Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

CHA CON ÔNG KÌNH ĐANG MUỐN BIẾN ĐỒNG TÂM THÀNH LÀNG NHÔ?

Ngày 19/10/2017 trong một cuộc họp thôn, nhóm Đồng Thuận đứng đầu là Lê Đình Kình và con trai ông ta là Lê Đình Công đã lớn tiếng đe dọa chính quyền TP Hà Nội mà trực tiếp là ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành Phố 

Nguyên văn lời đe dọa này như sau: "Một lần nữa, tôi xin thức tỉnh ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội là ông phải dừng lại ngay, và làm như thế nào gần dân, về đất đây để đối thoại với nhân dân, chứ không để như thế này nữa, và nhân dân đã có những gợi ý, ngỏ với chúng tôi rằng, nếu lần này mà nó sẽ xảy ra như ngày 14/4 thì không phải là như thế nữa, mà nếu như nhân dân người giữ được người nào, là sẽ cho ăn cơm tù, và sẽ xử lý như công an xử lý đối với nhân dân chúng tôi hiện nay. Vậy, thì tôi xin cảnh báo ông Nguyễn Đức Chung một vấn đề như thế". 

Xem ra, cha con Lê Đình Kình đã quá lộng ngôn, ngạo mạn thách thức cả chính quyền. Dư luận cho rằng, đó là đỉnh cao của sự ngu xuẩn khi lấy "trứng chọi đá", thách thức dư luận, chà đạp lên tình người và pháp luật. Mời xem link dưới từ giây thứ 50 trở đi. 

https://www.facebook.com/100020331646724/videos/122956481725406/ 

Nói đến vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Đồng Tâm hôm nay, người ta liên tưởng ngay đến việc cha con Lê Đình Kình đang "sao y bản chính" vụ việc xảy ra tại Thôn Lác Nhuế, xã Ðồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, vốn nổi tiếng bởi sự kiện "làng Nhô". 

Ông Trịnh Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa, kể lại: Thực hiện chế độ khoán ruộng đất mới, huyện Kim Bảng đã cắt 75 mẫu ruộng của thôn Lác Nhuế cho các thôn và xã khác trong huyện. Không tán thành việc này, Trịnh Văn Khải, vốn là một kỹ sư điện máy thủy, sau khi du học trở về thì làm giảng viên trường Đại học Hàng hải, đã đại diện dân trong thôn gửi đơn kiện đòi đất lên ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng, ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh, và Tổng cục Quản lý ruộng đất. 

Sau khi đơn kiện bị bác bỏ, Trịnh Văn Khải lập Ban 447 với thành viên là những người chống đối chính quyền núp bóng chống tham nhũng ở địa phương. Cùng với đó, Trịnh Văn Khải tập hợp dân trong thôn lập rào ngăn làng, ngăn cản việc đi lại của dân và chống lại cán bộ đến làng thu thuế. Không những thế, Khải còn đề ra khẩu hiệu o ép dân làng "Ai không đi đòi ruộng đất, khi chết không cho chôn ở làng" và "Ai không góp tiền, gạo để Ban 447 đi đòi ruộng đất, khi đòi được sẽ không được chia". 

Đỉnh điểm của vụ việc, có hai thanh niên cùng huyện vào làng mua cá giống đã bị tra tấn dã man và đánh tới chết ngay trong sân nhà của Trịnh Văn Khải. Vụ này, theo báo Công An Nhân Dân, lấy từ hồ sơ vụ án, Trịnh Văn Khải sau đó còn ra lệnh cho đám tay chân giữ xác họ nhiều ngày để đòi tiền chuộc. Sau cùng, Trịnh Văn Khải bị bắt và kết án tử hình. 

Nhân sự kiện làng Nhô, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã viết tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng (Nhà xuất bản Công an Nhân dân năm 1994), sau đó tiểu thuyết này đã được dựng thành phim truyền hình nhiều tập Chuyện làng Nhô. Phim đã được chiếu trên Đài truyền hình Việt Nam vào năm 1998 (trong phim Trịnh Văn Khải có tên là Trịnh Khả) và thu hút được sự quan tâm của độc giả. 

Vụ việc xảy ra ở thôn Hoành xã Đồng Tâm hôm nay, giống hệt kịch bản "làng Nhô" năm xưa và người ta dễ dàng nhận thấy hậu quả nhãn tiền. 

Một kết cục không mấy tốt đẹp, phù hợp với quy luật "kẻ gieo gió sẽ phải gặt bão". Khải bị bắt và bị kết án tử hình. 

