Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

KHÔNG CÓ CHUYỆN BẮT CÓC BÉ 20 NGÀY TUỔI Ở BÌNH DƯƠNG

CuTeo@

Chưa có thống kê chính xác, nhưng có thể khẳng định lượng tin có tính hoang báo tới công an các địa phương trong một ngày là rất lớn. Từ tin báo cháy, mất cắp, cướp bóc, hiếp dâm...cho đến bắt cóc....Điều này gây ra những tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức trí tuệ không đáng có trong việc điều tra xác minh.

Mới hôm qua 1/3/2019, một người mẹ ở Bình Dương mới sinh con được 20 ngày đã dứt tình mẫu tử, không nuôi con mà đem "cho" người khác rồi dựng chuyện con bị bắt cóc gây rúng dư luận, khiến cơ quan công an phải huy động lực lượng, phương tiện điều tra, xác minh, truy tìm (Ảnh bên là chị T).

Sáng nay, 2/3/2019, Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết sau nhiều giờ khẩn trương điều tra, đến nay đã xác định thông tin cháu bé vừa sinh 20 ngày tuổi bị bắt cóc là không có thật. Theo đó, người mẹ sinh con ra không nuôi, cho con để người khác nuôi rồi dựng chuyện con mình bị bắt cóc gây ảnh hưởng tới ANTT làm người dân hoang mang, lo lắng. 

Người mẹ đó là chị Nguyễn Thị Bích T, 22 tuổi, quê ở Hậu Giang đã thừa nhận kết quả điều tra của cơ quan công an là đúng. Theo đó, con chị không bị ai bắt cóc mà chị chủ động cho người khác nuôi. Nguyên nhân vụ việc được người mẹ 22 tuổi lý giải là do nghèo. Vụ việc là do chị tự dựng lên để đánh lừa mọi người.

Chị Thiện đang sống với "chồng" và "mẹ chồng" nhưng đứa bé vừa sinh lại là con riêng của chị. Để che đậy chuyện đứa bé không phải là con của "chồng", để lý giải sự vắng mặt của bé, chị đã lên màn kịch con bị bắt cóc. Nhưng sự thật là chi đem cho một gia đình hiếm muộn ở quận 8, TPHCM. Sau khi nhận bé về nuôi, gia đình hiếm muộn đã gửi cho chị 15 triệu đồng để trang trải chi phí sinh con. Chị T. khẳng định số tiền này là do họ tự nguyện để lại phòng trọ, chị không đòi vì đây không phải là chuyện "bán con". Sau đó, chị T. thông báo con mình bị bắt cóc. Cả "chồng" chị và "mẹ chồng" cùng hàng xóm đều tin nên báo công an. Mạng xã hội xôn xao, lãnh đạo công an tỉnh đã phải chỉ đạo khẩn trương điều tra.

Tối 1/3, chị T. thừa nhận với công an mình cho con và đã cùng công an đến quận 8 để xác định chỗ ở của con. Hiện cháu bé vẫn đang được cặp vợ chồng hiếm muộn nuôi.

Theo báo Người Lao Động, Chị T. cho biết người "chồng" mà chị đang sống chung quê ở Đồng Tháp. Hiện hai người chưa làm đám cưới, chưa đăng ký kết hôn. Anh biết chị có thai với người khác nhưng vẫn nhận chị làm "vợ". Hơn nửa năm nay anh đi làm thợ hồ còn chị ở phòng trọ dưỡng thai. Chị sinh con, "mẹ chồng" chị lên nuôi mà không hề biết sự thật về đứa bé. Do thấy tội lỗi với gia đình "chồng" nên chị quyết định cho con. Chị kể chị đã gặp, tìm hiểu rất kỹ gia cảnh của người nhận nuôi con mình, chị muốn con chị có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thực tâm người viết thấy rằng, người mẹ trẻ kia vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

ĐÁM ĐÔNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI CÓ QUYỀN THAY MẶT CÔNG AN "XIN LỖI CÔ GÁI ĐIỆN BIÊN" KHÔNG ?

Đám đông trên mạng xã hội có quyền thay mặt công an "xin lỗi cô gái Điện Biên" không?

Ngày 18/02/2019, UBND tỉnh Điện Biên đã trao bằng khen và tiền thưởng cho các chiến sĩ công an có công điều tra, bắt giữ 5 nghi phạm bị cáo buộc đã hãm hại nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên, 22 tuổi. Nhân đó, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã dấy lên một dư luận công kích ngành công an, khi đồng loạt tuyên truyền rằng trong vụ việc này, công an phải bị trách phạt thay vì khen thưởng, do không kịp thời bảo vệ người bị hại.


