Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Quan hệ với Mỹ trở thành một mô hình cho Việt Nam

Quan hệ với Mỹ trở thành một "mô hình" cho Việt Nam

(GDVN) - Người Việt xem quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ như "trụ cột chính" để tiến đến một tương lai tươi sáng hơn, Mỹ là một đối tác đáng tin cậy nhất.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

Mỹ trở thành một "mô hình" cho Việt Nam

Đó là bình luận của Tiến sĩ Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông trên tạp chí Nezavisimaya Gazeta ngày 14/7. Tiến sĩ Vladimir Mazyrin cho rằng chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa lịch sử, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác song phương.

Trên thực tế chuyến thăm này là bước tiến mới hướng đến sự công nhận tính chất "chiến lược" của quan hệ Việt - Mỹ mà hiện nay Việt Nam chỉ mới có với Nga và Trung Quốc, ông Mazyrin nhận định.

Trong một số lĩnh vực quan trọng, chuyến thăm cho thấy sự trùng hợp về lợi ích chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ. Xét về mặt địa chính trị, người Việt muốn tìm kiếm đối trọng với sự gia tăng các hoạt động theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Hoa Kỳ hỗ trợ điều này, còn Việt Nam cũng muốn đa dạng hóa nguồn vốn và nguồn cung cấp vũ khí, khoa học công nghệ để đảm bảo khả năng "tự do cơ động ngoại giao chiến lược" cho mình.

Tiến sĩ Vladimir Mazyrin cho rằng, trong lĩnh vực kinh tế Nga đang chứng kiến không chỉ sự trùng hợp lợi ích giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mà còn thấy sự chuyển đổi trong động cơ chủ yếu của Hoa Kỳ là nhằm thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, ngăn chặn sự mất cân bằng ngày càng nguy hiểm trong cán cân thương mại Việt - Trung.

Đã 10 năm qua, Hoa Kỳ trở thành thị trường lớn của hàng hóa Việt Nam, chiếm khoảng 20% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ năm 2006 đã đạt mức 36 tỉ USD, cao gấp 10 lần so với kim ngạch thương mại Nga - Việt.

Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 7 trong nền kinh tế Việt Nam với 11 tỉ USD đăng ký cho 725 dự án. Việt Nam đang phấn đấu để trở thành thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mặc dù các yêu cầu đặt ra bởi Washington nghiêm ngặt hơn nhiều so với các điều khoản khi Việt Nam tham gia WTO.

Nỗ lực của Mỹ để tăng cường ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong 20 năm qua không hề dễ dàng. Nó cho thấy có một sự biến đổi về mặt nhận thức trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, đặc biệt là trong 20 năm qua.

Kết quả thăm dò dư luận của Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á vừa qua cho thấy, người Việt xem quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ như "trụ cột chính" để tiến đến một tương lai tươi sáng hơn, Mỹ là một đối tác đáng tin cậy nhất. Người Việt cũng hoan nghênh sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ ở châu Á, ông Mazyrin cho biết.

Tiến sĩ Vladimir Mazyrin. Ảnh: Gazeta.ru.

Tiến sĩ Mazyrin cho rằng, mặc dù kết quả thăm dò còn phụ thuộc vào người thăm dò là ai, vì mục đích gì và đối tượng thăm dò được chọn. Nhưng công cuộc Đổi mới của Việt Nam mấy chục năm qua đã khiến quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam bao gồm hợp tác Việt - Mỹ đã dẫn đến một sự cải thiện đáng kể chất lượng đời sống của người Việt.

Các nước lớn tranh giành ảnh hưởng trong quan hệ với Việt Nam

Hãng thông tấn Itar Tass ngày 10/7 dẫn lời các chuyên gia Nga cho rằng, việc tăng cường quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam là nhằm mục đích kiềm chế (dã tâm bành trướng trên Biển Đông từ phía) Trung Quốc. Việc Việt Nam chuyển hướng chính sách đối ngoại và quốc phòng trong chiến lược tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ cũng như nỗ lực tham gia TPP đã "gây trở ngại" cho quan hệ gần gũi hơn với Moscow và Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Thiếu tướng Pavel Zolotaryov, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ - Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Nga nói với Itar Tass: "Mỹ đang liên tục phấn đấu để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga trong khu vực. Trong khi đó Việt Nam đang vận động tìm kiếm lợi thế trong lĩnh vực an ninh và thương mại từ mối quan hệ với Mỹ cũng như trong hợp tác với Nga."

"Tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở nên trầm trọng hơn do các hoạt động xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Các nước trong khu vực đã bị kéo vào một cuộc cạnh tranh địa chính trị căng thẳng để có thể kiểm soát các đảo, bãi đá, rặng san hô ở Biển Đông", tướng Zolotaryov bình luận.

Học giả này cho rằng: "Các nước khác trong khu vực như Philippines, Brunei và Indonesia cũng đều sợ việc Trung Quốc triển khai tên lửa tại các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) này. Do đó Việt Nam có thể cố gắng tìm cách bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia của mình thông qua sự giúp đỡ của Washington, đồng thời theo đuổi một chính sách đối ngoại đa phương".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

Victor Kremenyuk, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ - Canada, một đồng nghiệp của tướng Zolotaryov nói với Itar Tass, chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy ý định của Mỹ muốn thuyết phục Hà Nội rằng, Hoa Kỳ không còn là một quốc gia thù địch của Việt Nam mà là một đối tác thân thiện.

"Mỹ đang cố gắng ngăn cản các nỗ lực của Trung Quốc buộc Việt Nam lệ thuộc vào Bắc Kinh. Một số quan điểm ở Việt Nam muốn tập trung phát triển quan hệ với Washington, trong khi một số khác vẫn muốn tập trung vào quan hệ với Trung Quốc và Nga", ông Kremenyuk nói.

"Nhiệm vụ lớn hơn của Washington là xây dựng một liên minh các quốc gia không phụ thuộc vào Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhưng vẫn có quan hệ với Bắc Kinh. Cụ thể bao gồm Việt Nam, Philippines và Đài Loan, các đối tác này có thể giúp Mỹ tương tác với Trung Quốc mà không dẫn đến đối đầu.

Tuy nhiên Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là đồng minh chiến lược quan trọng của Mỹ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Hạm đội 7 triển khai ở Tây Thái Bình Dương và một phần Đông Ấn Độ Dương cũng là một công cụ quan trọng, yếu tố ảnh hưởng số một trong khu vực", ông Kremenyuk kết luận.

Xoay quanh vấn đề này, học giả Anton Tsvetov từ Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga (RIAC) ngày 14/7 bình luận trên The Diplomat: Khi nói về mối quan hệ Mỹ - Việt đang phát triển, Trung Quốc luôn là yếu tố không thể bỏ qua. Sự năng động của quan hệ Việt - Mỹ ở một mức độ lớn được xác định bởi các hoạt động (bành trướng) của Bắc Kinh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực không thể bỏ qua vai trò trung tâm của Việt Nam. Ngược lại, quan hệ tốt với Mỹ là rất quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam chống lại sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, Tsvetov bình luận.

HỒNG THỦY

Google Map loại bỏ "TAM SA" khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa

Google Maps bỏ “Tam Sa” khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa

TT - Sau khi loại bỏ cái tên Trung Quốc dùng để chỉ bãi cạn Scarborough của Philippines, mới đây Hãng Google cũng ngừng sử dụng tên “Tam Sa” mà Bắc Kinh dùng chỉ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hình ảnh tòa nhà của Trung Quốc tại nơi gọi là TP Tam Sa chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tên gọi này không được công nhận - Ảnh: AFP

Trên ứng dụng Google Maps, cái tên “Sansha” (Tam Sa) bất hợp pháp đã không còn xuất hiện ở vị trí của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thay vào đó là “Paracels Islands”, tên quốc tế của quần đảo Hoàng Sa.

Trả lời Tuổi Trẻ, bà Amy Kunrojpanya - giám đốc truyền thông và đối ngoại, Việt Nam, Thái Lan và các thị trường mới nổi, thuộc Google châu Á - Thái Bình Dương - cho biết Google đã cập nhật Google Maps để khắc phục vấn đề tên gọi.

“Chúng tôi có một chính sách lâu dài áp dụng trên phạm vi toàn cầu về việc mô tả các khu vực tranh chấp, trong đó không có sự xác nhận hay khẳng định vị trí là thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ nào” - bà Kunrojpanya giải thích.

