Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Hã hã: Giống và khác nhau giữa vợ và... đất

Vợ và đất là hai thứ quan trọng nhất đối với đàn ông. Hãy làm thử tí so sánh. 

Lưu ý, ảnh bên chỉ để thèm, không liên quan đến nội dung bài viết.

1 Nhiều tương đồng phết:

- Chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu.

- Đều kinh khủng như nhau khi trở về.

- Giá thường cao hơn khi ở phố lớn.

- Càng ngày càng bị sa mạc hoá.

- Đều cần phải dọn cỏ định kì.

- Muốn trồng thì phải cày.

- Không cẩn thận là bị thằng hàng xóm xà xẻo

2 Nhưng xét tới xét lui một hồi thì chúng cũng khác nhau:

- Đất để càng lâu càng có xu hướng tăng giá, vợ để càng lâu càng tụt thê thảm.

- Vợ nói cả ngày còn đất thì các cụ chả bảo rồi, im như đất.

- Đất đai khi nhà nước thu hồi thì được đền bù còn vợ một khi quay về ông bà ngoại là ta đi tong nửa tài sản.

- Đất cắm cái cây lên là cây xanh tốt còn vợ cắm vào thì cả cây lẫn thằng trồng đều xanh lét.

- Đất không đẻ được nhưng vợ thì hở ra đẻ, hehe.

- Đất to thì đẹp còn vợ to thì bẹp.

- Khổ nhất có đất thì nhiều em theo chứ có vợ thì đi đâu nó né đấy, hehe.

Văn đểu: LÚA NƯỚC HAY KHU CÔNG NGHIỆP?

Lúa nước hay khu công nghiệp?


Nói ngay, dân cần khu công nghiệp, đéo ai cần lúa nước.

Đéo tin tôi, mời gõ vào thàng Gúc: nông dân trả ruộng.

Nếu hỏi nông dân rằng họ muốn con họ làm gì, họ sẽ nói ngay đéo phải làm nông dân.

Vì nông dân với mấy sào ruộng khoán luôn đói méo mồm.

Nông dân, cũng là thất nghiệp trá hình, 1 năm họ chỉ làm việc thực sự 1 tháng, còn đâu chống cuốc đứng ngắm đầu bờ, đi sờ cái lờ xem có cá hay ko? hoặc nằm chỏng dái lên ngủ dưới gốc gạo, bóng đa, hay sân đình ngồi bắt chấy cho nhau.

Một khu trồng lúa nước như Cẩm điền quê tôi, đủ cho 1300 hộ dân làm nhúc nhắc và thở hắt ra nếu chỉ trông vào lúa. 

Nhưng nếu thành 1 khu công nghiệp, nó có việc làm cho 2 vạn cần - lao (nhắc lại: 20 nghìn ), và chừng đó ăn theo như cơm phở, cà phê ôm, karaoke, ghi lô đề, gái điếm.....

Vậy, Cẩm Điền phải mừng khi anh quan tổng Hải Dương lôi đc anh Sinhgapo VSIP vào đầu tư với vốn ban đầu trên ngàn tỷ chứ ?? 

Đương nhiên, người mừng nhất là nông dân vùng đó, họ không phải bám đít trâu, cầm 1 khoản tiền bằng cả nhà trồng lúa suốt đời, nhà đất vùng họ tăng giá từng ngày, và nếu vẫn thích cày, họ đc chọn ruộng ở nơi khác.

Dân Cẩm điền không ngu, trên 1 nghìn hộ đã nhận tiền vui vẻ.

Thì lòi ra 1 nhóm nhỏ, họ cũng ỉa mẹ vào lúa, nhưng họ muốn nhiều tiền hơn số đông kia, tôi trích báo: "2008 đã có trên 90% hộ đã nhận tiền đền bù. Hiện có 56 hộ chưa nhận tiền nhưng có những hộ nhận tiền rồi vẫn ra, đòi đền bù 250 triệu đồng/sào. Tỉnh Hải Dương khoanh lại 50 ha làm đường đầy đủ để dân canh tác, nhưng dân không đồng ý."

Khôn nhờ hehe, họ đòi tiền, chứ không phải vấn để cấy lúa, vì họ đc trả đất khác có đường vào đàng hoàng, nhưng họ vẫn đéo... hehe, khôn lỏi thật.

Như vậy, anh chị mạng lắc não 1 phát giúp tôi, xem cái gì có lợi hơn cho dân?? 