Vụ việc này bắt đầu vào chập tối ngày 04/02 (tức 30 Tết Âm lịch), khi nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên mất tích sau khi đi giao gà cho một người đặt mua qua điện thoại. Ngay tối hôm đó, gia đình cô Duyên đã trình báo công an, nhờ họ hàng tìm kiếm, và "cầu cứu" trên mạng xã hội. Ngày 07/02, tức 3 ngày sau thời điểm đó, một người dân thường phát hiện thi thể của cô Duyên ở một ngôi nhà hoang. Công an tỉnh Điện Biên bắt giữ nghi phạm đầu tiên vào ngày 10/02, và bắt 4 nghi phạm còn lại vào các ngày 12, 15 và 16. Các nghi phạm khai nhận rằng họ đã thay phiên nhau xâm hại tình dục cô Duyên, trước khi sát hại cô vào ngày 06/02.

Ngày 18/02, khi UBND tỉnh Điện Biên trao bằng khen và tiền thưởng cho các chiến sĩ công an có công phá vụ án, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống, bao gồm các gương mặt chống đối, bất mãn, đã đồng loạt phản đối quyết định này. Họ nói rằng hiện trường vụ án đã được phát hiện bởi một người dân thường thay vì công an; rằng công an tỉnh Điện Biên lẽ ra "phải bị trách phạt" thay vì được khen thưởng, do đã không kịp thời hành động để người bị hại; và đặt nghi vấn rằng công an đã không nhập cuộc ngay khi gia đình báo án (tức tối 30 Tết). Về ý cuối, Nguyễn Trang Nhung viết rằng trong thực tế, có nhiều vụ việc mà công an "bỏ mặc gia đình nạn nhân, không điều tra vụ án, thậm chí trơ trẽn đến mức mặc cả với gia đình nạn nhân để tìm hung thủ", khiến "gia đình không có tiền nhìn con chết tức tưởi mà không thể làm gì". Đỗ Ngà quy chụp rằng công an Việt Nam chuyên "nuôi án" - tức không xử lý ngay mà đợi vụ án lớn dần rồi mới phá để lấy thành tích, bất chấp sự an toàn của người dân - dù bài viết của Ngà không cung cấp được bằng chứng vững chắc cho việc đó.

Tối 19/02, Hoàng Hường kêu gọi cộng đồng mạng share một biểu ngữ có dòng chữ "Chúng tôi xin lỗi! #cô gái Điện Biên", đặt kèm biểu tượng bông hồng đen, nằm trên nền màu xanh bầm nhạt. Hường giải thích:

"... Tôi xấu hổ thay cho những người mà lẽ ra giờ này họ phải đứng cúi đầu xin lỗi vong linh em và gia đình vì đã không làm tốt phận sự, không cứu được em, họ lại khen thưởng tặng hoa nhau, khiến em và gia đình cô đơn hơn, đau đớn hơn. Tôi xấu hổ thay cho họ. Xin hãy để tôi và những người bạn nói thay: “CHÚNG TÔI XIN LỖI! Cô gái Điện Biên”...".

Dư luận phi chính thống đồng loạt share lại bài và ảnh của Hường, tạo thành phong trào. Một số cá nhân chống đối share ảnh, rồi bình luận rằng nếu họ quan tâm đến chính trị nhiều hơn, "lên tiếng" chống tiêu cực trong xã hội nhiều hơn, thì có thể "cô gái Điện Biên" đã được cứu. Trong khi đó, một số ít đặt câu hỏi rằng vì sao họ phải xin lỗi, trong khi họ không làm gì sai.

Ở chiều ngược lại, cũng có một số tiếng nói trong dư luận phi chính thống bình luận rằng dư luận đang quy chụp ngành công an. Lương Lê Minh viết rằng "vụ việc ở Điện Biên đáng lẽ sẽ kết thúc trong 1 nốt nhạc, nếu như tất cả các sim số điện thoại đều là chính chủ", để "công an dò trong phút mốt ra ngay"; nhưng tiếc rằng những đề xuất kiểu này "đều bị phản đối dữ dội bởi nhân dân anh hùng và các bạn nhà báo khối C điểm cộng". Minh giải thích:

"...Trong hoàn cảnh án mờ, thiếu dấu vết, công an Điện Biên bị phân tán đi quá nhiều hướng giả thuyết các khác nhau. Có thể nạn nhân chỉ đơn giản là bị TNGT (điều dễ xảy ra vào chiều ngày 30 Tết) và đã được đưa vào 1 bệnh viện nào đó cấp cứu. Có thể nạn nhân bị bắt cóc và bán qua biên giới Trung Quốc... Việc thiếu dấu vết đẩy công an vào 1 kiểu phá án be bờ đắp đập, tức là chỉ có thể tung quân xuống địa bàn để rà soát các đối tượng có nhân thân xấu, xem có đứa nào bất thường không. Làm được điều ấy cần quân số lớn đã đành, nhưng sáng mồng 1 Tết các bạn thấy Công an phường đến nhà, các bạn có niềm nở đón tiếp không?...".

