Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Sao phải lồng lộn lên thế hả lũ cặn bã?


Những ngày qua, tôi cũng bị cuốn theo "cơn bão" trên mạng xã hội vì bài thơ Đất nước ở trong tim của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Chắc chắn, những gì mà tác giả viết ra để trải lòng mình không phải là một tuyệt tác, nhưng là một bài thơ hay. Cái đáng quý nhất là sự thể hiện chân thật cảm xúc xuất phát từ đáy lòng. Bài thơ này không phải một hiệu triệu của một nguyên thủ quốc gia gửi toàn dân mà là một "tâm thư" của một cô giáo trường phổ thông ở Tây Nguyên, một vùng rừng núi xa xôi, gửi học sinh mình nên câu từ rất giản dị, dễ hiểu. Sự tuyệt vời của sáng tác này chính là sự đi vào lòng người và làm rung động trái tim của hàng triệu con dân Việt. Là một người đang sống cách xa quê hương nửa vòng trái đất, tôi cảm thấy rưng rưng khi đọc bài thơ. Về phương diện nội dung phải nói rằng, điều đáng trân trọng là quan điểm lạc quan và ý chí quyết tâm cùng đồng hành với Đảng và Nhà nước của tác giả trong tình huống mà toàn dân đang vật lộn để vượt qua cuộc khủng hoảng chết người vì dịch bệnh.

Không khó để nhận ra, nhiều người chê bai bài thơ chỉ vì tư tưởng thù địch với chế độ. Chúng ta không cần tốn thời gian để bàn luận về những lời lẽ bẩn thỉu của bọn "đầu đường xó chợ" và thành phần "cặn bã của xã hội" đã phun ra trong những ngày qua. Nhưng không thể không nói đến sự khốn nạn của một số trí thức, trong số họ, có người thậm chí đang làm việc và hưởng lương của Nhà nước. Họ bảo vệ lý lẽ của mình vì cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận là điều đáng quý của một nhà nước pháp quyền, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Khi giới hạn đó bị lạm dụng thì xã hội sẽ lên án. Và để thực thi quyền cơ bản đó, tôi cũng có quyền bày tỏ cảm giác tởm lợm của mình về phát biểu của một số người có ảnh hưởng ít nhiều đến dư luận xã hội như trong các statut (trạng thái) được phát tán trên mạng xã hội. Trước hết phải nhắc đến các statut của ông Đỗ Ngọc Thống, một phó giáo sư, tiến sĩ văn học, hiện đang làm việc tại Viện giáo dục, tổng chủ biên cải cách sách giáo khoa ngữ văn chương trình phổ thông, ông Hồ Bất Khuất, nhà báo, giảng viên đại học khoa báo chí của Đại học Vinh và của ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu quốc hội ...

Để đối đáp lại phát biểu của ông Đỗ Ngọc Thống "Làm thơ dở không có lỗi, đi khoe thơ dở là hâm, khen thơ dở là dốt nát, nịnh thơ dở là lưu manh", tôi phải nói rằng, kẻ lưu manh chính là thằng cha dèm pha một tác phẩm văn học được hàng triệu người người Việt ở trong và ngoài nước yêu thích. Đáng khinh thường là thái độ trịch thượng khi cho mình cái quyền hạ thấp việc làm cao đẹp của người khác. Là một phó giáo sư, tiến sĩ văn học, ông ta phải biết rằng, sự cảm nhận về một tác phẩm nghệ thuật và văn học nghệ thuật rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Về vấn đề này, người Đức có thành ngữ Jeder nach seinem Geschmack, tạm dịch, mỗi người một ý thích. Thí dụ, bức ảnh chụp một lính Mỹ xách tay một phần thi thể của một chiến sĩ quân giải phóng miền Nam đã tạo cho tôi một cảm giác ghê rợn, lòng căm thù tột độ, nhưng các tội phạm chiến tranh và bè lũ tay sai của chúng cảm thấy khoái chí. Tất nhiên, sự khoái chí đó là đỉnh cao của sự quái gở, bởi vì đó là tình cảnh đau thương của dân tộc Việt Nam.

Cũng không kém phần quái gở trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, mấy năm về trước, một số người đã tâng bốc thơ "Mở miệng". Sản phẩm của "Mở miệng" gồm các văn bản xuyên tạc từ ca dao đến danh ngôn, sáng tác của các danh nhân được dân tộc Việt Nam tôn kính, và những văn bản với ngôn từ thô tục, nhơ bẩn, dơ dáy, có tính chất "bôi đen" xã hội. Đỉnh cao của sự quái gở đó là "Vụ Nhã Thuyên". Sự việc liên quan đến luận văn thạc sĩ văn chương của bà Đỗ Thị Thoan. Năm 2010, hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã chấm luận văn thạc sĩ văn chương của bà Đỗ Thị Thoan loại xuất sắc. Năm 2014 luận văn này được đưa ra chấm lại, dẫn đến việc bà Đỗ Thị Thoan lúc đó đã là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, bị tước bằng thạc sĩ, giáo sư hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bình, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, bị cho về hưu non. Ai muốn biết chi tiết hơn, hãy đọc bài Bình luận mà Báo Nhân Dân đăng ngày 14/04/2014 Họ đâu cần quan tâm tới khoa học ... Tôi là đồng tác giả của bài báo này.

