Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

Vụ Đoàn Thị Hương: BÁO CHÍ QUỐC TẾ GHI NHẬN NỖ LỰC CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

Khoai@

Báo chí Malaysia và quốc tế đồng loạt đưa tin Đoàn Thị Hương sẽ được trả tự do vào ngày 3/5 tới đây.

Hôm qua, 13/4/2019, tờ The Straitstimes viết, luật sư của cô Đoàn Thị Hương, người phụ nữ Việt Nam có liên quan đến cái chết của ông Kim Jong Nam – người anh em cùng cha khác mẹ của Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un, sẽ được trả tự do vào tháng sau.

Luật sư Naran Singh cho biết, nhà tù Malaysia đã xác nhận cô Đoàn Thị Hương, 30 tuổi, sẽ được thả tự do vào ngày 3/5/2019 khỏi nhà tù ở Kajang, ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.

Theo tờ The Star Online, ông Kim Jong-nam bị sát hại tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur vào ngày 13/2/2017 và sau đó, cô Hương bị buộc tội giết người.

Vào ngày 1/4 vừa qua, cô Đoàn Thị Hương thừa nhận tội "gây tổn thương", thay vì "cố sát", và được hưởng mức phạt 40 tháng tù giam thay vì án tử hình. 

Mức phạt nhẹ hơn của Hương đã được phía công tố viên đưa ra sau những cuộc vận động hành lang từ chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã gia tăng áp lực sau khi đồng phạm Siti Aisyah, 27 tuổi, đến từ Indonesia đột nhiên được trả tự do vào tháng trước, sau khi chính phủ của cô Aisyah vận động với Bộ trưởng Tư pháp của Malaysia. Bộ Trưởng Tư Pháp Malaysia sau đó đã rút lại cáo buộc giết người đối với cô Aisyah nhưng không nhắc đến cô Hương, và điều này khiến ông bị chỉ trích về sự không công bằng và phân biệt đối xử.
"Vì áp lực ngoại giao từ chính phủ Việt Nam, công tố Malaysia đã phải bác bỏ án giết người với nghi can Đoàn Thị Hương".
Theo Star Online
Sau khi cô Hương nhận tội, thẩm phán Azmi Ariffin của Tối cao Pháp viện Shah Alam đã kết án cô 3 năm 4 tháng tù, tính từ ngày cô bị bắt vào ngày 15/2/2017. Do Đoàn Thị Hương đã bị giam giữ hơn 2 năm qua và có hành vi tốt, nên tòa án Malaysia miễn cho cô 1/3 thời hạn tù.

Trước đó, cô Aisyah và cô Hương từng bị buộc tội giết hại ông Kim Jong Nam bằng cách bôi chất độc thần kinh VX lên mặt của ông tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur. 

Còn nhớ, trong suốt thời gian Đoàn Thị Hương bị giam giữ để điều tra ở Malaysia, những người có xu hướng chống lại chính quyền Việt Nam vẫn lớn tiếng chỉ trích một cách mơ hồ rằng, Đoàn Thị Hương không nhận được sự quan tâm từ phía nhà nước Việt Nam.

Qua mấy phiên xét xử, một số kẻ giả danh trí thức phát biểu hồ đồ rằng, nữ nghi phạm Siti Aiyah có hẳn 4 luật sư, trong khi đó Hương chỉ có 1 luật sư do Tòa chỉ định, như vậy, chính phủ Việt Nam vô cảm với mạng sống của công dân.

Anh Luật sư đã bị đuổi khỏi ngành Tư pháp do có các hoạt động chống nhà nước và thiếu trung thực còn lên mạng "yêu cầu Liên đoàn Luật sư Việt Nam phải có tiếng nói bảo vệ công dân Đoàn Thị Hương". 

Một số phóng viên lá cải sấc xược viết, "khi bạn thành đạt thì dù ở đâu họ vẫn gọi bạn là gốc Việt, còn khi bạn rơi vào tình huống khó khăn, thì đến cái quốc tịch của bạn họ cũng không thèm nhắc đến". Luận điệu này được đám báo chí trẻ trâu hùa theo, úp úp mở mở trong từng con chữ....nhằm chê bôi chính quyền. 

