Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

VÁN BÀI TRONG PHIM VÀ CANH BẠC CUỘC ĐỜI

Dư luận viên Lê Chân Nhân

- Nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Chánh Tín đã phát biểu nhiều câu với báo giới cho thấy ông quá khốn khổ, rất cần một sự cứu giúp, ít nhất là được ở lại trong căn nhà mà vợ chồng ông đã gây dựng. Ông chưa thể ra đi, vì chưa có chỗ ở khác và vì quá nuối tiếc căn nhà này.

Những phát ngôn của ông đầy sự than thở về số phận, cho thấy ông thiếu bản lĩnh để đối diện với cuộc sống thực tế. Nguyễn Chánh Tín là diễn viên điện ảnh bước chân ra thương trường. Ông có tham vọng làm giàu, nhưng làm giàu không dễ và tất nhiên, để trở thành đại gia sánh ngang hàng với các tên tuổi khác trên thương trường càng khó hơn.

Nguyễn Chánh Tín có danh, có lợi từ tài năng của một ca sĩ, diễn viên, nhưng ông không dừng lại với nghề ca hát hay diễn viên, ông muốn bước vào thương trường.Và ông đã thất bại như hàng trăm, hàng ngàn doanh nhân khác. Ông chỉ có khác họ là than vãn về rủi ro của mình, chua xót về sự mất nhà của mình.

Ông quên một điều, ông còn quá may mắn, vì có rất nhiều người thất bại trong kinh doanh, mất hết tài sản, còn lâm vào cảnh tù tội. Nhưng họ đã im lặng chịu đựng, họ chấp nhận mình là người bất tài, vô năng trong lĩnh vực kinh doanh. Có người "gác kiếm", có người âm thầm chuẩn bị “tái xuất giang hồ” khi có cơ hội tốt. Xưa nay, ít có ai khóc than thân phận vì kinh doanh thất bại. Nếu có, cũng chỉ khóc với chính mình.

Bởi một lẽ, anh kinh doanh thành công, giàu sang phú quý thì anh hưởng, ngược lại nếu thua lỗ thì anh chịu. Chẳng lẽ khi thất bại, anh lại ồn ào như cả xã hội phải có trách nhiệm chia sẻ với mình. Cuộc đời không phải là màn ảnh. Những tính toán cơ mưu trong “Ván bài lật ngửa” dù cao diệu đến mấy cũng chỉ là ván bài trong phim, còn canh bạc cuộc đời khắc nghiệt hơn nhiều, sơ sẩy là tay trắng.

Trước Nguyễn Chánh Tín có một số nghệ sĩ từng thử bước chân vào thương trường và gặp thất bại. Người càng nổi tiếng thì những câu chuyện liên quan đến họ dù hay, dù dở đều được công chúng quan tâm. Trường hợp chị Siu thì ca sĩ Phương Thanh đứng ra bảo lãnh với các chủ nợ, còn Nguyễn Chánh Tín thì nghệ sĩ Chí Trung vận động giúp đỡ. Sẽ có những người hâm mộ sẵn lòng bỏ ra ít tiền, nhưng rồi mọi sự sẽ đi vào lãng quên như cái tin giật gân trên báo chỉ sống được dăm bữa, đôi khi nửa ngày. Khi đó, chỉ còn lại một thứ là nợ nần và các hậu quả mà chủ nhân tạo ra nó phải tự giải quyết, cuộc đời trần trụi khác xa với sân khấu và ánh đèn.

Cha ông nói nhiều câu thật sâu xa, qua câu chuyện của Nguyễn Chánh Tín và một số nghệ sĩ thất bại trên thương trường vừa qua, chợt nghĩ cần ghi lại câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” để cùng ngẫm.

VÀI SUY NGHĨ TỪ CHƯƠNG TRÌNH “NGHĨA TÌNH TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”

LTS : Tình Cảm Của Mọi Người Dân Việt Nam Dù Ở Trong Nước Hay Sống Xa Quê Hương Khi Nói Đến Hoàng Sa, Trường Sa Thì Mỗi Con Tim Mang Dòng Máu Việt Đều Thổn Thức. VHN.NET Đăng Tải Bài Viết Của Một Độc Giả Nói Về Quan Điểm Của Mình Về Vấn Đề Này.

Ngày 10/3/2014, Tổng LĐLĐ và Báo Lao Động đưa ra “Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa””. Trong đó có đoạn viết:

40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa…

…Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” để tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con đất Việt đã anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc….”..

Ngay sau khi lời kêu gọi được đưa ra, đã tạo được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, bởi ý thức chủ quyền nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng đã ăn sâu trong tâm thức mỗi người dân nước Việt. Song điều đáng nói ở đây là, lời kêu gọi đó đã tạo ra rất nhiều những ý kiến trái chiều, và đặt ra những câu hỏi lớn về cách làm cũng như mục đích thực sự của chương trình này…Rất nhiều người đã gửi các ý kiến tham gia qua mục góp ý hoặc gọi điện trực tiếp đến cho báo Người Lao động, nhưng thật tiếc những ý kiến đó đều không được đăng tải hoặc trả lời rõ ràng…
Trước hết phải nói rằng, người Việt Nam từ trước đến nay luôn có tấm lòng tri ân, hướng đến những người đã ngã xuống vì sự nghiệp thống nhất, độc lập và toàn vẹn của Tổ quốc. Chính vì vậy, trên mảnh đất hình chữ S, đặc biệt là khu vực phía Bắc, chúng ta vẫn còn những nghĩa trang mang dấu ấn của các Liệt sỹ người nước ngoài như Trung Quốc, Triều Tiên đã hi sinh trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vì vậy, những người Việt Nam dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến đã ngã xuống trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm là việc nên làm. Nhưng sự tri ân đó nên thực hiện như thế nào? Vị trí của những người đó nên được nhìn nhận như thế nào trong lịch sử và hiện tại thì cần phải có một cái nhìn chính xác, cụ thể, rõ ràng. Tránh đánh đồng, phủ nhận, viết lại lịch sử hay vô tình khoét sâu vào nỗi đau của nhân dân Việt Nam.

