Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

CỜ SAO VÀ VĂN HÓA "TƠ HỒNG"

"Công chức tơ hồng" mang kính gọng vàng, cà vạt thắt “ấu kép” mượt mà, óng ả bao phủ hết thẩy mọi “cây đời” từ bộ, ban, ngành xuống đến phường, xã... Và khiến cho “cây đời” chẳng thể nào nhìn thấy ánh sáng mặt trời.


Liên hợp quốc có 193 quốc gia thành viên chính thức và một thành viên đặc biệt (Vatican). Quốc kỳ của gần 50 trong số 193 quốc gia có hình ngôi sao năm cánh. Quốc kỳ có nhiều sao nhất là Mỹ (50 ngôi), một số nước quốc kỳ chỉ có 1 ngôi sao như Burkina Faso, Camorun, Senegal, Somali, Việt Nam...

Số ngôi sao trên mỗi lá quốc kỳ gắn liền với một sự kiện, một giai đoạn lịch sử của quốc gia đó. Cờ Mỹ lúc đầu chỉ có 13 ngôi sao thể hiện 13 bang khi lập quốc, sau này mỗi khi thêm một bang thì thêm một ngôi. Cờ Trung Quốc có năm ngôi sao, nhiều ý kiến cho rằng ngôi to thể hiện tộc người Hán, bốn ngôi còn lại là các tộc người Hồi, Mãn, Mông, Tạng.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, người Mỹ tự hào nói rằng cờ Mỹ tung bay trên đất Nhật Bản, người Nhật âm thầm làm việc để rồi tự hào nói rằng cờ Nhật Bản hiện diện trong từng gia đình người Mỹ. Số sao trên cờ Mỹ nhiều gấp 10 lần số sao trên cờ Trung Quốc, còn cờ Nhật không có sao, chỉ có hình tượng trưng cho mặt trời.

Cả ba quốc gia nêu trên đều là ba cường quốc hàng đầu thế giới. Những nước quốc kỳ chỉ có một ngôi sao trừ Việt Nam đa phần nằm ở châu phi và đều là các quốc gia nghèo.

Xem ra nhiều sao, ít sao hay không có sao không quan trọng, quan trọng là lá cờ đó có được thế giới ngưỡng mộ hay không, nó có hiện diện một cách trân trọng trong trái tim của mỗi công dân nước đó hay không?

Một số cá nhân người Việt hiện đại không quan tâm lắm đến biểu tượng quốc gia là lá cờ, họ khoác lên mình lá cờ như một sự khoe mẽ về tính dân tộc, còn sao ngược hay xuôi không quan trọng. Thậm chí người viết còn nhìn thấy trên nóc trụ sở công an một huyện thuộc tỉnh H.Y cờ búa liềm treo bên phải, cờ đỏ sao vàng treo bên trái!

Chỉ cần để ý nguyên thủ quốc gia tiếp khách, chủ ngồi bên phải, khách ngồi bên trái (theo hướng từ ngoài nhìn vào) là có thể thấy vì sao cờ tổ quốc phải ở bên phải, cờ Đảng phải ở bên trái. Tổ quốc là vĩnh viễn, là bất di bất dịch, là chủ thể, các triều đại, chính đảng tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, giống như là khách đến nhà vậy.

Thiếu các kiến thức sơ đẳng về quốc gia, dân tộc, một bộ phận không nhỏ người Việt ngày nay không còn mặn mà với nét thâm thúy của tiền nhân, cũng chẳng quan tâm đến tinh hoa của nhân loại, họ sẵn sàng làm “tầm gửi’ hoặc “tơ hồng” miễn là biến được của người khác thành của mình.

Xét về mặt sinh học, trong hai loại thực vật nêu trên, tầm gửi dù sao cũng không làm mất đi màu xanh của cây cối, còn “tơ hồng” thì khác, chúng vàng óng, trùm kín khắp tán cây, làm cho cây không còn nhựa sống. Chẳng cần phải cao siêu gì cũng có thể nhận thấy đội ngũ “quan chức tơ hồng” không còn là một thiểu số lẻ loi, họ hiện diện công khai không phải chỉ ở những chỗ tối nhất mà cả ở nơi sáng nhất.

Với số lượng đông đảo đến hàng ngàn người, họ đang thách thức mọi chuẩn mực văn hóa, nói cách khác họ đang hình thành nên một nét văn hóa cho riêng mình: Văn hóa “tơ hồng”. Nhiều người xưng tụng câu nói: “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Riêng với những người thuộc nền văn hóa “tơ hồng”, phương châm sống của họ là: “Cứ tranh thủ chừng nào chưa bị lộ”, họ chỉ quên đi một điều là khi “cây đời” lụi tàn thì “tơ hồng” cũng đến lúc diệt vong.

Khi “cây đời” lụi tàn thì “tơ hồng” cũng đến lúc diệt vong. Ảnh minh họa: Hải Đường

Muốn đất nước hùng cường, cần phải có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, trong ba yếu tố đó, “nhân hòa” là quan trọng nhất. Muốn nhân hòa thì phải giữ được chữ tín, phải để cho dân tin. Ông Dương Trung Quốc từng nói với báo chí trong giờ giải lao phiên họp Quốc hội: “Không chống tham nhũng thì không bảo vệ được Đảng. Nếu nhận thức được chuyện đó, Đảng phải thẳng tay, trước hết phải bảo vệ tổ chức chính trị của mình…Có thành công hay không tùy theo những người có trách nhiệm có thực sự chống tham nhũng hay không”.
Liệu có thể trông chờ vào những quan chức sùng bái văn hóa “tơ hồng” để bảo vệ tổ quốc, để giữ gìn bản sắc dân tộc? Chỉ nghĩ về điều đó thôi nhiều người đã không khỏi rùng mình.

Có dịp xem chương trình ti vi chiếu một ngôi chùa ở Trường Sa, cửa chính của chùa có bức hoành phi viết bốn chữ “Đại hùng bảo điện” bằng tiếng Việt, người viết chợt nhớ thông tin giới thiệu về chùa Bái Đính ở Ninh Bình: “Gác chuông treo đại hồng chung bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Đại hồng chung có đường kính 3,5m, cao 5,5m, nặng 36 tấn. Thân quả chuông khắc bài Tâm kinh Bát Nhã bằng tiếng Hán…”.

