Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

HAI CỰU THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN BỊ ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN 30 ĐẾN 42 THÁNG TÙ


Kiểm sát viên đánh giá, hành vi của bị cáo Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành (cựu thứ trưởng công an) đã gây bức xúc dư luận, làm giảm uy tín của lực lượng công an, cần xử lý nghiêm.

Kiểm sát viên đánh giá hành vi của bị cáo Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành gây bức xúc dư luận, làm giảm uy tín của lực lượng công an, cần xử lý nghiêm.

Sau một ngày xét hỏi công khai, sáng 29/1, phiên xử Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) và hai cựu thứ trưởng công an chuyển sang phần tranh luận. Trước khi các bị cáo và luật sư nêu quan điểm bào chữa, đại diện VKS trình bày bản luận tội kèm mức án đề nghị.

Hai cựu thứ trưởng công an bị đề nghị mức án nào?

Theo đó, VKSND Hà Nội đề nghị HĐXX xử Phan Văn Anh Vũ 14-15 năm tù, Nguyễn Hữu Bách 7-8 năm tù, Phan Hữu Tuấn 6-7 năm tù cùng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Họ bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong công an nhân dân 4-5 năm sau khi chấp hành xong bản án.

Ngoài ra, cơ quan công tố cũng đề nghị xử bị cáo Trần Việt Tân 36-42 tháng tù, Bùi Văn Thành 30-36 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cơ quan công tố, Phan Văn Anh Vũ được tuyển dụng làm nhân viên tình báo của Tổng cục V, Bộ Công an từ 2009. Để tạo điều kiện cho Vũ thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục V, đã sử dụng 2 công ty do Vũ là Chủ tịch Hội đồng quản trị, gồm Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79. Tổng cục V không đầu tư hay góp vốn vào các công ty này, mọi hoạt động đều do Vũ quyết định.

Trước khi phiên xử diễn ra, bị cáo Phan Văn Anh Vũ đang mang 2 bản án (25 năm tù) về tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước và Lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản. Ảnh: P.D.

Lợi dụng danh nghĩa tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo, Vũ đã đề nghị các bộ, ngành và chính quyền địa phương cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của 6 dự án nhà, đất công sản có diện tích lên tới hàng ngàn m2 ở các vị trí đắc địa tại hai thành phố lớn là TP Đà Nẵng và TP.HCM. Tuy nhiên, cơ quan chức năng xác định việc Vũ thuê, chuyển quyền sử dụng nhà đất công trái quy định, sau đó không sử dụng bất động sản vào mục đích nghiệp vụ mà chuyển nhượng hoặc liên doanh liên kết đầu tư kinh doanh gây thiệt hại 1.159 tỷ đồng của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận, làm suy giảm uy tín của lực lượng công an nhân dân.

Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách đã trực tiếp tham mưu hoặc trình lãnh đạo Bộ Công an ký ban hành các văn bản gửi tới các bộ, ngành, UBND TP Đà Nẵng và UBND TP.HCM tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 trong các hoạt động thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, giúp sức tích cực cho Phan Văn Anh Vũ thực hiện các hành vi phạm tội.

Để xảy ra tội phạm trên là do sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ và quản lý tài sản công của Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân đều nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an; sự buông lỏng quản lý và vi phạm quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà, đất công sản của một số lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và TP.HCM.

Bị cáo Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành cần phải xử lý nghiêm

VKSND khẳng định việc truy tố các bị cáo về các tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoàn toàn có căn cứ, đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Cơ quan tố tụng nhận định các bị cáo đều là cán bộ có chức vụ cao nhưng không giữ được bản lĩnh, kỷ luật mà còn hậu thuẫn hoặc thiếu trách nhiệm để Vũ lợi dụng tổ chức bình phong, thâu tóm các lô “đất vàng” để hưởng lợi bất chính.

Vụ án không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an nhân dân. Trong vụ án này, Vũ là người chủ động yêu cầu, chi phối các bị cáo khác và người chiếm hưởng số tiền thu lợi bất chính. Quá trình điều tra và xét hỏi tại tòa, bị cáo không thành khẩn khai cáo nên cần xử lý nghiêm khắc.

Bị cáo Nguyễn Văn Bách là người chỉ đạo nghiệp vụ Phan Văn Anh Vũ, biết bất động sản không được sử dụng vào mục đích nghiệp vụ nhưng vẫn ký văn bản hậu thuẫn cho Vũ tại 6 nhà đất công sản gây thiệt hại hơn 1.300 tỷ đồng. Do chưa thành khẩn khai báo và đổ lỗi cho người khác nên VKSND cho rằng Phan Hữu Bách cần bị xử lý nghiêm khắc.

Cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Phan Hữu Tuấn cũng bị đề nghị xử lý nghiêm khắc do giữ vai trò giúp sức tích cực, thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng. Do hai bị cáo đã nhận một phần trách nhiệm, có thành tích trong công tác và chưa chứng minh có sự hưởng lợi cá nhân nên cần xem xét giảm nhẹ.

Hành vi của bị cáo Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, theo kiểm sát viên đã gây bức xúc dư luận, làm giảm uy tín của lực lượng công an, cần phải xử lý nghiêm. Quá trình điều tra, hai cựu thứ trưởng thành khẩn khai báo, có nhân thân tốt và thành tích trong công tác nên cần xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Các bị cáo liên quan vụ án đưa ra xét xử ngày 28/1. Ảnh: P.D.

