Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Án mạng thảm khốc: MỘT PHỤ NỮ BẤT NGỜ CHÉM CHẾT 3 BÀ CHÁU

Án mạng thảm khốc: Một phụ nữ bất ngờ chém chết 3 bà cháu

(TNO) Sáng 11.4, tại xóm 3, xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định đã xảy ra vụ án nghiêm trọng khi một phụ nữ sang nhà hàng xóm vung dao chém cả gia đình 5 người, làm chết tại chỗ 3 người và làm trọng thương 1 người.

Nhà anh Đỗ Văn Kiên, nơi xảy ra vụ án mạng thảm khốc - Ảnh: Văn Đông

Có mặt tại xóm 3, xã Hải Tân ngay sau khi xảy ra vụ việc, PV Thanh Niên Online thấy hiện trường vụ án vẫn được giữ nguyên để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an.

Hàng nghìn người dân đã đổ xô đến nơi xảy ra vụ án. Tất cả đều bàng hoàng trước vụ việc thảm khốc và bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của 3 bà cháu.

Chị Nguyễn Thị Thơm (30 tuổi), người có mẹ chồng và 2 con vừa chết thảm trong vụ trọng án vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại sự việc. Lúc 10 giờ sáng, Mai Thị Vóc (40 tuổi) là hàng xóm gần nhà, đồng thời là họ hàng với gia đình chị Thơm sang nhà hỏi con của mình là cháu Đỗ Văn Trưởng (7 tuổi) có chơi ở đây không.

Lúc này, cả nhà chị Thơm đều ở nhà. Ngoài chị Thơm đang dọn nhà và 2 con đang chơi với nhau, còn có chồng chị là anh Đỗ Văn Kiên (34 tuổi) và mẹ chồng là bà Đỗ Thị Ngọc (52 tuổi) đang ở buồng trong.

Rất đông người dân kéo đến xem vụ việc - Ảnh: Văn Đông

Khi được chị Thơm trả lời là con trai của Vóc không ở đây thì bất ngờ Vóc không nói gì mà lao vào nhà, lấy con dao phóng mũi dài 40 cm lchém tới tấp vào chị Thơm và hai con chị là cháu Đỗ Thành Đạt (8 tuổi) và Đỗ Công Minh (3 tuổi).

Nghe tiếng la hét, bà Ngọc và anh Kiên chạy ra bị Vóc vác dao đuổi chém.

Vụ việc chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút. Trong 5 người bị chém, chỉ duy nhất chị Thơm không bị thương. Bà Ngọc và 2 cháu Đạt, Minh bị Vóc chém nhiều nhát vào người, tử vong tại chỗ.

Riêng anh Kiên bị chém vào đùi, mặt nhưng cố vùng dậy, chạy được ra cửa, hô hào hàng xóm đến cứu.

Sau đó, anh Phạm Quốc Việt, Đinh Văn Tư và Mai Văn Lực là hàng xóm bất chấp nguy hiểm, lao vào tước dao và bắt giữ được hung thủ Mai Thị Vóc.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc khoảng 30 phút, công an xã Hải Tân và công an huyện Hải Hậu đã có mặt tại hiện trường. Anh Kiên được đưa đến cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu.

Đến 13 giờ chiều nay, đội giám định pháp y của công an tỉnh Nam Định đã có mặt để khám nghiệm tử thi.

Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều, đại diện công an huyện Hải Hậu cho biết chưa có kết luận gì về nguyên nhân, động cơ dẫn đến hành vi của Mai Thị Vóc dùng dao thảm sát cả gia đình trên.

Chị Nguyễn Thị Thơm, vợ anh Kiên cũng cho biết giữa gia đình chị và Mai Thị Vóc không có va chạm gì lớn.

Theo nhận xét của gia đình nạn nhân và những người dân ở xóm 3, xã Hải Tân thì từ khi mẹ chồng chết vào đầu tháng 2.2015, Mai Thị Vóc đã có những biểu hiện không bình thường như hay to tiếng, cáu gắt với chồng con và mọi người xung quanh.

Được biết, hung thủ Mai Thị Vóc có chồng và 4 con (2 trai, 2 gái) đều đang đi học. Cả 2 vợ chồng đều làm nông. Ngoài là hàng xóm, Vóc còn có họ hàng với gia đình chị Thơm, anh Kiên (mẹ anh Kiên là em của bố chồng Vóc).

Văn Đông

ĂN VẠ, XIN ĐỂU VÀ CÁI KẾT

Cuteo@

Chúng ta không thừa nước mắt khóc than cho những kẻ có lòng tham vô đáy, đặc biệt là những kẻ chuyên cào mặt ăn vạ để kiếm chác tiền của người khác.