Chết chưa phải đã hết, tiếng xấu để đời, cả làng chịu chung. "Làng Nhô" là một vết nhơ của Thôn Lác Nhuế, xã Ðồng Hóa, huyện Kim Bảng Tỉnh Hà Nam vẫn còn đó. Vết nhơ của Làng Nhô thế kỷ 20 đang được cha con Lê Đình Kình sao y bản chính, nâng tầm ở thế kỷ 21, và định vị tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. 

Nếu như vết nhơ Làng Nhô năm xưa chỉ gắn với Trịnh Khải, thì vết nhơ thôn Hoành Đồng Tâm hôm nay sẽ là nỗi nhục gắn với nhóm Đồng thuận và dòng họ Lê Đình. 

Cái ác sẽ bị trừng trị, hành vi xấu sẽ bị đào thải, tôi không tin người dân của một xã anh hùng như Đồng Tâm lại chịu ngồi yên để cha con Lê Đình Kình thao túng, khống chế chà đạp lên luật pháp và truyền thống anh hùng để nhân bản một thảm trạng Làng Nhô, để lại nỗi nhục, vết nhơ cho hậu thế. 

Tham khảo: http://thanhnien.vn/van-hoa/sao-phim-truyen-hinh-ngay-ay-bay-gio-trinh-kha-va-am-anh-chuyen-lang-nho-569923.html

HUMAN RIGHTS WATCH HÃY BIẾN ĐI NẾU CÒN TỰ TRỌNG

KhanhKim@

VOA Việt Ngữ cho biết, ngày 24/10 Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam "hủy bỏ tất cả các cáo buộc và phóng thích sinh viên Phan Kim Khánh trước khi diễn ra thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu -Thái Bình Dương (APEC) vào đầu tháng tới". 

HRW là thằng nào mà dám láo toét tới mức, kêu gọi 1 nhà nước phóng thích tên tội phạm hoạt động nhằm lật đổ chính nhà nước đó? 

Ngay và luôn, HRW là 1 tổ chức phi chính phủ do Mỹ đứng sau đỡ đầu, dán mác "theo dõi nhân quyền trên trên thế giới". Bản chất là thông qua nó để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thậm chí, nó còn là công cụ để thực hiện lật đổ các chế độ khác với Mỹ. Chính vì thế, HRW liên tục bị các nước phản đối, thậm chí cấm cửa.

Với Việt Nam, HRW thường xuyên có những hoạt động chọc ngoáy, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhà nước. Thực tế, HRW vẫn thường hà hơi tiếp sức cho hầu hết những kẻ chống phá chính quyền, bao gồm cả đám cờ bạc, trộm cắp, đĩ điếm, hay bảo kê trong tôn giáo.

Mới đây nhất, Human Rights Watch lại can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của người Việt Nam khi kêu gọi "Việt Nam hủy bỏ tất cả các cáo buộc và phóng thích sinh viên Phan Kim Khánh trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu -Thái Bình Dương (APEC) vào đầu tháng tới tại Đà Nẵng". 

Nói thẳng, HRW không có tư cách gì và không có quyền phát di lời kêu gọi ấy. HRW có thể be be hay khóc mướn cho Phan Kim Khánh, nhưng điều này không làm thay đổi những quyết định dựa trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và quốc tế. Nhà nước Việt Nam có quyền thực thi luật pháp của mình để bảo vệ an ninh quốc gia.

Ngày 25/10, TAND tỉnh Thái Nguyên đã xét xử sơ thẩm công khai bị cáo Phan Kim Khánh (SN 1993, thường trú tại khu 5, xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố về tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo quy định tại Điều 88, Bộ Luật hình sự.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2015 (khi đang là sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên), Phan Kim Khánh đã kết nối với một số đối tượng phản động ở hải ngoại lập tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng…

Tại phiên toà, bị cáo Phan Kim Khánh đã khai báo thành khẩn, thừa nhận do kém hiểu biết về chính trị, pháp luật nên đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật. Bị cáo Khánh bày tỏ sự hối tiếc về việc làm của mình và đề nghị Hội đồng xét xử cho được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có cơ hội làm lại cuộc đời, báo hiếu cha mẹ, là công dân có ích với đất nước.