1 khu công nghiệp đại bự giải quết công ăn việc làm cho 2 vạn cần lao, hay trì hoãn để khóc thương cho 1 chị tham lam ngu học dòng họ nhà Tô vĩnh? 

Và nếu dân ai cũng tham như chị ta và lũ đồng đội khốn khiếp của chị, thì những nhà đầu tư sẽ chạy hết. Xứ Lừa sẽ đéo xây được bất kì 1 thứ gì to to.

Rồi lại cấy lúa với nhau và luôn mồm ngửa mặt nhìn trời kêu khổ.

Nguồn: Ngẩu Pín

PHẠM CHÍ DŨNG TIẾP TỤC PHAO TIN ĐỒN NHẢM

Khoai@


Phạm Chí Dũng lại tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật khi đưa tin không đúng sự thật, gây hoang mang trong quần chúng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia, tạo cớ cho những phần từ quá khích nước ngoài quấy rối biên giới Tây Nam của đất nước.



Chiều nay, Phạm Chí Dũng cho đăng tin: "Lính Cam Bốt giả dân tràn sang An Giang?" của FB Lê Phú Yên nào đó. Bài viết kèm theo nhiều tấm ảnh để minh chứng, nhưng người đọc không hề thấy nó minh chứng cho điều gì. Bài viết có đoạn: "Chiều hôm qua (14.07.2015), sau khi quân dân (có cả phụ nữ) đã tràn sang gây bạo loạn tại biên giới Tịnh Biên, đã đi sâu vào lảnh thổ nước ta được 2km thì được các lực lượng an ninh chặn lại, xảy ra xung đột tại khu vực cầu Hữu Nghị" (xem hình trên)

Đây là tin hoàn toàn không có thật, và những bức ảnh làm minh chứng cũng chỉ là những bức ảnh mà họ lấy trên Internet.



Lần theo FB Lê Phú Yên, ta cũng thấy những tin giật gân tương tự. Trong một status, người này viết: "Chiều hôm qua (14.07.2015), sau khi quân dân (có cả phụ nữ) đã tràn sang gây bạo loạn tại biên giới Tịnh Biên, đã đi sâu vào lảnh thổ nước ta được 2km thì được các lực lượng an ninh chặn lại, xảy ra xung đột tại khu vực cầu Hữu Nghị". Thậm chí người này, còn tung tin: "Tin nóng: Hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào Nam", trong status này tác giả viết: "Sáng ngày 14/7/2015, mạng xã hội xôn xao với các bức ảnh ghi lại cảnh hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào miền Nam trên những chuyến tàu lửa nối dài dằng dặc. Bức ảnh trên facebook H.P. cho thấy tất cả các khí tài quân sự được phủ kín một lớp bạt bên ngoài đang vượt qua đèo Hải Vân, hướng về Đà Nẵng. Có tin nói rằng, từ ngày 13/7/2015, công tác vận chuyển đã được tiến hành một cách gấp rút và ồ ạt. Trước đó 1 tuần, trang facebook B.T.H cũng chia sẻ một status cho biết: “Tối qua ngồi chơi với mấy ông công nhân đường sắt, được biết công nhân đang làm tăng ca tăng giờ sửa toa tàu hàng thành toa chở xe tăng".


Rõ ràng, những thông tin mà Phạm Chí Dũng và FB Lê Phú Yên tung ra là hoàn toàn không đúng sự thật. Mục đích của Phạm Chí Dũng là gì nếu không phải là gây hoang mang, lo lắng trong quần chúng, làm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước?

Điều đáng buồn là Phạm Chí Dũng là vốn là một tiến sĩ kinh tế, tự xưng là chủ tịch của cái gọi là Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, người luôn miệng nói phải tôn trọng sự thật, nhưng chính anh ta lại làm những điều sai quấy. Xin nói rõ, Phạm Chí Dũng không thể lú lẫn tới mức không biết thông tin đó là sai sự thật, là bịa đặt và mục đích của người viết là gì. Ở đây đã có sự cố ý tiếp tay cho những hành vi tuyên truyền sai sự thật, tạo cớ cho những phần tử cực đoan nước ngoài quấy rối, chống phá chính quyền Việt Nam, hậu thuẫn cho những kẻ đang rình rập xâm lăng đất nước.


Phải chăng, "sự thật của anh ta" là xuyên tạc sự thật, phao tin đồn nhảm?