Theo nguyên tắc hoạt động của ngành cảnh sát, nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân được xem là quan trọng và khẩn cấp hơn so với nhiệm vụ truy bắt tội phạm. Vì vậy, khi cho rằng công an tỉnh Điện Biên đã không hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của mình, dư luận đã có phần có lý. Tuy nhiên, trong quá trình tuyên truyền về vụ việc này, giới "dân chửi" đã mắc 4 lỗi sai.

Thứ nhất, dù không có bằng chứng nào cho thấy công an tỉnh Điện Biên "nuôi án", làm việc tắc trách, hoặc không lập tức nhập cuộc từ đêm 30 Tết, họ vẫn dùng các giả thuyết này để tuyên truyền, nhằm cố tình gây ác cảm với ngành công an.

Thứ hai, họ đã không xét đến những trở ngại mà Lương Lê Minh đề cập.

Thứ ba, họ tùy tiện phán xét rằng công an tỉnh Điện Biên "đáng lẽ phải bị trách phạt" thay vì được khen; trong khi công tác khen thưởng, xử phạt phải được tiến hành dựa trên quy định của Luật Thi đua Khen thưởng và các văn bản chi tiết hơn, thay vì dựa trên cảm tính nhất thời của dư luận.

Thứ tư, đám đông của Hoàng Hường không có tư cách thay mặt công an "xin lỗi" người bị hại; vì trong vụ việc này, chỉ ngành Công an hoặc tòa án mới có tư cách phán xét công an tỉnh Điện Biên, và chỉ Chủ tịch nước mới có tư cách thay mặt quốc gia để xin lỗi người bị hại.

MỘT LINH MỤC GP VINH THÁCH THỨC PHÁP LUẬT, COI THƯỜNG KỶ CƯƠNG

Hải An Phạm

Mới đây từ nhiều trang lan truyền chuyện 1 Linh mục Gp Vinh có tên Trương Văn Khẩn, hiện là quản xứ Đạo Đồng, xã Quang Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Chỉ vì muốn gây sức ép để chiếm khu đất, ngăn cản việc chính quyền địa phương cho hộ cá nhân thầu nuôi cá kết hợp trồng lúa mà Linh mục này đã chỉ đạo giáo dân "tổ chức cho giáo dân phá bờ bao, rút cạn nước trong 5 ao đang thả cá của anh Bắc làm thiệt hại rất lớn về kinh tế của gia đình. 

Nói thêm về hành vi của Linh mục này trước đó, trang Thường dân cho biết: "Cụ thể vào ngày 27/1 và 22/2/2019 Linh mục quản xứ Trương Văn Khẩn đã chỉ đạo giáo dân tiến hành chiếm đất trái pháp luật, phá tài sản của gia đình anh Lê Đức Bắc. Anh Bắc là giáo dân giáo xứ Đạo Đồng có niềm tin và tình yêu với Thiên chúa; đồng thời cũng tích cực trong việc làm ăn, phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Cũng như bao người dân làm ăn chân chính khác anh Bắc đã thầu đất để làm trang trại mấy năm nay.

Cảnh ao cá sau khi bị tháo nước (Nguồn: Thường Dân). 

Thế nhưng thời gian gần đây, linh mục Khẩn không biết vì mục đích gì mà muốn chiếm diện tích đất của anh Bắc đang làm trang trại. Linh mục Trương Văn Khẩn đã nhiều lần dụ dỗ,thuyết phục anh Bắc nhượng đất, tuy nhiên anh Bắc không đồng ý. Để thực hiện được ý đồ đó, với bản tính cực đoan, vị linh mục đã tìm mọi cách để ép buộc anh Bắc khi chỉ đạo giáo dân cô lập gia đình anh Bắc". 

Chân dung Linh mục Trương Văn Khẩn (Nguồn: FB). 

Trước đó, khi mới về làm quản xứ Đạo Đồng sau khi giáo xứ này được thành lập từ Toà Giám mục Gp Vinh, lấy lí do làm bãi đỗ xe cho giáo dân đi dự lễ, Linh mục này đã chỉ đạo hội đồng mục vụ giáo xứ vận động các hộ giáo dân có đất đối diện với nhà thờ giáo xứ hiến nhượng đất đai; tiếp đó đã chỉ đạo giáo dân thuê phương tiện san lấp và có thái độ bất chấp, thiếu hợp tác trong quá trình xử lý hành vi vi phạm. 