Đệ tử nhà Phật chắc đều biết Bát Nhã Tâm Kinh là thuộc về bộ kinh lớn Bát Nhã Ba La Mật Ða (Prajnaparamita Sutra) viết bằng tiếng Phạn. Ðó là một trong những bộ kinh đầu tiên của Phật giáo Ðại Thừa, xuất hiện tại Ấn Ðộ. Nếu đã có tâm với Phật sao không khắc kinh bằng tiếng Phạn? Nếu quả thật không biết tiếng Phạn sao không khắc bằng tiếng Việt mà lại bằng tiếng Hán? Không nói đến các di tích được trùng tu, rất nhiều công trình tưởng niệm các danh nhân, đình, chùa mới xây dựng những năm gần đây (ví dụ chùa ở đảo Bạch Long Vĩ, khu lưu niệm danh nhân Cao Bá Quát – Phú Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) hoành phi câu đối đều bằng tiếng Hán.

Bao nhiêu trong số chín mươi triệu người Việt ngày nay có thể đọc và hiểu những chữ đó? Chẳng lẽ phải viết bằng chữ Hán thì công trình mới có giá trị lịch sử? Vài trăm năm sau, hậu thế chiêm ngưỡng các công trình này sẽ không thể không đặt câu hỏi: “Phải chăng đầu thế kỷ hai mươi mốt, chữ viết của người Việt vẫn là chữ Hán?”.

Sự đầu độc tư tưởng, văn hóa ngoại lai chẳng lẽ không nguy hại bằng hoa quả, quần áo, đồ chơi trẻ con? Đáng chú ý là những công trình này đều đã qua thẩm định của ngành văn hóa, của những nhà quản lý với đầy đủ học hàm, học vị. Phải chăng trong số đó không ít người lĩnh vực mà họ uyên thâm nhất lại chính là nền văn hóa “tơ hồng”. Nếu nhận định này là sai thì chẳng lẽ lời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại không đúng sự thật: “Dư luận phản ánh trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

Thay vì gọi là “công chức cắp ô”, người viết muốn đặt lại cho họ cái tên là “công chức tơ hồng”, “cắp ô” chưa thể hiện cái nguy hại của loại công chức này đối với tổ chức, quốc gia, dân tộc. Còn cái đám “công chức tơ hồng” mang kính gọng vàng, cà vạt thắt “ấu kép” mượt mà, óng ả bao phủ hết thẩy mọi “cây đời” từ bộ, ban, ngành xuống đến phường, xã khiến cho “cây đời” chẳng thể nào nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Sự tồn tại của họ chính là nguyên nhân cầu sập, đập vỡ, đó còn là đội ngũ “chim mồi” tốt nhất cho chân gà thối và “lũ gà đầu trọc” hiện diện trong bữa ăn của người Việt. Đám người “tơ hồng” ấy thu vén bao nhiêu phần trăm của cải xã hội không ai biết được.

Mệnh đề “dân giàu nước mạnh” dường như là chân lý trên toàn thế giới, chẳng có nơi nào cho rằng “quan giàu nước mạnh”. Tất nhiên nếu quan giàu mà dân cũng giàu thì rất tốt, hoặc giả quan giàu bằng những nguồn minh bạch thì cũng không có gì phải bàn luận. Vấn đề là người dân có quyền thắc mắc tại sao lại phải “bảo mật” tài sản quan chức? Phải chăng nếu đội ngũ quan chức mà nghèo thì sẽ làm suy yếu sức mạnh tập thể? Nếu nghèo về kinh tế thì lòng trung thành của họ cũng “nghèo” theo? Dù đây chỉ là giả thuyết song có lẽ nó cũng không cách xa sự thật là mấy?

Nhìn qua trời tây để thấy, nếu dân không giàu, nước không mạnh thì đừng hy vọng độc lập tự do. Chẳng có kẻ thù nào là vĩnh viễn cũng như chẳng có bạn bè nào là tuyệt đối. Nói như nhà văn Tiệp Khắc G. Phuxich trong cuốn Viết dưới giá treo cổ: “Hỡi nhân loại, ta yêu người, nhưng hãy cảnh giác”.

Sự cảnh giác đầu tiên mà chúng ta phải lưu tâm là cảnh giác với chính bản thân mình. Nếu còn dung túng cho văn hóa “tơ hồng”, không sớm thì muộn, “cây đời” sẽ trở thành cành mục. Nếu điều đó xảy ra, chắc chắn hậu thế sẽ không phải đào sâu trong các tầng đất để chứng minh sự tồn tại của nền văn hóa đặc biệt này.

TS. Dương Xuân Thành/GDVN -

ĐÔI ĐIỀU VỚI NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC

Kính trọng tài năng văn chương của ông, thế hệ chúng tôi đã thầm xem Nhà văn Nguyên Ngọc - người con của mảnh đất Quảng Nam "chưa mưa đã thấm" là một cây đại thụ của nền văn học đương đại. Với 82 năm tuổi đời, với những tập truyện ngắn đi vào bất hủ như "Đất nước đứng lên" và những Rẻo cao, Đường chúng ta đi, Đất Quảng, Rừng xà nu, Có một đường mòn trên biển Đông, Cát chá..., Nguyên Ngọc đã định hình nên hình ảnh một văn nghệ sỹ có thể sống lâu và đóng góp bền bỉ với nghề.

Có một điều rất đặc biệt là sự thành công của một nhà văn gắn với những giai đoạn lịch sử cụ thể, cho nên dễ hiểu khi thấy một nhà văn thời gian đầu rất lận đận, không có tác phẩm để độc giả biết tới nhưng trước khi từ giã trần thế họ vẫn có những tác phẩm để đời và để định hình tên tuổi; hiếm thấy một nhà văn mà khởi đầu và kết thúc đều thành công. Dõi theo sự nghiệp sáng tác của nhà văn đại thụ Nguyên Ngọc cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các sáng tác của ông ra đời trong bối cảnh sau cuộc kháng chiến chống pháp năm 1954 cho đến hết cuộc kháng chiến chống Pháp và đây cũng là giai đoạn chứng kiến bút lực cũng như thành công nhiều mặt cả về nội dung và nghệ thuật biểu đạt của cây viết này. Dù đã cố gắng viết và chứng tỏ mình nhưng giai đoạn sau năm 1975, nhà văn Nguyên Ngọc không thể làm được những "Rừng xà nu" hay một tuyệt tác tương tự. Và như vậy, Nhà văn Nguyễn Ngọc đã không thể thoát cái quy luật nghiệt ngã của nghề văn ấy, cái nghề không giành cho đại chúng và cũng không thể làm cả đời được. 

