Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

CÓ MỘT THỨ Ở TRONG ĐẦU...

Lều Báo - Trên báo Pháp luật online (Bộ Tư pháp) ngày 07/4/2014 có bài viết của tác giả Thanh Quý với tiêu đề “Hé lộ lời khai “chấn động” trong phiên xử vụ TMV Cát Tường”.

Vụ án Thẩm mỹ viện (TMV) Cát Tường thu hút được sự chú ý của dư luận trong thời gian qua bởi những tình tiết vô cùng đặc biệt, thậm chí còn được đánh giá là “Chưa từng có trong lịch sử tố tụng của Việt Nam”. Chính vì những vấn đề vô cùng nhạy cảm của vụ án, cần đặt ra cho mỗi nhà báo khi đặt bút viết phải hết sức cẩn trọng trong sử dụng ngôn từ. Tuyệt đối tránh những nhận định cảm tính cá nhân.

Tác giả bài báo viện dẫn lời của “một Luật sư tham gia vụ án” (?) cho rằng những phương tiện như giường, máy móc đã “biến mất”. Tất nhiên, việc các phương tiện “biến mất” là không hợp lý. Bởi khi tranh luận tại tòa, nếu luật sư yêu cầu thực nghiệm điều tra hoặc xem xét tại chỗ thì dễ gây căng thẳng, tạo dư luận đánh giá sự yếu kém về nghiệp vụ. Nhưng vị Luật sư này đặt câu hỏi “Không xuất hiện chiếc giường trong cáo trạng, vậy chị Huyền nằm dưới đất phẫu thuật à?“. Thử hỏi luật sư và lều báo Thanh Quý, giả định một vụ án hiếp dâm, kẻ phạm tội dồn nạn nhân vào bức tường thì phải chăng “bức tường cũng là vật chứng?”. Nếu như vậy, khi ra tòa, sẽ phải trưng ra bức tường đó để chứng minh rằng, kẻ đó đã sử dụng bức tường để hãm hiếp nạn nhân.

Chi tiết thứ hai trong bài báo để lều Thanh Quý giật tít là việc bảo vệ Khánh cung cấp thông tin cho rằng Khánh nhìn thấy hai vết rạch ở bụng chị Huyền chứ không phải hai lỗ hút mỡ như lời khai của bác sĩ Tường. Có thể, đó là thông tin đúng, tuy nhiên, quan điểm xử án của Việt Nam là “trọng chứng hơn trọng cung”, thế nên, lời khai của bảo vệ Đào Quang Khánh chỉ là một chi tiết nhỏ, không có giá trị nhiều do không thể kiểm chứng. Thậm chí, ĐQK có khai BS Tường rạch vài chục nhát cũng chả lấy đó làm căn cứ kết tội BS Tường được. Không biết lều Thanh Quý làm trong một báo chuyên về Pháp luật có hiểu điều này không mà giật tít đùng đùng như vậy.

Chốt hạ lều báo nêu “Cáo trạng cũng không hề có một dòng nào nhắc đến nguyên nhân cái chết của chị Huyền.”. Không hiểu rằng lều Quý trình độ được bao nhiêu mà đặt ra câu hỏi này. Trong quá trình điều tra xây dựng cáo trạng, để biết nguyên nhân cái chết của một người, dựa vào lời cung, vật chứng, người ta còn phải dựa vào kết quả pháp y để phân tích người ấy chết vì lý do gì? Xác người không tìm thấy, không có cơ sở để đối chứng, kiểm nghiệm thì kết luận bằng niềm tin à. Cho dù bây giờ có tìm được chị Huyền, thử hỏi rằng sau bằng ấy thời gian thì thi thể của chị Huyền có còn những gì hay chỉ còn chút hài cốt. Nguyên nhân của cái chết có thể phân tích được không? Nếu đầu độc thì may ra còn ít chất độc trong xương, nếu bị chém may ra còn có vết nứt hoặc gẫy xương. Còn trong vụ việc này BS Tường chỉ can thiệp vào phần mềm thì lấy gì mà kết luận hả lều Quý? Ngu thì cũng ngu ít cho thiên hạ người ta ngu cùng chứ. Sao lại tranh ngu hết phần của người khác vậy?

