Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

PHỤ NỮ: NGỰC VÀ NỒI

@Lê Khắc Thanh 


Phụ nữ hai mươi tuổi
Ngực như quả táo thơm,
Rắn, tươi, mát, ngọt, bổ
Ăn hàng ngày thay cơm.

"Nồi" như xoong nguấy bột
Có thể nguấy cả ngày,
Sáng, trưa, chiều chí tối
Lúc nào cũng Okay...

Phụ nữ ba mươi tuổi
Ngực như quả chín hồng,
Cầm lâu, chặt là nẫu
Dễ ngộ độc như không.

"Nồi" như chảo chống dính 
Tuần xào xáo đôi lần,
Thường món xào nhiều mỡ
Măm nhiều dễ tăng cân...

Bước sang tới đầu bốn
Ngực họ như củ hành,
Càng bóc càng cay mắt
Lệ chảy tràn vòng quanh.

"Nồi" lúc này được ví
Giống nồi nấu bánh chưng,
Nấu đúng mỗi dịp Tết
Vui đón xuân tưng bừng.

PS:
Mấy ý trên nhà cháu
"Thuổng" nhà bác "Đụ Dai",
"Đại Du" các bác ạ
Bác Dai rất là hài...

VTC14 CHÍNH THỨC XIN LỖI VỀ PHÓNG SỰ HỌC SINH HÚT SHISHA

VTC14 chính thức xin lỗi về phóng sự học sinh hút shisha

Tác giả: Vũ Viết Tuân
.
KD: Đây là một vụ việc của VTC 14 đã gây nên sự phẫn nộ của cư dân trên các trang mạng XH. Bằng việc dàn dựng cho học sinh một trường học ở HN cảnh các em hút shisha, VTC 14 muốn cảnh báo một lối sống đua đòi, thiếu hiểu biết của tuổi trẻ học đường. Tuy nhiên khi chuyện vỡ lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến số phận các em học sinh, sự tức giận của các bậc cha mẹ đã đành, mà điều đó cho thấy VTC 14 quá non kém trong hoạt động nghề nghiệp, sự thiếu lương tâm làm báo khi nói dối học sinh, nói dối khán thính giả và làm tổn thương những đứa trẻ đang tuổi mới lớn, tâm sinh lý đầy biến động.
.
Nên nhớ rằng, khi động tới trẻ em, vấn đề đạo đức phải đặt lên hàng đầu, chứ chưa phải là nghiệp vụ báo chí. Bởi đó chính là lòng nhân tối thiểu của người lớn với những đứa trẻ còn đang học làm người.
———–

Lúc 19g35 phút, chương trình “Góc nhìn khán giả” phát trên kênh VTC14 đã chính thức phát đi lời xin lỗi về phóng sự “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha”.

Cảnh học sinh hút shisha trong phóng sự của VTC14

Sau khi các em học sinh, báo chí và dư luận lên tiếng phản ánh về phóng sự “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha” được phát trên kênh VTC14 là phóng sự “dàn dựng” chứ không phải do phóng viên VTC14 điều tra, đến tối 4-4, chương trình “Góc nhìn khán giả” của kênh VTC14 đã chính thức phát đi lời xin lỗi đến các em học sinh, phụ huynh các học sinh trong phóng sự trên.

Để khách quan dư luận, Tuổi Trẻ xin trích đăng nguyên văn phần xin lỗi của đại diện VTC14 được phát đi cách đây ít phút:

“Không phải một phóng sự dàn dựng!”

“Thưa quý vị và các bạn, thời gian vừa qua, có rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến hiện tượng giới trẻ hút shisha. Shisha còn gọi là thuốc lào Ả Rập, có nhiều thành phần như là mật ong, lá và rễ cây, được ướp hương hiệu hoặc có thể bao gồm cả thuốc lá. Hiện tại thì đây không phải là sản phẩm bị cấm theo quy định của pháp luật, nhưng việc hút shisha của giới học trò, ở nhiều thành phố trong cả nước khiến phụ huynh lo lắng.