Với những thông tin sai trái và nguy hiểm như thế này, đề nghị cơ quan công an cần sớm vào cuộc để làm rõ.

VĂN BẢN CỦA VSIP VỤ MÁY XÚC ĐÈ NGƯỜI DÂN LÀ GIẢ MẠO

Văn bản của VSIP vụ máy xúc đè người dân là giả mạo


(Kiến Thức) - Đại diện VSIP cho biết, bản thông báo đang lan truyền trên mạng xã hội về nghi án máy xúc đè người dân là giả mạo, không phải văn bản của VSIP…

Liên quan đến nghi án máy xúc đè người dân ở KCN Cẩm Điền – Lương Điền (Hải Dương) vào sáng 10/7, cộng đồng mạng xã hội đăng tải một thông báo từ công ty TNHH VSIP Hải Dương về vụ việc này.

Theo đó, trong hai ngày 14 và 15/7, trên mạng xã hội lan truyền một văn bản được cho là của Công ty TNHH VSIP Hải Dương về vụ việc một người dân bị xe bánh xích đè lên người ở KCN Cẩm Điền – Lương Điền (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) do VSIP đầu tư vào sáng ngày 10/7. Trên văn bản này có mẫu logo được cho là của VSIP và ghi rõ địa chỉ VSIP tổng ở Bình Dương.

Nội dung văn bản lan truyền đề cập: “Xác nhận thông tin về vụ phản đối diễn ra ngày 10/7/2015 tại huyện Cẩm Giàng. Một đám đông đã tập trung yêu cầu tăng tiền bồi thường cho phần diện tích đất đai nằm trong diện giải tỏa để xây dựng KCN Cẩm Điền – Lương Điền do công ty TNHH Phúc Hưng phát triển trước đây”. Theo văn bản này, đơn vị này xác nhận có hai người bị thương trong quá trình diễn biến vụ việc. Thông báo này khẳng định: “Trong lúc cản đường không cho xe xúc tiến vào KCN, người phụ nữ này bị ngã vào con mương ngay trước xe xúc và bị bánh xích sắt xe xúc chèn qua”.


VSIP khẳng định, văn bản đang lan truyền trên mạng này không phải là văn bản của VSIP.

Đối với người lái máy xúc được cho là lái xe chèn qua người phụ nữ, thông báo cũng khẳng định: “Người thứ hai bị thương là nhân viên của nhà thầu phụ trách lái máy xúc trên. Trong vụ việc diễn ra, người lái xe xúc bị đám đông phản đối, ném gạch đá, dẫn đến bị gẫy răng, gẫy xương sườn và đã được đưa đi bệnh viện”.

Từ nội dung thông tin mà thông báo trên lan truyền qua mạng xã hội, dư luận cho rằng, VSIP Hải Dương đã công nhận việc người phụ nữ bị xe xích sắt chèn qua người là đúng; người đàn ông bị thương lái máy xúc là nhân viên của nhà thầu phụ trách lái máy xúc chèn qua người phụ nữ là đúng.

Để làm rõ nội dung văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội này, PV đã liên hệ với Văn Phòng VSIP Hải Dương cũng như BGĐ VSIP tại Hải Phòng, đơn vị quản lý VSIP Hải Dương. Tuy nhiên, cả Chánh văn phòng phụ trách VSIP Hải Dương cũng như đại diện BGĐ VSIP Hải Phòng xác nhận với PV chưa biết văn bản này.

Trao đổi với PV sáng ngày 15/7, CVP phụ trách VSIP Hải Dương khá ngạc nhiên khi biết có thông báo của VSIP Hải Dương về vụ việc liên quan đến va chạm ngày 10/7 tại KCN Cẩm Điền – Lương Điền. “Thông báo được đăng tải trên mạng xã hội không phải văn bản của VSIP”, vị này cho biết.

Phú: TẢN MẠN VỀ VỤ SIÊU NHÂN TÔ VĨNH CHÂM

Chung Nguyen


Dư luận đang rất hả hê khi chính quyền điều tra dấu hiệu hình sự của anh lái máy xúc ở Hải Dương, các nhà báo từng đặt ra nhiều thuyết âm miu nghi ngờ cơ quan điều tra trong vụ giết người ở Bình Phước nhưng lại vỗ đùi đen đét hưởng ứng nhiệt tình cơ quan điều tra trong trường hợp này, vậy mới thấy không biết nói láo thì đừng có đi làm báo.