Căn cứ các quy định của pháp luật, tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phan Kim Khánh 6 năm tù giam. Hình phạt này là thích đáng với bị cáo và đây cũng là bài học, sự cảnh tỉnh đối với những người hay sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ thông tin nhưng thiếu hiểu biết, để các đối tượng phản động lợi dụng tuyên truyền chống phá Nhà nước và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Việc bắt giữ và xét xử công khai, minh bạch Phan Kim Khánh ngoài ý nghĩa về mặt luật pháp, thì đó chính là hành động tích cực, nhằm bảo vệ quyền con người của người dân Việt Nam, làm cho người dân được hưởng quyền sống trong một xã hội an toàn, có trật tự, lành mạnh, không có tội phạm và được bảo vệ bằng luật pháp. Việc bỏ tù Phan Kim Khánh cũng chính là góp phần đảm bảo quyền làm người tử tế của anh ta, giúp anh ta trở thành người có ích cho gia đình xã hội, tránh được sự lây nhiễm bởi các tư tưởng độc hại.

Sự trơ tráo, đê tiện của Human Rights Watch thể hiện ở chỗ, chính Phan Kim Khánh đã nhận tội, các luật sư bào chữa cũng đã tâm phục khẩu phục và hài lòng với mức án được Tòa tuyên, nhưng HRW vẫn thô bỉ, trơ trẽn đòi phóng thích và còn dọa rằng, sẽ kêu gọi các nhà tài trợ, cùng giới lãnh đạo thế giới hãy gây sức ép "đòi chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị trước Hội nghị APEC".

Với những gì HRW đang "cố đấm ăn xôi", dư luận có quyền nghĩ rằng, HRW đang đóng vai trò là một kẻ bảo kê, "gào thuê khóc mướn", chà đạp lên luật pháp và các giá trị đạo đức, nhân văn của xã hội.

Một nạn nhân của quân đội Mỹ bị nhiễm chất độc da cam ở Đà Nẵng nói: "Nếu Human Rights Watch thực sự quan tâm đến nhân quyền của Việt Nam tổ chức này hãy đi tìm công lý trả lại nhân quyền và lẽ công bằng cho nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, hiện còn đang lay lắt trong đau đớn tủi hờn ở Việt Nam. Nếu tử tế thì hãy lên tiếng đi".

Chị Phan Thị Huệ, một nạn nhân của bom mìn Mỹ còn xót lại sau chiến tranh: "Sao HRW không lên tiếng về trường hợp của tôi và của hàng triệu người Việt Nam bị tàn phế do bom mìn của quân đội Mỹ, mà lại đi bênh vực một kẻ dã tâm chống lại dân tộc này? Chúng tôi không cần HRW, không cần các ông khóc mướn. Hãy bỏ thái độ đạo đức giả đó đi. Sự im lặng của các ông cũng đã là góp phần bảo vệ nhân quyền cho chúng tôi rồi.".

Cô Christine Rowlan, giáo viên Toán tại trường Canyon Springs STEM Academy ở Anthem, bang Arizona (Mỹ) đã nói: "Thực tế nhất là HRW hãy lên tiếng bảo vệ nhân quyền cho người da đen và người khuyết tật ngay trên đất Mỹ. Hãy lên án hành động phi nhân tính của cảnh sát Mỹ với người da màu".

Đáng tiếc, cái việc người dân Việt Nam quan tâm thì HRW lại cố tình lảng tránh, không thể hiện được mục đích, tôn chỉ và vai trò bảo vệ nhân quyền quốc tế như họ thường rêu rao. Trái lại, cái mà Nhà nước Việt Nam đang cố công, gắng sức để bảo vệ nhân quyền cho đại đa số người dân thì HRW lại giở trò đạo đức giả, kèm theo những lời đe dọa núp bóng những điều cao cả.

Người dân Việt Nam không cần HRW, và hãy biến đi nếu còn tự trọng.

LẠI VỤ VN PHARMA THỨ 2 TẠI HÀ NỘI

Phát hiện thêm một vụ "VNPharma thứ hai": Lập công ty ma, bán thuốc ung thư giả

Đối tượng Doanh và tang vật. Ảnh: P.V

Trong khi phiên tòa xét xử lãnh đạo Cty VN Pharma với nghi án thuốc ung thư H-Capita 500mg chữa ung thư là thuốc giả đang diễn ra thì tại Hà Nội, một “vụ VN Pharma” nữa mới bị phát hiện.

Ngày 24.10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Công Doanh (sinh 1981, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội), để điều tra về hành vi buôn bán hàng giả. Trong đó, nhiều mặt hàng là thuốc chữa ung thư. 

