Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

MỸ PHẢI CHỨNG MINH LÀ MÌNH TIẾN BỘ VỀ NHÂN QUYỀN ĐỂ CÓ THỂ LÀM BẠN VỚI VIỆT NAM

Cuteo@


Có một sự sốc nhẹ khi đọc bài "Việt Nam phải đạt tiến bộ về nhân quyền để thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ" trên VOA Đài tiếng nói Hoa Kỳ (đọc ở đây).

Kiến thức sơ đẳng về quan hệ ngoại giao còn không hiểu huống chi trịch thượng ra điều kiện để có quan hệ. Nhắc lại luôn cho VOA Tiếng Việt rõ 4 nguyên tắc ngoại giao:

- Tôn trọng lẫn nhau.
- Bình đẳng, không phân biệt đối xử.
- Có đi có lại.
- Kết hợp luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc.

Vậy sao lại trịch thượng ra điều kiện để được làm bạn với Mỹ? Nếu muốn làm bạn với Việt Nam thì phía Mỹ phải thế nào?

Thằng con anh viết thế này:

Một bà bán gà ở chợ Xanh phường Nhân Chính đã phát biểu với báo giới Mỹ rằng: "Mỹ phải có những tiến bộ có thể chứng minh được về nhân quyền trong những tháng sắp tới, nếu thực sự Washinton muốn thắt chặt quan hệ với Hà Nội".

Trong một cuộc phỏng vấn riêng dành cho báo giới Mỹ, Một bà bán gà mổ sẵn ở chợ Hà Nội có tên Lý Thị Tình, mới học hết lớp 3 nói rằng bà đã nhấn mạnh với các giới chức Mỹ về tầm quan trọng của nhân quyền trong việc thiết lập mối quan hệ với Việt Nam. 

Những dấu hiệu đó bao gồm việc trả tự do cho một số người đã bị giam giữ hoặc bỏ tù chỉ vì đã hành xử quyền tự do bày tỏ ý kiến, tháo gỡ tất cả những hạn chế đối với việc nhập khẩu hàng hóa ra vào nước Mỹ, lập tức dừng ngay những cuộc nghe lén toàn cầu, kiểm duyệt thông tin cá nhân, xóa bỏ các nhà tù, loại bỏ các hành vi tra tấn tù nhân dã man trên khắp địa cầu, ngừng ngay việc nhúng tay vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền, cũng như các hành vi xúi bẩy hoạt động bạo loạn lật đổ ở các nước có quan điểm không đồng nhất với Mỹ. 

Bà Lý Thị Tình cũng đòi hỏi phía Mỹ cần phải chứng minh được những tiến bộ của mình trong tương lai gần, và rằng không nên để phía Việt Nam nhắc nhở nhiều lần.

Bà Lý Thị Tình cũng cho biết đã gặp đủ mọi thành phần trong xã hội dân sự Mỹ, và họ đã gây nhiều ấn tượng cho bà về sự nhiệt tình của Mỹ khi có thể tiến hành chiến tranh khắp toàn cầu, gây ra những cái chết cho rất nhiều người vô tội, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Bà cũng cho rằng, đó là tội ác chiến tranh cần phải được chấm dứt không chậm trễ.

Bà Tình nói: "Phía Mỹ muốn làm bạn với Việt Nam để thực hiện thành công chiến lược xoay trục sang châu Á, thì cần phải tỏ rõ sự tiến bộ của mình về nhân quyền bằng các hành động cụ thể, chơ nên để các tiểu thương phải nhắc nhở quá nhiều lần".

Chia tay với báo giới Mỹ, quay lại với công việc bán gà, bà Tình nói: "Đừng để chúng tôi nhìn thấy những hình ảnh nhân quyền kiểu Mỹ như thế này":
















THÓI XẤU CỦA CÔNG CHỨC HÀ NỘI

Khoai@

Nói luôn, sau đây là nhận xét, đánh giá của ông Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Tô Văn Động.

Thói xấu:

- Bệnh thành tích; 
- Tham nhũng và thiên vị;
- Đi muộn về sớm;
- Sợ "đấu tranh tránh đâu";
- Đố kỵ với người hơn mình; 
- Nịnh trên, nạt dưới; 
- Bè phái cục bộ; 
- Dối trá;
- Nói không đi đôi với làm; 
- Đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Nguyên nhân:

- Lãnh đạo thiên vị;
- Lãnh đạo thiếu công bằng;
- Kỷ luật mang tính hình thức;
- Thi đua còn cào bằng.

Những nhận xét này dù chưa đầy đủ, nhưng xác đáng. 

Cũng phải khen ông Động và dám nói lên sự thật mà người Hà Nội không muốn nghe.

Hi vọng được nghe ông trình bày giải pháp xóa bỏ những thói xấu đó cho người dân được nhờ.

NHÌN VÀO NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA Ở VIỆT NAM

Nhìn vào nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở VN


Nguyễn Tiến Hưng - Cựu Tổng trưởng VNCH, gửi cho BBC từ Mỹ.

Bầu không khí trong phòng họp thật nặng nề. Các thành viên đến họp đều đã biết rõ sẽ có những tranh luận hết sức gay go.

“Ông Diệm không phải là một giải pháp tốt. Pháp và Mỹ đã cố gắng chứng minh ngược lại, nhưng chúng ta đã thất bại.

“Lợi dụng lúc (Đại sứ Mỹ) Collins đi vắng, ông ta đã cho nổ súng và đã thắng thế nhưng cũng chẳng đóng góp gì được cho một giải pháp lâu dài. Quan điểm chống Pháp của ông ta là cực đoan, Diệm không những bất tài mà còn là một người điên (Fou).”

Đây là lời phát biểu của Bộ Trưởng Các Quốc Gia Liên Kết, ông Henri Laforet. Chỉ trích việc Mỹ luôn luôn thay đổi lập trường đối với ông Diệm, Laforet tiếp tục: “Hai bên Mỹ-Pháp chúng ta đã đồng ý với nhau là chỉ ủng hộ ông Diệm một thời gian cho tới tháng giêng vừa qua (tháng 1, 1955), lúc đó nếu ông Diệm vẫn cứ thất bại thì ta phải kín đáo tìm người thay thế. Nhưng điều này đã không xảy ra,” Mỹ đã không tìm người thay thế ông Diệm.

“Vấn đề là trước tình thế hiện nay ta phải làm gì,” Ngoại trưởng Foster Dulles trả lời, “và tình hình hiện nay là đang có một phong trào cách mạng dấy lên ở Việt Nam.”

“Cách mạng gì đâu, Laforet cãi lại, “Chính cái gọi là ‘Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia’ lại đang bị Việt Minh chi phối vì Phó Chủ tịch Hồ Hán Sơn là một sĩ quan cũ của Việt Minh.”

