Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

TỘI ÁC TRƯỚC VÀ SAU POL POT Ở CAMPUCHIA

Meo Meo


Chúng ta thường nghe rất nhiều về tội ác dưới thời Pol Pot nhưng hầu như không nghe tí gì về tội ác nhắm vào người dân Campuchia trước và sau thời Pol Pot! Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao một kẻ điên loạn như Pol Pot lại có thể có người dân đi theo ủng hộ và chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Campuchia? Ai hay cái gì đã gây ra nội chiến đó? Và bạn có biết rằng thảm kịch của người dân Campuchia không chấm dứt ngay sau khi Pol Pot bị lật đổ mà còn tiếp diễn một thời gian dài?

Các bạn có thể mặc định rằng, sau khi Pol Pot bị lật đổ và thế giới 'văn minh' Anh Mỹ biết được chuyện gì xảy ra với dân Campuchia, họ sẽ nhanh chóng giúp đỡ hết mình về lương thực, thuốc men cho những nạn nhân còn sống sót, nhưng sự thật thì ngược lại! Dân Campuchia đã bị cấm vận luôn vì Việt Nam đã giải phóng họ! Tội ác vẫn tiếp tục sau Pol Pot vì Pol Pot vẫn được những nước 'văn minh' như Anh Mỹ cấu kết với tàu ủng hộ và bóp cổ dân Campuchia chỉ vì mục đích hèn hạ bỉ ổi là trả thù Việt Nam!

'Year Zero - Cái chết im lặng của Campuchia' là một trong những phim tài liệu nổi tiếng của John Pilger làm cùng với David Munro vào năm 1979 trong bối cảnh sau khi bộ đội Việt Nam đã giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng của Pol Pot. Phim ghi lại những hình ảnh thực tế, phỏng vấn nhân chứng, nạn nhân ở những trại cứu trợ cho thấy hoàn cảnh cực kỳ thiếu thốn về thuốc men và lương thực và chỉ còn nằm chờ chết của người dân Campuchia lúc đó.

http://youtu.be/FTmEy2GEVL8

Tác giả John Pilger là một nhà báo Úc làm việc ở Anh, từng làm phóng viên trong thời chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam. Ông từng hai lần được tặng giải thưởng Phóng viên của Năm của Liên hiệp Anh. Những phim tài liệu của ông được thắng nhiều giải thưởng ở Anh và quốc tế. Nhà báo này cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự.

Sau khi công chiếu Year Zero, 45 triệu USD đã được quyên góp mà không cần kêu gọi, đại đa số là những khoản đóng góp nhỏ, trong đó có có 4 triệu bảng Anh từ học sinh ở Anh. Số tiền này là cứu trợ đáng kể đầu tiên cho Campuchia. Pilger và Munro tiếp tục làm thêm bốn phim nữa về Campuchia. Trong lần làm phim thứ hai, Cambodia Year One, họ đã bị cảnh cáo rằng Pilger đã bị đưa vào danh sách phải thủ tiêu của Khơ-me Đỏ.

Năm 2006, Pilger miêu tả phản ứng của người dân Anh với phim Year Zero:

'Cuốn phim tài liệu này đã gây ra những làn sóng lan xa và rộng...Year Zero không những phơi bày sự khủng khiếp của những năm tháng dưới thời Pol Pot, mà còn cho thấy việc ném bom Campuchia (của Mỹ trong chiến tranh với Việt Nam) đã tạo ra một chất xúc tác quan trọng cho sự nổi lên của Khơ-me Đỏ. Nó cũng phơi bày việc phương tây, dẫn đầu bởi Mỹ và Anh, đã thiết lập cấm vận, giống như một cuộc bao vây thời trung cổ, trên một đất nước đã bị lâm vào cảnh tê liệt, khó khăn nhất thế giới. Việc làm này là một phản ứng cho sự thật là Campuchia đã được giải phóng bởi Việt Nam - một đất nước nằm bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh và vừa mới đánh bại Hoa kỳ. Sự đau khổ của Campuchia nằm trong một cuộc báo thù có chủ đích. Anh và Mỹ còn ủng hộ đòi hỏi của Pol Pot tiếp tục giữ ghế đại diện Campuchia ở LHQ, trong khi Margaret Thatcher ngăn chặn sữa cho trẻ em đến với những nạn nhân còn sống sót của chế độ ác mộng đó. Chỉ một phần nhỏ của những chuyện này được nhắc đến.

Nếu Year Zero chỉ đơn thuần miêu tả con quái vật Pol Pot, nó đã bị quên lãng nhanh chóng. Bằng cách phơi bày sự thông đồng, cấu kết của những chính quyền của chúng ta, nó đã cho thấy một sự thật rộng lớn hơn về việc thế giới được vận hành như thế nào...'

Trong một diễn văn năm 2007 mang tựa đề "Freedom Next Time: Resisting the Empire", Pilger miêu tả cuộc gặp gỡ của ông với Kênh Truyền hình Công của Mỹ (PBS). Họ đã từ chối cho công chiếu phim tài liệu này và theo Pilger phim này đã không bao giờ được phát sóng trên đất Mỹ.

http://en.wikipedia.org/wiki/John_Pilger#Cambodia

Những điểm nhấn trong phim:

1:00: Trong lời giới thiệu của John Pilger, ông cho biết Nixon và Kissinger đã rải xuống Campuchia 100 ngàn tấn bom, là một khối lượng bom có sức nổ tương đương với năm trái bom nguyên tử đã dùng ở Hiroshima. Hành động bất hợp pháp này được làm trong bí mật vì Campuchia là một nước trung lập dưới thời Norodom Sihanouk.

2:30: Pilger: 'Năm Pol Pot lên nắm quyền được gọi là Năm Số Không, bình minh của một thời đại không gia đình, không tình cảm, không biểu hiện của tình yêu hay sự đau buồn, không thuốc men, không bệnh viện, không trường học, không sách vở, không học hành, không lễ hội, không có âm nhạc, không thư từ, không tiền bạc, chỉ có làm việc và chết.'

Khoảng gần một phần ba dân số đã bị mất tích, có lẽ là đã bị giết. Đối với John Pilger, đến Campuchia giống như vấp phải một chuyện mà ông không thể nào tưởng tượng ra được. Những gì người xem phim sẽ thấy là một tường thuật bằng phim đầy đủ nhất của nhà báo phương tây từ đống đổ nát của một đất nước hiền hòa. Có một số cảnh sẽ làm người xem khó chịu.

4:00: Pilger: 'Hình ảnh của Phnom Penh, một thời tấp nập, hiện đại, diện tích lớn hơn cả Amsterdam hay Brussels. Trong bốn năm nó đã đứng trong im lặng, bị bỏ trống, giống như nó đã trải qua một cuộc chiến tranh hạt nhân làm cho chỉ còn lại những tòa nhà đứng đó, và đây là những hình ảnh mà tôi nhớ về nó, thủ đô của một đất nước được ưu đãi, của chợ búa khắp nơi. Mảnh đất cho ra ba mùa thu hoạch một năm.'

5:00: Pilger: 'Sihanouk gìn giữ độc lập của Campuchia như một người làm trò tung hứng tệ hại trong một bãi chiến trường. Vào năm 1970 ông ta bị lật đổ sau một thời gian Mỹ ném bom Campuchia. Mùa xuân 1969, B-52 của Mỹ bắt đầu ném bom bí mật Campuchia trung lập. Phi công bị bắt thề không được tiết lộ bí mật ngay cả với cấp trên của mình và sổ ghi chép công vụ của họ bị làm giả....

Những người Campuchia bị chết bởi bom B-52 được gọi là 'thiệt hại kèm theo', làng mạc bị thiêu hủy của họ được gọi là 'bắn nhầm'.

Lầu Năm Góc miêu tả người Campuchia là một đám người quá ngoan ngoãn thụ động, không thể mong họ hành động theo hướng tích cực cho chính sách của Mỹ.'

7:20: Pilger: 'Từ trong khói lửa, Pol Pot đã xuất hiện. Cuộc cách mạng của hắn trước đó chưa bao giờ được hưởng một sự ủng hộ rộng rãi cho đến khi cái lý thuyết thằng điên của Nixon được thực hiện. Chiến dịch ném bom Campuchia lật đổ sự cân bằng mong manh giữa phe bảo hoàng, cộng hòa và cộng sản. Nó châm ngòi cho một cuộc chiến tranh làm chết và bị thương ít nhất một triệu người và làm tan nát chính cái cơ cấu xã hội của Campuchia.'

8:10: Pilger: 'Nếu quân đội nước ngoài đừng động đến nơi này, người dân ở đây sẽ tự quyết định một xã hội cho chính họ và tự lo liệu được cho mình. Chắc chắn là còn chế độ phong kiến và tham nhũng nhưng không có chiến tranh, giết chóc, bom napalm... Bây giờ thì thành phố hấp dẫn này chỉ còn là một đống đổ nát. Từng đám người mót của, phần lớn là trẻ em lục lọi trong những căn nhà, văn phòng, trường học, rạp hát, công viên, viện bảo tàng bỏ hoang...'