Lập Cty ma

Nguyễn Công Doanh là đối tượng buôn bán các loại thuốc điều trị ung thư, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư không có nguồn gốc được dán nhãn Vidatox (một sản phẩm của công ty dược phẩm Labiofam - thương hiệu nổi tiếng của Cuba, được chiết xuất từ nọc độc bọ cạp xanh, có tác dụng giảm đau, phục hồi sức khỏe cho các bệnh nhân ung thư) để trục lợi hàng trăm triệu đồng của những bệnh nhân ung thư.

Cơ quan công an kiểm đếm, niêm phong số tang vật phục vụ công tác điều tra. Ảnh: A.CTrao đổi với Lao Động ngày 25.10, đại diện PC46 - Công an Hà Nội - cho biết, để “lòe” và làm cho người tiêu dùng tin tưởng Nguyễn Công Doanh đã tự thành lập một Cty BIDU Pharma nhưng không có pháp nhân.

Cty này đối tượng tự gọi, tự đặt ra thương hiệu như vậy. Sau đó tung lên trang mạng để quảng cáo lừa người tiêu dùng. Đối tượng rất tinh vi khi bố trí đầy đủ các bộ phận như một Cty bình thường khác. Vẫn có các bộ phận như chăm sóc khách hàng, kế toán, giao dịch khách hàng…

Để duy trì được việc này, Nguyễn Công Doanh sử dụng rất nhiều số và nhiều điện thoại khác nhau. Khi khách hàng gọi đến các bộ phận thì đều liên lạc được nhưng người nghe vẫn duy nhất chỉ là Doanh.

Phòng PC46 - Công an Hà Nội - cho hay, việc phá vụ án này gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Khi bắt đầu triển khai phá án, nguồn tài liệu lúc đó rất ít để chứng minh đối tượng phạm tội. Chính vì vậy, phải lần theo các bước, khi phát hiện đối tượng tung lên trang Web có tên Cty và địa chỉ cụ thể thì buộc cơ quan Công an phải tìm được pháp nhân của Cty này. Phải xác minh được Cty này là của ai, bao nhiêu người, hoạt động như thế nào?… Tuy nhiên, trong quá trình đi thực tế để xác minh địa chỉ thì có thật nhưng không hề có tên Cty đăng trên trang Web BIDU Pharma.

Về sản phẩm thực phẩm chức năng nhãn hiệu Vidatox Plus là sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư do Tập đoàn Labiofam (Cộng hòa Cuba) sản xuất. Nhãn hiệu Vidatox là nhãn hiệu được bảo hộ theo văn bằng bảo hộ quốc tế số 1091524 đăng ký ngày 20.6.2011, có hiệu lực đến năm 2021 tại Văn phòng bảo hộ VIPO có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tại Việt Nam, đến thời điểm hiện này sản phẩm này mới chỉ một đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền. Quá trình làm việc, phía đơn vị đó cũng đã hợp tác cung cấp các tài liệu, nhận biết sản phẩm thật giả - cán bộ này nói.

Để phân biệt được sản phẩm này là giả nếu không có sự so sánh hay không tìm hiểu kỹ thì rất khó, ví dụ như các loại màu, tem nhãn, và hạn sử dụng của các sản phẩm. Theo cán bộ này, sản phẩm thật thì hạn sử dụng chỉ được 30 ngày trong khi đó loại giả này thì thời gian đối tượng tự in nên không cố định. Tem nhãn mác cũng thể hiện khác hẳn, loại thuốc giả tem ghi rõ BIDU Pharma trong khi đó loại thuốc thật không ghi hẳn như vậy...

Theo lời khai của Nguyễn Công Doanh, đầu năm 2015, Doanh là cộng tác viên bán sản phẩm thực phẩm chức năng nhãn hiệu Vidatox cho một Cty phân phối độc quyền tại Việt Nam. Thấy có lãi nên Doanh bắt đầu tìm hiểu, đặt hàng và kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng từ nước ngoài về với giá rẻ (khoảng 2.400.000 đồng - 2.600.000 đồng/sản phẩm), sau đó đặt in các vỏ hộp, hướng dẫn sử dụng để đưa ra thị trường.

Khi đưa lên các trang Web, Doanh niêm yết giá 4.890.000 đồng/sản phẩm. Trong khi giá của một sản phẩm thật trị giá 5.950.000 đồng. “Đối tượng Doanh chủ yếu liên hệ và buôn bán qua các trang Web chứ không hề giao dịch trực tiếp với các hiệu thuốc trên địa bàn” - cán bộ này nói thêm.

