Hiển thị các bài đăng có nhãn Covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Virus Corona lây lan từ một cuộc hội thảo kinh doanh ở Singapore

Trọng Thuấn

Tháng trước, 109 người tới một hội thảo kinh doanh quốc tế ở Singapore. Khi về nước, nhiều khách mời đã vô tình mang theo virus corona chủng mới.

Virus corona mới có lợi thế 10 ngày trong cuộc đua với giới chức y tế các nước.

Chỉ khi phát hiện một khách mời hội thảo 41 tuổi người Malaysia dương tính, cuộc săn lùng các ca nghi nhiễm khởi động ở nhiều nước, bao gồm Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Anh và Pháp, theo Wall Street Journal.

Nền kinh tế thế giới đã liên kết chặt chẽ hơn nhiều so với thời kỳ đầu năm 2000 khi có dịch SARS, và virus nhờ vậy cũng dễ “lọt lưới” trước cuộc săn lùng hùng hậu mà con người giăng ra.

Ngày 23/2, Hàn Quốc ghi nhận hơn 200 ca nhiễm virus corona, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 433 và trở thành ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới bên ngoài Trung Quốc đại lục (ổ dịch lớn nhất là Nhật Bản, nhưng phần lớn ca nhiễm có cùng nguồn gốc là một du thuyền). Italy công bố 16 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày và cách ly một thị trấn. Tại Iran, 5 người đã tử vong vì virus, trong khi Canada xác định một trường hợp nhiễm bệnh trở về từ Iran.

Sự xuất hiện của những ổ dịch nằm cách xa Vũ Hán - tâm dịch ban đầu, những ca nhiễm được lây lan từ Trung Đông về Bắc Mỹ cho thấy sự phức tạp trong việc truy tìm người bệnh và khống chế dịch trong bối cảnh thế giới ngày càng liên kết sâu rộng.

Khách sạn Grand Hyatt Singapore, nơi các cuộc họp bán hàng diễn ra vào tháng 1, sau này được cho là liên quan tới virus corona. Ảnh: AFP.

Đuổi theo virus trên khắp thế giới

Sau hội thảo, 94 khách mời đã rời Singapore. Họ về nước ăn Tết, hoặc đi du lịch. Họ ăn, đi chung xe, ngồi cạnh người khác, mang virus đến những nơi virus chưa đến.

Nhân viên y tế các nước dùng những kênh liên lạc quốc tế để chia sẻ tên những người đã tiếp xúc với người bệnh. Họ kiểm tra danh sách bay, gọi cho hành khách. Nhiều trường học phải đóng cửa, nhân viên y tế phải cách ly - quá trình truy tìm đòi hỏi sự tỉ mẩn của một thám tử.

“Công tác phòng dịch những ngày này đòi hiểu rất nhiều việc lần theo dấu vết cổ điển như vậy”, tiến sĩ Matthew Ferrari, giáo sư sinh học tại một trung tâm về bệnh truyền nhiễm của Đại học Bang Pennsylvania, nói với Wall Street Journal.

Để làm việc này, Singapore có đội ngũ hàng chục nhân viên chuyên truy tìm quá trình tiếp xúc và phân tích dữ liệu. Họ bắt đầu làm việc tại bệnh viện, phỏng vấn bệnh nhân, lên bản đồ vị trí của họ những ngày trước khi cách ly, xác định họ ăn với ai, gặp ai, tới tiệm giày dẹp nào, bắt tay bao nhiêu người.

“Không có kẽ hở nào trên hành trình”, Pream Raj, phó giám đốc đơn vị phụ trách bệnh truyền nhiễm trong Bộ Y tế Singapore, nói với Wall Street Journal.

Ở Singapore, ông và các cộng sự được cảnh sát trợ giúp, dựa vào camera an ninh, và đề nghị các công ty gọi xe cung cấp thông tin xem tài xế nào đã đón những ai.

Một nhóm nhân viên tại Bộ Y tế Singapore đang lần theo dấu vết ca nhiễm. Ảnh: Bộ Y tế Singapore.