Thật nực cười, ngay sau khi có tin Đoàn Thị Hương được đổi tội danh nhẹ hơn và sẽ trở về nhà vào tháng 5, thì một số linh mục cực đoan lại thuyết giảng rằng đó là do chúa Jesus phù hộ. Nếu chúa quyền năng như vậy thì có lẽ các linh mục không cần phải cầu cứu công an (PCCC) khi nhà thờ Thọ Vực bị bà hỏa viếng thăm.

Tờ Thời báo Mã lai 
(Themalaysiantimes.com.my) viết rằng:

"Các công tố viên Malaysia Malaysia nói với tòa án rằng họ đưa ra đề nghị giảm án sau khi nhận được lời đề nghị từ đại sứ quán Việt Nam và luật sư", theo Reuters. Phát biểu tại tòa, Hương cảm ơn các thẩm phán, công tố viên, Chính phủ Việt Nam và các phóng viên đã hỗ trợ họ trong thời gian bị giam cầm và theo dõi vụ án".

Trong khi đó tờ ArabNews viết, "sau khi thấy nữ nghi phạm Siti Aiyah được trả tự do, trong khi đó Tòa không nhắc gì đến Đoàn Thị Hương, Chính phủ Việt Nam đã tỏ ra rất tức giận và bắt đầu gia tăng sức ép lên Malaysia để nỗ lực giải phóng Đoàn Thị Hương".

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, "Cho đến nay, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ công dân đối với công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo hộ lãnh sự pháp lý ở mức cao nhất để đảm bảo công dân Đoàn Thị Hương được xét xử công bằng, khách quan và được trả tự do". Bà Hằng cũng cho hay, "các cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao thường xuyên giữ liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Hơn 20 phiên tòa xét xử công dân Đoàn Thị Hương đều có mặt đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Malaysia. Không chỉ đến Tòa hay tiếp xúc lãnh sự, Nhà nước Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu vụ việc trong trao đổi các cấp, kể cả cấp cao với Malaysia, đề nghị Malaysia xét xử công bằng, đảm bảo lợi ích hợp pháp của công dân Đoàn Thị Hương".

Sau khi kết thúc phiên tòa xử Đoàn Thị Hương , Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh cho biết Đoàn Thị Hương rất phấn khởi và vui mừng sau khi tòa tuyên án. Cô bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã dùng mọi biện pháp để bảo hộ công dân trong trường hợp của cô. Ông Quỳnh phát biểu: "Tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam trong việc bảo hộ công dân Đoàn Thị Hương. Cảm ơn Chính phủ Malaysia, Tổng chưởng lý, công tố viên Malaysia. Cảm ơn sự cố gắng và hợp tác chặt chẽ của các luật sư Malaysia, Liên đoàn Luật sư Việt Nam".


Kết quả của phiên tòa và phát biểu của các công tố, luật sư và của chính Hương hôm nay đã nói lên tất cả: "Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tòa, tới Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia cũng như giới báo chí đã dành sự quan tâm".

Vụ Trịnh Vĩnh Bình: VI PHẠM PHÁP LUẬT VIỆT NAM LẠI CỐ TÌNH LA LỐI

Vi phạm pháp luật Việt Nam lại cố tình la lối

Vừa qua, Trịnh Vĩnh Bình, một bị án bỏ trốn vừa gửi đơn kiện UBND tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu (nói cách khác là Chính phủ Việt Nam) ra trước Tòa án quốc tế, đòi bồi thường...100 triệu USD. Vậy, thực chất của vụ kiện này là gì?

Trịnh Vĩnh Bình

Sinh năm 1947 tại Sóc Trăng, Trịnh Vĩnh Bình cùng vợ con vượt biên năm 1976 rồi định cư tại Hà Lan. Từ năm 1981 đến tháng 8/1998, Bình nhập cảnh Việt Nam 63 lần và cứ mỗi lần như thế, Trịnh Vĩnh Bình lại đem theo vàng, đôla Mỹ. Tổng cộng, số tài sản mà Bình mang vào là 2.338.250 USD cùng 96 ký vàng.

