Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Hiệu trưởng tự phong 25 tuổi: Hàng loạt cán bộ, giáo viên là nạn nhân

TP - Hoàng Ngọc Duy, 25 tuổi, sử dụng giấy tờ giả để mở một số trường học “chui” và tự phong làm hiệu trưởng. Rất nhiều người, kể cả các cán bộ, giáo viên ở Lâm Đồng đã trở thành nạn nhân của Duy.

“Hiệu trưởng tự phong” Hoàng Ngọc Duy

Sau gần 2 năm khởi tố, bắt tạm giam Hoàng Ngọc Duy (trú Phường 2, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng), Công an tỉnh Lâm Đồng sắp hoàn tất điều tra các hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” của bị can.

Cơ quan điều tra xác định Duy đã thành lập nhiều công ty liên quan đến lĩnh vực giáo dục, sau đó sử dụng các quyết định không phải do các cơ quan có thẩm quyền cấp để thành lập và đưa vào hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học có tên Việt Mỹ tại huyện Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc (trường trung cấp nghề Việt Mỹ; trường cao đẳng Việt Mỹ…). Các trường nói trên đều do Duy làm giám đốc, hiệu trưởng.

Các cơ quan chức năng đã giám định chữ ký, con dấu trong quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép thành lập trường cao đẳng Việt Mỹ và quyết định đổi tên trường trung học nghề Việt Mỹ thành hệ thống trường Việt Mỹ. Kết quả, những chữ ký, con dấu ở 2 quyết định trên cùng nhiều văn bản của các cơ quan, tổ chức khác mà Duy cung cấp đều được làm giả bằng phương pháp in phun màu.

Nhiều cán bộ, giáo viên là nạn nhân

Từ năm 2016 - 2018, Duy đã nhiều lần tổ chức học, ôn thi, kiểm tra, thi cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ tin học, năng lực ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tại các trường Tiểu học Lam Sơn, Tiểu học Nguyễn Khuyến (TP.Bảo Lộc) và tại nhà số 45 Lý Tự Trọng (Phường 1, TP.Bảo Lộc).

Duy còn tổ chức tuyển sinh, dạy học và cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng I, II, III cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT tại THCS Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), THCS Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh)…; tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng nghề và liên thông đại học tại Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến và tại nhà riêng mà không được cơ quan chức năng cho phép.

Trong số các học viên của các khóa đào tạo “chui” nói trên, nhiều người là cán bộ, nhân viên và giáo viên ở Lâm Đồng.

Nhiều người đã được cấp các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ, bằng tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng của hệ thống trường Việt Mỹ hoặc một số trường mà Duy tuyên bố đã liên kết đào tạo như Trường đại học Thái Nguyên, Trường đại học sư phạm Hà Nội 2, Trường đại học sư phạm TP.HCM… Thế nhưng, Công an Lâm Đồng đã điều tra, xác định các văn bằng, chứng chỉ này là trái pháp luật.

Nhiều mô hình liên kết đào tạo là do Duy tự “vẽ” ra chứ không có thật. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có văn bản khẳng định: Nhà trường không có bất kỳ hình thức liên kết nào với cao đẳng Việt Mỹ; phôi chứng chỉ không phải do trường in; dấu đóng trên chứng chỉ không phải là dấu của trường; chữ ký trên chứng chỉ không phải chữ ký của hiệu trưởng trường.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Gần 200 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài bị “tuýt còi”

(CLO) Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Xã hội yêu cầu ngày càng cao, vì vậy các trường đại học phải chú ý chất lượng thật”.

Ngày 21/7, tại Trường Đại học VinUni (Hà Nội), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

Tham gia hội nghị có đại diện sứ quán các nước hợp tác quốc tế về GD&ĐT với Việt Nam và hơn 40 Hiệu trưởng/ Giám đốc các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu tại Việt Nam.

Hiện các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã có nhiều chương trình đào tạo chất lượng, được kiểm định quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phùng Xuân Nhạ (ảnh TL).

Tại Việt Nam, hiện có 5 trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Các chương trình đào tạo quốc tế liên kết với các đại học uy tín ở nước ngoài không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, hiện có khoảng 400 chương trình liên kết đào tạo với hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài bị ảnh hưởng rất lớn.

Nhiều cơ sở giáo dục đại học ở các nước phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Môi trường xã hội ở nhiều nước phải thực hiện cách ly.

Những yếu tố đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến người học ở các nước, trong đó có lưu học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài.

Trong khi đó, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19. Nhờ đó, hiện nay các trường đại học của Việt Nam vẫn mở cửa đón nhận sinh viên và thực hiện các hoạt động đào tạo một cách bình thường.

