Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

VỤ CÁT TƯỜNG LÀ ÁN CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ TỐ TỤNG NƯỚC TA

Dư luận viên Tuấn Nam

(Soha.vn) - "Trong vụ án Cát Tường, cái khó cho cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án là vụ án chưa từng có trong lịch sử tố tụng nước ta".

Ngày 14/4 sắp tới, vụ án liên quan đến Thẩm mỹ viện Cát Tường sẽ được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền chưa được tìm thấy và đối tượng Nguyễn Mạnh Tường bị truy tố về hai tội: “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 Điều 246 BLHS và tội “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”.

Hiện nay, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về việc chị Huyền chết trước khi bị vứt xác hay chết sau khi vứt xác bởi hai tình huống này có liên quan trực tiếp đến tội danh của bác sỹ Tường. Trao đổi với chúng tôi, một số luật sư đã có những phân tích xác đáng quanh những vấn đề pháp lý liên quan đến bác sỹ Tường. Báo điện tử Trí Thức Trẻ xin gửi tới độc giả loạt bài: “Xét xử bác sỹ Tường khi chưa tìm thấy thi thể của chị Huyền - những điểm cần làm rõ”.

Luật sư Trịnh Cẩm Bình - Giám đốc công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư Hà Nội) (Ảnh: Tuấn Nam)

PV: Cho đến thời điểm này, khi vụ án sắp được đưa ra xét xử, nhớ lại hành vi ném thi thể chị Huyền xuống sông Hồng của bác sỹ Tường, là một luật sư, cảm xúc của chị như thế nào?

LS Trịnh Cẩm Bình: Sau thời gian điều tra vụ án và cùng song song là thời gian gia đình chị Huyền nỗ lực tìm kiếm xác chị Huyến, vụ án về thẩm mỹ viện Cát Tường sắp được đưa ra xét xử. Tôi cũng như tất cả mọi người quan tâm đến vấn đề này có lẽ đều rất bức xúc về những hành vi ném xác bệnh nhân xuống sông của bác sĩ Tường. Dù với bất cứ lý do gì, hành vi này là không thể chấp nhận được cả về phương diện đạo đức cũng như pháp luật.

Lẽ ra, khi xảy ra sự cố, bác sỹ Tường phải kịp thời khắc phục hậu quả, đưa nạn nhân đi cấp cứu dù sự cấp cứu đó có muộn đến mức nào. Nhưng ngược lại với cách xử trí thông thường đó, bác sỹ Tường đã tìm cách phi tang, tính toán một cách tinh vi, kỹ lưỡng, thủ tiêu tang chứng, che giấu tội ác của mình. Hành vi này đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận và trong cả ngành y.

Cùng với sự phẫn nộ với hành vi của bác sỹ Tường là sự thông cảm chia sẻ với gia đình chị Huyền đã và vẫn đang phải gánh chịu nỗi đau và hy vọng tìm kiếm được thi thể chị Huyền dù đó chỉ hết sức mong manh.

PV: Chị đánh giá như thế nào về hai tội danh do Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội cáo buộc bác sỹ Tường phạm tội? Hai tội danh đó đã thật chính xác trong vụ án này chưa?

LS Trịnh Cẩm Bình: Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Tường bị truy tố về 2 tội danh "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo Khoản 1 Điều 242 BLHS và “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" theo Khoản 2 Điều 246 BLHS. Tổng mức án cao nhất bị cáo phải đối mặt là 10 năm tù.

Đến thời điểm hiện tại, xác chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy. Do đó, căn cứ vào những chứng cứ thu thập trong vụ án như lời khai của các bị cáo và những người liên quan, dấu vết và tang vật thu được từ các địa điểm như Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, nơi vứt xác chị Huyền, nơi phát hiện xe máy của chị Huyền..., cơ quan tố tụng truy tố Tường về hai tội danh trên đến thời điểm này là có căn cứ pháp luật. Bác sỹ Tường không có chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ, Trung tâm Cát Tường không được cấp phép thực hiện dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng bác sỹ Tường vẫn thực hiện và gây ra hậu quả chết người là đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 242 BLHS. Việc bác sỹ Tường mang xác nạn nhân vứt, thủ tiêu thi thể chị Huyền là đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 246 BLHS.