Tại thời điểm này, luật pháp Việt Nam chưa cho phép Việt kiều được mua bán, sở hữu, đứng tên nhà cửa, đất đai. Trịnh Vĩnh Bình đã bỏ ra toàn bộ vốn pháp định để thành lập Công ty Tín Thành, chuyên mua bán nông, thủy hải sản và nhờ Trịnh Hiền Thanh làm hộ khẩu giả cho mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Thi, cho các em vợ là Phạm Thị Huệ, Phạm Thị Bé, Phạm Thị Tuyết Hằng. Tất cả những người này đã có hộ khẩu thường trú tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nhưng lại có thêm hai hộ khẩu nữa ở Tp. HCM và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, vợ chồng cháu gái của Trịnh Vĩnh Bình là Trịnh Mộng Kiều, Triệu Văn Dữ và ngay như Trịnh Hiền Thanh, ngoài hộ khẩu chính thức ở Tp. HCM, vẫn được Trịnh Vĩnh Bình chỉ đạo làm thêm hộ khẩu ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tất cả những việc này không ngoài mục đích để họ có thể đứng tên, sở hữu nhà cửa, đất đai dưới hình thức mua bán, và xin nhận đất trồng rừng theo chương trình 327.

Từ đó cho đến ngày vụ án bị Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố, thông qua những người thân, Trịnh Vĩnh Bình đã nắm trong tay 11 căn nhà, 114 nền nhà và 2.847.745m2 đất. Bên cạnh đó, Bình thành lập Liên doanh trồng rừng Bình Châu rồi chỉ đạo nhân viên, đưa hối lộ 510 triệu đồng cho Tạ Quang Luyện, là cán bộ Công ty Phát triển nhà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời điểm năm 1992, và Nguyễn Văn Huế, cán bộ Chi nhánh Phát triển kinh tế nông thôn phía Nam (cũng vào thời điểm ấy), để mẹ vợ cùng các em vợ Trịnh Vĩnh Bình được nhận 216 hécta đất trồng rừng.

Tuy nhiên, mục đích của Trịnh Vĩnh Bình là nhằm đầu cơ đất đai nên 216 hécta này, Bình chỉ trồng rừng cho có. Khi UBND huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành kiểm tra, số đất ấy hầu như vẫn giữ nguyên hiện trạng khi giao cho mẹ vợ Trịnh Vĩnh Bình.

Hợp thức hóa các thủ tục xong xuôi, Trịnh Vĩnh Bình bắt đầu bán nhà, bán đất để thu lợi mà Bình gọi là “chuyển nhượng thành quả lao động”. Cho đến ngày vụ án bị khởi tố, Bình đã kiếm được từ việc “chuyển nhượng thành quả lao động” 19.806.500.000 đồng. Trước những chứng cứ cụ thể, ngày 11/12/1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tuyên phạt Trịnh Vĩnh Bình 13 năm tù giam, nhưng vẫn cho Bình được tại ngoại.

Bình làm đơn kháng án. Gần một năm sau, khi Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Tp. HCM mở phiên xét xử, thì Trịnh Vĩnh Bình chạy vào Bệnh viện Chợ Rẫy xin... cấp cứu với lý do lên cơn cao huyết áp. Khi bác sĩ thông báo cho cán bộ Toà án rằng Trịnh Vĩnh Bình hoàn toàn khỏe mạnh thì Bình mới chịu lên xe.

Qua xem xét một số tình tiết, Tòa phúc thẩm tuyên phạt Trịnh Vĩnh Bình 11 năm tù giam, đồng thời tịch thu những tài sản phạm pháp, tổng cộng 6,1 tỉ đồng và 480 lượng vàng.

Lợi dụng việc vẫn còn được cho tại ngoại, Trịnh Vĩnh Bình bỏ trốn.