Vạch xuất phát: Malaysia

Khi hội thảo bắt đầu ngày 19/2, Singapore không có ca nhiễm nào. Hội thảo do công ty Servomex, chuyên tạo ra thiết bị để phân tích khí gas, tổ chức. Trong bốn ngày, khách mời từ khắp thế giới trao đổi ở khách sạn Grand Hyatt Singapore, trong không khí vui vẻ, thoải mái.

Sau này, giới chức Singapore mới biết một số khách mời đến từ Trung Quốc, bao gồm tỉnh Hồ Bắc.

Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh là ở Malaysia, 10 ngày sau khi hội thảo kết thúc. Một khách mời 41 tuổi người Malaysia bị ho và sốt, và đến ngày 3/2, cho kết quả dương tính với virus corona.

Giới chức Malaysia báo cho phía Singapore. Singapore lập tức vào cuộc. Đầu tiên, Singapore xác định 94 trong số 109 khách mời không phải đến từ Singapore. Họ báo cho các chính phủ rằng công dân nước họ đã tới hội thảo.

Ở Malaysia, giới chức phỏng vấn bệnh nhân 41 tuổi, và lập danh sách 74 người mà anh đã tiếp xúc, rồi liên hệ từng người một.

Người này đã ăn cùng gia đình, đi chung xe với em gái. Người em gái này khai rằng đang thấy đau họng, và sau được xét nghiệm và dương tính với Covid-19. Mẹ vợ anh, có triệu chứng đau đầu và mệt, nhưng không sốt, cũng dương tính. (Hiện anh và mẹ vợ đã bình phục, người em gái đang điều trị.)

Đường lây lan của virus tại hội thảo ở Singapore. Màu tím đậm là các trường hợp được phát hiện dương tính. Màu tím nhạt là những trường hợp được xác định nhiễm bệnh trước khi di chuyển. Đồ họa: WSJ.

Cuộc săn lùng ở Hàn Quốc, Singapore

Bệnh nhân 41 tuổi này cũng dùng bữa với cộng sự người Hàn Quốc. Cộng sự Hàn Quốc đã bay về sân bay gần Seoul, đi tàu vào thành phố, và ăn tại một nhà hàng canh đậu phụ, rồi đi tàu cao tốc về quê nhà tại thành phố Daegu, theo cơ quan kiểm dịch Hàn Quốc.

Nhân viên tẩy trùng bến tàu ở Daegu, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.

Anh ở nhà cha mẹ, rồi thăm bố mẹ vợ ngày hôm sau, rồi về lại Seoul. Anh đi tàu điện ngầm, rồi đi taxi về nhà. Từ trước khi bệnh nhân 41 tuổi người Malaysia báo cho anh, anh đã có triệu chứng cảm cúm. Vì vậy anh cũng tới phòng khám, rồi tạt qua tiệm bán cháo và siêu thị.

Chỉ sau khi cộng sự người Hàn Quốc đã tới vô số nơi như trên, anh mới được bệnh nhân 41 tuổi người Malaysia liên hệ cảnh báo. Đi xét nghiệm, người Hàn Quốc phát hiện dương tính với virus corona.

Đến đây, tới lượt Hàn Quốc tham gia cuộc chạy đua sống còn với thời gian. Điều tra viên Hàn Quốc tới nơi ở của người đàn ông nói trên, thu thập thông tin từ các nguồn khác về hành trình đi lại. Họ bước đầu xác định 188 người, rồi lên tới 290 người mà họ cần phải thông báo. Cùng lúc, một khách mời khác người Hàn ở hội thảo 19/1 ở Singapore cũng dương tính với virus corona.

Ở Singapore, ông Raj và nhóm của mình lần ra 15 khách mời hội thảo sống ở Singapore. Ba trong số đó 15 người đó nhiễm virus corona. (Đến nay, tất cả đã hồi phục). Các nhân viên phỏng vấn mọi người đã tiếp xúc với ai.