10:18: Phỏng vấn đại diện UNICEF. Chính quyền Campuchia yêu cầu cứu trợ nạn đói cho 2.250.000 người... Theo đại diện này, ở một địa phương, trong một lán tập trung người bị đói đã có 54 trẻ em đang chờ chết. Một em bị thương chỉ nằm đó không còn hơi sức nhìn lên và đã chết 10 ngày sau đó. Ông luôn phải nhớ đến thảm cảnh đó. Mình không giúp được gì vì chẳng có phương tiện gì trong tay.

12:11: Cảnh một em khác đang nằm rên nhẹ chờ chết.

12:25: Tháng 7, chính quyền Campuchia gửi yêu cầu xin một trăm ngàn tấn gạo và phương tiện y tế đến Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và UNICEF. Tại đây, Kompong Spur, mỗi người được nhận bốn lon gạo cho một tháng. Nhưng số thực phẩm này lại đến từ một nước nghèo khác, Việt Nam!

Cho đến giữa tháng 10, Hội CTĐQT vả UNICEF chỉ gởi đến 200 tấn cứu trợ, trên thực tế cũng như là không có gì.

14:34: Pilger: 'Pol Pot dường như tưởng tượng mình là kẻ thừa kế của đế quốc Angkor. Trong tư tưởng của Khơ-me Đỏ, cộng sản được ít khi nhắc đến, thay vào đó là một tổ chức đòi hỏi hình thức nô lệ trong môt xã hội nông nghiệp không có thành phố hay máy móc. Trung quốc ủng hộ Pol Pot sống trong hoang tưỏng là một Mao Trạch Đông thứ hai. Họ xem Campuchia là một chén cơm trong một thuộc địa tương lai và nó đã xuất hiện như thế trong một vài bản đồ của Trung Quốc...'

26:00: Pilger: 'Có 558 người trong bệnh viện còn lại này của Phnom Penh và phần lớn là trẻ nhỏ và sơ sinh. Chúng đang chờ chết vì chúng gần như không có cái gì để ăn. Không nước sạch, vitamin, sữa, không thuốc men, kháng sinh, nay cả bông băng cũng thiếu. Một tiếng khóc lớn của một trẻ trai có thể nghe từ ngoài đường, lên xuống trong đau đớn và dần dừng lại.'

Một nhân viên của HCTĐQT hỏi Pilger một cách tuyệt vọng rằng có thể bằng cách nào đó liên lạc bất cứ chính quyền nào để tiếp tế ngay một chuyến cứu trợ bằng máy bay C-130 thì sẽ cứu được hàng ngàn người. 

Pilger hỏi lại tại sao HCTĐQT không tự mình gởi đến một chuyến cứu trợ như thế. Nhân viên đó trả lời rằng chỉ huy của ông ta ở Geneva đang làm việc để tìm ra một khung kế hoạch cho việc cứu trợ. Ông ta nói: 'Đây là Đông Nam Á, chuyện gì cũng dính dáng đến chính trị cả'. 

Pilger: 'Có nghĩa là LHQ, bao gồm cả Anh vẫn còn công nhận chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ đã bị đánh bại và rất khó khăn để có được một sự giúp đỡ chính thức cho những người dân mà chính quyền mới của họ vẫn chưa được công nhận ngoại giao! Nói một cách khác, gần ba triệu người sẽ bị đói đến chết ở Campuchia và HCTĐQT, những cơ quan cứu trợ và các chính quyền sẽ gần như không làm gì cả...Dĩ nhiên là nếu bạn sống ở Geneva, hay New York, London, bạn sẽ không thể nghe tiếng thét của đứa bé mà tôi nhắc đến.'

29:00: Cảnh một bé trai 10 tuổi mà cha mẹ đã chết. Trong ngày Pilger quay phim bé trai này đang cần thuốc kháng sinh và sữa, những thứ mà bệnh viện này không có. Ngày hôm sau đoàn quay phim đến, bé đã chết. Trong thời gian quay phim, chỉ có hai bác sĩ người phưong tây đến đây nhưng họ cũng chẳng có trong tay phương tiện gì để giúp.

29:59: Cảnh trẻ suy dinh dưỡng một tuổi

31:05: Cảnh trẻ suy dinh dưỡng 12 tuổi. Đã có 550 bác sĩ ở Campuchia. 48 người còn sống.

32:27: Một trẻ chân co quắp và còn rất ít hơi sức nằm nhăn nhó. 

33:04: Một bác sĩ nói đây là một tình trạng khẩn cấp thực sự cần phải có thực phẩm và thuốc men. Cho ăn trước và sau đó chữa trị cho số dân bệnh tật này.

http://youtu.be/0rpZz5I_ylo

34:03: Bác sĩ: 'Việc phong tỏa cứu trợ này cũng giống như đối với Việt Nam. Sữa bị ngăn chặn chuyển đến Việt Nam và Campuchia cũng bị như vậy. Rõ ràng là như vậy.'

'Các nền kinh tế Châu Âu ngăn chặn giúp đỡ lương thực cho Việt Nam và tôi nghĩ chuyện giống như thế đã xảy ra đối với Campuchia.'

'Việt Nam đang gặp khó khăn về lương thực và thuốc men nhưng họ đang giúp Campuchia những thứ đó.'

34:55: Pilger: 'Đây là đoàn xe chở lương thực của Việt Nam. Con đường sống bảo đảm duy nhất của Campuchia. Mặc dù Việt Nam đang gặp khó khăn lương thực sau 30 năm chiến tranh, họ đã gửi hơn 25 ngàn tấn thực phẩm đến Campuchia. Người VN đã làm được chuyện này bằng cách kêu gọi mỗi gia đình các tỉnh tây nam VN hiến tặng gần 3 kg gạo. Theo tương phản, các chính quyền phương tây chỉ gửi cứu trợ nhỏ giọt.'

'Các cơ quan lớn HCTĐQT và UNICEF đòi hỏi điều kiện cho đề nghị từ thiện của họ như là quyền giúp đỡ cho 'phía bên kia'. Những người quan sát phương tây mà đã đi qua biên giới Thái vào Camphuchia đã thấy trên thực tế điều đó có nghĩa là gì. Đó là không phải giúp đỡ dân thường, đàn bà hay trẻ em mà là tiếp tế cho tàn quân diệt chủng của Pol Pot. Vì quyền lợi này các cơ quan cứu trợ đã giữ lại 90% hàng cứu trợ không cho đến với người dân Campuchia. Tiếp tế cho Khơ-me đỏ phù hợp với chính sách ủng hộ ngoại giao đối với Pol Pot của phương tây.'

'Cuối tháng trước, Hội đồng bảo an LHQ đã chứng kiến một màn trình diễn xuất sắc của các nền dân chủ các nước phương tây, bao gồm cả Mỹ và Anh, họ đã bầu cho việc tiếp tục công nhận chính quyền không còn tồn tại nữa của Pol Pot. Cái chính quyền mà ngay cả họ đã công nhận là hiếu sát nhất từ khi Hitler.'

'Lý do là phương tây không muốn làm mất lòng đồng minh và bạn hàng kinh tế mới nhất của họ, Trung Quốc. Bởi vì TQ chính là nước chống lưng chính cho Pol Pot.'

36:56: 15 Tháng 10, ở London, Giám đốc Brian Walker của tổ chức cứu trợ Oxfam nói: 'Chúng tôi chỉ nhận được sự hợp tác toàn diện trong danh dự từ chính quyền Campuchia (mới) và Việt Nam. Khi tôi rời Campuchia, tổng số hàng cứu trợ từ phương tây qua chín tháng chỉ là 200 tấn. Tôi không thấy bất cứ ai có thể hãnh diện với cái hoàn cảnh như thế.'

37:50: Bác sĩ giải thích về một loại bệnh truyền nhiễm trong một bệnh viện mà thuốc chữa trị cần có chỉ là penicillin. Thuốc này chỉ có một ít và do đó không đủ dùng. Pilger hỏi về một trường hợp cụ thể của một người rằng nếu không có penicillin thì sao. Bác sĩ trả lời sẽ chết trong vòng hai tuần hay một tháng. Pilger nói trường hợp này khái quát tình hình của Campuchia, rất nhiều người sẽ chết vì những căn bệnh bình thường có thể dễ dàng chữa khỏi.

38:40: Cảnh một em bé gái khác đang rên rỉ với miệng sưng vù và sẽ chết trong khoảng một tuần.