Với mục đích cảnh báo các tác động có thể có của việc giới trẻ sử dụng shisha, trong bản tin cuộc sống 24g ngày 27-3-2015, VTC14 có phát sóng chương trình “Khi áo trắng học trò chìm trong khói trắng shisha” với nội dung phân tích từ nhiều góc độ, giúp giới trẻ và cộng đồng nắm bắt được các khía cạnh khác nhau của hiện tượng này.

“Khi áo trắng học trò chìm trong khói trắng shisha” không phải là một phóng sự điều tra ghi lại hình ảnh bắt gặp các học sinh đang hút shisha một cách tự nhiên, không phải là một phóng sự dàn dựng để nói về một cá nhân cụ thể hay đề cập về một vấn đề có tính chất tệ nạn. Đây chỉ là một chương trình mang tính chất cảnh báo, có sự tham gia cộng tác và trả lời của các học sinh khi biết được thông tin về chương trình.

Sau khi chương trình phát sóng, và đặc biệt sau khi được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của khán giả, trong đó có những ý kiến gay gắt đối với việc sử dụng hình ảnh của các em học sinh trên sóng truyền hình. Ban biên tập VTC14 đã kiểm tra chi tiết, rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất chương trình này và nhận thấy có những lỗi sai về nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp.

Trong đó việc êkip sản xuất đã chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong việc sử dụng thông tin và hình ảnh khi ghi hình, phát sóng đối với đối tượng là vị thành niên. Đặc biệt, ekip sản xuất đã sai sót khi không làm mờ nhận diện cá nhân của các em khi phát sóng chương trình.

Lỗi nghiệp vụ và việc không làm mờ nhận diện hình ảnh cá nhân của các em đã dẫn đến những suy diễn sai về tư cách đạo đức của các em xuất hiện trong chương trình và tác động tiêu cực tới cuộc sống và học tập của các em, nhất là khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Đình chỉ công tác ekip sản xuất chương trình

Ban biên tập VTC14 xin gửi lời xin lỗi chân thành tới các em học sinh đã tham gia xuất hiện trả lời phỏng vấn trong chương trình, tới gia đình các em về những tác động không mong muốn đó. Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc vì quá trình thực hiện sản xuất chương trình đã chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, khiến chương trình chưa đạt được ý nghĩa đầy đủ như mục đích của nó.

Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và ban lãnh đạo VTC14 đã kiểm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm sâu sắc ở tất cả các khâu, từ ghi hình hiện trường, biên tập hình ảnh, hậu kỳ cho đến duyệt phát sóng của lãnh đạo đơn vị, về sự non kém hết sức đáng tiếc về nghiệp vụ của cả ekip.

Sau khi kiểm tra, làm việc ở các cấp, hôm nay (4-4) chúng tôi cũng đã tạm đình chỉ sản xuất của cả nhóm tác nghiệp chương trình nói trên để xem xét xử lý theo quy định. VTC14 ý thức sâu sắc rằng với tôn chỉ phục vụ cộng đồng của kênh, chương trình có mục đích tốt đẹp, nhưng nếu phương pháp thể hiện chưa phù hợp cũng sẽ mang lại những tác động hoàn toàn không mong muốn. Do đó, những ý kiến phản hồi của khán giả sẽ giúp chúng tôi xem lại những gì mình đã làm, và có những kiểm tra, xử lý, điều chỉnh cần thiết để phục vụ khán giả, phục vụ cộng đồng ngày càng tốt hơn.

Chúng tôi xin ghi nhận và cảm ơn những ý kiến thẳng thắn của khán giả của khán giả, của cộng đồng mạng, nhất là những ý kiến như của Facebooker Phạm Vũ (người đã đăng thông tin tố cáo chương trình phóng sự “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha” là dàn dựng).

Xin được chân thành cám ơn các đóng góp thiện chí từ cộng đồng với chương trình và cách tác nghiệp của phóng viên VTC. Chúng tôi tin rằng, những ý kiến của quý vị sẽ giúp chúng tôi có những chương trình truyền hình tốt hơn, đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của xã hội”.

Nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời

Tuy nhiên, lời xin lỗi của VTC14 chỉ khẳng định sai sót về khi không làm mờ nhận diện của các em học sinh, nhưng vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của nhiều công chúng đang đặt ra những ngày qua:

VTC14 khẳng định đây không phải là phóng sự điều tra, không phải là sự dàn dựng, vậy chương trình “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha” là thể loại nào của báo chí, mà lại có sự “hợp tác” với các em học sinh như vậy? Trong khi đó, khi VTC14 phát chương trình thì lại không nói rõ ràng sự “hợp tác” này, để gây hiểu lầm cho công chúng?