Nhìn vào ảnh cũng thấy luôn, mặt bằng ở khu vực công trường là cát nền san lấp đã xử lý bằng lu, khoẻ nhất trong tất các loại nền, nói để các bạn dễ hiểu, Kim Tự Tháp nặng hàng triệu tấn đặt lên nền cát thô trên hoang mạc chưa hề được lu lèn gì mà không lún, thì da thịt chị Tô Vĩnh Châm, dưới áp lực của chiếc xúc nghịch Komatsu PC200 nặng 20 tấn chắc là cũng không làm lún nền được. Giả thiết đất nhão nên chị bị máy ép chìm xuống không chết có thể loại bỏ.

Bánh xích luôn có gờ để bám đất, bất kể là quần áo, da thịt, tóc tai... đều sẽ bị cuốn vào dải xích khi nó di chuyển, bạn nhà báo nào không tin có thể thử cho tay áo hoặc cà vạt vào dải xích xem tôi có nói điêu không.

Lý giải hợp lý duy nhất đó là chị Tô Vĩnh Châm tự chui vào (để lấy cờ, để ăn vạ, để quay clip cho sinh động hay để liu danh thiên cổ..., tôi không rõ), chỉ biết là với tư thế chui hẳn vào trong khe rãnh giữa xích và đường thì không thể là do ngã vào, một người có thể ngã cắm đầu xuống cống lộ thiên nhưng không thể ngã chui lọt vào kẽ hố ga nằm ngang mặt đất.

Không may cho chị, xích bánh xúc này hơi chùng (nguyên lý làm việc của bánh xích đó là điều chỉnh độ căng bằng bơm mỡ vào vú mỡ, nếu không bơm đủ mỡ thì xích sẽ chùng và dễ long ra khỏi bánh dẫn hướng), khi khựng lại, xích sẽ rủ xuống và quét qua người chị, xoay chị ngửa lên trên 180 độ và quệt vào mặt chị vài phát, đó là lý do tại sao mặt chị thâm thâm như bị chồng cho ăn đấm.

Việc anh lái máy vạch trym ra đái trước đám đông không có gì bất thường, ở công trường không có toilet, và anh không thể vượt qua đám đông đang bao vây để đi giải quyết nhu cầu sinh lý được, đái trong cabin thì lại càng không thể, nếu là các bạn thì sẽ đái ở đâu? Bần nông vạch quần tồng ngồng bướm trym giữa phố phường Hanoi để đái ỉa được nhưng người khác làm điều đó ở công trường xây dựng hoang vu thì lại không được? Các bạn vin vào lý do anh đi tiểu tiện để quy cho anh tội giết người chăng (à mà đã chết đéo đâu)? Bần nông các bạn, cứ phải có ai đổ máu các bạn mới hả lòng hả dạ, truyền thống thấy ai ngứa mắt là hò dô cả làng cầm liềm rựa diệt ác ôn của các bạn tôi lạ gì.

Ảnh chụp người thường (not siêu nhân Tô Vĩnh Châm) đã hiến dâng thân xác cho thử nghiệm khoa học với bánh xích, một lần nữa tôi phải nhắc lại, trong mọi trường hợp, sống sót sau khi bị bánh xích nghiến qua là không thể.

"ĐÀN TRYM VIỆT" XUYÊN TẠC VỤ "XE XÍCH CHÈN QUA NGƯỜI" VÀ ĐÃ PHẢI RÚT BÀI

LâmTrực@


Đàn Trym Việt mà ta nhắc đến chính là trang mạng chống cộng Đàn Chim Việt.

Hẳn các bạn còn nhớ, sáng 10/7, trên Facebook và Youtube lan truyền clip dài 50 giây quay cảnh hàng chục người dân vây quanh chiếc máy xúc tại KCN Cẩm Điền - Lương Điền thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, người ta cũng thấy 1 phụ nữ nằm dưới bánh xích.

Ngay lập tức, các trang mạng chống chính quyền cả trong và ngoài nước chớp cơ hội đưa tin kèm clip, và cũng không quên xuyên tạc rằng, chính quyền dùng máy xúc chèn qua người dân. Thậm chí, có những kẻ ác độc đến mức gọi tên đó là vụ Thiên An Môn ở Việt Nam.

Tất nhiên, người ta không hề thấy có bóng dáng chính quyền ở trong clip vì đây chỉ là sự chưa nhất trí với nhau giữa nhà thầu và người nông dân.