Để thay cho lời khuyên, nên đánh giá một cách khách quan và công tâm bài thơ Đất nước ở trong tim của cô giáo Chu Ngọc Thanh, tôi xin trích một câu trong phần kết của bài Bình luận:

Chúng ta đều biết văn học là sản phẩm do con người làm ra, là một bộ phận của văn hóa. Ðể trở thành con người có văn hóa, mỗi người phải tự giác học hỏi, trau dồi các giá trị văn hóa, trong đó có việc học hỏi, trau dồi từ các tác phẩm văn học.

Đường link của bài Họ đâu cần quan tâm tới khoa học:

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Hà Nội phát hiện 10 cơ sở vi phạm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Sở NN&PTNT Hà Nội vừa có báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tháng 2/2020.

Nhiều vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện thời gian qua tại Hà Nội 

Theo đó, trong tháng 2, lực lượng Thanh tra ngành NN&PTNT đã chủ động tiến hành thanh tra, kiểm tra 24 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, nông lâm thuỷ sản... Qua đó, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 tổ chức, cá nhân, với tổng số tiền 116 triệu đồng.

Đáng chú ý, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành được Thanh tra Sở NN&PTNT tiến hành thường xuyên. Trong tháng 2/2020, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 19 tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Qua thanh tra, kiểm tra xử phạt 5 tổ chức, cá nhân số tiền 34 triệu đồng.

Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, trong tháng 3/2020, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp; xử lý nghiêm các vi phạm phát hiện được trong quá trình kiểm tra.

Bên cạnh đó, các đơn vị trực thuộc Sở sẽ tăng cường kiểm tra các đoàn kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực giống cây trồng, phân bón; thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; thuốc bảo vệ thực vật; giống vật nuôi; vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp và xử lý các vi phạm phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

VỀ CHUYỆN "DÁN PHIẾU PHẠT LÊN KÍNH XE" NHƯ TÂY Ở QUẢNG NINH


Nếu chỉ theo dõi trên báo chí thì TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên áp dụng hình thức "dán phiếu phạt lên kính xe". Có lẽ đâu đó đã làm thí điểm, nhưng chưa thấy lên mặt báo.

Bên cạnh đây là hình ảnh CSGT TP Hạ Long đang thực hiện việc ghi hình ảnh xe vi phạm Luật GTĐB, rồi dán lên kính xe để "phạt nguội". Đây là cách làm mới (dù đâu đó đã thử thí điểm trong phạm vi hẹp) của Quảng Ninh, là cách làm được coi là văn minh "như Tây".

Theo mô tả thì trong tổ CSGT đi làm nhiệm vụ sẽ có một CSGT quay lại hình ảnh chiếc xe vi phạm Luật GTĐB trong phạm vi rộng, kiểu toàn cảnh nhằm xác định rõ vị trí chiếc xe so với các xe khác và xác định rõ các vạch kẻ đường, biển báo, phải trái... Sau đó CSGT sẽ quay cận cảnh biển báo, vạch kẻ đường, vị trí nắp cống rãnh, họng nước chữa cháy, tên tuyến đường nơi chiếc xe dừng đỗ sai quy định... Tiếp theo là quay cận cảnh Biển kiểm soát của chiếc xe và nếu có thể thì quay cả vào khoang lái. 



Khi đã thu thập ghi lại đủ chứng cứ chứng minh chiếc xe đó vi phạm Luật GTĐB thì viết giấy thông báo (in sẵn) vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB rồi dán vào kính xe. Trong đó nêu rõ chủ xe đã phạm lỗi gì, mức phạt...kèm theo dòng chữ thông báo "Quá thời hạn nêu trên, người điều khiển phương tiện không đến làm việc, Công an phường Trần Hưng Đạo sẽ báo cáo Công an TP Hạ Long để thông báo đến trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ đình chỉ việc kiểm định với phương tiện theo quy định”.

Đây là hình thức phạt rất văn minh. Bằng cách này, CSGT tránh được các bức xúc từ người tham gia giao thông và kể cả người dân chứng kiến. Sẽ không có chuyện người vi phạm xin xỏ, cầu cứu người thân. Cũng sẽ không còn chuyện người vi phạm đứng cãi nhau tay đôi với CSGT và cũng bằng cách này, CSGT không thể nhận hối lộ từ người vi phạm dưới mọi hình thức. Một điểm cộng khác là với hình thức xử phạt này rất tiết kiệm nhân lực so với hình thức sử phạt trực tiếp trên đường và góp phần bảo vệ danh dự, nhân phẩm của CSGT.

