Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Một nhà văn thời Covid-19

Khoai@

Nhân việc vụ Đà Nẵng, anh em nhắc đến ngài Đại sứ Covid-19, mình nhắc lại câu chuyện đã đăng hôm 4/4/2020 trên Trelangblog. 

Đúng là thời thế tạo anh hùng. Đại dịch Covid-19 đã cướp đi hàng vạn mạng sống trên trái đất, và cho đến hôm nay nó vẫn để lại những nỗi đau, nỗi sợ hãi cho nhân loại, để lại những chia rẽ sâu sắc giữa những phần khác nhau của thế giới và thậm chí ngay trong lòng của các thể chế chính trị, nhưng nó cũng sản sinh ra nhiều anh hùng, một trong số đó là Nhà văn Kovid Tiệp. Từ một ông bầu xô, chỉ sau vài ngày Mất Trinh, tù túng, "Vọng thất", bất lực trong khu cách ly, cảm thương và đau đáu với số phận của con người và thời cuộc, Kovid Tiệp đã trở mình và vụt sáng thành một Nhà văn nổi tiếng của dòng văn học hiện thực. 

Kovid Tiệp (1983 -20..) tên thật là Vũ Khắc Tiệp. Ông sinh ra và lớn lên ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, một vùng đất nổi tiếng với những áng thơ văn bất hủ của các đại văn hào. Ngạc nhiên thay, gia đình ông dù không có truyền thống showbiz nồng nàn nhưng ông lại trưởng thành trong hào quang trắng sáng của Ngọc Trinh. 

Ngày nay, chúng ta biết đến Kovid Tiệp với bút danh: "Bầu Tiệp" hay "Ly Cách" và "Thánh Nhọ".

Trong thời đại dịch, khi các nhà văn khác đang ngái ngủ hoặc còn đang mãi tìm nơi trú ẩn thì Kovid Tiệp nổi lên như hiện thân của một người nghệ sĩ tiên phong trong chuyển lái. Ai đó đã đúng khi mộc mạc viết rằng: Kovid Tiệp "là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ". 

Rõ ràng, văn không đi với sĩ thì chỉ có vứt và sĩ nếu đã đi kèm với văn thì dứt khoát sẽ nổi.

Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Kovid Tiệp được thể hiện trên những kiệt tác văn chương và công trình đậm tính thời sự như "Từ nước Ý đến khu cách ly", "Nhật ký cách ly" (Tháng 2/2020), "Khi đời không còn Trinh" (3/2020), "57 ngày không thể quên" (4/2020) ...

Có người còn phát hiện, ông không chỉ là một nghệ sĩ, một nhà văn mà còn là một nhà sư phạm, nhà giáo dục. Minh chứng cho điều này, là các tác phẩm như: "Cách ly - Từ lý luận đến thực tiễn" (Tháng 3/2020), "Mẹo nhỏ bỏ túi trong trại cách ly" (Cuối tháng 3/2020), "Cách ly và 69 câu hỏi thường gặp" (Tháng 4/2020), đặc biệt là 2 bộ Giáo trình đồ sộ có tên "Cách ly Đại cương" (Cuối tháng 3/2020) và "Giáo trình Cách ly nâng cao" (Đầu tháng 4/2020). Những công trình đồ sộ vĩ đại ấy của ông khiến cho nhiều nhà giáo cả đời cống hiến trong ngành sư phạm không khỏi ghen tỵ.

Không chỉ thế, các tác phẩm của Kovid Tiệp còn được biết đến là một trong những bộ sách mang đậm dấu ấn "cẩm nang y văn". Sách của ông là sự hòa trộn trào phúng mà hiện thực để giúp con người thoát khỏi những nỗi đau trần thế. Nổi lên là 2 tác phẩm: "Cách ngủ ngon mà không cần máy lạnh ở trại cách ly" (Tháng 2/2020) và "Giảm căng thẳng trong trại cách ly" (Tháng 3/2020). 

