Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

BÀN VỀ LỒN - CÁC BẠN YÊN TÂM, KHÔNG BẬY CHÚT NÀO

Thưa các bạn độc giả, 

Lồn là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với những người dân Việt Nam nói chung. Nó ban đầu chỉ là một từ để chỉ cơ quan sinh dục của phụ nữ, nhưng qua lớp trầm tích thời gian, con dân Việt đã nâng nó lên thành một khái niệm mang tính nhân văn, triết lý, và mỹ thuật. Ngày nay chúng ta có thể gặp từ "lồn" ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống hàng ngày. Từ ông xe ôm đến bà đồng nát, từ thằng bé đánh giày đến các đứa bé sơn móng tay, từ ông bán bánh mì đến các bà bán thịt, từ thằng nghiện đến các chị cave, từ học sinh đến sinh viên, từ người ít học đến người nhiều học…..Tất cả đều có thể, trong một phút giây nào đó,phát ngôn ra :"Lồn!". Nó đã quá gắn bó và quá thân quen với người Việt mình như vậy, tại sao chúng ta lại không thể nhìn nhận lại nó một cách trìu mến hơn, nghiêm túc hơn thay vì cứ coi nó là một cái gì xấu xa tục tĩu như nhiều người vẫn hằng quan niệm? Vì lý do giải oan cho [từ ] "lồn", hôm nay chúng ta lại phải có một cuộc gặp gỡ với vị tiến sỹ tình dục học khả kính Thiên Nguyên (các bạn chú ý trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến khái niệm "lồn"- văn hóa và ngôn ngữ, chứ không nói đến khía cạnh "lồn"- sinh học, nhân tướng học.)

TTM: Thưa tiến sỹ, ông có thể cho tôi và những độc giả của báo Cải bẹ ngày nay được biết những hiểu biết/quan niệm/cách nhìn nhận của ông về "Lồn" được không ạ. Cụ thể, ông có thể nói ngắn gọn định nghĩa về "lồn" theo cách hiểu của ông?

Ph.D Thiên Nguyên: [Hừm,ừm…ừm.] Tôi thấy cái vấn đề mà anh nói đến nó thú vị đấy chứ. Quả thực "Lồn" là một khái niệm mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày mà chưa ai dám tiếp cận nó một cách nghiêm túc và khoa học theo khía cạnh văn hóa. Theo wikipedia thì "Lồn" là một "danh từ của týp ít người bình dân hôm nay còn sử dụng, có văn hóa thấp, nên từ ngữ này không được thanh cao cho lắm. Ý để chỉ cái "cửa mình", cái bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Trong sinh hoạt đời thường thì từ này được sử dụng trong tình huống kể chuyện tục, kể chuyện tiếu lâm, hoặc để người ta văng tục, chửi thề…theo kiểu thiếu văn hóa. Riêng trường hợp khác, trong câu vè bình dân, câu đố dân gian xa xưa thì danh "cái lồn" hay"lồn" thì từ này không có dụng ý xấu, hay tục tĩu mà người xưa muốn ám chỉ, nói bóng đến hình tượng khác…."

Đấy, ngay cả định nghĩa lồn trên wiki còn sơ sài, cảm tính và thiếu chuyên nghiệp. Chứng tỏ cho đến nay mọi người vẫn còn né tránh từ"lồn", coi nó là xấu xa, dơ bẩn, và không phải thứ ngôn ngữ của người có học. Theo tôi, ngắn gọn này nhá: "Lồn" là một phạm trù văn hóa có tính phổ quát trong cộng đồng người Việt, nó bao hàm nghĩa đen là cơ quan sinh dục nữ và nhiều ý nghĩa phái sinh do đời sống dân gian vun đắp và xây dựng qua một quá trình dài lịch sử tạo thành..

TTM: Theo ông thì, từ "lồn" thường xuất hiện khi nào?Nói cách khác, những tình huống nào khiến người Việt sử dụng từ "lồn"? Có nên khuyến khích sử dụng từ này không? Và sử dụng theo cách nào và với mức độ nào là hợp lý?

Ph.D Thiên Nguyên: Theo tôi từ "lồn" có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi. Nhưng thường thì người ta hay dùng khi cảm thấy ức chế, bức xúc một điều gì đó, hoặc căm tức một ai đó và cảm thấy cần thiết phải giải phóng. Ví dụ: "nóng vãi lồn!" (nóng nực không chịu được); "chán vãi lồn!" (quá chán); "thời tiết như lồn!" (thời tiết xấu quá); "Nhìn cái lồn à?" (mày nhìn gì tao thế?) "Lải nhải cái lồn!" (đừng nói nữa tao nhức đầu lắm) "Thằng mặt lồn" (tao ghét mày rồi đấy!)...đơn giản hơn: "Lồn!" (chán không còn từ gì để nói).

Cũng có khi người ta dùng từ "lồn" để biểu đạt sự nghi vấn. "Cái lồn gì thế?" (cái gì thế); "Nó nói cái lồn gì thế nhỉ?" (bạn ấy nói gì tớ nghe không rõ). "Thế là thế lồn nào?" (thế này là thế nào) "Thằn lồn nào kia?" (thằng nào kia?). Đa phần trong trường hợp này từ "lồn" chỉ mang tính chất bổ ngữ bổ sung sắc thái, có thể loại bỏ từ này mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.