Trước đó, Google Maps cũng đã ngừng sử dụng cái tên “Hoàng Nham” để chỉ bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, được Manila gọi là Panatag hoặc Bajo de Masinloc và dùng tên quốc tế Scarborough.

Trung Quốc mô tả bãi Scarborough là một phần của “quần đảo Trung Sa” (Zhongsha) và Google Maps đã ngừng sử dụng cái tên này. Khi bỏ cái tên “Hoàng Nham”, Google Philippines thừa nhận: “Chúng tôi hiểu rằng các cái tên địa lý có thể dẫn tới những cảm xúc mãnh liệt.

Đó là lý do chúng tôi nhanh chóng sửa chữa ngay sau khi được thông báo”. Google Philippines cũng cho biết cách tốt nhất để đưa ra kiến nghị về các tên gọi trên Google Maps là liên hệ trực tiếp với trang Trợ giúp của ứng dụng bản đồ này.

Trước đó, hàng ngàn người Philippines đã ký vào bản kiến nghị trên trang Change.org để kêu gọi Google Maps loại bỏ cái tên “Hoàng Nham”. Đại diện Change.org, bà Christine Roque nhận định việc Google Maps thay đổi tên gọi cho thấy sự đồng lòng của cộng đồng mạng có thể tạo ra sự thay đổi.

“Đó là quyền lực của nhiều người đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung” - bà Roque nhấn mạnh.

Hiện trên trang Change.org cũng có một bản kiến nghị thay đổi cái tên biển Nam Trung Hoa (South China Sea) mà cộng đồng quốc tế dùng để gọi Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) thành “biển Đông Nam Á”.

Kiến nghị gửi tới Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế và chính quyền các nước Đông Nam Á đã thu hút hơn 10.000 chữ ký từ người dân 76 quốc gia trên thế giới. Trước đó chính phủ, truyền thông và người dân Philippines đã chọn cái tên “biển Tây Philippines” để thay cho tên “biển Nam Trung Hoa”.

Nhiều học giả quốc tế cũng lên tiếng ủng hộ việc thay đổi tên “biển Nam Trung Hoa” thành “biển Đông Nam Á”.

Học giả Yang Razali Kassim, Trường nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam (RSIS, thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore), cho rằng cái tên “biển Đông Nam Á” là hoàn toàn phù hợp với vị trí địa lý của Biển Đông và đây là thời điểm phù hợp để đổi tên.

Philippines mở lại căn cứ quân sự vịnh Subic

Hôm qua, Hãng tin Reuters cho biết giới chức Philippines quyết định đưa máy bay chiến đấu và hai tàu khu trục đến vịnh Subic vào năm 2016. Đây là lần đầu tiên khu vịnh này - vốn là căn cứ quân sự cho Mỹ thuê - được Manila sử dụng như một căn cứ quân sự trong 23 năm qua.

Giới chuyên gia an ninh nhận định việc sử dụng vịnh Subic cho phép không quân và hải quân Philippines phản ứng hiệu quả hơn trước những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cảng nước sâu ở vịnh Subic nằm trên mạn phía tây của đảo Luzon, hòn đảo chính của Philippines và đối diện Biển Đông.

“Giá trị của Subic là một căn cứ quân sự đã được Mỹ chứng minh. Các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc đều biết chuyện này” - chuyên gia an ninh của Philippines Rommel Banlaoi cho biết.

Là một trong những cơ sở hải quân lớn nhất của Mỹ trên thế giới, vịnh Subic đã đóng cửa năm 1992 sau khi Thượng viện Philippines chấm dứt thỏa thuận cơ bản với Washington.

Hồi tháng 5-2015, Bộ Quốc phòng Philippines đã ký văn bản thuê lại một phần vịnh Subic phục vụ cho nhu cầu quân sự của nước này. Vịnh Subic đối diện Biển Đông và chỉ cách bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép khoảng 270km.

