Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

NHƯ LÀ CON NGƯỜI VỚI NHAU

Tuấn Khanh


Nhân dịp cả một xã hội xôn xao chuyện một diễn viên điện ảnh về già kêu than trước gia sản 10 tỷ sắp mất. Chợt nhớ đến ông Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ, nay đã gần 100 tuổi.

2 con người, là 2 số phận khác biệt mà lại rất chung. Nam diễn viên điện ảnh này nổi lên nhờ một bộ phim do nhà nước đầu tư cho chính sách văn nghệ tuyên truyền và được lăng-xê hết cỡ. Sau phim đó, ông ít khi chứng minh được gì thêm ngoài việc đã sống trọn sức trẻ cho một tác phẩm tuyên truyền, đặc biệt ở một giai đoạn mà người Việt Nam hầu như không được tiếp xúc với các tiêu chuẩn điện ảnh thế giới.

Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ông cũng lừng danh từ các bài hát mà ông sống và làm việc ở miền Bắc trong thời chinh chiến phân chia. Và dù được biết nhiều với các ca khúc như Mẹ Yêu Con, Dáng Đứng Bến Tre… Nhưng ông luôn khẳng định rằng mình thương nhớ nhất vẫn là bài hát Dư Âm.

Theo lời ông kể, đó là đứa con tinh thần mà cuối những năm 50, ông bị kiểm điểm và buộc viết cam kết từ bỏ bài hát này như một sản phẩm nhuốm tinh thần bệnh hoạn tiểu tư sản. Những chính trị viên văn hóa đã lôi ông đi khắp nơi, để buộc ông nói lời xin lỗi trước ‘nhân dân’ và nhận sai vì đã sáng tác bài hát ủy mị này.

Năm 2005, khi tôi hỏi ông vì sao ông vẫn yêu nhất Dư Âm. Ông nói “đó là tiếng lòng của tôi bị tước bỏ. Những cái khác dù hay, dù nổi tiếng cũng chỉ là tuyên truyền, là đồ bỏ”.

Năm 2014. Khi diễn viên điện ảnh này kêu gọi mọi người chú ý về cuộc đời riêng của ông, như một cách nhắc lại công lao tuyên truyền mà ông đã đóng góp, thì đâu đó ở khu chợ Tân Định, Saigon, người nhạc sĩ già đầy bệnh tật, thiếu thốn tiền bạc vẫn lặng im, ngồi nhìn qua cửa sổ. Ông như một phần lịch sử của Việt Nam đang héo úa, chờ ra đi trong kiêu hãnh và tự trọng.

Trở lại câu chuyện của Nam diễn viên điện ảnh. Quyền lên tiếng là quyền của bất cứ ai. Nỗi khổ đang được chia đều trên tất cả sinh linh của đất nước này, theo một cách tính nào đó. Nỗi khổ hằn rõ trên gương mặt của những mẹ già thất thểu vé số cầm tay qua mọi con đường, nỗi khổ khắc rõ hình dạng những người vợ, người con chôn đời mình kêu oan trước các cánh cửa công đường, nỗi khổ là tương lai bấp bênh của những đứa trẻ không cơm, không quần, không được học hành ở các đồi núi Việt Nam.

Nỗi khổ cũng vẫn đang lặng im và hằn rõ trong đuôi mắt của người nhạc sĩ già vang danh chờ tử thần đến gọi, mà tôi được thấy.

Khác với muôn loài, Ngựa vằn Châu Phi chỉ cất tiếng kêu vào lúc tuyệt vọng. Tiếng kêu khổ đau đó là tiếng kêu ý nghĩa nhất để gọi bầy khi cái chết đến, chứ không phải là tiếng kêu vì mất phần cỏ tươi xanh khi sống giữa bầy đàn.

Là con người với nhau, hãy cất tiếng kêu đó cho điều xứng đáng nhất, cho nỗi khổ đau nhất mà chung quanh có thể mở lòng chia sẻ. Mất phần cỏ tươi cho riêng mình, chưa bao giờ được coi là điều đáng nhớ trong lịch sử con người. Đó chắc chắn là một nỗi buồn, nhưng chưa bao giờ được xứng gọi là khổ đau giữa cõi nhân sinh vô vọng này.

Tôi xin gửi nơi đây lòng kính trọng với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, một trong những đại thụ của âm nhạc Việt Nam. Ở nơi nào đó với chiếc gậy, run rẩy bước đi, ông vẫn lặng im.