Đất nước sẽ mãi mãi không thể phát triển nếu còn loại ăn vạ như thế này. Đáng tiếc thay, báo chí vì mục đích lợi nhuận đã có những bài viết cổ súy cho loại Chí phèo mạt hạng và vô tình đã làm ảnh hưởng đến uy tín nhà thầu và của cả chính quyền địa phương.

Tôi xót xa cho anh lái xe, vừa mở cửa cabin đã bị đám đông bầy đàn như một lũ chó đói lao vào đấm đá gây thương tích đến nỗi phải đi viện cấp cứu. Buồn thay, đám báo chí kền kền không một lời chia sẻ, chúng vô cảm tới mức ngoảnh mặt làm ngơ.

Ngay khi vụ việc lên báo, bạn Chung Nguyen đã có nhận xét: Ông Thạnh bị đổ 3 khối đất cấp phối lên người vì ngu, chứ không phải lỗi của anh lái xe chủ chôn sống ông Thạnh". 

Và thực chất câu chuyện là, gia đình ông Thạnh có 2 mảnh đất phía trước nhà giáp với quốc lộ 1. Trong đó, có một mảnh đất có bìa đỏ, một mảnh chưa có giấy tờ nhưng gia đình đã sử dụng vài chục năm nay. Thông tin này do bà Huỳnh Thị Thảo (60 tuổi, vợ ông Thạnh) cung cấp. Nhà thầu đã đền bù cho ông thửa hợp pháp kia, nhưng ông lại đòi đền bù cả thửa đất không sổ đỏ kia nữa, và còn phải xì tiền ra để giúp ông san lấp, làm sổ đỏ, tức là giúp ông chiếm đất công. Ngoài ra, ông Thạnh còn đòi đền bù cả hoa màu và vật dụng ông ném trên đó. Rất tiếc là ông đã không vì lợi ích chung của cả đất nước, chỉ biết chăm chắm cấu véo mưu lợi cho riêng mình với những ý nghĩ bất chính điên rồ. Ông đã không hiểu rằng nếu đoạn đường được mở rộng, trải nhựa asphalt mịn như nhung, thì cái mảnh đất chó ỉa của ông sẽ tăng giá gấp 5-10 lần.

Khi xe tới đổ đất, ông ngu và tham tới mức lao vào vị trí đổ đất để ăn vạ, mặc dù vị trí đó cách xa mảnh đất mà ông đòi đền bù đến 7m rồi sau đó cùng vợ con lu loa lên rằng nhà thầu chôn sống ông. Lũ kền kền cũng được dịp kiếm chác lao vào gào thét và lên án, mặc dù chả hiều mô tê gì.

Nhưng sự thật chỉ có một, cơ quan công an đã kết luận, ông sai và rằng ông chỉ là tay ăn vạ mạt hạng.

Người đứng đầu ngành CA tỉnh Quảng Nam, đại tá Nguyễn Viết Lợi, cho biết, CA tỉnh Quảng Nam đã có kết luận về vụ việc này. Theo đó, không có chuyện ông Thạnh bị xe tải cố tình đổ đá dăm lên người mà do ông Thạnh lao vào nằm dưới gầm xe tải đang nâng bệ thùng đổ xuống và bị đá dăm phủ lên người. Khi được yêu cầu đi bệnh viện, chính ông và vợ đã cố tình không đi mà nằm lại ăn vạ tại hiện trường.

Ông Trần Văn Xuân, Trưởng CA huyện Thăng Bình, thông tin: Ông Thạnh đã xuất viện, sức khỏe bình thường. CA huyện mời ông Thạnh lên làm việc nhưng gia đình ông tiếp tục cản trở, từ chối không nhận giấy mời. Chúng tôi chờ ông Thạnh hợp tác để thông báo việc xử phạt hành chính. Theo điều 5 khoản 3 Nghị định 167 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, hành vi của ông Thạnh cản trở các hoạt động của cơ quan, tổ chức, mức phạt trong khung 2- 3 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho hay, huyện bãi bỏ thỏa thuận lấp ao nước trước nhà, vì gia đình ông Thạnh tự ý cản trở các xe đổ đất đến làm nhiệm vụ. “Còn việc thỏa thuận về cấp lại sổ đỏ, dù ông Thạnh xuất viện về nhà nhưng vẫn chưa hợp tác, ký vào giấy đề nghị cấp quyền sử dụng đất. Huyện vận động, nếu ông Thạnh vẫn không ký, chúng tôi tiếp tục bỏ thỏa thuận này”, ông Hương nói.