Dulles phản biện: “Nếu ông cho rằng một người trước đây đã cộng tác với Cộng sản thì bây giờ vẫn là Cộng sản thì chưa đủ lý do để kết luận…vì nếu lý luận theo kiểu ấy thì chính ông Bảo Đại cũng có thể là Cộng sản.”

Thấy hai bên căng thăng quá, Ngoại trưởng Anh Harold MacMillan xen vào và đề nghị ‘Thôi ta hãy hoãn cuộc họp lại để nghỉ ngơi đã rồi sẽ bàn tiếp.” Đó là đối thoại trong một cuộc họp tay ba Pháp-Mỹ-Anh ở Paris bắt đầu từ ngày 7 tháng 5, 1955 sau khi Ủy Ban Cách Mạng họp tại Dinh Độc Lập ngày 29 tháng 4 ủng hộ Thủ tướng Diệm.

Tới lúc này, sau khi ông Diệm ổn định được tình hình ở Sàigòn thì Mỹ mới dứt khoát ủng hộ.

Trước đó, ngay từ khi ông Diệm vừa về nước, Pháp đã thuyết phục được Mỹ cũng đồng ý để loại trừ ông đi.

Chỉ một tuần lễ trước cuộc họp này, Đại sứ Mỹ ở Sàigòn còn làm áp lực để Ngoại trưởng Dulles ký mật điện dẹp ông Diệm (như đề cập dưới đây). Pháp muốn bám víu vào Miền Nam nhưng lại gặp phải một ông thủ tướng có tinh thần siêu quốc gia nên chắc chắn là phải tìm mọi cách loại bỏ để thay thế bằng một người lãnh đạo thân Pháp.

Hoàn cảnh ở Miền Nam thì lại thuận lợi: Quốc trưởng Bảo Đại vẫn còn ở Cannes, quân đội Việt Nam còn nằm trong Liên Hiệp Pháp, và Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội, Tướng Nguyễn Văn Hinh (con trai của cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm) là một sĩ quan cũ trong Không quân Pháp. Cảnh sát thì do Bình Xuyên nắm giữ; ngay cả lực lượng an ninh ‘Sureté’ cho văn phòng phủ Thủ Tướng Diệm cũng do Cảnh sát gửi đến. Như vậy là ông Diệm đang ở trong hang cọp rồi.

Pháp, Mỹ và Ngô Đình Diệm

Trong một tài liệu mật ghi số 1691/5 (ngày 15 tháng 4, 1955), Bộ Quốc Phòng Mỹ thẩm định là có hai yếu tố làm căn bản cho tất cả những tính toán của Pháp ở Việt Nam, đó là Pháp nhất quyết:

Giữ vai trò lịch sử lâu dài của mình tại Việt Nam; vàBảo vệ những đầu tư quá lớn của Pháp về kinh tế, tài chính tại nơi đây.

Bởi vậy, Bộ nhận xét rằng: vấn đề quyền lợi của Pháp là yếu tố quyết định cho tất cả những diễn tiến chính trị tại nơi này. Pháp toan tính hành động ra sao?

Bằng hai biện pháp:

Tìm cách loại trừ ông Diệm hoặc bằng một cuộc đảo chính, hoặc bằng cách thuyết phục ông Bảo Đại truất chức ông Diệm; và bất hợp tác với Mỹ trong việc huấn luyện quân đội Quốc Gia Việt Nam

Pháp ‘lobby’ Đại sứ Mỹ tại Paris và Sàigòn

Muốn dẹp ông Diệm thì cũng không khó vì lực lượng của Pháp rút từ Miền Bắc vào Nam còn rất hùng hậu. Chỉ có một trở ngại, đó là chính sách của Mỹ đối với ông này.

Tuy nhiên, vào lúc ấy thì sự ủng hộ của Mỹ đối với ông Diệm cũng chưa có gì là rõ ràng. Bởi vậy, Pháp tin rằng mình có thể tìm cách hạ uy tín ông Diệm. Dễ nhất là ‘lobby’ với Đại sứ Mỹ ngay tại Paris và Sàigòn.

Tại Paris

Ông Diệm chấp chính tháng 7 thì tháng 8, Đại sứ Mỹ ở Paris là Douglas Dillon đã đánh điện về Washington báo cáo về cuộc họp với ông Guy La Chambre, Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết. La Chambre nêu ra ba đặc điểm sau đây để phê phán ông Diệm. Đại sứ Dillon báo cáo:

Paris, Ngày 4 tháng 8, 1954

Kính gửi: Ngoại Trưởng

“Cuối tuần qua tôi có nói chuyện với ông La Chambre một cách hết sức thẳng thắn. Ông ta cho rằng tương lai của chính phủ Việt Nam sẽ tùy thuộc vào ba yếu tố sau đây:

Chính phủ ấy phải thực sự đại diện nhân dân; Phải tổ chức cải cách điền địa cho sớm; và Phải sửa soạn truất phế ông Bảo Đại để thành lập một nước Cộng Hòa trong mấy tháng tới.

“Ông La Chambre nghĩ rằng chính phủ Diệm không (“tôi xin nhắc lại là không”) đủ khả năng để thi hành bất cứ điểm nào trong ba điểm này…”

Dillon

Dillon báo cáo thêm: (i) về điểm thứ nhất: ông La Chambre lưu ý Hoa Kỳ là theo thông tin nhận được thì ông Diệm sẽ không thể có khả năng đại diện nhân dân vì ông ấy không có được sự cộng tác và ủng hộ của các phe phái Miền Nam; (ii) về điểm thứ hai và thứ ba: “vì quá trình của ông Diệm là quan lại, nên ông ta sẽ phản đối cả việc cải cách điền địa cả việc truất phế ông Bảo Đại.”

Bởi vậy, La Chambre đề nghị “Để Miền Nam có được một cơ may thắng thế trong kỳ tổng tuyển cử toàn quốc thì cần phải có ngay một chính phủ mới.” Đề nghị này là ‘gãi đúng chỗ ngứa’ của Mỹ vì Mỹ đang lo ngại về cuộc tổng tuyển cử Bắc-Nam (1956) theo như Hiệp Dịnh Geneva 1954. Ông La Chambre đề nghị ông Nguyễn Văn Tâm làm Thủ Tướng.

Tại Sàigòn

Ngày 26 tháng 8, Đại sứ Mỹ Donald Heath được mời dùng bữa tiệc tại nhà một người triệu phú Pháp tên là Jacques Raphael-Leygues. Tới nơi ông ta mới biết rằng thực ra đây chỉ là một cuộc hội họp chính trị.

Tham dự, ngoài Tướng Nguyễn Văn Hinh, có lãnh đạo của các lực lượng giáo phái và một số quan chức Pháp. Trong bữa tiệc, mọi người tố cáo ông Diệm là người bất tài lại không chịu điều đình với các giáo phái.