Được biết hành vi của Linh mục này đang khiến cho gia đình người bị thiệt hại hết sức hoang mang, lo sợ và căm phẫn. Vốn liếng, công sức của họ hàng năm trời đã bị đổ xuống sông, xuống biển. Thiết nghĩ để thiết lập lại kỷ cương, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các hộ giáo dân liên quan, các cơ quan cần vào cuộc điều tra, xử lý. Tất nhiên việc này cũng rất cần sự hợp tác, giúp sức hiệu quả, đắc lực từ Toà Giám mục Gp Vinh, đặc biệt là vai trò không thể thiếu của tân Giám mục Gp Vinh Nguyễn Hữu Long. 

An Chiến

NGÂY THƠ VOÃI!

Có ý kiến cho rằng nước bọt không thể giải quyết được vấn đề Triều Tiên thì lại có nhiều bạn bảo: 'Đức thống nhất bằng nước bọt kìa?'

Các bạn ngây thơ voãi! 

Trường hợp Đức 'thống nhất được bằng nước bọt' là vì đối phương của Mỹ, tức Liên-xô và Đông Đức thời đó chịu thua vô điều kiện. Đông Đức chịu nhập vào chế độ của Tây Đức, toàn bộ lãnh thổ nước Đức rơi vào vòng kiểm soát của Mỹ. Còn đối với trường hợp Triều Tiên, khi nào nước này còn chưa chịu nằm ngửa hẳn ra cho Mỹ xoạc như Đông Đức, Nga thời Gorbachev, Yelsin, như Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, thì vĩnh viển sẽ là 'no deal'! Muốn được theo ý mình thì chỉ có một cách là đánh thắng Mỹ như Việt Nam đã làm nhưng tiếc là thế giới nhiều nước muốn như vậy lắm nhưng Việt Nam thì chỉ có một!

Ngày đó Gorbachev cũng ngây thơ voãi như các bạn, nghe lời tán tỉnh buôn nước bọt của Reagan giải thể Liên-xô, rút quân khỏi Đông Âu để đổi lấy hòa bình và tình bạn hữu nghị (trên thực tế là đầu hàng vô điều kiện). Mỹ hứa sẽ không bành trướng về phía đông nhưng sau đó thì Nga bị hiếp dâm tơi tả dưới thời Gorbachev và Yelsin. Mỹ hùng dũng tiến sát đến biên giới Nga và nuốt luôn thằng em ruột ngu Ukraine! Bây giờ lại đang lo Mỹ đem tên lửa hạt nhân tầm trung vào Romania và Ba-lan nhắm thẳng ngay Moscow, đe dọa san bằng thủ đô này trong vòng 12 phút!

Saddam Hussein cũng 'giải quyết mâu thuẫn thành công bằng nước bọt' (tức đầu hàng vô điều kiện) với Mỹ khi đồng ý giải giáp để đổi lấy việc dỡ bỏ cấm vận nhưng giải giáp xong lại bị gán tội còn giấu giáp và cuối cùng ông Hussein bị treo cổ lầm!

Libya cũng 'dùng nước bọt giải quyết mâu thuẫn thành công' (đầu hàng vô điều kiện) nên cuối cùng ông Gaddafi phải chết đường chết chợ một cách thảm khốc!

Hội nghị Paris giữa Việt Nam và Mỹ từng kéo dài 5 năm với bắt đầu là Cuộc Tổng Tấn công Mậu Thân và chỉ kết thúc với kết quả có lợi cho Việt Nam khi B-52 của Mỹ bị rụng như sung trên bầu trời Hà Nội.

Mấy cái 'hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều' vừa rồi cũng chỉ là chiêu trò của Mỹ dụ khị thông a$$ đối phương như đã từng làm với Nga, Iraq, Libya thôi. 'No deal' là kết quả tốt cho Triều Tiên rồi! Mỹ chỉ deal khi nào thông được a$$ đối phương hay bị đối phương thông a$$ như Việt Nam thôi.

Mỹ tự cho mình là bố tất cả thiên hạ nên sẽ không có cái kiểu deal mỗi bên nhường một bước mà đối phương phải nằm ngửa hẳn ra giơ chân lên cho Mỹ tự do xoạc thì mới được.

Giải quyết bằng nước bọt với đế quốc thực dân được thì các cụ đã không cần hy sinh '30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông'!