Giới chức Philippines cho biết một khi vịnh Subic trở thành căn cứ quân sự thì hải quân Mỹ có thể sẽ tiếp cận và luân chuyển lực lượng Mỹ ở Philippines dễ dàng hơn. Hiện nay tàu chiến của Mỹ chỉ đậu ở vịnh Subic khi có tập trận với hải quân Philippines hoặc sử dụng các cơ sở thương mại ở đây để sửa chữa và tiếp tế hậu cần.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino cho biết đầu năm 2016 quân đội sẽ triển khai hai máy bay chiến đấu FA-50 tới căn cứ ở vịnh Subic. Sau đó, một đội máy bay FA-50 và máy bay Fighter Wing sẽ được triển khai tiếp tục.

“Máy bay chiến đấu FA-50 có thể tiếp cận bãi cạn Scarborough chỉ trong vài phút, tàu tuần tra cùng máy bay không người lái của Philippines cũng sẽ dễ dàng theo dõi mọi cử động của lực lượng Trung Quốc trên Biển Đông” - chuyên gia Patrick Cronin của Trung tâm An ninh Mỹ giải thích. (MỸ LOAN)

HIẾU TRUNG

VÂN HỒNG VƯƠNG "TỈA TÓT" LÊ CÔNG ĐỊNH

Khoai@


Sau khi vụ lùm xùm tình ái bởi sự tố cáo của Tony Ngô và một số người khác, nay đến lượt một cô khác trong làng zân chủ cấp tiến lên tiếng chỉ trích Lê Công Định, đó là cô Vân Hồng Vương xinh đẹp. Chỉ có điều, lần này cô Vân Hồng Vương lên tiếng không chỉ là thói trăng hoa bệnh hoạn, mà còn là lừa tiền, lừa đảo chiếm nhà người thân của Lê Công Định. Điều đặc biệt, cô Vân Hồng VươngVân  chỉ viết lên stt của mình về Lê Công Định, khi chính anh ta đã mà vu khống bịa đặt cho cô là les, là an ninh, là dư luận viên dù không có chút cơ sở nào.


Cô Vân Hồng Vương, viết stt trên FB của mình: "làm dân chủ như các người, thà chúng tôi theo CS còn hơn" dành cho một số "nhà dân chủ" đẹp trai hào hoa khoác áo luật sư. Ngay lập tức, Lê Công Định và đám zân chủ bã mía nhảy vào chửi bới và quy chụp cho cô là an ninh, là dư luận viên. Đáp lại cô Vân Hồng Vương viêt: Vì câu nói của mình: "làm dân chủ như các người, thà chúng tôi theo CS còn hơn" dành cho một số gương mặt dân chủ sáng giá mang danh luật sư đẹp trai, hào hoa phong nhã nhưng lưu manh, lừa đảo, dối trá, bệnh hoạn, làm một số nhà "dân chủ" có tật giật mình hay sao mà lồng lên dựng chuyện cho mình là "dư luận viên". Thưa chị "dân chủ" ạ, chị bắt được tay tôi nhận lương 3 củ chưa mà vu khống cho tôi? Nếu không có chứng cớ tôi là dư luận viên, thì dân chủ bịa đặt dựng chuyện vu khống người khác như chị cũng xứng đáng với câu nói của tôi: "làm dân chủ như các người thà chúng tôi theo CS còn hơn"

Đúng! Tôi đã nói câu đấy. Tôi không đòi hỏi các người trong sáng thánh thiện như pha lê. Nhưng các người đừng khốn nạn bỉ ổi quá, đừng làm mất niềm tin và tình cảm của chúng tôi nhiều quá, vì thời gian đầu chúng tôi rất yêu quý, ủng hộ các người. Dân chủ là một thể chế. Nhưng thể chế nào cũng hình thành bởi con người. Chỉ có những con người tốt đẹp mới đủ sức tạo nên một thể chế tốt đẹp.

Khi nói về phẩm giá của Lê Công Định với các độc giả có xu hướng bênh vực anh ta, Vân Hồng Vương không ngần ngại tranh luận và bóc mẽ: Là người đấu tranh cho dân chủ rồi lấy mác dân chủ lên mạng lừa tình hàng trăm cô gái, dù già hay trẻ, dù xinh hay không xinh, dù chồng hay chưa chồng... để thoả mãn thú vui bệnh hoạn của anh ta thì chúng tôi nên nghĩ như thế nào về anh ta? Anh ta có bệnh về sex thì đi chữa bệnh, làm ơn đừng lên đây rao rảng đạo đức làm mồi câu lừa đảo hàng trăm cô gái, anh Ls đẹp trai đáng kính ạ.