So với những cây viết cùng thời thì Nguyên Ngọc còn được đánh giá là may mắn. Có thể xem ông là một nhân chứng sống cho những bước chuyển giao, giao thời giữa nhiều xu hướng, trào lưu văn học. Đặc biệt, trong giai đoạn nền văn học Việt đang có những dấu hiệu biến chuyển hiện nay thì ông cũng có vinh dự đó. Tuy nhiên, có một điều thực sự tôi hơi băn khoăn. Lẽ ra khi sống trong những không khí văn học ấy, khi mà sự sáng tác cũng như sự mẫn cảm nghề nghiệp của mình đã không còn như trước, Nhà văn nên chọn cho mình một góc đứng, một góc nhìn để "nghe" nhiều hơn là để phản biện và tham gia vào đó. 

Dẫu biết rằng, không còn sáng tác thì nhà văn có thể đóng góp vào nền lí luận, sẽ đóng vai của một người tổng kết và đưa ra định hướng cho nền văn học thời gian tới. Nhưng, những người đã thuộc về một thế giới của những năm tháng chiến tranh, đã tạm dừng viết từ lâu như Nhà văn Nguyên Ngọc thì tôi ngỡ rằng, sự nhạy cảm và độ tinh anh để tham gia vào một công tác cần những người trực tiếp sáng tác và sống trong hơi thở của không gian đó thì Nhà văn của Đất nước đứng lên sẽ khó lòng để đáp ứng. Không lẽ ông lại đưa một con mắt của những năm 60, 70 để tô hồng và làm giàu cho những giá trị hiện tai. 

Chúng ta sẽ không ai có quyền phủ định quá khứ, nhất là quá khứ của một nền văn học chiến trận mà tên tuổi của những con người như ông đã được định hình và gọi tên; phủ định nó sẽ có lỗi với lịch sử và những con người như ông. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận để thấy rằng, việc tạm gác sang một bên vai trò của một số người không còn "hữu thời" để có thể chăm lo cho đại cục là một việc nên làm nếu những con người đó có tấm lòng với nền văn học đương đại. Cho nên, nếu ai đó đồng tình với việc đưa thế hệ nhà văn như Nguyên Ngọc vào những cương vị đứng đầu tổ chức hội hay một quyết sách nào đó thì e họ đã sai lầm; họ đã vô tình đội quá khứ lên trên đầu mà không biết so với thời điểm hiện tại nó đã trở nên lỗi thời. 

Với những gì đã cống hiến trong quá khứ, việc Nhà văn Nguyên Ngọc nên làm là "nghỉ ngơi" và giành chỗ cho thế hệ sau chứng tỏ mình. ông sẽ chứng kiến và uốn nắn nếu "lũ trẻ thế hệ sau" lầm đường, lạc lối. Việc ông tham gia cho cái gọi là "Văn đoàn độc lập" Việt Nam và đứng đầu Ban vận động thành lập sẽ làm tổn hại mà ông đã gây dựng qua những sản phẩm cụ thể và nếu không khéo đó là dấu chấm hết cho một đời văn danh tiếng. Điều tôi nói ra đây để thấy rằng, dù nhà văn của chúng ta không chủ ý nhưng có thể sự nhiệt tình và tâm huyết với nghiệp văn của ông đang bị lợi dụng. Ông cứ ký, cứ lên tiếng trong khi chắc ông không hề biết 1 trong 61 người ký vào Ban Vận động ấy không hề tồn tại hoặc đã chết.


Nếu dừng lại ông sẽ có tất cả!

CẤM TREO CỜ BA QUE TẠI NHÀ RIÊNG TRONG KHU CHUNG CƯ Ở TEXAS

Bài của KBCNH

Lá cờ vàng ba que là biểu tượng của Việt Nam Cộng hòa, giờ đây nó chỉ như tấm vải liệm cho cái thây ma đã chôn 39 năm. Vậy nên, nó không thể ngang hàng với bất kể lá cờ của các quốc gia  nào.

---------------

Cấm treo cờ Vàng tại nhà riêng trong khu chung cư ở Texas

KBCHN: Những khu vực có Homeowner Association thì chủ nhà phải tuân theo quyết định của hội đồng quản trị hoặc là dọn đi. Nếu không thì thưa nhau ra tòa, sơ sơ cũng 20 ngàn USD tối thiểu.

Đặc phái viên KBCHN tại Houston vừa gửi bản tin và tài liệu liên quan đến vụ Hiệp Hội Gia Chủ Lake of Bellaire ra lệnh cô Cao Phi Yến, chủ nhân căn nhà số 6806 Metro Blvd, Houston, TX 77083 hạ cờ VNCH treo trước cổng nhà sau nhiều cuộc tham khảo ý kiến qua điện thoại. Trong vụ việc này hoan hô ông Hoàng Duy Hùng đã khuyến cáo bà Yến nên gỡ đi (ý nói ăn nhờ ở đậu.)

Theo lời cô Yến, sau khi đi Nam Cali 2 tuần lo công việc trở về, cô nhận được thư đngày Feb 20, 2014, ra lệnh "phải lập tức hạ cờ VNCH ngay và chỉ được phép treo cờ Hoa Kỳ." Trong vòng 15 ngày, nếu không thực hiện yêu cầu vì cảm thấy bị đối xử bất công, cô phải gửi kháng thư lên Hội Đồng Giám Đốc đại diện Hiệp Hội Gia Chủ Lake of Bellaire. Đây là nguyên văn Notice of Violation:

YOU MUST IMMEDIATELY REMOVE THE VIETNAMESE FLAG THAT IS ON YOUR HOME. YOU MAY ONLY HAVE A UNITED STATES FLAG ON DISPLAY.