Vào đầu tháng 1/2014, một số báo chí Việt Nam như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Vnexpress.net, Vietnamnet.vn… đồng loạt đưa tin về trận “Hải chiến Hoàng Sa” 40 năm trước. Hầu hết các tư liệu này được lưu trữ và sử dụng làm Tài liệu : "Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa", Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974. và của ông Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc, nhưng lại “vô tình hoặc cố tình” bỏ quên, hoặc đưa xuống bài thứ yếu (báo Thanh niên) bài viết của ông Lê Văn Thự (thuyền trường tàu HQ 16) về sự thực cuộc “Hải chiến Hoàng Sa” mà ông ta là người trực tiếp tham gia. Theo đó, cuộc Hải chiến Hoàng Sa khác hoàn toàn những gì mà tài liệu của “Cục chiến tranh tâm lý VNCH” và ông Hà Văn Ngạc viết. Ông Lê Văn Thự có viết: “Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.”. Thậm chí, trong bài viết của mình ông Thự còn nói rõ tàu của ông Hà Văn Ngạc còn “bắn lạc” vào tàu của HQ 10 và HQ 16 (??)
Như vậy, phải chăng cuộc chiến năm 1974 khác xa hoàn toàn những gì mà báo chí Việt Nam đăng tải trong những ngày đầu năm 2014? Khác xa với những ngôn từ cao đẹp như “kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo” mà người ta đang dành cho những người lính VNCH trên con tàu HQ 10? “Sự kiên cường chiến đấu” là sự việc “nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên nhảy xuống biển” hay là chết vì bị trúng đạn của chính “chiến hữu” của họ? Việc thiếu cẩn trọng trong thẩm định tài liệu, thiếu kiến thức lịch sử, thậm chí đòi viết lại, suy diễn lịch sử đã khiến truyền thông làm sai lệch hình ảnh cuộc chiến, dẫn đến lời kêu gọi có phần hào hùng kia? Có thể so sánh hình ảnh của cuộc chiến năm 1974 với vòng tròn Gạc Ma năm 1988 hay không? Trách nhiệm làm sai lệch lịch sử sẽ thuộc các nhà báo đã đăng những bài viết đó hay của ai? Việc đưa thông tin không đầy đủ trong trận “Hải chiến Hoàng Sa” vào thời gian vừa qua chứng minh sự “không trung thực” “tư tưởng xét lại” của một số nhà báo trong thời gian gần đây. Thậm chí, có nhà báo của báo Lao Động, trên trang cá nhân của mình còn gọi những người lính VNCH là “anh hùng liệt sỹ” và mong muốn có một ngôi đền thờ chung các Anh hùng liệt sỹ Gạc Ma với những người lính VNCH. Với suy nghĩ cào bằng giá trị như vậy; phải chăng nhà báo này muốn đánh đồng, muốn xét lại lịch sử, phủ nhận tội ác trong chiến tranh Việt Nam?

74 người đã hi sinh đó, bao nhiêu người thực sự chiến đấu, bao nhiêu người bị đạn của chính "chiến hữu" của họ bắn vào, bao nhiêu người sợ hãi nhảy xuống biển mà chết. Rồi những người khác tham chiến, họ được quyền đòi hỏi "công trạng" của họ bởi họ cũng tham gia. Rồi một ngày nào đó lực lượng hải quân VNCH cũng đòi hỏi “công ơn” của họ? Lời kêu gọi vội vàng, không xem xét kỹ lịch sử dễ dẫn đến ngộ nhận, sai lệch về bản chất, bản lĩnh chiến đấu, đánh đồng hi sinh giữa những người lính Gạc Ma năm nào và những người lính Hải quân VNCH. Đây là vấn đề nhạy cảm của lịch sử. Trước khi có lời nói phải xem xét kỹ càng tất cả các yếu tố. Không quên họ, nhưng cũng không quá đáng để hàng vạn Liệt sỹ chống Mỹ, Liệt sỹ Biên giới phía Tây Nam, Biên giới phía Bắc đang nằm đâu đó trong góc rừng tủi hờn, để “Vòng tròn bất tử Gạc Ma” phải là ánh sao chói lọi trong lịch sử đấu tranh gìn giữ biển đảo của Tổ quốc. Sau 40 năm, đã đến lúc cần có những đánh giá cụ thể, khoa học về trận Hải chiến Hoàng Sa giữa lực lượng Hải quân VNCH và Hải quân Trung Quốc. Cần tìm rõ sự thật ẩn giấu sau cuộc chiến này để đưa trận Hải chiến Hoàng Sa về đúng vị trí của nó trong lịch sử đấu tranh giữ gìn biển đảo của Tổ Quốc.

Thực tế, rất nhiều người dân, và đặc biệt là các cựu chiến binh của thời ký kháng chiến chống Mỹ, các chiến sỹ QĐNDVN tại ngũ, trong đó có những người lính đã, và đang ngày đêm canh giữ Trường Sa thể hiện sự băn khoăn, bức xúc khi đọc những nội dung thể hiện sự lẫn lộn trong đánh giá lịch sử (“kiên cường”, “công ơn to lớn”…) giữa sự hy sinh của 64 chiến sỹ Hải quân QĐND Việt Nam (bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988) với 74 binh sỹ VNCH tử trận ngày 19/1/1974… Có chiến sỹ trẻ Trường Sa đã cay đắng gửi về cho bạn bè thế này: “Tôi và đồng đội sắn sàng hy sinh cho Tổ Quốc - Tổ quốc Việt Nam XHCN, nhưng nếu chết, tôi không thể vào cái đền thờ lẫn lộn như thế!”…

Thử hỏi rằng, với những dư luận như vậy, báo Lao Động có tiếp nhận hay không mà lại đưa tiếp dòng tin gây “nhằm tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa”. Một Cựu chiến binh Biên giới phía Bắc đã bức xúc nói: “Nếu đã gọi 74 người đó là chiến sĩ thì sẽ có hàng triệu người khác sẽ đòi họ cũng là chiến sĩ. Và khi đó sẽ không còn ngụy nữa mà sẽ là chiến sĩ Cộng sản bắn giết chiến sĩ Cộng hòa. Thế là phải viết lại lịch sử”. Nên nhớ rằng, họ ở một chế độ đối nghịch, thậm chí trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa họ cầm súng, dùng tàu để tấn công những đoàn tàu không số giải phóng miền Nam. Chúng ta tưởng nhớ, tri ân họ ở góc độ lịch sử, chứ không tri ân ở góc độ thể chế chính trị. Lịch sử cần điều chỉnh chính xác, nhưng không thể lấy lý do “Hòa giải dân tộc” để đặt ngang hàng như vậy.