Về phong cách nghệ thuật của Kovid Tiệp, Lương Minh có viết: "Kovid Tiệp có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ tù túng, uẩn ức". 

Cá nhân tôi cho rằng, những ai đọc Kovid Tiệp đều có thể tìm thấy sự phóng đãng, phá cách trong ngôn ngữ và đều cảm thấy rất thích thú khi ông đã chỉ lối cho người đọc cách "trèo tường", "vượt ngục" để thoát khỏi "cách ly" về với nơi sáng trắng như Ngọc Trinh.

Cái nhìn của Kovid Tiệp mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan trong trại cách ly tập trung, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống cách ly, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật. Đọc văn của ông những mảng màu đối lập luôn song hành. Lúc ảm đạm như đêm dài mất điện, lúc sáng lòa như sân khấu Milan, và đôi khi nhạc tính nổi lên nhảy múa, quậy tưng như không gian của những đêm hội. Cũng không khó để thấy, bên cạnh chiếc giường sắt cứng queo vô cảm, thô ráp, người đọc vẫn thấy đâu đó những đường cong của mông của vếu, đầy ăm ắp những thây lẩy gọi mời. Bên cạnh những cơm hộp, khẩu trang, người đọc vẫn thấy trước mặt mình những xa hoa bóng bẩy của Martini rosso, những đầm Ý khêu gợi, những Vuiton, Efora kiêu hãnh tót vời...

Người ta hay nói "chủ nghĩa cách ly" của Kovid Tiệp. Thật ra đó là cách sống sáng tạo của riêng ông mà ông gọi là cách ly và viết, để "thay đổi thực đơn cho giác quan".

Quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian và thời gian đã liên kết thành tuyến, thành mảng trên trang văn Kovid Tiệp. Nó mang vẻ đẹp thẩm mĩ, đem đến nhiều liên tưởng, ấn tượng kì thú cho người đọc.

Văn Kovid Tiệp rất đời. Những uất ức khi được đưa vào khu cách ly, lối sống ăn chơi trác táng thay bằng lối sống kỷ luật, đầm ấm tình người ở nơi cách ly... được ông kể rất đậm đà, duyên dáng. Có thể nói, ông là bậc thầy về ngôn ngữ cách ly.

Nói đến phong cách nghệ thuật của Kovid Tiệp là nói đến các tác phẩm nghiên cứu bằng trải nghiệm thực tế, những trang văn xuôi đầy chất đời của một tâm hồn ăn theo nghệ sĩ, của một cây bút "nhờ cách ly mà thành nhà văn".

Vâng, Kovid Tiệp đã đúng khi nói: Tôi phải cảm ơn đại dịch, nhờ đại dịch mà các bạn và chính tôi mới biết mình là ai. Trở thành một nhà văn thực sự không khó.

Và cuối cùng, để nói về Kovid Tiệp, xin trích một câu của chính ông: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cuộc đời mình có sự thay đổi lớn đến thế. Hóa ra việc chuyển mình từ ông bầu sang nhà văn thật sự đơn giản, chỉ cần bị cách ly dài ngày là xong".

Nghề gì sướng nhất?


1. Ta nói làm nghề gì sướng nhất?

Nghề gì mà 09 môn 03 điểm có thể: Dạy Điều tra viên, trinh sát, hình sự cách điều tra, đánh án; Dạy lực lượng phòng cháy, chữa cháy cách dập lửa; Dạy giáo viên cách dạy học; Dạy cán bộ, công chức về đạo đức nghề nghiệp...

Có thể: Phê bình, truy khuyết điểm của tất cả ngành nghề trên toàn quốc.

Nghề gì ngồi trong phòng máy lạnh? Nghề gì gọi điện thoại phải nghe máy? Nghề gì gắn camera quay lén tống tiền?

Sao lúc bình thường không hiến kế để bịt kín "lỗ hổng", đến lúc có vấn đề phức tạp lại truy này truy nọ?