SỰ NGANG NGƯỢC, NGÔNG CUỒNG CỦA LINH MỤC NGUYỄN ĐỨC NHÂN

Ong Bắp Cày

Chưa thấy ở đâu, giáo dân dưới sự dẫn dắt của các Linh mục cực đoan lại húng chó như ở Giáo phận Vinh. Những gì họ cư xử với chính quyền, với dân tộc và với đồng bào mình làm người ta nhớ đến "đêm trường trung cổ". Đó là đội quân bất chấp pháp luật, lý lẽ, tình cảm, đạo đức, nhân nghĩa, chỉ biết tử vì đạo. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi lương dân tránh như tránh hủi bởi thái độ khát máu, tanh tưởi của họ.

Tất nhiên, giáo dân chỉ làm những việc thất đức, vô pháp vô thiên ấy khi được các linh mục giật dây, bảo kê. Đến đây, người ta nghi ngờ cái nhân cách của các giáo dân, bởi họ không còn là chính mình, và cũng nghi ngờ nhân cách của các vị chủ chăn, bởi họ không làm theo những gì mà chúa Jesus đã răn dạy.

Ở Giáo phận Vinh, giáo dân sẵn sàng làm những việc mà các linh mục sai bảo. Từ việc chặn đường quốc lộ, gây ách tắc giao thông; cướp đất của trường mầm non; cấm cản không cho trẻ em tới trường; khủng bố những lương dân sống bên cạnh nhà thờ; đạp phá tài sản công ...cho đến lấn chiếm đất nông nghiệp để dựng nhà thờ và hang đá Jesus. Thậm chí, còn tấn công cả lực lượng bảo vệ pháp luật. 

Mới đây, Linh mục Nguyễn Đức Nhân, quản xứ Yên Lĩnh lại ngang ngược chỉ đạo giáo dân lấn chiếm đất ruộng làm cơ sở thờ tự, lớp học giáo lý.

Nguyễn Đức Nhân ngông cuồng tuyên bố: "Sẽ xây dựng trên phần đất ruộng, chính quyền không cho cũng làm".

Còn nhớ hôm 17/12/2017, khi còn ở Giáo xứ Kẻ Gai, dưới sự chỉ đạo của Linh mục Nguyễn Đức Nhân, hàng trăm giáo dân đã "A lô xô", nhảy vào chiếm đất nông nghiệp để dựng một nhà thờ mới, bất chấp những cảnh báo của pháp luật. Khi bị chính quyền vận động ôn hòa để họ từ bỏ ý định vi phạm pháp luật, thì các Linh mục đã ra lệnh cho đội quân Zambi tấn công lực lượng công an và dân quân tự vệ. Hậu quả là vài chiến sĩ công an bị đâm bằng những nhát dao chí mạng, nhiều dân quân tự vệ bị trọng thương phải đưa đi cấp cứu.

Tôi không biết chúa Jesus có dạy các đệ tử của mình làm việc ác không, nhưng những gì mà các linh mục và giáo dân nơi đây đã và đang làm là không thể chấp nhận. 

Điều đáng nói là, sau khi đả thương những người bảo vệ luật pháp, thì chính linh mục Nhân lại chỉ đạo các đệ tử của mình, ăng ẳng lên rằng, công an đàn áp giáo dân, tạo cớ cho các giáo dân tấn công, đả thương nhiều người, hòng quyết tâm cướp đoạt đất nông nghiệp, để xây dựng nhà thờ.

Bộ mặt tởm lợm của Nguyễn Đức Nhân lộ rõ khi rung chuông nhà thờ, tập hợp giáo dân với hàng ngàn người giữ chặt phần đất đã chiếm được và đỉnh điểm là sử dụng cuốc xẻng, gậy gộc, dao nhọn đả thương các chiến sĩ công an, đồng thời bắt giữ 1 sỹ quan cảnh sát, bắt giữ ông Chủ tịch huyện và 1 vị dân phòng làm con tin, nhằm uy hiếp, mặc cả với chính quyền. 

Hành vi này liệu có khác gì quân khủng bố IS?

Chỉ khi lực lượng CSCĐ có mặt, Nguyễn Đức Nhân mới ra lệnh cho các giáo dân thả người.