39:19: Số thuốc ít ỏi có được chỉ đủ để kéo dài thêm sự đau đớn. Mỗi sáng, các bác sĩ Việt Nam phải đưa ra quyết định ai sẽ sống thêm một ít và ai sẽ chết. Mỗi ba ca sinh con sẽ có một bị hư thai.

39:40: Cảnh một cô gái trẻ đang rên rỉ chờ chết. Pilger: 'Những người nhút nhát này không bao giờ muốn đưa ra cái bát để xin xỏ nhưng người phụ nữ trẻ này đã cầu xin thuốc từ chúng tôi trước khi cô ta chết.'

40:23: Pilger: 'Những đứa trẻ này là đoạn cuối của một quá trình được bắt đầu bởi những nhà chính trị ăn mặc tươm tất. Họ đã đưa ra những quyết định từ một khoảng cách địa lý rất xa với kết quả tàn bạo của chúng gây ra. Cách làm của họ có thể khác với Pol Pot, nhưng ảnh hưởng thì cũng giống nhau.'

''Bom rơi xuống như mưa', một em bé đã viết như thế vào năm 1973. Năm mà số lượng bom đổ xuống Campuchia đã lớn hơn gấp rưỡi lượng bom bỏ xuống Nhật trong toàn bộ Thế chiến II. Cái giá của một mạng người Campuchia là 100 USD tiền bồi thường.'

'William Shawcross, một tác giả người Anh đã phỏng vấn Thái tử Sihanouk năm ngoái, Ông nói: 'Hai người phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch ở Campuchia hôm nay, đó là Nixon và Kissinger bằng cách mở rộng chiến tranh sang nước tôi làm chết rất nhiều người Mỹ và nhiều người khác nữa và họ đã tạo ra Khơ-me Đỏ.'

41:30: Một thị trấn bên bờ sông Mekong đã trở về gần như thời đồ đá. Trước khi lý thuyết ném bom của Mỹ được áp dụng và Pol Pot, nó là một vùng trù phú với nhà gạch, những chủ nông giàu có, thợ lành nghề, kỹ sư, giáo viên,... Nay thì tất cả những gì tòa nhà bằng gạch và đá đều bị sụp đổ và dân sống trong nhà lá, lán tạm bợ. Còn lại rất ít đàn ông ở tuổi trưởng thành làm việc. Tiêu chuẩn gạo cho mỗi người là nửa pound (227 grams) gạo mỗi tháng.

43:10: Pilger: 'Tại sao người Việt đã đến Campuchia? Sau 1975, VN bị tấn công liên tục bởi Khơ-me Đỏ. Chúng đã tàn sát dân ở những làng biên giới và chúng được hỗ trợ bởi 10 ngàn người Trung Quốc. Bộ ba Pol Pot, TQ, Mỹ nói rằng Việt Nam là một tay sai của Nga. Bất cứ người nào hiểu về người Việt Nam với tinh thần dân tộc dữ dội đã từng đứng gần như một mình chống lại những kẻ xâm lược trong 30 năm cũng biết rằng chuyện đó là không đúng sự thật một cách buồn cười. Nhưng sự đe dọa của TQ và ngăn chặn hàng cứu trợ hiện nay đã đẩy Việt Nam và Campuchia vào vòng tay đang chờ đón của Nga. Người Campuchia và VN đang chiến đấu cho sự sống còn của họ.'

48:43: Pilger: 'Nếu những cảnh khủng khiếp trong cuốn phim tài liệu này có mục đích gì đó thì nó không phải chỉ để tấn công tình cảm của bạn, mà còn để chấm dứt sự im lặng và dửng dưng được tính toán bởi các chính quyền, các cơ quan cứu trợ nhằm đặt Campuchia trở lại bản đồ của loài người. Khi quân đội Việt Nam lật đổ Khơ-me Đỏ dù với bất cứ lý do gì, họ đã cứu đất nước này khỏi một chế độ nô lệ và một khả năng bị tuyệt chủng. Các chính quyền phương tây có thể không muốn công nhận điều đó, nhưng đối với người Campuchia thì không có gì rõ ràng hơn sự thật trên. Vào ngày giải phóng, người phiên dịch của tôi, một cô gái trẻ đáng lẽ đã bị giết nhưng đã được sống tiếp.'

'Chính quyền Anh biết rõ từ đầu những gì Pol Pot và đám cuồng tín đã làm đối với người dân nước này. Chính quyền Callahan (Thủ tướng Anh giai đoạn 1976-1979) đã nộp một bản báo cáo cho Ủy ban Nhân quyền LHQ với những tin tức gây căm phẫn, sửng sốt như những gì các bạn đã thấy trong cuốn phim này. Mặc dù vậy, người dân ở đây vẫn bị để cho chết vì thiếu một trong những thứ đơn giản nhất như thực phẩm, thuốc, phương tiện di chuyển bởi vì các chính quyền, bao gồm cả chính quyền của chúng ta đã cương quyết cô lập và trừng phạt Việt Nam.'

'Nói một cách khác, cứu Campuchia có nghĩa là phải hợp tác với Việt Nam. Người ở cấp cao nhất của Campuchia và Việt Nam đều nói với tôi rằng họ chấp nhận vô điều kiện bất cứ máy bay mang hàng cứu trợ nào đến với Campuchia. Đã có ba chiếc máy bay như thế đến trong thời gian chín tháng.'

'Mỹ và Châu Âu nắm giữ lương thực dư thừa của TG mà chúng ta dùng để nuôi súc vật. Ở Anh chúng ta được chữa với penicillin như là một cái quyền con người. Tất cả chúng tôi những người làm phim này chưa bao giờ thấy những điều như thế này ở bất cứ nơi nào. Tiếng khóc của trẻ em theo chúng tôi khắp mọi nơi. Có sáu tháng để cứu một đất nước với phần lớn là trẻ em này. Chuyện đó có khả năng xảy ra không?'

Hết phim

Giải thích thêm:

Trong bốn năm 1969-1973, chính quyền Nixon-Kissinger đã ném xuống Campuchia 2,7 triệu tấn bom, hơn số bom được thả xuống Nhật trong toàn bộ CTTG thứ II khoảng một triệu tấn. Trong thời gian này, khoảng 30% dân số Campuchia đã phải chạy loạn.

Nạn nhân trực tiếp là khoảng 500 ngàn người đã chết vì bom. Hàng trăm ngàn người khác nữa đã chết vì ảnh hưởng của chạy loạn, bệnh tật, hoặc đói. 

Tài liệu của chính CIA xác nhận việc ném bom Campuchia của Mỹ là tác nhân chính giúp Khơ-me Đỏ lấy được sự ủng hộ trong dân chúng mà trước đó nó không có.

http://rabble.ca/toolkit/on-this-day/us-secret-bombing-cambodia

Lời kết:

Trong thời đại thông tin ngày hôm nay, những người vẫn cứ mơ mộng ảo tưởng vào Mỹ, núp váy họ để tranh đấu cho tự do dân chủ nhân quyền, dùng một đế quốc như Mỹ làm thước đo giá trị TD, DC, NQ, là loại người ngu xuẩn nhất TG!

Rõ ràng đối với Campuchia, chính quyền Mỹ ném bom thì nhanh và rất hào phóng. 2,7 triệu tấn đã được quăng vô tư, không điều kiện xuống nửa nước Campuchia trong bốn năm nhưng lương thực thì chỉ có 200 tấn thả xuống chung với quốc tế mà còn mè nheo đòi điều kiện trong khi họ đã biết rõ hoàn cảnh của dân Campuchia là như thế nào!

Trên TG này có ai phản đối cho rằng Pol Pot không phải là một tên tội phạm diệt chủng?! Nhưng các chính quyền yêu TD, DC, NQ phương tây đã ủng hộ Pol Pot trong 10 năm, sau khi cả TG đã biết rõ tội ác của hắn!

Việt Nam giúp xây dựng Khơ-me Đỏ khi tổ chức này chưa lọt vào tay của bọn cuồng sát, bản thân Pol Pot chưa lộ mặt và phạm tội ác diệt chủng và bản thân Khơ-me Đỏ không được ủng hộ ở Campuchia. Đừng ngu đến nỗi lẫn lộn, không phân biệt được sự khác biệt giữa hai sự giúp đỡ của VN và phương tây ở trên.

Giúp đỡ một người chưa phạm tội thì không có tội. Giúp một tên giết người hàng loạt sau khi đã biết hắn phạm tội thì bạn là một tên tòng phạm.

Phần của Mỹ đã trực tiếp giết tại chỗ 500 ngàn dân Campuchia và hàng trăm ngàn người khác gián tiếp sau đó. Bằng cách cấm vận lây Campuchia vì Việt Nam đã giải phóng nước này, Mỹ và đồng bọn cũng đã giết chết rất nhiều nạn nhân còn sống sót sau nạn diệt chủng.