Cũng có lúc người ta sử dụng từ "lồn" để thể hiện sự phấn khích: "Sướng vãi cả lồn" (quá sướng); "đẹp vãi lồn" (đẹp quá); hoặc đơn giản hơn: "vãi lồn!" (hay quá/tuyệt quá/kinh ngạc quá/wonderful…)

Nói là khuyến khích thì không nên khuyến khích, vì ít nhiều cách dùng này cũng hơi suồng sã và thô tục. Song bảo rằng nên ngăn cấm việc sử dụng từ này là không nên và duy ý chí:có mà cấm được cái lồn(!). Vì từ ngàn xưa đến nay nó đã là một công cụ của giới bình dân nhằm giải tỏa những ức chế của cuộc sống. Có chăng, chúng ta cần cân nhắc những tình huống nào thì nên sử dụng, những tình huống nào hạn chế, và những tình huông nào là không nên. Khi ngồi một mình chán đời mà phọt ra câu đấy có khi lại hay, khiến tinh thần sảng khoái. Khi vui vẻ cùng bạn bè, nói ra từ "lồn" khiến các khoảng cách xích lại gần hơn, vui hơn (chỉ dành cho bạn thân, đồng trang lứa). Dùng để xúc phạm hay mạ lị một ai đó thì không nên, hoặc chỉ hạn chế thôi. Còn trong các buổi tiệc, hội nghị, ma chay, cưới xin… mang tính nghiêm túc thì cấm tiệt, chớ có dùng. Đại khái thế…

TTM: Theo ông thì từ "lồn" là một từ độc quyền của giới bình dân, ít học? Vậy thì giới "cao nhân", có học người ta có dùng không? Nếu không thì người ta dùng từ gì để thay thế?

Ph.D Thiên Nguyên: Không, theo tôi đã là một phạm trù văn hóa mang tính phổ quát thì không có gì là độc quyền cả. Làm gì có nhà văn hóa nào dám phát biểu rằng "ta đây chưa hề nói từ "lồn" bao giờ"? Nếu không muốn bị ăn gạch vào mặt? Từ xa xưa người Việt dùng từ "lồn" bắt đầu từ nhu cầu muốn chửi bới, xúc phạm một ai đó cho bõ tức, bõ ghét. "Lồn", cũng như "cặc", thường là ngôn ngữ của người bề trên với người bề dưới, ít nhất là cùng lứa với nhau. Theo G.S Nguyễn Hưng Quốc thì nó ban đầu là độc quyền của những người bề trên, giai cấp thống trị chứ không phải là giai cấp bình dân: "Trên đê cụ lớn văng con cặc/Dưới đất thầy cai thượng cẳng tay" (Nguyễn Thiện Kế). Văng "lồn", "cặc" được coi là những "taboo"- điều cấm kỵ -Nó chỉ dùng cho giới bề trên đối với bề dưới (đố thằng dân ngu cu đen nào dám văng "Lồn" với quan thầy đấy?). Ngày nay thì ngược lại, chính giới bình dân mới là tầng lớp sử dụng từ này nhiều hơn. Quả là một cuộc cách mạng trong việc dành quyền sử dụng từ ngữ.

Tuy nhiên,không phải giới tri thức, Hi-Class không sử dụng từ "Lồn". Bọn họ vẫn dùng đấy, song kín kẽ hơn, khéo léo hơn, uyển chuyển hơn, tế nhị hơn mà thôi. Tôi và mấy anh bạn Tiến sỹ trong lúc trà dư tửu hậu hoặc ngồi thịt chó với nhau vẫn văng "lồn" như thường, có sao đâu. Đó là trong ngôn ngữ nói, còn ngôn ngữ viết tất nhiên là người ta sẽ e dè hơn. Vì thực ra xã hội vẫn chưa chấp nhận phạm trù hơi mang tính thô tục này. Một số người cố tránh né nó [có vẻ] chê bai nó, khinh ghét nó, thô bỉ hóa nó rồi thay thế bằng các từ ngữ Hán Việt một cách khiên cưỡng như "Âm đạo" hay khoa học hơn: "cơ quan sinh dục" rồi nói tránh: "chỗ ấy"…Đã đành là tùy từng văn cảnh cụ thể, nhưng đôi khi người đọc đang cảm thấy bứt rứt, cần "nó" xuất hiện thì người viết lại không dám cho "nó" xuất hiện, tạo nên cảm giác hụt hẫng, mất sướng. Song gần đây tôi thấy một số các bạn trẻ cũng đã mạnh dạn hơn trong ngôn ngữ viết, đã dám văng "lồn" trong bài viết của mình. Tôi hoan nghênh. Anh có công nhận không? Chẳng lẽ khi mô tả ngôn ngữ của một cậu 9x, chúng ta lại viết: "Vãi cả…âm đạo" à? Hay "vãi cả…Chỗ ấy"? nghe nó có ngu không? Vậy đấy,theo tôi, hãy để "lồn" được là "lồn", không cần thay thế nó, và chưa bao giờ cần thay thế nó.

SHOWBIZ VIỆT: SAU MẶT NẠ LÀ MẶT MO



Thúy Anh và chiêu "đeo mặt nạ" ở X-Factor.

Chiếc mặt nạ cuối cùng cũng đã rơi xuống. Có điều là đã rơi hơi sớm, ngay sau tập phát sóng đầu tiên. Hay trái lại, là không thể đúng lúc hơn, cho một game show mới “dạm ngõ” mùa đầu và cần gây chú ý bằng mọi cách. Nhất là khi nó trót mang tên “Nhân tố bí ẩn” - điều nghe chừng khó kiếm, giữa một showbiz đang bị mài mòn, “xâu xé” bởi game show.