PV: Với quan điểm “trọng chứng hơn trọng cung” trong vụ án, cách hiểu: “chỉ với những lời khai của bác sỹ Tường thì chưa thể đưa vụ án này ra xét xử khi chưa tìm thấy thi thể của chị Huyền” có đúng không, thưa luật sư?

LS Trịnh Cẩm Bình: Tôi không đồng tình với cách hiểu "chỉ với những lời khai của bác sỹ Tường thì chưa thể đưa vụ án này ra xét xử khi chưa tìm thấy thi thể của chị Huyền".

Mặc dù với quan điểm “trọng chứng hơn trọng cung” nhưng chúng ta cũng phải khẳng định rằng không phải lúc nào cũng thu thập được những bằng chứng một cách tuyệt đối bởi vì có trường hợp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đã dùng thủ đoạn khôn ngoan, tinh vi để thủ tiêu vật chứng là phương tiện phạm tội hoặc mang dấu vết tội phạm làm cho quá trình điều tra gặp không ít khó khăn.

ĐEM NGƯỜI YÊU...CHIÊU ĐÃI BẠN TRONG NGÀY SINH NHẬT

Chếnh choáng hơi men, liếc nhìn Liên đang ngồi hát, Bào ghé tai Vĩnh nói nhỏ: “Mày có thích “chén” con người yêu tao không?”. Hiểu ý bạn, Vĩnh đưa mắt nhìn về phía Liên rồi gật đầu đồng ý.

Khi Bào chưa đầy 10 tuổi thì bố anh ta chẳng may mắc bệnh ung thư nên qua đời sớm. Bố mẹ Bào sinh được 5 người con, Bào là con trai út. Có lẽ khỏi phải nói đến nỗi khốn khó của một gia đình nghèo, đông con khi đã mất đi người đàn ông trụ cột. Một nách 5 con, gánh nặng sinh nhai từ đó đè nặng lên đôi vai gầy của mẹ Bào…

Chàng thanh niên vừa đẹp chai, vừa… chai mặt

Vật lộn đủ nghề, hết làm ruộng thì bà xin vào làm thuê trong các lò sản xuất gạch, ngói ở quê. Rồi thời gian trôi qua, 3 người chị gái của Bào đến tuổi trưởng thành đi lấy chồng, người anh trai cũng lập gia đình ra ở riêng. Thế là ở nhà chỉ còn lại có hai mẹ con Bào. Tuy nhiên, nghèo khó vẫn bám lấy gia đình này…

Hoàn cảnh gia đình như thế nên Bào sớm phải bỏ học từ bậc tiểu học. Thương mẹ lam lũ, vất vả, Bào cũng chịu thương chịu khó, phụ giúp mẹ công việc đồng áng, chăn nuôi, việc nhà việc cửa rồi cùng mấy anh chị trong gia đình làm nghề dệt thảm kiếm thêm thu nhập. Sớm thiếu vắng người cha, còn người mẹ chỉ lo việc làm lụng, kiếm tiền nuôi con cũng quá sức nên Bào lớn lên chẳng có người quản lý, dạy bảo. Chính vì thế, Bào sớm theo lũ bạn xấu trong xóm, ngoài làng tụ tập chơi bời, lêu lổng.

Đến tuổi 17, Bào sớm để ý đến các cô gái. Nhà Bào ở Tốt Động, Chương Mỹ, Hà Nội, trong những lần đi chơi cùng bạn bè sang Hữu Văn kế bên, anh ta để ý đến một cô nữ sinh thường hay ngồi bán hàng cho mẹ. Hỏi dò, Bào biết tên cô bé ấy là Liên, học lớp 9. Mới 14 tuổi nhưng trông Liên phổng phao, có vẻ già dặn hơn các bạn cùng tuổi. Cảm cô bé này nên Bào thường cùng các bạn tìm đến quán nhà Liên, kiếm cớ làm quen, tán tỉnh.

Các bị cáo trước tòa

Thấy một chàng trai trẻ, trông dáng mạo cao ráo, sáng sủa hay đến quán nhà mình ngồi chơi, lúc đầu Liên không để ý bởi cô còn quá trẻ. Tuy nhiên, mỗi khi Bào vào quán ngồi, Liên thấy anh ta trò chuyện, tán tỉnh vui vẻ rồi liếc mắt đưa tình khiến cô cũng xốn xang, e thẹn.