Trang Đàn Chim Việt, một trang chống cộng cực đoan cũng nhảy vào đưa tin và bình luận (xem hình bên được chụp từ màn hình máy tính) với giọng điệu ác ý, và hoàn toàn xuyên tạc sự thật. 

Đàn Trym Việt viết: "Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 10 tháng 7 năm 2015, chị Lê Thị Châm, 54 tuổi, ngụ tại thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương, đã bị máy ủi của đội cưỡng chế đất cán qua người và đè bẹp đầu của chị. Những người dân có mặt tại hiện trường cho hay, hai xương bả vai của chị Châm vỡ vụn, toàn bộ xương mặt bị biến dạng hoàn toàn, và hộp sọ vỡ toang, máu và nhu mô não, dịch não tuỷ lênh láng tại hiện trường" (hình dưới). Sự thật là chị Châm vẫn sống nhăn răng và trả lời rành rọt các câu hỏi của phóng viên báo chí. Thật tẽn tò cho một trang mạng như Đàn Trym Việt.

Thậm chí, Đàn Trym Việt còn bịa thế này: "Chính quyền đang huy động một lực lượng công an chìm, nổi và côn đồ rất đông để ngăn cản mọi ngả đường dẫn vào thôn Hoàng Xá để bưng bít thông tin và khống chế những người tới dự đám tang chị Lê Thị Châm". Người ta còn sống sờ sờ mà đã loan báo đám tang, khốn nạn đế thế là cùng.

Thực tế là sau nhận được tin báo có vụ việc xảy ra, chính quyền và công an đã có mặt để xác minh vụ việc. Ông Chủ tịch huyện Cẩm Giàng đã phát biểu: "Không có chuyện xe xích chèn qua người dân, clip đó là do người ta cắt ghép". Trong khi đó, ông Phó trưởng công an huyện khẳng định: "Không thể có chuyện xe xích chèn qua người bà Châm, vì với xe xích  nặng 15 đến 20 tấn thì không ai có thể sống sót. Clip đưa lên mạng là thật hay giả phải đợi cơ quan giám định chuyên môn mới có thể kết luận được".

UBND tỉnh Hải Dương vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, các cơ quan Trung ương về việc triển khai thực hiện Dự án tại KCN Lương Điền. Nội dung báo cáo khẳng định không có chuyện người dân bị máy xúc chèn qua người.

Và đây là những thông tin mới nhất, theo báo cáo của UBNDT Hải Dương, khoảng 8h ngày 10/7, một xe ủi bánh xích của nhà thầu di chuyển từ QL5 vào KCN Lương Điền, khi qua rãnh đào gặp số đông người dân ngăn cản, có xảy ra va chạm. Thông tin ban đầu, bà Lê Thị Châm "bị ngã có chạm vào xe ủi", sau đó được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Bà Châm bị xây xát và chấn thương mẻ xương vai, không nguy hiểm đến tính mạng. Người lái xe ủi là ông Nguyễn Văn Sinh (quê xã Thúy Lâm, huyện Thanh Hà, Hải Dương) bị nhiều người dân đánh đập, sau đó được đưa đến Bệnh viện Quân y 7 tỉnh Hải Dương điều trị. Ông Sinh bị chấn thương ở mặt và vùng đầu, xây xát toàn thân, tạm thời xác định không nguy hiểm đến tính mạng. UBND tỉnh Hải Dương khẳng định không xảy ra việc xe ủi đất đè lên người như một số báo mạng đã phản ánh.

Sự thật là bà Châm có bị xe xích đè lên. Tuy nhiên, lý do vì sao bà lại có thể chui được vào gầm xe đang là một câu hỏi lớn. bạn đọc có thể xem một kịch bản giả tưởng lý giải cho hành vi bàn Châm nằm dưới bánh xích tại đây.

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/07/phong-van-nu-cham-minh-ong-da-sat.html

Như vậy đã rõ (1) không có chuyện bà Châm bị xem ủi chèn qua người, vì nếu chèn qua bà đã chết; (2) không có chuyện chính quyền chỉ huy chỉ đạo cưỡng chế, mà đơn giản, nó là mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người dân nơi đây; (3) không có chuyện bà Châm bị cán bẹp đầu, phọt óc, máu chảy lênh láng; (4) và tất nhiên cũng không hề có chuyện chính quyền, công an ngăn chặn người dân vào dự đám tang bà Châm như trang Đàn Trym Việt loan báo, vì đơn giản bà Châm vẫn đang sống bình thường.