Một câu chuyện vừa quen vừa lạ. Quen, vì tới lúc này, khán giả nhà mình đã quá quen với những “trò hề” kiểu này của cái gọi là truyền hình thực tế ở VN. Khi những câu chuyện “thương vay khóc mướn”, hòng lấy nước mắt của khán giả - món chính của truyền hình thực tế, tới giờ này, sau quá nhiều lần “rơi mặt nạ”, đã trở thành thực đơn… chọc cười.

Nhưng lạ, là bởi: Thường người ta đến với game show là để từ một người vô danh trở thành một người nổi tiếng, nhưng với “cô gái đeo mặt nạ” ở X-Factor, thì lại là ngược lại: Tự biến mình từ một người ít nhiều được biết (ca sĩ Anh Thúy của nhóm nhạc “Mây Trắng”) thành một người vô danh, để đỡ bị áp lực (như người giấu mặt sau đó trần tình?). Công bằng mà nói, màn “dạm ngõ” vừa qua của X-Factor đã gây được ấn tượng khá mạnh với công chúng khi đã kể được nhiều chuyện “bí ẩn” sau những chiếc mic. 

Tiếc thay, sau khi mặt nạ kia bị rơi (tai nạn hay hữu ý?), thì ngay lập tức đã bị phản tác dụng: Khán giả có quyền được nghi ngờ nốt các câu chuyện còn lại. Có câu “Khi lòng tin mất, sẽ mất tất cả”, điều đó liệu có đúng với truyền hình thực tế?

Người giấu mặt tại X-Factor đeo mặt nạ để che vết sẹo trên mặt mình (cứ cho là thế!), nhưng nó bị rơi ra, thì lại vết sẹo ấy lại xuất hiện trong lòng khán giả: Vết sẹo của sự mất tin. Họ bị lừa dối quá nhiều lần rồi, khi những chiếc mặt nạ dần dần bong tróc, khi là vì tai nạn, khi là do cố tình.

Còn bao nhiêu “mặt nạ” nữa đã rơi và chưa rơi? Toàn bộ showbiz là một vũ hội hóa trang, với những cảm xúc vay mượn. Khi mỗi người của công chúng, ít hay nhiều đều phải sắm một “mặt nạ” cho mình. Một nghệ sĩ đã luống tuổi khi vỡ nợ cũng rơi luôn chiếc “mặt nạ”, một cô hoa hậu đeo mặt nạ nói dối là chưa chồng để thi sắc đẹp, một bộ đôi nam ca sĩ rơi mặt nạ khi có màn đấu đá sau hậu trường “Chinh phục đỉnh cao”… mặt nạ ở khắp nơi.

Chỉ tiếc rằng trong làng giải trí, khi những chiếc mặt ra bị lột trần, hoặc vô tình rơi xuống, người ta vẫn chưa thấy mặt thật của nhân vật. Sau “mặt nạ” vẫn là…mặt mo!

Thúy Anh

DẬY THÌ RỒI, BỚT BẮNG NHẮNG ĐI!!!



Nhân chuyện Phạm Viết Đào bị tàa tuyên 15 tháng tù, anh post lại bài này cho anh em đọc. Đúng như lão DG phán đoán, gieo nhân nào thì gặp quả đó.

Xem bản gốc ở đây bên nhà DG

Khi 3X là ông Thủ tướng đầu tiên dõng dạc trước Quốc hội, rằng Hoàng Trường Sa là của Việt, Tầu đã dùng võ lực oánh chiếm, đám mạo danh “nhơn sĩ tri thức” câm như hến.

Khi 3X là ông Thủ tướng thúc giục Quốc hội, sớm thông qua Biểu tình luật, đặng chia sẻ với những bức xúc cơm áo gạo tiền chân chính, đặng chia sẻ với những tấm lòng yêu nước chân chính, tránh để những tấm lòng đó bị lợi dụng theo những mưu đồ bẩn hạ tiện, đám mạo danh “nhơn sĩ tri thức” câm như hến.

Khi 3X là ông Thủ tướng đã mạnh tay, làm căng vụ Tiên Lãng dù biết thừa, giải tỏa bức xúc cho những người nông dân chân-lấm-tay-bùn thực sự, đám mạo danh “nhơn sĩ tri thức” câm như hến.

Khi 3X là ông Thủ tướng đã hùng dũng yêu cầu, quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân!, đám mạo danh “nhơn sĩ tri thức” câm như hến.

……………….

Những điều liệt kê trên và vô số điều khác, lại là chính những thứ mà đám nặc nô núp bóng nhân dân, mạo danh yêu nước, đã dùng, trước là để đả kích dồn dập 3X, sau là để thóa mạ Đảng Cộng Sản, và sau nữa là để đánh gió hội đồng cho-một-thằng-đéo-nào đấy, bất chấp thủ đoạn!

Thằng-đéo-nào-đấy, dài dòng, loằng tà là ngoằng hơn “X” nhiều, có thể là Sâu, có thể là Lươn, thậm chí, có thể là Lồn!

Và bây giờ, khi hình ảnh 3X xuất hiện với những thứ đáng-đồng-tiền-bát-gạo, người-thật-việc-thật như con người 3X, làm nức lòng những trái tim yêu nước chân chính trước thói cả vú lấp miệng em của anh bạn 16 chữ vàng-thau-lẫn-lộn, thì một thằng hói mà một-đời-nhồm-nhoàm-bổng-lộc của chế độ, mang danh cựu quan-văn-hóa, suốt ngày ra rả núp bóng tri thức nhân sĩ, núp bóng lòng yêu nước, lại phát ngôn mất dạy thế này!!!