Bản thân tôi ủng hộ việc ghi nhận, giúp đỡ đối với thân nhân và binh sỹ VNCH tử trận trong hải chiến Hoàng Sa song cần phải rõ ràng, vậy nhưng lời kêu gọi của TLĐLĐ đã không thể hiện được điều đó. Gây lên những phản ứng dữ dội không đáng có trong dư luận vừa qua. Không thể lấy lý do “hòa giải, hòa hợp” mà gây ra những hệ lụy phản tác dụng, khi “hòa giải” được một nhóm người mà có thể gây ra sự mất lòng tin cho hàng triệu người đã chịu những mất mát trong các cuộc chiến tranh vì độc lập và thống nhất Tổ Quốc!

Chi tiết: 

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

NGUYỄN BẮC TRUYỂN BỊ TỐ CÁO LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÔNG DÂN

Ngày 24/11/2013, CƠ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra thông báo truy tìm “cựu tù nhân lương tâm” Nguyễn Bắc Truyển để phục vụ cho việc điều tra về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân”. Các bị hại là các bà Hồ Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Thanh Nga, Ngô Ngọc Hoa và Nguyễn Thị Quý Loan đã tố cáo Nguyễn Bắc Truyển trong thời gian làm giám đốc Công ty TNHH Giao nhận Việt Thịnh Phú đã có hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của những người này với số tiền lớn. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành xác minh thì Truyển đã bỏ trốn khỏi địa phương.


Bản thân Nguyễn Bắc Truyển vốn là tổ chức “đảng Dân chủ Nhân dân” ở Mỹ, được Đỗ Thành Công “giao nhiệm vụ xây dựng hoạt động của cái gọi là “Đảng dân chủ nhân dân”, gửi các bài viết có nội dung xuyên tạc, gửi thư có nội dung xấc xược, có ý đồ rải truyền đơn, tập hợp lực lượng biểu tình vào dịp Việt Nam tổ chức Hội nghị APEC”. Năm 2006, cả êkip trong nước của Đỗ Thành Công trong nước đã bị bắt và xử theo Điều 88 BLHS. Truyển lĩnh án 4 năm tù giam. Từ khi ra tù đến nay (5/2010), Truyển tiếp tục tham gia khá nhiều hội nhóm trá hình “xã hội dân sự” như “điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo”, “Hội Anh em dân chủ”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”…, được các đài BBC, VOA, RFA hết lời ca tụng là “tù nhân lương tâm”, được HRW trao giải thưởng nhân quyền năm 2011. Truyển rất thân với Bùi Hằng, là trung tâm tổ chức nhiều vụ xúi giục giáo dân Hòa Hảo, Thiên Chúa gây rối trật tự, còn Truyển thì “lấy những thông tin đó làm truyền thông” với các đài báo hải ngoại. 
Theo thanh minh của Truyển với nhóm Truyền thông Công Giáo VNRs của mấy chị Nguyễn Hoàng Vi và nhóm “Mạng lưới Blogger Việt Nam” ở Dòng Chúa Cứu thế trong Nam, thì có việc Truyển nợ nhóm bị đơn kia là 1,8 tỷ từ trước khi bị bắt, đi tù năm 2006, cho rằng Truyển đã trả nợ được ¼ người, bà Nguyễn Thị Quý Loan đã “chia sẻ” với Truyển là bị công an thúc ép viết đơn tố cáo Truyển (đây chỉ là lời kể một chiều của Truyển, không có chứng thực nào và không thấy cơ quan truyền thông nhớn nào lên tiếng cho Truyển trong vụ này)

Sau thông báo truy tìm trên, Công an đã truy tìm, bắt Truyển về nơi cư trú để phục vụ điều tra, nhưng khi Truyển trốn ở nhà vợ chưa cưới tại Lấp Vò, Đồng Tháp bị công an cưỡng chế về TP HỒ Chí Minh thì Bùi Hằng dẫn theo đoàn tín đồ Hòa Hảo kéo về Lấp Vò để ngăn cản công an, “giải cứu” Truyển, gây sự với cả cảnh sát giao thông nên đã bị tạm giữ, rồi tạm giam về hành vi cản trở giao thông, gây rối trật tự.
Từ sau vụ ở Lấp Vò, Truyển vẫn không về địa phương phục vụ việc điều tra, “thanh minh” cho mình, mà trốn ra Hà Nội đi cầu cứu các ĐSQ nước ngoài “can thiệp”.

Như vậy, dấu hiệu phạm tội theo Điều 140 Bộ luật Hình sự của Nguyễn Bắc Truyển khá rõ ràng. Điều luật này chỉ rõ: “Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Truyển đang nợ tiền với số lượng lớn bị người cho vay tố cáo (theo khoản a Điều 140) lại trốn khỏi nơi cứ trú, trốn việc triệu tập điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra. Mặc dù Truyển có biện hộ về việc sẽ gặp những người tố cáo để “nói chuyện”, nhưng từ cuối năm 2013 đến nay Truyển trốn không về, ngoài việc thổ lộ gặp một bị đơn để thỏa hiệp, các bị đơn còn lại Truyển không đề cập đến ???
Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra hoàn toàn có thể khởi tố vụ án, tiến hành tạm giam Nguyễn Bắc Truyển theo Khoản b Điều 88 BLTTHS theo:
“1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”.
Thiết nghĩ, những vụ việc này, công an không làm nghiêm sẽ tạo cơ hội cho những kẻ tiền “tội phạm” này trốn tránh, có thời gian “cản trở quá trình điều tra” bằng cách xin nước ngoài can thiệp hoặc trốn đi nước ngoài. Tương tự như với Nguyễn Lân Thắng, thủ lĩnh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” kia, đang trốn tránh lệnh triệu tập của cơ quan điều tra Công an quận Đống Đa theo tố cáo của Nguyễn Phương Anh về hành vi vu khống, xâm hại lợi ích công dân.