Đây là dịp tốt cho các cơ sở đào tạo đại học tiếp nhận sinh viên Việt Nam đang du học tại nước ngoài về tiếp tục học tập, đồng thời cũng là cơ hội tốt để tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong hơn 400 chương trình liên kết đào tạo, chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, quản lý, vì vậy, dư địa để mở các ngành liên kết đào tạo nhiều lĩnh vực khác như CNTT, công nghệ sinh học, phần mềm, du lịch… còn rất lớn bởi rất rất cần cho nguồn nhân lực Việt Nam.

Ngoài ra, các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng còn nhiều tiềm năng để mở rộng liên kết đào tạo theo tín chỉ hoặc nhóm tín chỉ, từ đó mở rộng cơ hội trải nghiệm cho sinh viên quốc tế tại Việt Nam.

Xã hội yêu cầu ngày càng cao, vì vậy các trường đại học phải chú ý chất lượng thật.

Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã cho rà soát các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và cho dừng lại gần 200 chương trình liên kết.

Qua phát biểu của Bộ trưởng Nhạ cho thấy, tình hình liên kết đào tạo của các đại học Việt Nam với các trường đại học ở nước ngoài thời gian qua phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, chất lượng liên kết là một vấn đề đáng quan tâm. Nhất là số lượng gần 200 chương trình liên kết bị Bộ Giáo dục và Đào tạo buộc dừng lại đã cho thấy nhiều mô hình sinh ra là nhằm mục đích "bán bằng", trục lợi hơn là đào tạo, cung cấp tri thức, nhân lực chất lượng cao.

Trinh Phúc

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Về số tiền 16 triệu đô la làm sách giáo khoa

Khoai@

Mấy nay anh em hỏi: Phá sản bộ Sách Giáo khoa, 16 triệu USD đi đâu? Kinh chửa, nghe câu hỏi thôi đã thấy mùi tham nhũng, nhẻ?

Tôi đi guốc vào não bọn hỏi kiểu này. Đây là câu hỏi đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng với ý đồ "nêu bóng cho thằng khác đập". Cũng với câu hỏi này, người viết khá an toàn. Và nếu Bộ GD&ĐT không nhanh chóng phản ứng chuẩn thì những thông tin kiểu như dưới đây sẽ nhanh chóng ăn vào não bộ của cán bộ, công chức,.. tới từng người dân.

Xin trích từ FB của kẻ có tên Bùi Kiều Trang Đăng trên diễn đàn Góc nhìn Báo chí và Công dân, nguyên văn như sau:

"Đói đến cạp cả rường cột rồi sao?

Nhắc mãi thì kém sang, nhưng câu hỏi của một nhà thông thiên mới nổi rằng "tiền nhiều để làm gì?" Đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào nào thuyết phục.

77 triệu USD có nhiều không? Rất nhiều nữa là khác, đây là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng thế giới để làm phí đầu tư cho dự án Đổi mới giáo dục phổ thông. Dự án phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020.

Trong số này, khoản 16 triệu USD dành để biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) do Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch này của Bộ GD&ĐT đã bị phá sản. Kế hoạch phá sản, 16 triệu USD (tương đương 370 tỷ đồng) cũng bốc hơi mất tăm.

Nhẽ đói đến mức này rồi sao?!

Nhà văn Ngô Tất Tố có lẽ là người viết về cái đói hay nhất ở dòng văn học hiện thực, khi đói, họ ăn không chừa thứ gì, họ làm no bằng bèo tây độn ngổ, hột nhãn nấu, đất sét vò nước mắm, bã đậu... Khi đói, một bà chị của Kim Đồng trong Báu Vật Của Đời của Mạc Ngôn cứ trường mình theo miếng bánh và sợi dây đung đưa phía trước, để mặc cho phía sau người đàn ông ra sức đẩy.

Khi đói, tôn nghiêm dường như không còn.

Bây giờ thì chắc không đói như vậy nữa, nhất là cán bộ quốc gia, những người đứng đầu giáo ngành Giáo dục. Nhưng họ lại ăn không từ thứ gì, ăn cả tương lai của đất nước, cạp cả rường cột của quốc gia... Đó không còn là cơn đói bình thường, cơn đói này vượt lên mọi ngưỡng đói của đói, vượt qua mọi giới hạn của giới hạn.

Còn nếu không phải vì đói, thì như TS Hoàng Ngọc Vinh đã nói "Những người quan tâm giáo dục muốn biết khoản vay tín dụng 16 triệu USD này được Bộ GD&ĐT sử dụng vào việc gì? Việc xử lý một cách minh bạch, rõ ràng, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả sẽ đem lại lợi ích thực sự cho đổi mới chương trình, SGK và giúp an lòng dư luận..."