Đất Nghệ, làm gì có loại dị hợm nửa người nửa ngợm như thế?

3X đi Nga, 3X kiểm tra hàng nóng, 3X động viên binh lính, đó đéo phải là chuyện riêng của 3X nữa, hiểu chưa Đào lộn hột? Đó là một ông Thủ tướng, đó là hình ảnh, là danh dự của cả một xứ, xứ đã đẻ ra mày, cho mày ăn mày hít thở, nuôi mày lớn, dạy mày trưởng thành, và sẽ giang tay ôm mày một mai nằm xuống.

Dậy thì rồi đấy Đào ơi, bớt bắng nhắng đi!!!

TẢN MẠN VỀ CÁI TỤC

Nhân việc blog của Quang Lập tuyên ngôn: một ngày mà không nói tục nó nhạt miệng lắm, mình chợt nghĩ đến cuộc sống trên các nẻo đường đã từng đi qua, những chuyện tục tằn phồn thực nhiều và đa dạng không kể xiết. Nay ghi lại trên blog này để mọi người cùng thấy, cùng nhớ, để rồi cùng góp phần trao đổi xem nó là văn hóa hay là rác của văn hóa. Nếu nó có một giá trị thật thì cũng nên nhìn nhận, đừng để nó phải tủi thân.

Các bạn có thể chê các câu chuyện này là bẩn tưởi, nhưng nó lại cứ tồn tại bền vững một cách tự nhiên trong dân gian, Có thể nó không nằm trong đám comple cavat cổ cồn, khăn xếp áo lương lịch lãm, Nó không bao giờ được đưa lên giấy vì các nhà biên tập cắt phéng luôn từ lúc nó còn đỏ hỏn trên trang chép tay. Nó tồn tại giữa đời, ở chỗ có không khí bố cu mẹ đĩ, nghĩa là chỗ dân dã. Nào chúng ta cùng bắt đầu thư giãn

Trên 40 năm trước, tôi nghe chị gái mắng một đứa sống dựa dẫm bằng ca dao thế này: "Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang/ tàu về bắc quốc mo nang che lồn".Lúc ấy tôi còn bé, chuyện buồi lồn cặc dái chim cò nghe hằng ngày, nào ai bảo nó bậy bạ gì đâu, nó chỉ xếp ở dạng nó tục, tức là một lối dùng từ, một cách diễn đạt của người dân quê. Sau này học nho thì mới thay của quí kia bằng dương vật, âm vật. Cái chữ Tàu này, với tôi nghe nó nghèo nàn chết mẹ. Nhưng lại được coi là lịch sự! Làm như là theo anh Tàu thì các thứ đó trông khác đi, xinh xắn, lịch lãm, sạch sẽ hơn không bằng.

Cách đây khoảng chục năm cô Bế Minh Hà ở nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, nhặt nhạnh ca dao để làm tập nhỏ bỏ túi, tôi bảo có dám in, tôi cho một đống đây nè, cô gái yêu chồng, không phải chỉ chồng ta áo rách ta thương/ chồng người áo gấm xông hương mặc người đâu, mà còn có Chồng người thông phán thông tòa/ chồng em thông điếu cũng là thày thông. Thông điếu là thông cái se điếu bát, chồng em chỉ là thằng vô tích sự, chỉ biết ngồi hút thuốc lào vặt thôi, nhưng em yêu thày... thông(!), biết " thông điếu bát". Nhưng khi chê: chồng người đánh giặc sông Lô/ chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần in trong ca dao dân ca Việt Nam, nghe thương thương cũng chẳng thể sướng bằng câu ca dao không in vào sách : chồng người buôn ngược bán xuôi/ chồng em ngồi bếp để buồi chấm gio! Nghe xong Bế Minh Hà cười méo cả mồm. Nó bảo cứ tưởng tượng cái đấy nó mềm nhẽo giống cái bánh nẳng buông lõng thõng lại dính tí gio ở phía...đầu là không làm sao nín được. Sau kêu đau cơ bụng mấy tuần. Lại bảo bây giừ muốn giữ eo thì không cần thuốc men dụng cụ gì, cứ nhẩm đọc câu ca dao ấy của anh rồi ôm bụng cười là đủ. Còn câu câu dao tả cô bé ngơ ngơ mới hay hay lạ : Sáng răng em tưởng tối trời/ em ngồi em để cái sự đời em ra/ sự đời như cái lá đa/ đen như mõm chó, chém cha cái sự đời. Sông Thao, một biên tập viên của nhà xuất bản nghe xong , tự nhiên lăn đùng ra đất như phải gió, gần phút sau mới nghe ak ak ak. Ôi hóa ra là em cười, cười liên tu bất tận, miệng nói : Khiếp , kinh tởm, anh này lắm chuyện ( đã thế sao lại luôn dỏng tai nghe cơ, lại cứ thích nghe trộm những chuyện ngu ngu kiểu này). Phút sau nàng ngồi lên được thì nước mắt đổ ra giàn dụa, mặt đỏ linh căng, cứ hic hic lên cơn nấc suốt mấy ngày sau đó, hỏi sao cũng không nói, lại tiếp tục hic hic hic như con dở hơi!