Xem ra ngày càng nhiều thành viên của cái gọi là “Mạng lưới Blogger Việt Nam” (nhóm “Tuyên bố 258”) do Việt tân Trịnh Hội, Đoan Trang khởi xướng trước đây mắc vòng lao lý, theo sau Nguyễn Văn Dũng (tội giao cấu với trẻ vị thành niên), Trương Văn Tam (Tội cưỡng đoạt tài sản), Nguyễn Xuân Kim đang bị truy nã… Có vẻ giống như Bùi Thanh Hiếu, các nhân vật xã hội đen, tội phạm hình sự rất thích khoác cái áo “nhà đấu tranh dân chủ” để được ăn, được nói, được trang trí màu mè, được nước ngoài quan tâm, can thiệp nhằm xóa nhòa những hành vi và quá khứ tội lỗi của mình?

Võ Khánh Linh

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

ĐÔI LỜI VỚI GIÁO SƯ THUYẾT VỀ CHUYỆN LẬP HỘI ĐOÀN

Nhắc đến Gs Nguyễn Minh Thuyết chắc hẳn không ai có thể quên được hình ảnh một người Đại biêủ nhiệt huyết và cống hiến hết mình trong những lần đăng đàn phát biểu tại các phiên họp do Quốc hội tổ chức. Chính những người như ông, Đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn Đại biểu quốc hội TP Hồ Chí Minh), Đại biểu Lê Như Tiến (Hà Nội)...đã tạo nên những đợt sinh hoạt chính trị thực chất và hiệu quả. Nếu nói không ngoa thì vắng bóng những con người này thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ nóng của những lần chất vấn trực tiếp trước Truyền hình. 

Nói như vậy để thấy rằng, khi các vị âý về hưu, không tham gia vào Quốc hội với tư cách là thành viên của các Ủy ban hay đại biểu do dân cử thì ít nhiều sẽ khiến cho họ cảm thấy hụt hẫng. Nhưng, chúng ta cũng nên tin tưởng rằng, thời nào, giai đoạn nào cũng sẽ có những nhân tố mới như vậy và đó cũng chính là điều kiện để Quốc hội không ngừng xứng đáng là Cơ quan dân cử, đại diện cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân. Vắng người này sẽ có người kia và biết đâu, thế hệ tiếp theo sẽ tạo nên những luồng sinh khí mới để cơ quan này tiếp tục phát triển, đúng với sự kỳ vọng của người dân. Theo chiều huớng này thì điều chúng ta nên băn khoăn lúc này chính là liệu những con người như ông Thuyết khi đã về hưu sẽ nói gì, phát biểu gì; họ sẽ có còn giữ được lửa như thời gian đang công tác hay có làm điều gì đó trái ngược không?

Có một tín hiệu đáng mừng là những con người như ông Thuyết vẫn không quên cái nhiệm vụ bấy lâu nay ông từng làm. Ý kiến và tiếng nói của ông vẫn thu hút được không ít ánh nhìn, sự theo dõi từ công chúng. Họ nghe và hiểu ông bởi tên tuổi chính ông phần nào đã trở thành thương hiệu, ý kiến của ông chứa đựng không ít nhân tố đúng đắn và hợp lý. Đơn cử như việc tham gia vào Sửa đổi Hiến pháp hay lên tiếng lên án những hiện tượng, trào lưu phản văn hóa đang "thịnh hành" trong thời điểm hiện tại. Vẫn cái kiểu lập luận khúc chiết ấy, cũng là cách nhìn nhận vấn đề ấy, Gs Thuyết thực sự tạo nên những dấu ấn khó phai trong công chúng báo mạng...

Gs Nguyễn Minh Thuyết có thể đang bước đi sai...

Song, đến hôm nay khi đọc bài phỏng vấn do một Đài nước ngoài phỏng vấn ông Thuyết với tiêu đề: 'Phải có tư tưởng cải cách thật mạnh' tôi đã phần nào hụt hẫng. Chuyện một con người hôm trước nói khác, hôm nay nói khác là điều rất dễ hiểu bởi sống ở thời điểm này thì cái ràng buộc họ là yếu tố khác và thời gian sau lại càng khác là điều dễ hiểu. Tôi cũng không tán đồng cái quan niệm sống "ăn cây nào rào cây ấy" bởi cái quan niệm chết người ấy sẽ thúc đẩy một số cá nhân vào bước đường cùng, không có động lực để phấn đấu đổi thay những hạt nhân không còn hợp lý, lạc hậu và chậm tiến. Để một xã hội phát triển thì đã đến lúc những con người khi đã thoát khỏi sự ràng buộc dám đứng lên nói thật. 

Ông Thuyết là một người ưa và cổ súy cho xu hướng phản biện nên chắc Gs Thuyết cũng đồng tình với ý kiến nêu trên của tôi; song điều mà ông thực hiện (ít nhất là qua bài phát biểu này mới chỉ được 1 nửa). Ông đã dám nói khác, hiểu khác vấn đề khi tư duy ông đã khác nhưng e rằng, cái mà ông nhất thời không còn giữ gìn được chính là sự sắc nhọn trong đánh giá vấn đề. Đúng như ông nói: "Thành lập các hội đoàn đang là một nhu cầu thực tế trong cộng đồng, xã hội Việt Nam hiện nay", không ai phủ nhận được điều đó, thực tế ở Việt Nam những năm qua đã là một ví dụ sinh động để khẳng định hiện trạng đó. Điều khác biệt trong cách nói của Gs Thuyết ở chỗ: Dường như ông chưa nhìn nhận những nỗ lực, cố gắng của phía Việt nam trong việc tạo điều kiện cho việc thành lập Hội, ông nói: "Việt Nam cần phải có tư tưởng cải cách thật mạnh trong lĩnh vực lập pháp, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan tới soạn thảo, ban bố luật về xã hội dân sự". 