Đến đầu tháng 4/2005, Bình chính thức gửi đơn tới Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư, trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, đồng thời nhờ tổ hợp luật sư đa quốc gia Covington Burling, London, Anh và Washington, Mỹ, kiện Chính phủ Việt Nam, đòi bồi thường thiệt hại 100 triệu USD. Một luật sư của Tổ hợp Covington Burling cho biết: “Ông Bình không đích danh khởi kiện Chính phủ Việt Nam nhưng trong trường hợp này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là bị đơn và khi đã đưa ra Tòa án quốc tế thì Chính phủ Việt Nam là đại diện”.

Riêng Trịnh Vĩnh Bình tuyên bố: “Vụ kiện sẽ là điều bất lợi cho Việt Nam khi kêu gọi đầu tư nước ngoài, đặc biệt là kêu gọi người Việt hải ngoại. Vụ kiện sẽ cho người ta một chứng cứ là chuyện đầu tư ở Việt Nam hết sức rủi ro...”.

Qua những lời ấy, có thể thấy mục đích của Trịnh Vĩnh Bình không đơn thuần là chuyện kiện tụng, mà còn cố tình dựng lên một bức tranh đen tối về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nhằm gây hoang mang cho những người đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam.

Luật sư Phan Văn Thành, làm việc trong Công ty luật Nam Cali, phát biểu: “Tôi không tin rằng chuyện đầu tư ở Việt Nam hết sức rủi ro như lời ông Trịnh Vĩnh Bình. Nếu rủi ro thì các công ty Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Đức... đã không ào ạt đổ tiền đổ của vào đây. Ngay tại Nam Cali, theo tôi biết đã có ít nhất 200 doanh nhân người Việt về Việt Nam làm ăn, có người đem về hàng triệu đôla, kể cả giới luật sư chúng tôi, cũng đã có người về mở văn phòng đại diện”.

Luật sư Nguyễn Đức, ở Dallas, Texas nhận định: “Tôi chưa được đọc chi tiết về vụ việc này nhưng theo tôi, nếu về Việt Nam làm ăn và vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam, và mọi hành động vi phạm pháp luật xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, thì bị xử lý là chuyện hiển nhiên, kiện thế nào được”.

Theo luật sư Trương Xuân Tám, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Xuân Tám, trụ sở đặt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: “Bản án đã không bị Tòa tối cao xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nên nó đã có hiệu lực pháp luật. Không một quốc gia nào hoặc một tổ chức trọng tài nào có quyền bác bỏ bản án hình sự này. Như vậy, Trịnh Vĩnh Bình phải có nghĩa vụ chấp hành hình phạt nhưng ông ta đã bỏ trốn. Về mặt pháp lý, Việt Nam cần phát lệnh truy nã và làm việc với quốc gia mà Trịnh Vĩnh Bình đang cư trú, để tiến hành dẫn độ ông ta về nhằm đảm bảo việc thi hành án”

Vũ Cao

MỘT TRINH SÁT BIÊN PHÒNG BỊ DÂN BẮT GIỮ VÌ NGHI HIẾP DÂM TRẺ EM

rinh sát Biên phòng bị dân bắt giữ vì nghi hiếp dâm trẻ em

Người dân xã Ia Lốp đã bắt giữ trinh sát Biên phòng vì tình nghi hiếp dâm bé gái trên địa bàn.

Tối nay, nguồn tin từ UBND xã Ia Lốp, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) xác nhận, có sự việc người dân bắt giữ một trinh sát Biên phòng vì tình nghi hiếp dâm trẻ em.

Theo nguồn tin, sự việc xảy ra vào chiều ngày hôm qua và người bị bắt giữ tên Long, là trinh sát thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai.

Sau khi bắt giữ, người dân trình báo cơ quan chức năng huyện Ea Súp để điều tra, làm rõ.

Nạn nhân nghi bị hiếp dâm là bé gái mới 12 tuổi, đang học lớp 6 trên địa bàn.

Nguồn tin từ Viện KSND huyện Ea Súp cũng xác nhận, có sự việc người dân bắt giữ người vì tình nghi hiếp dâm trẻ em.

Sau khi tiếp nhận tin báo, đơn vị này đã cử kiểm sát viên tham gia kiểm sát vụ việc.