Cuối cùng, lòng tham và hành động mù quáng đã phải trả giá.

CẤM GIẢNG VIÊN YÊU SINH VIÊN VÀ CÂU CHUYỆN NGOẠI TÌNH

Cấm giảng viên yêu sinh viên và câu chuyện ngoại tình



Thấy bạn tiến sĩ chủ tịch HĐQT của cái trường cao đẳng nghề gỉ gì đấy ra quy định cấm giảng viên yêu sinh viên. Mình già rồi, chuyện yêu đương là của đám trẻ, chả bon chen. Nhưng thấy vụ này bạn í não phẳng như mông Ngọc Trinh (nhời của Đào Tuấn), nên phải chém zó tý.

Câu chuyện của bạn này, báo chí nói sao tôi nghe thế, còn thực chất cái quy định mồm ngang mũi dọc thế nào thì tôi chưa đọc. Nhưng báo đảng nói, chả nhẽ không tin. Mặc dù lâu nay thông tin từ báo chí xứ An-nam chả khác gì trôn con trẻ bị đi tướt mãn tính.

Nói bạn này não phẳng như mông Ngọc Trinh trong lĩnh vực này chả ngoa (còn vài lĩnh vực khác bạn này cũng giỏi giang phết, mặc dù chém zó cũng phần phật). Bởi nhẽ:

- Nếu một cô/cậu giảng viên mà có tình yêu với một cô/cậu sinh viên (đã trên 18 tuổi) thật sự và mong muốn đi đến một cuộc hôn nhân mà bạn này cấm họ yêu nhau thì bạn này không những thuộc loại vô nhân vô cảm mà còn vi hiến, vi luật về quyền con người, dốt!

- Còn nếu cấm theo nghĩa giảng viên (đại đa số là nam giảng viên) của trường bạn í yêu đương sinh viên theo kiểu lừa tình thì hóa ra trường này toàn tuyển đám giảng viên vô đạo đức, có lối sống không lành mạnh, vi phạm chế độ một vợ một chồng (đối với những người đã có gia đình). Gớm, đám thầy/cô mà vô đạo đức như thế thì tốt nhất cho ra Côn Đảo đập đá, chứ dạy dỗ gì chúng nó, hãm!

Có nghĩa, dù với lý do gì, thì quy định của bạn lãnh đạo trẻ này cũng sai. Sai cả tình lẫn lý. Và không đáng có đối với một bạn đã từng tây học và thi thoảng có bi-bô về sự văn minh và tiên tiến của xã hội phương tây để so sánh với cái mọi rợ và lạc hậu của xứ An-nam.

Nói đi cũng phải nói lại, việc lừa tình, gạ tình, đổi tình của người dạy và người học (nói chung) của xứ An-nam thời nay nhộn nhịp phết. Thi thoảng cần-lao lại trút hết sự căm phẫn lên những kẻ vô đạo đức kiểu như ông thầy môi giới bán dâm cho lãnh đạo ở Hà Giang, hay mấy ông thầy rủ học sinh vị thành niên học thêm chơi trò người lớn, hay ông giảng viên - trưởng phòng gạ tình cô sinh viên ở trường cao đẳng truyền hình,... Nhưng điều đó không có nghĩa chỉ vì một vài con sâu làm rầu nồi canh rồi quy chụp thành hiện tượng chung của xã hội và đưa ra cái quy định dở người như thế.

Nhân chuyện này, lại chém zó tý về chuyện gái-zai, chuyện mà cần-lao gọi là ngoại tình hay hủ hóa.

Đời tôi, khinh nhất là lũ đạo đức giả. Biên cái bản tự nhận xét cá nhân hay bi-bô trước đám lìu-tìu cán bộ-sinh viên tuyền lên giọng là phải đạo đức trong sáng, phải có lối sống lành mạnh,… ấy thế mà vào phòng karaoke thì tay chụp vú ca-ve như chảo chớp, còn những chuyện sau chụp, sờ với bóp thì chả nói ai cũng biết.


Đờn-ông An-nam, tư duy đa-thê đã ngấm vào máu. Thế nên ở cái xã hội tươi đẹp xuống hố cả nút, chỉ một vợ một chồng, mới sinh ra cái bệnh lăng nhăng. Nhẹ thì đi ngủ với cave, nặng thì bồ bịch ngoại tình, đủ cả.