Một người đã hỏi thẳng ông Đại sứ Heath: “Nếu chúng tôi xúc tiến để thay thế chính phủ Diệm thì ông có đồng ý hay không?” Ngay ngày hôm sau, ông Heath đánh điện về Washington: “Chúng ta phải để ý theo dõi tìm một lãnh đạo khác.”

Tổng Tham Mưu Trưởng công khai chống Thủ Tướng

Tháng 8 thì như vậy, tới tháng 9 thì ‘hầu như ngày nào cũng có tin đồn về đảo chính.’

Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA báo cáo liên tục là có dư luận tại Việt Nam là Pháp đang đứng đằng sau một âm mưu lật đổ ông Diệm.

Tướng Hinh công khai chống lại Thủ Tướng Diệm, và còn khoe “Tôi chỉ cần nhấc cái ống điện thoại lên là có thể dẹp được Diệm rồi.”

Nghe vậy, ngày 11 tháng 9 ông Diệm đi tới một quyết định táo bạo: chỉ thị cho Tướng Hinh ‘đi nghỉ để nghiên cứu’ trong sáu tuần và phải xuất ngoại nội trong hai mươi tư giờ.

Mặc dù đã có lệnh, Tướng Hinh bất chấp, ‘ông mặc áo sơ-mi đi chiếc xe môtô thật bự ngang nhiên chạy vòng quanh đường phố Sàigòn.’

Một tuần sau, ông cho phổ biến lời tuyên bố về việc ông bất tuân lệnh ông Diệm và một điện tín ông đã gửi thẳng cho Quốc trưởng Bảo Đại yêu cầu can thiệp.

Cùng ngày, ông Diệm tuyên bố là ông Hinh đã nổi loạn. Ông Hinh cho xe thiết giáp bảo vệ tư dinh của mình, đồng thời phái một lực lượng tới bao vây Dinh Độc Lập. Trong thời gian sáu tuần tiếp theo, tình hình đi tới chỗ bế tắc.

Ngày 20 tháng 9, có tới 15 ông Bộ Trưởng trong nội các ông Diệm đồng loạt từ chức. Quân đội của ông Hinh cũng đã sẵn sàng chờ lệnh để tấn công.

Trước sự cương quyết của ông Diệm, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ gửi một công điện chỉ thị cho Đại sứ Heath và Tướng O’Daniel là phải “nói không úp mở (với Pháp và Tướng Hinh) rằng Hoa Kỳ sẽ không dự trù hoặc triển hạn những viện trợ lâu dài cho quân đội Việt Nam nếu còn một chút nghi ngờ gì về sự trung thành của vị Tổng Tham Mưu Trưởng và các sĩ quan cao cấp.”

Tướng Hinh ra đi ngày 13 tháng 11, 1954.

Đại sứ Mỹ: “Chỉ ủng hộ ông Diệm vài tuần nữa thôi”

Nhưng chưa xong. Tướng Hinh ra đi tháng 11 thì tháng 12, Tổng Thống Eisenhower cử ông Joseph Lawton Collins (một danh tướng trong Đệ Nhị Thế Chiến) làm Đặc sứ tại Việt Nam.

Vừa tới Sàigòn, ông Collins đã được Tư lệnh Pháp là Tướng Paul Ély thuyết phục chống ông Diệm. Collins là chiến hữu của Ély trong thế chiến.

Bây giờ hai ông tướng lại gặp nhau trên chiến trường Miền Nam. Ngày 6 tháng 12, 1954, Collins gửi công điện ‘Sàigòn 2103’ về Washington nói về sự “nản lòng của tôi đối với tình hình đen tối tại nơi đây.” Ông cho rằng “khả năng của ông Diệm yếu kém” và đề nghị “Mỹ chỉ nên ủng hộ ông ta thêm vài tuần nữa thôi, sau đó nếu tình hình không tiến bộ, Mỹ nên có những biện pháp khác.”

Đề nghị năm bước để loại bỏ ông Diệm.

Ngày 9 háng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại Trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng tại Sàigòn.

Đề nghị này: thứ nhất, sắp xếp việc ông Diệm ‘từ chức;’ thứ hai, thẩm định hậu quả của việc từ chức, được tóm tắt như sau:

Mật Điện số 4448

Ngày 9 tháng 4, 1955

…..

Thứ nhất, việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi:

Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên, hoặc bằng một nghị định do ông Diệm ký rồi ông Bảo Đại, Pháp, Mỹ ủng hộ; hoặc cho ông Bảy Viễn một cơ hội để chính ông ta tự nguyện đề nghị như vậy;

2. Thuyết phục ông Diệm từ chức, và nếu ông này không chịu thì yêu cầu ông Bảo Đại truất chức; Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng, rồi ông Bảo Đại gọi người này sang Paris để tham khảo.

Khi trở về Sài Gòn, người này sẽ tham khảo với mọi phía để thành lập tân chính phủ;

Đi tới một thỏa thuận về một giải pháp đối với các giáo phái; và sau cùng,Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.

(Vì giới hạn của bài này, chúng tôi không viết về phần thứ hai, “thẩm định hậu quả của việc ông Diệm từ chức”).

Đề nghị xong, ông Collins lên đường về Washington để thuyết phục TT Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles dẹp ông Diệm.

Ai thay ông Diệm

Ngày 22 tháng 4, 1955 ông Collins dùng bữa ăn trưa với Tổng thống. Sau đó ông gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc Phòng và Trung Ương Tình Báo để thuyết phục.

Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và phải có kế họach hành động ngay tức khắc. Collins đề nghị ông Phan Huy Quát lên thay thế ông Diệm. Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của Tổng Thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế.

Mật điện thay thế Thủ Tướng Diệm

Không phải đợi tới ngày 24 tháng 8, 1963 mới có mật điện ủng hộ các tướng lãnh đảo chính mà ngay từ tám năm trước đó cũng đã có mật điện sắp xếp việc dẹp ông Diệm:

Bộ Ngoại Giao

Ngày 27 tháng 4, 1955

“Tướng Collins và Ely phải thông báo cho ông Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chính phủ mới nào được chỉ định…

“ Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau:

1) Về Nội Các: quyền hành pháp đầy đủ sẽ được trao cho ông [Trần Văn] Đỗ hoặc ông [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng;

2)Thành lập một Hội Đồng Tư Vấn từ 25 tới 35 người đại diện cho các phe nhóm gồm cả các Giáo Phái…và

3)Thành lập một Quốc Hội Lâm Thời, một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp….”

Dulles

Nhưng với sự may mắn lớn lao, mật điện này lọt ra ngoài, Thủ tướng Diệm biết đuợc nên trong khoảnh khắc đã cho lệnh tấn công Bình Xuyên (lúc ông Collins còn đang trên đường về Sài gòn), và đã lật ngược được thế cờ.