Chưa được phép vẫn kinh doanh thuốc chữa ung thư

Theo quy trình nhập khẩu thuốc của Bộ Y tế, một Cty dược nước ngoài muốn được cấp phép phải nộp hồ sơ, các giấy tờ liên quan để Bộ Y tế xem xét. Với các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký khác, Cục Quản lý Dược tổ chức thẩm định hồ sơ, với tổ 10 chuyên gia thẩm định từ Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu cần có giấy chứng nhận thuốc lưu hành tự do (FSC) và giấy chứng nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).

Với thuốc điều trị ung thư Vidatox đã có không ít những lùm xùm trong thời gian qua. Đặc biệt là thị trường thuốc Vidatox được rao bán rầm rộ. Dễ dàng nhận thấy nhất là trên mạng internet. Thuốc được quảng cáo, rao bán, công khai trên mạng.

Tuy nhiên, vào giữa năm 2014, TS Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế (thời điểm đó đang là Cục trưởng Cục Quản lý dược) đã có văn bản gửi các cơ sở y tế khuyến cáo sử dụng thuốc Vidatox 30CH và các sản phẩm có tên gọi tương tự. Theo đó, thuốc Vidatox 30CH được nghiên cứu và sản xuất từ nọc bọ cạp xanh sống ở Cuba và một số nước khu vực Caribe và Trung Mỹ. Thuốc Vidatox 30CH đã được đăng ký lưu hành tại Cuba và một số nước. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh thuốc có hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng ung thư.

Với kết quả này, thuốc Vidatox 30CH dùng để điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau cho bệnh nhân ung thư, không có chỉ định điều trị ung thư cho bệnh nhân. Thuốc Vidatox 30CH chưa được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam mà mới chỉ được phép nhập khẩu với số lượng hạn chế theo nhu cầu đặc biệt của bệnh viện.

Đến thời điểm này, thuốc Vidatox mới được cấp phép lưu hành tại Trung Quốc và Mỹ Latinh. Tại Việt Nam, mới chỉ có thực phẩm chức năng Vidatox được Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chứng nhận là thực phẩm an toàn và Vidatox này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc chữa bệnh.

Ngay cả tại phiên họp liên Chính phủ Việt Nam - Cuba lần thứ 35 diễn ra từ ngày 28.9-3.10 vừa qua, Vidatox đã được đề cập tới. Trong đó khẳng định, hiện chỉ có HT Pharma tiếp tục giữ vai trò là đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm Vidatox Plus tại thị trường Việt Nam.

Tập đoàn Labiofam tiếp tục ủy quyền cho HT Pharma là đơn vị duy nhất tiến hành các thủ tục pháp lý để đưa sản phẩm Vidatox 30CH vào lưu hành tại thị trường Việt Nam dưới dạng dược phẩm trong thời gian sớm nhất.

Như vậy, ngoài Vidatox Plus, thì các sản phẩm Vidatox 30CH đang bán trên thị trường cũng đều là hàng trôi nổi, không đảm bảo chất lượng.

Theo đại diện từ tập đoàn Labiofam, Vidatox bị làm giả không chỉ ở Việt Nam, thị trường Trung Quốc, mà còn bị làm giả ở ngay tại Cuba.

https://laodong.vn/phap-luat/phat-hien-them-mot-vu-vnpharma-thu-hai-lap-cong-ty-ma-ban-thuoc-ung-thu-gia-572197.ldo
L.HÀ - C.NGUYÊN - T.LINH

ĐÂU LÀ RANH GIỚI CỦA SỰ TỬ TẾ

Ong Bắp Cày

Cuối cùng thì Sở 4T Thừa Thiên Huế cũng đã phải xin lỗi bác sĩ Truyện và hoàn trả ông này 5 triệu tiền phạt.

Động thái trên có lẽ có tác dụng ru ngủ dư luận hơn là giáo dục, bởi đến một đứa trẻ con cũng biết phát ngôn của bác sĩ Truyện là bừa bãi, thiếu đứng đắn, cho dù ông Truyện có nhân danh là góp ý cho lãnh đạo, hay thơm tho hơn là thể hiện quyền tự do ngôn luận. 

Nguyên văn stt của bác sĩ Truyện: "Mụ ni về nghỉ là vừa, để các GS có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay và dẫn dắt ngành y sang một bước tiến mới. Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở".