Gia chủ đã đến văn phòng Hiệp Hội 2 lần nhưng không được cấp thẩm quyền trực tiếp giải quyết. Thư ký Hiệp Hội yêu cầu cô chấp hành nghiêm chỉnh lệnh. Cô đồng thời kêu cứu với những giới chức VN có thẩm quyền và uy tín tại Houston, nhưng nhận được những phản hồi trái ngược nhau. Phái ngụy hòa thì "bàn ra," đề nghị cô nên hạ cờ VNCH theo lệnh để được yên thân, trong đó có L/S Hoàng Duy Hùng. Phái có tinh thần quốc gia dân tộc cao thì ủng hộ quyết định kiên cường chống lệnh, trong đó có Dân Biểu Hubert Võ, Đài Dương Phục và Chủ Tịch Cộng Đồng: L/S Phan Quốc Cường. DB Hubert Võ đã gửi thư cho Hiệp Hội Gia Chủ đề ngày March 18, 2014 trong đó trích dẫn các Nghị Quyết vinh danh và công nhận Cờ Vàng là cờ Truyền Thống và Tự Do đại diện chính thức của Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt do Hội Đồng Thành Phố Houston thông qua năm 2003 và được Thống Đốc Rick Perry chính thức công nhận năm 2009. Ngoài ra Nghị Quyết của Dân Biểu Hubert Võ đề nghị tất cả các Trường Trung và Đại Học tại Texas treo cờ VNCH và không treo cờ VC cũng đã được 2 viện Lập Pháp thông qua và đã được Thống Đốc Perry phê chuẩn. (Xem tài liệu đính kèm.) Tuy vậy, Hiệp Hội Gia Chủ Lake of Bellaire đã trả lời bằng văn thư bác bỏ, và tiếp tục gửi lệnh thứ nhì đề ngàyMarch 28, 2014 (10 ngày sau thư DB Võ) lập lại lệnh yêu cầu cô Yến phải lập tức hạ cờ VNCH và giữ lại cờ Hoa Kỳ.

Đồng hành với DB Võ là Đài Dương Phục và Chủ Tịch Cộng Đồng. Ông Michael Hòa đã phổ biến nhiều bài phỏng vấn trên Đài Dương Phục và kêu gọi thành lập Ban Bảo Vệ Cờ Vàng khẩn cấp để yểm trợ quyết định đầy chính nghĩa của gia chủ. L/S Chủ Tịch Phan Quốc Cường tình nguyện đại diện cho gia chủ để tranh đấu trước pháp đường. Nhiều Đồng Bào tại Houston đã đến nhà hoặc gọi điện thoại ủng hộ ý chí kiên cường của gia chủ.

BÁO LAO ĐỘNG LẠI NHẬP NHÈM RỒI

Khoai@


Sáng nay đọc báo Lao Động thấy có bài này: Lá thư của một người từng tham chiến trong trận hải chiến Hoàng Sa gửi Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Đây là bài báo nhập nhèm, chơi trò đánh lận đỏ đen, với âm mưu đồng nhất lũ tay sai hèn nhát của Đế quốc Mỹ với các anh hùng đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa của tổ quốc.

Bài báo nguyên văn như sau (trích):
Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” đã gây được sự xúc động mạnh mẽ trong tình cảm đồng bào trong và ngoài nước. Nhiều đóng góp về nhân tài, vật lực góp phần tri ân những chiến sĩ ngã xuống trong hai cuộc hải chiến và thân nhân của họ đã gửi thư về chương trình. Trong đó có những lá thư chia sẻ và tri ân. Chúng tôi xin trích đăng lá thư của ông Lê Đình Rê - nguyên thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thuyền trưởng tàu QV 9708 - với nhiệm vụ cứu hộ trong trận hải chiến Hoàng Sa (1974).
Kính gửi: CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐẶNG NGỌC TÙNG về Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Tôi tên là Lê Đình Rê, sinh năm 1945. Hiện trú: 184, đường Núi Thành - TP.Đà Nẵng.
Mấy ngày nay, tôi rất quan tâm thư kêu gọi của ông về chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”. Thật ý nghĩa và cảm động vô cùng. Xin cảm ơn ông và những người có công đóng góp chương trình. Chương trình nói lên nghĩa cử của người yêu nước. Tôi, bạn bè tôi bên này, bên kia bấy lâu nay hơi xao lãng về Hoàng Sa ngày 19.1.1974 và Trường Sa ngày 14.3.1988.
Nay, chương trình khởi xướng chúng ta xích lại gần nhau hơn để tưởng nhớ, tri ân những chiến sĩ (74 người hy sinh ở Hoàng Sa và 64 người hy sinh ở Trường Sa) đã anh dũng chết vì nước.
Xin cảm ơn những ai có người thân hy sinh trong 2 cuộc chiến trên.
Xin kính chào và chúc chương trình thành công tốt đẹp.
Đà Nẵng, ngày 13 tháng 3 năm 2014. Nay, kính thư Lê Đình Rê.
Nói ngay là người viết entry này không chê trách gì ông Lê Đình Rê - nguyên thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thuyền trưởng tàu QV 9708, bởi ông sẽ rất vui nếu như ông cũng được coi như những anh bộ đội cụ Hồ làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước. 


Trong bài có tên "Nhập nhèm" được đăng trên chính blog này, Khoai@ đã có ý kiến về chuyện ông Đặng Ngọc Tùng chủ tịch liên đoàn lao động VN đã phát động "Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa) và hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) đang gặp khó khăn trên báo Lao Động ngày 10/3/2014. Khoai@ thấy cần phải nhắc lại sơ lược như sau:

Bất kể ai cũng có thể thấy sự kiện Hoàng Sa và sự kiện Trường Sa là hai sự kiện tách bạch không chỉ về mốc thời gian, mà còn ở ý nghĩa lịch sử của nó.