Điều đáng xấu hổ là sau khi tấn công lực lượng thi hành công vụ, thì Linh mục Nguyễn Đức Nhân lại la làng rằng, Công an đàn áp người. Tuy nhiên, những clip do chính các giáo dân ghi lại đã lột mặt nạ bẩn tưởi của y. Video sau đây là bằng chứng không thể chối cãi hành vi côn đồ của giáo dân xứ Kẻ Gai ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên ngày 17/12/2017 (xem đoạn cuối sẽ thấy sự tàn độc của giáo dân): 

https://www.youtube.com/watch?v=iU6FxpEorAk

Vị Linh mục quản xứ trong Video trên đã nói "- BÀ CON CỨ LÀM ĐI, LÀM ĐI" và "- AI CẦM DỤNG CỤ CỨ LÀM ĐI, LÀM ĐI", khi được chính quyền dùng loa tuyên truyền và giải thích. Sự bất chấp luật pháp và lẽ phải đã khiến cho sự việc đi quá xa và trở nên khó kiểm soát, trong bối cảnh lễ Noel cận kề. 

Tôi tin, Chúa Jesus không dạy bảo đám linh mục và giáo dân kia chiêu trò "vừa ăn cắp, vừa la làng" đâu.

Trở lại vấn đề, tôi cho rằng, việc Linh mục Nguyễn Đức Nhân tuyên bố sẽ xây dựng cơ sở thờ tự trên đất nông nghiệp ở xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn đơn giản chỉ là chiêu trò kích động giáo dân, và là phép thử lòng tin của giáo dân đối với bản thân ông ta khi mà ông ta mới về làm quản xứ Yên Lĩnh.

Hơn ai hết, Nguyễn Đức Nhân biết rõ, họ sẽ không thể lấn chiếm được đất nông nghiệp của xã để xây dựng cơ sở thờ tự dưới bất kể lý do gì, bởi chính quyền sẽ ngăn chặn. Nhưng ông ta vẫn cố tình tuyên bố, và sẽ chỉ đạo giáo dân công khai lấn chiếm. 

Không nói thì ai cũng biết, cái mục đích chính của Linh mục Nguyễn Đức Nhân không phải là để xây dựng cơ sở thờ tự vì giáo dân mà là vì mục đích gây rối trật tự xã hội. Bằng hành động xua giáo dân lấn chiếm đất nông nghiệp, thì đương nhiên chính quyền sẽ phải dùng pháp luật can thiệp. Như vậy sẽ dẫn đến xô xát giữa chính quyền và giáo dân. 

Chỉ bấy nhiêu thôi, với hệ thống truyền thông thiếu lành mạnh của Giáo phận Vinh, sự việc sẽ trở nên trầm trọng, và đó là cái cớ để chúng lu loa với cả thế giới rằng, chính quyền đàn áp giáo dân, ngăn cản hoạt động tôn giáo...Và như vậy, bằng cách hèn hạ này, Nguyễn Đức Nhân đã ghi điểm được với bề trên và quan thầy hải ngoại.

Được biết, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn là địa phương giàu truyền thống cách mạng, nếu có bất kỳ hành động ngông cuồng nào thì nhân dân xã Lĩnh Sơn sẽ ra tay xử lý. Tôi tin rằng, Giám mục Nguyễn Hữu Long - người mới về làm Giám mục giáo phận Vinh (mới) sẽ không tiếp tay, dung túng cho các hành vi vi phạm pháp luật. 

Tôi cũng tin, chính quyền địa phương sẽ thực thi pháp luật nghiêm túc. Bất cứ sự ngang ngược ngông cuồng nào cũng sẽ phải trả giá đắt.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

CHỦ TỊCH TRIỀU TIÊN KIM JONG-UN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM

LâmTrực@

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong hai ngày 1/3-2/3. Chiều nay (1/3), Lễ đón chính thức nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ diễn ra tại Phủ Chủ tịch.

Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên của ông Kim Jong-un tới Việt Nam kể từ khi lên nắm quyền Chủ tịch Triều Tiên vào năm 2011. Chuyến thăm cũng ghi dấu mốc quan trọng khi ông là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên thăm chính thức Việt Nam trong 61 năm qua.

Theo chương trình nghị sự, vào lúc 15h30, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Sau đó, hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Triều Tiên sẽ có cuộc hội đàm tại Phủ Chủ tịch.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Buổi tối, tiệc chiêu đãi chào mừng nhà lãnh đạo Triều Triên sẽ được tổ chức trọng thể tại Trung tâm hội nghị quốc tế.

Ngày 2/3, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao năm 31/1/1950. Trong lịch sử 69 năm, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên đã từng có rất nhiều chuyến thăm chính thức và không chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên tới Tiều Tiên năm 1957. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành - người sáng lập đất nước Triều Tiên (ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un) lần đầu tiên đến Việt Nam thăm chính thức 1958. Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành cũng có chuyến thăm không chính thức tới Việt Nam vào năm 1964.

Về quan hệ Việt Nam - Triều Tiên hiện nay, lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn coi trọng và mong muốn củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên.