Phan Văn Anh Vũ thừa nhận sai, không kêu oan

Trong phần thẩm vấn hôm trước, Vũ không kêu oan nhưng chỉ thừa nhận sai phạm có mức độ. “Bị cáo có 8 phần làm đúng, 2 phần làm sai thôi nhưng không ai ghi nhận cái đúng. Bị cáo đã làm được nhiều điều tốt cho ngành, cho Bộ Công an, cho xã hội nhưng không ai công nhận", Vũ phân trần.

Từng viết đơn xin giao nộp 7 lô đất bị cáo buộc thâu tóm bằng danh nghĩa công ty bình phong nhưng đến nay, Vũ cho rằng bản thân không sai. Bị cáo sẵn sàng trả lại 2 lô đất ở Đà Nẵng và mong HĐXX cho phép tiếp tục triển khai, sử dụng các dự án còn lại vì liên quan đến đối tác và nhiều người khác.

Nếu cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành thừa nhận tội danh theo cáo trạng đã truy tố và mong HĐXX xem xét thêm nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án thì ông Trần Việt Tân nhận trách nhiệm là người đứng đầu phụ trách lĩnh vực tình báo sau những sai phạm xảy ra. Hai bị cáo này và cấp dưới gồm các ông Nguyễn Hữu Bách, Phan Hữu Tuấn cũng không kêu oan dù khai không biết việc Vũ “nhôm” chuyển nhượng, cho thuê 7 lô đất ở Đà Nẵng, TP.HCM gây thiệt hại hơn 1.100 tỷ đồng.

Bản cáo trạng của VKSND Tối cao thể hiện Phan Văn Anh Vũ là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 - hai doanh nghiệp được Tổng cục Tình báo sử dụng là tổ chức bình phong. Lợi dụng danh nghĩa này, Vũ đã đề nghị các bộ, ngành và chính quyền địa phương cho thuê đất, chuyển quyền 7 dự án bất động sản, nhà đất công sản có diện tích lên tới hàng nghìn m2 tại Đà Nẵng và TP.HCM không qua đấu giá sau đó sử dụng sai mục đích gây thiệt hại 1.159 tỷ đồng.

Hai cựu thứ trưởng công an hầu toà. Ảnh: P.D.

Ông Bùi Văn Thành bị cáo buộc thiếu trách nhiệm để Vũ "nhôm" chuyển nhượng nhà đất công sản số 129 Pasteur (TP.HCM) cho tư nhân.

Còn cựu thứ trưởng ký 7 văn bản gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị cho các công ty bình phong do Phan Văn Anh Vũ được thuê các nhà đất tại số 16 Bạch Đằng (Đà Nẵng), nhà đất tại số 15 Thi Sách và nhà đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực (TP.HCM). Sau đó, do thiếu trách nhiệm kiểm tra, ông Tân không phát hiện, ngăn chặn được các hành vi vi phạm của Vũ.

Hai bị cáo Nguyễn Hữu Bách, Phan Hữu Tuấn với trách nhiệm phụ trách trực tiếp sĩ quan tình báo Vũ "nhôm" liên quan việc soạn thảo các văn bản tạo điều kiện để Vũ thâu tóm đất công.

Khai trước tòa, bị cáo Thành nói rằng khi vụ án được khởi tố, ông mới biết nhu cầu phát triển nghiệp vụ tại khu đất 129 Pasteur không được công ty của Vũ "nhôm" thực hiện.

VỤ PHÓNG VIÊN TỐNG TIỀN DOANH NGHIỆP Ở NGHỆ AN: NÊN MỞ RỘNG ĐIỀU TRA

Cuteo@

Anh Phóng viên Nguyễn Huy Hoàng của Tạp Chí Quê Hương bị công an huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An bắt quả tang khi đang tống tiền một doanh nghiệp khai thác đất. Khi anh bị bắt, Tạp chí Quê Hương chối bai bải rằng không có phóng viên nào tên Nguyễn Huy Hoàng và rằng anh này giả mạo nhà báo. Nhưng sau khi công an làm rõ giấy giới thiệu mà anh phóng viên này mang theo, dùng để giao dịch với các doanh nghiệp là thật thì Tạp chí này mới nhận là phóng viên của mình.

Lạ là ở chỗ, người phụ trách nhân sự của Tạp chí mà lại không biết Tạp chí của mình có anh phóng viên mới, được kí hợp đồng 6 tháng. 

Không thể tin được khi ông nhà báo, luật gia Ngô Doanh là người chịu trách nhiệm mà lại không biết đơn vị mình có nhân sự nào.

Hôm qua, 28/1/2019 đại diện tạp chí Quê hương Ngày nay là ông Bùi Văn Mạnh - phụ trách phóng viên và in ấn tạp chí Quê hương Ngày nay xác nhận Nguyễn Huy Hoàng (SN 1975, trú tại xã Nghi Phú, TP Vinh), người đang bị Công an huyện Nam Đàn tạm giữ, là phóng viên thử việc 6 tháng của tòa soạn. 

Theo ông Mạnh, phóng viên Nguyễn Huy Hoàng mới ký hợp đồng thử việc cách đây 1 tháng và hôm 27/1, trước khi đi làm Hoàng không hề báo cáo công việc với cấp trên.

Trước đó, ông Ngô Doanh, người như ghi trong giấy phép là người chịu trách nhiệm của cơ quan đại diện tạp chí Quê hương Ngày nay tại miền Trung, Tây Nguyên cho biết, người bị Công an huyện Nam Đàn bắt giữ không phải là phóng viên hay cộng tác viên của tạp chí. 

Về chuyện này, ông Mạnh giải thích thiếu thuyết phục rằng, ông Ngô Doanh chỉ phụ trách tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên nên không nắm rõ được quân số của tòa soạn. Sau khi rà soát lại, Ban biên tập đã thông tin đến ông Doanh và cơ quan công an.