Hết trích và mời xem ảnh chụp màn hình:




Dưới đây là trả lời của Bộ GD&ĐT:

Kinh phí đầu tư cho dự án Đổi mới giáo dục phổ thông khoảng 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng, tính theo tỷ giá hiện hành). Trong đó, 77 triệu USD là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng. Dự án được phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020. Trong số này, khoản 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK).

Tuy nhiên, đến tháng 5, Bộ GD&ĐT báo cáo không thực hiện được biên soạn SGK. Vậy 16 triệu USD ấy, Bộ GD&ĐT sẽ chi vào việc gì?

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) cho hay, trong dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng cũng như bất cứ dự án ODA nói chung, kinh phí tài trợ được quy định chặt chẽ trong hiệp định.

Sau đó, người thực hiện phải bàn bạc với nhà tài trợ về các cấu phần, chi tiêu vào khoản gì bao nhiêu và được ghi thành sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án.

Trong dự án này có cấu phần biên soạn SGK, với kinh phí khi thiết kế dự án là 16 triệu USD.

Theo ông Thành, 16 triệu USD là tổng kinh phí được thiết kế dành cho việc biên soạn SGK bao gồm kinh phí tổ chức cho việc biên soạn, tiền trả công cho tác giả biên soạn tất cả các môn học/hoạt động giáo dục, tiền hội thảo, thẩm định, thử nghiệm, góp ý,…

Ngoài ra, có cả một số phần kinh phí dành cho dịch sách chữ nổi Braille cho người khiếm thị, dịch sách song ngữ tiếng dân tộc thiểu số,…

"Tuy nhiên đó là trên thiết kế, còn để giải ngân được số tiền đó thì ở từng cấu phần việc một phải có kế hoạch, được phê duyệt và Ngân hàng Thế giới cấp thư không phản đối. “Quy trình là như vậy. Dự án làm đến đâu mới có đơn rút vốn đến đấy. Đơn rút vốn cũng phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước rồi mới đến Ngân hàng Thế giới. Sau đó tiền mới về tài khoản của dự án và tổ chức thực hiện từng phần hoạt động.

Hiện nay, không thực hiện theo hướng Bộ GD&ĐT làm một bộ SGK. Do đó, muốn nhận được hỗ trợ kinh phí thì phải tái cấu trúc, tái phân bổ nguồn kinh phí đó. Về phía Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán sẽ sử dụng vào việc gì cho phù hợp trong việc triển khai chương trình mới", ông Thành nói.

Theo ông Thành, việc triển khai chương trình mới có rất nhiều đầu việc, ngoài việc viết SGK ra thì những việc như chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn cho người biên soạn, biên tập,…

Bao gồm có thể tăng cường cho những phần hỗ trợ cho các vùng khó khăn trong việc mua SGK cho thư viện để học sinh có thể được mượn, hoặc một số việc khác liên quan đến bồi dưỡng giáo viên triển khai thực hiện chương trình.

“Hiện nay nguồn lực bồi dưỡng cho giáo viên thiết kế trong 77 triệu USD khá hạn hẹp so với số lượng gần 1000 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Do đó, Bộ đang đề xuất tái cơ cấu lại. Khi đề xuất như vậy phải bàn bạc với Ngân hàng Thế giới. Được họ đồng ý mới tái cấu trúc phân bổ trong cấu phần ấy. Xong rồi phải sửa sổ tay, sau đó mới có căn cứ để thực hiện tiếp các cấu phần đó trong năm 2020 hoặc gia hạn được dự án sau đó”.

Theo ông Thành, không làm sách nên Bộ GD&ĐT phải tái cơ cấu sang các đầu việc khác. Hiện, Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục đàm phán với Ngân hàng Thế giới đến ngày 6/12 này.

“Số tiền thiết kế 16 triệu USD thực chất là đang trên kế hoạch thiết kế, nhưng khi thực hiện các đầu việc thấy hợp lý, khả thi thì mới được Ngân hàng Thế giới giải ngân. Chứ không phải là Bộ GD&ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD và không làm sách giáo khoa thì thừa ra làm việc khác. Tất cả mọi việc thực hiện theo mục tiêu của Dự án và sự giám sát chi tiêu của Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới”, ông Thành nói.

Nói nôm na, 16 triệu USD là chi phí dự trù để làm SGK, nhưng đến nay không làm được thì số tiền đó vẫn còn ở tài khoản của World Bank vì chưa thể giải ngân được, chứ không phải là Bộ GD&ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD đó.