Họ đọc kỹ các thông tin, tài liệu để ra những quyết định quan trọng. Đối với những người đã tiếp xúc với ba ca nhiễm trên, Bộ Y tế Singapore phân loại: những người cần cách ly (vì đã tiếp xúc ít nhất 30 phút với các ca bệnh), những người cách ly tại nhà (nếu tiếp xúc ít hơn).
Bên kia đại dương

Trong khi đó, virus cũng xuất hiện ở bên kia bán cầu. Công dân Anh Steve Walsh, một nhân viên công ty Servomex tổ chức hội thảo, đã trở lại châu Âu ngày 24/1, rồi đi trượt tuyết ở một thị trấn Pháp mang tên Les Contamines-Montjoie.

Walsh ở cùng một nhóm bạn, rồi sang Pháp ngày 28/1. Walsh sau đó xét nghiệm dương tính, trở thành ca nhiễm thứ ba ở Anh. Đến lượt giới chức Anh chạy đua để tìm tất cả những ai mà Walsh đã tiếp xúc, từ nhân viên quán rượu tới hành khách trên máy bay.

Khu du lịch ở dãy Alps nơi 5 người từng ở sau bị phát hiện dương tính với virus corona. Ảnh: AFP.

Giới chức Anh gọi sang Pháp, nhờ thông báo cho nhóm bạn của Walsh, chưa hề biết mình có thể cũng đã nhiễm.

Tới ngày 7/2, giới chức Pháp tìm được 11 người mà họ xác định có nguy cơ cao vì đã tiếp xúc với Walsh, và chuyển họ trên một xe cấp cứu có khử trùng tới ba bệnh viện gần đó. Kết quả báo về cùng ngày là dương tính. Với từng ca dương tính, cuộc điều tra lại mở rộng.

Cuộc phỏng vấn với một ca nhiễm trẻ em là khó hơn cả. Cậu bé không nhớ mình toàn bộ đã đi đâu, làm gì, chạm vào tay ai, bao nhiêu người ở trong phòng. Giới chức phải phỏng vấn những đứa trẻ khác, cố gắng tái hiện lại nhiều ngày trước khi cậu bé phát hiện dương tính.

Những ngày đó, cậu bé đã học bình thường ở trường, rồi học lớp tiếng Pháp ở thị trấn bên cạnh. Cậu cũng làm một bài kiểm tra ở một thị trấn khác, nhưng không thể xác định ngày nào trong các ngày 24/1-7/2. Cả ba ngôi trường bị đóng cửa hơn một tuần.

Ở Anh, cuộc truy lùng virus ngày càng dẫn đến nhiều ca nghi ngờ. Số ca nhiễm ở Anh tiếp tục tăng lên, nay tổng cộng là 9 ca, 8 ca đã khỏi bệnh, theo Worldometers tính đến ngày 22/2.

Cuộc truy lùng virus vẫn tiếp diễn. Giới chức Singapore vẫn chưa xác định được virus tới Singapore như thế nào.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Tung tin giả về Covid-19, trốn đâu cho thoát?

Ong Bắp Cày

Hôm 12/2/2020, Võ Lâm Tuấn ở Đồng Nai ngụy trang dưới nickname "Nguyễn Hồng Nhung" đăng thông tin bịa đặt liên quan tới COVID-19 với nội dung: 

Ngày 10.2, ông H. nhập cảnh Việt Nam và lưu trú tại một khách sạn ở Biên Hòa. Từ ngày 10.2, ông H. biểu hiện ho nhiều, không sốt. Đến chiều ngày 11.2, ông H đã đến bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Tại đây ông H được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm vào chiều tối 12.2 cho thấy ông H mắc virus Corona. Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã chuyển ông H. lên Bệnh viên Bệnh Nhiệt đới. Hiện tại ông H. đang cách ly, điều trị Bệnh viên Bệnh Nhiệt đới đã dương tính với chủng virus Corona mới (nCoV)".