1. 
Việc Quân đội Việt Nam Cộng Hòa để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc trước hết là do bị Mỹ bán đứng và do sự hàn nhát, lệ thuộc, thiếu lý tưởng của chính họ. Một nguyên nhân cực kỳ quan trọng được các nhà sử học và các nhà bình luận mổ xẻ là sự hèn nhát, bạc nhược của quân đội ngụy lúc đó, từ chỉ huy đến binh lính. Một quân đội được trang bị hiện đại đến tận răng hơn hẳn Trung Quốc mà nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi. Một quân đội tệ hại đến mức không bắn nổi vào địch mà quay súng bắn vào nhau, mạnh ai lấy chạy, bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại toàn bộ người nhái trên đảo. Điều đáng nói trong số đó có cả những người chỉ huy tàu chiến, vì sợ hãi mà tháo chạy sang đến tận Philippine. Một quân đội đã hiện diện làm nhiệm vụ giữ đảo mà bị bị tan rã cả về tổ chức, tinh thần ngay từ những loạt đạn đầu của quân xâm lược Trung Quốc. Một quân đội mà trong khi tháo chạy không thèm ngó ngàng cả đến đến những đồng đội của mình (người nhái đã bị bỏ lại) thì thử hỏi họ có lý tưởng gì, và có tình người hay không? Trong khi đó, lũ tướng tá ngụy, sau khi tháo chạy một cách vô trách nhiệm và sống cuộc đời của những kẻ vong nô lại đêm ngày phét lác kể về những "chiến công" tiêu diệt quân đội cộng sản Bắc Việt trên bộ và trên biển. 

Thử hỏi, một quân đội như thế, với "tình người" như thế thì tại sao chúng tôi, những người dân nước Việt lại phải tri ân họ? 

Thử hỏi với lũ trốn chạy, vô trách nhiệm ngay với cả đồng đội của mình như thế; với quá khứ bắn giết đồng bào và các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, và hiện tại vẫn bải lải bài ca chống cộng trên các diễn đàn như thế, vậy vì sao nhân dân phải xây dựng đền thờ cho họ? 


Xin ông Tùng và ngay cả ông Rê hiểu cho rằng người dân chỉ tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống trong khi bảo vệ tổ quốc chứ không thể tri ân những kẻ hèn nhát, tháo chạy khi địch đến, và càng khó có thể tri ân những kẻ làm tay sai cho ngoại bang đã từng chĩa sũng bắn giết đồng bào và con em của họ.


Và nếu giờ đây, khi đất nước đã thống nhất, nếu như thân nhân của những người lĩnh VNCH có gặp khó khăn, chúng tối giúp đỡ thì đó hoàn toàn không phải là hành động tri ân, mà nó là hành động nhân đạo theo tinh thần "lá lành đùm lá rách". Thiết nghĩ, đó cũng là hành động giúp cho tiến trình hòa hợp, hòa giải dân tộc được vẹn toàn.

2. 
Cần khẳng định sự kiện Trường Sa năm 1988 khác hẳn với sự kiện Hoàng Sa năm 1974. 

Trước sự vượt trội về binh lực của quân đội Trung Quốc, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ quần đảo. Sự quả cảm, lòng quyết tâm, sự đoàn kết và tình đồng đội đã giúp cho chúng ta bảo vệ thành công các đảo Colin và Len đao. Do tương quan lực lượng và quá chênh lêch về hỏa lực, đảo Gạc Ma rơi vào tay giặc. 

Nói thêm trong diễn biến sự kiện Trường Sa năm 1988, các tàu của ta đã anh dũng đeo bám trận địa đến phút cuối cùng. Có chiếc tàu của ta bị hỏng nặng nhưng các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam vẫn cố gắng lao tàu lên bãi làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm, bị thương...Tuyệt nhiên không có ai tháo chạy, không có ai bị bỏ rơi, không có ai đầu hàng. Đó đích thị là những anh hùng dân tộc.

Kết quả, 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng vì bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Hành động cao cả vì tổ quốc của các anh xứng đáng được nhân dân ghi nhận và tôn thờ. Với 64 anh hùng liệt sĩ, chúng ta có trách nhiệm tri ân và giúp đỡ các thân nhân của họ. Vì vậy việc xây đền tưởng niệm là hết sức cần thiết!

3. 
Chúng tôi luôn dành cho những tử sĩ Hoàng Sa sự tôn trọng. Nhưng xin đừng đánh đồng sự tôn trọng đó với việc tri ân các anh hùng liệt sĩ. Chúng tôi tôn trọng các tử sĩ Hoàng Sa bởi dầu sao họ cũng là người Việt, bởi họ bị lầm đường lạc lối, bị dụ dỗ, bị ép buộc, bị lừa phỉnh mà tham gia phục vụ cho quân đội Việt Nam Cộng hòa. Và việc giúp đỡ các thân nhân của 74 tử sĩ Hoàng Sa hoàn toàn không phải là hành động tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì dân tộc.

Xin trích lại lời của một blogger nổi tiếng đã nhận xét bài báo trên: "Xét về tình về lý thì những người nào ngã xuống cho đất nước tổ quốc thì đều được cần tôn vinh một cách xứng đáng. Nhưng ngược lại với những kẻ đã thiệt mạng vì mưu đồ và lợi ích của quan thầy chúng thì không bao giờ được xem xét chứ chưa nói đến chuyện tưởng nhớ hay ghi danh. Đó là cái chết vô ích và những người lính đó là nạn nhân. Hãy xem mục tiêu lý tưởng của những con người cầm súng đó thì biết tại sao. Hôm nay chúng ta thương xót cho những thân phận đó, chúng ta giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của thân nhân gia đình họ, nhưng đặt họ với những chiến sĩ đã kiên cường đến hơi thở cuối cùng trong các sự kiện sau này là một sự sỉ nhục lớn,sự việc đó là cào bằng xương máu có tội với người đã khuất".

4. 
Một lần nữa, đừng bao giờ nhầm lẫn việc hòa giải dân tộc, gắn kết người Việt toàn thế giới thành một khối thống nhất với việc nhập nhèm đánh giá bản chất các sự kiện. Lời kêu gọi của ông Đặng Ngọc Tùng cho dù có xuất phát từ trái tim của ông thì cũng là ý tưởng nhập nhèm, và nó cổ súy cho việc kêu gọi hợp pháp hóa cái thây ma Việt Nam cộng hòa, những kẻ tay sai đã một thời cầm súng bắn vào dân tộc, vào nhân dân, và vào chính các anh hùng liệt sĩ.