Tôi đồng ý rằng, với phát ngôn ấy, không thể phạt, vì không thể chứng minh được ông Truyện nói xấu Bộ trưởng chỗ nào. Nhưng đọc stt tôi vẫn thấy có gì đó không ổn. Khó có ai có thể tiếp thu lời góp ý tương tự như vậy. Nó chối tai và nhiều người hiểu rằng đó là sự mạt sát, hạ nhục hơn là góp ý.

Tôi đọc stt của bác sĩ Truyện và rất khó để tìm thấy sự "góp ý" trên tinh thần xây dựng. Trái lại, đọc giọng văn ấy, tôi thấy trong đó sự bất mãn, hằn học, có phần hàm hồ. Sự hàm hồ thể hiện ở đoạn "Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở". Thực tế không khó để kiểm chứng việc Bộ Y tế đã có nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an ninh bệnh viện và bảo vệ nhân viên ngành y và tương tự như vậy, Bộ trưởng Kim Tiến cũng là người liên tục xuất hiện tại các cơ sở. 

Nhìn một cách tổng thể, đó là một phát ngôn bừa bãi, thiếu ý thức.

Cần nhắc lại, chính bác sĩ Truyện cũng đã thừa nhận rằng, "rất ăn năn, hối hận về hành vi thiếu ý thức", nên đã gỡ bỏ nội dung đã đăng.

Ở đây, lằn gianh giữa tự do ngôn luận và vi phạm pháp luật rất mong manh. Cho dù là khó phân định, nhưng phát ngôn ấy kèm lời xin lỗi của vị bác sĩ này trên mạng xã hội đã cho thấy nhân cách của ông ta.

Bạn tôi nói với 1 nhóm bạn về sếp của mình trong 1 buổi liên hoan: "Cha đấy đéo thiết kể nổi cái móng cầu thì về mẹ vườn đi, làm sếp thế đéo nào được.". Chuyện đó không biết đến tai sếp hay không, và những ai chứng kiến đều cho là lời nói xấu. Tôi đố ai giải thích được đó là lời góp ý và giả sử sếp nghe thấy, sếp có tiếp thu "ý kiến góp ý" đó không?

Phải chăng đó là tự do ngôn luận?

Người tử tế và tỉnh táo không "góp ý" cho cấp trên của mình bằng thứ ngôn từ như vậy.

Thực tế, có thể chưa đủ cơ sở pháp lý chắc chắn để phạt 5 triệu, nhưng phải xin lỗi một người phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội thì có vẻ gì đó khiên cưỡng. 

Anh Truyện quá hèn, sao không gọi điện mà góp ý cho tử tế , hoặc có thể góp ý bằng văn bản, mà lại chơi trò sủa đổng?  

Câu trả lời là HÈN. 

Tiền lệ này, cùng với việc bao che, bảo kê của kền kền, vô tình hay hữu ý sẽ cổ súy cho đám giẻ rách tích cực hơn nữa trong việc "góp ý" cho các lãnh đạo cao cấp hay ai đó với nội dung, câu chữ tương tự như thế trên mạng xã hội.

Lúc đó trách ai nếu nó rơi vào chính các nhà báo, luật sư, hay đại biểu quốc hội?

ĐÃTẠM ĐÌNH CHỈ 6 CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRONG VỤ "LUẬT NGẦM TRÊN SÔNG"

Khoai@

Sau loạt bài "Luật ngầm trên sông", 6 CSGT đường thủy phụ trách khu vực sông Đồng Nai đoạn qua địa bàn H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương) đã bị tạm đình chỉ, để xác minh làm rõ những có hay không những tiêu cực trong quá trình tuần tra, kiểm soát phương tiện.

Trong những người bị tạm đình chỉ công tác có 4 người ngồi trên ca nô số hiệu CA61-0015 đi lấy những “tờ nhỏ” của chủ các sà lan, thuyền chở vật liệu xây dựng lưu thông trên sông Đồng Nai và 2 cán bộ khác có liên quan đến ê kíp trực.

Hiện tại, Phòng CSGT cũng như Công an Bình Dương vẫn chưa thể cung cấp thông tin chi tiết cho báo chí vì đang trong quá trình xác minh.

Trung tá Huỳnh Văn Thành, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bình Dương, cho biết sau khi có kết quả xác minh sẽ tiến hành xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những CSGT vi phạm.

Hôm qua 25/10, thượng tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT (C67 - Bộ Công an), cho biết lãnh đạo C67 đã nắm được các thông tin liên quan đến loạt bài “Luật ngầm” trên sông mà báo chí đăng tải. 