Nguồn: Dân News

MỘT THẢM HỌA TRÍ THỨC

Copy bên nhà Beo Hồng


Chữ in nghiêng là của ông Nguyên Ngọc

*** Nói trắng ra, hiện nay người ta chán, ghét học văn, học sử, là vì dạy văn thì có thật sự dạy văn đâu mà là dùng văn để dạy chính trị, chủ yếu để dạy chính trị. Sử cũng hoàn toàn như vậy, không hề khác.(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/33607/khong-the-lan-lon-lich-su-voi-chinh-tri.ht)


Chắc chắn ông Nguyên Ngọc không hề mở bất cứ cuốn sách giáo khoa nào, từ lớp 6 đến lớp 12, ra xem người ta đang dạy gì hai môn văn-sử, khi lí giải phiến diện như trên. 

Trong nhận thức của tầm tuổi này, người ta đã chọn, theo Beo rất chính xác, các sự kiện sử để dạy cho các cháu. Bởi đó là những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất cho tinh thần không bao giờ chịu khuất phục ngoại bang của dân tộc, trong suốt chiều dài hàng ngàn năm Bắc thuộc.

Song hành về thời gian với môn sử, môn văn bắt đầu chương trình lớp 6 bằng dòng văn học dân gian, các truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn… và kết thúc lớp 12 bằng các tác phẩm tác giả thời hiện đại. Rất nhiều thời gian dành cho việc dạy kỹ năng viết lách, và các tác giả được đưa ra để minh họa gồm có Hồ Chí Minh (Tuyên ngôn độc lập), Tố Hữu, Quang Dũng, Xuân Quỳnh, Nguyễn Đình Thi…

Có một điều, không biết có thể ghép vào việc dùng văn sử để dạy chính trị như ông Ngọc nói được không, đó là sách giáo khoa toàn chọn những tác phẩm mang đầy những câu chữ ngợi ca dân tộc này anh hùng, đất nước này tươi đẹp, không có bất cứ bài nào lên án nền giáo dục này suy đồi hay chế độ này thối nát. Cũng không tìm thấy bài nào dạy nhờ có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nên cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng đã thành công vang dội.

*** tất cả các đề thi sử tốt nghiệp và thi vào đại học gần 40 năm nay đều chỉ hỏi về lịch sử Việt Nam từ sau năm 1930. Cứ như chỉ từ năm 1930 nước ta mới có cái gọi là lịch sử, còn trước đó... chỉ là tiền sử, là thời man dã, người còn là khỉ vượn gì đó thôi chứ chưa thành người!

Bất cứ giai đoạn nào, thời khắc nào của lịch sử, đều chứa trong nó những giá trị ngang nhau, bất kể chính quyền (mọi thời) có chủ đích dạy chính trị lồng chính trị hay không. Bắt chước lập luận ông Ngọc, Beo sẽ viết thế nàycứ như lịch sử từ 1930 mới là chính trị, còn trước đó chỉ là …chính em.

Còn tại sao 40 năm nay, đề thi tốt nghiệp và thi vào đại học chỉ hỏi về lịch sử sau 1930. Viết câu này ra càng chứng tỏ ông Ngọc không hề coi qua sách giáo khoa bởi rất đơn giản, đó là toàn bộ chương trình lớp 12. Lớp 6, người ta dạy các cháu từ thời nguyên thủy đến thế kỷ thứ 10. Tuần tự cho đến lớp 12 thì môn sử kết thúc phổ thông bằng giai đoạn 1945-2000. 

Thi lớp 12, cứ thử ra đề có nội dung lớp 11 xem, ai chứ Beo tin, chính ông Ngọc sẽ là người cao giọng phê phán đầu tiên.

*** Đấy là thảm họa, bởi vì đấy không chỉ là chuyện kết quả học sử thi sử như thế nào, mà là dấu hiệu con người coi các giá trị tinh thần và nhân văn chẳng còn đáng xu nào! Một thảm họa xã hội!

Đấy là thảm họa, bởi vì đấy không chỉ là chuyện một bài báo, mà là dấu hiệu nói không cần nghĩ! Một thảm họa trí thức!

NGUYÊN NGỌC CHÉM GIÓ CÓ VÔ TƯ?

Beo Copy từ facebook của thầy Bau Trinh Xuan


Ông Nguyên Ngọc lại chém gió về phương thức tuyển sinh của trường Đại học Phan Châu Trinh, nghe hết chịu nổi.

Không hiểu mọi người có hình dung được thực trạng của trường ĐH PCT mà ông Nguyên Ngọc là Chủ tịch HĐQT như thế nào không mà ào ào ủng hộ thế nhỉ? Thậm chí, Giáo sư Hoàng Tụy, một người rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà cũng ủng hộ?