QUÁC QUÀNG QUẠC

Ngày 28/3/2014, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa nòi con lai Nga - Ukraine vào danh mục động vật có nguy cơ tuyệt chủng, mức độ cực kỳ nguy cấp. Được biết, một nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong một tương lai gần, quần thể suy giảm đến 80% hoặc diện tích phân bố chỉ còn trên khoảng 100 km2.

Nguyên, hôm 24/3 tuần trước, trong khi Hoa Kỳ đang kêu gọi và triển khai các biện pháp trừng phạt chính trị và kinh tế đối với Nga thì Hội đoàn Lầu xanh độc lập Ucraina cũng rầm rộ hưởng ứng bằng cách kêu gọi cấm vận sinh lý toàn bộ đàn ông Nga. 

‘Không cho người Nga ... ấy’ 

Chiến dịch cấm vận này phát kèm các áo phông in biểu tượng CLGT, khích lệ các em gái Ukraine quyết không "chiến đấu" với đàn ông Nga, mục đích tối hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề sinh lý, mà hiểm hơn, góp phần đẩy người Nga đến chỗ “tiệt nọc”. Nếu bạn còn nhớ thì trước đây, Đức quốc xã đã xây dựng khá nhiều các trại tập trung cũng nhằm đạt mục đích này đối với người Do Thái. 

Thế mới biết Thủ lĩnh Quốc xã Adolf Hitler trì độn hơn các em phò phạch Ukraine nhiều lắm, chết là phải. 

Đàn ông Nga cười thầm, ừ thì thôi vậy, gái già Ukraine hai mươi lăm năm đa nguyên đa đảng nhăn nhúm héo hon như miếng thịt bụng nái sề, có mỗi khúc nạc là Crimé thì anh xơi rồi. Vậy hãy cứ để dành phần bạc nhạc còn lại và các thứ của nợ ấy cho các chú lính Mẽo và Tây Âu. Ngoài ra, cấm vận của Mỹ hay của đĩ thì cũng đều gây thiệt hại cho cả đôi bên, anh chỉ thiệt đơn, còn các em mới là đứa thiệt kép, nhá, nhá, nhá! 

Chuyển sang phần Tin trong nước:

Hôm 27/3/2014 nghệ sỹ điện ảnh Tín Chảnh cho biết ông đang vận động thành lập Nghệ đoàn dựa dẫm do ông làm Chủ tịch, để làm đối trọng với Văn đoàn độc lập của nhà văn Nguyện Ngóc. Nghệ đoàn dựa dẫm có mục tiêu hành động "cầu lợi, cóc cần cầu danh". 

Nhân so sánh tiếng tăm giữa Anh hùng núp với Ván bài lộ, ông cho rằng nhà văn Nguyện Ngóc, bấy lâu đã hưởng lợi kinh niên, nay lại hám danh mãn tính, rằng Nhà văn Nguyện Ngóc thành lập hội nhằm mưu kiếm cái danh hão Chủ nhiệm hợp tác xã (sản xuất văn độc) mà thôi, chứ sức cụ Ngóc còn chả nổi thì còn mần răng ra văn để mà "thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội".

Được biết, Văn đàn độc lập Việt Nam đang trong giai đoạn vận động thành lập nhưng đã nhận được nhiều sự khen ngợi, trong đó, cụ Nguyện Ngóc đặc biệt được nhận một tấm hoành phi sơn then cẩn sáu chữ vàng "Mua ba vạn, bán ba đồng". Cụ hãnh diện lắm và dặn với theo rằng: "ba đồng" ở đây phải là ba đồng in hình ông Tơn đấy nhớ! Vâng đúng, chỉ cần ba tờ 100 USD tức là tương đương 200 lần "ba vạn" đồng tiền vốn là đủ bõ công cụ phấn đấu lâu nay. 

Liên quan đến sự kiện thiên tài Tôm gốc Việt, người vừa thò tay… ngăn chặn cuộc chiến thế giới lần thứ III hôm Chủ nhật 31/3 tuần trước, như đã thông tin tại Đây. Sự kiện này lập tức gây nên cơn chấn động hoàn cầu, bằng chứng là vào lúc 23h đêm hôm đó, động đất cường độ 8,2 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía bắc Chile, kèm theo sóng thần cao đến 2 mét.

Nay có thêm các thông tin mới, giúp làm sáng tỏ nhân thân của anh.

Ngay sau khi xem truyền hình trực tiếp, có không ít các blogger Việt trên mạng, cả lề trái lẫn lề phải, nhận định rằng Tôm có thể là một trong các còm sĩ nhiệt thành trên blog của họ. Anh thường có các ý kiến kiên định theo xu hướng "cuồng Mỹ".

Phản bác lại, tổ chức Mạng lưới Blogger Việt xác nhận, Tôm chính là một trong những thành viên mạng lưới của họ. Tổ chức này còn cho biết chi tiết thêm, biệt tài mà Tôm vừa trình diễn làm thế giới nín thở không phải là quá hiếm và hiểm so với nhiều người khác trong phong trào. 

Nhà báo Đoản Trạng, thành viên sáng lập Mạng lưới cho biết, bí quyết để có được "đặc dị công năng" ấy là: ngoài sự đam mê khao khát cháy bỏng, thì các anh các chị trong phong trào luôn tự giác rèn luyện đến mức nó không còn là "đặc dị" nữa mà đã trở thành thói quen thường xuyên.

Trong khi đó, nguồn thông tin từ Câu lạc bộ NoU FC lại cho rằng, anh này (Tôm) vẫn sinh hoạt thường xuyên tại câu lạc bộ của họ, tuy đã ba tháng nay chưa đóng hội phí vệ sinh nhưng vẫn được CLB ưu ái bố trí đá chính thường xuyên, đảm nhiệm vị trí hậu môn.

Tin giờ chót, đéo bịa:

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, mới đây trong tạp chí Thế giới Văn hóa do chính anh làm Tổng biên tập đã công bố bài viết Khảo sát nguồn gốc ngày Toàn dân nói phét hay còn gọi ngày Cá tháng Tư của phương Tây.

Bài viết đã được hơn 50 tạp chí nghiên cứu lịch sử và văn hóa nổi tiếng trên thế giới đưa tin và trích dẫn.