Vân Hồng Vương nói thêm: Là người đấu tranh cho dân chủ mà lừa tiền, lừa đảo chiếm nhà người thân, mà vu khống bịa đặt cho tôi là les, là an ninh, là dư luận viên dù không có chút cơ sở nào, chúng tôi phải nghĩ sao về các người đây?

Cô lý luận: Nếu tổng thống các nước dân chủ cũng có đời tư phức tạp như các người, cũng bệnh hoạn, cũng hủ hoá bừa bãi như động vật, cũng lừa tình, lừa tiền, cũng bảo thủ cực đoan, cũng vu khống bịa đặt cho những người vô can vô tội như tôi, thì nhân dân của họ có để cho họ lên nắm quyền không?

Các người không minh bạch và tốt đẹp, các người không đủ tư cách rao giảng đạo đức cho chúng tôi, các người rõ chưa? Ai trái ý các người, nói ra sự thật xấu xa của các người, thì các người chụp mũ họ là anh ninh hay dư luận viên hả? Sao các người hồ đồ thế? Các người có óc để suy xét không? Hay bộ óc đấy chỉ để dành cho những điều phiến diện vô căn cứ ở trong đầu các người?

Các người hãy là những ngọn nến trọn vẹn đi, khắc sẽ có nhiều ngọn nến đi theo các người. Các người là những hòn than, sao chúng tôi ủng hộ các người được?

Tôi đã nói: làm dân chủ như các người thà chúng tôi theo CS còn hơn, vì chúng tôi thừa thông minh để hiểu, nếu chúng tôi theo các người, các người đẩy chúng tôi xuống địa ngục nhanh hơn chế độ này.

Sau khi stt này lên mạng, biết gặp phải đối thủ không vừa, Lê Công Định liền chơi trò xin tha mạng vì lý do vợ 3 đang băng huyết. Và ngay cả khi đã quỳ gối xin tha, Vân Hồng Vương vẫn bạch hóa thông tin trên mạng. Cô viết: 

"Anh luật sư đẹp trai, hào hoa phong nhã trong stt trước của mình đã thừa nhận stt của mình là đúng. Anh ta nhắn tin cho bạn mình bảo mình dừng lại vì cô Trang, vợ hờ thứ 3 của anh ta bị băng huyết sau vụ này. Stt này và stt trước về anh ta sẽ bị xoá sau ngày hôm nay. Trong máy của mình có nhiều bằng chứng về đạo đức, nhân cách của anh ta.

Mình không nói dối và chưa từng biết nói dối. Chúng ta cần chấp nhận sự thật về một con người nổi tiếng. Còn ủng hộ anh ta hay không, đấy là quyền của các bạn.

Yêu thương và ủng hộ, bao dung và tha thứ, ukie. Nhưng đừng mù quáng, ngu ngốc và tự lừa dối mình, cũng như lừa dối những người xung quanh mình".

Tiếp chiêu với những phản ứng bầy đàn của lũ vong nô, Vân Hồng Vương mỉa mai: Lâu nay cứ tưởng cách nửa vòng trái đất như ở bển, con người ta sống văn minh lắm, ai dè họ cũng chà đạp coi thường phụ nữ, ủng hộ đa thê đa thiếp như thời phong kiến, họ cũng cuồng tín thần tượng mù quáng không cần biết đúng sai phải trái, họ cũng cố chấp cực đoan, chửi bới đủ ngôn ngữ thô tục khi ai đấy trót chạm đến thánh sống của họ, họ cũng độc tài bảo thủ ..v..v.. Trong họ chỉ có hận thù, hận thù và hận thù, trả thù, trả thù và trả thù, họ nhân danh dân chủ và tự do để thoả mãn lòng căm thù của họ, chứ không hề có mong muốn thực tâm đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân chúng tôi hay cho dân tộc này. Họ rừng rú hơn cả những người sống trong đất nước thiếu tự do dân chủ như họ vẫn mở mồm ra là chê bai, dè bỉu.