Hehe, thế hóa ra phóng viên Nguyễn Huy Hoàng không phải của khu vực miền Trung - Tây Nguyên à?

Phóng viên Nguyễn Huy Hoàng bị Công an xã Nam Thái phối hợp với Công an huyện Nam Đàn bắt giữ trong lúc đang có hành vi tống tiền (11 triệu) của một doanh nghiệp chuyên khai thác đất vào trưa 27/1.

Khi bị bắt, phóng viên Nguyễn Huy Hoàng xuất trình 1 giấy giới thiệu do tạp chí Quê Hương Ngày Nay cấp.

Ngay sau đó, Nguyễn Huy Hoàng cùng tang vật đã được đưa về trụ sở Công an huyện Nam Đàn để phục vụ công tác điều tra và vào chiều hôm qua anh ta được tại ngoại.

Một nguồn tin từ Nghệ An cho biết, chiếc xe ô tô BKS 37A 10720 mà Nguyễn Huy Hoàng sử dụng như trong hình dưới chính là chiếc xe cách đây gần 1 tháng tức trong 3 ngày 3,4,5/1/2019 đã liên tục "càn quét" trên ở hầu hết các doah nghiệp khai thác mỏ ở 3 huyện Nghĩa Đàn,Quỳ Hợp,Quỳ Châu... 

Người dân phát hiện trên xe này, ngoài Nguyễn Huy Hoàng, thì còn có phóng viên tên là Tùng ở Tạp chí Môi Trường Đô Thị, có nữ phóng viên tên Ngọc và một người tên là "MS", nhưng "MS" chỉ tham gia được 1 ngày rồi về. 

Người dân không tin phóng viên Nguyễn Huy Hoàng đi tống tiền một mình mà có cả người khác. Tình tiết này đã không được các báo nhắc đến, làm người đọc hiểu rằng Hoàng tổng tiền 1 mình và nếu không làm rõ, thì rất có thể sẽ bỏ lọt tội phạm.

Theo tôi, công an huyện Nam đàn nên mở rộng điều tra vụ án. Những doanh nghiệp nào đã bị các đối tượng này tống tiền nên hợp tác với công an để thuận lợi trong việc điều tra kết luận vụ việc.

VŨ NHÔM VÀ 2 CỰU TƯỚNG CÔNG AN RA TÒA

Sáng 28/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Nova Bắc Nam 79; cựu Thượng tá, Phó Trưởng phòng Tổng cục V, Bộ Công an) và 4 đồng phạm.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ khai báo trước tòa. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong đó, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") cùng 2 bị cáo: Nguyễn Hữu Bách (sinh năm 1963, cựu Đại tá, Phó Cục trưởng Cục B61, Tổng cục V, Bộ Công an), Phan Hữu Tuấn (sinh năm 1955, cựu Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về cùng tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356, khoản 3 - Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Hai bị cáo: Bùi Văn Thành (sinh năm 1959, cựu Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an) và Trần Việt Tân (sinh năm 1955, cựu Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285, khoản 2 - Bộ Luật Hình sự năm 1999.

Tổng cộng, có 10 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. 

Tại phiên tòa, đại diện các tổ chức và một số cá nhân gồm: UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND thành phố Đà Nẵng, Công ty TNHH I.V.C, Công ty cổ phần Novahome Madison, Công ty TNHH Madison, Công ty cổ phần đầu tư Park View, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam… có mặt với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, quá trình điều hành Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, Phan Văn Anh Vũ đã lợi dụng danh nghĩa của Bộ Công an để đề nghị các bộ, ngành và chính quyền địa phương cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của các dự án nhà, đất công sản có diện tích lên tới hàng ngàn m2 ở các vị trí đắc địa tại hai thành phố lớn là Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, trái quy định của pháp luật như: Không qua đấu giá, xin giảm giá, giảm hệ số sinh lợi và nhiều ưu đãi khác... nhằm thu lợi cá nhân, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận, làm suy giảm uy tín của lực lượng Công an nhân dân.

Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách đã trực tiếp tham mưu hoặc trình lãnh đạo Bộ Công an ký ban hành các văn bản gửi tới các Bộ, ngành, UBND thành phố Đà Nẵng và UBND Thành phố Hồ Chí Minh xin hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 trong các hoạt động thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, giúp sức tích cực cho Phan Văn Anh Vũ thực hiện các hành vi phạm tội. 

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhận định, để xảy ra tội phạm trên là do sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ và quản lý tài sản công của Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân (đều nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an); sự buông lỏng quản lý và vi phạm quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà, đất công sản của một số lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng và UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số các bị cáo, Phan Văn Anh Vũ đã lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp bình phong, với sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Bách, Phan Hữu Tuấn thông qua các văn bản nghiệp vụ để được thuê, nhận chuyển nhượng các bất động sản không phải qua đấu giá, trái quy định của Nhà nước. Thực tế, các văn bản này có tính chất yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan phải cho Phan Văn Anh Vũ được thuê, mua chỉ định; được hưởng các ưu đãi khi mua bán, chuyển nhượng các dự án nhà, đất công sản này với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường; trái với quy định của pháp luật.

Sau khi thực hiện được việc thuê, mua hoặc chuyển nhượng các dự án nhà đất này, Phan Văn Anh Vũ không dùng vào mục đích phục vụ công tác nghiệp vụ mà chuyển thành tài sản mang tên cá nhân mình hoặc người thân trong gia đình hoặc chuyển nhượng, liên doanh với người khác nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.159 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, ban đầu bị cáo Phan Văn Anh Vũ thừa nhận hành vi phạm tội và có đơn xin giao nộp 7 tài sản do phạm tội mà có để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, đến nay, Phan Văn Anh Vũ không thừa nhận hành vi phạm tội mà còn có đơn xin không giao nộp 7 tài sản này.