Nghề gì vậy??? 

2. (Viết thêm) Nhân đây, xin kể câu chuyện ngụ ngôn cho những độc giả trẻ khó tánh:

Người họa sĩ vẽ 1 bức tranh, đem trưng bày giữa nơi công cộng kèm lời nhắn: "Hãy chỉ cho tôi những chỗ còn chưa hoàn thiện của bức tranh bằng cách chấm màu vào nó". Hôm sau anh quay lại, bức tranh chi chít những chấm màu.

Anh họa sĩ cảm động rơi nước mắt: "Dcmcm...". Nén đau thương, anh vẽ 1 bức tranh tương tự, rồi để lại và kèm lời nhắn: "Hãy sửa dùm tôi những chỗ còn chưa hoàn thiện của bức tranh". Hôm sau anh quay lại, bức tranh vẫn y như cũ. Tức mình, anh bỏ nghề vẽ và đi học nghề báo.

Câu chuyện đến đây là hết rồi.

Bộ Y tế ra thông báo khẩn liên quan BN 420, từng tới chung cư ở TP.HCM

TTO - Bệnh nhân P.T.B.P., 71 tuổi, bệnh nhân COVID-19 mới nhất tại Đà Nẵng (bệnh nhân 420) từng đi nhiều nơi, trong đó có TP.HCM. Bộ Y tế vừa ra thông báo khẩn.

Bệnh viện Đà Nẵng được cách ly y tế sau khi ca bệnh COVID-19 từng tới đây - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Tối 26-7, Bộ Y tế đã thông báo hành trình của bệnh nhân P.T.B.P., 71 tuổi, bệnh nhân COVID-19 mới nhất tại Đà Nẵng (bệnh nhân 420). Theo đó, hành trình của bệnh nhân như sau:

- Từ 21-6 đến 8-7, thăm con ở một chung cư thuộc quận 11, TP.HCM.

- Từ 8-7 về lại Đà Nẵng, sống cùng chồng, con trai và con dâu. Bệnh nhân có một con gái khác sống tại Đà Nẵng, nhưng từ khi bệnh nhân về Đà Nẵng chưa gặp người con này.

Vài ngày trước khi có dấu hiệu sốt, bệnh nhân cùng chồng đến chợ đầu mối mua sắm.

- Ngày 12-7, bệnh nhân có dấu hiệu sốt và đau ngực. Trong thời gian này, bệnh nhân có đến nhà em ruột tại đường 2-9, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

- Ngày 16-7, chồng bệnh nhân đến mua thuốc tại nhà thuốc C.T, đường Hoàng Diệu, Đà Nẵng.

Sau khi dùng thuốc 5 ngày không giảm triệu chứng, ngày 21-7 bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện C, sau đó xin về nhà. Lúc này có 3 người nhà ở Quảng Nam ra thăm.

Ngày 22-7, bệnh nhân vào lại Bệnh viện C. Từ đó đến nay, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện C và kết quả xét nghiệm tại Đà Nẵng và Nha Trang đều dương tính với COVID-19.

Đây là bệnh nhân COVID-19 thứ 3 tại Đà Nẵng và hiện cũng chưa tìm ra nguồn lây ban đầu (F0).

Cách đây ít phút, Bộ Y tế ra thông báo khẩn, đề nghị những người đã đến các địa điểm sau:

1. Những người đã đến và sử dụng dịch vụ tại 3 bệnh viện:

- Bệnh viện C Đà Nẵng: từ ngày 20 đến 22-7.

- Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng: ngày 18-7 tại phòng 506 khoa nội hô hấp và ngày 23-7 tại phòng hồi sức tích cực.

- Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng: Từ ngày 14 đến 16-7 và 20, 21-7 tại căngtin Bệnh viện, nhà thuốc bệnh viện và phòng 401 khu B.