Đờn-bà An-nam, dĩ nhiên chửi đờn-ông có nhóm máu D như chó. Cho rằng đám này khốn nạn, bội bạc, bất nhân bất nghĩa,… Có điều, đám này quên mất rằng, nếu không có đờn-bà ngoại tình cùng đờn-ông thì nhẽ mấy thằng rựa-đực ngoại tình với nhau chắc?

Nói thế để thấy, có một bộ-phận-không-nhỏ cần-lao xứ An-nam (cả đực lẫn cái) thích phiêu liêu vào cuộc chơi tình ái, dù vợ/chồng con cái đã đuề huề. Lại dĩ nhiên, tội vạ của những vụ ngoại tình này phần lớn được xã hội đổ lỗi lên đầu đám đàn ông dâm dê chuyên dụ dỗ đờn-bà (mà chẳng thắc mắc vì sao đờn-bà lại dễ dụ dỗ thế?).

Nói đi cũng nói lại. Phần lớn các cuộc hôn nhân của xứ An-nam sống vì nghĩa, chả mấy vì tình. Đôi chục năm trở về trước, đa phần các cuộc hôn nhân là do phụ huynh sắp đặt, cưới về mới tập yêu. Dĩ nhiên chả mấy cặp hình thành tình yêu thật sự, mà họ sống với nhau vì nghĩa, vì trách nhiệm với con cái, vì sĩ diện với họ hàng, đồng nghiệp, xóm giềng. Nhưng thế hệ đó tư duy đơn giản, vẫn là câu trách nhiệm, thế nên đời sống hôn nhân khá ổn, càng về già càng quấn nhau, thế mới tài.

Còn hai chục năm trở lại đây, chuyện yêu đương đã không còn bị áp đặt bởi phụ huynh, nên tình yêu đôi lứa nảy nở như nấm sau mưa. Có điều chả có mấy mối tình đầu mà đi đến hôn nhân. Lại thêm tác động của sự mở cửa về kinh tế. Đầy zai xinh gái đẹp nhắm mắt đưa chân chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ để có hộ khẩu thành phố, có vị trí công việc, có điều kiện kinh tế,… thậm chí là để trả thù mối tình trước đó.

Nói thế để cho thấy, khi một cuộc hôn nhân không tình yêu thì chuyện ngoại tình là tất yếu nếu chủ thể có đủ điều kiện để ngoại tình. Còn chuyện mấy anh mấy chị được vợ/chồng yêu say đắm nhưng vẫn thích phiêu liêu tình ái thì tham lam quá, chả bàn.

Ở một xã hội mà phải đến 90% đờn-ông xứ An-nam thuộc loại âm-tính, đội chữ “trinh” của đờn-bà lên đầu như đội mả tổ nhưng lại mang máu Sở-khanh, trong đầu luôn có tư tưởng chiếm hữu lẫn chiếm đoạt đờn-bà trong một quan hệ yêu đương thì tất yếu có một số lượng không nhỏ các cuộc hôn nhân không hạnh phúc và dẫn đến ngoại tình cũng chỉ bởi nguyên nhân là cái màng trinh bé như cái móng tay.

Thế nên, nếu nói một cách sòng phẳng, phải đến 90% đờn-ông An-nam ngoại tình hoặc có tư tưởng ngoại tình (sẽ ngoại tình khi có điều kiện). Còn chỉ có 10% đờn-ông An-nam là chung thủy hoặc ghét đờn-bà mà không ngoại tình mà thôi.

Và dĩ nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho 90% đờn-ông ngoại tình hoặc có tư tưởng ngoại tình thì số lượng đờn-bà tham gia ngoại tình là bao nhiêu các anh các chị có lẽ cũng hình dung ra được. Đấy, cứ thật thà như thế cho đàng hoàng,đạo đức giả làm gì để thiên hạ chửi cho, phỏng cacc!

Chuyện ngoại tình hủ hóa của xứ An-nam thì nhiều vô thiên lủng, kể cả ngày chả hết. Từ chuyện như thằng sếp già dâm dê bẩn tính gạ tình cô nhân viên trẻ không được nên đưa ra hội đồng kỷ luật vì cô này quan hệ gái-zai không trong sáng (vì chưa báo cáo với cơ quan là có người yêu) của thời bao cấp đến những chuyện tình công sở, chuyện phi công-máy bay của những quý ông/quý bà vừa nằm nhà nghỉ ôm nhân tình vừa nhoay nhoáy gõ Ipad chưởi một cô gái “trót” yêu một anh đã có vợ trên mục tâm sự của báo chí lá ngón là vô đạo đức thời nay. Những chuyện này, hầu như ai cũng biết, tôi chả cần kể lại.