Như đã nêu ở trên, vụ án TMV Cát Tường là vụ án chưa từng có trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Riêng về quan điểm định tội đối với BS Tường cũng còn nhiều luồng ý kiến khác nhau của các Luật sư và chuyên gia tư pháp. Vì vậy, khi phân tích vụ án, cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh, đặt tính khách quan, trung thực và thượng tôn pháp luật lên hàng đầu. Vai trò của nhà báo nên đặt ở vị trí trung gian, tổng hợp và cung cấp nguồn tin, không thể chạy theo những cảm tính cá nhân nhất thời để phán đoán, suy luận bừa bãi, định hướng dư luận trái chiều. Với bài báo của lều Thanh Quý, phải chăng với sự yếu kém về nghiệp vụ, trình độ hiểu biết, tư duy phân tích hạn chế khiến cho tác giả viết bài báo với những suy nghĩ nông cạn và mơ hồ như trên? Cái thứ ở trong đầu là não, dùng để tiếp nhận, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin chứ không phải là cục phẳng lỳ không có gì bám được.

Thông qua bài báo của lều báo Thanh Quý, dễ tạo cảm giác cho độc giả và dư luận xã hội hướng về mục đích nghi ngờ năng lực của các cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử. Từ đó tạo tâm lý nghi ngờ, bất mãn đối với hệ thống hành pháp của Việt Nam. Trường hợp lều báo Thanh Quý chỉ là một trong số rất nhiều lều báo hiện nay trong giới truyền thông Việt Nam. Với cách làm cẩu thả, chủ yếu tạo tin nhằm thu hút khách, không xem xét đến hậu quả xảy ra khi bài báo được đăng tải. Đề nghị Ban biên tập Báo Pháp luật online nên xem xét lại những bài viết kém cỏi về nghiệp vụ và chất lượng như bài báo đã được nêu, tranh gây hậu quả và ảnh hưởng tới danh tiếng của Báo.

ĐỘNG THÁI MỚI ĐÁNG CHÚ Ý CỦA QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC

(GDVN) - Quân ủy Trung ương TQ vừa công bố Ý kiến chỉ đạo, PLA lập cơ quan giám sát, các đơn vị như Hạm đội Nam Hải, Đại quân khu Quảng Châu tiến hành tập trận...

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát lực lượng tàu chiến Hải quân 

Chỉ đạo huấn luyện của Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc ngày 21 tháng 3 đã đăng nội dung của “Ý kiến về nâng cao trình độ huấn luyện quân sự sát thực tế chiến đấu” (gọi tắt là Ý kiến) của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Những nội dung chính sau:

“Ý kiến” trên cho rằng, phải tập trung vào thực hiện mục tiêu “cường quân” (xây dựng quân đội mạnh) trong tình hình mới, không ngừng nâng cao khả năng có thể “đánh trận, đánh thắng trận” cho quân đội.

“Ý kiến” đã đưa ra có hệ thống về tư tưởng chỉ đạo, đường lối tổng thể, nhiệm vụ chủ yếu và yêu cầu biện pháp để nâng cao trình độ huấn luyện sát thực tế chiến đấu trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, giúp cho Quân đội Trung Quốc và Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc có cơ sở để tiến hành huấn luyện theo nhu cầu chiến đấu thực tế.

“Ý kiến” yêu cầu quân đội nước này phải quán triệt một loạt chỉ thị của ông Tập Cận Bình, tăng cường ý thức về sứ mạng trong huấn luyện chiến đấu thực tế, nhận rõ ý nghĩa quan trọng, yêu cầu, tiêu chuẩn của hoạt động huấn luyện này, xây dựng tinh thần phu vực cho huấn luyện sát với thực tế, gắn giáo dục học viện, nhà trường với đơn vị, nâng huấn luyện sát chiến đấu thực tế lên tầm cao mới.

Ông Tập Cận Bình thị sát lực lượng bọc thép

“Ý kiến” chỉ rõ nguyên tắc và tư tưởng chỉ đạo huấn luyện, nhấn mạnh phải kiên trì phương châm chiến lược quân sự thời kỳ mới, quán triệt tư tưởng “chuẩn bị đấu tranh quân sự”, xác lập chắc chắn tiêu chuẩn về sức chiến đấu, tăng cường tư tưởng về huấn luyện chiến đấu thực tế, hoàn thiện cơ chế huấn luyện sát thực tế, tăng cường hoạt động huấn luyện sát thực tế, nâng cao toàn diện khả năng răn đe và chiến đấu thực tế trong điều kiện thông tin hóa.