Hai bị cáo Nguyễn Hữu Bách và Phan Hữu Tuấn bị Viện Kiểm sát đánh giá là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ đối với Phan Văn Anh Vũ. Nguyễn Hữu Bách soạn thảo, ký nháy, còn Phan Hữu Tuấn trực tiếp ký ban hành hoặc ký nháy để tham mưu, trình lãnh đạo Bộ Công an ký ban hành các văn bản, tạo điều kiện và giúp sức tích cực cho Phan Văn Anh Vũ thực hiện các hành vi phạm tội đối với 6 dự án nhà đất công sản, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.134 tỷ đồng.

Bị cáo Bùi Văn Thành (bên phải), cựu Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an và bị cáo Trần Việt Tân (bên trái), cựu Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an tại phiên tòa. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Bị cáo Bùi Văn Thành đã thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thẩm định giá nhà, đất tại số 129 Pasteur (Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh); không chỉ đạo để các đơn vị chức năng biết, quản lý, theo dõi cơ sở nhà, đất, phục vụ mục đích an ninh. Khi Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng nhà, đất này cho người khác nhưng Bùi Văn Thành đã không báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn, dẫn đến gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước với số tiền gần 223 tỷ đồng. 

Bị cáo Trần Việt Tân đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ Công an, để Phan Văn Anh Vũ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và các văn bản của Bộ Công an xin nhận quyền sử dụng đất đối với các nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh không qua đấu giá và không sử dụng vào công tác nghiệp vụ của ngành Công an, dẫn đến gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước với số tiền trên 155 tỷ đồng.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ 28 - 30/1.

Kim Anh - Nguyễn Cúc (TTXVN)

ĐẶNG VĂN LÂM - NGƯỜI TRUYỀN LỬA

Bài trả lời phỏng vấn của thủ môn Đặng Văn Lâm với phóng viên của tờ Soviet Sports (Nga) quá hay! Có nhiều cách để yêu tổ quốc mình, nhưng với sự khát khao và cống hiến của thủ môn này, bạn ấy xứng đáng là "người truyền lửa" cho các bạn trẻ ngày nay.

***

"- Anh sinh ra ở Nga, tại sao giờ lại chơi cho đội tuyển quốc gia Việt Nam?

- Tôi sinh ở Moskva, có mẹ là người Nga và bố là người Việt Nam. Mẹ tôi là diễn viên và bố là vũ công ballet. Họ gặp nhau trong một lần tập luyện ở Viện nghệ thuật sân khấu Nga. Chúng tôi sống ở đó khoảng tám năm và đến khi tôi học cấp hai thì gia nhập Spartak Moskva.

- Anh từng đăng tấm ảnh trắng đen và đội mũ như Lev Yashin trong ngày sinh nhật. Thời anh còn bé chắc chắn không thể chứng kiến ông ấy thi đấu. Vậy ai là thần tượng của anh?

- Tôi không thích từ "thần tượng".

- Vậy ai là người anh muốn noi theo trong sự nghiệp?

- Lev Yashin là người mà bất cứ thủ môn nào cũng phải học hỏi. Những năm gần đây tôi thích Buffon và Casillas. Hiện tại có rất nhiều thủ môn giỏi mà tôi ngưỡng mộ, nhưng đó không phải kiểu thần tượng. Tôi chỉ xem họ như đồng nghiệp và có những điều tôi cần học hỏi.

- Với anh ai là thủ môn hay nhất thế giới hiện nay?

- Tôi nghĩ là De Gea. Courtois cũng xuất sắc.

- Tại sao anh lại rời Nga?

- Với CLB Dynamo tôi đã chơi tốt, tôi có vị trí trong đội hình hai của họ. Tôi tập luyện với một số thủ môn có kinh nghiệm, lắng nghe và học hỏi từ họ rất nhiều. Tôi là người trẻ nhất ở đó. Khi gần kết thúc hợp đồng, những người ở Học viện nói với tôi rằng tôi sẽ không được ký hợp đồng chuyên nghiệp.

- Rồi anh lập tức sang Việt Nam?

- Tôi biết khả năng của bản thân có thể chơi cho Dynamo hay chơi ở Nga. Nhưng khi đó có nhiều điều không suôn sẻ. Tôi đã nhờ bố tôi tìm cho tôi một đội bóng ở Việt Nam. Chúng tôi tìm kiếm trên mạng và lên một danh sách rồi sau đó bay sang Việt Nam.

- Anh có biết tiếng Việt hay từng đến đó trước đây?

- Chúng tôi từng du lịch Việt Nam khi tôi còn nhỏ. Tôi biết tiếng Việt vì ở nhà bố nói tiếng Việt với chúng tôi, còn mẹ tôi thì nói tiếng Nga. Chúng tôi biết hai ngôn ngữ. Tôi không biết nhiều từ vựng tiếng Việt lắm và khi sang đó tôi mới bắt đầu học thêm, cả đọc lẫn viết.

- Được đào tạo ở Spartak và Dynamo, cao 1,88m nên có lẽ anh không khó khăn để tìm được bến đỗ?