VTC14 giải thích như thế nào về văn bản được gửi tới trường học của các em và Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội ngày 31-3, khẳng định rằng: “Các em học sinh trong phóng sự còn quá trẻ, chưa ý thức được hậu quả từ những hành động bồng bột của mình. Chính vì thế, các em lại càng cần, phải có sự uốn nắn, giúp đỡ, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường. Đó cũng chính là mong muốn lớn nhất của VTC14 khi thực hiện phóng sự”?

VTC14 giải thích như thế nào về việc các em học sinh lên tiếng rằng những câu trả lời phỏng vấn của các em đã bị “cắt, xén” quá nhiều, mà trước khi phát sóng, các em không được hỏi ý kiến trước?

Thiết nghĩ, đó là những thắc mắc mà không chỉ các em học sinh trong phóng sự, cha mẹ các em, nhà trường, mà cũng là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra mà đại diện VTC14 cần phải trả lời, làm rõ.

———–

BỊ HÀNH HUNG VÌ TÌM CÁCH THOÁT BẪY LỪA ĐA CẤP

Nguyễn Long

ANTĐ - Cố tìm cách thoát khỏi công ty kinh doanh đa cấp, chị Nhung bị hành hung, xé rách quần áo...

Chị Vũ Tuyết Nhung, nạn nhân bị chính đồng nghiệp của mình tấn công

Làm giàu bằng vay vốn cầm đồ

Mặc dù sự việc đã trôi qua được nửa tháng, chị Vũ Tuyết Nhung, (quê ở Cẩm Phả, Quảng Ninh) sinh viên năm thứ nhất một trường đại học tại Hà Nội vẫn không thể quên được trận đòn từ chính những đồng nghiệp cùng công ty vào ngày 15-3. Nỗi uất ức, sự ám ảnh cùng với món nợ khiến chị rơi vào cảnh cùng quẫn đã thôi thúc chị tìm đến Báo An ninh Thủ đô kêu cứu. Chị Nhung bảo, không chỉ có chị mà còn rất nhiều bạn trẻ khác cũng đang bị “dắt mũi” để nuôi béo những kẻ lừa đảo vô lương. 

Tháng 9-2014, thông qua một người bạn, chị đã tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp của Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam có trụ sở tại số 15 Đặng Thùy Trâm (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm). Ngay từ những ngày đầu mới đi làm, chị Nhung được các “chuyên gia kinh tế” của công ty thuyết phục về một hình thức kinh doanh mà chỉ với số tiền phải nộp ban đầu là 8,45 triệu đồng, chị có thể dễ dàng kiếm được khoảng 70 triệu đồng/tháng. Chị Nhung nói: “Theo quy định của công ty, số tiền ấy bọn em phải nộp để mua gói sản phẩm như nha đam, can-xi, chè, dầu cá… Đây cũng là điều kiện để công ty công nhận em là cộng tác viên. Tuy nhiên, vì là sinh viên nên em chẳng có tiền, và một anh nhân viên tên là Tuấn Anh đã “giúp đỡ” em có được số tiền trên bằng cách… đi vay lãi”.

Tin tưởng tuyệt đối vào các đàn anh là “thế hệ đi trước” vốn giàu kinh nghiệm, cộng với những lời hứa hẹn về khoản thu nhập “khủng” trong tương lai khi tham gia kinh doanh cùng công ty, chị Nhung được đàn anh đưa ra một hiệu cầm đồ tại ngõ 2 đường Phạm Văn Đồng để vay tiền. Tại đây, vì là chỗ quen biết của Tuấn Anh, chị Nhung được cho vay 9 triệu đồng, lãi suất 7 nghìn đồng/triệu/ngày. Chủ hiệu cầm đồ sau khi cho vay đã cắt lại số tiền lãi của nửa tháng kèm theo lời dặn, cứ mỗi nửa tháng kế tiếp chị phải đến trả lãi 1 lần. Khoản vay này phải thanh toán hết trước lúc ra trường.