2. Những người đã sử dụng dịch vụ xe khách của nhà xe Thanh Hường:

- Chuyến 3h chiều ngày 17-7, từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi.

- Chuyến 3h sáng ngày 20-7 từ thành phố Quảng Ngãi đi thành phố Đà Nẵng, đến Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng lúc 6h30 sáng.

3. Những người đi chuyến tàu 23h ngày 21-7, số hiệu SE7 từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi.

4. Chợ đầu mối Hoà Cường, 65 Lê Nổ, Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng, vào buổi sáng các ngày từ 8 đến 12-7.

5. Quán bún Cô Nở, đường Nguyễn Thuỵ, Quảng Ngãi, vào buổi sáng ngày 18-7.

6. Dự tân gia tại hẻm 1 Nguyễn Thông, Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 19-7.

7. Nhà văn hóa Lao động, đường Hùng Vương, tỉnh Quảng Ngãi, từ 20-21h ngày 23-7.

Đề nghị những người đã đến những địa điểm trên:

- Liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ;

- Gọi điện đến các đường dây nóng: 1900988975 (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng) và 0914021022 (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi) cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình;

- Thực hiện cách ly tại nhà;

- Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe.

Trao đổi với phóng viên tối 26-7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết mới nhận được thông tin ca bệnh 420 từng đến TP.HCM và hiện đang điều tra về ca bệnh này. Tuổi Trẻ Online sẽ cập nhật nhanh đến bạn đọc ngay khi có thông tin. 

(T.DƯƠNG)
LAN ANH

Tòa tuyên án Văn Kính Dương, Ngọc Miu cùng đồng phạm


HĐXX sẽ tuyên bao nhiêu án tử hình cho đường dây ma túy của Văn Kính Dương hay sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung như đề nghị của các luật sư bào chữa?

Sáng 27/7, TAND TP.HCM đưa ra phán quyết với Văn Kính Dương, Vũ Hoàng Anh Ngọc (Ngọc Miu) cùng 8 đồng phạm về các tội danh: Sản xuất trái phép ma túy; Mua bán trái phép ma túy; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn khỏi nơi giam giữ; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Trước đó, VKSND đề nghị tuyên phạt Văn Kính Dương án tử hình về các tội Trốn khỏi nơi giam giữ, Sản xuất trái phép chất ma túy, Mua bán trái phép chất ma túy, Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Văn Kính Dương bị đề nghị án tử cho 5 tội danh. Ảnh: Duy Hiệu.

Bị cáo Nguyễn Đức Kỳ Nam, Lê Văn Mang, Phạm Bảo Quân cùng bị đề nghị án tử về tội Sản xuất trái phép chất ma túy. Lê Hương Giang cũng bị đề nghị án tử về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Còn Nguyễn Bá Thành, Nguyễn Đắc Huy bị đề nghị án tù chung thân về tội Sản xuất trái phép chất ma túy.

Nguyễn Thu Huyền, Phạm Thị Thu Huyền bị cơ quan công tố đề nghị tù chung thân về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Vũ Hoàng Anh Ngọc (Ngọc Miu) bị VKS đề nghị phạt 15-16 năm tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Nói lời sau cùng, ông trùm ma túy gửi lời xin lỗi đến người tình Ngọc Miu. "Ngọc có thể mang mức án nặng trong vụ án này, mong Ngọc sớm có ngày về. Xin lỗi Ngọc rất nhiều". Dương cũng xin lỗi tất cả đồng phạm, chỉ vì lợi nhuận mà lôi kéo những người này vào làm.

Cuối cùng, Văn Kính Dương nhắn gửi đến những người đang sản xuất, mua bán ma túy giống Dương và đồng phạm: "Tôi phải trả giá hôm nay chỉ vì đồng tiền thôi. Đừng kiếm tiền bằng mọi cách", Dương kết thúc lời nói sau cùng, gửi lời cám ơn đến HĐXX.