Chưa dừng lại ở đó, ngày 14/2, Võ Lâm Tuấn lập Fanpage "Tin nóng Biên Hòa 24h" và tiếp tục đăng thông tin giả trên lên. Lần này Võ Lâm Tuấn viết:

"Đồng Nai nhiều người dương tính với virus Corona, tức Covid-19, nguy cơ biến thành ổ dịch chết người và lây nhiễm cho toàn cầu".

Sau khi đăng tin bịa đặt "Đồng Nai có người nhiễm Covid-19", bị cộng đồng lên án và biết mình vi phạm luật An ninh Mạng và các văn bản quy phạm pháp luật khác, thay vì đến trình diện tại cơ quan công an, Võ Lâm Tuấn đã chọn cách tiếp tục thông tin giả nhằm đánh lừa cơ quan điều tra với nội dung: 

"Em đang ở bên Mỹ, bên đây đâu có luật an ninh mạng đâu mà thấy mọi người kêu công an tìm em vậy".

Có lẽ do bị ngáo trí tuệ hoặc ảo tưởng sức mạnh, Võ Lâm Tuấn không thể ngờ rằng cơ quan công an vẫn tìm ra được mình.

Sáng nay 17/2/2020 Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA03 - Công an tỉnh Đồng Nai) cho biết đã tìm ra chủ nhân facebook "Nguyễn Hồng Nhung" và fanpage "Tin nóng Biên Hòa 24h" đăng tin giả, sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Đồng Nai. Đó là Võ Lâm Tuấn, 23 tuổi, ngụ tại huyện Tân Phú, Đồng Nai. Tuấn hiện đang tạm trú tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Cơ quan công an cho biết, thông tin mà Võ Lâm Tuấn đăng tải hoàn toàn sai sự thật, vì cho tới nay Đồng Nai chưa xuất hiện ca nhiễm Covid-19 nào. Những thông tin giả, sai sự thật về COVID-19 do Võ Lâm Tuấn đăng lên đã khiến người dân hoang mang. Qua truy xét, chiều ngày 16/2/2020, PA03 phối hợp với Công an Trảng Bom đã tìm ra được Võ Lâm Tuấn và mời lên làm việc. 

Tuấn đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình. Hiện công an đang củng cố hồ sơ để xử lý. Dự báo là số tiền mà Tuấn phải nộp phạt sẽ khác hẳn với các trường hợp khác vì Tuấn đã tung tin giả nhiều lần.

Đúng là lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Lại chuyện "đánh" bà Bộ trưởng Y tế

Bình Tân

Trong cơn lốc tấn công vào bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tiếp theo việc gán gép vụ Vn Pharma vào bà Bộ trưởng, mấy ngày qua, lũ vượn núi tiếp tục lồng ghép các sự kiện nhỏ lẻ của các bệnh viện nhằm hạ uy tín của bà. Vụ "bệnh viện Việt Đức không xếp lịch mổ vì thiếu tiền lót tay" là một ví dụ điển hình, cho dù thực hư như thế nào chưa biết.

Câu chuyện người nhà bệnh nhân vì cay cú điều gì đó mà tố bệnh viện Việt Đức không xếp lịch mổ cho bệnh nhân do bác sĩ chưa nhận được tiền lót tay được khơi mào bởi báo giới đã tạo ra một làn sóng căm phẫn đối với ngành y.

Thực lòng mà nói, chuyện nhận phong bì ở ngành y là có thật, và nó tồn tại không chỉ trong ngành y, nhưng táng tận lương tâm tới mức không xếp lịch mổ cho bệnh nhân thì tôi không tin. 

Ông Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức, cho biết, đúng là có việc gia đình bệnh nhân gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế để phản ánh. Tuy nhiên, sự việc không đúng như vậy. Ông cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Yến vào BV ngày 25/7 với chẩn đoán: Đau dây thần kinh V. Bệnh nhân được hội chẩn và xếp lịch mổ. Ngày 27/7, nhân viên BV đã liên hệ với gia đình cho biết xếp lịch mổ vào 31/7. Tuy nhiên, gia đình xin hoãn vì lý do sức khỏe và kinh tế. 