Sau 2 tháng quen biết nhau, Liên bất ngờ khi thấy Bào ngỏ lời yêu. Tất nhiên là Liên chối từ, bởi cô còn quá trẻ. Trước thái độ ấy của Liên, Bào không chịu từ bỏ ý định theo đuổi “bông hoa” mới bước vào tuổi trăng tròn. “Đẹp trai không bằng chai mặt”, đằng này, Bào có “bằng” đẹp trai, vậy là anh ta giở “chiến thuật” chai lỳ “trồng cây si” trước cô nữ sinh. Hầu như ngày nào, Bào cũng tạt qua quán nhà Liên để trò chuyện, tán tỉnh cô bé. Rồi hai tháng nữa qua đi, công sức của Bào bỏ ra không uổng khi rủ được Liên đi chơi.

Tối hôm ấy, Bào đưa Liên ra bờ con máng đầu làng ngồi chơi. Sau vài câu tán tỉnh, một lần nữa Bào bày tỏ tình yêu của mình với cô nữ sinh. Rồi không chờ Liên trả lời có đồng ý hay không, Bào ôm lấy cô, đặt lên đôi môi cô nữ sinh một nụ hôn nồng thắm.

Có được người “trong mộng”, Bào cảm thấy cuộc sống đầy thi vị nhưng xem lại nhà mình nghèo quá, nghèo đến nỗi bản thân anh ta đến thời buổi này mà không có được một chiếc điện thoại di động, dù chỉ là điện thoại cũ. Có người yêu mà không có điện thoại di động để nhắn gửi những lời yêu thương và hẹn hò thì quá… kém tắm. 

Nghĩ như vậy nên Bào phịa ra chuyện mới nộp hồ sơ xin đi làm cho một doanh nghiệp gần nhà, cần có điện thoại di động để trao đổi, liên lạc để xin tiền mẹ. Nghe con trai nói cũng có lý, bà mẹ khốn khổ móc hầu bao lấy ra 500 ngàn đồng đưa cho Bào.

Có tiền mẹ cho, Bào chạy đi tìm mua được một chiếc điện thoại cũ với giá chỉ có 300 ngàn đồng. Số tiền còn lại không chịu nằm yên trong túi anh ta. Vốn ham chơi bời, Bào nghĩ ngay đến việc rủ mấy cậu bạn thân cùng bạn gái đi “đập phá”.

THAM NHŨNG VẶT ĐANG ĂN MÒN XÃ HỘI



Tham nhũng vặt vẫn chưa suy giảm. Ảnh minh họa: Ngọc Châu

TP - Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) nhận định đã nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với Tiền Phong.

Trước việc Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI 2013 chỉ ra nạn tham nhũng vặt diễn ra khắp nơi, trao đổi với Tiền Phong, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) nhận định một khi tham nhũng được chấp nhận, được coi là hiển nhiên, sẽ ăn mòn xã hội.

PAPI 2013 cho thấy tham nhũng vặt có mặt khắp nơi, khi động tới thủ tục công là người dân phải “lót tay” (khám chữa bệnh, xin việc vào cơ quan nhà nước, xin cấp phép xây dựng, xin học…), ông có bình luận gì về kết quả này?

Số liệu từ ba năm nay cho thấy mức độ tham nhũng liên quan tới các thủ tục hành chính, các dịch vụ y tế và giáo dục công vẫn không thuyên giảm. Xã hội đã nói tới tình trạng này trong nhiều năm nay, nhưng chúng ta không đạt được một sự cải thiện nào cả. Thậm chí, so với hai năm trước, năm 2013, tỉ lệ người dân cho rằng chính quyền địa phương không nghiêm túc trong chuyện chống tham nhũng còn có xu hướng tăng lên.

Có người cho rằng tham nhũng, lót tay là tất yếu trong một xã hội vận hành theo cơ chế thị trường. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Cách hiểu này hoàn toàn sai. Nếu tham nhũng là một đặc tính của cơ chế thị trường thì các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản sẽ phải tham nhũng nhất? Ngược lại, tham nhũng làm méo mó thị trường. Trong một thị trường lành mạnh và sạch sẽ, những doanh nghiệp có chất lượng cao nhất và giá cả hợp lý nhất sẽ trúng thầu, những cá nhân có khả năng nhất sẽ được tuyển vào nhà nước, mọi người nhận được dịch vụ y tế công tốt như nhau. Tham nhũng gây thiệt hại cho quốc gia, vì nó ưu ái những tổ chức, công ty và cá nhân có quyền lực hay có khả năng mua quyền lực để đem lại lợi ích không chính đáng cho bản thân, và gây thiệt thòi cho những người không có khả năng chạy theo cuộc đua bôi trơn.