Nghiên cứu của anh dài khoảng 238 trang A4, chứng minh một cách xuất sắc, rằng Ngày Cá tháng Tư của bọn Tây U hoàn toàn có nguồn gốc từ văn hóa báo chí Đại Cồ Vịt. 

Nhà thơ dẫn ra nhiếu bằng chứng bất khả phủ bác, trong đó có bài:

“Bao giờ cho đến tháng Ba…
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng …”. 

Bài ca dao này chứng tỏ dân ta rất mong sớm đến tháng Ba (âm lịch) để được nói khoác thoải mái từ đầu tháng đến cuối tháng trong khi bọn Tây lông kẹt xỉn, chỉ được cấp phép nói khoác nhõn một ngày đầu tháng. Lưu ý tháng Ba ta cũng tương đương tháng Tư tây.

Được hỏi về các dự định sắp tới, anh cho biết đang bận viết lại truyền thuyết Trăm trứng, rằng trong khi 50 người con theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên rừng thì một mình anh Vừ Già Pó xách ... dép ... lên và đi ..... Đi đâu không biết vì Vừ Già Pó không quảng cáo cũng chả viết sách, nhưng chắc chắn là đi Lạc. Từ đó, cả thế giới mới biết đến (và gọi) cha anh Pó là ông Lạc (Long Quân). 

Nhân đây, anh (TĐK) cũng cực lực lên án những đồng nghiệp đã và đang gọi anh bằng biệt danh Chú Cuội.

Nguồn: Lốc Liếc

LỀU BÁO - TÌNH DỤC VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

Câu chuyện về báo Kiến thức (Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam) chăm chăm đăng tải những thông tin về tình dục không phải là câu chuyện mới, có thể nói việc kienthuc.net.vn nói riêng và không ít báo mạng hiện nay nói chung sử dụng vấn đề tình dục (sex) như một hình thức câu khách rẻ tiền. Mục đích chính của các báo này chính là thu hút độc giả bằng mọi phương pháp nhằm bán quảng cáo, tăng nguồn thu. Với tiêu chí như vậy, không thể trách rằng Ban biên tập các báo định hướng và tạo ra một thế hệ nhà báo salon thiếu và yếu cả về nghiệp vụ, kiến thức, vô trách nhiệm trong định hướng xã hội.

Có ý kiến tiêu cực cho rằng, báo chí hiện nay, đặc biệt báo mạng chỉ mang tính chất giải trí rẻ tiền. Trên các trang báo chỉ nhan nhản các tiêu đề hướng dẫn “tán gái”, “cua trai”, hướng dẫn làm tình, thậm chí có báo mạng giống như tạp chí “playboy” khi suốt ngày đăng những bài viết, tiêu đề “Làm sao đưa nàng lên giường”, “làm sao để cho nàng đạt cực khoái”. Bên cạnh đó, không ít báo chí còn tuyên truyền cho việc sử dụng các loại đồ chơi tình dục (sex toy) như IONE (vnexpress) có bài viết về “Những loại sex toy phổ biến nhất”, trong đó vẽ biểu đồ mô tả tỉ lệ thông dụng của từng loại. Soha thì giật tít “Nàng “phát cuồng” với 8 loại sex toy có sẵn tại nhà”, còn Kiến thức thì trình làng “Những loại sex toy có hình thù kỳ quái”… Với những bài báo như thế, phải chăng, những tờ báo này đang muốn định hướng giới trẻ một cách suy nghĩ khác? Và thật sự không hiểu những vị mang danh “Tổng biên tập” của những tờ báo này có cảm thấy lợm giọng với những bài viết trên báo mình đang quản lý.



Định hướng ấu trĩ, mục tiêu chỉ nhằm thu hút độc giả để bán quảng cáo tạo ra một lớp “lều báo” yếu về trình độ nhận thức, nông cạn trong suy nghĩ. Những kẻ đang ngồi trong phòng máy lạnh, với thao tác đơn giản cắt và dán bài viết vào trang báo không thể hiểu rằng sự vô tâm của họ đã tạo ra sự băng hoại đạo đức trong giới trẻ mà không ít báo chí đã lên án trong thời gian gần đây. Với suy nghĩ chỉ là một bài báo nhỏ, nhưng với sự lan tỏa trong mạng internet và sự tò mò của giới trẻ tạo nên những đợt sóng ngầm trong tư tưởng của mỗi người đọc. Đến một lúc nào đó, khi con người ta không kiểm soát nổi thì sẽ mất kiểm soát hành vi của mình.
Làm báo, nên nghĩ rằng mình đang truyền tải một thông điệp, và nên đánh giá được thông điệp ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội. Chính xác hơn, làm báo nên phải có tâm. Bởi thói đời, những thói hư tật xấu học rất dễ, nhưng điều tốt thực hành rất khó. Khi suốt ngày trên các báo chỉ hô hào, dạy cách hiếp dâm, làm tình, thì đừng có kêu gào đạo đức xã hội xuống cấp. Bởi đó chính là hậu quả mà các lều báo đã gây ra.

Đã đến lúc, cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời của các cơ quan kiểm duyệt nhằm xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho các lều báo đang nhan nhản khắp các tòa soạn. Cách làm báo cẩu thả, muối xổi sẽ gây ảnh hưởng không ít đến nền tảng đạo đức xã hôi cần bị lên án. Ban biên tập các báo nên xây dựng cách suy nghĩ, cách làm có tâm, có tầm cho chính phóng viên do mình quản lý. Không kiểm soát, thì đừng có lên giọng đạo đức giả kêu gọi xã hội văn minh, dân chủ.

DƯ LUẬN BỨC XÚC VÌ ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH BỊ BẺ CONG

VOV.VN - Độc giả Trần Quang: Nếu đã là thiết kế của nhà nước xin cứ thực thi như bản vẽ không nên vì một số hộ mà ưu ái dù người đó là ai.

Dự án mở rộng đường Trường Chinh nằm trên vành đai 2 của Hà Nội trị giá hàng nghìn tỷ đồng đang bị đình hoãn. Nguyên nhân do người dân không giao mặt bằng bởi nghi ngờ tuyến đường bị bẻ cong.

Đường Vành đai 2 đoạn Trường Chinh được khởi công vào tháng 10/2013, có tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 2.022 tỷ đồng. 