Những câu 'quan ngại tình hình nhân quyền' của chính quyền Mỹ là những lời nói láo hào nhoáng nhằm che đậy cho những mục tiêu dơ bẩn bên trong. Hy vọng các bạn theo đạo thờ Mỹ có một ngày sáng mắt ra để thấy được cái chuyện mà cả TG của những người có lương tâm đều đã thấy được rất rõ ràng hơn nửa TK nay và xa hơn nữa là từ ngày lập quốc của nước Mỹ!

Chú thích ảnh: Bản đồ của 113,176 nơi bị đánh bom bởi Không quân Mỹ trên đất Campuchia từ 1965-1973 (được chỉ thị bằng màu đỏ)

Nguồn: MeoMeo

BÁN DÂM: TỘI GÌ MÀ BỊ BÁO CHÍ "BÊU"?

Bán dâm: Tội gì mà bị báo chí ‘bêu’?

(PL)- Hỏi vậy vì chân dung của bốn người mẫu liên quan đến đường dây bán dâm ngàn USD mà Công an TP.HCM vừa triệt phá đang và có thể sẽ tiếp tục phủ đầy trên các trang mạng trong một số trường hợp tương tự.

Việc các báo đăng tải công khai hình ảnh của các cô mà không hề làm mờ mặt đã gây ra nhiều tranh cãi. Người bảo không được đăng như thế vì bán dâm không phải là tội, người nói “cứ đăng” với quan điểm “dám làm, dám chịu”…

Nghi can Lê Bảo Lộc - người tổ chức đường dây mại dâm ngàn USD. Ảnh do công an cung cấp.

Sau khi bị bắt, các cô thừa nhận sau nhiều lần “đi khách” giá cao đã rủ rê bạn bè, đồng nghiệp tham gia. Mỗi lần giới thiệu, các cô “cắt cò” một nửa. Tính ra bản thân các cô vừa bán dâm, đồng thời cũng môi giới mại dâm, tức có đến hai hành vi vi phạm pháp luật. Nếu hành vi bán dâm đơn thuần là vi phạm hành chính thì hành vi “dụ dỗ hoặc dẫn dắt của ngườilàmtrung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm” lại bị xem là tội phạm. Đây là lý do mà họ đã bị khởi tố về tội môi giới mại dâm.

Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn cho báo chí một số quyền trong việc đăng ảnh để phục vụ mục đích truyền thông. Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 51/2002 thì báo chí không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, (…), những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án). Còn theo điểm e khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013 thì báo chí không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác (nhưng quy định khác là gì thì không rõ!).

Như vậy, việc tự đăng ảnh nhân vật là nghi can hoặc bị can trong các vụ án hình sự (trong tình huống cụ thể này là bị can tội môi giới mại dâm) cũng là vi phạm? Có thể việc này còn phải chờ các cơ quan chức năng minh định thêm vì lâu nay báo chí vẫn đăng bình thường. Song nếu đó chỉ là người bán dâm thì trong việc “cận cảnh nhan sắc”, đích thị báo chí đã vi phạm vì “đã tuyên một bản án giam cầm chung thân nhân phẩm của họ” như cách nói của một nhà báo.

Dẫu còn có những nhận thức, quan điểm trái chiều nhưng mại dâm đang được nước ta chấp nhận như là một tồn tại xã hội và được giải quyết trên cơ sở tôn trọngquyền con người, đối xử công bằng. Hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người bán dâm không còn bị đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà chỉ bị xử phạt hành chính (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng…).

Dường như không để ý những thay đổi nhân văn này của luật pháp và các phép tắc đăng ảnh nêu trên nên nhiều người đang “hả hê” với việc khai thác thông tin bán dâm và cả những thông tin về đời tư của các cô. Tuy trước đó khá mờ nhạt trong giới người mẫu nhưng giờ chỉ vì bán dâm mà hoàn cảnh gia đình, danh tính, hình ảnh, nghề nghiệp của chồng (thậm chí là mẹ chồng) sắp cưới của các cô… lộ mồn một trên mạng?! Khi bán dâm không phải là tội phạm, hà cớ gì người bán dâm và nhất là người thân thiết của họ lại bị báo chí “vạch mặt, bêu tên”?

“Nhiều phóng viên tỏ ra rất nhanh khi tranh nhau đưa thông tin “người mẫu bán dâm”, hết trên mạng rồi đến Facebook của chính mình, thậm chí còn vào Facebook của mấy cô này lấy ảnh đưa lên mạng như một chiến tích nghề nghiệp. Phải chăng là thời mạt vận của báo chí?”. Xét về lý lẫn tình thì cách ghi nhận và đặt vấn đề (được lược ghi) này của một nhà báo quả rất đáng ngẫm.

THU TÂM

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

HỘI CHỢ SÁCH DÂM TÌNH VÀ VÃI CỨT

Ôi mẹ, hội chợ sách lớn nhất Hà Nội mà có cả sách ngôn từ tục tĩu, bậy bạ thế này!

Sáng nay, 17.4, Hội sách với chủ đề “Sách xưa và nay” - hội sách lớn nhất Hà Nội đã khai mạc tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Hội sách được mở cửa tự do và thu hút đông đảo các độc giả ở nhiều độ tuổi khác nhau tham gia.

Tuy nhiên, tại hội sách, cũng không khó để bắt gặp những cuốn sách "người lớn" có ngôn từ không phù hợp với một số lứa tuổi nhưng không được dán nhãn giới hạn độ tuổi hoặc có khuyến cáo độc giả.

Đây là một cuốn sách mô tả chi tiết cảnh quan hệ tình dục :" Và khi ân ái với tôi, thứ trào ra vẫn là chất dịch lỏng màu trắng. Tôi cảm thấy đầu Spoon ở giữa hai chân mình mà lòng buồn da diết..."


Cuốn này mới ghê này. Tựa sách là lời vàng của bố mà có ngay từ *** to đùng ở bìa rồi 

Đọc nội dung thì bậy bạ thôi rồi. Nào là: 

- Nhìn lỗ đít nó giãn ra là biết nó ngay nó sắp ỉa rồi

- Đúng thời điểm ấy, thời điểm chú chó ị vào sân nhà hàng xóm còn bố tôi đứng hãnh diện ngắm nhìn lời tiên đoán của mình trở thành lời hiện thực tôi mới nhận ra ông thông thái, thậm chí còn có khả năng tiên tri đến mức nào.

- Vãi c.ứ.t mày làm cái gì thế


Sách mà cũng dùng những ngôn từ phản cảm thế này cơ à, hay bữa nay sách rẻ chỉ 10k đồng giá nên giá trị nó cũng có được đến thế thôi???


Sách đồng giá 10.000 đồng


Các cô giáo mầm non tổ chức cho các cháu nhi đồng đi thăm các gian hàng sách và giới thiệu về sách cho các cháu


Các em học sinh cấp 2, cấp 3 tới mua sách


BỆNH KHẨU HIỆU!

Bệnh khẩu hiệu!

Đọc bài viết ‘Phía sau câu khẩu hiệu’ đăng trên Thanh Niên, tôi thực sự muốn nói rộng hơn về đề tài này, về một ‘căn bệnh’ mà người mắc không nhận thấy.

Một kiểu khẩu hiệu vô tác dụng - Ảnh: Lê Thanh

Khẩu hiệu, tiếng Anh là slogan. Hiểu nôm na, “khẩu” là miệng, “hiệu” là hiệu triệu, kêu gọi. Nghĩa là những câu ngắn gọn, dễ nhớ nhằm kêu gọi mọi người thực hiện. Thực tế ở xứ ta thì không phải vậy. Khẩu hiệu đang bị lạm dụng, hô hào là chính, chẳng mấy ai thực hiện. Thế mới có thành ngữ “Chỉ hô khẩu hiệu suông”.

Trước đây, Trung Quốc là cường quốc khẩu hiệu số 1 thế giới. Trung Quốc bây giờ đổi mới, họ nhường lại vị trí quán quân choTriều Tiên và Việt Nam thống lĩnh. Lại thêm một cái “nhất” khác thiên hạ nhưng không dám tự hào. Ở đây, tôi chưa dám bàn về những khẩu hiệu kỳ cục kiểu “Tích cực chữa cháy” (phải có cháy nhiều), “Nhiệt liệt chào mừng ngày Thương binh Liệt sĩ” (ngày buồn thương), “Cấm không được…” (phủ định của phủ định là xác định)…

Hơn thế, nhiều khẩu hiệu ở Việt Nam còn mang ý nghĩa tiêu cực. Ví dụ: Cấm đái bậy, xả rác hoặc khạc nhổ chỉ kích thích hành động . “Cấm mại dâm” nghĩa là tại đây có, chẳng cần tìm đâu xa ...