Vũ Hoàng Anh Ngọc (Ngọc Miu) cảm ơn VKS đã đề nghị cho bị cáo mức án có thể nhẹ nhất. Bị cáo mong HĐXX, VKS xem xét cho tất cả bị cáo có cơ hội sống để nuôi con.

Các bị cáo còn lại xin lỗi gia đình, bày tỏ sự ăn năn hối cải và mong nhận được khoan hồng của pháp luật.

Ngọc Miu bị đề nghị 15-16 năm tù. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo cáo trạng, năm 2008, Văn Kính Dương bị TAND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) xử phạt 5 năm tù về tội Cướp giật tài sản. Trong thời gian thi hành án tại trại giam Thanh Lâm (Thanh Hóa), Dương tàng trữ trái phép ma túy nên bị phạt 7 năm tù.

Tháng 6/2010, tại trại giam Thanh Lâm, Dương bị bắt quả tang khi trốn khỏi nơi giam giữ. Khi được chuyển đến cơ quan điều tra để chờ truy tố, xét xử, bị cáo đã cùng một số phạm nhân trốn trại.

Sau đó, Dương làm giả CMND và thuê nhà ở TP.HCM để tổ chức sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy. Từ tháng 6/2016 đến tháng 4/2017, Văn Kính Dương cùng đồng phạm sản xuất và tiêu thụ trót lọt trên thị trường 18 kg thuốc lắc. Đồng thời, công an phát hiện thu giữ 120 kg thành phẩm và 86,11 kg bột màu vàng tinh chất ở thể rắn loại MDMA.

Bắt đối tượng đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép Đà Nẵng, Quảng Nam

Đại Thắng

Lực lượng Công an Đà Nẵng, Quảng Nam vừa bắt giữ được đối tượng đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam.

Đối tượng Cao Lượng Cố khi bị lực lượng Công an Đà Nẵng, Quảng Nam bắt giữ

Chiều 26/7, Công an TP Đà Nẵng cho biết, lực lượng Công an TP Đà Nẵng và Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp bắt giữ đối tượng trong đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam trong thời gian qua.

Theo Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP Đà Nẵng, sau thời gian khẩn trương điều tra, tối 25/7, Công an tp Đà Nẵng phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam phát hiện bắt gữ đối tượng Gao Liang Gu (Cao Lượng Cố, sinh 4/6/1978). Đối tượng bị bắt tại một khách sạn trên đia bàn quận Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng).

Cao Lượng Cố được xác định là đối tượng trong đường dây tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng và Quảng Nam trong thời gian qua.

Hiện đối tượng được di lí về Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra làm rõ.

Đại tá Nguyễn Đức Dũng, cho hay: Các đối tượng trong đường dây này sẽ sớm được điều tra làm rõ, xử lí nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 18/7, chính quyền và lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam phát hiện 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào địa bàn ở Hội An và thị xã Điện Bàn. Cùng thời điểm này, Đà Nẵng cũng phát hiện 27 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào địa bàn.

Anh tôi Quảng Trị


Lũ dâm chủ luôn nói rằng nước mình độc tài, độc trị, cái gì cũng ý Đảng lòng dân, thì đây mời các anh chị về đất Quảng Trị anh hùng mà xem trường hợp của Võ Văn Hưng anh tôi, bầu cử nội bộ vào chức phó bí thư tỉnh uỷ mà anh tôi ăn trọn một nhát 45% phiếu trống, kể ra anh í mà không tự bỏ cho mình thì chắc là vừa đủ quá bán, thật là kinh hoàng cho uy tín của một lãnh đạo đầu tỉnh, chắc đây là phải lịch sử, là một kỷ lục của chính trị Việt Nam, cơ mà nó lại thể hiện tính dân chủ của lãnh đạo tập thể, thế mới tài.