Theo “Ý kiến”, phải tăng cường định hướng về nhiệm vụ, dựa vào nhiệm vụ quân sự để xác định khả năng quân sự, sau đó xác định mục tiêu huấn luyện, tiếp theo là vạch ra nội dung, chương trình huấn luyện. “Ý kiến” yêu cầu phải tuân thủ quy luật giành thắng lợi của chiến tranh hiện đại, qua huấn luyện để thiết kế đánh trận, luyện đánh trận, học đánh trận, tăng cường tính dự báo, tính khoa học và hiệu quả thực tế của huấn luyện.

“Ý kiến” yêu cầu phải kiên trì cải cách, đổi mới, trong đó đổi mới nội dung, phương pháp, quản lý, bảo đảm và cơ chế thể chế tập trung vào những điểm yếu về khả năng tác chiến và những khâu yếu kém trong huấn luyện.

Ông Tập gặp gỡ binh sĩ Không quân

“Ý kiến” yêu cầu phải xuất phát từ “nhu cầu chiến đấu thực tế” để tiến hành huấn luyện chặt chẽ, thay đổi tác phong huấn luyện, gắn chặt với thực tế chiến đấu.

Phải xây dựng được quan điểm an toàn đúng đắn, gắn được huấn luyện nghiêm túc, nâng cao trình độ chiến đấu thực tế với bảo đảm an toàn huấn luyện, kiên quyết khắc phục hiện tượng dùng lý do an toàn để hy sinh sức chiến đấu.

“Ý kiến” cũng đã đưa ra các nhiệm vụ chính và biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ huấn luyện gắn với thực tế chiến đấu, cho rằng, phải nắm lấy những khâu quan trọng và trọng điểm công tác, tập trung vào nghiên cứu các vấn đề tác chiến, xây dựng nền tảng huấn luyện sát thực tế, phát triển các thủ đoạn, phương pháp huấn luyện sát thực tế, tạo được môi trường luyện quân sát với chiến đấu thực tế, nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phức tạp, bảo đảm khi “có sự” là có thể lên đường và đánh thắng.

“Ý kiến” cho rằng, phải có tư duy và biện pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn sâu sắc mang tính cơ chế, thể chế trong lĩnh vực huấn luyện quân sự, đưa cải cách huấn luyện vào cải cách quốc phòng và quân đội giai đoạn mới, không ngừng tăng cường cơ chế, thể chế quản lý huấn luyện, thúc đẩy hoàn thiện hệ thống học viện, nhà trường mới, tối ưu hóa mô hình đào tạo, đổi mới nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở cho triển khai huấn luyện sát chiến đấu thực tế.

Cuối tháng 3 năm 2014, một sư đoàn của Đại quân khu Quảng Châu huấn luyện sát chiến đấu thực tế (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

PLA lập cơ quan giám sát tăng khả năng chiến đấu thực tế

Trang mạng "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 6 tháng 4 dẫn báo mạng "Giải phóng quân" Trung Quốc cho biết, Quân đội Trung Quốc đã thành lập mới một Tiểu ban lãnh đạo giám sát huấn luyện quân sự toàn quân, đây là biện pháp mới nhất nhằm tăng cường sức chiến đấu cho Quân đội Trung Quốc.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

VÀI DÒNG TƯỞNG NHỚ ANH CÙ!

Xin chúc mừng Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ và luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã đến được với xứ sở mơ ước của anh chị.

