Ngày 3/4/2019, Văn Việt đăng tải bài viết có tên: “KẺ SĨ THỜI LOẠN” HAY THỜI LOẠN VẮNG KẺ SĨ?". Đây là bài viết giới thiệu một cuốn tiểu thuyết lịch sử về Nguyễn Hữu Chỉnh, đại gian thần dưới thời vua Lê Chiêu Thống với tựa đền "Kẻ sĩ thời loạn" của Vũ Ngọc Tiến. Nguyễn Hữu Chỉnh gần đây được ca ngợi bởi các nhà văn có xu hướng chống đối chính quyền vì cho rằng ông ta là kẻ mạnh dạn và là anh hùng thất thế.
Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh là ai? Nguyễn Hữu Chỉnh (1741 - 1788) vốn dĩ là môn khách dưới quyền của hai đại gian thần cuối thời Lê là cha con Hoàng Ngũ Phúc và Hoàng Đình Bảo. Ở dưới trướng của hai đại gian thần này, Nguyễn Hữu Chỉnh là cánh tay đắc lực giúp hai cha con họ Hoàng thôn tính triều chính. Sau khi Hoàng Đình Bảo bị giết trong loạn kiêu binh, Nguyễn Hữu Chỉnh chạy vội vào Nam theo quân Tây Sơn. Mối quan hệ giữa Nguyễn Hữu Chỉnh và Tây Sơn đã có từ trước đó. Khi chúa Trịnh sai Hoàng Ngũ Phúc và Hoàng Đình Bảo đi dẹp loạn Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đi theo phò tá. Nguyễn Hữu Chỉnh sang làm thuyết khách đàm phán với Tây Sơn và lập tức được Nguyễn Nhạc yêu mến. Do đó, Nguyễn Hữu Chỉnh nhanh chóng có vị trị trong triều đình Tây Sơn. Chính Cống Chỉnh là người thuyết phục Tây Sơn kéo quân ra Bắc trả thù, tiêu diệt chính quyền mới non trẻ của Trịnh Tông. Sau đó, Nguyễn Hữu Chỉnh mượn uy Tây Sơn, thao túng nhà Lê, ép vua Lê Chiêu Thống trẻ tuổi phải làm theo ý mình. Mà ý của Nguyễn Hữu Chỉnh toàn đến từ các động cơ cá nhân: Tiêu diệt phe cánh đối lập, giết hại kẻ sĩ Bắc Hà (Cống Chỉnh không phải sĩ phu Bắc Hà), đốt đình phá chùa để nung tượng đồng đúc tiền, thuyết phục Lê Chiêu Thống chạy lên bắc cầu viện quân Thanh để tiêu diệt Tây Sơn. Tội ác của Nguyễn Hữu Chỉnh giờ đây được khỏa lấp bằng những luận điệu ca ngợi, gọi ông ta là "Chim bằng gẫy cánh".
Thế nhưng, cuốn sách "Kẻ sĩ thời loạn" dùng đến 9 trong số 12 chương để ca ngợi Nguyễn Hữu Chỉnh. Trong bài viết đăng trên Văn Việt, người giới thiệu viết: "Nguyễn Hữu Chỉnh trong “Kẻ sĩ thời loạn” là con người “vì dân”, dám theo đuổi lý tưởng “vì dân” đến tận cùng, bất chấp tất cả, kể cả đạo lý cương thường. Ông trở thành gian hùng thời loạn, nhưng với chất kẻ sĩ mà Vũ Ngọc Tiến tạc nên trong hình tượng của ông, Nguyễn Hữu Chỉnh có thể sẽ trở thành “năng thần thời trị”. Tiếc thay, thời thì loạn, kẻ sĩ thì không tìm thấy minh quân. Chí lớn chưa thành, ngựa ô trụy gối. Nguyễn Hữu Chỉnh chết trong phẫn uất như Hạng Vũ bên bờ Ô Giang năm xưa, anh hùng để hận đến nghìn năm." Có người "vì dân" nào lại lạm sát người vô tội, kéo giặc đến không cần màng tới số phận của dân chúng, mượn việc công để trả thù riêng, sẵn sàng bán nước khi cần hay không? Chắc rằng chỉ có Văn Việt mới dám khẳng định Nguyễn Hữu Chỉnh là "vì dân".
Ca ngợi Nguyễn Hữu Chỉnh, Văn Việt muốn khẳng định điều gì? Trên facebook của Thái Kế Toại, một thành viên của Văn Việt có đăng bài viết: "Con đường của kẻ sĩ" để tiếp tục ca ngợi Nguyễn Hữu Chỉnh và nhà văn Vũ Ngọc Tiến https://www.facebook.com/thai.k.toai/posts/10212802077119553 . Bài viết này cho biết Vũ Ngọc Tiến trung thành với chủ trương "ôn cố tri tân", viết về thời loạn cuối Lê, rõ ràng muốn ám chỉ thời đại bây giờ là loạn lạc. Và hơn cả thế, họ mong chờ một trí thức như Nguyễn Hữu Chỉnh, một người sẵn sàng coi mạng người như cỏ rác, coi trung hiếu như vứt đi, coi giang sơn như vật trao đi bán lại... là mô hình trí thức mới trong tương lai, và rồi gán cho tất cả hành vi ấy hai chữ "vì dân". Sự thất bại của Nguyễn Hữu Chỉnh không phải là "anh hùng để hận đến nghìn năm", mà nguyên nhân đến từ sự phản trắc, tráo trở của ông ta trong suốt bối cảnh thời ấy. Kéo theo cái chết của ông ta là sự suy tàn của cả một thời đại để rồi người dân chịu sự dày vò của giặc cướp trong suốt những năm cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cho đến khi vua Gia Long thống nhất Việt Nam.
Văn Việt đã ngày càng lộ diện bản thân là loại trí thức gì khi cố gắng PR cho một cuốn sách ca ngợi Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguy hại lắm nếu đất nước rơi vào tay những kẻ như vậy!
Nguyễn Biên Cương
Nguồn: cuong dai ta