3 tháng sau khi nộp tiền vào công ty trên, chị Nhung nhận ra loại hình kinh doanh đa cấp này không phù hợp với mình. “Muốn có thu nhập, em sẽ phải đi lôi kéo các bạn khác tham gia mạng lưới và mua sản phẩm như em. Tiền thu nhập của em thực chất là khoản chia chác từ chính những đồng tiền của các người bạn đó. Như vậy thì khác gì lừa đảo. Ngoài ra, các sản phẩm của công ty chẳng có gì ưu việt và đầy rẫy trên thị trường với giá rẻ hơn. Em không thể làm tiếp thứ công việt “hút máu” bạn bè của mình như vậy. Do đó, em quyết định chấm dứt” – chị Nhung nói.

Trả đũa bằng đòn thù

Nhưng để rút ra khỏi đường dây kinh doanh đa cấp này không hề đơn giản, nhất là với một sinh viên vẫn còn sống bằng những đồng tiền còm cõi của bố mẹ từ quê nhà gửi lên. Ngày 

15-3, chị Nhung quay lại chi nhánh công ty tại số 252 Hoàng Quốc Việt với ý định xin rút lại khoản tiền đã nộp đồng thời tìm cách thu thập bằng chứng cho thấy các nhân viên ở đây đã vi phạm Nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý kinh doanh bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra ý định của chị Nhung, một nhân viên tại đây tên là Ngọc đã kéo chị ra quán ăn mang tên Lạch Tray để gặp 2 trưởng nhóm kinh doanh khác có tên là Huế và Hà. 

Chị Nhung cho biết: “Ngay tại quán Lạch Tray, ngoài chị Huế, anh Hà còn có thêm một vài nhân viên khác. Tất cả họ thi nhau chửi em là đến công ty để phá đám và đồng loạt lao vào đánh em tới tấp. Rất may lúc đó chị chủ quán Lạch Tray thấy em bị đánh quá đau nên đã chạy tới can. Thấy vậy chị Huế túm tóc em lôi ra ngoài cho mọi người đánh tiếp. Lúc này vì bị giằng xé nên chiếc áo em mặc rách tan nát, nhưng em vẫn cố vùng ra và bỏ chạy. Rồi em được một người bán nước tốt bụng gần đó cho mượn chiếc áo lành để mặc. Chính anh bán hàng cũng bức xúc và đưa em quay trở lại công ty để gặp cấp lãnh đạo cao nhất là anh Tân nhằm phản ánh sự việc. Tuy nhiên khi quay lại công ty, em đã bị giữ lại một lần nữa và bị bắt nộp điện thoại để họ xóa hết các dữ liệu, hình ảnh mà em đã thu thập được”.

Theo thông tin từ Công an quận Bắc Từ Liêm, vụ việc chị Nhung bị hành hung tại chi nhánh Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam, văn phòng số 252 Hoàng Quốc Việt là có thật. Bước đầu cơ quan công an xác định có Nguyễn Thị Huế trú tại Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội là người cầm đầu. Huế cũng đã thừa nhận tham gia đánh chị Nhung còn có các nhân viên khác là Hạnh, Hoa, Ánh… Hiện chị Nhung đang được cơ quan điều tra giới thiệu đi khám thương để có cơ sở xử lý vụ việc.

Để làm rõ hơn những thông tin chị Nhung phản ánh, phóng viên An ninh Thủ đô đã liên lạc với Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam, tuy nhiên Trưởng phòng Hành chính tổng hợp của công ty cho biết lãnh đạo rất bận và đang đi công tác. Muốn tiếp xúc thì phóng viên phải gửi câu hỏi trước hoặc đặt lịch hẹn và… chờ. Báo An ninh Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc này.

"LẤN" SÔNG HAY "LẤP" SÔNG ĐỒNG NAI?

Nơi nào ở xứ này anh chị nghe sang sảng những điều to tát, chính lúc đó lũ tiểu nhân đang âm thầm thi-hành mưu hèn kế bẩn [ngạn ngữ Pín] 

Bàn về dự án lấn sông Đồng nai ( LẤN nhé, đéo phải lấp ) các bạn khôn lắm, thay cây thì các bạn lái thành chặt, lấn sông thì các bạn lái thành lấp.