Xã hội càng phát triển thì những nhân tố mới vì vậy cũng ra sức hình thành và phát triển; đương nhiên việc công nhận tư cách pháp nhân, địa vị chính thống là một yêu cầu không ai dám phủ nhận. Nhu cầu được công nhận, chính danh cũng như việc một đứa trẻ chào đời có nhu cầu đặt tên danh xưng vậy. Ấy vậy nhưng, Gs Thuyết cũng nên dành thời gian để nghiên cứu xem đã có một chế độ, thể chế chính trị nào dám cởi bỏ cái "gậy" của mình, mặc sức thả lỏng cho những hội đoàn được phép thành lập và được phép giải thể không? Những biến cố căn bản tại Trung Đông, Bắc Phi và mới đây nhất là Ukraine là minh chứng cho sự buông lỏng vô nguyên tắc đó. Bản thân tôi không phủ định việc xã hội loài người sẽ tiến đến mô hình xã hội dân sự, đó là sự tất yếu trong tiến trình phát triển và đi lên; song có nhất thiết hội, đoàn phải đi trước một bước không trong khi những yếu tố khác chưa kịp hình thành. Những điều kiện nội lực ở nước ta và rất nhiều nước trên thế giới chưa cho phép sự "cởi bỏ" ấy. 

Lẽ ra, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn kéo theo sự khó khăn trong nước mà Nhà nước vẫn duy trì, sử dụng kinh phí nhà nước cho những hội, đoàn có điều kiện hoạt động thì phải xem đấy là tín hiệu vui mới phải. Để đánh đổi sự phát triển của hôị, đoàn như một động lực tất yếu nhà nước đã phải không ngừng thắt chặt chi tiêu và hi sinh đi một số nhu cầu nội tại. Hiểu như vậy để thấy, chính trong khó khăn, nhà nước vẫn không có ý định "thả trôi" những đứa con do chính mình tạo dựng nên và những đứa con được kết nạp. Và một thực tế không ai dám phủ định, trong thời kỳ "thóc cao gạo kém" nhiều hôị đoàn mơ được Nhà nước bảo hộ và tạo điều kiện về kinh phí hoạt động để sống được qua cái thời kỳ trứng nước này. Nhiều tổ chức dù không được nhà nước bảo hộ nhưng họ vẫn yên lòng với những thứ hiện tại, cố gắng để được nhận những ưu ái ấy. 

Cũng xin nhấn mạnh với ông Thuyết rằng, Nhà nước chưa bao giờ ngăn cấm quyền lập hội đoàn của bất cứ ai miễn là họ tuân thủ những quy định của một cuộc chơi công bằng và minh bạch, Ấy vậy nên, ít nhiều trong câu nói: ...."nên nhìn nhận đây như những "thực tế" khách quan để trên cơ sở đó hướng dẫn cho dân thực hiện được quyền thành lập hội đoàn của họ" Gs Thuyết đã vô tình phủ định sạch trơn vấn đề.

Và cũng đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận hai vấn đề hoàn toàn khác biệt chuyện được lập hội và chuyện thành lập thêm hội. Với số lượng hội vô cùng nhiều hiện nay công tác quản lý đã nguy cơ quá tải, không đáp ứng nổi thì thử hỏi một ngành nghề như Nhà văn, nhà thơ mà có tới 02 tổ chức thì sẽ ra sao? hệ lụy sẽ như thế nào nếu không chỉ hội Nhà văn mà nhiều hội khác cũng học tập theo điều đó. Cho nên, song hành với việc đảm bảo khách quan, công bằng trong việc nhu cầu lập hội thì các hội đã được thành lập cũng nên tự mình giải quyết những bất đồng nội bộ trước khi thành lập cái mới..../.

Nguồn: Mõ Làng

CON MÃ LẠC LỐI VÀ ĐƯỢC MẤT CỦA VIỆT NAM

Cuteo@


Vụ máy bay Malaysia mất tích làm báo giới sôi lên sùng sục bởi các thông tin nhiễu loạn, và việc Việt Nam vì tinh thần nhân đạo mà tham gia tìm kiếm cũng làm cho giới zân chủ cuội vơ bèo bọt tép xuyên tạc như thánh nổ. Luận điệu cũ rích là Việt nam bị sỏ mũi bởi người Mã và sự tốn kém về tiền bạc.

Phàm đã ngu thì lại hay tỏ ra nguy hiểm! 

Một bài viết có tên "Việt Nam được nhiều hơn mất trong vụ truy tìm máy bay Malaysia mất tích" sẽ được trích dẫn toàn phần dưới đây như phần mở đầu của entry này, để bạn đọc tham khảo:

Đã định không nói thêm gì về vụ MH370, nhưng có một số thông tin nó ảnh hưởng đến những người mình quan tâm, nên không thể không nói lại cho rõ.

1. Malaysia "xỏ lá"?

Không phủ nhận thông tin Malaysia đưa ra khá bất nhất, nhưng nên nhớ rằng hơn ai hết, họ phải chịu trách nhiệm cho tất cả các khâu hậu kì và chịu áp lực lớn nhất từ dư luận cũng như các chính phủ liên quan. Nhìn cái cách họ đưa cả pháp sư vào tìm kiếm thì đủ hiểu là họ quẫn đến mức nào. Chẳng chính phủ nào ngu đến nỗi đánh đổi uy tín quốc tế của mình, trừ khi có những lí do mà chúng ta chưa đủ tầm để được nghe. Cũng xin tiết lộ thêm rằng, nội bộ Mls chẳng đoàn kết gì, không ít chú cố lấy số lấy má trong vụ này đã góp phần vào việc làm nhiễu thông tin.

Nhưng mà khoan, để kể cho chuyện này hóng được vui phết. Ở Sepang, khi một phóng viên nước ngoài cự nự giới chức Malaysia là tại sao không có nhiều tin tức hấp dẫn như thấy “dầu loang, vật lạ” trên biển mà truyền thông VN vẫn đưa liên tục, Tổng giám đốc cơ quan hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman đáp lời: Malaysia chỉ cung cấp thông tin cho nhà báo trong và ngoài nước một khi nhận được thông báo chính thống từ cấp có thẩm quyền của VN, chứ không thể “hóng hớt” từ báo chí VN rồi cung cấp cho cả thế giới.

Mỗi thông tin không xác thực đưa ra là một lần người thân của 239 nạn nhân hi vọng rồi thất vọng. Một nỗi thất vọng đau đớn như thế, chắc báo chí VN chưa từng cân nhắc.