Có một lần trò chuyện với nhà văn quá cố người Tày Hoàng Hạc, tôi giật mình khi nghe ông đọc câu thành ngữ của dân tộc ông : mạ bấu khuýu pền bẻ/ hi nắm ẻ pền non , thôi thì cứ dịc nguyên ngữ cho bà con dễ hiểu nghĩa của thành ngữ này: con ngựa mà không cưỡi thì nó thành con dê/ lồn mà không biết địt thì nó sẽ thành con sâu. Xa gần gì thì cuối cùng là nhắc người đàn ông cần phải hiểu biết đời sống tình dục. Nó không phải chuyện cười, cũng không phải chuyện tục dù chữ nghĩa bày ra ở đây tưởng như ê chề! Đó là giáo dục về đời sống sinh sản mà các báo hay nói trong mục tình yêu giới tính. Đấy nha, đừng có nghĩ cha ông mình chả biết gì, trong dân gian đã nói từ lâu rồi.

Người Thái, người Tày lại có câu : mì ngần mì xèn kha kháy kha/ bấu mì ngần xèn kha kháy phà nghĩa là có bạc có tiền, chân gác chân/ không có tiền bạc, chân gác chăn rất hóm và rất chân thật. Có thể ngụ ý rằng không tiền không bạc thì không lấy nổi vợ, tối nằm một mình thì chân gác lên chăn mà thôi. Cũng có thể là chỉ chuyện không tiền bạc thì đừng mơ tới chuyện đi chơi gái.

Ông Đinh Ân, người Mường, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, một lần cho tôi nghe câu tục ngữ Thái thế này : Nhá heng kha/ va heng hi nghĩa đen của nó là đừng tưởng cứ trông thấy đùi là thấy được lồn. Tục ngữ muốn nhắc anh đàn ông phải tỉnh táo trong mối quan hệ tri gái, đừng có lúc nào tưởng bở mà vỡ mặt!

ĐỖ ĐỨC

L..CỔ AM, CAM ĐỒNG DỤ, VÚ ĐỒ SƠN

LâmTrực@

Anh sưu tầm và giới thiệu về văn hóa Việt. Các bạn từ từ thưởng thức nhé.

Hôm nọ đi chơi về, nghe được một câu rất hay: "Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ, Vú Đồ Sơn". Hóa ra đây là một câu phương ngôn của người Hải Phòng, nằm trong kho tàng tục ngữ - dân ca - ca dao Việt Nam hẳn hoi nhá. Nghe có vẻ hơi bầy bậy nhưng có ý nghĩa phết đấy!

Lồn Cổ Am: Thôn Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Đây là nơi có nhiều bà mẹ thông minh và giỏi giang nên đã sinh ra nhiều đứa con học giỏi đỗ đạt. 

Cam Đồng Dụ: Nơi này có giống cam thơm, ngọt và to nỗi tiếng. Ngày xưa, cam vùng này dành để tiến Vua nên còn gọi là cam tiến Vua.

Vú Đồ Sơn: Phụ nữ ở Đồ Sơn thường có chuyên nghề làm cá, chèo thuyền và kéo lưới. Nhờ lao động chăm chỉ (Và có thể còn có gen di truyền), các cô gái Đồ Sơn có những bộ ngực rắn, tròn và rất đẹp.

Tiện thể bàn về chữ "lìn" dưới góc độ ngôn ngữ học một tí. Đây là một từ dùng để chửi bậy, được lớp người bình dân, văn hóa thấp sử dụng nên không được thanh cao cho lắm. Từ này có ý để chỉ "cái cửa mình", để chỉ, để nói về bộ phận sinh dục của người phụ nữ. 

Thông thường, trong sinh họat đời thường thì từ này được sử dụng trong tình huống kể chuyện tục, chuyện tiếu lâm, hoặc để người ta văng tục, chửi thề... theo kiểu thiếu văn hóa. Riêng trường hợp khác, trong câu vè bình dân, câu đố dân gian xa xưa thì danh "cái lồn" hay "lồn" thì từ này không có dụng ý xấu, hay tục tĩu mà là người xưa muốn ám chỉ, nói bóng gió đến hình tượng khác... chứ không phải để để ám chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ nữa.

Người Việt nhiều khi dùng từ lồn để ví von, ca ngợi:

Đẻ đứa con khôn, mát lồn rười rượi
Đẻ đứa con dại, thảm hại cái lồn

Lồn lá mít, đít lồng bàn

Sồn sồn như lồn phải lá han

Lồn bà bà tưởng lồn ai
Bà cho ông Lý mượn hai tháng liền.

Lồn lá vông, chồng trông chồng chạy
Lồn là mít, chồng hít chồng ngửi
Lồn lá tre, chồng đe chồng đánh

Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ, Vú Đồ Sơn
Cơm nhà, cháo chợ, lồn vợ, nước sông

Lo co đầu gối, lo rối lông lồn

Lồn chằng ghế đá, lồn vá xe hơi
Đéo mẹ cái lồn

Tuy nhiên, từ này được coi là từ bất lịch sự trong giao tiếp.

Ăn cái lồn: phủ nhận điều gì đó
Có cái lồn: phủ nhận điều gì đó
Thằng/con mặt lồn: chửi bậy
Vãi cả lồn: thán phục điều gì đó, có thể mang nghĩa tiêu cực
Xấu vãi lồn: rất rất xấu
Như cái lồn: chê bai một điều gì đó
Vãi lồn còn được nói trại đi thành vãi lúa hay vãi lờ, hoặc viết thành vl.