Các bạn toàn dùng thủ đoạn đánh tráo câu chữ tôi chê.

Nói luôn cho nhanh, đất nước này cần những anh tư bản lắm tiền như Toàn thịnh Phát, kẻ dám bỏ trên 3 nghìn tỷ đầu tư.

Tiền đó sẽ biến 1 nơi đê tiện rác rưởi với 1 lũ khố rách cùng-đinh thành 1 khu đô thị sầm uất với chuỗi khách sạn nhà hàng biệt thự và cầu cảng có du thuyền vv vv...

nhân dân vùng đó hả hê vì giá đất tăng mạnh, chính quyền vui vì thu đc tiền đất, tạo công ăn việc làm, và thu hút đầu tư vv vv.

Đổi lại, 1 quãng sông cong hóa phẳng. nhẽ ra sông đồng Nai cần 1000 dự án thế này dọc sông, đáng tiếc ko ai có bản lĩnh thả tiền như anh thịnh phát.

Các bạn phản đối, hủy hợp đồng???

Tốt thôi, trả lại tiền cho anh chủ đầu tư, và đền họ tất cả những gì họ đã làm, đéo thiếu 1 xu, tiền thuế của các bạn đó.
quan trọng nhất, sẽ đéo ai tin các bạn nữa, đéo ai bỏ tiền đầu tư vào bất kì đâu, họ đéo có lỗi khi nhiều tiền, đéo có lỗi khi kinh doanh và kiếm lợi-nhuận. Họ sẽ đầu tư sang Lào hay căm hay bât kì đâu, miễn là đéo phải cái đất chuyên lật lọng.

Họ đéo có lỗi khi chính quyền của các bạn kí tá tất cả và ok cho họ đầu tư, và khi họ thả tiền, các bạn bắt đầu giờ trò đốn mạt.

Lí các bạn ko tệ tý nào, lo cho môi trường hehehe.

Vậy hãy giữ môi trường của bạn và trả lại tiền cho họ, thế thôi.

Đất nước này có thoát đc cộng sản hay không, phải trông vào các anh tư sản như vimcom hay hiệp phát hay thịnh phát hay bầu đức hay đéo gì quên tên mẹ ... 

Hay các bạn định trông vào anh chị cần lao sáng lao động chiều oánh đề đêm xoa chân vào nhau rồi ngủ?

Họ định xây thành 1 khu như thế này, nhưng thôi vậy, các bạn hãy giữ nguyên như đã từng. Chúc các bạn may mắn.
(ảnh ăn cắp, phần kẻ đứt là nơi sẽ lấn sông)

Đề tài sớm cho ngày 21/6: BÁO CHÍ GIẺ RÁCH

Thủy Cúc (*)

Chưa khi nào báo chí xuống tới mức mạt hạng như hiện nay, chắc không cần nhắc lại ở đây. Những bài “nổi bật” mà tôi nhớ được là Người mẫu bán dâm hiện giờ ra sao, Hoa hậu lừa đảo đã từng gõ cửa phòng Giám khảo, bác sĩ từ chối mổ cấp cứu vì biết bệnh nhân là nhà báo, loạt bài về bà Trần Lệ Xuân,…

Hôm thứ Bảy, 28/3/2015, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA - nơi tôi làm việc ) tổ chức buổi nói chuyện đề tài “Giải quyết khiếu nại của khách hàng : Sao cho hợp luật hợp tình”. Trong buổi nói chuyện, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ sự sợ hãi báo chí.

Một số luật sư cũng cho biết trong quá trình Giải quyết khiếu nại khách hàng tại Hội bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng, chuyện nhà báo xuất hiện, “đứng về phía” người khiếu nại để hăm dọa, tống tiền doanh nghiệp… là chuyện thường gặp. Thậm chí , có cả chuyện “tống tiền tập thể” , cả BBT cùng tham gia.