Thưa ông, tại sao tham nhũng vặt không suy giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên?

Tham nhũng vặt không suy giảm vì hai lý do chính. Thứ nhất, phần lớn những người nhận tham nhũng không hề chịu một hậu quả nào, thậm chí ngược lại, họ còn coi số ít đồng nghiệp khước từ tham nhũng như những người gàn hay đạo đức giả. Thứ hai, người dân sử dụng dịch vụ công thường không đủ dũng cảm để là những người đầu tiên bước ra ngoài cuộc chơi. Hai yếu tố trên tạo nên một vòng tròn khép kín. Người dân có tâm lý cam chịu vì họ nghĩ rằng cái vòng tròn khép kín này quá mạnh, họ lẻ loi và không thể nào phá được nó. Và họ không tin là sẽ được bảo vệ nếu họ phá nó.

TRUNG QUỐC KHIẾN ẤN ĐỘ, VIỆT NAM VÀ PHILIPPINES PHẢI TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ

Dư luận viên Việt Dũng

(GDVN) - Trung Quốc tập kết quân sự đã gây ảnh hưởng toàn châu Á, từ Ấn Độ đến Hàn Quốc đến Malaysia, thậm chí Nhật đều đang tăng tốc chi tiêu quốc phòng.

Nòng pháo trên tàu khu trục tên lửa mới Type 052D vừa biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc ngày 21 tháng 3 năm 2014, bố trí ở Biển Đông.

Mạng "The Financial Times" Anh ngày 2 tháng 4 đưa tin, dư luận đều biết đến sự tập kết/tích tụ vũ khí của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh tăng trưởng liên tục trong 20 năm. Trong thời gian này, họ đã trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới.

Theo bài báo, căn cứ vào số liệu của tổ chức theo dõi chi tiêu quốc phòng quốc tế - Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc chiếm gần 10% tổng chi tiêu quốc phòng thế giới, vượt tổng chi tiêu quốc phòng của Nga và Anh.

Nhưng, căn cứ vào số liệu chính thức, tuy Mỹ gặp khó khăn về tài chính, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng chỉ bằng 1/4 của Mỹ.

Tuy nhiên, theo bài báo, điều gây nghi ngại cho dư luận là ảnh hưởng từ sự "tập kết quân sự" của Trung Quốc gây ra đối với toàn bộ châu Á. Năm 2012, lần đầu tiên từ thời cận đại đến nay, các nước châu Á vượt châu Âu về chi tiêu quốc phòng.

Bài báo nhận định rằng , từ Ấn Độ đến Hàn Quốc, từ Việt Nam đến Malaysia, chính phủ các nước khu vực này đang tăng tốc chi tiêu quốc phòng.

Cho dù là Nhật Bản, nước thực hiện "chủ nghĩa hòa bình" và luôn cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong nhiều năm qua, gần đây cũng bắt đầu làm đảo ngược xu thế này, bởi vì họ định vị lại tư thế phòng thủ, mục tiêu là chống lại mối đe dọa Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Ở mức độ nhất định, khi Mỹ và châu Âu đều cắt giảm chi tiêu quân sự, sự "tập kết" của châu Á là thay đổi "tự nhiên". Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, những nước này tất yếu phải hiện đại hóa khả năng phòng thủ của mình.

Tương tự, cùng với việc Trung Quốc trở nên ngày càng lệ thuộc và nhập khẩu nguyên liệu, bất kể là quặng sắt của Brazil hay dầu mỏ của Sudan, Trung Quốc không thích thú gì khi để quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng rơi vào tay Mỹ.

Nhưng, sự tập kết vũ khí của châu Á còn có một vấn đề gây lo ngại hơn khác, đó chính là "hành động - phản ứng hành động" - một cách nói của giáo sư nghiên cứu chiến lược Desmond Bauer, Đại học Australia quốc lập. Nói thẳng ra, ở đây đang diễn ra chạy đua vũ trang kiểu vũ.

Trong cuốn sách mới về Biển Đông mang tên "Lò luyện lớn châu Á", Bob Kaplan cho rằng, đây là "một trong những sự kiện thiếu vắng nhất trên truyền thông tinh hoa mấy chục năm qua".