Thực tế, tính pháp lý của hình thức xử phạt này vẫn còn nhiều vấn đề. Sẽ rất thuận lợi nếu như có quy định đầy đủ về thực hiện xử phạt qua hệ thống tư pháp bao gồm trình tự, thẩm quyền, các quy định về mức phạt cho người thi hành công vụ..; có sự liên thông về dữ liệu và trách nhiệm giữa các cơ quan tham gia vào quá trình cưỡng chế xử phạt (CSGT và CSTT-HC). Cũng sẽ thuận lợi hơn nếu mọi người làm thủ tục sang tên chính chủ cho phương tiện mà mình sở hữu và có tài khoản riêng.

Tuy nhiên, muốn hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho cách xử phạt này thì cần có trải nghiệm thực tế và Quảng Ninh đang là địa phương có những bước đi đầu tiên để từ đó có những đề xuất phù hợp với thực tế cho việc xây dựng văn bản.

Chuyện "bưng bít thông tin" Covid-19

Để Mỵ nói cho mà nghe!

BÀI SHARE:
"Việt Nam có bưng bít thông tin về dịch Covid19 hay không? Bưng bưng *** ấy lũ bò ạ.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người (không phải bò) đang tự hỏi liệu chính quyền Nhà nước VN có giấu thông tin về số lượng ca nhiễm virus, thậm chí nghĩ rằng có người chết vì dịch covid19 nhưng Nhà nước này giấu nhẹm đi hay không? Có mấy vấn đề mà những người (not bò) cần nhìn nhận khách quan thế này:

Mỗi một người khi xét nghiệm dương tính với Covid19 thì ngoài việc điều trị cho họ khỏi bệnh chúng ta còn một nhiệm đặc biệt quan trọng khác, đó chính là: Điều tra lịch sử đi lại và tiếp xúc của người bệnh này. Những ai tiếp xúc với họ đều được xét nghiệm đồng thời cách ly và tiếp tục lặp lại công việc điều tra lịch sử đi lại cũng như tiếp xúc của từng người trong số đó. Số lượng người có liên quan đến bệnh nhân tăng lên theo cấp số nhân và được đưa vào diện giám sát theo dõi để phòng dịch.

Một quyền cơ bản tối thiểu nhất của công dân đó là “được biết lý do vì sao bố mày bị cách ly” cho nên ngoài việc chính người bị bệnh còn kéo theo hàng trăm người khác biết người đó đang bị bệnh. Hàng trăm cái miệng và đôi bàn tay múa phím như xóc lọ ấy thì với công nghệ thông tin như hiện nay sẽ lan ra cả triệu người biết bởi vì chỉ “cách ly tiếp xúc” chư không hề “cách ly thông tin liên lạc”. Nhà nước cấm ông đi lại gặp gỡ trực tiếp nhưng ko có quyền cấm ông lên mạng hay gọi điện buôn dưa lê với bạn bè kể khổ, vì con virus này nó đéo lây qua sóng wifi hay cáp quang thưa các mẹ.

Vì thế nói vuông với nhau một câu “bịt được một cái mồm chứ đéo thể nào bịt được cả triệu cái mồm trải dài 1.650km lãnh thổ đường chim bay”. Cho nên kể cả Nhà nước này có muốn bịt đi chăng nữa cũng đéo có khả năng bịt nổi. Mạnh như thằng Tàu (cấm tiệt FB) còn đéo bịt được huống hồ Đông Lào hơn 60tr tài khoản facebook có truyền thống với năng khiếu chửi thuê xây biệt thự. Thế đã được chưa thưa các ngài không phải là bò?

Hãy share để kiếp sau bò được làm người!

Cre: Tuyến Văn Văn

Về cái gọi là "BẢN TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM"

Sau vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, thành phố (TP) Hà Nội), trên mạng xã hội xuất hiện cái gọi là “Bản tuyên bố Đồng Tâm” của những người tự xưng là tri thức, văn nghệ sỹ, tổ chức xã hội dân sự mà nội dung của nó chẳng có gì xa lạ ngoài những giọng điệu vu cáo, xuyên tạc bản chất vụ việc... Luận điệu sai trái của cái gọi là “Bản tuyên bố Đồng Tâm” đã bị Công an TP Hà Nội vạch trần.

Số hung khí, vũ khí nguy hiểm Công an thu giữ tại Đồng Tâm của các đối tượng gây rối và bản tuyên bố xuyên tạc sự thật.