Tôi có một kho tư liệu về các chuyện ngoại tình, từ trông thấy, nhìn thấy đến nghe kể lại của những người xung quanh, từ già hói như Lê-Nin đến đạo mạo như Các-Mác, kể cả các chuyện gạ tình đổi điểm trong giáo dục. Khi nào ngứa mồm sẽ kể, và sẽ có khối kẻ giật mình, hehe...

Cố nhạc sỹ Phạm Duy viết hồi ký có kể về những người tình của ông. Tôi cho rằng, ông là một người đàn ông đích thực, dám sống, dám yêu và dám hy sinh. Một ngày nào đó, tôi sẽ viết về tôi, như ông.

© 2015 Baron Trịnh

CỜ VÀNG BỊ CẤM CỬ HÀNH LỄ 30-4 TRÊN ĐẤT MỸ

Khoai@ 

Báo ocregister.com viết về cờ Vàng bị cấm không được cử hành lễ 30 tháng 4, 2015. Vì nguyên tắc lãnh thổ Hoa Kỳ đều thuộc liên bang và phải tuân thủ giao thức Liên bang về đối ngoại khi đã có quan hệ đối ngoại với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Camp Pendleton will not host fall of Saigon commemoration

April 10, 2015

Vietnamese refugees line up for food at Camp Pendleton in May 1975, where Le Thi Nguyen and her children were housed after fleeing Vietnam.FILE: CLAY MILLER, STAFF PHOTOGRAPHER

A commemoration ceremony at Camp Pendleton for the 40th anniversary of the fall of Saigon, during which 5,000-plus people were expected to attend, will have to be moved because of a U.S. policy that would prohibit the use of South Vietnam symbols on federal property.

A new venue for the ceremony has not be found, but organizers are hoping to know more on Monday.

Organizers had been planning the all-day event, scheduled for April 25, for more than a year. They chose Camp Pendleton because of its historical significance as the first base on U.S. soil to house Vietnamese refugees after they fled their homeland.

Pendleton represents the refugees’ first step in becoming a successful American community.

“Although we understand that on federal land, we must abide to federal protocol to not interfere with foreign policy plans,” said Ngo Thien Duc, the chariman of the event’s organizing committee, “without the flag that countless people lost their lives for and without the song that reminds our community of the fight for freedom and democracy, this event can not fulfill its intended purpose.”

The Department of Defense could not immediately elaborate on how the policy came about or why it exists. But the U.S has had normalized diplomatic and economic relations with the Socialist Republic of Vietnam since 1995.

Typically, playing the national anthem and flying the flag of unrecognized countries isn’t allowed on federal property, said Lt. Col. Jeffrey Pool, a spokesman for the department.

Contact the writer: 714-704-3707 or chaire@ocregister.com

SỪNG TÊ VÀ SỰ NGÔ NGHÊ CỦA BÁO CHÍ

Copy của Lê Như Hùng


Tê đây là tê giác! Có một chương trình truyền thông đã hụych toẹt "sừng tê giác không khác gì móng chân móng tay!" Không biết ai là bên trả tiền cho một chương trình như thế, cho những ai hồ đồ phát ngôn như thế? Với cách làm đơn sơ và coi thường dân trí đến vậy thì chắc chắn mục đích truyền thông hiển nhiên là thất bại! Giống như cách mà người ta vẫn tuyên truyền cho dân chúng hồi chiến tranh mà đem áp dụng cho thời nay thôi, không khác...

Bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng là việc đúng của thế giới văn minh, điều đó đố ai cãi được! Tuy nhiên, có anh bạn đang sống và làm việc ở Phi Châu, một lần về thăm nước kể, mịa, rất nhiều nơi ở lục địa đen đó hơi tí cãi nhau và bất đồng là người ta đã lia vào nhau cả băng AK, thế thì đám tê giác hay hổ báo thì là cái quái gì với họ!? Đó là một thực tế mà chắc cũng còn lâu mới hết, vậy thì tê giác vẫn sẽ vẫn bị lấy sừng thôi, và việc cấm đoán không phải cách sẽ chả có mấy tác dụng gì ngoài việc làm cho nó tăng giá gấp nhiều lần vàng trong tương lai...

Các tài liệu chính thức về lâm sàng khi dùng sừng tê làm thuốc chữa bệnh dường như không có, cả ở tây tàu và ta đều thế. Duy nhất có đôi trang của GS Đỗ Tất Lợi là về dược tính của sừng tê, cũng không nói gì liên quan tới việc chữa ung thư, nhưng có đề cập tới các chứng bệnh động kinh và hạ sốt. Chỉ điều đó thôi cũng đủ nói lên công dụng chữa bệnh của sừng tê là có, chứ không phải chỉ thuần túy phản bác này nọ...