Được biết, giờ này, trang Đàn Trym Việt đã lặng lẽ rút bài sau khi thấy sự thật được sáng tỏ. Nhưng rất may, Tre Làng đã kịp thời chụp được ảnh bài viết qua màn hình máy tính.

Thật tởm nôn cho trang Đàn Trym Việt!

Bựa tý: MIẾU TÌNH YÊU BẤT TỬ

Địt cụ con Bín bần nông chế chuyện cổ hay vãi bườm. Nhìn cái ảnh cỏn cõng bà ra thăm miếu mà điếu dịn được cười bởi cái nhẽ hiếu đễ nó chẳng bao giờ song hành với sự láo khoét hay nham nhở của cỏn. Cỏn tịt mũi và ngọng bẩm sinh nên tôi có thông xoang và nắn lại yết hầu tí chút. Nay bốt hầu các anh chị.

***
Ngày xửa ngày xưa, ở xứ sở hình rươi, làng nọ có hai người yêu nhau tha thiết. Cô gái tên gì đó, nhưng cô có hàm răng tuyệt đẹp, đen nhưng-nhức (thời đó mốt liền bà xứ đó là nhuộm răng có màu đen khỏi phải oánh răng đỡ tốn) và đều tăm-tắp. Mọi người gọi cô là nàng răng đẹp.

Chàng trai và nàng răng đẹp yêu nhau lắm, họ thề bồi, buộc chỉ cổ tay nguyện sẽ sống chết bên nhau... suốt cả cuộc đời này.

Đời tưởng chả có gì đẹp hơn, họ ước hẹn ngày cưới. Hai gia đình gặp nhau, tay bắt mặt mừng, cả làng hoan hỉ cho đôi uyên ương trai tài và gái răng đen nhưng-nhức.

Một buổi sáng, đôi nam thanh nữ tú đó đi dạo dưới lũy tre ở triền đê, thấy bên kia sông có một cái chùa, họ bèn bảo nhau sang cúng bái, để cầu giời cho tình yêu đẹp mãi.

Nói là làm, đôi trai tài - gái răng đen nhưng - nhức thuê một con đò, chèo sang với chuối oản hương, cầu duyên cầu tài cầu lộc, hoan hỉ vô cùng, nhẽ không cần tả.

Lượt về, gió máy thế nào, nước tràn vào thuyền, anh lái đò cuống quá làm đò tròng trành. Thế là đò chìm ngỉm, anh lái liệu sức mình có hạn, bơi một mạch vào bờ, kệ mẹ đôi uyên ương.

Chỉ còn chàng trai và cô gái bơi lóp - ngóp. Chàng bơi rất kém, cô răng đen nhưng - nhức không biết bơi, cô bám chặt anh. Cả hai khả năng cao chầu Hà bá, há há...

Thì ko nói nhiều, chàng túm tóc cô chửi : " buông con mẹ mày ra" và đấm cô một cú cực mạnh vào mồm, gẫy hoàn toàn hàm răng đen nhưng - nhức. Cô phải buông anh ra. Chàng trai quả cảm bơi một mạch vào bờ, lăn ra vệ sông thở hồng hộc.

Cô gái đã từng có tên răng đen nhưng -nhức, may thay, vớ được cây chuối, cô cũng bơi được vào bờ, sờ hàm răng, thở dài, rồi nằm vật ra.

Khi tỉnh lại, họ nhìn nhau không nói lên lời, rồi mỗi người đi một ngả.

Hôn lễ của họ bị hủy, cô gái mất hàm răng, mất luôn cái tên đẹp "nàng răng đen nhưng nhức".

Chàng trai bị dân làng cười chê vì bỏ cô giữa dòng. Chàng thanh minh" cứu cái đầu buồi bố đây này, cứu thì cả hai cùng chết nhe mẹ mài răng ra rồi" .

Hai người, cô lấy chồng làng bên, chàng lấy vợ xóm bãi, sinh con đẻ cái rồi chết già. Nhớ mối tình đằm thắm, dân chôn họ cạnh nhau và lập miếu thờ, đặt tên miếu là "miếu tình yêu bất tử".

Mỗi lần về quê, tôi lại ra thăm miếu, và nhớ về cô gái đã từng có hàm răng đen nhưng - nhức.

Hết mẹ chiện cổ "miếu tình yêu bất tử".

Nguồn ở đây