Việt Nam sẵn sàng cùng Chính phủ và nhân dân Triều Tiên tiến hành giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế và xu thế chung của thời đại, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Giới chức Triều Tiên cũng khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Chính phủ Triều Tiên là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, tài sản quý báu do Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và vun đắp; nhấn mạnh mong muốn tăng cường giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực theo nhu cầu và tiềm năng của hai nước, phù hợp với sự phát triển của tình hình mới.

Trước đó, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Việt Nam hôm 26/2 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều trong hai ngày 27-28/2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội. Mặc dù hội nghị thượng đỉnh lần 2 không đưa ra được Tuyên bố chung, nhưng hai nhà lãnh đạo khẳng định mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn được duy trì tốt đẹp.

Việt Nam với vai trò là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Hội nghị, thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Nhân dịp Trump đến Việt Nam, các nhà "dân chửi" xin được lệ thuộc vào Mỹ để chống Trung Quốc

Nhân dịp Trump đến Việt Nam, các nhà "dân chửi" xin được lệ thuộc vào Mỹ để chống Trung Quốc

Loa Phường

Ngày 06/02/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận rằng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, để bàn về việc chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa 2 nước, sẽ diễn ra tại Việt Nam vào ngày 27/02. Trong tuần thứ 2 của tháng 2, dư luận phi chính thống về sự kiện này đã chia thành hai cánh. Cánh đầu tiên cho rằng đây là cơ hội để đưa Việt Nam xích lại gần Mỹ và phương Tây, thậm chí dựa vào Mỹ để "thoát Trung", chống Trung Quốc trên Biển Đông. Cánh thứ hai tập trung phủ nhận thành quả của ngành ngoại giao Việt Nam mà sự kiện này thể hiện.

Bước sang tuần thứ 3 của tháng 2, dư luận phi chính thống về chủ đề này hoàn toàn bị chi phối bởi những lời hô hào "thân Mỹ - thoát Trung". Thông điệp này được đưa ra cùng lúc bởi 3 lực lượng - là cánh trí thức bất mãn, đài BBC tiếng Việt, và các gương mặt chống đối cực đoan hay Livestream trên Facebook.

Cụ thể, ngày 14/02, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông ở Pháp đã cùng công bố "Thư kêu gọi Tổng thống Trump lưu ý mối đe dọa Trung Quốc", và kêu gọi mọi người ký tên. Trong thư này, họ kêu gọi ông Trump "yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế bằng cách chấp nhận đệ trình tranh chấp quần đảo Hoàng Sa ra phân xử bởi một bên thứ ba độc lập, cụ thể là Tòa án Công lý Quốc tế". Họ cũng "hoan nghênh sự hiện diện lớn hơn của Hoa Kỳ và các đồng minh ở Biển Đông", đồng thời "hy vọng rằng các hoạt động này sẽ diễn ra với sự phối hợp nhiều hơn với Việt Nam và (...) Philippines, Malaysia, Brunei". Họ cũng viết rằng "hợp tác này giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở các cuộc tuần tra quân sự mà còn trong kinh tế và thương mại, cũng như tiếp tục cải thiện chính trị ở Việt Nam".

Qua tìm hiểu, được biết ông Nguyễn Đăng Quang tham gia biên soạn lá thư này, và Lê Trung Tĩnh ở Pháp là người đăng thư lên Internet. Những người ký tên đầu tiên bao gồm nhiều gương mặt quen thuộc trong Diễn đàn Xã hội Dân sự - như tiến sĩ Nguyễn Quang A; nhà văn Nguyên Ngọc, tiến Sĩ Chu Hảo, nhà thơ Hoàng Hưng, tiến Sĩ ngôn ngữ Hoàng Dũng, giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ tâm lý Mạc Văn Trang...; cùng các tu sĩ Lê Quốc Thăng, Nguyễn Thái Hợp, Huỳnh Công Minh… Nhóm soạn thư ký tên là "Người Việt Nam và công dân khắp nơi trên thế giới". Họ thu được 600 chữ ký vào thư ngỏ sau 1 ngày. Đến ngày 23/02, thư có gần 2300 chữ ký.

Ngày 20/02, Phạm Thị Hoài viết một bài trên Luật khoa Tạp chí, trong đó bà đưa ra 3 lý do để phản đối lá thư ngỏ vừa nêu.

Thứ nhất, bà Hoài cho rằng để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam sẽ phải dùng đến các cơ chế pháp quyền quốc tế mà khối dân chủ đa đảng cung cấp. Tuy nhiên hệ thống pháp quyền này đang bị khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu, và đại diện tiêu biểu của cuộc khủng hoảng là Tổng thống độc tài Donald Trump.