Trong 5 năm 4 tháng, thời gian vừa đủ học hết cấp tiểu học công lập, anh Hưng tôi đã leo một mạch từ phó chủ tịch huyện lên chủ tịch UBND tỉnh, ở tuổi 48. Hoặc anh là thiên tài, hoặc đất Quảng Trị vừa bị đứt long mạch chết hết mẹ người tài, chứ chả có cách giải thích nào cho tốc độ này cả.

Dính đề nghị kiểm điểm của thanh tra Chính Phủ, dính bê bối bán công sản trái phép và giao đất rừng đặc dụng trái quy định cho người nhà, cùng với phân nửa tập thể quay lưng, ấy thế mà anh tôi vẫn đường hoàng, như cá chép vượt kích điện cầu Bươu mà hoá rồng chói loá, thật vô cùng đáng khâm phục.

Nếu anh mà vượt qua kiếp nạn này, tức là phải có chân-mệnh của đế vương, kẻ già này xin bỏ hết bất đồng, kết làm anh em, đời đời không gọi tên nhau trên phây búc nữa, để lấy chỗ đi lại về sau.

Quả là:

Lúc nâng ly, hứa lời như tạc,
Đến lúc bầu, lại bạc như vôi.
Hiền Lương ai xẻ làm đôi,
Để nửa phiếu trống anh tôi thế này???

Bàn về chiếc giấy khen và sự xaolon của quân mõm vuông học dốt.


Bàn về chiếc giấy khen và sự xaolon của quân mõm vuông học dốt.

Đến hẹn lại lên, y như rằng bất kỳ sự vụ gì hot hot của giáo dục, là ta lại có thể lọc ra những thằng con học dốt, IQ 80 đổ lùi và hay xaolon trên mạng, mà gần đây là vụ bức ảnh lớp chụp với giấy khen, trong đó 1 cháu học ngu nên đéo có, y như rằng xuất hiện các tút vật vã, trăn trở, bỉ bôi giáo dục nước nhà và nâng tầm logic phụ hồ rằng kết quả học tập không quan trọng, cháu bé mai sau sẽ làm sếp còn bọn cầm giấy khen làm thuê, học ngu mới tốt, học dốt mới hay, thật vô cùng hamcac.

Chỉ cần thoáng tia rất nhanh, các bạn cũng sẽ thấy các background chung, nhất quán, quen thuộc của lũ thối mồm này: Dâm chủ, KOLs, sịp cầu vồng, trí thức đến từ vùng vĩ độ dốt toán, nhà báo, me Tây và singlemom. Thực ra tôi có thể đoán bọn này sẽ thở ra cái gì từ trước khi sự việc xảy ra, tôi biết chính xác nếu muốn giết ai đó chúng sẽ nhân danh cái gì, gặp những sự việc xã hội tiêu cực chúng sẽ đổ lỗi cho ai, chúng nó hay dẫn việc Âu Mỹ ra sao, hay quote những bài chiết lý cứt nát từ các page xamlon nào. Và dù chưa bao giờ tới chơi tư gia, tôi thậm chí còn biết gian thờ nhà chúng nó treo thư pháp chữ Cuốc Ngữ và trình duyệt web máy tính đặt trang chủ là báo Tuổi Trẩu hoặc Tàu Nhanh nữa cơ, thế mới tài.

Cơ bản thì xã hội nào cũng có một cộng đồng người như này, tự nhận mình ở phe khác biệt, thiểu số, có cái nhìn out of the box, khai phóng và hào sảng.... Rất khó định nghĩa được bọn chúng bằng một khái niệm bao quát sử dụng một logic người phổ quát, nên tôi hay gọi chung là bọn cánh tả hoặc bolero.

Không biết từ bao giờ, các anh chị cánh tả truyền tai nhau một huyền thoại ngulon rằng học dốt mai sau sẽ giàu, còn học giỏi thì đi làm thuê, trẻ chơi nhiều thì sẽ tốt (và có tuổi thơ), còn trẻ học nhiều thì sẽ không tốt (và không có tuổi thơ). Học chăm thì thành gà công nghiệp còn bỏ học thì thành tỉ phú công nghệ, với 2 ví dụ kinh điển là anh Bill hay Mark.