Trong những buổi làm việc khác với doanh nghiệp, tôi cũng được nghe nhiều về sự nhũng nhiễu của những nhà báo, đến từ những tờ báo có cái tên rất kêu nhưng quanh năm suốt tháng chẳng thấy có bài viết nào cho ra hồn. Có giám đốc phải “đánh dấu” tên của những nhà báo loại này; có giám đốc truyền đạt kinh nghiệm, thủ thuật né tránh nhà báo hội thảo,; có giám đốc nói một tháng nhận hàng trăm cuộc gọi xin quảng cáo, nhà báo tới gặp xấc xuợc, hù dọa, khoe khoang quen anh Ba, chị Tư, chú Bảy, cô Tám ...

Từ lâu tôi đã nhận ra, từ vị trí được người dân tin tưởng – đến mức quá đáng, báo chí nói chung đã đi đến chỗ bị coi thường, khinh bỉ. “Bị coi thường”, có khi không hẳn lỗi 100% do báo chí nhưng “bị khinh bỉ” thì không chạy tội đâu cho được. Nhà báo, tờ báo có thể không được viết, được đăng những điều nên viết và phải viết (và có thể được thông cảm), nhưng tự nguyện viết/ cho đăng những điều mà chính bản thân mình thấy không đúng, không ngữi được thì phân trần vào đâu?

Tôi cũng nhận ra bây giờ người ta sợ báo chí là sợ bị dây với đám kền kền, với kẻ tiểu nhân , chớ không phải là nổi sợ bị phanh phui tiêu cực như đã từng có một thời ngày trước

Việc những nhà báo, tờ báo đàng hoàng lên tiếng về tình trạng báo chí như giẻ rách này không chỉ là nghĩa vụ với xã hội mà còn vì sự sống còn của các bạn. Các bạn làm sen giữa bùn? Được thôi, nhưng nếu vũng bùn quá ngập ngụa, hôi thúi và đầy độc chất, ai thuởng lãm được sen? Các bạn đừng chờ tới lúc đi đâu cũng nghe thiên hạ nói câu “Anh chị xyz đó là nhà báo nhưng tử tế”
------------
TB: Sực nhớ ông bà xưa có câu “Giẻ rách cũng đỡ móng tay” nên viết thêm phần “TB” này . Đúng là giẻ rách cũng có lúc hữu dụng nhưng bốc mùi và dơ lắm lắm

-----------------------

* Thủy Cúc là nhà báo đang sống và làm việc tại TP.HCM, có thời gian công tác trên 20 năm tại báo Tuổi Trẻ. Từng là Biên tập viên phụ trách trang Pháp luật báo Tuổi Trẻ nhiều năm gần đây.

VỤ "ÁO TRẮNG SHISHA": THẾ NÀY CÓ PHẢI DÀN DỰNG KHÔNG?

Phóng sự "Áo trắng shisha” không phải dàn dựng cũng không phải điều tra? bó tai!



Đây là clip:


Phóng sự “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha” do kênh VTC14 phát sóng ngày 27/3 có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp bị dư luận phản ứng từ nhiều phía... Thế nhưng chiều 2/4, ông Hoàng Trọng Hiếu, phó ban biên tập VTC14 - Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, đã trả lời Tuổi Trẻ - Đây không phải là phóng sự dàn dựng, đây là chương trình mang tính chất cảnh báo về một hiện tượng tiêu cực trong đời sống giới trẻ, với sự tham gia tự nguyện của người thật việc thật. Chúng tôi chưa bao giờ coi đây là phóng sự điều tra. 

Nguồn: Người Đồng Bằng
http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/04/phong-su-ao-trang-shisha-khong-phai-dan.html

Xem thêm chi tiết:
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/04/vtc14-du-do-hoc-sinh-hut-shisha-e-lam.html

THỔI PHỒNG, NÓI VỐNG ĐỂ KÍCH ĐỘNG SỰ CHỐNG ĐỐI

Khoai@

Sáng 31/3/15, tại Hội nghị giao ban với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2015, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị dành nhiều thời gian nói về vấn đề "Thay Thế Cây Xanh"  trên địa bàn Thủ đô thời gian qua khiến dư luận quan tâm. 


Ý kiến của ông Phạm Quang Nghị có thể vắn tắt là, vụ "thay thế cây xanh" đã làm không tốt vì giản đơn, nóng vội để lại hậu quả xấu, đã bị các trang mạng và thậm chí cả báo chí lợi dụng nói vống lên, kích động nhân dân biểu tình nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ, chống lại chính quyền...Quan điểm của thành phố là tôn trọng ý kiến của người dân, và phải điều chỉnh các hoạt động của mình. Và công tác thanh tra, xử lý phải thực hiện khách quan, công minh, đúng mức, không làm oan sai, nhưng cũng không bao che, né tránh cho những sai sót, khuyết điểm.