Theo đó, về hàng chục ha đất đồng Sênh, xã Đồng Tâm mà ông Lê Đình Kình và số đối tượng trong Tổ đồng thuận luôn cho rằng là đất của dân và khiếu kiện kéo dài nhiều năm qua, Công an TP Hà Nội cho biết, từ năm 2017 đến nay, chính quyền các cấp đã thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân thống nhất cách giải quyết bức xúc của người dân liên quan các khiếu nại về đất Đồng Sênh.

Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm để có cơ sở pháp lý giải quyết dứt điểm các khiếu nại, thắc mắc.

Riêng trong năm 2019, Thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã 3 lần tổ chức công bố công khai kết luận thanh tra và kết luận kiểm tra rà soát, khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất Quốc phòng. Độc giả có thể tìm hiểu nguồn gốc đất Đồng Sênh thông qua các bài viết được đăng tải công khai trên nhiều kênh báo chí, báo điện tử. 

Gần đây nhất, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chiều 25/11/2019, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã chủ trì hội nghị đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Cùng dự có Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đỗ Văn Đương, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; lãnh đạo các cơ quan của thành phố, huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ; đại diện lãnh đạo, nhân dân xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) và 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ).

Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo TP Hà Nội đối thoại với người dân xã Đồng Tâm

Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Thanh đã nêu rõ: “Sau khi Thanh tra thành phố Hà Nội ban hành Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 với nội dung chính khẳng định: Toàn bộ 238ha đất thuộc địa bàn 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi, giao cho quân đội từ năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; Một số người dân không đồng tình Kết luận và khiếu nại với Thanh tra Chính phủ”. 

Đến ngày 25/4/2019, sau quá trình xem xét rà soát, kiểm tra nghiêm túc, khách quan tính chính xác, hợp pháp của kết luận 2346/KL-TTTP-P5; Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo số 611/TB-TTCP khẳng định: “Việc tiến hành thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra; các nội dung của Kết luận thanh tra phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm tính chính xác. Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội thực hiện Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 của Thanh tra thành phố Hà Nội”.

Nhân chứng lịch sử Trung tướng Phạm Phú Thái, Anh hùng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng nhớ lại: ngay từ năm 1968, Chính phủ cho phép quân đội xây dựng sân bay bí mật ở khu vực Miếu Môn; quân đội đã xây dựng hệ thống hầm giấu máy bay trong các dãy núi song song với đường băng, cách vài trăm mét.

“Đầu tháng 4/1969, khi sân bay bằng đất và hệ thống hầm đã hoàn thành bước một thì chúng tôi nhận lệnh hạ cánh thử nghiệm sân bay và hầm cất giấu máy bay. Khi đó xung quanh sân bay hầu như không có người ở. Sau khi hạ cánh, máy bay được kéo vào hầm dưới sự chỉ huy của Đại tá Phùng Thế Tài. Khi đó chui qua hầm sang phía bên kia núi mới thấy người Mường ở trong bản gần đó”, Trung tướng Thái cho biết.

Trung tướng Phạm Phú Thái khẳng định, bản đồ đất Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng làm sân bay có từ năm 1968 và đất này không có tranh chấp. Khu vực đất này là đất quân sự. Mà đã là đất Quốc phòng thì mọi dự án đất đai đều phải đặt lợi ích này lên trên và người dân, các tổ chức có nghĩa vụ phải chấp hành khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều ưu tiên số một cho quốc phòng, an ninh chứ không riêng gì Việt Nam.

Hình vẽ Trung tướng Phạm Phú Thái ghi chép để chuẩn bị hạ cánh thử có tọa độ sân bay Miếu Môn và số liệu dài rộng của đường băng

"Như vậy căn cứ vào đâu nhóm ông Lê Đình Kình luôn tự nhận là đất của dân, luôn cho rằng các quyết định thanh tra là không đúng sự thật để từ đó hô hào, kích động “Quyết tử giữ đất” trong khi bản thân ông Kình và số đối tượng trong Tổ đồng thuận không hề có đất ở, đất canh tác trong diện tích đất mà xã Đồng Tâm bàn giao cho Bộ Quốc phòng?", Công an TP Hà Nội nêu.

Thứ hai, về việc lực lượng Công an tiến vào làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020 có hợp pháp hay không, Công an TP Hà Nội làm rõ: Tình hình ANTT tại Đồng Tâm diễn biến phức tạp từ năm 2017 đến nay, đặc biệt là sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết quả rà soát kết luận thanh tra của Thanh tra TP Hà Nội.

Ngay trong buổi đối thoại ngày 25/11/2019 của Thanh tra Chính phủ với người dân để thông báo kết luận rà soát thì một số đối tượng trong “Tổ đồng thuận” đã tập trung tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm, chửi bới những người phát biểu ủng hộ, tin tưởng với kết luận của thanh tra; số này còn dùng vũ lực, đe dọa các đại biểu phát biểu ủng hộ kết luận. Tháng 11/2019, UBND huyện Mỹ Đức đã tổ chức chi trả cho 14 hộ dân sinh sống trên đất sân bay Miếu Môn. Cả 14 hộ đều đồng tình, ủng hộ, tự nguyện di dời khỏi đất quốc phòng nhưng lại bị các đối tượng tổ đồng thuận kéo tới phản đối, chửi bới trong khi số này không hề có quyền lợi gì liên quan đến việc này.