Từng nhớ Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ tuyên bố đầy khẩu khí trên VOA ngày 30/4/2010 (được Phạm Toàn ủng hộ, ca tụng) biện minh cho cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Mỹ chọn Việt Nam làm con đê “ngăn chặn làn sóng cộng sản”, quân đội Mỹ chỉ là nguyên nhân xúc tác dẫn đến “cuộc chiến huynh đệ tương tàn”!!! Sốc vì một vị Tiến sỹ, con nhà danh gia vọng tộc có phát biểu y kiểu “đào mổ quốc mả” chính người cha, người chú… đều là những lão làng khai quốc công thần, nên tôi từng có THƯ NGỎ GỬI HAI ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ VÀ PHẠM TOÀN trao đổi về quan điểm của hai ông này và bị anh Cù viết thư đe dọa “chắc chắn Võ Khánh Linh sẽ bị nhân dân và pháp luật lên án tử hình vì Tội phản bội Tổ Quốc Việt Nam” khiến tôi vội vàng có thư phúc đáp trong THƯ TIẾP GỬI ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ hay Chuyện dài về Cù Huy Hà Vũ: hổ phụ sao sinh quái tử ghi nhận quá trình tôi đi tìm hiểu về đời tư và các chiến tích “khủng bố” thiên hạ của anh Cù, mong anh “còn sáng kiến nào về đề tài chiến tranh chống Mỹ này, xin mời trưng ra tiếp, tôi xin hầu chuyện đến cùng”.

Từng nhớ sau khi đọc bài “Đồng minh với HOA Kỳ là mệnh lệnh của thời đại” của anh Cù trên BBC với nội dung “ra lệnh” cho Việt Nam phải là “đồng minh quân sự” với Hoa Kỳ để bảo vệ Tổ quốc, được các nhơn sỹ Huệ Chi, Xuân Diện tung hô hết lời trên Bauxite khiến tôi tiếp tục cuộc bút chiến với bài THƯ CHẤT VẤT ÔNG TIẾN SỸ HỌ CÙ. Quả thật suốt năm 2010 với hàng loạt phát ngôn nóng bỏng của anh Cù là nguồn cảm hứng cho các bài viết, thư ngỏ, trao đổi của tôi tới anh, bài nào tôi cũng nhận được “phúc đáp” của anh đi hết các cung bậc, từ dọa dẫm, đe dọa đến đòi xử bắn Võ Khánh Linh !!!

Đến năm 2011, sau xì căng đan quan hệ ngoài luồng của anh Cù ở nhà nghỉ ở Tp Hồ Chí Minh trong chuyến đi công cán cho bà con khiếu kiện Cồn Dầu thì phải, dẫn đến anh Cù bị bắt, bị khám nhà với cả kho tư liệu về các hoạt động phản ánh “tuyên truyền chống Nhà nước”, tôi lại đồng hành cùng các nhơn sỹ, trí thức trong cuộc đòi trả tự do cho anh Cù.

Phải công nhận người vợ sắc sảo Nguyễn thị Dương Hà của anh Cù cùng với phe cánh nhân sỹ chấy thức đó luôn biết cách biến anh Cù trở thành mục tiêu nóng bỏng trong cuộc chiến đòi chính quyền phải trở thành “đồng minh quân sự của Hoa Kỳ” chống lại anh Trung Quốc. Thật may, hú vía khi nhìn lại Việt Nam đã không bị biến thành anh Ukcraina nếu đi theo kế sách của “lực lượng dân chủ” nhà anh Cù!

Nay, thật mừng cho anh Cù và chị Dương Hà đã “trở về” với đất MẸ của anh!

Trước tiên, Võ Khánh Linh thành thực chúc mừng cho các anh chị phong trào dân chủ Việt Nam đã XUẤT KHẨU được một “NGỌN CỜ” đấu tranh sang nước Mỹ. Hy vọng anh Cù và chị Dương Hà sẽ vận dụng tài năng từng khuynh đảo “làng nghề dân chủ xứ Việt”, đem làn gió mới mẻ hâm nóng lại bầu không khí “đấu tranh dân chủ cho quê hương” đầy ảm đảm ở nước Mỹ. Hy vọng anh chị Cù biết vận dụng tài năng “kiến nghị”, “khiếu kiện”, “tố cáo” sản xuất thật nhiều đơn thư với cường độ và tần suất như ở xứ Việt để mong các quan chức nước Mỹ đem “thiết chế dân chủ Mỹ” đến xứ sở quê hương.

Nữ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ TS Cù Huy Hà Vũ, trong một chuyến sang Mỹ vận động cho chồng hồi năm ngoài, tháng 07/2013.

Tiếp đến, Võ Khánh Linh chúc mừng nước Mỹ đã thỏa mãn, đón nhận được các CÔNG DÂN YÊU NƯỚC MỸ mới, tiếp sau các anh chị Bùi Kim Thành, Nguyễn Chính Kết, Bùi Ngọc Dương, Trần Khải Thanh Thủy…và một số anh chị nữa, nhưng vì chỉm nghỉm lâu quá rồi nên Linh chẳng nhớ đến tên họ những công dân ấy nữa.