- Tôi có sự lựa chọn. Đầu tiên tôi đến một đội bóng ở thủ đô. Khi tôi hỏi nơi thay đồ, họ chỉ ra phía sau cánh cửa. Khi tôi mở cửa thì đấy là toilet. Tôi phải thay đồ trong nhà vệ sinh khi tất cả mọi người đều làm thế. Tôi bị sốc. Nó quá khác so với những gì tôi đã trải nghiệm trước đây. Tôi vẫn tập luyện nhưng nhận ra nơi đây không thuộc về mình. Thử một, hai CLB rồi tôi bay vào Sài Gòn. Tôi tìm thấy một đội bóng và gặp vấn đề tương tự. Cuối cùng tôi đến với HAGL, khi đó họ có hợp tác với Arsenal. Sân tập của họ rộng rãi, cơ sở vật chất đầy đủ. Tôi quyết định ký hợp đồng với họ. Tôi tin rằng chuyện cổ tích của bản thân sẽ bắt đầu ở đây. Năm 18 tuổi, tôi đã tập luyện cùng với đội hình chính của họ.

- Nhưng...

- Mùa đầu tiên tôi chỉ có tập mà không được thi đấu. Mùa thứ hai cũng thế. Tôi được gọi vào đội U19 quốc gia nhưng không thể đá chính cho CLB.

- Vấn đề ở đâu?

- Tâm lý. Có sự khác biệt trong văn hóa giữa Nga và Việt Nam.

- Anh có thể nói rõ hơn?

- Tiếng Việt của tôi lúc đó chưa tốt. Thứ hai, tôi đến đó và cư xử như một người Nga, một người nước ngoài. Họ có vẻ không thích tôi, không thích "cái gã người Nga này". HLV không điền tên tôi vào danh sách thi đấu. Trong một năm rưỡi đầu tiên tôi may mắn khi làm việc với HLV thủ môn người Thái Lan. Ông ấy không quan tâm tôi đến từ đâu và nói tiếng gì. Chúng tôi đã làm việc với nhau rất ăn ý. Ông ấy nhận thấy tôi có những tố chất mà thủ môn Việt Nam khó có.

- Họ không thích anh ngay từ đầu sao?

- Vì có những khác biệt. Ví dụ thế này: Ở Nga bạn có thể nhẹ nhàng tiếp cận HLV, nói những điều bạn chưa hài lòng. HLV dễ dàng lắng nghe và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Ở châu Á thì khác. HLV luôn là người đúng và bạn không được tranh cãi. Người càng lớn thì càng biết nhiều và khi đối mặt với họ bạn phải hạ thấp ánh mắt xuống. Trước đây tôi không hiểu chuyện. Tôi thường nói thẳng ý kiến với HLV, đôi khi tranh cãi. Ở Việt Nam, hành động này được xem là ngạo mạn. Mùa thứ hai, họ đem tôi cho CLB ở Lào mượn.

- Thời gian ở Lào thì sao?

- Anh không tưởng tượng nổi đâu, giải đấu ở đó ít phát triển hơn. Tuy nhiên, tôi lại không hối tiếc về quãng thời gian ở đó. Đó là thử thách với tôi và là quãng thời gian đáng giá.

- Anh có thể kể về các trận đấu ở Lào không?

- Có nhiều điều đã xảy ra. Ở Việt Nam nhiệt độ thường cao còn ở Lào là nóng kinh khủng. Khi tivi nói rằng hôm nay có gió tức là bạn tốt nhất là không nên ra ngoài. CLB của tôi có xe buýt đưa đón cầu thủ, từ nơi ở ra sân tập. Chúng tôi đi tập mỗi ngày còn xe buýt thì thường không khởi động. Thế nên, mỗi ngày chúng tôi phải đẩy xe đi từ 10-20 mét để cho tài xế có thể nổ máy. Xe không có điều hòa còn bên ngoài nóng như đổ lửa. Chúng tôi phải đổ nước vào ghế mới có thể ngồi xuống mà không bị phỏng.

Sau một năm chơi chuyên nghiệp ở Lào, tôi là thủ môn giỏi nhất, đội của tôi đứng thứ hai của giải. Đó là mùa bóng chuyên nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp của tôi.

- Sau đó anh trở lại Việt Nam?

- Tôi có đi nghỉ ở Nga, khi trở lại Việt Nam thì nghĩ rằng mình sẽ quay về HAGL. Nhưng chuyện tương tự như ở Spartak lại xảy ra. Họ thông báo chấm dứt hợp đồng với tôi. Ba năm ở Việt Nam và tôi đã không hoàn thành được mục tiêu mà bản thân đặt ra. Tôi muốn đến Việt Nam, tập luyện thi đấu, được chơi cho đội tuyển quốc gia để khiến bố tôi tự hào. Nhưng tôi đã thất bại.

- Rồi anh trở về Nga?

- Tôi không muốn trở về. Trở về thì sự nghiệp chơi bóng của tôi sẽ chấm hết. Tôi tin rằng mình có thể tiếp tục. Tôi nhờ bác ở Việt Nam tìm một đội bóng ở giải hạng Nhất nhưng khi đó tôi cũng không được cho ra sân. Bốn năm liền không thi đấu ở Việt Nam. Tôi không hiểu nổi sao bản thân có thể chịu đựng tốt đến vậy. Tôi khi đó nhận lương 200 đôla một tháng, sinh hoạt cùng các đồng đội ở một nơi có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn bình thường ở Việt Nam.

Bố của tôi gọi cho tôi, ông ấy gần như khóc và yêu cầu tôi trở về Nga. Ông nói với mức lương tôi nhận, thà về nhà làm người gác cổng.

- Rồi anh trở về Moskva?

- Tôi đã trở về, năm 2014. Tôi đi học trường tài chính vì mẹ muốn tôi ăn học tử tế. Tôi chả hiểu gì ở trường và chỉ được điểm cao mỗi môn thể dục. Tôi chỉ học được hai tháng.

- Anh nghỉ ngang à?