Bổ sung cái lồn (nói nhấn mạnh): Nghĩa là không muốn bổ sung gì cả.
Từ lồn đa số mang nghĩa tục tĩu nhưng hiện nay vẫn có nhiều câu đố từ ngày xưa truyền lại trong đó có từ "lồn":

"Bốn cô trong tỉnh mới ra
Cái lồn trắng hếu như hoa ngó cần
Sư ông tẩn ngẩn tần ngần
Cái buồi cửng tếu như cần câu rô."

Đôi khi có những câu đố tuy tục nhưng lời giải lại thanh, ví dụ là câu đố về bộ ấm chén. Nhưng trong một số giao tiếp, tối kỵ dùng từ lồn, đặc biệt là người hơn tuổi, điều đó hết sức bất lịch sự và thô tục.

NHÂN DANH NGHIÊN CỨU ĐỂ CA NGỢI THỨ "THƠ" RÁC RƯỞI

Mõ Làng: Mấy bữa nay, một số trang mạng lãi nhãi câu chuyện Nhã Thuyên với những nhận định võ đoán, với nhưng lời lẽ miệt thị đối với giới nghiên cứu, phê bình văn học và với cả BGH Đại học sư phạm Hà Nội. Liệu họ nói có đúng sự thật hay lại dùng lối hư cấu của văn học? Xin mời bạn đọc xem bài dưới đây của tác giả Cẩm Khê, trên báo Nhân Dân.

Hơn mười năm trước, trên internet xuất hiện loại sản phẩm được gọi là "thơ"của một số người mà sau khi công bố, đã lập tức được định danh là"thơ rác, thơ dơ".

Rồi cùng với thời gian, được vài ba cây bút là người Việt ở nước ngoài cổ vũ, mấy người viết này không dừng lại ở thứ ngôn từ tục tĩu mà đã đi xa hơn, bằng việc sử dụng sản phẩm của họ để công kích một số giá trị cao quý của dân tộc, công kích chế độ xã hội. Và đáng tiếc, tại một trường đại học, thứ "thơ" chủ yếu trôi nổi trên internet ấy lại có người nghiên cứu, ca ngợi, và có thể đã được truyền bá trên giảng đường?

Cuối tháng 12-2011, Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội (L’Espace) ra thông cáo báo chí về việc tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề: "Những tiếng nói ngầm: thơ Việt Nam hậu đổi mới" - thảo luận về một xu hướng vận động trong thơ Việt Nam đương đại, trong đó khẳng định: "Buổi thảo luận là một nỗ lực đưa ra những kiến giải về xu hướng vận động của văn chương "ngầm" trong bối cảnh nghệ thuật phi chính thống Việt Nam, một xu hướng đã nổi lên và phát triển như một đối trọng văn hóa đáng kể với văn chương dòng chính trong sự thoái trào của làn sóng Ðổi mới và bối cảnh toàn cầu hóa, từ khoảng những năm 90 của thế kỷ trước đến nay... Nhã Thuyên sẽ trình bày một phần kết quả nghiên cứu trong dự án cá nhân Những tiếng nói ngầm trong thơ Việt Nam hậu đổi mới, trong đó nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc hiểu bối cảnh hình thành, phát triển, sự tiếp nối/đứt đoạn của thơ Việt Nam đương đại với truyền thống, quá trình bên lề hóa như một nỗ lực khẳng định những tiếng nói khác trong văn chương, với sự đề cập sâu hơn ở các hiện tượng thơ như nhóm Mở miệng và các nhà thơ bên lề khác". 

Sau đó, dù cuộc tọa đàm không tiến hành thì theo Nhã Thuyên, tạp chí Tia sáng và Không gian sáng tạo Trung Nguyên đã cho chị "cơ hội để công bố một phần kết quả nghiên cứu của mình trong buổi thuyết trình thay thế Một góc thơ Việt Nam đương đại vào ngày 23-6-2012".

Từ sự kiện này, một câu hỏi đặt ra là: Công trình nghiên cứu của Nhã Thuyên có giá trị tới mức nào để L’Espace tổ chức tọa đàm? Câu hỏi này có lẽ chỉ người liên quan mới có thể trả lời. Còn đọcNhững tiếng nói ngầm của Nhã Thuyên công bố trên một trang mạng của người Việt ở nước ngoài và so sánh với Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn (bản hiện lưu tại Thư viện Ðại học Sư phạm Hà Nội có số V-LA1/4784 - Luận văn) của Ðỗ Thị Thoan - tức Nhã Thuyên, do PGS, TS Nguyễn Thị Bình hướng dẫn, bảo vệ năm 2010 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, với đề tài Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa sẽ thấy mối khăng khít giữa hai văn bản, nếu không nói Những tiếng nói ngầm thoát thai, mở rộng từ Luận văn. Vì thế, một câu hỏi khác lại được đặt ra: Thơ của nhóm Mở miệng có giá trị như thế nào để Trường đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện một luận văn thạc sĩ và bảo vệ thành công với điểm 10/10; và từ góc nhìn văn hóa, Ðỗ Thị Thoan cùng người hướng dẫn đã đánh giá ra sao về các sản phẩm của Mở miệng?