Tháng 5, 1955: cuộc họp nảy lửa tại Paris

Giải quyết được vấn đề Bình Xuyên cũng chưa xong.

Tình hình tiếp tục căng thẳng. Ba cường quốc quyết định họp lại ở Paris để bàn tính như trích dẫn ở phần đầu.

Tranh luận thật là gay go, kéo dài tới 5 ngày (từ 7 tới 12, tháng 5, 1955). Để kết thúc, đến lượt Thủ tướng Pháp Edgar Faure hỏi thẳng Ngoại trưởng Dulles: “Ngài nghĩ thế nào nếu Pháp rút hết và triệt thoái Quân đội viễn Chinh ra khỏi Đông Dương sớm nhất có thể?”

Để xoa dịu, ông Dulles bình luận rằng “Việt Nam không đáng để Hoa kỳ cãi nhau với Pháp, cho nên nếu như rút lui và cắt bỏ viện trợ cho Việt Nam mà giải quyết được vấn đề thì Hoa kỳ sẵn lòng.”

Mỗi ngày họp xong, ông Dulles đánh điện tín về Washington để thông báo kết quả. Ông viết cả việc Thủ tướng Faure gọi ông Diệm là người điên, và mở ngoặc chữ “Fou”.

Về việc ông Faure hăm dọa sẽ rút hết quân đội Pháp khỏi Việt Nam, trong lúc nghỉ giải lao ông Dulles gọi điện thoại về Washington để tham khảo ý kiến.

Ông cho rằng “Ông Faure đã đưa ra một tối hậu thư, và như vậy, bây giờ Mỹ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục ủng hộ ông Diệm và việc Pháp rút quân sớm.”

Lúc ấy quân đội Quốc Gia Việt Nam còn non yếu, vậy nếu Pháp rút hết và Bắc Việt tấn công thì làm sao đây? Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ trả lời: “Chính phủ Diệm có khả năng lớn nhất để có thể thiết lập được ổn định nội bộ, một điều cần thiết cho an ninh Việt Nam. Bởi vậy, việc Pháp rút lui tuy tuy rằng sẽ làm cho Miền Nam bớt ổn định, nhưng rồi các biện pháp của Mỹ trong khuôn khổ SEATO sẽ giúp cho Miền Nam được an toàn cũng không kém gì sự có mặt tiếp tục của quân đội Pháp.”

Ủy Ban Kế Hoạch của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia bình luận thêm “Việc Pháp rút lui lại giúp cho Hoa Kỳ hết bị dính vào dấu vết của thực dân (‘taint of colonialism’) và chấm dứt khả năng nguy hiểm là Pháp sẽ làm một sự đổi chác với Việt Minh.”

Khai sinh nền Cộng Hòa

Như vậy, nếu như tháng Tư năm 1975 đã thật đen tối thì tháng Tư năm 1955 cũng hết sức gay go (cách nhau đúng 20 năm).

Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng Joseph Buttinger là người có mặt tại chỗ đã viết lại: “Kể cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông vào năm 1963, TT Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955.”

Ngoài khủng hoảng Bình Xuyên và sự việc là cả hai tư lệnh Pháp – Mỹ đã cấu kết để dàn dựng loại bỏ ông, Thủ tướng Diệm còn trăn trở hơn nữa về một vấn đề lương tâm.

Khi Quốc trưởng Bảo Đại ra lệnh cho ông sang Pháp để tường trình thì ông đã sửa soạn ra đi nhưng mọi người ủng hộ ông đã nhất quyết can ngăn.

Theo một báo cáo của Đại tá Edward Landsdale (sau này lên Tướng), người cố vấn và rất gần gũi Thủ tướng Diệm thì có ba lần chính Landsdale đã chứng kiến cảnh đau đớn dằn vặt của ông Diệm (“he cried over my shoulder”).

Một trong ba lần đó là khi ông Diệm phải miễn cưỡng chấp nhận việc truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Theo như Tướng Trần Văn Đôn (người trong cuộc) thì ông “Bảo Đại dự định khi Ngô Đình Diệm ra khỏi nước thì cách chức liền, đưa Lê Văn Viễn, tư Lệnh Bình Xuyên lên làm Thủ tướng” (Việt Nam Nhân Chứng, trang 124).

Sau cuộc họp quan trọng tại Paris, quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Sự chiếm đóng của quân lực Pháp từ Hiệp ước Patenôtre năm 1884 tới đây đã hoàn toàn chấm dứt.

Sang Thu 1955 Thủ tướng Diệm ở vào cái thế mạnh. Đối nội, ông đã chấm dứt được sự đe dọa của Cảnh sát, và Quân đội Quốc Gia đã tuân lệnh ông quét sạch lực lượng Bình Xuyên. Sau đó ông được Đại Hội các đoàn thể chính đảng bầu ra nhất mực ủng hộ.

Thêm nữa, ông có hậu thuẫn mạnh mẽ của gần một triệu người di cư. Đối ngoại thì ông Diệm đã cương quyết chống trả và khuất phục được kế hoạch dẹp tiệm của cặp Ély-Collins, bây giờ lại được Washington nhất mực ủng hộ.

Ngày 26 tháng 10, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên.

Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam:

Thưa Tổng Thống,

“Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ quá là nhanh chóng…” (Thư TT Eisenhower gửi TT Diệm ngày 22 tháng 10, 1960).

***

[Trong khuôn khổ hạn hẹp, bài này không thêm phần ghi chú]

Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng cũng là tác giả cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy.

"Mai phạt sáu nghìn rưởi" và "Võ Thị xin thôi"

Tức giận vì bị phạt do sinh đẻ vượt kế hoạch, ông bố quyết tâm đặt tên "dị" cho con

Đúng là đặt tên cho con là cả một vấn đề. Thời nay các ông bố bà mẹ trẻ thường suy đi tính lại, mãi mới chọn được cho con của mình cái tên thật đẹp. Còn thời bố mẹ của chúng ta thì đơn giản lắm, có khi đặt tên thật xấu cho con nữa ấy, vì quan niệm đặt tên càng xấu thì con cái sau này càng khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. 

Nói đến chuyện tên lại nhớ về câu chuyện về cậu bé có cái tên kỳ lạ: Mai Phạt Sáu Nghìn RưởiVõ Thị Xin Thôi.

Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi là họ tên đầy đủ của một chàng trai sinh năm 1987, trú tại thôn Quảng Đại, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nguồn gốc của cái tên đặc biệt này như sau:

Năm 1987, ông Mai Xuân Cán (khi đó là một cán bộ của UBND xã Đại Cường) sinh đứa con thứ năm và bị UBND xã này buộc phải nộp phạt sáu nghìn rưởi mới cho đăng ký khai sinh, vì sinh nhiều con. Ức vì bị phạt, nên khi làm giấy khai sinh cho con, ông Cán lấy luôn mức tiền phạt đó để đặt tên cho con trai mình. Dù được can ngăn không nên đặt tên cho con kỳ quặc như vậy, nhưng ông Cán một mực không nghe. Trước thái độ cương quyết thái quá của ông, UBND xã Đại Cường đành phải chấp nhận đăng ký khai sinh cho con ông với cái tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi.

Do gặp quá nhiều phiền phức với cái tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi, cộng thêm việc cảm thấy mặc cảm khi giao tiếp, nên vợ chồng ông Cán đã đi đổi tên cho con. Chia sẻ với báo giới, ông bảo cũng thấy thương con, chỉ vì phút nóng giận của người cha mà bắt con phải mang tên "lạ" cả đời. Ngày 1/9/2005 (khi Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi được 18 tuổi), UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định đổi tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi thành Mai Hoàng Long.

Trước kia cũng đã có trường hợp người cha tên Võ Mười Sáu (xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đặt tên cho đứa con gái là Võ Thị Xin Thôi (SN 1989). Lý do ông đặt tên như vậy là vì bị chính quyền phạt do sinh đẻ vượt kế hoạch. Khi đó, nhà thì nghèo túng, ông phải nhịn ăn bán lúa để nộp phạt, ông đặt tên con là Xin Thôi để nhắc nhở mình không nhỡ kế hoạch nữa. Cái tên "dị, độc" này đã khiến cô con gái phải khổ sở với mọi người xung quanh và bỏ học vì bị trêu chọc. Khi 18 tuổi, Võ Thị Xin Thôi đã được đổi tên mới.

TRẦN KHẢI THANH THỦY: LẠI CHUYỆN...XIỀN!

LâmTrực@


Tre làng vừa nhận được một bài viết rất hay của một độc giả có tên nguyentieupham nói về nội bộ đảng Việt Tân và qua đó nói về số phận của những kẻ chống phá nhà nước Việt Nam trên đất Mỹ. Xin được cảm ơn độc giả nguyentieupham và xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Lời NguyenTieuPham: Mấy ngày vừa qua việc Nguyễn Văn Hải, tức bloger Điếu Cày được cho ra khỏi nhà tù và ra thẳng sân bay đi Mỹ được một số người quan tâm theo dõi. Nhiều người dự đoán tương lai của Điếu Cày chắc không khác Trần Khải Thanh Thủy, một kẻ chống lại nhà nước ta trước đó cũng đã được ra tù và được đưa thẳng ra sân bay đi Mỹ như Điếu Cày được đi bây giờ. 

Tôi mới đọc bài của Hải Vân phỏng vấn Trần Khải Thanh Thủy đăng trên trang mạng Hải Vân News ngày 9/10/2014 thấy Trần Khải Thanh Thủy đã "bạch hóa" nhiều chuyện "thú vị" về cuộc sống lưu vong của cô ta trong những năm tháng qua trên đất Mỹ và về chuyện nội bộ của đảng Việt Tân (đảng Vịt Tiềm). Những chuyện "cơm không lành canh chẳng ngọt" giữa Trần Khải Thanh Thủy với đảng Việt Tân chung quy cũng chỉ vì...xiền! 

Qua bài trả lời phỏng vấn này người đọc hiểu thêm về Trần Khải Thanh Thủy, một đảng viên cũ của Việt Tân khi còn ở trong nước đã nhận lương tháng 300 USD như chính cô ta thú nhận để viết bài chống lại nhà nước và là một nhân vật chống cộng cực đoan, một người đàn bà luôn có khẩu khí "hàng tôm hàng cá" trong mọi chuyện.

Sau đây là bài của Hải Vân phỏng vấn Trần Khải Thanh Thủy, đăng trên Hải Vân News.

Phỏng vấn Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy


Lời tòa soạn: Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã bị tù 2 lần và đã được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa từ nhà tù Việt Nam qua Mỹ, đã từng tham gia hoạt động trong đảng Việt Tân nhưng sau khi đến Mỹ được hơn 1 năm thì bỏ đảng, sau đây là cuộc phỏng vấn của Hải Vân về lý do tại sao nhà văn Trần Khải Thanh Thủy rời bỏ dảng Việt Tân:

- Hải Vân: Xin chị cho biết lý do ra khỏi Việt Tân?

- TKTT:  Rất thế tục đời thường, chắc chắn không như mọi người nghĩ đâu, vì chẳng ai có trí tưởng tượng “phong phú” đến mức có thể nghĩ là mọi việc diễn ra đơn giản và tầm thường đến thế.

- Hải Vân: Chị có thể nói cụ thể hơn?

- TKTT: Tôi đặt chân lên đất Mỹ vào ngày 23.6.2011, do đích thân bà Hylary can thiệp với Bộ Ngoại Giao và bộ công an Việt Nam. Vì là người của Việt Tân nên sau khi ở khách sạn Garden Inn ở San Jose khoảng gần một tuần (do một tổ chức từ thiện của Mỹ đón tiếp và sắp xếp chỗ ở), tôi được tổng vụ Việt Tân đưa về Sacramento. Ở nhà của một chiến hữu hết tháng 6, bắt đầu trả tiền thuê phòng vào tháng 7. Ngày 11/7 năm 2011, có lẽ nghĩ tôi ăn mặc, tuy không còn là “hương tù, gió trại” chưa bay tẹo nào nhưng vẫn quê mùa, xã hội chủ nghĩa quá, nên bà Diệu Chân, vợ tổng bí thư Lý Thái Hùng có chở tôi đến hai cửa hàng quần áo on sale. Trên đường đi, bà ta nhận được điện thoại của con gái muốn mượn gấp 200 USD, đầu tháng 8 có học bổng sẽ trả. Bà ta tâm sự: "Cháu Duyên cần gấp 200 USD mà mình vội qúa, chả cầm tiền mặt theo, có lẽ phải tạt qua ngân hàng hay quay về nhà lấy vậy".

Lúc đó tôi cầm 1000 USD định gửi về cho mẹ chữa bệnh, vì mới sang, bà con ủng hộ khá nhiều, liền bảo: "Em đang có tiền đây này, chị cần cứ lấy đi, lúc nào gửi lại em cũng được". 

Chị ta hồ hởi: "Ờ thế Thủy cho mình vay 200 đồng, mình sẽ thu xếp trả ngay, cháu Duyên nhà mình đúng hẹn lắm. Cần thì hỏi vay, chứ không dám thất hẹn bao giờ...".

Hải Vân: Xin chị nói vắn tắt cho độc giả hiểu.