Số đối tượng tổ đồng thuận còn tổ chức các buổi họp phản đối kết luận thanh tra, tuyên bố sẵn sàng hy sinh, đổ máu để giữ đất, chống đối việc xây tường rào rồi quay phim, ghi hình tán phát lên mạng Internet công khai đe dọa, thách thức chính quyền "không giết được từ 3 trăm đến 5 trăm thằng không phải dân Đồng Tâm". Không chỉ là lời đe doạ, số này đã chuẩn bị lựu đạn, bom xăng, vũ khí tự chế và ráo riết chuẩn bị phương án, vũ khí để chuẩn bị chống đối. Chúng âm mưu bắt cán bộ, gây cháy nổ UBND xã Đồng Tâm, gây cháy nổ cây xăng Đồng Tâm để gây tiếng vang với dư luận bên ngoài nhằm ngăn cản việc thi công tường rào sân bay Miếu Môn.

Từ ngày 31/12, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng tường rào quanh khu vực sân bay Miếu Môn, nằm trên ba xã thuộc hai huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ. Việc xây dựng được bắt đầu từ khu vực đất Chương Mỹ và ngay từ đầu đã bị những người cực đoan ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chống đối. Họ tự lột quần áo giữa đường để gây rối; dựng lều bạt, cử người cảnh giới trước cửa khu huấn luyện Miếu Môn, phát loa tuyên bố "Đồng Sênh là đất Đồng Tâm"; phân công các phần tử quá khích mang dao đến nhà Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm đe doạ, hung hăng tuyên bố sẽ cho nổ nhà Chủ tịch xã, doạ chém cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã...

Đến sáng 9/1/2020, khi Bộ quốc phòng tổ chức thi công tường rào tại khu vực xã Đồng Tâm trên phần đất mà các đối tượng luôn tự cho rằng là đất của dân; bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an Thành phố đã nắm được toàn bộ âm mưu, ý đồ phá hoại, gây rối của ông Lê Đình Kình và “Tổ đồng thuận”.

Trước diễn biến ngày càng xấu về ANTT tại xã Đồng Tâm, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn và nhân dân; bảo đảm việc thi công tường rào đúng tiến độ đề ra; Công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng của Bộ Công an triển khai các chốt bảo vệ tại xã Đồng Tâm.

"Đây là việc làm hết sức cần thiết, thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an theo đúng quy định pháp luật; lực lượng Công an khi vào xã Đồng Tâm đều xác định đây là việc chủ động phòng ngừa tội phạm không phải để thực hiện việc bắt giữ, đàn áp người dân hay thực hiện các biện pháp tố tụng hình sự", cơ quan chức năng khẳng định.

Còn về việc bắt giữ, xử lý số đối tượng chống đối tại Đồng Tâm có đúng quy định pháp luật Việt Nam hay không, Công an TP Hà Nội thông tin, diễn biến tình hình ngày 09/01/2020 cho thấy ngay khi lực lượng Công an đang triển khai các chốt bảo vệ thì các đối tượng trong Tổ đồng thuận mà cầm đầu là ông Lê Đình Kình tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn hàn tuýp sắt.

Khi bị tấn công, lực lượng Công an vẫn kiềm chế kiên trì dùng loa tuyên truyền, kêu gọi, thuyết phục các đối tượng chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật. Thế nhưng, số này lại cho rằng sự kiềm chế chứng tỏ lực lượng công an không dám mạnh tay nên càng hung hãn, cố thủ trong nhà ông Lê Đình Kình, Lê Đình Công và tiếp tục sử dụng lựu đạn, bom xăng tấn công gây nguy hiểm cho lực lượng Công an mà trực tiếp là sự đổ máu, là tính mạng của 3 cán bộ, chiến sỹ Công an.

Điều đáng nói ở đây 3 cán bộ chiến sỹ Công an hi sinh không sử dụng vũ khí quân dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với đối tượng, người dân và chính người thân đối tượng", 

Số hung khí, vũ khí nguy hiểm cơ quan Công an thu giữ của các đối tượng

"Chính vì vậy, lực lượng Công an buộc phải nổ súng trấn áp, bắt giữ các đối tượng chống đối nhằm bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ cũng như an toàn của người dân xung quanh. Đây là biện pháp cần thiết và là biện pháp cuối cùng được pháp luật cho phép", Công an TP Hà Nội nhấn mạnh. "Tuy nhiên, việc nổ súng cũng được kiềm chế tới mức thấp nhất, chỉ ông Lê Đình Kình bị tiêu diệt, trong khi lực lượng công an được trang bị vũ khí hiện đại nếu quyết tâm tấn công mạnh, chắc chắn số đối tượng thương vong sẽ lớn hơn nhiều".