Trích dẫn thực trạng tuyển sinh của trường ĐH PCT năm 2012 như sau:
Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam)Năm 2012 tuyển sinh 8 ngành bậc ĐH chính quy với 500 chỉ tiêu và 4 ngành bậc CĐ với 300 chỉ tiêu. Nhưng sau đợt xét tuyển nguyện vọng 1 (20/8-20/9) chỉ có khoảng 60 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.Do quá ít sinh viên, trường chỉ mở đào tạo được hai ngành tiếng Anh và tiếng Trung với vỏn vẹn hơn 20 người. Số thí sinh nộp hồ sơ và trúng tuyển vào các ngành khác chỉ vài chục, không đủ mở lớp nên trường đã trả lại hồ sơ.Mặc dù tình hình tuyển sinh rất “ảm đạm” nhưng năm 2013, ĐH Phan Châu Trinh lại đề ra chỉ tiêu cao hơn so với năm 2012 là 600 sinh viên (bậc đại học 400 sinh viên, bậc cao đẳng 200 sinh viên). Trường không tổ chức thi mà xét tuyển theo đề thi chung của Bộ GD – ĐT. Mức học phí đối với bậc đại học là 250.000 đồng/tín chỉ (khoảng 3,5 triệu/học kỳ); bậc cao đẳng là 215.000 đồng/tín chỉ (khoảng 3 triệu/học kỳ).(Hết trích)
Đến dụ mấy học sinh thi dưới điểm sàn vào trường còn chẳng được, lấy đâu mà đòi phỏng vấn với phỏng veo, hãm.

Đến cộng mỗi môn thêm 1,5 điểm (tổng điểm cộng là 4,5 điểm) mới đạt điểm sàn để vào học ở cái trường ĐH PCT này, thì tập viết còn chưa nên thân, tập học thuộc lòng còn khó, nói gì đến học theo kiểu tư duy sâu mà đòi bỏ học thuộc lòng, đại hãm.

Thế mới biết, tại sao ông Nguyên Ngọc cứ hô hào phải bỏ điểm sàn!!!

Br rất tôn trọng nhà văn Nguyên Ngọc với những đóng góp cho các lĩnh vực văn học và văn hóa. Nhưng ở lĩnh vực giáo dục, Br không thể tôn trọng được.

Một trường đại học, mỗi năm tuyển sinh lèo tèo được vài trăm sinh viên, chủ yếu vớt từ những sinh viên dưới điểm sàn, cố cộng điểm khu vực cho hợp lý.

Một trường đại học mà đến danh sách giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng cũng không dám công khai.

Một trường đại học mà cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như một trường tiểu học.
.....
Không hiểu, mọi người ủng hộ ông này ở cái điểm gì?

Thế, khác nào đẩy giáo dục đại học Việt Nam rơi xuống vực nhanh hơn?

Các nguồn trích dẫn


http://luotbao.com/article/284117/top_nhung_dh_dan_lap_khat_thi_sinh.html

TỪ DIỄN ĐÀN XHDS ĐẾN VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP: CHỐNG PHÁ CÓ CHIẾN LƯỢC

Âm mưu thâu tóm quần chúng của phe chống đối


Diễn đàn Xã hội dân sự ra đời với những người đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi... đã nhanh chóng tạo một cú lừa ngoạn mục đối với các trí thức có tâm trong xã hội Việt Nam hiện nay. Rất nhiều nhân sĩ trí thức với mong muốn thúc đẩy đời sống xã hội tốt đẹp hơn đã vội vàng ký tên chỉ vì những uy tín của các tên tuổi lớn mà tôi vừa kể ở trên. Họ đều trông đợi rằng Diễn đàn Xã hội Dân sự sẽ là nơi lên tiếng góp ý sửa đổi chính sách và đưa ra các giải pháp để xây dựng đất nước. 

Nhưng ngay khi bản danh sách ký tên được công bố, ta có thể thấy tên tuổi của họ bị lẫn lộn cùng với những thành phần chống đối cực đoan thuộc NoU, Đảng Việt Tân, Hội anh em Dân chủ... chứ không hề được đặt cạnh những người dân thường, thậm chí còn không có tên của những tổ chức NGO hoạt động xã hội (một hình thức xã hội dân sự mà Diễn đàn Xã hội dân sự đang khuyến khích). Chắc hẳn nhiều trí thức phải đặt câu hỏi về vấn đề này? Liệu rằng tên tuổi của họ có bị lợi dụng để làm bình phong cho những hoạt động chống đối của Diễn đàn Xã hội dân sự hay không? Điều này ai cũng có thể nhìn thấy trên nội dung của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Trên Diễn đàn (mà chỉ có một người vô hình nào đó đăng bài), đầy rẫy những bài bêu xấu, chửi rủa chính quyền, khuyến khích biểu tình và bạo động; không có bất cứ một bài viết nào mang tính xây dựng đất nước. Khi âm mưu này bị bại lộ, Diễn đàn Xã hội dân sự vội vã đổi tên thành Dân Quyền và song song với đó là thành lập Văn đoàn Độc lập.

