uy tín của người chấm cũng như sinh mệnh chính trị của người dự thi, do đó Thanh tra Bộ GD&ĐT dùng từ “giáp ranh” là tránh chỉ thẳng nhưng có thể hiểu thí sinh có số phách 405 không đủ điểm đỗ đầu vào lớp Thạc sĩ Quản lí Giáo dục K9? Nội dung này, Báo Người cao tuổi đề nghị Đoàn thanh tra Bộ GD&ĐT làm rõ tố cáo 2 bài thi có dấu hiệu sửa chữa. Dư luận chờ xem Học viện xử lí thế nào với khái niệm hết sức mơ hồ “giáp ranh” mà Thanh tra Bộ đưa ra!

Việc tổ chức lớp học Thạc sĩ tại Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học Bắc Giang, Kết luận thanh tra nêu, tổ chức lớp học ngoài Học viện không xin phép là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 24 Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/2/2011 ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và vi phạm điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Về bảng điểm thi vấn đáp môn tiếng Anh ngày 7/3/2014 của lớp Thạc sĩ K7 ngành Giáo dục, kết luận thanh tra cho biết, 2 bảng điểm đang lưu giữ tại Trung tâm Sau đại học (SĐH) khác nhau. Cụ thể: Bảng điểm được Trung tâm SĐH kết hợp với Tổ tiếng Anh làm lại trên cơ sở bản chụp từ điện thoại của bà Đỗ Thị Thanh Tú, giảng viên Bộ môn tiếng Anh, không có chữ kí của học viên, chữ kí của 01 cán bộ chấm thi phòng thi số 3 do người khác (Phạm Thị Bích Hồng, cán bộ khoa cơ bản lại là học viên của lớp cao học K7 – PV); Bảng điểm được chụp lại từ điện thoại của bà Đỗ Thị Thanh Tú (đầy đủ bảng điểm cả 3 phòng thi): Không xác định rõ thời điểm chụp, không có chỗ sửa đã được thống nhất giữa 2 cán bộ chấm thi phòng thi số 3 (sửa điểm cho 1 thí sinh tại phòng thi số 3 từ 5 điểm lên 6 điểm) như xác nhận của 6 cán bộ chấm thi. Về việc này, Báo Người cao tuổi đã nêu rõ những sai sót cả trong quá trình giải quyết vụ việc cũng như xử lí vi phạm. Bởi lẽ, việc học viên Phạm Thị Bích Hồng giả mạo chữ kí giảng viên Trần Thị Loan là vi phạm hình sự, cấu thành tội phạm ngay khi hành vi xảy ra.

Khi mất bảng điểm, bà Nguyễn Thu Hà (người trực tiếp lưu giữ bảng điểm) đã báo cáo bà Trần Thị Minh Hằng, Giám đốc Trung tâm SĐH, tuy nhiên, bà Hằng không báo cáo với lãnh đạo Học viện để giải quyết theo quy trình như ông Nguyễn Mạnh Hùng đã nói (báo cáo với Công an sở tại, báo cáo PA 83 và Bộ GD&ĐT) mà đề nghị bà Hà kết hợp với Tổ chấm thi tiếng Anh làm lại, sau đó trình bảng điểm làm lại để ông Nguyễn Công Giáp, Phó Giám đốc phụ trách đào tạo kí Quyết định số 191/QĐ-HVQLGD (ngày 19/3/2014) công nhận học viên cao học khóa 7 đạt tiếng Anh khung B1 Châu Âu là sai phạm nghiêm trọng, cần xử lí nghiêm khắc. Mặc dù sai phạm này được Báo Người cao tuổi nêu đầy đủ, vậy mà ngày 30/6/2014, Học viện có Văn bản số 230/HVQLGD-ĐTSĐH đề nghị Bộ GD&ĐT công nhận kết quả điểm thi môn tiếng Anh khung B1 Châu Âu lớp Quản lí Giáo dục khóa 7 (QLGD – K7) theo Quyết định số 191/QĐ-HVQLGD nhưng do 2 bảng điểm thiếu cơ sở pháp lí để công nhận kết quả cho học viên nên Bộ GD&ĐT chỉ đạo Học viện xử lí, bảo đảm tính pháp lí và quyền lợi cho học viên. Điều này thể hiện sự bao che của lãnh đạo Học viện trong xử lí sai phạm mất bảng điểm phần thi nói lớp QLGD – K7.