TKTT: Vâng, khi đó tôi vẫn sống trong ảo ảnh, hào quang của Việt Tân, nên vẫn tận tâm, tận lực và tận hiến như còn ở trong nước. Anh chị em trong chi bộ Sacramento, từ bác Phan Lăng, Mai Hương, Lê Thế Quyên, Đào .v.v.. đều hết lòng giúp tôi. Tôi đã coi Việt Tân là ngôi nhà lớn của mình.

Mọi việc chỉ be bét khi 11 tháng sau (5/2012) tôi buột miệng than với Mai Hương về hành động "ngậm miệng ăn tiền" của Diệu Chân, một việc mà một người vốn giàu lòng tự trọng và luôn biết ơn, đề cao sự quan tâm của Việt Tân đối với tôi, không thể nào chấp nhận nổi.

Thế là bí mật của tôi và Diệu Chân đã không còn là "bí mật của chúa" mà lan xuống bầy "con chiên ngoan đạo" rồi vọng lại tai Diệu Chân. Nếu là người hiểu biết, rộng lượng, uy tín cao, Diệu Chân phải giật mình nhận ra sai lầm không thể có của mình. Nhưng vốn nghĩ tôi là người của công chúng, được "các thế lực thù địch" ở Hải Ngoại cũng như "Đế Quốc Mỹ" ủng hộ, thừa tiền tiêu, nên Diệu Chân có "cầm tạm" vài trăm cũng không chết bất cứ con mẹ hàng lươn nào, nên Diệu Chân cứ ca bài ca xã hội chủ nghĩa: "Tiền là tiền nhiều khi không mà có, tiền là tiền nhiều lúc có như không".

Hải Vân: Có chuyện như vậy sao? Không thể tin được, dù có là chị em, chiến hữu nhưng tôi nghĩ tiền bạc phải phân minh, tình cảm phải trong sáng.

TKTT: Thay vì một lời thú nhận (dù giả dối hay chân thành), mình quên, thì Diệu Chân (Minh Thi) lại viết cho tôi một tấm giấy báo nợ gửi qua Uyên ở tổng vụ, trị giá hơn 1000 USD.

Hải Vân: Trời đất!

TKTT: Tất nhiên có vay có trả, tôi không vay nên tôi đòi lại sự trong sạch cho mình bằng cách viết lại một lá thư nói rõ: Người nợ tiền là Minh Thi, chứ không phải tôi. Dù vú Minh Thi có to, miệng tôi có nhỏ đến mấy đi chăng nữa, cũng không thể "cả vú lấp miệng em" như thế được. Tuy mới sang, nhưng tôi thừa biết mức tiền xăng đi từ Sacramento đến San Jose và San Fransicso là bao nhiêu? Làm gì có giá khủng 404 đồng một chuyến (cả tiền gửi xe) ở San Fransicso, và 334 đồng một chuyến tới San Jose (những chuyến đi đó đều liên quan đến Việt Tân, phục vụ cho Việt Tân, chứ không chỉ vì lợi ích hoặc nhu cầu phía cá nhân tôi. Dù thư chỉ được chia xẻ cho vài người liên quan, nhưng tôi bị Minh Thi vu vạ là "xỉ nhục" thành tích vĩ đại và sự hy sinh to béo của vợ chồng bà ta trong đảng Việt Tân. Rằng 32 năm thành lập đảng, bà ta chưa từng bị ai xúc phạm đến thế. Còn tôi thì có sao nói vậy. 51 năm làm người, tôi chưa bị "ma" nào bắt nạt qúa đáng như thế.

Hải Vân: Kết quả chị bị chị Minh Thi trù dập?

TKTT: Đầu tiên tôi không nhận ra dã tâm này, chỉ thấy tiền tài trợ của chính phủ tự nhiên bị mất. Đang từ hơn 800 USD của cả hai mẹ con, còn lại chưa đầy một nửa. Tôi vội vàng lên gặp worker của mình để tìm hiểu, thì được biết "sếp" của tôi ở đài tiếng nước tôi là Nhu Tran (Trần Như tức Minh Thi) báo cáo là tôi không làm việc. Nhà hai mẹ con đang ở cũng do đảng Việt Tân trả giúp, vì thế, tất cả những gì thuộc về tôi đều bị cắt hết, chỉ có con tôi được hưởng 376 USD .

Hải Vân: Chị có dám đảm bảo những lời nói này của mình là sự thật khách quan không?

TKTT: Tất nhiên! Vì khi đó, chính Xuân Lộc (Diễm Hương) là người "shoulder to shoulder" - kề vai sát cánh với tôi mà, chính Diễm Hương là người "cầm lái vĩ đại" đưa tôi đến sở an sinh xã hội gặp Stephany (Worker), để tìm hiểu đầu mút của vấn đề và giúp tôi kê khai lại tất cả từ đầu ngay tắp lự. Nếu không muốn ra tòa để xin lại quyền lợi cho mình khi đã muộn.

Hải Vân: Nghĩa là, đúng như những gì người Việt Nam hay nói: Chị ta cậy mình là vợ Sếp nên "rung cây" dọa chị?

TKTT: Tôi nghĩ là chị ta định chặt cây thì đúng hơn. Nếu nói bằng hình ảnh, chị ta sinh 1953 - tuổi rắn, tôi 1960, tuổi chuột. Trong cơn điên loạn, với dã tâm độc địa của mình, chị ta định đợp cổ cho tôi một nhát chết tươi, bằng cách mượn tay của nhân viên chính phủ để tôi đói rã họng một phen, nhưng đâu biết tôi nhỏ người, chạy nhanh nên thoát hiểm trong gang tấc.

Hải Vân: Quả là đòn bẩn. "Dò sông, dò biển dễ dò. Đố ai lấy thước mà đo lòng người?".

TKTT: Không sai, chỉ có điều khiến tôi phải vất vả, và hồi hộp, xen lẫn tức giận đến...đứng tim thôi. Tuy nhiên chị ta cũng đạt được một phần ý định là nhờ chính phủ cắt béng 100 USD trong khoản tiền sinh hoạt ít ỏi của hai mẹ con, vì đã kịp tỉ tê nói rõ là tiền thuê căn hộ apartment mà hai mẹ con đang ở do Việt Tân trả. Khi nào chồng tôi sang, chúng tôi mới tự gánh.

Hải Vân: Thiết nghĩ đó chỉ là lý do cá nhân giữa chị và Minh Thi thôi, đâu phải nguyên nhân khiến chị bỏ lại tất cả?