Tiếp nữa, Võ Khánh Linh nên chúc mừng các anh chị công an ở trại giam Thanh Hóa đã không còn cơ hội được chăm sóc anh Cù và tiếp đón chị Dương Hà cùng bầu đoàn zân chủ định kỳ lại chở cả xe đồ lương thực như sữa Mỹ, nước cốt gà Brand cùng các cao lương mỹ vị cho anh Cù “tuyệt thực” vì cơm tù quá đạm bạc nữa. Các anh chị cũng sẽ không còn cơ hội được lĩnh cả tá đơn thư tố cáo, khiếu nại về chăm sóc anh Cù không cẩn trọng, kiểu như mở của phòng giam buổi sáng điểm danh phạm nhân là “mưu sát” anh ấy chẳng hạn.

Sau nữa, cần phải chúc mừng các Cựu chiến binh chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc Việt từng ủng hộ Chính phủ cụ Hồ chống Mỹ xâm lược không còn bị nghe những câu từ kết tội họ trở thành những sát thủ với đồng bào mình, cầm vũ khí chống lại những người lính Mỹ đem văn minh đến khai hóa, cứu vớt nước Việt khỏi bàn tay cộng sản.

Cuối cùng, Võ Khánh Linh chúc mừng các quan chức xứ Việt không còn phải chạy đôn chạy đáo để phúc đáp, trả lời các yêu cầu, cảnh báo, đòi hỏi từ xứ sở nào đó về tình trạng sức khỏe anh Cù, về bao giờ thì trả tự do cho anh ấy, … Giờ đây các quan chức nước Việt hoàn toàn yên tâm giao phó mọi trách nhiệm chăm lo anh Cù cho giới quan chức nước Mỹ rồi nhé.

Quả thực, anh chị Cù đi Mỹ ai ai cũng nhẹ nhõm, vui sướng thiệt.

Võ Khánh Linh

PHÓ GIÁM ĐỐC HIẾP DÂM TRẺ EM ĐÒI THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG?



Một Luật gia cho rằng, vấn đề mấu chốt trong vụ án hiếp dâm phải căn cứ vào hành vi phạm tội chứ không phải ở khoảng thời gian 10- 15 phút có đủ để thực hiện hành vi hay không? Pháp luật quy định tội hiếp dâm có cấu thành hình thức nên không bắt buộc phải xảy ra hậu quả thì tội phạm mới hoàn thành. Hơn nữa, trong vụ án hiếp dâm thì việc thực nghiệm hiện trường là điều không thể và không nên thực hiện nên thiết nghĩ không nên đặt ra vấn đề này.

(PLO) - Cho rằng 15 phút thì không thể làm nổi "chuyện ấy", vợ bị cáo đã đi kêu oan cho chồng - can án hiếp dâm. Còn Luật sư bào chữa cho bị cáo đòi phải tiến hành thực nghiệm hiện trường.

Khoảng 8h15 ngày 22/9/2013, trong lúc vợ chở mẹ ra bến xe về quê, Đinh Văn Trực (SN 1977, nguyên Giám đốc chi nhánh một công ty kinh doanh vận tải ở Hà Nội) được giao nhiệm vụ trông đứa con 20 tháng tuổi. 

Thấy cháu Trần Hồng T. (12 tuổi) là con của một người hàng xóm đi qua, Trực nảy ý đồ đồi bại nên kéo tay cháu T. dắt vào phòng trọ, đóng cửa sổ, cửa ra vào rồi đẩy cháu nằm ra giường, thực hiện hành vi giao cấu. Cháu T. chống cự nhưng bị Trực dùng tay bịt miệng, thực hiện ý định đến cùng. Xong, Trực đưa cho cháu bé 50 ngàn đồng, dặn không được nói cho ai biết… 

Lộ án từ tờ 50 ngàn bất thường

Tối đó, thấy con gái có tiền trong người cùng nhiều biểu hiện lạ nên mẹ cháu T. gặng hỏi nhưng cháu không nói gì. Khi chị gái đi học về, báo cho mẹ biết đó là những dấu hiệu em bị ai đó dụ dỗ thì đột nhiên cháu T. òa khóc nức nở, kể lại việc bị hãm hại. 