Các nước đều có khẩu hiệu hành động nhưng đơn giản và không bị lạm dụng. Trong công xưởng, thường có khẩu hiệu “Safety first” (An toàn là trước hết, là số 1). Khi đền Preah Vihear bị tranh chấp, Campuchia có pano ảnh đền thờ và khẩu hiệu khẳng định bên dưới “Preah Vihear là của chúng ta”. Khi tổ quốc lâm nguy, nhiều nước cũng giương cao khẩu hiệu “Tổ quốc hay là chết”. Du khách thường gặp các biển hiệu cấm chứ không có khẩu hiệu, đặc biệt là những khẩu hiệu mang ý nghĩ chủ quan và tinh thần, dài lằng ngoằng như Việt Nam.

Ở Úc và nhiều nước khác, treo những khẩu hiệu kiểu đó có thể bị phạt vì vi phạm không gian đô thị, làm phân tâm người đi đường, nhất là lái xe. Việt Nam thường dùng khẩu hiệu, băng rôn như một phương thức tuyên truyền. Tuy nhiên, hoạt động này thực ra cũng là một dạng quảng cáo. Mà ở nước ngoài, quảng cáo có luật riêng, không phải lúc nào và chỗ nào cũng quảng cáo được.

Ở Triều Tiên, khẩu hiệu được ban hành từ cơ quan chuyên trách của trung ương, thống nhất cả nước. Vừa rồi, báo chí đưa tin, nhà nước Triều Tiên đã biên soạn 310 khẩu hiệu mới. Danh sách khẩu hiệu dày đặc này rất đa dạng, từ những câu ca ngợi người cầm quyền cho tới việc trồng rau. Nhưng so ra thì Việt Nam còn vượt Triều Tiên về mặt này. Thứ nhất, chuyện này ở Việt Nam có vẻ “dân chủ” hơn. Ai cũng có thể nghĩ ra khẩu hiệu và treo khẩu hiệu, từ xã phường đến các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị nhà nước hay tư nhân... Thứ hai, không ai có thể thống kê được có bao nhiêu khẩu hiệu đang hiện diện khắp mọi nơi chốn, được thay đổi thường xuyên và chăm chỉ.

Thế nên mới có lắm chuyện buồn cười. Từ ngữ pháp đến chính tả, từ nội dung đến cách trình bày khẩu hiệu ở xứ mình chẳng giống ai. Báo chí và dư luận xã hội đã tốn khá nhiều giấy mực vì chuyện này nhưng tình hình thì vẫn cứ… tình hình như thế. Chỗ nào cũng treo, dán, viết khẩu hiệu được. Khẩu hiệu tràn lan khắp nơi, từ cột điện, cây xanh, đường phố, tường rào đến cổng cơ quan…

Các bạn nước ngoài nhận xét, bệnh “nghiện” khẩu hiệu này không có ở các nước tư bản, dù kinh tế thị trường cạnh tranh rất khốc liệt. Với họ, luật là bắt buộc, là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Ở những nơi mà mọi người “sống và làm việc theo pháp luật”, không có kiểu kêu gọi, vận động, thuyết phục chung chung. Lạm phát khẩu hiệu là thể hiện sự bất lực trong quản lý. Lạm dụng khẩu hiệu là để xoa dịu nỗi bất an về trách nhiệm, để “tự sướng” với nhau và che đậy sự yếu kém trước nhiều vấn nạn xã hội… Có người bảo, làm không được thì phải nói bù vào, kể cả khẩu hiệu. Làm tốt thì cần gì khẩu hiệu.

Trung Quốc cho rằng những khẩu hiệu một thời tràn ngập là lực cản cải cách kinh tế. Giải phóng được khẩu hiệu là cởi bỏ gánh nặng và kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc thần kỳ.

Tôi từng đem chuyện này trao đổi, có mấy vị lãnh đạo bảo: “Chuyện nhỏ, đất nước còn bao nhiêu chuyện lớn lao phải làm”. Ừ, chuyện nhỏ thật nhưng thể hiện bộ mặt của đất nước, là văn hóa của dân tộc. Chuyện nhỏ mà không sửa được thì đừng mơ thay đổi chuyện lớn.

Chữa bệnh này không tốn nhiều tiền, chủ yếu là nhận thức và tư duy của lãnh đạo. Bệnh đang ngày càng nặng thêm, coi chừng thành nan y thì hết thuốc chữa.

Quỳnh Vân*

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một kiều bào sống tại Sidney, Úc.

BÀI HỌC NÀO TỪ VỤ BẠO LOẠN BÌNH THUẬN?

Ong Bắp Cày


Sự kiện Bình Thuận đang làm nóng dư luận, "công đầu" thuộc về báo chí với sự kiểm soát quá yếu kém của Ban biên tập và các phóng viên thiếu tâm và tầm.

Trước hết, chị đồng ý 2 điểm: (1). Cực chẳng đã, người dân mới phải làm những điều chẳng mấy hay ho là bỏ công việc ruộng đồng để ra đường chặn xe gây áp lực với chính quyền, mà thực chất là với doanh nghiệp để rồi đã bị lợi dụng; (2). Chị cũng đồng ý với googletienlang rằng, "sự kiện Bình Thuận trên thực tế đã bị thổi phồng bởi chính một số cơ quan báo chí. Không hề có chuyện người dân đốt xe, đấp phá khách sạn như một số trang báo điện tử đã đưa".

Cho đến ngày 17/4 vừa qua, người dân đã đồng ý không còn chiếm Quốc Lộ 1 A sau khi ban giám đốc nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II cam kết là sẽ không xả bụi tro than, gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng lên đời sống của người dân trong vùng. 

Từ cam kết này, có thể thấy, người dân ở đây phản kháng chính doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường sống của họ chứ không phản kháng chính quyền. 

Về hình thức, nhiều người lầm tưởng là phản kháng chính quyền, nhưng thực chất, họ phản đối doanh nghiệp và dùng chính quyền để gây sức ép.

Theo dõi nguồn cơn sự kiện, các bạn có thể thấy sự phản đối của người dân đối với doanh nghiệp đã nhen nhóm từ rất lâu vì họ đã phải hứng chịu những trận bão “bụi tro than” khủng khiếp từ bãi tro rộng hơn 64 hécta từ hai tổ máy của nhà máy nhiệt điện thải ra. Bụi tro than đã làm cho cây cối, hoa màu bị hư hại, nguồn nước bị ô nhiễm và quan trọng hơn là phát sinh ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp.

Người dân, đặc biệt là nông dân thôn Vĩnh Phúc nằm sát bãi chứa bụi tro than đã nhiều lần yêu cầu doanh nghiệp và chính quyền can thiệp nhưng không có kết quả.

Ông Nguyễn Duy đã nói với báo Pháp Luật: “Những khi có bão bụi tro, người dân không ăn uống gì được, đồ ăn dọn ra là đóng bụi xám đen, rồi thì không tắm được, không buôn bán hay làm bất cứ gì được”.

Và cuối cùng, điều gì đến sẽ phải đến, 4 giờ chiều ngày 14 tháng 4, vài trăm nông dân tại thôn Vĩnh Phúc đã phải ra đường chặn xe để phản đối ban quản lý nhà máy. Trước sự chây ì của doanh nghiệp, 9 giờ sáng ngày 15/4 đã có hàng ngàn nông dân thuộc hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam mang bàn ghế, cây, đá.. chắn ngang quốc lộ 1A, làm tắc nghẽn lưu thông trên một đoạn đường dài 20 km khiến cho hàng trăm chiếc xe bị kẹt không thể di chuyển. 

Va chạm đã xảy ra khi lực lượng cảnh sát cơ động cố gắng giải tỏa giao thông. Người dân quá khích đã dùng đến gạch đá, bom xăng tấn công lực lượng cảnh sát cơ động. Từ đây, mâu thuẫn giữa người dân với doanh nghiệp bị đổi hướng thành mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền.

Chỉ sau khi Giám đốc nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Đinh Văn Thanh cam kết với người dân sẽ không vận chuyển tro than ra bãi trong vòng 10 ngày, đồng thời tiến hành việc tưới nước, che bạt bãi tro để không phát tán bụi thì người dân mới dừng lại. 

Ông cha có câu, "Già lừa ưa nặng" và nó thật đúng trong trường hợp này. 

Thực ra, người dân sẽ không phải làm như thế nếu như từ những tháng trước đó, nhà máy giải quyết tốt vấn đề này theo đúng cam kết ngay từ đầu.

Sẽ không có chuyện người dân đối đầu với chính quyền nếu như chính quyền sử dụng công cụ pháp luật để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết liên quan đến lợi ích của người dân.



Sẽ không có chuyện vụ việc bị thổi phồng hoặc bị các phần từ cơ hội chính trị lợi dụng để lôi kéo người dân chống lại chính quyền (hình trên) nếu như các cơ quan có thẩm quyền vì lợi ích của người dân mà kiểm soát sát sao các hoạt động của doanh nghiệp.