Tàu ngầm Hà Nội HQ182, tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh HQ183 của Quân đội Việt Nam

Theo bài báo, có rất nhiều nhân tố thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang này. Quan trọng nhất là thực lực liên tục tăng cường của Trung Quốc, chính điều này khiến cho các nước như Ấn Độ, Việt Nam và Philippines cân nhắc tăng cường phòng thủ.

"Điểm tựa" của Washington có thể đã gây lo ngại cho chiến lược "tái cân bằng" châu Á, những tháng ngày hòa bình dưới sự lãnh đạo/thống trị của Mỹ dường nhưng đang gặp khó khăn.

Mà sự lo ngại này cũng đã làm trầm trọng hơn cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Tình hình căng thẳng ngoại giao khác, đặc biệt là tình hình căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều đã làm gia tăng xu thế này.

TỪ MÈO VẠC ĐẾN PAKISTAN: HÃY ĐƯA TÔI VỀ VIỆT NAM



BizLIVE - Một người H'mong có quốc tịch Việt Nam bị cảnh sát vùng Kashmir của Pakistan giam giữ trong nhiều tháng đã khiến cho giới chức ở đây nhức đầu trong việc xác định anh ta là ai, hãng tin Pháp AFP dẫn lời các quan chức nước này cho biết.

Một người H'mong có quốc tịch Việt Nam bị cảnh sát vùng Kashmir của Pakistan giam giữ trong nhiều tháng đã khiến cho giới chức ở đây nhức đầu trong việc xác định anh ta là ai, hãng tin Pháp AFP dẫn lời các quan chức nước này cho biết.

Không manh mối

Vừ Gia Pó bị bắt khi đang lang thang bằng chân trần mà không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào ở thị trấn Athmuqam vốn nằm trên Đường kiểm soát (LOC - đường ranh giới tạm thời phân chia vùng Kashmir đang có tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan), viên cảnh sát Yasin Abbasi nói.

Đây là khu vực có nhiều hoạt động quân sự, nơi đã chứng kiến nhiều cuộc chiến giữa hai quốc gia Nam Á.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội cho biết anh Pó bị bắt giữ "vào khoảng tháng 10 năm 2013".

Lúc đầu, giới chức Pakistan hoàn toàn không có manh mối gì để biết anh ta là ai và đến từ đâu.

“Anh ta trông giống người Trung Quốc hay người Nhật và không nói được bất kỳ tiếng địa phương nào. Anh ta không có giấy thông hành, không có giấy tờ tùy thân, không có gì cả,” Abbasi nói.

“Anh ta cũng không nói và không hiểu được tiếng Anh trong khi chúng tôi thì không nói được ngôn ngữ của anh ta. Thật là ác mộng,” người cảnh sát này nói thêm.

Trước khi được giao cho cảnh sát, Pó đã bị giam được vài tháng và đã bị nhiều cơ quan Chính phủ Pakistan thẩm vấn.

Cho đến gần đây, giới chức hành chánh địa phương đã xác định được quốc tịch người đàn ông này bằng cách cho anh ta xem cờ và đồng tiền của một số quốc gia đông Á.

“Khi nhìn thấy quốc kỳ và tiền Việt Nam, anh ta phản ứng và chúng tôi hiểu rằng anh ta đến từ Việt Nam,” ông Arshad Mirza, một quan chức cao cấp ở Quận Neelum nói với AFP.

“Hãy đưa tôi về Việt Nam”

Trong đó, Pó nói bằng tiếng Hmong rằng: “Tôi là Vừ Gia Pó đến từ xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.”

“Tôi đang đi lao động ở Trung Quốc. Trên đường về, tôi bị lính Pakistan bắt giữ đã ba tháng. Hãy đưa tôi về Việt Nam để tôi đoàn tụ với vợ, con và gia đình,” anh nói.

“Tôi không phải người Trung Quốc. Tôi không thể ở Trung Quốc được. Tôi muốn về Việt Nam. Tôi sẽ trả bất cứ giá nào. Vu và Phinh là những người đã đưa tôi đến Trung Quốc lao động.”

Hiện không rõ hai người ‘Vu’ và ‘Phinh’ là ai.

Mirza nói Pó đã được gia đình nhận dạng và giờ đây anh ta đang đợi tin về thủ tục để hồi hương.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói với AFP rằng Pakistan đã thông báo với Việt Nam về vụ bắt giữ hôm 31/12.