Văn đoàn Độc lập do nhà văn Nguyên Ngọc làm Trưởng ban vận động thực hiện đúng chiêu bài của Diễn đàn Xã hội dân sự là đi xin chữ ký của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình hiện nay. Trước khi bản Tuyên bố được công khai, đã có một buổi gặp mặt nhân dịp Văn đoàn độc lập ra đời, trong đó có sự có mặt của Tiến sĩ Nguyễn Quang A - một người chẳng có liên quan gì đến công việc của nhà văn. Điều này chứng tỏ mối dây liên hệ mật thiết của Diễn đàn Xã hội dân sự và Văn đoàn Độc lập. Rõ ràng rằng, Diễn đàn Xã hội dân sự vẫn đứng đằng sau Văn đoàn độc lập. Họ thấy rằng không thể xếp chung những trí thức có tâm với đất nước bên cạnh những kẻ bất mãn và chống đối cực đoan được, vậy nên đã phải tách hai thành phần này ra những vẫn dưới sự chỉ đạo của nhóm chủ chốt Diễn đàn Xã hội dân sự. Dân Quyền trở thành một trang của bên chống đối, là nơi để họ tha hồ chửi bới, xách mé chính quyền để thỏa mãn cái tôi cá nhân. Còn Văn đoàn Độc lập, chắc sẽ có blog trong nay mai, sẽ trở thành một trang tuyên bố hùng hồn của các nhà văn tự xưng là Độc lập.

Họ hùng hồn tuyên bố: "Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.", nhưng sự thực đằng sau tuyên ngôn này lại chứng minh điều ngược lại. Trong bản tuyên bố, chúng ta không thấy những lời tuyên ngôn về tự do sáng tác, độc lập tư duy mà mỗi nhà văn phải tự tạo dựng cho bản thân mình; mà chỉ thấy một sự đổ lỗi toàn bộ cho thể chế chính trị do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ của nước ta lãnh đạo. "Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn." Nhưng ai cũng có thể thấy các hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam, Viện Văn học, và các tạp chí nghệ thuật đang cố gắng để làm điều này. Việc một tuyên bố về tự do sáng tác lại chỉ chăm chăm quy trách nhiệm cho chính quyền thể hiện rõ mưu đồ chính trị của Văn đoàn độc lập.

NHỮNG BẤT ỔN TRONG LẬP LUẬN CỦA TUYÊN BỐ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP
Văn đoàn Độc lập cho rằng: "Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình". Điều này là chính xác! Nhiều năm gần đây, văn học Việt Namkhông có một tác phẩm nào có giá trị. Nhưng tác phẩm văn học có giá trị không phải như gà đẻ trứng hay động vật sinh con theo mùa sinh sản, có khi cả một quốc gia trong mấy trăm năm cũng chỉ có được một hai tác phẩm có giá trị. Như đất nước Hà Lan, mấy trăm năm mới có một Andersen.

Hơn thế nữa, chế độ "quan liêu và bao cấp" có thực sự gây cản trở cho con đường sáng tác của người cầm bút. Nên nhớ thời Liên Xô là thời kỳ bao cấp toàn phần, nhưng các nhà văn lớn và các tác phẩm lớn vẫn gây xáo động cả thế giới với nhiều cây bút được giải Nobel. Từ khi Liên Xô sụp đổ, chính nước Nga cũng chẳng có tác phẩm nào có giá trị. Ngay cả thực trạng hiện nay cũng vậy, những tác phẩm văn chương có giá trị, buồn thay lại đến từ trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Sau năm 1990, khi nước ta mở cửa, văn chương đi xuống trông thấy rõ rệt. Thậm chí từ sau năm 2008, khi đời sống ngày càng tự do hơn thì văn đàn lại càng trở nên đìu hiu hơn. Không rõ các nhà văn của Văn đàn độc lập sẽ nói gì về hiện tượng này?

Họ cho rằng: "một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng." Tài năng của người viết văn thuộc về thiên bẩm và được trau dồi, rèn luyện theo năm tháng; chẳng lẽ tài năng của người viết văn lại bị phụ thuộc và các điều luật của nhà cầm quyền và bị hoàn cảnh xã hội dễ dàng làm cho lụi tàn hay sao? Nếu một tài năng lụi tàn dễ đến thế thì có lẽ thế giới chẳng còn bất cứ một tác phẩm vĩ đại nào mà chỉ có những tác phẩm tung hô, ca ngợi và xu thời. Chỉ những nhà văn tài năng kém cỏi mới cần một không gian thoải mái để viết văn. Có vẻ như Văn đoàn Độc lập không thực sự muốn khuyến khích sáng tạo mà chủ yếu chỉ muốn cạnh tranh quyền ảnh hưởng với Hội nhà văn Việt Nam trong việc: "Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước" mà thực ra là thâu tóm giới văn chương chữ nghĩa.