Thế mới biết xã hội văn minh không làm cho con người ta văn minh lên khi lòng hận thù làm mờ mắt tất cả.

Bao dung và yêu thương bao nhiêu cũng chưa đủ. Hận thù một chút cũng đủ thiêu huỷ rất nhiều thứ, bạn ạ"

Không hiểu, Lê Công Định sẽ nghĩ gì khi đọc được những dòng này từ Vân Hồng Vương?

P/s: Giữ lời hứa của mình, cách đây 2 hôm, cô Vân Hồng Vương đã xóa các comment về Lê Công Định. Tuy nhiên, người viết entry này cũng đã kịp thời chụp lại ảnh qua màn hình.

"ANH HÙNG" LÊ THỊ CHÂM - MÃI MÃI TUỔI 50

"Anh hùng" Lê Thị Châm – Mãi mãi tuổi năm mươi.

Ảnh trích từ clip: Xúc xích cán qua nửa người và đầu

Nhưng thật may, bà Châm chỉ bị đa chấn thương

Khoan khoan nói chuyện nữ anh hùng mãi mãi tuổi năm mươi, hãy nghe chuyện "anh hùng cứu mỹ nhân" cái đã: 

Hồi cầu Cần Thơ mới xây xong, hôm khánh thành, trên cầu toàn nam thanh nữ tú, các quan chức và các nhà báo. Tất nhiên không thể vắng mặt những người nông dân miền Tây hiếu kỳ đến xem cây cầu thế kỷ. 

Mọi người đang chen chúc nghe phát biểu và rôm rả vỗ tay thì sự cố xảy ra: Một mỹ nhân rớt cái tòm xuống sông.

Đám đông hốt hoảng và nhốn nháo. Các quan chức thì lo gọi 113, 114 và 115, thậm chí có ông còn lo xa đến mức bấm đến số 150. Chả mấy khi kền kền có dịp, các nhà báo tranh nhau “tác nghiệp” bằng cách chĩa tất cả các ống kính và micro xuống sông.

Tất cả dồn ra lan can chỉ và trỏ. Vẫn không có ai nhảy xuống, mà cô gái thì đang chìm dần...

Sau rốt, thì cũng có một người nhảy xuống và đưa được cô gái lên cầu. Bây giờ, mọi ống kính truyền thông đều chen chúc nhau chĩa vào con người đã bất chấp nguy hiểm mà xả thân cứu người đẹp.

Hóa ra đó là một lão nông. Câu hỏi đầu tiên các nhà báo đặt ra cho người anh hùng e lệ, như thường lệ, vẫn là:

- Thưa cụ động cơ nào giúp cụ có đủ can đảm để nhảy xuống cứu người trong khi bao nhiêu nhiều thanh niên dở hơi biết bơi trên cầu mà không thằng nào nhảy xuống? Vì tiền? Vì tình? Hay cả hai, thưa cụ?

Người “anh hùng” run như cầy sấy của chúng ta, vừa tranh thủ lau mặt, vừa gườm gườm lườm quanh và hổn hển:

- ĐM, tiền tình con kẹc! Tao mà biết thằng cà trớn nào đẩy tao xuống thì chết con mẹ nó với tao!

Nữ “anh hùng” mới đây của các bạn rận là bà Lê Thị Châm cũng vậy. Chỉ có điều bà còn kém ông cụ “anh hùng” miền Tây kia ở khoản văng tục chửi thề.

Vụ việc xảy ra sáng 10/7 trên cánh đồng xã Cẩm Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương), khi chủ đầu tư khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền xúc tiến thi công thì bị nhiều người dân cản trở.

Một người trong số ấy là bà Lê Thị Châm, người có hơn 1 sào ruộng bị thu hồi, bỗng nhiên “bị xe xúc đất cán lên người”, hiện vẫn đang điều trị tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.
Bà Châm đã qua cơn nguy kịch và được bác sĩ chẩn đoán là “đa chấn thương, gồm gãy xương cánh tay phải, gãy xương hàm dưới”. Bà Châm hiện đã có thể nói chuyện được và cho biết nguyên nhân là bởi: “người dân xô đẩy nhau để ngăn không cho xe lăn bánh. Tôi chẳng may trượt chân ngã, thế là cái thằng đó nó cứ phóng vào…”.