Giữa những năm 90 của thế kỷ trước, một vài trang mạng ở nước ngoài công bố sản phẩm của một số người viết ở trong nước tụ tập trong nhóm tự đặt tên là Mở miệng. Thời kỳ đầu, mấy người này chủ yếu lấy thơ của tác giả khác rồi sửa sang, thêm thắt để biến thành của mình. Như từ bài thơ Thời hoa đỏ của Thanh Tùng, Bùi Chát đã chế tác thành Thời hoa đỏ lè với các câu như: "Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao nhậu - Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng vẻ..." và có người gán cho công việc đó cái nhãn hiệu mỹ miều là "giễu nhại"! Dần dà, mấy người trong Mở miệng bắt đầu công bố các văn bản chứa đầy thứ ngôn từ tục tĩu mà dẫn lại ở đây sẽ là xúc phạm văn hóa, xúc phạm thơ ca, và chắc chắn cả những người ca ngợi cũng không thể đọc cho con cái họ nghe. Và rồi, Mở miệng không dừng lại ở sự tục tĩu, họ đã dùng "thơ" để công khai bày tỏ thái độ chống đối, phỉ báng một số giá trị cao quý của văn hóa dân tộc. Sự xuất hiện của thứ "thơ" bẩn thỉu này sớm bị phê phán, như đầu năm 2006 báo Công an TP Hồ Chí Minh đăng bàiNhóm "Mở miệng" với thứ rác rưởi được gọi là thơ của Trúc Linh.Về "thơ" của một số người, trong đó có nhóm Mở miệng, nhà thơ Triệu Lam Châu khẳng định: "Tâm hồn chân chính của mỗi bạn đọc yêu thơ cần phải tăng cường sự miễn dịch đối với những loại thơ như vậy hoặc tương tự như thế!". Có thể coi đánh giá của Hoàng Lan trên một website của người Việt ở nước ngoài là phù hợp sản phẩm đó: "Cảm giác chung khi tiếp cận những bài thơ trên là một cảm giác không thoải mái chút nào, không "thơ" chút nào. Người đọc bị cuốn vào một thế giới xô bồ, bực bội, bế tắc, đạp đổ và văng tục vào tất cả... đọc những bài thơ trên đây, người đọc bị choáng trong một thế giới mà ở đó ý thức văn hóa, ý thức về cái đẹp, ý thức về những quan hệ nghĩa tình gia đình, cộng đồng, dân tộc không còn nữa, mà nhường chỗ cho cái tôi cực đoan ít nhiều đã bị tha hóa... đọc những bài thơ ấy người đọc bình thường sẽ bỏ đi. Vì trong khi đối thoại với nhà thơ, họ luôn bị nhà thơ văng tục vào mặt (...), luôn phải hứng chịu những bực bội, những đập phá, những hành vi thiếu văn hóa của nhân vật trong thơ. Ðiều đáng thương là không biết nhà thơ bực bội vì cái gì, muốn văng tục vào cái gì, muốn đạp đổ vào cái gì"!

TẠI SAO “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP” KHÔNG THU HÚT CÁC NHÀ VĂN ĐỘC LẬP?

“Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt” – Albert Camus

Đây không chỉ là mục đích hay trách nhiệm, đây là sứ mệnh của người cầm bút. Trong quá trình tạo dựng một đất nước Công bằng – Dân chủ – Văn minh, thì các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình thật sự đảm nhiệm 1/3 trách nhiệm. Đó cũng chính là những gì được nhấn mạnh trong bản tuyên bố thành lập Văn đoàn độc lập. Ngay phần đầu của bản tuyên bố thành lập, những người này đã khẳng định: ”Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình”, và họ cũng nhận rằng đây là trách nhiệm của chính những người cầm bút. Bởi vậy, ngay khi được thành lập, “Văn đoàn độc lập” đã thu hút một số cây bút ký tên, nhưng vẫn dừng ở đấy, bởi những cây bút ấy có thực sự đã làm đúng như sứ mệnh mà họ xướng lên?

“Văn đoàn độc lập” mang màu sắc chính trị ?

Trong nhiều năm qua, văn chương không có sáng tác nào có giá trị, lý luận phê bình cũng chỉ lác đác vài cuốn, đa phần là văn học dịch. Hiện tượng này có phải thật sự là do lỗi của chính quyền, rằng các chính sách quản lý văn học nghệ thuật cản trở việc sáng tác? Quản lý và kiểm duyệt nội dung là vấn đề không thể tránh được trong quản trị nhà nước, để đảm bảo tính chính thống của tư tưởng và thái độ xã hội. Kiểm duyệt không có nghĩa là hạn chế tính sáng tạo, bởi vì, trên thực tế, hai điều này không liên quan và song hành với nhau. Nếu vấn đề kiểm duyệt gây cản trở cho sáng tạo nghệ thuật thì những tác phẩm lớn trên thế giới như “Thủy Hử truyện” (Thi Nại Am), “Hamlet” (William Shakespeare), “Những người khốn khổ” (Victor Hugo) hay ngay cả “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng), “Chí Phèo” (Nam Cao), … có lẽ đã chẳng bao giờ tồn tại trên đời. Tính sáng tạo của người cầm bút nằm ở chính bản thân người cầm bút chứ không thể phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Ở đâu có áp bức, ở đó văn chương thơ ca càng cất lên những tiếng nói mạnh mẽ. Nhưng ở Việt Nam, lâu lắm rồi không có tác phẩm nào có hơi thở đời sống.