Bên cạnh việc nổ súng trấn áp, các lực lượng chức năng cũng đã dũng cảm vây bắt các đối tượng nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho nhân dân và người thân đối tượng. "Thử hỏi những cá nhân, tổ chức ký tên vào bản tuyên bố Đồng Tâm đang sinh sống ở nước ngoài, nếu sự việc này diễn ra ở nước ngoài thì cảnh sát các nước sẽ dùng biện pháp gì để trấn áp", Công an TP Hà Nội đặt vấn đề, đồng thời đưa câu trả lời được chứng mình từ thực tế. "Chắc chắn sẽ là nổ súng để tiêu diệt nhằm bảo đảm an toàn cho người thi hành công vụ và nhân dân".

Như vậy, cơ quan chức năng kết luận, việc lực lượng Công an tiêu diệt, vây bắt xử lý các đối tượng tấn công các đối tượng gây rối, chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020 là hoàn toàn chính đáng và theo đúng quy định Pháp luật Việt Nam nhằm trấn áp, chấm dứt hành vi phạm pháp quả tang; trong trường hợp này không cần phải có lệnh bắt giữ. Việc này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp các nước trên thế giới cũng sẽ cho phép lực lượng thực thi pháp luật xử lý các hành vi phạm pháp quả tang. 

Về luận điệu những người tự xưng là tri thức, văn nghệ sỹ, tổ chức xã hội dân sự cho rằng người dân Đồng Tâm "bị đàn áp", Công an TP Hà Nội phân tích, khi lực lượng chức năng bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, các đối tượng đã lên Kế hoạch, chuẩn bị bom xăng, lưu đạn và hung khí tự chế nhằm tấn công lực lượng chức năng. Thậm chí, các đối tượng chống đối còn hung hăng tuyên bố chấp nhận đổ máu, giữ đất đến cùng ngay trên mạng xã hội Facebook. Có đối tượng còn manh động mang dao đến nhà, đe doạ Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, doạ chém cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã hay đe doạ, chửi bới lăng mạ những hộ dân chấp nhận đi dời.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Tuyển khai nhận: “Cụ Kình (tức Lê Đình Kình) bảo cứ cho 3 thằng chết là chúng nó phải chạy hết”; và “ông Công (tức Lê Đình Công- con của Lê Đình Kình) bảo không cần phải bàn nhiều, đứa nào cứ xông vào là chiến…”.

Sau vụ việc, bước đầu lực lượng chức năng thu giữ 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, 1 khẩu súng bắn điện, 1 thanh kiếm, 1 búa tại nhà các đối tượng. 

Ngoài ra, cũng theo Công an TP Hà Nội, các đối tượng chống đối còn thu nhận số đối tượng nghiện hút, tiền án, tiền sự làm "đệ tử" để lợi dụng số này phục vụ cho các hoạt động gây rối, mất an ninh rật tự tại địa phương, thậm chí là đe doạ, khống chế những người không đồng tình với Tổ đồng thuận.

"Như vậy, cái gọi là Tổ đồng thuận không còn là người dân mà là băng nhóm tội phạm có dấu hiệu hoạt động theo kiểu khủng bố, phá hoại đi ngược lại lợi ích quốc gia; trong khi hầu hết người dân Đồng Tâm ủng hộ việc thu hồi đất của Bộ Quốc phòng", Công an TP Hà Nội cho biết.

Tính đến thời điểm hiện tại, căn cứ tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 20 đối tượng Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Lê Đình Chức, Bùi Văn Niên, Nguyễn Văn Tuyển, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Văn Quân để điều tra hành vi Giết người; Khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 2 đối tượng Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến để điều tra về hành vi Chống người thi hành công vụ. 

Trong đó nhiều đối tượng có quan hệ họ hàng thân thích với ông Lê Đình Kình như: Lê Đình Công, Lê Đình Chức- con trai ông Kình, Lê Đình Doanh, Lê Đình Uy- cháu nội ông Kình, Lê Đình Quang, Bùi Thị Đục, Bùi Thị Nối đều nhận ông Kình là bố nuôi; có thể nói “Tổ đồng thuận” mà chúng rêu rao là đại diện người dân Đồng Tâm chỉ là nhóm người thân của ông Kình, hoạt động theo sự chỉ đạo của ông Kình nhằm mưu lợi cá nhân. Theo các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, có căn cứ xác định gần một nửa số tiền được quyên góp dưới danh nghĩa đi đòi đất đã được chia cho bố con ông Kình.