2. Nhắc lại, nhắc lại và tiếp tục nhắc lại: Cái máy bay mất tích chứ không phải xác định rơi. Mọi tín hiệu đều mở ra một khả năng, chứ không phải một thực tế được xác nhận. Cho nên ngay từ ngày đầu tiên, đặt khả năng tìm kiếm ở Biển Đông là khu vực nằm trong phi trình bình thường của máy bay, hoàn toàn chẳng có gì bất thường.

3. Sau mấy ngày không có hi vọng ở Biển Đông, các nước đều đã xác định và muốn rút lui sớm để tránh lãng phí nguồn lực. Nhưng động thái này giống như quyết định rút ống thở của bệnh nhân đã chết lâm sàng, là việc cần làm nhưng lại quá áp lực và dễ chịu điều tiếng nên chẳng nước nào dám lên tiếng trước. Tuyên bố của Mls hôm qua có thể coi là "được lời như cởi tấm lòng" để các nước đang tham gia SAR ở Biển Đông có thể thở phào rút lui.

Còn thực tế hi vọng ở vị trí tìm kiếm mới thế nào, nói thật là chưa ai biết.

4. Việt Nam được mất gì khi tham gia SAR?

Mất: tiền, và chỉ có thế, không hơn. Như đã nói ở trên, việc tìm kiếm trên Biển Đông tuy đến giờ bị coi là lãng phí, nhưng với những khả năng liên quan đến sinh mạng con người thì chả có cái giá nào là lãng phí cả - không tin, mời xem mấy phim như Captain Phillips. Trong 12 nước tham gia SAR có những nước còn ít liên đới hơn VN, họ không kêu thì chúng ta kêu cái nỗi gì? Nếu khả năng này được xác thực và máy bay được đội SAR của một nước khác tìm thấy trên Biển Đông nhà mình thì liệu các bạn có chửi chính phủ VN là vô tâm, bất lực hay không?

Còn do thám Biển Đông á? Hề hề, mấy tuổi rồi còn phải chơi trò đấy.

Được: Uy tín quốc tế, đó là chắc chắn. Từ Vua, Tổng tham mưu trưởng đến người dân Malaysia đều cảm ơn sự hỗ trợ tích cực từ phía VN. Báo chí quốc tế, dư luận Trung Quốc đều khen ngợi VN và chỉ trích các chính phủ liên đới khác.

Một cái được khác là Trung Quốc tuy tuyên bố đường lưỡi bò, nhưng lại phải xin phép ta trước khi đưa tàu tìm kiếm vào, tức là gián tiếp thừa nhận đường cơ sở của ta.

Chú thích thêm: Vụ này phía ta chủ động đánh giá tình hình và đề xuất tiến hành SAR từ trước khi phía bạn có yêu cầu.

5. Cuối cùng này: Quan hệ quốc tế là vị kỉ, ai cũng phải lo cho lợi ích bản thân, nhưng càng như thế chúng ta càng không thể hoắng lên theo lối nạn nhân, vì đó là cách hành xử của bọn loser. Thay vào đó, hãy tối ưu hoá lợi ích của mình, tuyệt đối đừng kiếm thêm kẻ thù và trước khi kết tội nước nào đó, phải cân nhắc rất kĩ xem họ được mất gì khi làm việc đó, Mã hay Tàu cũng vậy.

Nguồn facebook

Theo quan điểm cá nhân của Cuteo@: Trên bàn cờ thế sự, con Mã đang lúng túng bởi che dấu các điểm yếu của mình về thông tin. Ngược lại, Việt Nam đã nhanh chân khẳng định mình, đồng thời mạnh mẽ phát đi tín hiệu cho thấy tiềm lực và cả sự cảnh giác cao độ trong bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Cũng cần nói thêm, khi người Mã phát đi tín hiệu cầu cứu trong việc tìm kiếm máy bay (có thể rơi) trên biển Đông, anh bạn khủng cũng đã có những bước đi liều lĩnh bằng việc điều tàu chiến cùng lính đổ bộ dưới sự hỗ trợ của truyền thông nước nhà, tung tin xây dựng cảng quân sự núp bóng cứu hộ cứu nạn. Vâng, nếu ta không có mặt, chắc chắn một cái "gọi là cảng" sẽ được công bố với bàn dân tiên hạ. Hành động đục nước béo cò trên không qua được mắt người Việt.

Ngay và luôn, người Việt đã có những bước đi mạnh mẽ, đầy tự tin. 

Cái mất, tất nhiên là thời gian, công sức, và tiền bạc.

Nhưng cái được lớn hơn rất nhiều. Đã có nhiều phân tích, Cuteo@ nhắc lại vài điểm: 

(1). Uy tín của Việt Nam được nâng lên dưới góc nhìn nhân đạo trong bối cảnh Việt Nam vừa mới trở thành thành viên của hội đồng nhân quyền liên hợp quốc. Báo giới quốc tế và của người Mã đánh giá rất cao hành động nhân đạo của Việt Nam.

(2). Thông qua việc mở rộng hợp tác quốc tế trong tìm kiếm cứu nạn, Việt Nam mặc nhiên trở thành trụ cột ở biển Đông, và điều này có sức mạnh khẳng định chủ quyền của ta tại những vùng biển tranh chấp. Có lẽ qua vụ việc, vai trò của Việt Nam đã gần như được mặc định.

(3). Bằng hành động cấp phép và cho phép tàu thuyền và máy bay nước ngoài vào vùng biển của ta nằm trong cái gọi là "đường lưỡi bò" vô luân, chúng ta đã khẳng định được chủ quyền hợp pháp đối với vùng trời, vùng biển của mình. 

Câu hỏi đặt ra là nếu ta không sở hữu ợp pháp các vùng biển đó thì sao Trung, Mỹ lại phải xin phép? Thêm nữa, khi quyết định dừng kiếm tìm trên vùng biển, Việt Nam đã tạo ra được sức mạnh bằng cách yêu cầu tàu thuyền, máy bay nước ngoài rút khỏi lãnh thổ Việt Nam. Động thái này cho thấy sự khẳng định đanh thép đối với chủ quyền lãnh thổ của ta. 