“Văn đoàn độc lập” ra đời với mong muốn phục dựng nền văn học nước nhà, nhiệm vụ mà họ cho rằng Hội nhà văn Việt Nam không làm được. Nhưng thay vì kêu gọi trách nhiệm của người cầm bút, họ lại trút toàn bộ trách nhiệm này lên nhà nước và Hội nhà văn. Bởi thế, “Văn đoàn độc lập” bị nhuốm màu sắc chính trị. Dư luận dễ dàng để nghĩ rằng, đây là một tổ chức li khai và đối kháng với Hội nhà văn Việt Nam. Các chữ ký có trong “Văn đoàn độc lập” đều là của những người đã và đang ở trong Hội nhà văn Việt Nam, hoặc đã từng được giải thưởng của Hội nhà văn. Nguy hiểm hơn, tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình có uy tín lớn lại được xếp cạnh những cây viết nghiệp dư chống chính quyền. “Văn đoàn độc lập” được tổ chức như một sự tuyên bố và thách thức, điều này khiến chính bản thân những cây viết độc lập cảm thấy rằng mình không nên dính vào cuộc đấu đá này.

Nhưng sai lầm lớn nhất là, “Văn đoàn độc lập” đã nói một câu dễ làm mất lòng các nhà văn “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Trong bản tuyên bố, các cây bút này bị quy kết là “thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo”. Văn chương hiện thực không phải là tất cả của nền văn học. Bất cứ ai nghiên cứu văn học thế giới đều biết điều này. Đa số các tác giả lớn đều là những người “vị nghệ thuật”. Các nhà văn trong “Văn đoàn độc lập” đã nhầm lẫn giữa kiểu viết “ôn nghèo kể khổ” và trách nhiệm của văn chương. Văn chương không chỉ đơn thuần mô tả cuộc sống để phơi trần bộ mặt xấu xa của nó (công việc này có thể báo chí làm tốt hơn), văn chương, vĩ đại bởi khả năng hướng con người tới cái đẹp bằng nghệ thuật ngôn từ.

Mọi sự đổi mới cần đến từ chính bản thân tác phẩm

Thời kỳ văn học Phục Hưng được đánh dấu bằng những tên tuổi lớn như Cervantes với “Don Kihote”, các vở kịch về tự do cá nhân của William Shakespeare. Các tác phẩm hiện thực lớn của Balzaq, Charles Dicken, Dostoyevski… đều là những tuyên bố hùng hồn về sự đổi mới, thay đổi, thậm chí là Cách mạng trong thời đại của họ. Không cần các tuyên bố dài dòng về quyền tự do, quyền con người hay lẽ công bằng, bằng chính các biến cố trong tác phẩm của mình. Những ý tưởng đó trong tác phẩm lan tỏa đến các cây viết khác và ảnh hưởng sâu sắc đến người đọc. Từ đó, một cuộc đổi mới bắt đầu diễn ra. Để thực hiện điều đó, những cây bút đứng đầu một phong trào hoặc một nhóm, phải là những cây bút xuất sắc nhất.

Không có điều này ở “Văn đoàn độc lập”! Không có gì ngoài độc nhất một bản tuyên ngôn! Các trào lưu và các nhóm sáng tác trong lịch sử văn học cũng có bản tuyên ngôn của riêng họ, nhưng đó là sau khi các tác phẩm của họ đã đi trước và thuyết phục được xã hội. Nếu không thể chứng minh bằng chính tác phẩm, các bản tuyên ngôn đều chỉ là sáo rỗng, không thể đảm bảo chắc chắn rằng những cây bút đó sẽ có khả năng bảo vệ những người cầm bút khác. Trong khi sự bảo vệ này không đơn thuần chỉ là quyền lợi chính trị, người cầm bút hơn cả thế, cần được xã hội công nhận đúng với tài năng và tư tưởng của mình.

Người cầm bút thật sự có cần đòi hỏi sự “độc lập”?

Hội nhóm, với các tác giả, đôi khi chỉ là chỗ để gặp nhau nói chuyện, giới thiệu tác phẩm, chia sẻ hiểu biết. Ở Việt Nam có rất nhiều nhà văn độc lập, không tham gia bất cứ hội đoàn nào, kể cả Hội nhà văn Việt Nam, nhưng họ vẫn được xuất bản sách, vẫn được báo chí đưa tin, vẫn được diễn thuyết trước công chúng, họ hiện nay vẫn được đảm bảo mọi điều kiện để thể hiện năng lực sáng tác. Họ hoàn toàn chứng minh bản thân, bao gồm tư tưởng và tài năng, bằng chính tác phẩm của mình. Nhà nước không có bất cứ sự cản trở gì đến con đường sự nghiệp của những cây bút này.

Sự phát triển của Internet, Blog, Mạng xã hội… càng tạo điều kiện lớn hơn cho các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình. Nếu không thích đi theo con đường xuất bản chính thống, bất cứ cây bút nào cũng có thể chia sẻ bài viết của mình trên mạng, không cần kiểm duyệt của nhà nước hay của cơ quan quản lý nghệ thuật. Tác phẩm của họ có đến được với đông đảo công chúng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người viết có đủ thuyết phục hay không. Không gian mạng đã cho phép các nhà văn độc lập hơn trong sáng tác. Nhưng vấn đề là, vẫn không có tác phẩm nào lớn. 

Người cầm bút chân chính là những người không chịu bất cứ áp lực nào của thị trường, không ngả nghiêng theo các xu hướng chính trị, hoàn toàn cống hiến mình cho nghệ thuật ngôn từ. Hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện – Mỹ mới chính là tạo dựng nền văn minh, giống như nhà văn vĩ đại của Chủ nghĩa Hiện sinh Albert Camus đã nói đến.