Dân gian truyền miệng thì nhiều chuyện hơn: nào là chống đầu độc ở vua chúa xưa và quan chức thời nay, chữa được ung thư, động kinh, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, thanh lọc máu và cơ thể,... Các tiệm thuốc đông y bao giờ cũng có nước sừng tê mài sẵn để bán, đựng trong chai nhựa. Không ít các cụ đều chuyền tay nhau mấy liều thuốc từ tàu dành cho chống đột quỵ, nghe các cụ tấm tắc nói hiệu nghiệm lắm, cũng có thành phần chủ đạo là sừng tê giác. Không ít người có một đôi lạng cho tới vài cái: mua hoặc được biếu. Một số bệnh nhân ung thư khen tác dụng giảm đau còn hơn cả morphin. Các bợm nhậu thì dùng để rã rượu sau quá chén hoặc khi bị ngộ độc thức ăn. Một số bà mẹ dùng chữa mụn nhọt, viêm nhiễm cho trẻ. Hầu hết những ai tôi biết, mà từng dùng, thì đều khen sừng tê. Cũng có thể nó quá đắt tiền, tính bằng đô la. Có một vị GSTSKH đầu ngành về huyết học VN cho tôi biết vào năm 2000: "không có một nghiên cứu khoa học xác tín nào về công dụng của sừng tê, nhưng theo dõi lâm sàng của tôi khi thấy người nhà dùng cho các bệnh nhân K mà tôi điều trị thì không thấy tác dụng phụ nào của nó, nó vô hại, và nhiều trường hợp có tác dụng giảm đau tốt..."

Ở đây chưa nói gì thật giả, cứ cho chỉ bàn về sừng thật đi đã. Vậy thì có gì đó thay thế cho sừng tê không? Mật gấu thì hầu như ai cũng biết thảo dược có tên tương ứng, cũng có tính chất tương tự cho dù không bằng mật lấy từ gấu. Người ta bảo sừng trâu nước TQ cũng có thể thay thế sừng tê, tất nhiên có kém hơn...

Vậy theo tôi, để chống lại việc giết hại tê giác lấy sừng thông qua truyền thông để hướng người ta không hoặc hạn chế sử dụng sừng tê thì cần phải công khai và bạch hóa các thông tin khoa học về sừng tê và các sản phẩm thay thế với mỗi ứng dụng y học. Chí ít là giảm bớt sự a dua tích trữ hay sử dụng sừng tê. Và, các fan của bảo vệ tê giác và các nhà truyền thông, làm gì cũng được, hãy tìm cách phản bác lý lẽ sau: "Sao lại bắt chị? Chị kinh doanh sản phẩm đem lại sự sống cho con người cơ mà! Hãy nên đi bắt những kẻ buôn heroin, thuốc phiện, ma túy gieo rắc cái chết thì cần hơn..." - một trong số ít trùm buôn sừng tê ở VN, cả thật lẫn giả tùy khách (để chưng thì cần gì thật!?), mà tôi quen luôn tuyên bố như thế!

Và thông điệp truyền thông thì đừng bao giờ ngô nghê kiểu móng chân, móng tay...

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

LÀM NGƯỢC

Khi các anh gặp bất cứ vấn đề gì khó khăn trong cuộc sống hãy về hỏi vợ. Cô ấy nói gì thì cứ làm mẹ nó ngược lại. Chân lý đấy.

Một thoáng ngồi ngẫm nghĩ tôi nhận ra ở xứ này rất nhiều thứ nghịch lý, hehe.

1. Các chị, các cô trên mạng này mở mồm ra là nói không thích chuyện thị phi nhưng đâu có đám cãi nhau là y như rằng có mặt.

2. Chẳng có ai đói khổ, rách rưới, thậm chí giàu là khác nhưng cứ mò lên Facebook là khoe đồ ăn, đồ mặc. Hỡi ôi, cứ như cái sự có ăn, có mặc ấy là một thứ gì kinh ngạc lắm.

3. Nơi nào cấm đổ rác thì y như rằng nó biến thành một núi rác. Để mọi người không đổ nữa thì chỉ cần cắm cái biển "Hãy đổ rác vào đây để giữ vệ sinh chung".

4. Người ta toàn đái vào gốc cây, bờ tường, cột điện dù có thể nhà vệ sinh ngay gần đấy. Tôi kiến nghị chính quyền làm cái biển "Cấm đái bậy" gắn vào tường nhà vệ sinh công cộng.