Từ ngày khởi công đến nay, chiều từ phía Ngã Tư Sở tới đường Giải Phóng đang được khẩn trương thi công, tôn quây kín, máy móc hoạt động ngày đêm. Tuy nhiên, đến đoạn qua các đơn vị trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân (gần ra đến đường Giải Phóng) chưa có dấu hiệu triển khai dự án. Nguyên nhân là các hộ dân tại đây (tổ dân phố 40, khu tập thể cán bộ cao cấp quân đội, phường Khương Thượng – Đống Đa) liên tục có đơn thư khiếu nại đường bị bẻ cong đột ngột từ phía Nam sang phía Bắc.

VOV.VN đã nhận được nhiều ý kiến liên quan đến số phận của con đường này. Phần lớn các ý kiến gửi đến VOV.VN đều rất bức xúc và không đồng tình với các giải thích và cách làm hiện nay.

Đoạn đường Trường Chinh bị uốn cong đột ngột làm người dân bức xúc (ảnh: Người lao động)

Ông Nguyễn Thái Hưng nhấn mạnh: “Xin các nhà quy hoạch hãy nhìn lại lịch sử hình thành những con đường thẳng trên thế giới này. Nếu tất cả các việc lớn của quốc gia (mà thực tế như vậy) lại chiều theo ý của các "nhóm" người có công như vậy thì cuối cùng cái gương mặt của đất nước này sẽ ra thế nào?”. Bạn đọc Nguyễn Thái Hưng bày tỏ ý kiến cho rằng chính các tướng lĩnh, những người có nhà đã đề nghị không bị vi phạm để làm cong đường Trường Chinh sẽ không thể nào yên lòng nhắm mắt khi nhận ra rằng, vì quyền lợi của mình mà hương hồn hàng triệu, hàng triệu những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc đã im lặng chấp nhận”. 

Một bạn đọc khác có tên là Thành viết: “Làm đường chỉ vào có 4 m trong khi đó còn 20 m chiều sâu cơ mà. Nếu làm con đường to hơn thì nhà các bác sẽ đẹp và có giá trị hơn”.

Trong khi đó, bạn Dân Bình lại đưa ra đề nghị lãnh đạo Hà Nội và các bộ, ngành liên quan phải làm theo pháp luật, bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Độc giả Người Hà Nội viết: "Khi UBND TP Hà Nội có chủ trương mở rộng đường Trường Chinh, nhằm giữ ổn định đời sống cho tướng lĩnh, những người có đóng góp quan trọng nhất vào việc bảo vệ vùng trời của đất nước. Quân chủng đề nghị UBND TP Hà Nội lấy vào phần đất của quân chủng, hạn chế lấy đất của nhà tướng lĩnh, sỹ qua. Như thế là đã rõ nguyên nhân đường bị bẻ cong.

Theo Người Hà Nội, chúng ta không nên tránh nhà quan chức, tránh nhà tướng mà hãy nghĩ đến đại cục. 
“Tướng lĩnh quân đội đóng góp nhiều cho cách mạng 2 cuộc kháng chiến nên được ưu tiên nắn tuyến cong. Còn người dân không có đóng góp gì trong 2 cuộc kháng chiến chăng?. “Theo tôi, chúng ta tuyệt đối không nên có sự ưu ái không công bằng ấy. Dân thường hầu hết còn khó khăn mưu sinh mà còn phá rỡ được trong khi tướng lĩnh lại không. Như thế thì làm sao mà dân tâm phục được”, bạn Tư nhấn mạnh.

Bạn đọc dodo: “Luật pháp thì nên tuân thủ. Chúng ta vẫn có nhiều cách để đền ơn đáp nghĩa”. Bạn Nguyễn Thế Hải: “Nhà Tướng cũng phải bỏ đi để phục vụ công trình quốc gia”.

Bạn Lê Đức Hiến: “Chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức. Hiện, nhiều anh em cấp tá, là cấp dưới của chúng tôi tuy cùng dãy nhà nhưng sắp bị giải tỏa (khu vực giải tỏa nằm trong đoạn vuốt nối để giảm độ gấp khúc - PV), bản thân tôi và các tướng lĩnh khác đã và đang đứng ra bảo vệ” - Nếu nói về công trạng còn có rất nhiều người đã hy sinh cho đất nước, các anh bộ đội đang còn sống là một điều quá may mắn. Có những gia đinh vì độc lập dân tộc, họ đã mất 8, 9 người thân. Đề thể hệ sau trân trọng thế hệ trước, chúng ta những người yêu nước phải biết hy sinh một chút lợi ích cá nhân. Mọi người đừng vì một chút công lao với đất nước mà nhiều thế hệ sau phải đi trên con đường xấu xí”.

Bạn Trần Quang: “Nếu đã là thiết kế, qui hoạch của nhà nước thì xin cứ thực thi như bản vẽ không nên vì một số hộ mà ưu ái dù người đó là ai. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ cổ tới kim không thiếu gì những người đóng góp cho nhà nước. Biết bao nhiêu gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng người ta còn đang sống khổ cực họ có được cấp đất không hay toàn bỏ tiền ra mua. Xin hãy bỏ ngay chế độ cấp đất, cấp nhà bất kể người đó là ai, quan to hay thường dân”.

Bạn Nguyen Dang: “Ngày xưa xương máu, tính mạng còn không tiếc, bây giờ tiếc vài mét đất?. Các anh mới có một chút công lao đã bắt đất nước nhân dân phải trả ơn như thế là không nên. Chúng ta hãy thể hiện đúng bản chất gốc của con người Việt Nam! Tiếp tục hy sinh, cống hiến, xứng đáng là bộ đội cụ Hồ, cụ Giáp”.

Bạn Thanh Thanh: “Đất đai là tài sản quốc gia, cả dân tộc đã hy sinh để giữ gìn đất đai, nay cứ tự ý mà chia hết cho "người có công" thì chẳng còn là tài sản quốc gia nữa. Sao chúng ta không hỏi xem còn bao gia đình đã hy sinh vì đất nước nay họ được gì? Những đặc quyền đặc lợi trong xã hội ta cần được xóa bỏ”./.

Thu Thủy/VOV online (tổng hợp)