Sau đó, đến ngày 21/3, Đại sứ quán Việt Nam ở Pakistan cho biết họ đã có cuộc tiếp xúc lãnh sự với Vừ Gia Pó, theo lời ông Bình. 

“Sức khỏe anh ta bình thường, tinh thần ổn định và muốn đoàn tụ với gia đình ở Việt Nam càng sớm càng tốt,” ông Bình nói.

“Vào lúc này, sứ quán Việt Nam ở Pakistan đang tích cực làm việc với giới chức địa phương để hoàn tất các thủ tục theo quy định của Pakistan để đưa Vừ Gia Pó về nước.”

Theo BBC

NHÌN CRIMEA NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

Dư luận viên Ngọc Phạm

Khi luật quốc tế tỏ ra thiếu hiệu quả đối với một cường quốc trên bàn đàm phán, phải chăng đã hết giải pháp hòa bình trong tranh chấp?

Mới đây, tạp chí The Diplomat đã xuất bản bài nghiên cứu “Ngoại giao trong vấn đề Crimea và biển Đông” của hai nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher và Bruno Hellendorff (Bỉ). Hai tác giả chỉ ra những điểm tương đồng đáng lưu ý, những bài học kinh nghiệm cũng như giải pháp cấp thiết trong quản lý tranh chấp tại biển Đông từ trường hợp khủng hoảng Crimea.

Trung Quốc xưa nay thích “chơi rắn”

Ngày 18-3, Trung Quốc (TQ) và ASEAN đã có cuộc họp tại Singapore để tiếp tục theo đuổi những thương nghị về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), đồng thời đàm phán về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Cuộc gặp gỡ lần này diễn ra tại thời điểm TQ đang quyết liệt ưu tiên theo đuổi những tuyên bố về chủ quyền hàng hải của quốc gia này.

Hồi tuần trước, Bắc Kinh và Manila vừa trải qua thêm một cuộc tranh cãi sau khi tàu cảnh sát biển TQ chặn nguồn tiếp tế của hạm đội thủy quân Philippines hiện đang đóng quân tại quần đảo Trường Sa.

Nhìn một cách tổng quan hơn về động thái đó của TQ, nhiều chuyên gia đưa ra các nhận định TQ ngày càng “ưa chuộng” việc sử dụng các biện pháp đe dọa, cũng như các phương tiện mang tính vũ lực để tăng cường ảnh hưởng ở biển Đông.

TQ đã và đang tiến hành xây dựng lực lượng hàng hải một cách mạnh mẽ, bao gồm việc tập trung các đơn vị hải quân thành một đơn vị cảnh sát biển thống nhất; phát hành các tập bản đồ với tuyên bố đường 10 đoạn trên biển Đông. Thậm chí là đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) khu vực biển Đông và ngay cả trên vùng đảo đang tranh chấp với Nhật Senkaku/Điếu Ngư.

Tất cả động thái trên đã và đang góp phần biến khu vực biển Đông thành “cái vạc của châu Á”, khái niệm mà chuyên gia Robert Kaplan đã đặt tên cho quyển sách cuối cùng của mình: “Cái vạc của châu Á: Biển Đông và việc kết thúc sự ổn định ở khu vực Thái Bình Dương”. Một bức ảnh trên boong tàu Liêu Ninh được lưu hành rộng rãi ghi lại hình ảnh người thủy thủ TQ đưa cao khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Hoa, giấc mơ của một lực lượng quân đội hùng mạnh” đã không giúp làm giảm những căng thẳng trong khu vực trước tham vọng của TQ.

Đảo Sơn Ca trên biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Ảnh: Đức Hiển

Nga đã chọn “đánh” mà không “đàm”?

Cuộc thảo luận giữa TQ và ASEAN diễn ra ngay trong giai đoạn khủng hoảng Crimea ở Đông Âu. Trong trường hợp này, tương tự tranh chấp biển Đông, công pháp quốc tế cũng như các áp lực từ phía Liên minh châu Âu (EU) cũng chưa thể hiện hiệu quả trước những quyết tâm của Nga trong việc quyết định số phận của Crimea, vốn là một phần lãnh thổ của Ukraina.