5. Tờ báo cũ kĩ nhất là tờ Hà Nội Mới. Tờ báo toàn người già đọc là tờ Tri Thức Trẻ. Tờ báo Giáo dục là tờ toàn đăng bài cướp, giết, hiếp. Tờ báo Nhân dân là tờ chả có nhân dân nào đọc mà chỉ bán được cho cán bộ theo diện ép mua.

6. Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc. Không ai làm việc nhưng ai cũng có lương. Ai cũng có lương nhưng không ai sống bằng lương. Không ai sống bằng lương nhưng ai cũng sống. Ai cũng sống nhưng ai cũng không hài lòng. Ai cũng không hài lòng nhưng chẳng ai bỏ việc.

7. Mấy bạn dân chủ cứ đi chống cộng sản trong khi đất nước ta đã tiến lên CNTB lũng đoạn nhà nước từ lâu lắm rồi, hehe. Nhẽ đến lúc tư bản về mua cái buồng ngủ nhà các bạn, con vợ xách vali theo zai thì mới đấm ngực thùm thụp mà than sao người cày lại không có ruộng.

Nguồn: Loc

TỰ DO BÁO CHÍ KIỂU MỸ

Mạn đàm về cái việc “VN bị xếp vào nhóm các nước không có Tự do báo chí” trong báo cáo thường niên về TDBC trên thế giới do tổ chức Freedom House ngày 1/5, sao tui thấy mắc cười quá. Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, cho biết “tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có TDBC là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động”. Híc, ngẫm ra 80% phần còn lại của thế giới đang tranh đấu hàng ngày để sống còn, để vươn lên thoát khỏi số phận hẩm hiu, để thoát khỏi nghèo đói, để được các nước lớn như Mỹ đối xử công bằng. Cái khối giàu có dư ăn, rửng mỡ 20% của thế giới này hoàn toàn không đủ tư cách và quyền hạn để phán xét 80% cái thế giới còn lại là không có tự do khi chỉ nhìn phần còn lại của thế giới theo cái nhìn phiến diện và ngốc nghếch của mình.

Tổ chức nào có trụ sở ở Mỹ mà can thiệp vào công việc nội bộ của VN thì nhân dân chúng tôi coi khinh và đương nhiên sự đánh giá của Freedom House cũng chẳng thể nào tin được. Mỹ thua đau trong cuộc chiến VN, không thực hiện được ý đồ đưa VN về thời kỳ đồ đá được thì nay chúng bầy trò khác để cho đỡ muối mặt. VN đã phát triển và thay đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại hơn. Tuy nhiên, những thành tựu mà VN đạt được lại gây nên sự ghen tị, thù hằn và bực tức cho những kẻ thù của chúng ta, đặc biệt là những kẻ muốn áp đặt thể chế chính trị của chúng lên nước ta nhưng thất bại. Chẳng có gì là lạ khi các nước bị xếp hạng đánh giá là các nước hầu như bang giao rất ít với Mỹ hoặc có thể chế chính trị trái ngược với Mỹ.

Thôi được, cứ cho là ở Mỹ có TDBC và các loại tự do hầm bà lằng khác đi nhé, tui muốn hỏi tại sao Mỹ không bỏ cấm vận Cuba đi, sao cứ thích là áp đặt thuế chống bán phá giá khắp nơi, sao cứ ngăn cản, trừng phạt các nước khác sản xuất vũ khí hạt nhân trong khi mình và đồng minh thì chứa cả đống, sao lại lập nên cái nhà tù ở Goatemala chỉ để giam giữ những người bị Mỹ cho là đe dọa đến an ninh nước Mỹ và chẳng có lấy một cơ hội được đem ra xét xử công khai. Cái tự do ở Mỹ vượt qua cả khuôn khổ nước Mỹ, chúng thích nhúng tay vào nội bộ nước nào thì nhúng, bắt bớ công dân nước nào thì bắt, hệt như thằng khổng lồ hay bắt nạt kẻ yếu. Đã thế còn hay chỉ trích nước khác mà chẳng nhìn lại mình lấy một lần.