- Đúng, nhưng không phải do tôi. Tình cờ một người bạn bảo tôi tham gia cuộc thi do nhãn hàng thể thao tổ chức. Phần thưởng là các cầu thủ sẽ được đưa đi London. Tôi được chọn vào vòng chung kết và anh không thể tin nổi đâu, đối thủ của tôi là người mà Spartak từng chọn thay vì tôi. Một lần nữa chúng tôi đã đối đầu với nhau. Nhưng điều lạ lùng là anh ta không muốn tiếp tục theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng anh ta đã được ban tổ chức chọn. Anh ta là người Nga và tốt nghiệp đại học hàng không. Cuộc thi đó khiến tôi nhận ra là bản thân mình yêu bóng đá như thế nào. Tôi muốn tiếp tục con đường này chứ không phải đi học kinh tế.

- Rồi sau đó?

- Tôi đã chơi cho một đội nhỏ tên là Solaris rồi thông qua một số người quen, tôi được giới thiệu vừa thi đấu vừa làm HLV cho các cầu thủ nhí. Chơi bóng và làm việc ở đó lương rất cao và là công việc tốt nhất tôi có thể có. Nhưng khi xét đơn, họ yêu cầu tôi phải đổi quốc tịch thi đấu. Trước đây tôi từng chơi cho đội trẻ của đội tuyển Việt Nam nên giờ tôi phải đổi về Nga. Bạn chỉ có thể đổi quốc tịch thi đấu một lần trong đời theo luật. Tôi đã phân vân, giữa việc làm việc ở Nga và một bên là giấc mơ chơi bóng cho Việt Nam. Chả ai ở Việt Nam cần tôi cả nên tôi quyết định sẽ đi đổi quốc tịch thi đấu. Để làm được điều đó tôi phải gọi đến Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF và nhờ họ làm các thủ tục. Một HLV thủ môn ở Việt Nam mà tôi liên hệ đã khuyên tôi đừng vội. Ông ấy nói ở Việt Nam không có thủ môn nào cao lớn như tôi và bảo tôi đợi.

- Anh làm gì tiếp theo?

- Trong thời gian đó tôi có chơi cho CLB Duslar và chúng tôi giành chức vô địch. Huy chương đầu đời khiến tôi có thêm động lực. Tôi đã quyết định viết một bức thư "cầu cứu" trên Facebook, gửi đến người hâm mộ Việt Nam. Gần đây bức thư ấy được chia sẻ rộng rãi trở lại.

Sau đó tôi viết thư cho các phóng viên thể thao. Một trong số họ cho tôi số của HLV đội U23 Việt Nam. Ông ấy nói ông ấy sẽ suy nghĩ. Lúc đó dư luận chia làm hai bên, một bên muốn cho tôi cơ hội còn một bên thì nghĩ rằng cho một người lạ vào đội tuyển có thể gây xáo trộn. Ít ngày sau ông ấy gọi lại và nói chưa cần tôi.

Tôi không được vào đội tuyển nhưng nhờ lá thư ấy nhiều người biết đến tôi và có đội bóng cần tôi. Tất cả các tờ báo ở Việt Nam khi đó đều viết về một gã người Nga muốn chơi cho Việt Nam. Một tuần sau, Chủ tịch của CLB Hải Phòng hỏi tôi muốn sang đây không và muốn nhận lương bao nhiêu. Tôi nói tiền bạc không quan trọng. Ông ấy đáp: "Sang ngay".

- Rồi anh đã được chơi bóng?

- Không phải ngay lập tức. Vì thủ môn của Hải Phòng khi ấy là huyền thoại của họ. Sau chín vòng đấu, thủ môn chính bị thủy đậu. Đó là mùa giải anh ấy chơi hay nhất, năm trận giữ sạch lưới, chín trận không thua và đội bóng đang đứng nhất. Anh ấy ốm và tôi được tạo cơ hội vào sân. Nhưng tôi vẫn rất hồi hộp. Ba ngày tôi ăn không ngon ngủ không yên. Trận đó chúng tôi thua 1-2 và thua đúng vào phút cuối. Tôi bị đem ra làm tâm điểm chỉ trích, chỉ có Chủ tịch là ủng hộ tôi. Trận tiếp theo tôi lại được cho ra sân và là trận đầu tiên tôi giữ sạch lưới.

Sau hai trận ở V-League tôi được gọi vào đội tuyển quốc gia, như là thủ môn số ba. Giải AFF Cup năm đó tôi không được thi đấu. Kể từ đó, tôi là thủ môn số một ở CLB. Tôi có trận ra mắt đội tuyển quốc gia năm 2017, trong trận đấu với Jordan. Trận đấu hòa 0-0 và tôi là người chơi hay nhất. Một màn ra mắt thành công.

- Những màn ăn mừng của anh gần đây ở đội tuyển có ý nghĩa gì?

- Tôi muốn cho mọi người thấy khát khao của mình. Dù chỉ có một nửa dòng máu là người Việt, nhưng tôi sẵn sàng chiến đấu vì Việt Nam. Tôi đã trải qua hành trình khó khăn. Tôi muốn chứng minh rằng bản thân sẽ không bao giờ từ bỏ, trong những khoảng thời gian vất vả nhất, không ai cần mình, phải sang Lào và gần như từ bỏ sự nghiệp. Nhưng giờ tôi đã ở đây, cùng các đồng đội làm nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam."

Soviet Sports

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

BẮT GIỮ THÀNH VIÊN "CẤP CAO" CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN

Khoai@

Giáp tết, một thành viên cấp cao của tổ chức khủng bố Việt Tân mò về nước, âm mưu hoạt động phá hoại. Nhưng gã chưa kịp thể hiện được gì thì đã bị lực lượng an ninh tóm gọn.