Nên nhớ, vụ việc đơn thuần chỉ là xung đột lợi ích giữa người dân với doanh nghiệp. Nhưng nếu giải quyết không tốt, mâu thuẫn này sẽ đổi hướng sang chính quyền, và sẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch có cơ hội tập hợp quần chúng và tập dượt bạo động để lật đổ chính quyền.

Có lẽ, đây là những bài học lớn cho các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương trong việc quản lý doanh nghiệp và xã hội.

Hãy nghiêm túc nhìn lại mình trước khi đổ lỗi cho người khác!

LẢM NHẢM VỀ MẠI DÂM

Tình trạng quấy rối tình dục thật báo động quá. Truyền thông mới đưa tin phó tổng giám đốc ngân hàng chĩa súng vào mặt nữ điều phối viên một hãng taxi ngay giữa thanh thiên bạch nhật.


Ngay cả trong những chỗ tưởng chừng như có đời sống vật chất, tinh thần phong phú như vậy mà vẫn bị ức chế tình dục thì thử hỏi đám level lìu tìu ở bên dưới còn bí bách tới đâu, hehe.

Thế nên không nên lên án mại dâm.

Từ cái trại phục hồi nhân phẩm tới xử lý hành chính, ngay cả cụ Găm cũng đã dịu dàng hơn với các cháu.

Các chị em bán dâm thì nhiều hoàn cảnh nhưng các cụ có câu "cave kể chuyện, con nghiện trình bày, hehe, tin thế nào được. Căn bản nhất nghề ấy vẫn là nghề đem lại thu nhập cao hơn rất nhiều các thể loại như công nhân may mặc, phục vụ bàn, làm tóc, gội đầu,... Chăm cái đầu 3 phân nhẽ đỡ hơn chăm cái đầu 30 phân.

Bình đẳng giới thay, vì nhu cầu của các chị chồng yếu, chồng chán, chồng bỏ (bỏ đi theo bồ hoặc bỏ theo ông bà đều giống nhau cả) nên xuất hiện cả các anh bán dâm. Các anh này vừa tưởng sướng vừa có hưởng nên bập vào nghề dễ lắm. Sau thì đâm lao theo lao dù cũng nhắm mắt, bịt mũi gò lưng phục vụ. Chả may vớ phải cú có gai thì hỡi ôi cứ gọi là trĩ lòi. Thương tâm lắm.

Xét ở một góc độ nào đó những người bán dâm đang là một trong những biện pháp tuy không hẳn là tích cực lắm nhưng hiệu quả để giảm bớt hiếp dâm, một tội hình sự nặng nề.

Các anh đi đá phò bị bắt thì phạt dăm trăm chứ các anh đè chị nào ra cưỡng bức nhiều khi dăm chục triệu cũng không cứu được. Tôi có một ông đồng hương cho kẹo một cháu bé để quan hệ khi vợ đẻ, tổn năm trăm triệu cũng vẫn đi mươi năm. Khốn nạn thay cho cái xã hội một vợ một chồng mà lại khinh miệt mại dâm, hehe.

Tất nhiên, tôi không cổ vũ các anh đi đá phò và các chị đi mua dâm. Tôi may mắn liệt nên cũng chả quan tâm lắm. Chỉ mong các anh, các chị có cái nhìn đỡ cay nghiệt một chút để những em xinh xắn như HaiYan có cơ hội làm lại cuộc đời.

Nhân tiện, nếu đang đi đá phò bị bắt thì các anh cứ tố cáo bị hiếp dâm. Luật pháp vẫn không kết tội phụ nữ cưỡng bức. Ta cứ phải sắm cái vai nạn nhân cho nó dễ thông cảm. Khéo có khi lại còn được chị em webtretho tổ chức từ thiện chả biết chừng.

https://www.facebook.com/

P/s: Ảnh ăn cắp, bài ăn cắp.

Bạch hóa Hồ Sơ Tối Mật của Mỹ: BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA NGÀY 24/4/1975

Bạch hóa Hồ Sơ Tối Mật của Mỹ: Biên Bản Buổi Họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Ngày 24/4/75


LGT (Hữu Nguyên): Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, khi cộng sản Bắc Việt ồ ạt tiến chiếm Sài gòn, thì ở Hoa Kỳ, giới lãnh đạo chính phủ, từ tổng thống Ford trở xuống, đều chú tâm vào sự an nguy của những công dân Mỹ, phần đông là nhân sự của DAO (Defense Attaché Office), nhân viên tòa đại sứ và nhân viên các tổ chức phi chính phủ cùng một số binh sĩ TQLC trực gác các cơ sở Hoa Kỳ.

Vào thời điểm ấy, ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ là có đủ thời giờ thu xếp rút hết nhân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam. Để thực hiện việc này, chính phủ Ford đã không ngần ngại thương lượng điều đình với Bắc Việt và quan thầy của VC là Nga Sô mà không cho VNCH biết. Theo một số tài liệu tối mật vào thời điểm ấy, được Viện Bảo Tàng của Tổng Thống Ford (Ford Museum) bạch hóa, thì chính phủ Hoa Kỳ đã không ngần ngại xin xỏ Bắc Việt tạm thời ngưng tấn công để Hoa Kỳ có thể rút hết nhân sự một cách êm thắm. Bù lại Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận những điều kiện mà nhà cầm quyền Hà Nội cùng Mạc Tư Khoa đưa ra. Các tài liệu này cũng cho thấy Nga Sô đã trả lời giùm cho đàn em Bắc Việt rằng “phe Việt Nam đồng ý về vấn đề di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam”. Hơn thế nữa, Nga Sô cũng nhấn mạnh “Việt Nam đã quả quyết rằng họ không có ý định ngăn cản bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào việc di tản công dân Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam và quả thật thì những điều kiện thuận lợi đã được thiết lập cho một cuộc di tản như thế”. Trong số tài liệu được bạch hóa có biên bản của hai buổi họp Hội đồng An ninh Quốc gia vào hai ngày 24/4/75 và 28/4/75 cùng một số hồ sơ được trình bày trong buổi họp đó. Sau đây là những đoạn chính yếu của tài liệu đã bạch hóa, được đăng trên báo Saigon Times Úc Châu ngày 25.4.2013. Những phần trong ngoặc vuông […] là phần phụ chú của người dịch.

Biên Bản Buổi Họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Ngày 24/4/75

Hiện diện: Tổng thống Ford, Phó tổng thống Rockefeller, Ngoại trưởng Kissinger, Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger, Tham mưu trưởng hội đồng liên quân (Chairman Joint Chiefs of Staff) Tướng George S Brown, Tổng giám đốc CIA William Colby, thứ trưởng ngoại giao Robert Ingersoll, Thứ trưởng quốc phòng William Clements, trung tướng Brent Scowcroft biệt phái phụ tá tổng thống trong hội đồng an ninh quốc gia, nhân viên hội đồng an ninh quốc gia W R Smyser. Ngày & Giờ: Thứ Năm 24/4/1975. 4g35 chiều. Địa Điểm: Phòng nội các chính phủ, Bạch Ốc. Đề Tài: Di tản khỏi Việt Nam.

TT Ford: Như qúy vị đã biết, trước khi chúng ta bắt đầu di tản khỏi Nam vang, chúng ta đã có một buổi họp. Lúc đó, tôi muốn biết được kế hoạch của chúng ta như thế nào. Và cuộc di tản đã diễn ra kịp thời và trong hoàn cảnh tốt đẹp nhất. Tôi liên lạc mỗi ngày với Henry (Kissinger) và Brent (tướng Scowcroft) về tình hình ở Việt Nam. Tôi biết quốc hội hiện đang tạo áp lực với chúng ta về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng việc quan trọng nhất vẫn là tiếp tục hiện diện tại đấy nếu chúng ta còn tiếp tục đóng góp được cho một giải pháp ôn hòa, và chỉ di tản bằng một cách nào đó để không tạo sự hốt hoảng [cho người bản xứ]. Tôi biết hiện nay chúng ta đã giảm thiểu con số [công dân Hoa Kỳ] từ 6000 xuống còn khoảng 1600 thôi.

Schlesinger: Thưa tổng thống, hiện đã tăng lên 1700.

TT Ford: Tôi đã ra lệnh giảm xuống để tới thứ Sáu [tức ngày 25/4/1975] chỉ còn 1090 mà thôi.

Schlesinger: Như thế là giảm quá nhiều trong một ngày.

TT Ford: Đó là lệnh của tôi. Tôi sẽ ban hành thêm một lệnh nữa là đến ngày Chủ Nhật thì tất cả những nhân viên không trọng yếu, và phi chính phủ phải rời khỏi VN. Nhóm còn lại sẽ ở đấy cho đến khi có lệnh rút hết. Chúng ta vừa nhận được sự trả lời từ Nga Sô về một lời yêu cầu của chúng ta. Henry, anh tóm tắt sơ qua sự kiện này cũng như câu trả lời đi.