Theo nguồn tin, do người tình nghi thuộc lực lượng vũ trang nên cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra rất thận trọng.

Một lãnh đạo Huyện ủy Ea Súp cho biết, có thông tin về sự việc và đã chỉ đạo cơ quan điều tra vào cuộc xác minh, làm rõ.

Theo vị này, phía Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã cử cán bộ sang làm việc, xác minh.

Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai xác nhận, đơn vị có người tên Long và cho biết không cử đi công tác tại tỉnh Đắk Lắk.

Vị này nói rằng, đang đi công tác và chưa nghe báo cáo về sự việc; đồng thời hứa sẽ nắm bắt lại thông tin, sau khi có kết quả xác minh cụ thể sẽ có trả lời chính thức.


PHÚC XO CUNG CẤP TIẾP VIÊN, TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ KHÁCH SỬ DỤNG MA TÚY TRONG QUÁN KARAOKE

Phúc XO cung cấp tiếp viên, tạo điều kiện để khách sử dụng ma túy trong quán karaoke

VĂN SINH/Kinhtedothi 

Ngày 13/4, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã thông tin chính thức về việc tạm giữ Trần Ngọc Phúc (Phúc XO) và các đối tượng liên quan hoạt động ma túy tại cơ sở kinh doanh. Vụ việc gây xôn xao dư luận mấy ngày qua.


Trần Ngọc Phúc (trái) và em trai tại cơ quan công an 

Theo đó, ngày 12/4/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với Trần Ngọc Phúc (sinh năm 1982, thường trú huyện Hóc Môn, chủ quán Karaoke XO Pharaon, địa chỉ số 29 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12), cùng số nhân viên để điều tra về hành vi “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” quy định tại điều 255 Bộ luật Hình sự, và Trần Ngọc Tài (sinh năm 1995, em ruột Phúc, thường trú Huyện Hóc Môn) về hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại điều 249 Bộ Luật Hình sự. Các quyết định trên đã được Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Trần Ngọc Phúc là 1 Youtuber nổi tiếng trên mạng xã hội tại Việt Nam thời gian qua. Phúc XO thường xuất hiện trong các video với các trang sức, phụ kiện, vật dụng, phương tiện giao thông bằng vàng/mạ vàng. Theo lời Phúc khoe, thường xuyên đeo trên người gần 20kg vàng khi xuất hiện trước đám đông và còn sử dụng nhiều vật dụng bằng vàng như: Siêu xe mạ vàng, mũ vàng, dàn xe máy BKS ngũ quý cực độc, siêu xe ô tô, mô tô hiếm có tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tại cơ quan công Phúc thừa nhận những trang sức đeo trên người là đồ giả. Anh ta muốn được mọi người chú ý, đánh bóng tên tuổi nhằm thuận lợi trong việc kinh doanh quán karaoke. Trong khi đó dàn môtô tiền tỷ mang biển số tứ quý đều đứng tên người khác.

Theo kết quả điều tra ban đầu, vào lúc 1h30 ngày 10/4/2019, Phòng Cảnh sát Hình sự kết hợp với tổ kiểm tra liên ngành TP Hồ Chí Minh và Công an quận 12 tiến hành kiểm tra hành chính quán Karaoke XO Pharaon (Công ty Sóng Âm) do Trần Ngọc Phúc làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện có 9 phòng đang hoạt động phục vụ khách ca hát (80 người), kết quả xét nghiệm phát hiện có 39 người dương tính với chất ma túy (phát hiện 2 tiếp viên và 1 khách hát karaoke có tàng trữ ma túy trong người). Trong quá trình đang kiểm tra tại quán Karaoke XO, em ruột của Trần Ngọc Phúc là Trần Ngọc Tài cũng đang có mặt tại đây; Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đưa Phúc, Tài và những người có liên quan về trụ sở để làm việc.