TKTT: Tất nhiên, chuyện dài lắm, có lẽ viết "Để Ngỏ" 250 trang in chưa đủ, tôi còn phải viết thêm "Chuyện dài Việt Tân" mới mong giúp mọi người nhận ra thực trạng hiện nay của Việt Tân...Nhưng thôi trong giới hạn của một bài phỏng vấn, tôi chỉ có thể nói Minh Thi là người đứng sau tất cả các hoạt động của đảng. Xưa nay, Vua nghe vợ mất nước, ông Lý nghe vợ nên rã đảng. Bình thường ông ta chỉ nặng về lý thuyết giáo điều, nên mọi việc nhà cửa, tiền nong, chi tiêu các kiểu do bà Lý làm tay hòm chìa khóa hết. Chính vì nghĩ vợ mình có tài xoay xỏa, mua được nhà to, cửa đại, nên ông ta ngại đề cập tới những thói hư tật xấu của vợ, cả trong gia đình cũng như trong đảng để mặc vợ toàn quyền quyết định.

Hải Vân: Ô sao thế được, nếu vậy có khác gì sự tiếm ngôi, đoạt quyền đâu?

TKTT: Đúng vậy, đàn bà mà tiếm quyền thì kinh khủng lắm, nhất là người đó lại yếu kém về tất cả mọi mặt. Từ nhận thức, học vị, nhân cách, hiểu biết, danh dự. Nên khi cái lưỡi rắn, luôn ẩm ướt của bà ta phóng vào vấn đề nào là Việt Tân bị...tê liệt ở đó. Nếu bà ta có thực lực, có lòng nhân, có mầm thiện, có mọi khả năng của một người cầm lái như bà Aung San Suu Kyi thì Việt Tân quả được nhờ, vì ngoài thành tích "nuôi chồng khỏe, dạy chồng ngoan" ra còn biết lèo lái con thuyền của Việt Tân ra khơi, hướng tới bờ bến tự do nữa, nhưng bà ta chỉ là thứ kỳ đà cản mũi, nói như một số thành viên của cộng đồng Sacramento thì Minh Thi là đồ "xí xọn".

Hải Vân: Từ ngữ dân gian à, "xí xọn" là gì vậy?

TKTT: Người rất thích nổ, cuộc họp nào dù trong và ngoài đảng bà ta cũng phát biểu, cố tỏ ra mình là một người xuất chúng, nhưng thực tế thì ngược lại. Thùng càng rỗng bao nhiêu, tiếng kêu càng có vẻ to bấy nhiêu, nên sau vài lần đích danh nghe bà ta "vỗ thùng" rồi, chẳng ai buồn vỗ tay hoặc ngó vào cái thùng rỗng của Việt Tân nữa.

Hải Vân: Chị khẳng định việc chị ra khỏi Việt Tân có bàn tay "trơn tuột" của Minh Thi?

TKTT: Tất nhiên, sự tò mò và cả nể là đặc tính cơ bản của con người mà. Thay vì khi chuyện tiền nong giữa tôi và Minh Thi bị rò rỉ, mọi người phải đứng về phía lẽ phải, hoặc bảo vệ người có thực lực về viết, nói như tôi, nhưng do cả nể Minh Thi là vợ ông tổng, mà bài viết cùng ảnh hưởng của tôi cứ dần dần bị loại trừ, vô hiệu hóa. Không thể bó chiếu.com (như một bức tranh biếm họa trên tờ Việt Weekly khẳng định: "Nếu tôi còn ở lại Việt Tân thì sớm hay muộn cũng bị Việt Tân chôn sống uy tín , danh dự, sự nghiệp", vì thế lãnh đạo đành để tôi trong tình trạng bó tay. com. Một mặt không sắp xếp công việc tại vụ tuyên vận để trả lương như đã hứa, cũng không dùng các bài viết của tôi và không chấp thuận bất cứ ý kiến nào của tôi trong mọi lĩnh vực dân oan, dân chủ hay gia đình nhỏ của tôi nữa. Họ ngại tôi hơn công an cộng sản (tuy ngấm ngầm), cho tới khi bài viết của tôi về dân oan, dân chủ bị chi bộ trưởng Phạm Diễm Hương “tố” ẩu, lại được vụ trưởng vụ quốc nội Lý Ngọc Đức đồng lõa, bao che thì tôi cảm thấy mình khó đi chung với Việt Tân được nữa, nên đành "vẫy tay, vẫy tay chào nhau" như rất nhiều đảng viên Việt Tân đã ra đi trước đó.

Hải Vân: Xem ra việc đặt các người đẹp cạnh nhau thật vô cùng khó khăn và nguy hiểm ? Cả chi bộ Sacramento có 5, 7 người, thì có 3, 4 người là phụ nữ rồi, không phải âm thịnh, dương suy, mà cả âm lẫn dương đều suy hết.

TKTT: Đúng vậy, đầu tiên là Diễm Hương với Minh Thi, hai người này ghét nhau như đào đất đổ đi, đến khi tôi xổng tù sang đây thì lại bị cả Minh Thi và Diễm Hương cậy là ma cũ "bắt chẹt". Tính tôi vốn thẳng ruột ngựa chứ không thể ruột ốc quanh co được, nên tất cả ...lặp lại như cũ: "Sông không hiểu nổi sông, sông ào ra tận biển".

Hải Vân: Chị có nghĩ Việt Tân không trả lương cho chị, dù chỉ là bán thời, toàn thời hoặc mức lương trong quốc nội (300 USD) một tháng như trong để ngỏ II (chuyện chỉ có ở Việt Tân) mà chị đã viết, là do kinh tế của Việt Tân xuống qúa không?

TKTT: Tôi không nghĩ thế. Tất nhiên, như lời ông bà bảo: "Của thiên trả địa”, “cha chung không ai khóc”. “Tham thì thâm, đa dâm thì chết”, đường đi hay tối, nói dối hay cùng v.v...Nên cho đến lúc này, số tiền Việt Tân lợi dụng sự căm thù cộng sản của bà con, (muốn có một tổ chức đấu tranh vũ trang mới), đã gần như cạn kiệt. Hàng trăm cửa hàng “Phở hòa”, đã chẳng hòa nổi vốn, mà tiền còn “đội nón ra đi” vì không cạnh tranh nổi với các loại phở bình thường khác. Cả đất mua, khách sạn, nhà ở, tàu đánh cá v.v đều... bái bai các quan Việt Tân hết. Tiền anh em kiếm được bây giờ, qua các cuộc vận động gây quỹ yểm trợ, hoặc qua một số cửa hàng ăn uống để duy trì một bộ máy cồng kềnh cả trăm người: “Sáng lái xe đi, tối lái về”, cũng là cả một vấn đề. Có thực mới vực được đạo, có thực sẽ vực được tình. Tình là tình người trong quốc nội (dân oan và dân chủ)...Nhưng tiền vực 1200 cm3 dung tích dạ dày của các quan chiến hữu đã khó, nói gì vực tình đồng bọc khốn khổ trong quốc nội? Song tôi vẫn nghĩ chủ yếu là do sự xúi bẩy của Dẹo chân thôi. Lưỡi tôi mọc đầy gai, chân tôi lại thẳng, nên những người sợ sự thực, sợ va chạm, sợ bị đưa ra ánh sáng soi xét như mấy ông lãnh đạo Việt Tân ngại lắm, trong 36 cách chỉ có cách lờ...Chờ tôi hiểu là mình đang bị bótay.com rồi không chịu nổi nữa phải vung tay lên là kiếm cớ đẩy tôi khỏi nhà họ thôi, đâu phải vì không có nổi 800 USD tiền part time (tại Mỹ) hoặc 300 đồng full time như ở trong quốc nội, mà họ từ chối một người vốn được coi là có uy tín, và đủ bản lĩnh, năng lực, biết làm việc như tôi.