Kissinger: Theo sự yêu cầu của tổng thống, tôi đã liên lạc với Dobrynin [Anatoly Dobrynin – Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ từ 1962 đến 1986] hôm thứ Bảy để yêu cầu họ giúp đỡ hầu cho phép chúng ta tổ chức một cuộc di tản an toàn cũng như bắt đầu cuộc thương thuyết chính trị. Đồng thời tôi cũng yêu cầu họ tạo điều kiện cho cuộc thương thuyết này có thể diễn ra. Chúng ta cũng nhấn mạnh với ông ta rằng chúng ta sẽ coi vấn đề trở nên nghiêm trọng nếu phi trường Tân Sơn Nhất bị tấn công. Và chúng ta đã nhận được hồi âm. Theo tinh thần của hồi âm này thì nếu chúng ta tiếp tục tiến hành cuộc đối thoại chúng ta sẽ được bảo đảm là VC không có một hành động quân sự nào xảy ra trong lúc chúng ta di tản người của chúng ta. Về mặt chính trị thì cuộc sắp xếp giữa 3 phe [Hoa Kỳ, Nga Sô và Bắc Việt] cho chúng ta một hy vọng rằng sẽ có một giải pháp là chính phủ liên hiệp, tốt hơn việc đầu hàng vô điều kiện. Chúng ta sẽ liên lạc lại với Nga Sô để xem họ muốn nói gì khi họ nhắc đến việc thực thi Hiệp Định Ba lê và đồng thời để cho họ biết rằng chúng ta sẽ hợp tác trong vấn đề ấy. Chúng ta nói rằng chúng ta sẽ không có hành động hấp tấp nào và tin rằng VC cũng sẽ không có hành động hấp tấp tương tự.

TT Ford: Theo sự nhận định của tôi thì tình hình lắng dịu hiện nay là kết quả của việc này. Qúy vị có thể cho rằng họ chưa chuẩn bị xong, và sẽ có hành động một khi họ đã sẵn sàng. Điều này cho thấy có lẽ họ chấp nhận một sự thỏa thuận trong khuôn khổ Hiệp Định Ba Lê và chúng ta có thể giữ người của chúng ta ở đó và tiếp tục giảm thiểu con số cho đến khi nào chúng ta quyết định rút hết. Chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Đấy là một sự nguy hiểm, và là một canh bạc may rủi, nhưng đó là trách nhiệm của tôi và tôi không muốn làm bất cứ một việc gì có thể phương hại đến tình hình cả. Tôi nghĩ rằng tôi đã có hành động đúng đắn, và tôi sẽ tiếp tục hành xử như thế. Điều tiên quyết mà tất cả mọi người đều phải nghĩ đến là con số 1090 người và việc rút hết tất cả những người không phải là công chức chính phủ hoặc ở những chức vụ không trọng yếu. Đấy là những người Hoa Kỳ, chứ không phải là những quyến thuộc người Việt Nam [Vietnamese dependents]. Tôi cho rằng con số này [những quyến thuộc người Việt] mỗi ngày một gia tăng, với tỷ số là 4:1 [4 người Việt cho 1 người Mỹ].

Tướng Brown: Trong vài ngày qua đã tăng lên 15:1.

Kissinger: Tổng thống yêu cầu Nga Sô về việc di tản công dân Hoa Kỳ cùng người miền Nam Việt Nam nhưng họ chỉ trả lời về việc di tản công dân Hoa Kỳ thôi. Và tôi nghĩ, đến thời điểm phải xài chiến đấu cơ yểm trợ thì chúng ta nên rút phứt ra cho rồi. Vì khi địch thấy có phi cơ yểm trợ thì có lẽ cũng giúp được cho tình hình.

TT Ford: Nếu chúng ta có chiến đấu cơ yểm trợ mà không dùng nó, địch vẫn có đủ ra-đa để biết được sự hiện diện của chúng ta.

Tướng Brown: Tụi pháo binh không thấy đâu. Và tụi hoả tiễn SA-7 cũng thế. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên sử dụng chiến đấu cơ yểm trợ cho đến khi chúng ta đã sẵn sàng để nổ súng. Nguy hiểm ở đây là các chiến đấu cơ này chỉ nên được sử dụng cho một công tác hẳn hoi chứ không phải chỉ để ló dạng trên màn ảnh ra-đa thôi.

Schlesinger: Có thể hiện nay địch chỉ bắn lai rai để làm mình bực mình thôi (shooting to bloody us). Nếu thấy có chiến đấu cơ có thể địch sẽ pháo kích mạnh hơn nữa.

Kissinger: Dĩ nhiên là nó có thể có ảnh hưởng ngược lại. Ngay cả nếu một vài đơn vị địa phương của địch không thấy được chiến đấu cơ của ta trên ra-đa, chắc chắn là tư lệnh tối cao ở Hà nội sẽ nhanh chóng biết được chuyện ấy. Tôi không nghĩ rằng địch sẽ gia tăng tấn công.

Schlesinger: Chúng có thể đã có lệnh trước để tấn công chúng ta.

Tướng Brown: Tôi nghĩ chúng đã quyết định tấn công tới cùng rồi. Còn nhiều đạo quân theo sau mà chúng ta đề cập đến hồi nãy. Chúng đi ngang qua những khu vực mà chúng từng xuyên qua trong kỳ Tết Mậu Thân. Chúng đã sẵn sàng cho một cuộc đại chiến ở Tân Sơn Nhất.

TT Ford: Nếu chúng ta quyết định dùng chiến đấu cơ yểm trợ, chúng ta phải di tản cả Sai gòn chứ không phải chỉ riêng Tân sơn Nhất thôi. Còn bao lâu nữa chúng ta mới có thể biết được rằng mấy chiếc C-130 có đáp xuống được hay không?

Tướng Brown: Trong vòng một giờ đồng hồ. Chúng ta có đường dây liên lạc thường trực và trực tiếp với Graham Martin.

Kissinger: Tôi nghĩ rằng chúng ta có 3 quyết định: Thứ nhất, tiếp tục chiến dịch bao lâu và mấy chiếc C-130 chỉ nên chở người Hoa kỳ ra thôi hay chở luôn cả người Việt nữa. Trong bất cứ trường hợp nào, hôm nay là ngày cuối cùng để sử dụng phi cơ không vận. Thứ nhì, có muốn chiến đấu cơ bay vòng vòng Tân sơn Nhất hoặc bất cứ nơi nào mà ta rước người di tản hay không. Thứ ba, khi nào thì chúng ta cho lệnh bắn áp đảo để tháo chạy. Trong vấn đề này, tôi đồng ý với Jim (Schlesinger) rằng giải pháp này chỉ nên được sử dụng khi rút người Hoa kỳ ra mà thôi. Việc mà tôi lo ngại là việc cân nhắc giữa nguy cơ của việc chơi xả láng (pull out all stops) nếu địch chưa quyết định làm như thế. Tôi nghĩ rằng một khi chúng thấy chiến đấu cơ yểm trợ thì sẽ có một ảnh hưởng tốt.

Schlesinger: Tôi nghĩ rằng chúng ta không cần tập trung nhiều hỏa lực vào khu vực đó.

Clements: Nếu tổng thống quyết định rằng đây là ngày cuối cùng để kéo hết nhân viên dân sự ra thì chúng ta có thể tiến hành trên căn bản ấy.

TT Ford: Tôi nghĩ thế. Hôm nay là ngày cuối để di tản những người Việt Nam.

Kissinger: Như thế thì DAO sẽ cùng rút ra với họ.

Tướng Brown: Về chuyện mà chiến đấu cơ của chúng ta có nguy cơ bị phát hiện thì chúng ta đã đưa một chiếc phi cơ CAP của hải quân bay lên cao hơn mấy chiếc chiến đấu cơ và tướng Gayler đã ra lệnh cho họ phá sóng của các máy ra đa của những hỏa tiễn SA-2.

TT Ford: Không phá sóng đánh lạc hướng mấy hỏa tiễn SA-7 sao?

Tướng Brown: Thưa không. Nó là hỏa tiễn tầm nhiệt.

Tướng Scowcroft: Chúng ta vừa nhận được báo cáo rằng phi trường vẫn tiếp tục bị pháo kích. Hai trung đội Bắc Việt vẫn còn ở nghĩa địa gần Tân Sơn Nhất. Chiếc C-119 bị bắn rớt ở phi trường và chiếc phi cơ kia bị rớt ở nơi khác. Chúng ta cũng được tin rằng những chiếc C-130 vẫn trực chỉ phi trường nhưng sẽ không đáp xuống.

Schlesinger: Tụi Bắc việt có 4,000 du kích bắn sẻ ở Sài gòn. Chúng sẽ tấn công tòa đại sứ nếu chúng ta dùng hỏa lực tấn công.