Qua làm việc, cơ quan điều tra xác định Trần Ngọc Phúc đã có hành vi chỉ đạo nhân viên tạo điều kiện cho khách đến hát karaoke được phép mang ma túy vào sử dụng và cung cấp cho khách các dụng cụ sử dụng ma túy như khay đĩa đựng ma túy, ống hút ma túy, nhạc âm thanh lớn để khách “bay, lắc”, cung cấp tiếp viên ăn mặc gợi cảm vào tiếp rượu bia và cùng khách sử dụng ma túy nhằm thu lợi bất chính; có dấu hiệu của tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” quy định tại điều 255 Bộ luật hình sự. Phúc và số nhân viên cũng đã khai nhận hành vi phạm tội như trên. Ngoài ra, qua khám xét nơi ở của Trần Ngọc Tài, phát hiện có tàng trữ chất ma túy.

Do đó, ngày 10/4/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định tạm giữ đối với 2 tiếp viên và 1 khách hát karaoke về hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại điều 249 Bộ luật hình sự. Ngày 12/04/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, ra quyết định tạm giữ đối với Trần Ngọc Phúc, 8 nhân viên của quán (quản lý giám sát, thu ngân, phục vụ) về hành vi “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” và đối với Trần Ngọc Tài về hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và đã được Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh phê chuẩn các lệnh này.

Ngày 13/04/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định gia hạn tạm giữ lần 1 đối với 13 đối tượng nêu trên và đã được Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh phê chuẩn. Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP đang tạm giữ các đối tượng (chưa khởi tố) nhằm củng cố hồ sơ, tài liệu chứng cứ để tiến hành các trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật.

TẠM GIỮ HÌNH SỰ ĐỐI TƯỢNG KÉO 2 BÉ GÁI VÀO NGÕ VẮNG ĐỂ XÂM HẠI

Tạm giữ hình sự đối tượng kéo 2 bé gái vào ngõ vắng để xâm hại

Linh Nhi/ANTD.VN

Ngày 13-4, Cơ quan CSĐT- CAQ Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, đã tạm giữ hình sự đối tượng N.Đ.P (SN 1978, trú tại quận Thanh Xuân) để điều tra, làm rõ về vụ xâm hại bé gái 10 tuổi ở phường Khương Trung.

Trước đó, vào khoảng 20h30 tối 4-4, 2 con gái của chị N.K.T.L trú tại quận Thanh Xuân (một bé 4 tuổi, một bé 10 tuổi) trên đường về nhà sau khi đi mua vở ở cửa hàng tạp hóa thì bất ngờ xuất hiện người đàn ông lạ mặt, ăn mặc lịch sự, dắt xe máy tiến lại gần bắt chuyện, rồi nhờ 2 bé gái vào ngõ gọi giúp người quen.

Hình ảnh vụ việc được camera ghi lại

Sau khi đưa 2 cháu bé vào trong ngõ vắng khoảng 50 m, người đàn ông bất ngờ ép bé lớn vào tường rồi có hành vi sờ soạng làm cháu hoảng sợ và bật khóc. Thấy vậy, cháu bé 4 tuổi cũng sợ hãi khóc theo. Lúc này, người đàn ông mới bỏ lại 2 cháu bé và rời khỏi hiện trường.

Khi về tới nhà, thấy 2 con sợ hãi chị L. hỏi chuyện thì các con kể lại sự việc. Chị L. đã cùng chồng đi kiểm tra camera an ninh của người dân trong khu vực để xác minh sự việc đồng thời làm đơn trình báo lên cơ quan chức năng.

Nhận được tin báo, CAP Khương Trung và CAQ Thanh Xuân đã khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh.

CAQ Thanh Xuân đã triệu tập nghi phạm đến trụ sở. Đến ngày 13-4, Cơ quan CSĐT- CAQ Thanh Xuân đã tạm giữ đối tượng để tiếp tục điều tra làm rõ.

CHỦ TỊCH CÔNG TY AVG PHẠM NHẬT VŨ BỊ BẮT

Cuteo@

Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) bị bắt giữ.

Viện KSND tối cao vừa phê chuẩn Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), về tội “Đưa hối lộ”.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 26/C46-P13 ngày 10/7/2018.