Mặc dù bị Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia khác nhận định là bất hợp pháp nhưng cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea vẫn diễn ra, đồng thời được chính quyền Putin chấp nhận sáp nhập. Các căn cứ quân sự của Ukraina tại Crimea nhanh chóng bị các lực lượng thân Nga áp đảo và sự kiểm soát chính trị từ Kiev dường như bị vô hiệu hóa.

Về thực tế, chính quyền Putin có những lợi thế nhất định. Nước này vừa cương quyết, đồng thời sử dụng “chiêu” đe dọa để thúc đẩy thành công một cách nhanh chóng lợi ích của nước ngày tại Crimea. Đồng thời, Moscow đáp trả những chỉ trích từ châu Âu và Mỹ bằng cách gợi lại những can thiệp của phương Tây đối với Kosovo và Libya.

Ngoài những tuyên bố trừng phạt Nga từ phương Tây thì những hậu quả đối với quan hệ Nga-EU và sự ổn định của Đông Âu cho đến nay vẫn là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, động thái của Nga trong bối cảnh hiện nay cho thấy việc sử dụng bạo lực đang chiếm ưu thế trong vấn đề ngoại giao, vốn là một quan niệm lạc hậu, lỗi thời. Quan niệm ngoại giao theo kiểu “cây gậy” này, theo Sophie Boisseau du Rocher và Bruno Hellendorff, sẽ gieo rắc tai ương cho nhiều nơi. Đặc biệt là những gì Nga đã làm và phản ứng của châu Âu sẽ được Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á quan sát rất kỹ lưỡng.

NGOẠI CẢM – KẺ THÙ CỦA THÂN NHÂN LIỆT SỸ

LTS: Ông Trần Đình Huân - Thượng sĩ, CBB Trung đoàn đặc công 117 và 198 Anh hùng - BTL Đặc công. Đồng thời, là Trưởng ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31 sử dụng địa chỉ facebook Huan Tran Dinh có lời thách đấu với hai vị Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Chu Phác và Thiếu tướng Công an Ngô Tiến Quý về sử dụng ngoại cảm trong xác định danh tính Liệt sỹ. Củ Hành xin trân trọng giới thiệu lời thách đấu của ông tại facebook của ông:

THÁCH ĐẤU HAI THIẾU TƯỚNG MƯỢN DANH KHOA HỌC

1. THIẾU TƯỚNG QUÂN ĐỘI – “TIẾN SỸ” NGUYỄN CHU PHÁC.

2. THIẾU TƯỚNG CÔNG AN NGÔ TIẾN QUÝ

Đã hơn 20 năm, nhân dân và thân nhân liệt sỹ đã bị lôi kéo vào vòng xoáy của u mê, của những giai thoại kinh thiên động địa của cái gọi là Ngoại cảm và Áp vong tìm mộ liệt sỹ, của cái gọi là nghiên cứu khoa học tâm linh, nghiên cứu tiềm năng con người.Hơn 20 năm, bằng cách lợi dụng truyền thông, lợi dụng hình ảnh của những người có uy tín, địa vị trong xã hội. Những kẻ mang danh “ngoại cảm” và những kẻ đang lợi dụng danh nghĩa “nghiên cứu khoa học tâm linh” đang cổ suý, thực hiện hành vi lừa đảo, trục lợi trên xương máu của các Liệt sỹ đã hi sinh vì Tổ Quốc, khắc thêm nỗi đau cho hàng vạn gia đình liệt sỹ.

Để rồi, với tất cả những bằng chứng trên mặt trận 31, với sự tập trung của hàng ngàn gia đình thân nhân liệt sỹ trên cùng mặt trận, bộ mặt thật của những kẻ mang danh “Ngoại cảm”, những kẻ đội lốt khoa học, Nghiên cứu, Tâm linh, Tri ân, Tâm đức và nhiều thứ ngôn từ hoa mỹ khác nay đã lộ nguyên hình với bản chất mê muội, hoang tưởng, cuồng vỹ, lừa đảo, thất đức.