(4). Chẳng phải ngẫu nhiên ta điều động nhiều phương tiện từ thô sơ đến hiện đại như thế ra biển và lên trời kiếm tím giúp bạn. dưới góc nhìn quân sự, nó là đợt thao dượt và kiểm chứng tuyệt vời cho quân đội cùng các phương tiện hiện có. Giá trị của đợt thao diễn này không chỉ là "diễn" mà là "thực" với các tình huống khẩn cấp mà không một đợt tập trận khoe mẽ nào có thể sánh được. Đó là một thông điệp nhân đạo nhưng cứng rắn khủng khiếp.

(5). Cú ra đòn cứu nạn với binh hùng tướng hậu đã làm cho các đối thủ nhận ra rằng, không thể lợi dụng tình hình để có thể "bất ngờ đổ bộ chiếm đảo" hay "xây cảng" trái phép , tạo ra sự đã rồi được. Và rằng, anh không cần do thám, anh thấy ngay rồi đó, ý tưởng đen tối của anh tôi đọc được từ rất lâu.

(6). Và cuối cùng, cũng vì con Mã lạc lối, nên cán cân thế sự trên bàn cờ biển Đông đã thay đổi ngoạn mục. Việt Nam vẫn khẳng định được sức mạnh về quân sự với khả năng đi xa của Hải quân. Không ít người đã tỏ vẻ ngạc nhiên khi Việt Nam tuyên bố  sẵn sàng tham gia kiếm tìm máy bay Malaysia MH370 mất tích tại khu vực Ấn Độ dương.

Với những phân tích trên, cái được và cái mất như thế nào, hẳn các bạn đã rõ.

CÔ GIÁO PHẢI CHUI TÚI NILON QUA SUỐI - AI CÓ Ý KIẾN GÌ KHÔNG?

Khoai@


Hình ảnh các cô giáo và học sinh miền núi phải thường xuyên qua suối bằng cách chui...vào túi nilon không phải câu chuyện mới mẻ. Nó diễn ra từng ngày ở Điện Biên. Tiếc thay không có ai lên tiếng, đặc biệt là ngành Giáo dục, và Giao thông vận tải.

Mời các bạn xem clip này và xem thêm nhiều clip khác nữa trên youtube bằng cách gõ cụm từ liên quan.

<iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/e3R9tK5WHzA" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

PGĐ Sở GTVT lên tiếng!

Những hình ảnh qua suối nguy hiểm như vậy ở phạm vi tỉnh “có nhiều nhưng không dám nói”, và chỉ còn biết “chờ phản ánh”...

Hình ảnh qua suối bằng túi nilon được cắt từ cip. Ảnh Tuổi trẻ

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Điện Biên Nghiêm Quang Thực chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Infonet về những hình ảnh trong clip đi qua suối bằng…túi nilon, được báo chí đăng tải vào sáng 17/3.

2 đoạn clip “Chui vào túi nilon để…qua suối” dài hơn 4 phút được đăng bởi tờ Tuổi trẻ online, ghi lại những hình ảnh giáo viên, học sinh qua suối một cách rùng rợn ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Các cô giáo, học sinh được chui vào những chiếc túi nilon, để những người đàn ông biết bơi trong bản lôi qua suối, sang bờ bên kia. Thậm chí cả những chiếc xe máy cũng được “bơi” qua suối bằng những thanh gỗ.

Trao đổi với phóng viên chiều 17/3, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Điện Biên Nghiêm Quang Thực cho biết đã được xem những hình ảnh qua clip này.

Ông Thực nhận định, cách qua suối bằng túi nilon của người dân trong vùng như vậy là “quá nguy hiểm”. Tuy nhiên theo vị Phó giám đốc Sở thì mặc dù là nguy hiểm nhưng người dân “không có lựa chọn, vì không có con đường nào để qua suối”.
Tôi nghĩ, ai nhìn thấy cảnh tượng này cũng có chung một cảm xúc như tôi: Mong sao cho chỗ đó chóng có cầu. Mà đó là công trình kỹ thuật nên phải thông qua cơ quan quản lý ở địa phương. Nếu địa phương đó đề nghị nhân dân giúp, thì chắc mọi người sẽ hưởng ứng.
Ông Trần Đăng Tuấn
“Khi đi khảo sát chúng tôi cũng thường xuyên phải bơi qua suối. Đối với người dân tại các bản làng, việc lội suối cũng là điều hết sức bình thường”. Ông Thực cho biết thêm, những hình ảnh qua suối nguy hiểm như vậy ở phạm vi tỉnh “có nhiều nhưng không dám nói”, và chỉ còn biết “chờ phản ánh”.

Cũng theo Phó giám đốc Thực, vấn đề này thuộc phạm vi quản lý của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Đề cập đến việc có nên xây một cây cầu qua con suối, ông Thực cho biết việc này huyện Nậm Pồ có trách nhiệm đề xuất xin UBND tỉnh về chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, khi có ý kiến chỉ đạo, Sở GTVT Điện Biên sẽ tiến hành thẩm tra, khảo sát. 

“Việc qua suối bằng túi nilon quá nguy hiểm, nhưng vì tỉnh nghèo quá, không có tiền làm cầu, nên người dân không còn lựa chọn nào khác” – ông Thực phân trần.

Hình ảnh rùng rợn khi qua suối đăng trên tờ Tuổi trẻ online được ghi lại bởi cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang.

Chia sẻ về cách qua suối bằng túi nilon, cô Minh nói: “Chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.

Con suối mà các giáo viên đi qua bằng túi nilon là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.

Chắc hẳn hình ảnh về chiếc cầu treo bắc qua con suối Nậm Pồ sẽ là niềm mơ ước của các giáo viên, học sinh và người dân thôn bản nơi đây.

Thành Nam-Hồng Chuyên

KHÁT VỌNG CHÁY BỎNG CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC

Tác Giả: John Lee TBT VHN.NET


Trong một thời gian dài dân tộc Việt Nam bị nước ngoài đô hộ, xâm lược, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng: Quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình.