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng bước đầu đã thừa nhận hành vi phạm tội; khai nhận ông Lê Đình Kình là người chủ mưu cầm đầu gây ra vụ việc (Chúng ta có thể xem lại những video clip lời khai của các đối tượng tại cơ quan Công an của Đài truyền hình Việt Nam để hiểu rõ hơn). Như vậy ở đây, cơ quan Công an tấn công, trấn áp những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật quả tang, không phải là đàn áp nhân dân. 

Sau sự việc Đồng Tâm, lực lượng Công an triển khai tại xã Đồng Tâm luôn được sự quan tâm ủng hộ của nhân dân địa phương và các xã xung quanh; nhiều Tổ công tác được người dân ủng hộ đồ ăn, nước uống, chăn màn... Hoạt động của người dân Đồng Tâm diễn ra bình thường trong không khí bình yên không căng thẳng, lo lắng như những ngày còn tồn tại Tổ đồng thuận.

Đặc biệt, ngay trong Lễ tang 3 liệt sỹ trong sáng ngày 16/01/2020, đoàn đại diện người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm cũng đến viếng tang. Đây chính là sự tri ân sâu sắc nhất của người dân địa phương với 03 đồng chí, những người đã hi sinh để mang lại sự bình yên cho nhân dân thôn Hoành, chấm dứt những hành vi coi thường kỷ cương phép nước, đe dọa, khống chế người dân Đồng Tâm của ông Lê Đình Kình và cái gọi là “Tổ đồng thuận”. 

Công an TP Hà Nội khẳng định, lời kêu gọi “Lập tức điều tra một cách khách quan trung thực về sự thật xung quanh vụ đổ máu ngày 9/1/2020 ở Đồng Tâm có sự tham dự của báo chí, giới luật gia, các nhân sĩ và tổ chức dân sự độc lập. Khởi tố vụ án không chỉ đối với những người dân bị coi là chống đối, mà cả với những người ra mệnh lệnh, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang xông vào khu dân cư trong đêm tối một cách bất minh vì đó là nguyên nhân buộc người dân chống đối” trong bản Tuyên bố Đồng Tâm chỉ là sự lập lờ đổi trắng thay đen nhằm bôi nhọ, xuyên tạc vụ việc. 

Theo cơ quan chức năng, từ sau khi sự việc Đồng Tâm xảy ra, thông tin vụ việc được công khai, minh bạch trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cổng thông tin điện tử Công an Thành phố và cung cấp cho các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng; chính quyền các cấp và lực lượng Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ từng hành vi phạm tội.

Quá trình điều tra hoàn toàn khách quan, tuân theo quy định pháp luật và sẽ có sự tham gia của các luật sư nếu các đối tượng có yêu cầu, kết quả xử lý các đối tượng chắc chắn sẽ được công khai để răn đe những đối tượng đang có ý đồ chống phá, gây rối ANTT. Thử hỏi, lời kêu gọi này có nhằm mục đích gì ngoài việc xuyên tạc dẫn dắt dư luận, làm sai lệch bản chất vụ án; kích động các đối tượng cực đoan, gây ra những vụ gây rối chống người thi hành công vụ và thậm chí giết người một cách dã man, tàn bạo

"Một lần nữa, có thể khẳng định cái gọi là Bản tuyên bố Đồng Tâm thực chất chỉ là những lời lẽ xuyên tạc, kích động làm sai lệch bản chất vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại Đồng Tâm ngày 09/01/2020; những kẻ soạn ra tuyên bố này, ghi danh ủng hộ tuyên bố này thực chất chỉ nhằm mục đích chống phá Nhà nước, ủng hộ kích động những hành vi vi phạm pháp luật của những phần tử chống đối, phá hoại núp bóng “dân Đồng Tâm”. Hay nói cách khác Bản tuyên bố này chỉ là trò hề mà các thế lực thù địch và phần tử phản động, chống đối dựng lên", Công an TP Hà Nội nêu rõ. "Chúng ta hãy chờ xem những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng ở Đồng Tâm sẽ bị xử lý thích đáng thế nào".

***
Qua điều tra vụ án Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an thành phố Hà Nội phát hiện một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ tiền cho các đối tượng có liên quan trong vụ án.

Để phục vụ yêu cầu điều tra, mở rộng vụ án, trong đó có hành vi tài trợ khủng bố, Cơ quan chức năng đã phong tỏa tài khoản số 0611001987139 mở tại Ngân hàng VCB mang tên NGUYEN THUY HANH.

Công an Thành phố Hà Nội đề nghị các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nâng cao cảnh giác, không gửi tiền vào tài khoản của những người có hành vi kêu gọi tài trợ và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý. 


Vụ Đồng Tâm mang đầy đủ các dấu hiệu của một vụ khủng bố

Cuteo@

Vụ Đồng Tâm đã qua hơn 10 ngày, tên cầm đầu đã chết, những tên còn lại hoặc đã bị bắt, hoặc đang lẩn trốn hoặc chưa bị phát hiện. Hiện cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra và không lâu nữa, các đối tượng sẽ bị trừng trị, một số kẻ núp lùm giật dây cũng sẽ phải lộ mặt. 