Suốt hơn tuần qua, trang mạng của tổ chức khủng bố Việt tân đưa thông tin ầm ỹ về việc một thành viên cấp cao là Ngô Văn Khảm (còn có tên gọi khác là Chau Van Kham), người Việt quốc tịch Úc đã bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vào ngày 13/1/2019 vừa qua. 

Theo bài viết có tựa đề “Anh đã về đồng hành cùng quốc nội” nhà “dân chủ” Trần Diệu Chân cho biết “Báo chí Úc và thế giới vừa loan tin: Ngày 13 tháng 1 năm 2019, công an thành phố Sài Gòn đã bắt giữ ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân (cư ngụ tại Úc), và ông Nguyễn Văn Viễn, hội viên Hội Anh Em Dân Chủ (sống tại Việt Nam).”



Hiện công an TP.Hồ Chí Minh chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào, song nếu Ngô Văn Khảm bị bắt cũng là chuyện không hề ngạc nhiên. 

Bất kể kẻ nào của tổ chức khủng bố Việt Tân có ý định về nước hoặc đang về nước hoặc sẽ về nước dưới bất kể hình thức nào, dù là công khai hợp pháp hay xâm nhập bất hợp pháp đều sẽ có chung số phận. 

Nói thẳng, bị bắt sống là còn may. Nhất là trường hợp nhận nhiệm vụ về nước để thực hiện âm mưu khủng bố, bạo loạn, gây cháy nổ.... 

Ai cũng rõ tổ chức khủng bố Việt Tân là một tổ chức phản động, hoạt động hướng đến mục tiêu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thủ tiêu chế độ chính trị hiện tại ở Việt Nam. Và để thực hiện được mưu đồ đó, Việt Tân không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào, dù tàn bạo, dã man đến mấy.

Một trong số các hướng hoạt động được Việt Tân coi trọng là phát triển lực lượng ở cả trong và ngoài nước sau đó tìm cách xâm nhậm về Việt Nam với những lời hứa hẹn trời ơi đất hỡi để "động viên", "lên dây cót" cho đồng bọn thực hiện các nhiệm vụ gây bất ổn xã hội ở Việt Nam.

Trong quá khứ, hẳn các bạn chưa quên chiến dịch “Đông Tiến” của tổ chức tiền thân của Việt tân là Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh, xâm nhập lực lượng và súng ống đạn dược vào Việt Nam chống phá cũng như các kế hoạch “Sang sông” sau này của Việt tân. Chiến dịch này bị thất bại thảm hại do lực lượng an ninh nhân dân phát hiện và đấu tranh.

Hẳn các bạn cũng không quên, mới đây 14 con tốt thí của Việt Tân đã thực hiện âm mưu khủng bố nhiều vụ tại TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, mà nổi nhất là thực hiện đánh bom khủng bố tại sân bay Tân Sơn Nhất do Đặng Hoàng Thiện cầm đầu. Cả 14 tên đều đã bị bắt và hiện đang phải chấp hành án trong tù.

Ngô Văn Khảm xâm nhập về Việt nam, chắc chắn không nằm ngoài âm mưu của Việt Tân. Mới xâm nhập về Việt Nam, Khảm đã móc nối liên lạc với Nguyễn Văn Viễn - thành viên của Hội anh em dân chủ, là một cánh tay nối dài cuả Việt Tân tại Việt Nam. 

Đương nhiên, mọi di biến động của Khảm và Viễn đều không thể qua mặt cơ quan an ninh Việt Nam, không thể qua mắt người dân. Và hậu quả cả 2 đối tượng này đã bị bắt. 

Hãy chờ xem chúng khai những gì.

NHÂN QUYỀN KIỂU MỸ

Khoai@

Có thể nói, Mỹ là quốc gia bẩn bựa nhất thế giới dưới góc độ nhân quyền. Nhân quyền chính là chiêu bài để làm giàu cho Mỹ và ăn cướp tài nguyên của các nước khác Đừng nhìn vào nước Mỹ, hãy nhìn vào những gì mà họ làm ở khắp nơi trên thế giới.

Nhìn bản đồ chiến tranh hiện nay trên thế giới, đễ dàng nhận ra, nơi nào Mỹ can thiệp thì cũng là nơi họ biến những nền văn minh rực rõ thành chiến trường đổ nát, mà ở đó, phụ nữ, trẻ em, người già là những nạn nhân đầu tiên.

Mỹ luôn áp dụng tiêu chuẩn kép về nhân quyền cho khắp nơi trên trái đất. Một mặt họ giết dân thường không ghê tay, nhưng khác lại tỏ ra nhân đạo với một số người khác, cho dù những kẻ này là tội phạm của nước sở tại.

Mới hôm qua thôi, Mỹ tấn công IS tại miền Đông Syria khiến 13 dân thường thiệt mạng. 40 người dân vô tội mà hầu hết là phụ nữ và trẻ em đã phải chết tức tưới dưới bom đạn Mỹ. Và họ tửng từng tưng với hành động dã man này.

Ngày 26/1, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tấn công các trang trại của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại khu vực Đông Euphrates của Syria, khiến 42 người thiệt mạng, trong đó có 13 dân thường. Theo SOHR, lực lượng pháo binh từ căn cứ của Mỹ tại mỏ dầu al-Omal đã tấn công các trang trại do IS kiểm soát ở vùng ngoại ô phía Đông tỉnh Deir Ezzor. Số người thiệt mạng có thể gia tăng do có nhiều người bị thương nặng.

Hãy xem một vài hình ảnh trước vào sau khi Mỹ phát động chiến tranh ở vài nơi trên thế giới:














Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

XẢ SÚNG GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT TẠI MỸ GIA TĂNG: DO GIÁO DỤC?