Trong phạm vi entry này, xin được bàn về việc báo chí bất lương thổi phồng, nói vống lên để kích động sự chống đối chính quyền.

Dưới góc nhìn của nhiều nhà quan sát, ý kiến của ông Phạm Quang Nghị là hoàn toàn chính xác.

Phân tích những diễn biến quanh vu chặt và thay thế cây, có thể thấy, báo chí và các trang mạng đã sử dụng các thủ pháp làm báo để thổi phồng sự thật và đánh lận đỏ đen.

Thủ pháp quen thuộc là xảo thuật sử dụng ngôn từ để đánh lừa người đọc. Thay vì diễn đạt là "thay thế" thì họ lại diễn đạt thành "chặt hạ", "đốn hạ", và thậm chí là dùng từ "Tàn sát", "hủy hoại" cây xanh. 

Điều này cũng giống như dự án "LẤN" sông Đồng Nai, các nhà báo thiếu tâm lại diễn đạt thành "LẤP" sông Đồng Nai. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, vì nó định hướng dư luận, chĩa mũi nhọn vào chính quyền, chia cắt mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Thậm chí còn kích động để tạo ra sự đối lập về lợi ích giữa chính quyền và người dân.

Trong vụ việc này, câu hỏi đặt ra là: Hà Nội có lén lút chặt cây hay không? 

Câu trả lời là không!


Một trong những điểm yếu kém nhất của báo chí hiện nay chính là thiếu kiến thức nhưng lại không chịu học hỏi. Xu hướng chung dễ dàng kiểm chứng khi lang thang vào các facebook của các nhà báo là tính tự cao tự đại, coi mình là hiểu biết hơn người. Nhưng vụ "Cây Xanh Hà Nội" đã chứng minh điều ngược lại.


Hầu hết các nhà báo đều không lý giải nổi tại sao người ta lại chặt cây vào ban đêm, hoặc có ít người hiểu, nhưng không nói lên sự thật mà lại dung dưỡng thói xấu này.


Sự thật là, cây xanh Hà Nội gắn liền với giao thông và gắn liền với các quy định về an toàn. Nói ngắn gọn, người ta chọn chặt vào đêm là để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông, bảo đảm không ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh hay công việc hàng ngày của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Lý do khác nằm ở chỗ các xe tải chỉ được phép vào thành phố sau 10 giờ đêm.

Câu hỏi tiếp theo là, những con số mà báo chí đưa có phải sự thật?

Xin khẳng định ngay, đó là những con số sai sự thật: Từ số tiền khảo sát đánh dấu 1 cây, số tiền chặt cây, và cả số tiền thay thế cây.

Báo chí nói, chặt 1 cây hết 36 triệu đồng. Điều này là không đúng!


Trong Phụ lục số 4 - Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 của UBND thành phố Hà Nội Phê duyệt đơn giá thanh toán: để chặt hạ cây xà cừ có đường kính trên 120cm là 21,6 triệu đồng/cây đối với vùng 2 và 23,7 triệu đồng/cây đối với vùng 1. Nếu chặt không dùng xe nâng là gần 23 triệu đồng/cây cho vùng 2 và lên tới trên 25 triệu đồng/cây trong vùng 1. Chú ý là không có con số 36 triệu như báo chí đã đưa và đó là sự phỉ báng vào lòng trung thực của báo chí. Nếu trung thực, họ đã đưa đầy đủ cả bảng giá, nhưng họ đã không làm thế. Họ đã sử dụng một con số ất ơ là 36 triệu/cây để đầu độc bạn đọc. Vì thế, hậu quả là, người dân chỉ biết chặt 1 cây là 36 triệu và với con số khủng khiếp ấy, họ có lý do để bức xúc với chính quyền.