Dù báo đài đã đăng tin khá đầy đủ về vụ việc, qua đó chúng ta hiểu rằng, vụ việc không đơn thuần là một vụ án hình sự, mà là một vụ án có dấu hiệu chống phá nhà nước, mang tính chất của một vụ khủng bố, nhưng vẫn còn đây đó những giọng điệu vu cáo chính quyền của những kẻ chống phá nhà nước và điều này đặt ra những mối hoài nghi không đáng có cho những người tiếp nhận thông tin.

Để rộng đường dư luận, và để đảm bảo thông tin khách quan từ nhiều phí, Cuteo@ xin trích đăng một nội dung trong một bài trên BBC. Các bạn nên nhớ, BBC là trang được sinh ra, dung dưỡng là để nhằm mục đích thù địch với Việt Nam, đặc biệt là BBC Việt ngữ. Sau đây là nguyên văn, không sai một chữ.

Khoe vũ khí, tàng trữ thuốc nổ, dọa giết người

Trong một clip, ông Lê Đình Kình được trông thấy ngồi cạnh một người đàn ông lớn tuổi trong khung cảnh ở trong nhà. Đối chiếu với các clip khác, được biết ông này tên là Bùi Viết Hiểu.

Ông Hiểu nói: "Chúng tôi đã ngăn đường, chuẩn bị 200 lít xăng, 20 bình ga mới toanh và nhiều thuốc nổ - vì chúng tôi ở gần xưởng sản xuất thuốc nổ." Ông Kình ngồi cạnh lắng nghe và điểm vào những nụ cười rất rạng rỡ.

Trong một clip khác, được cho là cuộc họp thường kỳ của nhân dân xã Đồng Tâm ngày 22/12/2019, trên bàn chủ tọa là ông Lê Đình Công, ông Bùi Viết Hiểu và ông Lê Đình Kình.

Đoạn 6 phút 14 giây, ông Lê Đình Công nói: "Nếu chúng cố tình vào xây trên 59 ha này thì bà con chúng ta quyết chiến, nhá, không bắt một thằng nào hết, nhá, bà con nhất trí không? (tiếng vỗ tay và hoan hô). Không bắt một thằng nào hết, nhá, tôi xin thề với bà con cả nước (có tiếng phụ nữ: "chôn sống luôn"), nếu chúng động đến 59 ha của nhân dân Đồng Tâm chúng tôi, chúng đưa càng nhiều quân về nhân dân Đồng Tâm càng thích. Chúng tôi hứa không diệt từ 300 đến 500 thằng chúng tôi sẽ không nhìn thấy đồng bào cả nước nữa (tiếng vỗ tay, hoan hô, tiếng phụ nữ kêu lên "Xin thề"). Lần này chúng quyết giết tôi thì chúng cũng phải nổ tan xác. Đấy là một cái quyết tâm của người Đồng Tâm chúng tôi."

Ngồi gần đó, ông Kình thường xuyên mỉm cười.

Sau đó, ông Kình cầm micro nói: "Nếu kẻ nào cướp đất Đồng Sênh thì nhân dân chúng ta phải quyết chiến đấu dù đầu rơi máu chảy vẫn sẵn sàng. Đất Đồng Sênh theo văn bản số 0 ngày 4/6/2016 trị giá tương đương 1 tỷ đôla, tương đương 23 nghìn tỷ lúc bây giờ, cộng với 60 triệu đôla để xây dựng thành phố thông minh và giúp đỡ hộ nghèo."

Hết trích.

Phần sau của bài viết trên BBC nói về những vô lý trong những phát ngôn của nhóm do Lê Đình Kình cầm đầu và những ngụy biện của những người đang chống đối chính quyền. Những nội dung này xin được trích dẫn và phân tích ở những entry tiếp theo.

Đây là những gì mà chính các thành viên trong nhóm của Lê Đình Kình tuyên bố trên mạng xã hội tại "sào huyệt" của nhóm này ở Đồng Tâm chứ không phải nói trên sóng của VTV. Do vậy không thể nói là bị ai ép buộc hay gắp lửa bỏ tay người được.

Chưa kể đến việc nhóm của Lê Đình Kình đã móc nối, câu kết với các cá nhân, tổ chức khủng bố (như Việt Tân, Triều Đại Việt, Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời...), nhận tiền tài trợ để thực hiện theo kế hoạch của chúng, thì với những mô tả trong bài viết của BBC kết hợp với những gì diễn ra trên thực tế đã chứng minh vụ việc không còn là một vụ án cướp đất Quốc phòng mà bản chất là một vụ khủng bố, chống nhà nước.