Hải Vân: Chị có qúa cực đoan không khi nghĩ về lãnh đạo Việt Tân như vậy? Bình thường ở Mỹ, với khả năng tiếng anh và kiến thức của họ, họ thừa sức kiếm nổi mỗi tháng 4-5000 nghìn USD ấy chứ, đâu chỉ 1600 USD tháng như chị nói?

TKTT: Tất nhiên, tôi không vơ đũa cả nắm, phía trung ương ủy viên tôi biết có những người được học hành, đào tạo đầy đủ, đã từng làm lương một năm trên trăm triệu, mà vẫn bỏ tất cả để vào Việt Tân hưởng đồng lương “phọt phẹt”. Nhưng số đó ít lắm, trong tất cả các vụ của Việt Tân, tôi chỉ đánh giá cao vụ ngoại vận thôi, còn vụ kinh tài, thực sự tôi không quan tâm nên để ngoài sự phán xét của mình. Riêng vụ quốc nội và vụ tuyên vận (bây giờ) thì...dở ẹc. Thậm chí nếu được phép so sánh, tôi thấy bộ não họ bao năm qua bị đóng cứng, phẳng lì, để cho viên bi lăn như trên nền xi măng cũng được, chả có bao nhiêu cái gọi là “nếp nhăn, khúc cuộn, “chất xám” đâu. Thay vì bão động đầy trời, tư tưởng của các ủy viên phải rung rinh trước tiên, thì họ lại...thụ động như một vũng ao tù, một mặt nước hồ thu phẳng lặng, ngược hoàn toàn với tính cách của những chính khách uyên bác sắc bén, năng động khác, đầu óc luôn cựa quậy, “một kho tư tưởng, một xưởng sáng kiến” để những thành viên trong đảng mở xưởng chế biến các sáng kiến ý tưởng của mình, cho toàn dân soi vào, học tập để phong trào sôi động lên.

Hải Vân: Chị có nghĩ nhiều tổ chức đảng phái ở Hải Ngoại này cũng trong tình trạng trây ì, hoặc “nói nhiều làm ít” như thế không?

TKTT: Để trả lời rõ ràng hơn về vấn đề này, chắc phải có một dịp khác, nhưng theo tôi: Bản chất của số đông vẫn là sự ỉ lại, dựa dẫm, là triệt tiêu năng lực cái tôi, nên cái gọi là phong trào đấu tranh ở trong nước cũng như ngoài nước vẫn vô cùng hạn chế. Chỉ âm ỉ bên trong mà chưa thể bùng phát ra ngoài.

Hải Vân: Sau khi ra khỏi Việt Tân, chị có tham gia vào đâu không?

TKTT: Có, cả văn hóa nghệ thuật cũng như chính trị, xã hội nhưng cái số tôi “canh cô, mậu quả”, nên ngồi đâu cũng thấy chật, ngay cả khi vào mạng lưới nhân quyền cũng vậy, tưởng “chim khôn chọn cành cao để đậu”, ai ngờ cũng chỉ là bụi rậm lúp xúp, vướng vào đầu, tóc, quần áo mình đã đành, còn gạt cả đám dân oan khốn khổ của tôi ra khỏi sự suy nghĩ, quan tâm của họ nữa, nên tôi bỏ đi vì không thể vi phạm nguyên tắc sống của mình hiện tại: “Đi đâu thì đi, vào đâu thì vào, miễn là họ chấp nhận hội dân oan của tôi”.

Hải Vân: Hiện tại chị làm gì ? có kế hoạch gì cho tương lai không?

TKTT: "kế" thì nhiều lắm, nhưng "hoạch" thì không được bao nhiêu. phần do sức khỏe, phần do kinh tế, nên tôi vẫn chỉ thích "gửi tình yêu vào đất, thành hoa trái ngọt ngào" thôi. Ngoài ra cũng phải nhặt chữ Mỹ làm hành trang cho mình, dù không biết phận con sâu cái kiến như tôi tha lôi cho đến bao giờ mới đầy tổ? Khi có hứng thú và khỏe mạnh, tôi tiếp tục viết nốt hai tác phẩm dở dang là: bốn đời thù cộng sản và: “Trong chết, cười ngạo nghễ” đồng thời triển khai cuốn “3 năm ở Mỹ” theo phong cách mình, vừa hồn nhiên, chân thật (thông qua tư duy hình tượng và sự khám phá tinh tế), vừa nôm na, dân giã, thậm chí có đôi chút suồng sã theo phong cách dân gian.

Hải Vân: Còn vấn đề dân oan thì sao?

TKTT: Ôi bà con cứ gọi ời ời, cả ngày cả đêm, mà thân già, da nhão, xác thân như bãi cỏ nhàu, nên có gánh được bao nhiêu đâu. Bản thân tôi, ốc không mang nổi mình ốc, nên chỉ có thể tìm người làm cọc cho rêu bám, mà số người tình nguyện làm cọc thì ít lắm, vì vậy kể từ đầu tháng 10 năm ngoái ra mắt Hội bảo vệ Dân oan. Trừ 30/4, và 2/9 ra, có thể gửi cho bà con vài chục tạ gạo (900- 1500 USD tháng, còn lại mỗi tháng kẽo kẹt vận động, nhờ người gửi về cho bà con 5-700 Kg gạo (14.000 VND/ 1kg) khoảng 300-400 USD là quý lắm rồi. Tháng 10 này, trong quỹ bảo vệ của hội tại Nam và Bắc Cali chỉ còn vẻn vẹn 200 USD, chưa biết phải tính thế nào đây, mà cả thời gian lẫn sức khỏe đều qúa thiếu.

Hải Vân: Chúc chị khỏe, ra thêm tác phẩm mới, và tìm được thật nhiều cọc cho ...dân bám.

TKTT: Cám ơn Hải Vân.
----------------------------------------
P/s: Độc giả NguyenTieuPham là một nhà báo kỳ cựu, có MailBox: dd_quang1945@yahoo.com