NGƯỜI VIẾT VĂN ĐỘC LẬP KHÔNG CẦN VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP

Từ sau thời kỳ đổi mới, chế độ kiểm duyệt ngày càng được nới rộng, nhiều cây bút hoàn toàn độc lập với Hội nhà văn Việt Nam, tức là không cần làm thành viên của hội, không cần sự cho phép của hội vẫn có thể được xuất bản sách hay viết báo tự do tại Việt Nam, không cần giải thưởng của Hội mới khẳng định uy tín và tài năng trên văn đàn. Chúng ta đã có rất nhiều nhà văn độc lập và số lượng những nhà văn này sẽ ngày càng gia tăng với vai trò trải rộng thông tin của Internet. Để một tác phẩm hay đến được với công chúng (điều mà tất cả các nhà văn đều mong muốn hơn bất cứ tiền bạc và quyền lợi), thì thời đại ngày nay là thời đại dễ dàng nhất trong lịch sử ngoài người. Tức là bối cảnh hiện nay là một cơ chế cho phép những cây bút tự do có quyền lợi ngang bằng với các nhà văn nằm trong hệ thống, những người nào thật sự có tài năng thì sẽ có danh tiếng và uy tín.

Trong bản tuyên bố, các cây bút bị quy kết là "thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo". Đây là một lối nghĩ lạc hậu của thứ văn chương phục vụ lợi ích chính trị. Sáng tạo của người cầm bút trong nghệ thuật để tôn vinh cái đẹp và giá trị nhân văn là trách nhiệm lớn lao nhất, cho dù có phê phán cái xấu thì văn chương cũng phải hướng con người đến các những mục tiêu cao hơn. Sự sáng tạo mà Văn đoàn Độc lập nhấn mạnh rõ ràng chỉ là phê phán cái xấu để hạ bệ uy tín của chính quyền. Họ phủ nhận công lao cách tân nghệ thuật, ca ngợi cái Đẹp mà rất nhiều nhà văn khác đang đeo đuổi.

Các nhà văn khởi xướng Văn đoàn độc lập không hề quan tâm đến sứ mệnh sáng tạo của bản thân mình. Mặc dù ở giữa một thời đại tương tác thông tin mạnh mẽ như hiện nay, họ vẫn không viết được tác phẩm nào có giá trị. Họ chỉ mải lo thu gom các nhà văn độc lập, dưới quyền điều phối của họ, hướng mũi nhọn vào chính quyền. Họ thay thế mục đích sáng tạo bằng mục đích mượn nghệ thuật để phục vụ chính trị. Họ phủ nhận những nỗ lực của chính quyền trong việc tạo dựng một văn đàn tự do sáng tạo. Bằng việc muốn thao túng giới văn nhân, trí thức, họ đã phản lại chính lý tưởng tự do, độc lập mà họ đang hô hào.

MỘT MÌNH MẤY ÔNG DỰ ÁN KHÔNG NUỐT TRÔI 16 TỈ ĐỒNG ĐÓ ĐÂU

VTC News – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nghi án hối lộ 80 triệu yên là thách thức đối với quyết tâm chống tham nhũng của Nhà nước ta.


Gần đây báo chí đề cập nhiều tới thông tin Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) khai báo với Văn phòng Công tố Tokyo rằng họ đã đưa hối lộ cho cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 16 tỉ đồng để có được hợp đồng tư vấn thiết kế dự án sử dụng vốn ODA của Nhật tại Hà Nội.

Liên quan tới vấn đề đang rất được dư luận quan tâm này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. 

- Nếu cáo buộc “nhận hối lộ” từ ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch JTC của Nhật Bản là thật, Việt Nam sẽ đứng trước một bê bối lớn về tham nhũng có yếu tố nước ngoài. Theo ông liệu đây có phải là một vụ PCI thứ hai đang thử thách quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam không? 

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết 

Tôi nghĩ đây là những thông tin chính thức từ phía Nhật Bản vì cơ quan bảo vệ pháp luật của họ đã có kết luận và các đối tượng phạm tội hối lộ cũng đã thừa nhận. Vấn đề còn lại chỉ là các cơ quan chức năng của Việt Nam cần chủ động vào cuộc để tiếp cận các thông tin từ Nhật Bản, từ đó có hướng xử lý. 
 Rõ ràng nó liên quan tới một số quan chức trong ngành giao thông Vận tải. Nhưng chắc một mình mấy ông dự án cũng không thể “nuốt trôi” 16 tỉ đồng đó đâu. 
Đây đúng là một vụ PCI thứ hai, nhưng tôi nghĩ sẽ chưa phải là vụ cuối cùng, cho nên lần này chúng ta phải làm thế nào để bịt chặt tất cả các kẽ hở trong công tác đầu tư, đấu thầu nhằm chấm dứt tình trạng này. 