Ong Bắp Cày

Có một thực tế là, hễ có vụ việc như trò bật thầy, cô tát trẻ, hay giết người,.. là các anh chị dân chủ lòi trĩ, các phóng viên kền kền lại đổ cho nền giáo dục nước nhà. Trong khi đó, chuyện giết người như ngóe ở Mỹ thì anh các anh chị lại lờ đi. Vậy chuyện giết người xảy ra như cơm bữa ở Mỹ là lỗi ở cái gì? Hay lại là quần chúng phẫn uất quá?

Chỉ tính riêng trong năm 2018, trên toàn nước Mỹ đã xảy ra hơn 300 vụ xả súng đẫm máu. Mới đây, thảm kịch hôm 7/11 tại bang California khiến 12 người thiệt mạng tiếp tục dấy lên hồi chuông cảnh báo tình trạng mất an toàn súng đạn tại đất nước này. 

Cảnh sát có mặt tại hiện trường vụ xả súng hôm 14/2

Số liệu trung bình hàng năm chỉ ra rằng, mỗi ngày nước này có một vụ xả súng giết người tập thể, khiến hơn 4 người thiệt mạng. 

Tính từ đầu năm 2008 đến ngày 13/11, tổng cộng 308 vụ xả súng đã diễn ra trên toàn lãnh thổ Mỹ. Các tay súng không chỉ là những kẻ có tiền án bạo lực, thành phần của các tổ chức khủng bố, cực đoan mà còn bao gồm cả học sinh, sinh viên và cả cựu chiến binh. 

Năm 2017, cả nước Mỹ đã chấn động nặng nề bởi vụ xả súng đẫm máu ở Las Vegas khiến 59 người thiệt mạng. Sang năm mới 2018, máu của người Mỹ vẫn không ngừng chảy trên quê nhà vì chính các công dân nước này. 

Vụ xả súng đẫm máu tại trường Trung học Stoneman Douglas, thành phố Parkland, Florida xảy ra khi giờ học gần kết thúc vào đúng ngày Lễ Tình yêu Valentine 14/2, cướp đi sinh mạng của 17 người vô tội, đa phần trong số đó là các em học sinh. Nghi phạm ném lựu đạn khói, kích hoạt báo cháy trước khi bắt đầu vụ tấn công, gây ra cảnh hoảng loạn trong ngôi trường có hàng trăm học sinh, giáo viên và nhân viên. Điều đáng ngạc nhiên, hung thủ đứng sau vụ tấn công bạo lực ấy lại là cựu học sinh của trường Nikolas Cruz, một thanh niên 19 tuổi. 

Đến tháng 6/2018, một lần nữa thế giới bị chấn động bởi vụ xả súng nhằm vào tòa soạn báo Capital Gazette, bang Maryland khiến 5 nhà báo thiệt mạng. Hung thủ được xác định là Jarrod Ramos, hắn thừa nhận có mối thù với tòa soạn này từ năm 2011 sau khi họ đăng tải những thông tin về việc Ramos quấy rối tình dục một người bạn học cũ. Vụ xả súng vào tòa soạn báo Capital Gazette đã biến ngày 28/6 trở thành ngày chết chóc nhất đối với báo chí tại Mỹ trong nhiều năm qua.

Tối muộn hôm 7/11, một vụ xả súng đẫm máu khác cướp đi sinh mạng 12 người đã xảy ra tại quán Borderline Bar & Grill ở thành phố Thousand Oaks, bang California, Mỹ. Theo lời một nhân viên thực thi pháp luật, thủ phạm đã nổ ít nhất 30 phát súng vào những người có mặt tại quán bar đó khiến nhiều người trúng đạn. Nghi phạm được xác định là Ian David Long, cựu binh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng chiến đấu ở Afghanistan. 

Ngày 19/11, một vụ xả súng tại bệnh viện Mercy ở Chicago, bang Illinois của Mỹ làm 4 người chết, trong đó có 1 bác sĩ. Cùng ngày, nước Mỹ ghi nhận thêm một vụ xả súng khi các báo cáo cho biết, bốn người bị nã đạn ở gần khu vực Coors Field của thành phố Denver, thuộc bang Colorado. Một trong số các nạn nhân đã chết.

Cũng trong ngày 19/11, một phụ nữ bị bắn chết dưới cầu Mo-ri-xơn ở khu phố trung tâm Pót-len của Mỹ. Nạn nhân được tìm thấy nằm ở lối đi phía đông dọc Đại lộ Tây Nam gần phố Ha-vi Miu. Cảnh sát đang điều tra hai khu vực ở dưới cầu, trong đó có một vị trí dường như có quần áo và một lán trại gần đó.

Cũng vào ngày 19/1, cảnh sát thành phố Can-xát của Mỹ bắt giữ một người liên quan vụ nổ súng tại đây. Tên này đã đột nhập vào một ngôi nhà và xảy ra đấu súng. Người đàn ông bị bắt giữ ở địa điểm cách hiện trường xảy ra vụ việc gần 5 km. Cảnh sát cũng bắt giữ một kẻ tình nghi khác khi người này bị thương và được đưa vào một phòng cấp cứu.

Mới nhất, ngày 26/1/2019 một vụ xả súng giết chết chính cha mẹ mình và 3 người khác do nghi phạm Dakota Theriot gây ra tại bang Louisiana, Đông Nam nước Mỹ.

Mời các anh chị dân chủ lòi trĩ, các phóng viên kền kền máy lạnh cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỗi ngày ở Mỹ có ít nhất 1 vụ xả sung giết người tập thể có phải do nền giáo dục hay không?