Bọn này có một tư duy giống như câu chuyện về thằng mù chữ, khi để ý thì thấy bọn biết chữ đều đeo kính, nó tin rằng muốn biết chữ thì cũng phải đeo kính, rồi bán ruộng mua kính đeo, cuối cùng trở thành hiệp sĩ.

Cơ mà chúng nó quên mẹ là 2 anh Mark và Bill đều bỏ học từ Havard, với điểm SAT đầu vào thuộc hàng lịch sử (Mark thậm chí đạt điểm SAT 1600/1600), bao giờ các anh chị đạt tới trí tuệ này, hãy há mồm ra xaolon về việc học nhiều, về giấy khen và nền giáo dục. Còn chừng nào vẫn ngậm tăm trước bài giải phương trình bậc 2 của con, cắm hương xì sụp xin lộc biển Hạ Mã ở Văn Miếu, và quyển sách duy nhất được đọc trong đời là Lịch Vạn Niên, thì hãy im mẹ nó mồm đi.

Để thành một kỹ sư tin học kê đít ở thung lũng Silicon, các anh chị cần 1000 giờ học lập trình và một nền tảng toán vững như bê tông từ thời tiểu học. Để thành 1 doanh nhân như anh Vượng hay chị Thảo, các anh chị cần đọc 1 vạn trang văn bản quy phạm pháp luật, 9 phẩy đại số để tự hạch toán kết quả kinh doanh. Đéo có cái gì là không phải học cả.

Thậm chí nhiều anh chị đánh đồng bọn học dốt, lười học là có thiên hướng "sáng tạo", và sẽ thành danh trong các ngành "sáng tạo" như thiết kế thời trang hay âm nhạc, hỡi ôi cocaimaulon.

Ví dụ để thành nhà soạn nhạc, các anh chị cần 8 năm ngồi Nhạc Viện, 1 vạn giờ tập luyện trên ít nhất 4 nhạc cụ, và quá đen là vẫn phải giỏi toán, thậm chí là phải cực giỏi. Chắc lũ học dốt không biết rằng có cả một tạp chí tên là Toán Học và Âm Nhạc, tất cả các ký hiệu trên một sheet nhạc thực tế đều là toán học. Đúng như Pythagos nói rằng: "Có hình học trong tiếng vo ve của dây đàn, và có âm nhạc trong khoảng cách của các hình cầu". Âm nhạc chính là dạng toán học lâu đời nhất của loài người, và đéo có một thằng nhạc sĩ nào học dốt toán mà sáng tác được nhạc bao giờ cả.

Tương tự thiết kế thời trang, nếu học ngu hình học không gian, các anh chị sẽ trượt ngay từ bài vẽ tĩnh vật tô chì, chứ đừng nói tới đỗ khối V trường vét, cocaimaulon mà thành được Givenchy hay Coco Chanel nói cho nhanh.

Quay lại vụ cái ảnh giấy khen, từ góc nhìn giáo dục, cháu bé không có giấy khen là một thằng học dốt. Từ góc nhìn di truyền, cháu là con của một cặp vợ chồng học dốt. Từ góc nhìn truyền thông, cháu là một người chung cảnh ngộ học dốt điển hình, do đó nhận được sự đồng cảm kiểu học dốt từ bọn nhà báo, phóng viên học dốt. Thế thôi, chả có cái đéo gì mà phải bênh, hay mỉa, ra cái điều khai - phóng vô cùng hamlon và ngứa đít.

Quả là:

Chăm học cũng đâu ai bất - tử,
Đéo học gì, vẫn cứ lớn - khôn.
Đường đời mưa dập sóng dồn,
Hai tay xô vữa, cần lon giấy khen.

Ảnh: kết quả SAT của Bill bỏ học cho lũ học dốt bớt xaolon trên phây búc.