Đến ngày 4/8, con trai bệnh nhân là Nguyễn Xuân Trường gọi điện vào đường dây nóng của BV và được bác sĩ Đoàn Quang Dũng, trực chuyên khoa Sọ não trả lời, giải thích. Sau khi xin ý kiến trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh II và xếp lịch mổ bổ sung cho gia đình bệnh nhân Yến, BV đã thông báo cho bệnh nhân nhập viện ngày 6/8 để mổ vào ngày 7/8. Tuy nhiên, do thời gian các ca mổ đã có lịch từ trước kéo dài nên bác sĩ Nhân đã thông báo cho gia đình lý do hoãn mổ. Anh Trường không đồng ý nên đã làm đơn thư gửi đến Phòng Kế hoạch tổng hợp với nội dung: “Các y bác sĩ lừa dối, đe dọa anh Trường và bệnh nhân”. BV đã giải thích nhiều lần nhưng anh Trường không đồng ý và làm làm đơn gửi Giám đốc BV, đồng thời gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế ngày 8/8.

Tôi cá rằng, báo chí và người nhà bệnh nhân không thể đưa ra được một bàng chứng nào chưng minh cho suy diễn chủ quan của họ.

Vụ việc khá đơn giản, nhưng bị báo chí mà đứng sau là một thế lực nào đó đẩy lên thành vụ việc nghêm trọng. Để làm gì thì ai cũng biết. 

Nói đến phong bì, tôi còn nhớ, hôm 15/11/2012, báo giới đã đột ngột thông tin rằng, bà Bộ trưởng là người phát động phong trào nói không với phong bì trong ngành y tế.

Phản ứng trước thông tin này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trước báo giới rằng, "Tôi không phải là tác giả của phong trào nói không với phong bì, cho dù đây là cuộc đấu tranh thiện- ác". Bà Tiến cũng cho biết, cuộc vận động này do Công đoàn ngành y tế phát động trong khi bà đi công tác. 

Bộ trưởng Tiến thừa nhận một số biểu hiện của đội ngũ nhân viên y tế: “Thái độ tiếp xúc trực tiếp ban đầu không thân thiện, có lúc cáu gắt, quát mắng”. Giải thích hiện tượng này- theo bà Tiến, đây là về văn hóa, đã tồn tại từ “thời bao cấp”, khi “chúng tôi còn là sinh viên đã chứng kiến cảnh này rồi”. Bà bộ trưởng cũng thừa nhận: “Vấn đề phong bì là hình ảnh khó chấp nhận. Có thì bác sĩ vui vẻ. Không có thì mặt lạnh như tiền”. Hay về vấn đề thầy thuốc nhận hoa hồng của hãng dược để ghi toa thuốc không cần thiết, kê biệt dược đắt tiền, bộ trưởng nói bà “cảm nhận được”, thậm chí tận mắt nhìn thấy cảnh “ người xếp hàng có 50 nghìn đồng trong cuốn sổ sẽ được xếp trước”. 

Giọng rưng rưng trước Quốc hội, Bộ trưởng cho rằng: Đây chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh”, bởi thực tế lớn hơn là các bác sĩ rất vất vả, 8 giờ đồng hồ đứng mổ với những “tình huống cân não” trong khi chỉ được bồi dưỡng 25 nghìn đồng. Nhiều đồng nghiệp hy sinh thầm lặng ở trạm y tế, “lúc chết cũng chỉ còn cái ống nghe với tấm áo blue”… 

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều văn bản, quy chế, cuộc vận động, thi thanh lịch, đuổi việc với người bị phát hiện nhận phong bì… Bà kêu gọi: Người nhà bệnh nhân dứt khoát không đưa phong bì. Nơi nào chứng kiến thì “chụp ảnh, ghi âm, ghi tên lại, gửi cho chúng tôi”.