Bà Châm thoát chết, thật lòng, đó là điều đáng mừng với riêng tôi cùng rất nhiều người lương thiện khác, tôi tin rằng bà Châm và gia đình, họ hàng cũng mừng vì Phật, Trời, tổ tiên... đã độ cho bà thoát chết. Nhưng cũng phải nói thêm, xem ảnh trích từ clip trên báo chí và trên mạng, thú thật tôi không thể hiểu tại sao bị máy xúc cán lên đến hơn nửa thân trên mà bà Châm chỉ bị thương có vậy, và chỉ hôm sau đã nói chuyện được rồi dẫu còn đang vỡ quai hàm.

Nhưng, nói theo kiểu cụ Sáu Dân thì triệu người vui cũng có những người buồn. Đó là do việc bà Châm thoát chết mãi mãi sẽ là “cục tức” đéo thể nuốt trôi đối với các bạn "rận". Ahaha, trong đó dĩ nhiên là có “người quen” của blóc tôi, là thằng Xuân nhọ mõm, tiến sĩ nghành con mẹ gì ấy.

Khác với người phàm, Xuân nhọ mõm và đồng bọn vẫn đang hậm hực và cay cú ở cái chỗ là bà Trâm mới suýt thành "anh hùng" và thật sự, thì bà này cóc có ý định làm “anh hùng”, để "chết" cho các mục đích tanh tưởi của bọn bỏn.

Thì cũng như ông cụ kia, bà Châm đã "tâm sự" rõ ràng, là bà “bị xô đẩy”và “chẳng may trượt chân bị ngã”. Nhưng bà rất lịch sự, bà đéo chửi thề.

Bọn bỏn, nghe bà nói vậy, thì thất vọng vô cùng, cơm cháo đều nuốt không vô và tất nhiên sẽ giải sầu bằng bia bọt. Vì chúng chỉ nhăm nhăm những mong bà bị xe xích kẹp chết cmn đi, mà xác phải chia thành mười mấy mảnh, óc phọt tứ lung tung, để chúng chụp ảnh, đăng tin và kiếm cớ diễn tuồng, thì chúng mới hài lòng. Bằng chứng là bà Châm còn đang nằm viện, thì chúng đã công bố bà nát thây và óc phọt văng cả ra hai bánh xích. Ô hô hô, ba hồn bảy vía bà Lê Thị Châm mãi mãi anh hùng tuổi năm mươi!

Và vì có những khát khao điên cuồng như vậy, nên từ sáng sớm, chúng đã chuẩn bị nhang đèn hương khói sẵn sàng để tôn vinh bà trở thành “anh hùng”, như hai người hùng “dân oan” họ Đoàn, Văn Vươn và Ngọc Viết đó thôi.

KHÁM TI

Khoai@


Khám ti không đùa được đâu.

Khám ti cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, nếu không sẽ phải trả giá về sự nhiệt tình, tận tâm mù quáng.

Ảnh bên: Chỉ dùng để liên tưởng.

Chuyện là vào ngày 27-10-2012, sau khi xảy ra xô xát với bà Võ Thị Kim Hương (ngụ thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An), chị L bị Công an huyện Tuy An mời về trụ sở làm việc. Tại đây, thiếu tá Võ Văn Thái, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Tuy An bắt chị đứng úp mặt vào tường, vạch áo để bà Hương khám xét thân thể. Khi bà Hương khám xét thì ông Thái đứng cách 2m xem vùng ngực của chị, và kết quả không phát hiện được gì ngoài 2 cái...ti. Vì thế chị L khởi kiện công an huyện Tuy a, yêu cầu bồi thường và xin lỗi trước công luận.

Hôm nay, 16/7/15 TAND tỉnh Phú Yên xử phúc thẩm, tuyên sửa án sơ thẩm, buộc Công an huyện Tuy An phải bồi thường hai tháng lương tối thiểu (tương đương 2,3 triệu đồng) cho chị L do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Hoan hô Tòa đã trả lại công bằng cho chị L.