Chỉ riêng việc chặt cây để thay thế trên con đường có tên Nguyễn Chí Thanh cũng đã bị báo chí bóp méo, xuyên tạc trắng trợn. Được biết, việc chặt hạ để thay thế toàn bộ 111 cây ở đường Nguyễn Chí Thanh tốn chưa đến 100 triệu đồng kể cả chi phí phát sinh. Đáng lưu ý là chỉ có 1 cây xà cừ bị chặt với chi phí 6.800.000 đồng. Số cây còn lại bao gồm: 98 cây keo lá tràm, cây hoa sữa và 12 cây không đúng chủng loại thì giá thấp hơn cực nhiều. Trong khi đó, báo chí cứ lấy 111 cây bị chặt nhân với con số 36 triệu đồng để đánh lừa người dân. Điều này tạo tâm lý nghi ngờ, và gây mất lòng tin của người dân đối với lãnh đạo Thủ đô.


Có đúng là TP đã chi 670.000 đồng cho một dấu X bằng vôi vào một gốc cây? 

Câu trả lời là: Đó là sự bịa đặt ngu dốt có chủ đích của báo chí bất lương.


Thực tế là, công việc gọi là đánh dấu X trên cây là công việc đánh mã cho cây. 

Việc đánh mã bao gồm cả một hệ thống công việc phức tạp và cần đến chuyên gia lâm nghiệp, bao gồm: định vị, xác định tọa độ; thu thập các số liệu về cây và môi trường; phân tích đánh giá tình hình sinh trưởng; ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý; nhập dữ liệu vào GIS (Geographic Information System); khái lược 45.738 cây xanh vào bản đồ. Từ đó mới lọc, phân tích, để đưa ra quyết định sẽ chặt bỏ những cây nào hoặc chặt rồi thay thế cây nào.

Việc đánh dấu X chỉ được tiến hành sau khi có quyết định chặt cây trên dữ liệu máy tính, và kiểm tra chắc chắn trên thực địa. Như vậy, nếu với số tiền 4,5 tỉ để xử lý 45.738 cây như vậy thì giá thành sẽ khoảng 98.000 đồng /cây.

Ở đây, các nhà báo thiếu lương tâm hoặc có chủ đích tấn công chính quyền, hoặc ngu dốt đã không tính đúng như vậy. Để đánh lừa dư luận, họ lấy con số 4,5 tỉ chia cho 6.700 cây vì thế kết quả là 670.000 đồng/cây. Tất nhiên, với con số "Mất dạy" đó, độc giả có quyền tức tối với chính quyền.

Có đúng là trồng cây mới giá 35 triệu đồng? 


Câu trả lời: Báo chí lại sai toét!

Trước hết cần phải thẳng thắn với nhau rằng thông tin đó là không có cơ sở, cơ quan quản lý chưa hề cung cấp bảng giá cho báo chí. Đó là con số ất ơ do chính nhà báo bịa ra nhằm nhồi nhét sự thù ghét của người dân vào chính quyền. Tiêu biểu cho câu chuyện bịa đặt này là bài "Chả lẽ đành trả lại bằng tiến sĩ" của báo Dân Trí. 


Đáng tiếc, Sau khi có ý kiến phản hồi, chính các nhà báo này lại phải gỡ bài xuống một cách lén lút và vội vã. 


Blogger Củ Hành đã nhận xét: "Cái khốn nạn của các anh Dân trí ở đây là ngửa mặt lên trời phun nước bọt. Ai dè nước bọt lại rơi trở lại mặt mình. Các anh phát hiện ra cái dốt của mình và ngay lập tức xoá bài, nhanh hơn lúc các anh đăng. Rất tiếc, một đám kền kền salon đã đăng tải lại bài viết của các anh và dấu vết tội lỗi vẫn không thoát được".


Một điểm nữa mà báo chí bất lương cũng triệt để khai thác để tấn công chính quyền dưới mác bảo vệ môi trường là lờ tịt đi những điểm tính chính danh và những lợi ích của việc đốn hạ thay thế cây ở Hà Nội.

Cứ nhìn những bộ mặt của những con người như Trần Thị Nga (Nga Phủ Lý), JB Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Viết Đào cùng những biểu ngữ chúng mang theo sẽ biết chúng có thực tâm vì môi trường hay không:




P/s: Bài có sử dụng nhiều tư liệu, số liệu của blogger Củ Hành