Thứ hai, bà Hoài coi cả chiến tranh Việt - Mỹ lẫn chiến tranh Việt - Trung như những trận bóng, trong đó Việt Nam là "trái bóng" bị đá qua đá lại giữa các siêu cường. Bà cho rằng những "trận bóng" kiểu này chỉ có lợi cho các siêu cường, có hại cho Việt Nam, nên không muốn chúng lặp lại.

Thứ ba, bà Hoài cho rằng 4 tổ chức và 96 cá nhân ký tên vào thư ngỏ không có tư cách đại diện cho “ý chí và tâm nguyện của phần lớn người Việt Nam sinh sống trong nước cũng như ở nước ngoài“, như họ viết trong thư.

Bài viết của Phạm Thị Hoài được ủng hộ bởi một bộ phận không nhỏ trong dư luận phi chính thống, bao gồm những người không thích khuynh hướng chính trị của ông Trump, mà Luật khoa Tạp chí là một đại diện.

Trong tuần qua, để làm rõ tác động của cuộc gặp Trump - Kim đối với Việt Nam, BBC tiếng Việt tiếp tục phỏng vấn một số chuyên gia có quan điểm cải cách như Phạm Đỗ Chí, Lê Đăng Doanh, Vũ Minh Khương. Hai ông Doanh và Khương trả lời rằng Triều Tiên muốn học hỏi kinh nghiệm cải cách của Việt Nam, sao cho có thể vừa giữ chế độ độc đảng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vừa phát triển nhanh theo lối kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong khi đó, cuộc phỏng vấn Phạm Đỗ Chí diễn ra theo lối kẻ tung người hứng, để ông Chí tuyên truyền rằng hội nghị lần này không chỉ là cơ hội để Triều Tiên học hỏi Việt Nam, mà còn là cơ hội để Việt Nam cải cách thể chế chính trị và kinh tế theo mô hình của Mỹ. Trong bài, ông Chí tưởng tượng ra một lộ trình thay đổi, theo đó Việt Nam cần bắt đầu cải cách trên vấn đề quyền tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do ngôn luận; mở các buổi họp Quốc hội có các tổ chức dân sự tham gia; và giảm thuế, rào cản đánh lên các doanh nghiệp tư nhân.

Hoạt động tuyên truyền thứ ba, tức kêu gọi biểu tình, được đưa ra bởi linh mục Nguyễn Duy Tân. Trong buổi Livestream hôm 15/02, ông Tân kêu gọi khán giả in, photocopy cờ Mỹ, để đi "biểu tình chào đón Donald Trump đến Việt Nam vào ngày 27-28". Ông nói nếu có "hàng chục nghìn người" tham gia cuộc biểu tình này, thì Việt Nam sẽ "xích gần đến thế giới tiến bộ". Trong những ngày tiếp theo, lời kêu gọi biểu tình này đã được lan truyền bởi nhiều gương mặt chống đối cực đoan trong cõi Livestream - như Benny Truong, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Thế Quang (tự xưng là "Tổng thống Chính phủ Việt Nam Cộng hoà Lưu vong"... Đến chiều 23/02, các cá nhân vừa nêu vẫn chưa đưa ra thời điểm và địa điểm tập trung của cuộc biểu tình. Dù hai trang Nhật ký Yêu nước và Đô thành Sài Gòn chưa nhắc đến chuyện biểu tình đón Trump, Đô thành Sài Gòn viết rằng họ có thể kêu gọi biểu tình vào ngày Chủ nhật, 24/02, để "đòi lại lư hương" cho tượng ông Trần Hưng Đạo.

Giới "dân chửi" tuyên bố rằng họ tiến hành 3 hoạt động tuyên truyền vừa nêu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là một mục đích tốt. Tuy nhiên, hành động của họ lại hoàn toàn trái ngược với mục đích này. Ngoài những vấn đề mà bà Phạm Thị Hoài đã nêu, có không ít bằng chứng cho thấy các nhà "dân chửi" đang quỵ lụy trước Mỹ, thậm chí sẵn sàng dâng nước Việt Nam cho Mỹ, chứ không hề quan tâm đến nền độc lập của dân tộc:

Trong vụ việc này, giới "dân chửi" đã tự thể hiện bản chất xấu xí của mình. Họ vừa là một cộng đồng thiếu thực lực, chỉ biết ăn bám ngoại bang; vừa là những người thiếu nhân cách, không có tinh thần tự chủ và lòng tự trọng. Những người lệ thuộc như vậy không có tư cách nhân danh độc lập, tự do; và cũng sẽ không nhận được sự tôn trọng của cả người Việt Nam lẫn người Mỹ.