Đây, các anh công an nên đọc thêm Điều 142 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 về Khám người: 
1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ;
Người tiến hành khám người phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
2. Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
3. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người đó có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.
Trong trường hợp trên các anh công an (anh Thái) tổ chức cho bà Võ Thị Kim Hương khám xét người L là không khách quan, sai quy định pháp luật; khám người mà không có lệnh của người có thẩm quyền, khám nữ mà không có người cùng giới chứng kiến, và không lập biên bản phản ánh quá trình khám và kết quả khám người.

Con sói Sam Rainsy - Hậu duệ của Khmer đỏ

Mầu

Campuchia được cho là 1 quốc gia Đông Nam Á tương đối ổn định về an ninh chính trị kể từ sau tuyển cử tự do năm 1993 (có giám sát của Liên hiệp quốc) nhưng thực chất chỉ là hình thức. Thực tế, khi quốc gia này chấp nhận đại diện Khmer đỏ có ghế trong Chính phủ (cơ chế đa đảng), thì đất nước này chưa bao giờ hết bất ổn nội bộ, đặc biệt từ khi Siam Rainsy trở về vào năm 2006.

Huống chi một trí thức Tây học cầm đầu đảng đối lập CNRP như Siam, hẳn phải hiểu rõ những giá trị dân chủ phổ quát phương Tây, nhưng lại luôn tư duy và hành động nặng mùi Đại Hán !
.........

Trong bối cảnh ấy Hunsen, nhà lãnh đạo Campuchia suốt mấy thập kỷ qua vừa phải hỏi lại Mỹ, Pháp, Anh về bản đồ có biên giới giáp với Việt Nam.

Còn Phay Siphan, người phát ngôn của Chính phủ nước này thì tuyên bố: 

"Vấn đề biên giới chỉ có thể được xử lý bởi chính phủ. Và nó không phải bổn phận của các chính trị gia khi họ kích động các hoạt động phản đối dọc theo biên giới. Họ sử dụng miệng lưỡi của mình bằng mọi cách chứ không phải là tư duy phê phán" (ám chỉ Siam và đảng CNRP của ông này).
............

Điều đó cho thấy rõ, dù có những tuyên bố nghiêng về Trung Quốc trong vấn đề biển Đông vì lợi ích của mình thì Chính Phủ Hunsen cũng không thể không nhận ra nguy cơ phải "đối diện" với Việt Nam, nếu lại bắt đầu bằng những hành động xung đột ở biên giới 2 nước cũng như nhiều trò kích động bài Việt, thậm chí còn đập phá cả mồ mả của những người đã sống lâu đời tại Campuchia!

Hunsen -1 thành viên của Khmer đỏ, người từng phải chạy trốn sang Việt Nam vì phải chứng kiến những gì tàn bạo nhất trong lịch sử loài người do đảng của ông ta gây ra, người từng công khai cảm ơn Việt Nam vì đã cứu dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng, người từng chứng kiến sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam khi giải phóng Phnompenh chỉ trong vài tuần lễ ...hẳn trong thâm tâm, cũng không thể không có lúc ân hận vì đã để sói ở lại trong lều. 

Con sói ấy chính là hậu duệ Khmer đỏ Siam Rainsy!

Nguồn: Copy từ stt của FB Mầu

Bộ Ngoại giao lên tiếng về thông tin Việt Nam chuyển vũ khí về phái Tây Nam

Viết Thịnh


(PLO) - Thông tin Việt Nam chuyển vũ khí về phía Tây Nam không có tính xác thực. Đó là khẳng định của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại cuộc họp báo thường kỳ của bộ vừa diễn ra chiều nay 16/7.

Theo đó, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc gần đây trên một số trang mạng xã hội có đưa thông tin Việt Nam chuyển một số vũ khí về phía Tây Nam, liên quan đến những bất ổn ở nơi đây, ông Lê Hải Bình khẳng định: “Các thông tin này không có tính xác thực”.

Bày tỏ quan điểm về việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở khu vực vùng biển Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay: “Ngay khi có những thông tin này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực xác minh nhằm có cơ sở phục vụ cho việc đấu tranh về ngoại giao”.

Ông Bình cũng khẳng định vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa là vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ lâu nay. “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hành động ngăn cản ngư dân Việt Nam hoạt động làm ăn bình thường trên ngư trường truyền thống của mình”- ông Bình nhấn mạnh.