"Trước hết, Cục CSGT cảm ơn báo chí trong việc phản ánh về các hoạt động của lực lượng CSGT", ông Bình nói.

Ông Bình cho biết hiện C67 phối hợp với các đơn vị địa phương khẩn trương xác minh, làm rõ thông tin mà báo đã phản ánh. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến vấn đề thực hiện quy trình, chế độ công tác của các cá nhân, đơn vị có liên quan. 

"Quá trình xác minh làm rõ nếu có sai phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của ngành", thượng tá Bình khẳng định.

Thượng ta Bình cũng nói, qua sự việc này, Cục CSGT sẽ tăng cường việc kiểm tra đối với lực lượng trong việc thực hiện quy trình, chế độ công tác, văn hóa ứng xử...

Hi vọng, cục CSGT và công an Bình Dương sẽ sớm công bố kết quả để công khai trước dư luận.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

CẢNH SÁT GIAO THÔNG HÀ NỘI DỌN BÙN THẢI TRÊN ĐƯỜNG

Cảnh sát giao thông dọn "bẫy" bùn trên đường

ANTD.VN - Phát hiện nhiều bùn đất rơi vãi trên đường Nghiêm Xuân Yên, Hoàng Mai, Hà Nội, tổ công tác của Đội CSGT số 14, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội đã nhanh chóng dọn "bẫy" đảm bảo an toàn cho người dân.

Vào khoảng 7h sáng nay 29-9, tổ công tác của Đội CSGT số 14, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội gồm Thượng úy Đặng Quỳnh và Thượng sỹ Nguyễn Quang Hưng làm nhiệm vụ tại đường Nghiêm Xuân Yêm, Hoàng Mai, phát hiện cả một đoạn đường dài bị ngập trong bùn đất.

Qua điều tra sơ bộ, CSGT xác định nguyên nhân của số đất, bùn này do một chiếc xe tải nào đó khi đi qua đoạn đường này đã bị tụt ben. Hậu quả bùn đất rơi vãi khắp đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tổ công tác của Đội CSGT số 14 hỗ trợ công nhân vệ sinh tham gia dọn bùn đất trên đường để đảm bảo ATGT

Do khối lượng bùn đất trên mặt đường rất lớn, cộng với thời tiết sáng sớm mưa đã khiến cho đoạn đường trên trơn trượt. Bùn đất tạo thành một cái bẫy dài bẫy người tham gia giao thông.

Để đảm bảo ATGT, phòng ngừa tai nạn, Thượng úy Đặng Quỳnh và Thượng sỹ Nguyễn Quang Hưng đã điện báo cho Công ty môi trường nhanh chóng cử người đến dọn dẹp. Hai CSGT vừa phân công nhau phân luồng ở cả hai chiều đường vừa hỗ trợ công nhân vệ sinh thu dọn số bùn đất này.

Do khối lượng bùn đất khá nhiều nên phải sau hơn 1 giờ tập trung thu dọn, "bẫy" bùn đất trên đoạn đường này mới được dọn sạch. Chứng kiến hành động của CSGT, những người tham gia giao thông trên đường không khỏi cảm mến.

Thông tin với phóng viên Báo ANTĐ, chỉ huy Đội CSGT số 14 cũng cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ lái xe làm rơi bùn đất trên đường để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

QUẢNG TRỊ: NGUYÊN BÍ THƯ ĐẢNG ỦY PHƯỜNG HẦU TÒA VÌ ĐÁNH BẠC

Quảng Trị: Nguyên Bí thư Đảng ủy phường hầu tòa vì đánh bạc

(PLO) - Khi phát hiện công an đến, Nguyễn Xuân Dương - nguyên Bí thư, Chủ tịch HĐND phường Đông Giang (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) đã nhảy từ tầng 3 ngôi nhà xuống để bỏ trốn khỏi sới bạc, nhưng không may bị chấn thương nặng và được lực lượng chức năng đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hành động này được Dương biện minh bằng lý do bản thân hốt hoảng quá nên “bị rơi một cách bị động”.