Căn cứ kết quả điều tra mở rộng và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 12/4/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án số 09/C03-P14 về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Khoản 4 Điều 354 và tội “Đưa hối lộ”, quy định tại Khoản 4 Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015.

Đồng thời, ra các Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), về tội “Đưa hối lộ” quy định tại Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an cũng ra (1) Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Võ Văn Mạnh, nguyên Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX, về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm; (2) Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Hoàng Duy Quang, là nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX, về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm; (3) Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, về tội “Nhận hối lộ” quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Ngày 12/4/2019 và ngày 13/4/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên đối với các bị can đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật.

BỘ TƯ PHÁP LÊN TIẾNG VỤ TRỊNH VĨNH BÌNH KIỆN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

Bộ Tư pháp lên tiếng về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ

Thông tin về phán quyết vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ Việt Nam bị Bộ Tư pháp cho rằng "không chính xác".

Trong thông cáo phát chiều 12/4, Bộ Tư pháp cho hay ngày 10/4 Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ra phán quyết về vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ Việt Nam. Theo quy định tố tụng, các bên "có trách nhiệm giữ bí mật phán quyết".

Bộ Tư pháp khẳng định một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa thông tin về kết quả phán quyết là "phản ánh không chính xác nội dung cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan, gây hiểu nhầm". 

Đảm bảo tối đa quyền lợi của Chính phủ Việt Nam, Bộ Tư pháp cho hay đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền cùng công ty luật đại diện để thực hiện các bước tiếp theo.

Trước đó, từ ngày 10/4, trên một số trang mạng đã đưa tin Hội đồng Trọng tài quốc tế ra phán quyết ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện và Chính phủ Việt Nam phải bồi thường số tiền lớn.

Ông Trịnh Vĩnh Bình bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát lệnh truy nã do không thi hành án.

Năm 1998, ông Bình bị tòa án sơ thẩm phạt 13 năm tù về hai tội: Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đất đai và Đưa hối lộ. HĐXX huỷ toàn bộ các quyết định giao đất, hợp đồng mua bán đất trái phép và giao những bất động sản của ông Bình cho chính quyền địa phương quản lý...

Cơ quan tố tụng xác định, năm 1976 ông Trịnh Vĩnh Bình cùng một số người thân vượt biên sang Hà Lan. Từ năm 1981 đến tháng 8/1996, ông về nước 63 lần, mang theo tổng cộng hơn 2,3 triệu USD và gần 100 kg vàng. Thời điểm này pháp luật chưa cho phép Việt kiều mua bán, sở hữu, đứng tên nhà cửa, đất đai. 

Năm 1992, ông Bình và một số nhân viên đưa hối lộ 510 triệu đồng hai cán bộ nhà nước để mẹ và các em vợ được nhận hơn 500 ha đất trồng rừng... Cuối năm 1996, ông Bình thu gom gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà nằm rải rác từ TP HCM, dọc Quốc lộ 51, thành phố Vũng Tàu. 

Tại phiên phúc thẩm sau đó, Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM tiếp tục khẳng định "hành vi mua bán đất đai trái phép của ông Bình không được coi là đầu tư". Bản án phúc thẩm giảm hình phạt với ông Bình xuống còn 11 năm tù.

Không thi hành bản án đã có hiệu lực, ông Bình về Hà Lan.

Ông Trịnh Vĩnh Bình (đứng đầu) trong phiên tòa phúc thẩm.

Năm 2003 với tư cách nhà đầu tư, ông Bình nhờ tổ hợp luật sư kiện Chính phủ Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại. Căn cứ khởi kiện là các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994.

Năm 2006, ông Bình được Chính phủ Việt Nam miễn chấp hành hình phạt tù trước đó, cho về Việt Nam và xem xét giải quyết trả một số tài sản hợp pháp. Tuy nhiên, do sai phạm của một số cá nhân tại cơ quan thi hành án ảnh hưởng đến tài sản của ông Bình nên việc này chưa được thực hiện.

Tháng 1/2015, ông Bình đâm đơn kiện lần thứ hai, đòi bồi thường 1,25 tỷ USD. 

Việt Dũng