Hãy nhìn lại nước Mỹ, kẻ luôn huyênh hoang tự cho mình cái quyền phán xét chỉ trích nhân quyền, TDBC trên thế giới thì ngay tại đây tầng lớp nhân dân lao động chẳng hề có TDBC. TDBC ở Mỹ bị chi phối bởi các tập đoàn truyền thông lớn. “Các tập đoàn có chiến lược kiểm soát riêng đối với báo chí, từ chuẩn bị nội dung đến đăng tải thông tin. Không một chương trình nào, dù là tin tức hay giải trí, đến được với công chúng nếu không qua sự kiểm duyệt của những người quản lý. Các tập đoàn này cũng bóp nghẹt những công ty truyền thông nhỏ lẻ cung cấp những thông tin thiếu hụt cho công chúng. Trong cuộc chơi này, vai trò của công chúng hầu như là không có”. Howard Zinn, một nhà sử học nổi tiếng ở Mỹ, cho rằng “thể chế của chính quyền và nền báo chí Mỹ phục vụ những người giàu nhất và quyền lực cao nhất ở Mỹ. Nhà báo Mỹ William F. Vu viết: “Một nền báo chí mà đã trở thành con tin của các tỷ phú, thì không còn là một nền báo chí tự do, cũng như khi nó là con tin trong tay chính phủ”

Ở Mỹ không hiếm trường hợp nhiều tập đoàn dùng quyền lực để BỊT MIỆNG báo chí và CÔNG KÍCH trực diện, thậm chí ĐE DỌA nhà báo. Nhà báo Gary Webb, người đã từng đoạt giải Pulitzer danh giá viết một loạt bài gây chấn động về hoạt động buôn bán ma túy của CIA dẫn đến anh ta bị đuổi việc và sau đó đã tự vẫn. James Rhodes vì viết bài xã luận chỉ trích một nghị sĩ đảng Cộng hòa nên đã bị tờ Coosa News sa thải. Ông cũng bị dọa giết vì bài viết trên tờ Plain Talker về cái chết của một cựu binh Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh.

Nhà báo Peter Arnett vì trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình bất lợi cho ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến này đã bị hãng NBC đột ngột chấm dứt hợp đồng. Trong một phóng sự năm 1998 khi còn làm cho CNN, Arnett đã cáo buộc quân Mỹ sử dụng khí độc sarin để giết những người phản bội tại một ngôi làng ở Lào năm 1970. Sau đó, ông bị khiển trách và rời CNN. Ông nói: “Tôi bị sa thải vì đã nói lên sự thật”. 

Ở VN, nền báo chí đang phát triển mạnh, bên cạnh yếu tố tích cực nhiều khi xuất hiện những kẻ lợi dụng TDBC để phục vụ mưu đồ cá nhân, chống phá nhà nước, bôi nhọ chế độ. Thỉnh thoảng, bọn phản động lại rêu rao rằng trên thế giới chỉ có VN có cơ quan tuyên giáo còn Mỹ và các nước khác thì không. Hô hô, chẳng có nước nào không có công cụ tuyên truyền về đường lối của họ cả, chẳng qua họ không gọi là cơ quan tuyên giáo đấy thôi. Ở Mỹ nhiệm vị này không dành riêng cho một tổ chức cơ quan nào mà phân chia đều cho nhiều tập đoàn truyền thông , cho cả CIA và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng. Đơn cứ như vụ việc dưới sự chỉ đạo của chính quyền Bush, 20 cơ quan liên bang đã sản xuất và phát sóng hàng trăm mẩu tin với số tiền đầu tư khoảng 254 triệu đô la Mỹ. Nội dung các mẩu tin đề cập đến vấn đề cải cách chương trình chăm sóc người cao tuổi vốn đang gây tranh cãi trong xã hội và dựng lên hình ảnh người dân Mỹ “biết ơn” Tổng thống Bush. Ngoài ra, chính quyền Bush đã thuê một số bình luận viên lên truyền hình để ca ngợi chính sách của chính phủ. Một trong số đó là Amstrong Williams. Hàng năm CIA điều phối hàng chục tỷ USD thông qua các quỹ, các tổ chức phi chính phủ để “điều phối tự do thông tin báo chí” nhằm mục đích chính trị thông qua các phương thức “tài trợ”, nhưng báo chí Mỹ cũng không hề đụng chạm đến nguồn tiền và đường đi của những đồng đô-la này.

Nhớ lại cách đây hơn trăm năm, Các Mác đã nói rằng “Không nên bàn đến có hay không có TDBC, TDBC bao giờ cũng có, vấn đề là tự do cho ai và tự do để làm gì?” TDBC luôn luôn chịu những hạn chế và ràng buộc cụ thể, mang đậm dấu ấn giai cấp và nhóm xã hội là điều dễ hiểu. Ở VN TDBC phục vụ lợi ích của đông đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phục vụ quyền lợi quốc gia.

Nguồn: Quán Nước Chè