Hơn ai hết, Việt Nam từng là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, sự vi phạm lớn nhất quyền con người hiểu rõ rằng quyền con người là thể hiện khát vọng chung của nhân loại, được ghi trong Hiến chương của Liên hợp quốc, có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng. Chính phủ Việt Nam cho rằng, trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội, các giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực. Không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hoá của mình cho một quốc gia khác. Việt Nam cho rằng, cần tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong một tổng thể hài hoà, không được xem nhẹ bất cứ quyền nào. Đồng thời, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng,quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội. Trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 thì chương về quyền con người được đặt vào vị trí hết sức quan trọng. Trước đây, Hiến pháp Việt Nam chỉ nêu ở phần sau, bây giờ đặt hẳn một chương về quyền con người, mà đó là xu hướng của thế giới. Việc Việt Nam trúng cử vào hội đồng nhân quyền liên hợp quốc là một đòn giáng mạnh vào một số cá nhân , tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam. Từ bấy lâu nay họ luôn “Hòa tấu” bài ca nhân quyền, họ xem đó là gót chân “Asin” của Việt Nam, để ngăn cản bất cứ chuyện gì mà Việt Nam hòa nhập với thế giới. Với cái gọi là ”Bảo bối” nhân quyền này một số cá nhân, hội đoàn người Việt có tư tưởng cực đoan ở hải ngoại mà đặc biệt tại Hoa Kỳ có lúc đã tác oai, tác quái, hết “Thư ngỏ” đến “Thỉnh Nguyện thư” gởi đi các nơi đặc biệt là các nhân vật hiện là dân biểu trong thượng hạ viện Mỹ hòng dùng chiêu bài này bôi nhọ hình ảnh nhân quyền ở Việt Nam. Trong các vấn đề về quyền con người. Phải khẳng định rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến bảo đảm an sinh xã hội. Đó là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra mặc dù thời gian qua kinh tế xã hội hết sức khó khăn, thế nhưng đầu tư cho an sinh xã hội vẫn được đảm bảo rất cao. Nhưng các nhà “Dân chủ” hoặc những thành phần chống cộng cực đoan cùng với một số cơ quan truyền thông việt ngữ ở hải ngoại vẫn cố tình không chấp nhận một sự thật hiển nhiên đã xảy ra là: Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất. Kết quả đó đã phản ảnh đúng những gì mà Việt Nam phấn đấu, hoàn thiện trong suốt một thời gian dài. Thực tế hàng năm Việt Nam rất tích cực đối thoại nhân quyền, mở rộng cửa sẵn sàng đối thoại. Qua đối thoại trực tiếp các nước, các tổ chức họ mới nhận thức được rằng, giữa thông tin sai lệch của một số đối tượng thì hoàn toàn khác xa với thực tế đang hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra ở Việt Nam. Những mong muốn, quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền con người đã xóa tan sự nghi ngờ, phản bác lại những luận điệu vu khống, thóa mạ về nhân quyền Việt Nam của những người không thiện chí. Là thành viên của tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc Việt Nam sẽ thể hiện trách nhiệm của mình một cách đầy đủ nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa , lúc sinh thời luôn có một ước vọng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ý nguyện đó đã phản ánh khát vọng của toàn dân tộc Việt Nam. Thực hiện những giá trị thiết yếu về quyền con người, là mục đích, tôn chỉ hoạt động xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Dân tộc Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, sắc tộc, tôn giáo đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi thử thách, gian khổ, hy sinh to lớn để giành và giữ các quyền cơ bản đó. Ngay từ những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhân dân Việt Nam nêu tám yêu sách gửi Hội nghị Véc-xây (năm 1922), yêu cầu chính quyền Pháp trả lại những quyền tự do, dân chủ cơ bản cho người dân Việt Nam, trong đó có cải cách nền pháp lý Đông Dương, thay đổi chế độ sắc lệnh bằng luật pháp, mà người dân Việt Nam phải được hưởng đầy đủ các quyền tự do báo chí, tư tưởng, tự do lập hội, tự do cư trú ở nước ngoài, tự do học tập… Đến bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã có bước phát triển mang tính cách mạng. Mở đầu với việc khẳng định những quyền cơ bản mà tạo hóa ban cho mỗi con người và khép lại bằng lời tuyên bố trịnh trọng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”, bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là tuyên bố về sự ra đời của một quốc gia có chủ quyền mà còn là tuyên ngôn nhân quyền của Nhà nước Việt Nam, trong đó thừa nhận các quyền cơ bản của con người, đồng thời, lần đầu tiên, quyền cá nhân được mở rộng thành quyền dân tộc, và quyền con người. Sự bình đẳng của mỗi cá nhân được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với quyền dân tộc, đó là quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân tộc tự quyết.

Trong một thời gian dài dân tộc Việt Nam bị nước ngoài đô hộ, xâm lược, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng: Quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình. Đây cũng chính là nguyên tắc có tính nền tảng về quyền tự quyết dân tộc đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hiệp quốc và tại Điều 1 của cả 2 Công ước quốc tế cơ bản nhất của Liên hợp quốc về quyền con người: Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hoá và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị.

Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước, luôn khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Quyền con người có cội rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của một dân tộc luôn nêu cao tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, đồng thời phản ánh nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam mà dân tộc này từng là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược và bị tước đoạt những quyền và tự do cơ bản nhất. Là thành viên của tổ chức nhân quyền LHQ, Việt Nam sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc xác định để làm cho thế giới rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia và đặc biệt là để hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam.Trước đây Việt Nam không ở trong Hội đồng, cho nên các nước thành viên chỉ nghe theo “Kênh” một chiều thù địch như “Phúc trình”,, “Báo cáo thường niên”..vv, họ nói hoặc thậm chí họ ra các nghị quyết mà Việt Nam không được tham gia, không có cơ hội chứng minh, phản biện những quy kết kiểu “Chụp mũ” thì nay Việt Nam ở trong Hội đồng rồi thì chúng ta có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, chứng minh bằng điều kiện thực tế để họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam. Có thể nói, vấn đề quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao, nhận thức tích cực và áp dụng phù hợp với Việt Nam. Nhờ đó, từ một dân tộc bị tước đoạt cả những quyền tự do cơ bản nhất, người dân Việt Nam đã được thụ hưởng ngày một đầy đủ và toàn diện hơn các quyền của mình. Mặc dù hiện nay, trên thế giới còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề quyền con người và thậm chí một số thế lực thù địch đã lợi dụng điều này để vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, song những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đạt được trong những năm qua là bằng chứng không thể phủ nhận cho những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này./.