Rõ ràng nó liên quan tới một số quan chức trong ngành giao thông Vận tải. Nhưng chắc một mình mấy ông dự án cũng không thể “nuốt trôi” 16 tỉ đồng đó đâu. 

Thế nên đây không chỉ là thách thức đối với riêng Bộ Giao thông Vận tải mà còn là thách thức đối với quyết tâm chống tham nhũng của Nhà nước chúng ta nói chung. 

Trong vụ này tôi được biết Bộ trưởng Đinh La Thăng đã cử Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông sang Nhật Bản trực tiếp làm việc với các cơ quan hữu quan của bạn. Sự sốt sắng của Bộ Giao thông Vận tải rất đáng hoan nghênh, nhưng thực ra việc này là của Bộ Công an. 

Đúng ra Bộ Công an phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Họ cũng phải cử đại diện sang Nhật hoặc bằng cách nào đó tiếp cận với các nguồn thông tin từ Nhật Bản một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất 

Rõ ràng đây là một vụ án tham nhũng và nó sẽ tác động rất sâu tới kinh tế, xã hội nói chung và việc viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam nói riêng. 

- Nếu đây là việc có thật, ông có thể dự đoán các diễn biến, kịch bản pháp lý và ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam – Nhật Bản sau đó? 
 Nếu ông Thăng không trảm thì cũng có người khác trảm vì đây là pháp luật chứ không phải chuyện nội bộ ngành! 
Trong buổi tiếp xúc với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gần đây, người đứng đầu cơ quan viện trợ quốc tế của Nhật Bản đánh giá Việt Nam là nước sử dụng viện trợ ODA của Nhật Bản hiệu quả nhất. Không rõ sau vụ tham nhũng này, các bạn Nhật Bản sẽ đánh giá như thế nào chứ “sử dụng hiệu quả nhất” mà như thế này thì thật đáng sợ!

Nhưng không có người đưa thì làm sao có người nhận hối lộ? Và vì sao cả hai vụ đưa và nhận hối lộ liên quan đến sử dụng vốn ODA ở Việt Nam đều liên quan đến các công ty của Nhật? Chắc chắn phía Nhật Bản cũng sẽ phải nghiêm khắc với người của mình.

Còn về mối quan hệ giữa hai nước thì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là những lợi ích mà mối quan hệ này đem lại và truyền thống hợp tác của hai bên, chứ không dễ gì bị ảnh hưởng xấu chỉ vì một, hai vụ việc như thế này. 

- Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội vừa cho chúng tôi biết, thái độ nôn nóng của ngành đường sắt khi đề xuất xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã khiến ông ấy nghi ngờ. Còn cá nhân ông có thấy nghi ngờ gì không? 
Nhiều cán bộ ngành đường sắt Việt Nam bị tạm đình chỉ công tác (Ảnh: Internet) 

Khi còn là đại biểu Quốc hội, tôi thấy có những dự án cực kỳ vô lý nhưng vẫn được đưa ra, ráo riết vận động đại biểu đồng ý và thể hiện quyết tâm thực hiện rất cao. Không biết các dự án đó phục vụ cho lợi ích nào? 

Một trong những dự án vô lý đó là Dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Vận động ráo riết lắm. Theo phản ánh của đại biểu Quốc hội và báo chí lúc đó, trước kỳ họp, có trên 20 đại biểu được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mời đi nước ngoài tham quan đường sắt cao tốc. 

Cuối cùng, dự án này vẫn bị Quốc hội bác bỏ. Nhưng Bộ và cấp cao hơn Bộ sau đó vẫn chỉ thị nghiên cứu, lập ban quản lý để làm các đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang – TP. HCM và Hà Nội – Vinh. 

Vì vậy, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 12, tôi từng chất vấn Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng về chuyện này. Để biện minh, Bộ trưởng dẫn ra diễn văn bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội và cho rằng dựa theo diễn văn này, có thể hiểu là Quốc hội đã cho phép. 

Khi đó, tôi đành phải nhắc Bộ trưởng là theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì diễn văn khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội không phải là văn bản quy phạm pháp luật. 

Đến nhiệm kỳ này, Bộ Giao thông Vận tải đã cho dừng dự án. Thật may vì trong tình hình kinh tế như hiện nay, làm sao có thể thực hiện được dự án 56 tỉ USD đó? 

Tôi còn nhớ trong cuộc thảo luận về Dự án Đường sắt cao tốc, đại biểu Quốc hội Lê Văn Học, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Hà Nội, đã từng phát biểu là ông chưa bao giờ thấy một dự án mà tiền dành cho việc nghiên cứu chiếm tới 11% tổng mức đầu tư như dự án này, cụ thể là tới 7 tỉ USD. 

- Theo ông, sau vụ việc này, liệu Nhật Bản có lặp lại tuyên bố tạm dừng cung cấp vốn ODA cho Việt Nam không?