Kissinger: Tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ khai hỏa sau khi rút toàn bộ tòa đại sứ. Có thể chúng ta nên nghĩ đến việc chừa lại một nhóm cốt lõi tình nguyện nhưng tôi sẽ rút tất cả những người khác ra. Tụi Bắc Việt dường như có ý định hạ nhục chúng ta và việc để người lại có vẻ là một việc không sáng suốt.

TT Ford: Tôi đồng ý. Tất cả mọi người phải rời đi. Bây giờ chúng ta đã đi đến hai quyết định: Thứ nhất hôm nay là ngày cuối cùng di tản người Việt. Thứ nhì, nếu chúng ta khai hỏa, người của chúng ta phải rút hết. Chúng ta có sẵn sàng dùng trực thăng không vận chưa?

Tướng Brown: Thưa có. Nếu tổng thống hoặc đại sứ Martin cho lệnh chúng ta có thể mang trực thăng đến trong vòng một giờ đồng hồ.

Kissinger: Như vậy thì lệnh của tổng thống là nhân viên Việt Nam nên đi ngày hôm nay và DAO cùng phần lớn nhân viên tòa đại sứ cũng nên được di tản bằng phi cơ.

TT Ford: Tôi nghĩ rằng nên từ từ từng giai đoạn.

Kissinger: Một số nhân viên nhỏ cần được để lại ở tòa đại sứ. Nếu phải bắn áp đảo để tháo chạy thì chúng ta sẽ chuyển sang kế hoạch di tản toàn bộ người Hoa Kỳ. Nếu chúng ta phải rút ra, thì ưu tiên sẽ được dành cho công dân Hoa Kỳ.

Schlesinger: Chúng ta nên rút người của tòa đại sứ ra trong ngày hôm nay luôn.

Kissinger: Đúng. Chúng ta không nên để lộ ra ngoài rằng hôm nay là ngày cuối cùng di tản dân sự.

PTT Rockefeller: Báo chí có biết về cái chết của hai binh sĩ TQLC không?

Schlesinger: Có. Chúng ta sẽ xem dư luận có phản ứng như thế nào.

Tướng Brown: Ông ngoại trưởng có nói nếu chúng ta chấm dứt cuộc không vận thì công dân Hoa Kỳ phải được ưu tiên. Nhưng chúng ta không thể nào biết được chuyện này. Chúng ta sẽ không biết được chuyến bay nào sẽ là chuyến chót.

Schlesinger: Chúng ta nên để họ ưu tiên một cách kín đáo.

TT Ford: Chúng ta phải để cho tướng Smith lần lượt đưa họ vào cuộc di tản.

Kissinger: Nếu công dân Hoa kỳ leo lên chiếc phi cơ đầu tiên thì tình hình có thể trở nên hỗn loạn, khó kiểm soát. Chúng ta phải dãn họ ra. Những người phải ở lại cho đến phút cuối cùng là toán điều hành việc di tản người Việt Nam. Còn tất cả những người khác thì nên ra đi.

TT Ford: Chúng ta phải trộn họ cho đều vào. Chúng ta không muốn có quá nhiều người ở lại lúc cuối.

Tướng Brown: Tôi không muốn thấy công dân Hoa Kỳ phải đứng chờ đợi chuyến bay chót.

Schlesinger: Henry à, có một điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ. Đến cuối ngày, khi biết được đây là ngày cuối thì chuyện này có tạo khủng hoảng và có ảnh hưởng đến tòa đại sứ của chúng ta không?

Kissinger: Tôi tin rằng một khi chính phủ mới được thành lập thì bổn phận của chúng ta chấm dứt. Ngay cả trong trường hợp không có pháo kích, vẫn có nguy cơ chính phủ Dương Văn Minh chuyển từ thân Hoa Kỳ thành trung dung rồi thành một chính phủ bài Mỹ. Chuyện ấy có thể xảy ra trong tuần này. Để trả lời câu hỏi của ông, đúng, nó có thể tạo khủng hoảng. Nó cũng có thể khiến chính phủ (Minh) quay sang tấn công chúng ta. Với 150 người sẽ dễ dàng thi hành việc di tản hơn.

TT Ford: Họ chỉ cách xa có một giờ thôi. Ngay cả như tình hình trở nên tồi tệ trong ngày hôm nay, nhanh hơn sự suy tính của chúng ta, chúng ta vẫn có thể thoát đi được.

Tướng Brown: Từ hàng không mẫu hạm đến tòa đại sứ chỉ có 25 phút thôi. Chúng ta có thể khởi hành bất cứ khi nào tổng thống hoặc đại sứ Martin ra lệnh.

Schlesinger: Còn nguy cơ bị tấn công ban đêm.

Kissinger: Tôi tin rằng trong một cuộc tấn công có kỷ luật thì tòa đại sứ vẫn an toàn hơn DAO. Tôi nghĩ rằng, ngày mai tổng thống sẽ cần phải quyết định xem tổng thống có muốn tòa đại sứ rút vào đêm mai hay không. Tổng thống có thể giảm thiểu sự hoảng loạn nếu tổng thống không mang cả tòa đại sứ đến Tân Sơn Nhất. Vì thế, có lẽ phải cần di tản ngay trong khuôn viên tòa đại sứ. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên rút hết tất cả mọi người ra đêm nay, rồi ngày mai sẽ quyết định về tòa đại sứ.

TT Ford: Nếu mấy chiếc C-130 không đáp xuống được thì sao? Và như thế chúng ta sẽ không mang người ra bằng phi cơ được.

Kissinger: Khi đó tổng thống có thể tổ chức không vận cấp cứu ở khuôn viên của DAO và tòa đại sứ, và lúc ấy tổng thống sẽ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc di tản hết mọi người đi. Và khi ấy, có lẽ tổng thống cũng phải ra lệnh bắn áp đảo để triệt thoái.

Schlesinger: Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn nên cố mang mấy chiếc C-130 vào.

Tướng Brown: Chúng ta sẵn sàng để rút người đi từ Tân Sơn Nhất hơn là từ tòa đại sứi bởi vì ở tòa đại sứ chúng ta phải đốn cây và dọn trống bãi đậu xe.

TT Ford: Chúng ta cần phải xem chuyện gì xảy ra ở Tân Sơn Nhất trước. rồi sau đó chúng ta mới phải dùng đến cơ sở của DAO và tòa đại sứ.

Kissinger: Nếu địch tiếp tục tấn công thì có nghĩa là chúng muốn đóng nút chúng ta lại. Khi ấy, chúng ta nên rút tất cả mọi người đi.

TT Ford: Ai sẽ thi hành chuyện này?

Kissinger: Tôi đề nghị là chúng tôi thảo sẵn một thông điệp ngay tại đây, đưa cho Jim (Schlesinger) và George (Brown) xem thử rồi trình lên tổng thống. Sau đó, chúng tôi sẽ gửi cho Graham Martin. Jim cũng có thể gởi cùng thông điệp ấy đến tướng Gayler qua những phương tiện riêng của ông ta. Khi đó, tất cả mọi người đều biết được chuyện chúng ta phải làm.

Clements: Nếu chúng ta không đưa được mấy chiếc C-130 vào thì chúng ta cần phải đưa ra những quyết định tối quan trọng khoảng nửa đêm hay 1g00 sáng.

TT Ford: Quyết định ấy sẽ là rút hết ra hay nhào vô.

Schlesinger: Chúng ta có nên đập cho pháo binh địch mềm ra hay không?

Tướng Brown: Tôi sẽ không thèm để ý đến pháo binh địch trong việc không vận bằng trực thăng nếu chúng chỉ pháo kích vào phi trường. Nhưng nếu chúng nhắm vào DAO hoặc tòa đại sứ thì chúng ta không thể tiến vào được. Trong trường hợp đầu, chúng ta hy vọng rằng địch sẽ không thể dời đổi một cách nhanh chóng quá. Trong trường hợp thứ nhì, chúng ta cần bắn áp đảo.

Kissinger: Nhưng đàng nào thì chúng ta cũng cần có chiến đấu cơ yểm trợ để bảo vệ cuộc di tản rồi.

TT Ford: Các chiến đấu cơ hiện giờ ở đâu?

Tướng Brown: Tôi đề nghị các chiến đấu cơ này sẽ tiến vào khi chúng ta bắt đầu di tản bằng trực thăng.

TT Ford: Chúng ta có thể chờ đợi đến khi chúng ta biết được mấy chiếc C-130 có đáp được hay không. nếu chúng không đáp được, chúng ta sẽ chọn giải pháp thứ 3. Quyết định của chúng ta sẽ tùy thuộc vào việc C-130 có thể hoạt động được [hạ cánh được] hay không. Tất cả đồng ý không? (Mọi người đều gật đầu).

Hữu Nguyên