Bên cạnh đó là sự ấu trĩ trong công tác quản lý khoa học, sự lỏng lẻo, mơ hồ trong hệ thống quản lý nhà nước đã thả nổi suốt hơn hai thập kỷ qua. Đồng thời, với đội ngũ tham gia “nghiên cứu khoa học tâm linh” là những người có địa vị xã hội cùng những học hàm, học vị đến tột đỉnh, thậm chí, có cả những người từng là Bộ trưởng, các sĩ quan cao cấp của Quân đội và Công an và nhiều cán bộ mang những chức danh quan trọng khác. Quá trình nghiên cứu của họ đã đi lệch hướng, mất kiểm soát, áp dụng tùy tiện và dần chuyển thành các tệ nạn xã hội. Thêm vào đó là cả hệ thống thông tin đại chúng cả chính thống và không chính thống, tập trung ra sức tung hô, cổ súy, tuyên truyền dưới dủ mọi hình thức, thậm trí cả hình thức khen thưởng của một số cơ quan quản lý nhà nước cấp vỹ mô. Hàng vạn gia đình thân nhân liệt sỹ bị lừa, hàng vạn hài cốt liệt sỹ bị chúng mang ra ngụy tạo, tung hứng, nghiên cứu, thực nghiệm, kiểm nghiệm, thực hành và rồi chúng hành nghề trên xương máu của những người con dân đất Việt đã hy sinh xương máu cho độc lập dân tộc và cho sự toàn vẹn lãnh thổ.. Vấn nạn này đã lây lan trở thành quốc nạn, hệ luỵ của vấn đề này chính là việc các gia đình bị lừa đảo đất đen, tổ mối thành hài cốt Liệt sỹ, nghiêm trọng hơn, còn cả hành vi đào bốc trộm hài cốt các Liệt sỹ ở các Nghĩa trang. Chúng đã nhạo báng những tình cảm thiêng liêng của các thế hệ thân nhân liệt sỹ, gây bao tổn thất, mất mát trên mồ hôi nước mắt của họ.Những hành động đó làm băng hoại đạo đức xã hội, hàng vạn liệt sỹ mãi không được trả về đúng tên của mình, nhân dân mất lòng tin vào công tác chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, Quân đội.

Sự thật đã nhãn tiền trước bàn dân thiên hạ, đã bị lột trần trước khoa học chân chính. Nhưng dường như những thủ phạm của quốc nạn này vẫn đang cố bấu víu vào mớ lý luận mù mờ, lập dị của một thứ khoa học di bản có một không hai này. Không đủ can đảm để nhìn thẳng vào sự thật là chính những người này đã trở thành giặc, trở thành kẻ thù của thân nhân liệt sỹ, là những kẻ đã làm ô uế những chốn linh thiêng, hủy hoại lòng tin của nhân dân, làm đảo lộn xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và sự tồn vong chủa chế độ. Chính bản thân những người này cũng đã nhận ra những sai lầm ấy nhưng không đủ can đảm để thừa nhận và không thể dừng lại và đành nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau của nhân dân!

Vì vậy:

Tôi –Thượng sĩ Trần Đình Huân - Cựu chiến binh thuộc Trung đoàn Đặc công 117 và 198 Anh hùng của Bộ tư lệnh Đặc Công – Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang. Đồng thời với tư cách là thân nhân liệt sỹ và là đại diện cho hàng vạn thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31 xin quyết đấu một cách sòng phẳng với hai vị Thiếu tướng có danh tính nêu trên:

Mục đích: Làm rõ trắng đen, đúng sai về khả năng Ngoại cảm trong việc áp vong tìm mộ liệt sỹ. Đánh giá đúng bản chất của cái gọi là nghiên cứu khoa học và những cái gọi là “thành tựu” của việc ứng dụng khoa học của hiệp hội UIA và hai vị thiếu tướng trong phạm vi này. Trả lại sự trong sáng, lành mạnh cho khoa học chân chính. Xóa bỏ khoa học trá hình và ngăn ngừa việc lợi dụng khoa học.

Hình thức: Đấu loại trực tiếp bằng các bằng chứng kết quả thực nghiệm ngay trên hiện trường thực tế, bằng các kiểm nghiệm nghiêm khắc, dưới sự chứng kiến của các cơ quan chuyên trách và thông tin đại chúng.

Địa điểm: Nơi an táng gần 12.000 hài cốt liệt sỹ của mặt trận 31 – Xương máu của cha anh chúng tôi. Nơi đó đang có gần 1 vạn ngôi mộ “Liệt sỹ Chưa biết tên”.

Nhân lực tham gia:

Phía bị thách đấu: 

1. Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác – “Tiến sỹ” – trưởng bộ môn “Cận Tâm Lý” - Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người,

2. Thiếu tướng Ngô Tiến Quý – Người đã lấy danh nghĩa Viện Khoa học hình sự - Bộ Công An để tham gia trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người,