Viện trợ ODA tức là cho vay dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất. Nước ngoài viện trợ ODA cho Việt Nam không phải chỉ để giúp đỡ ta mà đó cũng là cách tạo công ăn việc làm, thu nhập cho các công ty của họ. 

Việc viện trợ hay không, viện trợ đến bao giờ còn phụ thuộc vào lợi ích trong việc phát triển quan hệ nhiều mặt giữa hai nước nữa.

Vì vậy, khả năng dừng viện trợ ODA lúc này khó có thể xảy ra, nhưng chắc chắn hai bên sẽ phải có sự điều chỉnh. Về phía Việt Nam, tôi cho rằng Chính phủ, Quốc hội cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc về chủ trương tiếp nhận viện trợ ODA vì đây không phải là tiền cho không. Sớm muộn gì chúng ta cũng phải trả nợ. 

Nếu vay nhiều mà thất thoát nhiều như thế này thì chúng ta sẽ để lại một gánh nợ lớn cho con cháu. 

- Ông đánh giá như thế nào về mức độ nghiêm trọng của sự việc này, đặc biệt ảnh hưởng của nó tới hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế cũng như niềm tin của nhân dân vào các chủ dự án? 
 Cung cách quản lý cùng những vụ việc như thế này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của người dân nhất là trong cả hai lần xảy ra tham nhũng ở các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản, phía Việt Nam hoàn toàn bị động, hoàn toàn không biết gì cho đến lúc Nhật Bản điều tra, xét xử xong. 
Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, đặc biệt nó lại xảy ra sau 6 năm kể từ ngày có vụ PCI. Điều này chứng tỏ rằng Nhà nước ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu để chấm dứt việc lợi dụng viện trợ mà đục khoét của công, cũng như chưa có biện pháp nào hữu hiệu để chấm dứt việc thông thầu, vận động đi đêm kiểu này. 

Sử dụng viện trợ của nước ngoài như thế thật sự là điều rất đáng lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời điều đó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh, uy tín của chúng ta trên trường quốc tế, Các nước không dại gì mà đổ tiền vào một cái túi thủng như thế. 

Cung cách quản lý cùng những vụ việc như thế này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của người dân nhất là trong cả 2 lần xảy ra tham nhũng ở các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản, phía Việt Nam hoàn toàn bị động, hoàn toàn không biết gì cho đến lúc Nhật Bản điều tra, xét xử xong. 

- Theo ông số phận của dự án đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên (tuyến số 1) sẽ ra sao? 

Chắc chắn là tiến độ của dự án này sẽ chậm lại vì hiện nay còn phải rà soát, kiểm tra, điều chỉnh, xử lý các cán bộ có liên quan rồi thành lập bộ máy quản lý mới. Cái hại của tham nhũng là như thế. Nó không chỉ làm mất tiền mà còn làm hỏng việc.

- Cộng đồng quốc tế hẳn đang theo dõi xem Việt Nam có ứng xử thế nào trước một cáo buộc nghiêm trọng, không chỉ là về trách nhiệm pháp lý của một hay một số cá nhân cụ thể, mà còn là về thanh danh quốc gia. Theo ông chúng ta nên làm gì vào lúc này? 

Trước hết chúng ta phải xử lý nhanh chóng, nghiêm minh vụ việc này. Nhưng quan trọng hơn là phải chấn chỉnh lại công tác đầu tư, đấu thầu để khả năng xảy ra những vụ việc như thế này ở mức thấp nhất. 

- Đến thời điểm hiện tại, ông đánh giá thế nào về sự vào cuộc của các cơ quan chức năng ở Việt Nam trong việc chống tham nhũng ở vụ việc cụ thể như thế này? 

Bộ Giao thông Vận tải đã vào cuộc nhanh chóng. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thể hiện sự nghiêm khắc và quyết tâm chống tham nhũng của mình bằng những hành động cụ thể như giao việc cho các bộ phận có liên quan để xử lý vụ việc này. 

Tuy nhiên, tôi cho rằng trách nhiệm thu thập bằng cứ từ phía Nhật để điều tra và xử lý là của các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam, trước hết là của Bộ Công an. 

- Vụ Dương Chí Dũng còn chưa qua, dư luận lo lắng liệu Bộ trưởng Thăng có đủ kiếm để "trảm"? 

Nếu ông Thăng không trảm thì cũng có người khác trảm vì đây là pháp luật chứ không phải chuyện nội bộ ngành.

- Xin cảm ơn ông.

Minh Quân (thực hiện)

NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CŨNG PHẢI GIẢI TRÌNH



Theo công văn của bộ Giao thông vận tải (GTVT), ông Lê Mạnh Hùng - nguyên thứ trưởng bộ này cũng phải làm báo cáo, giải trình.