Các bị cáo tại tòa

Ngày 29/9, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa sơ thẩm đối với các bị cáo Nguyên Minh Hải (SN 1985; quê ở tỉnh Gia Lai; hiện trú tại phường 5, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), Nguyễn Xuân Dương (SN 1979, trú tại phường 5, TP. Đông Hà) – nguyên Bí thư, Chủ tịch HĐND phường Đông Giang, Đỗ Quang Minh (SN 1978; trú tại phường 1, TP. Đông Hà) - nguyên cán bộ Phòng tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Xuân Long (SN 1966; trú tại thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), Cao Văn Hoài (SN 1971; trú tại phường 5, TP. Đông Hà), Nguyễn Đình Định (SN 1987, trú tại phường 5, TP. Đông Hà) cùng về tội “Đánh bạc” và Đàm Duy Thanh (SN 1979; trú tại phường 5, TP. Đông Hà) về tội “Gá bạc”.

Theo cáo trạng, khoảng 12h ngày 29/3/2017, Cao Văn Hoài, Nguyễn Xuân Dương và Nguyễn Đình Định rủ nhau đánh bạc. Sau đó Hoài gọi điện cho Nguyễn Minh Hải rủ đến nhà Đàm Duy Thanh tại số 44 đường Tôn Thất Thuyết, TP. Đông Hà để đánh bạc và được Thanh đồng ý.

Sau khi đến nơi, nhóm này lên tầng 3 nhà của Thanh rồi tổ chức đánh bạc bằng hình thức “Binh” (còn gọi là binh xập xám), với mức đặt cược mỗi ván từ 200 nghìn đồng đến 2 triệu đồng. Và quy định nếu người làm cái thắng 3 ván bài liên tục (còn gọi là “đổ đèo”) thì tiền đặt cược đến 12 triệu đồng.

Sau khi đã thống nhất cách thức đánh và đặt cược thì Hải, Dương và Hoài bắt đầu đánh bài “Binh”, còn Định được cử làm người “cầm xái” - tức là cầm tiền cược của những người chơi, sau khi ván bài kết thúc, căn cứ kết quả thắng thua thì Định sẽ đưa số tiền đó cho người làm cái để thanh toán thắng thua, và khi có ván bài “đổ đèo” thì Định thu từ số tiền đặt cược đó 200 nghìn đồng để đưa cho Thanh (chủ nhà). Tổng cộng Định đã có 4 lần đưa tiền cho Thanh với số tiền 800 nghìn đồng.

Khoảng hơn 16h, biết tại nhà Thanh đang có đánh bạc nên Nguyễn Xuân Long đi đến, nhưng vì đã đủ người chơi nên ngồi sau vị trí của Dương và đặt tiền cược chung với Dương, mỗi ván từ 200 – 500 nghìn đồng.

Đến 18h cùng ngày, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện, bắt quả tang thu giữ tại chiếu bạc số tiền 196 triệu đồng và 800 nghìn đồng tiền xâu từ Thanh.

Khi phát hiện lực lượng chức năng, Nguyễn Xuân Dương đã nhảy từ tầng 3 nhà Thanh xuống nhà đổ bằng một tầng bên cạnh hòng bỏ trốn nhưng không may bị chấn thương nặng và được lực lượng chức năng đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu.

Khi chủ tọa hỏi “lúc đó bị cáo không tham gia chơi sao lại hốt hoảng hành động như vậy” thì Dương lý giải rằng thời điểm lực lượng chức năng đến bị cáo đang ra ngoài nghe điện thoại, nhìn thấy công an bất ngờ đến thì hốt hoảng quá nên “bị rơi một cách bị động” và những người khác không biết bị cáo rơi xuống.

Tất cả các bị cáo cũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình và mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật,

Trong các bị cáo này thì Nguyễn Minh Hải từng bị TAND tỉnh Gia Lai xử phạt 2 năm tù giam về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” vào ngày 2/2/2015. Tính tới thời điểm phạm tội vẫn chưa được xóa án tích nên phải chịu tình tiết tăng nặng vì tái phạm và cần cách li bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian để răn đe. Còn Nguyễn Xuân Long có nhân thân xấu, từng 3 lần bị xử phạt hành chính vì tội đánh bạc.

Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, HĐXX quyết định tuyên phạt Nguyễn Minh Hải 15 tháng tù giam; 6 bị cáo còn lại bị xử phạt hành chính, cụ thể: Cao Văn Hoài 40 triệu đồng, Nguyễn Xuân Dương 35 triệu đồng, Nguyễn Xuân Long 35 triệu đồng, Đỗ Quang Minh 35 triệu đồng, Nguyễn Đình Định 15 triệu đồng, tất cả cùng về tội “Đánh bạc”; riêng Đàm Duy Thanh bị xử phạt 10 triệu đồng về tội “Gá bạc”. 

Phạm Quyên