Sau đó, Học viện có Công văn số 334/HVQLGD-TTr ngày 15/8/2014 đề nghị Viện Khoa học Hình sự giám định 4 bức ảnh chụp bảng điểm. Về việc này, Kết luận thanh tra nêu, bảng điểm gốc môn tiếng Anh phần thi nói của học viên K7 bị mất và Trung tâm SĐH đã làm lại từ bản chụp điện thoại để trình lãnh đạo Học viện. Vì bảng điểm gốc đã mất nên không đủ căn cứ xác định có hay không việc sửa chữa bảng điểm gốc môn tiếng Anh phần thi nói theo tiêu chuẩn B1 Châu Âu của học viên K7. Nếu khắc phục việc mất bảng điểm theo hướng công nhận kết luận giám định của Viện Khoa học Hình sự (chỉ là không sửa file) đồng nghĩa với việc thay cái sai này bằng cái sai khác để bảo đảm quyền lợi cho học viên, chứ sai sót của cán bộ, giảng viên Trung tâm SĐH không thay đổi.

Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng chỉ ra việc liên kết đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, hình thức vừa làm vừa học tại Thanh Hóa và Lào Cai chưa được phép của Bộ GD&ĐT vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ GD&ĐT quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định số 62/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 25/11/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

Về nguồn thu học phí, lệ phí, kết luận thanh tra cho biết, theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ thì toàn bộ số học phí Học viện thu từ sinh viên phải chuyển vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi. Tuy nhiên, Học viện chưa nộp đầy đủ tiền thu học phí, lệ phí vào Kho bạc Nhà nước theo quy định mà giữ lại chi cho hoạt động tuyển sinh và các lớp bồi dưỡng. Ngoài ra, Học viện còn tổ chức thu một số khoản không có trong quy định của Nhà nước với tổng số tiền là: 4.728.895.000 đồng.

Về công tác quản lí và sử dụng tài sản, tính đến thời điểm thanh tra, Học viện đã hoàn thành Dự án từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giáo dục đào tạo – Dự án tăng cường năng lực đào tạo cơ sở giáo dục bảo đảm đúng mục tiêu, các gói thầu đã được quyết toán theo quy định hiện hành. Việc mua sắm và cải tạo, sửa chữa nhà đúng quy định của Nhà nước… Về quản lí diện tích đất hiện có tại số 31 và 62 Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội là 17.258m2. Trong đó: Diện tích sử dụng vào mục đích làm việc: 13.597,9m2; diện tích sử dụng làm khu phòng học: 739m2; diện tích bố trí làm nhà ở, đất ở: 5.476m2. Tuy nhiên, tổng 3 con số này chênh lệch hơn 2.000m2.

Kết luận cũng chỉ ra một số sai sót về công tác tổ chức cán bộ, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại… trong đó có việc xét tuyển đặc cách 8 viên chức (6 người năm 2012 và 2 người năm 2013) không trình Bộ GD&ĐT thẩm định là vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 9 Thông tư số 15/2012/TT-BNV về việc hướng dẫn tuyển dụng, kí hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lí kỉ luật từng cá nhân trong Ban Giám đốc gồm các ông Lê Phước Minh và Nguyễn Công Giáp, Phó Giám đốc Học viện; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Học viện; trách nhiệm của ông Lê Thành Kiên, Phó Trưởng phòng Phụ trách Tổ chức Cán bộ; Nguyễn Thị Hồng, Phó Trưởng phòng Phụ trách Kế hoạch – Tài chính; đặc biệt là trách nhiệm của bà Trần Thị Minh Hằng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo SĐH và những người có liên quan trực tiếp việc vi phạm về tổ chức lớp cao học tại Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học Bắc Giang, việc mất bảng điểm và làm lại bảng điểm môn tiếng Anh phần thi nói của lớp Thạc sĩ QLGD – K7… Kết quả xử lí báo cáo Bộ GD&ĐT trước 30/12/2014.

Tuấn Đạt/Báo Người Cao Tuổi