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các cá nhân cán bộ đương chức, và đã nghỉ hưu, trong đó có cả một thứ trưởng đã nghỉ hưu, phải làm báo cáo, giải trình quanh việc JTC của Nhật thừa nhận “lại quả” hơn 16 tỷ đồng để trúng thầu.

Cụ thể, tại công văn số 3222/BGTVT-TCCB, bộ GTVT yêu cầu các cán bộ, công chức sau đây thuộc diện bộ quản lý, làm báo cáo về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1:

- Ông Nguyễn Đức Thắng, quyền Tổng cục trưởng tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Cục trưởng cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông).

- Ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông).

- Bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó cục trưởng cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông.

- Ông Lê Quyết Tiến, Trưởng phòng Pháp chế - đấu thầu, cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông.

- Ông Phan Hữu Biên, chuyên viên phòng Pháp chế - đấu thầu, cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông.

- Ông Vũ Nam Nguyên, chuyên viên chính vụ Kế hoạch - đầu tư.

- Ông Triệu Khắc Dũng, Cục trưởng cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó trưởng phòng Thẩm định 1, cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông).

Những người đã nghỉ hưu gồm:

- Ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng bộ GTVT.

- Ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Chủ tịch HĐTV tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

- Ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - đầu tư.

Trước đó, chiều 25.3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - ông Hiroshi Fukada. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đã đề nghị phía Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam, sớm cung cấp thông tin để cùng với phía Việt Nam điều tra làm sáng tỏ nghi án nhận hối lộ (khoảng 16,4 tỉ đồng) quan chức ngành đường sắt.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của chính phủ và nhân dân Nhật Bản đối với công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam trong thời gian qua, thông qua nguồn vốn ODA.

Về nghi vấn công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối lộ cho công chức Việt Nam để được nhận thầu dự án sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản, Phó Thủ tướng cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hết sức quan tâm đến vụ việc và đã chỉ đạo các bộ, ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam chủ động xác minh làm rõ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng phía Nhật Bản để thu thập hồ sơ tài liệu về vụ việc này.

Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần cam kết và trên thực tế luôn nỗ lực sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam vụ việc nghi vấn đưa hối lộ của JTC cho quan chức Việt Nam, nếu được điều tra là đúng.

Đồng thời, ông cũng đề nghị phía Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam, sớm cung cấp thông tin để cùng với phía Việt Nam điều tra làm sáng tỏ vụ việc đồng thời đề nghị hai bên cần hoàn thiện cơ chế để phòng ngừa những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai để các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam được triển khai hiệu quả hơn.

Nam Phong

ÔNG VƯƠN KHÔNG THẮNG UBND HUYỆN TIÊN LÃNG

Khoai@

Chiều nay hóng hớt trên mạng, được biết tin nóng về Đoàn Văn Vươn. Đúng như dự đoán, Vươn không thắng kiện UBND huyện Tiên Lãng.

Đúng thôi, mình có đúng đâu mà thắng!

Nhiều báo đưa tin, sáng nay 26.3, TAND TP.Hải Phòng đã xét xử phúc thẩm vụ án hành chính mà người khởi kiện là ông Đoàn Văn Vươn, 51 tuổi, trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. 

Người đại diện theo ủy quyền của ông Vươn là ông Vũ Văn Luân, 51 tuổi, ở xóm 9, thôn Chữ Khê, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Bên bị kiện là UBND huyện Tiên Lãng, đại diện là ông Vũ Văn Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện này.

Theo hồ sơ, ông Vươn kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng, hủy các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng và yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng bồi thường thiệt hại do các quyết định nói trên gây ra. 

Trước đó, ngày 30.10.2013, TAND huyện Tiên Lãng đã xét xử vụ án hành chính về việc “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” mà người khởi kiện là ông Đoàn Văn Vươn.

Theo đơn của ông Vươn, số tiền UBND huyện Tiên Lãng phải bồi thường cho ông là 30,379 tỉ đồng, gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần. Tất nhiên, con số khủng này, theo nhiều chuyên gia, thì nó được đưa ra nhờ sự tư vấn của nhiều luật sư danh tiếng có liên quan đến cánh zân chủ.

Ông Vươn đã thua vụ kiện này và phải nộp án phí hơn 23 triệu đồng. Tuy nhiên, một "nhà zân chủ" đào tẩu xin dấu tên đã tiết lộ rằng việc ông Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng chỉ là cái cớ cho các "nhà zân chủ" tiến hành các hoạt động nói xấu chính quyền, và rằng ông Vươn đã bị lợi dụng không thương tiếc.

Tại phiên tòa sáng nay, sau khi tranh tụng, Hội đồng xét xử Tòa hành chính phúc thẩm TAND TP.Hải Phòng đã không chấp nhận kháng cáo và bác yêu cầu khởi kiện của ông Đoàn Văn Vươn.