Sau đó, cháu T. dẫn bố mẹ sang nhà Trực, chỉ đúng vào phòng trọ của Trực thuê nhưng Trực phủ nhận: “Nhầm rồi cháu ơi, không phải chú” rồi đóng cửa lại không tiếp xúc với gia đình cháu T.

Bố mẹ cháu T. đã tố cáo sự việc ra cơ quan công an. Kết quả khám nghiệm của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội kết luận, cháu T. đã bị xâm hại, dấu vết còn mới. Trực bị bắt ngay ngày hôm sau. 

Tại công an huyện Từ Liêm, bị hại khai đây không phải là lần đầu mà trước đó, vào khoảng tháng 8/2013, Trực đã có hành vi cưỡng hiếp cháu. Trực phủ nhận cáo buộc này, chỉ nhận đây là lần đầu tiên. 

Thế nhưng, sau khi vụ án được chuyển đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội để điều tra theo thẩm quyền thì Trực chối tội, không nhận thực hiện lần nào. Khi VKSND ra cáo trạng truy tố Trực về tội “Hiếp dâm trẻ em”, Trực tiếp tục kêu oan và đề nghị điều tra lại để tránh xử oan cho mình.

15 phút sao làm được “chuyện ấy”?

Cháu T. có đến phiên tòa nhưng hầu như không trình bày được gì khiến người mẹ phải thuật lại toàn bộ diễn biến sự việc như cáo trạng nêu và khẳng định “một đứa trẻ nói thì không thể sai được!”. 

Bị cáo Trực thì kiên quyết không nhận tội: “Tôi đề nghị điều tra lại để tránh làm oan cho tôi, tôi chưa bao giờ biết cháu T. Tôi nhận tội ở cơ quan điều tra là do bị đánh, ép phải nhận”.
Vợ bị cáo khai rằng chị chỉ chở mẹ đi khoảng 10- 15 phút, khi trở về thấy chồng vẫn chơi với con. Cô hàng xóm ngồi đan len bên cạnh cũng khai không thấy tiếng động bất thường nào. Đặc biệt, cửa sổ nhà bị cáo đứng từ phía trong không thò tay đóng được vì vướng lưới sắt, vậy trong khoảng 10- 15 phút, bị cáo không thể vừa dắt tay bị hại, vừa đóng cửa chính, cửa sổ, rồi xô ngã, cởi đồ bị hại, lại còn phải trông con nhỏ lẫm chẫm tập đi…
 
Bên cạnh đó, các tang vật của việc phạm tội như quần áo các bên đã bị giặt sạch, chiếc chiếu trúc có nhiều dấu vết chứng minh hành vi phạm tội cũng không được thu giữ... Bị cáo Trực cho rằng những lần mình nhận tội là do bị điều tra viên đánh, bức cung.

Giờ nghị án, Trực khóc giữa vòng vây bạn bè và đồng nghiệp. Mọi người đều cho rằng Trực bị oan, không làm cái điều mất đạo đức đó. Vợ bị cáo thì một mực kêu oan cho chồng, chị động viên chồng yên tâm, giữ gìn sức khỏe để chờ đến ngày được minh oan.

HĐXX nhận định rằng mặc dù bị cáo không khai nhận nhưng căn cứ lời khai ban đầu của bị cáo, bị hại, kết quả khám chứng thương và các tài liệu khác, có đủ căn cứ xác định bị cáo phạm vào tội “Hiếp dâm trẻ em” nên tuyên phạt Đinh Văn Trực 13 năm tù. 

Luật sư Đinh Thị Kim Thoa bào chữa cho bị cáo Trực phát biểu: “Bị cáo kêu oan từ trước khi gặp luật sư. Chứng cứ kết tội còn lỏng lẻo, các chứng cứ như: quần áo, dấu vân tay, chiếu trúc… thì cơ quan điều tra đã không thu thập. Trách nhiệm chứng minh tội phạm là của cơ quan tiến hành tố tụng chứ bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh. Theo tôi, cần thiết phải tiến hành thực nghiệm hiện trường để tránh làm oan người vô tội.” 

Bình luận về vụ án này, nhiều luật sư chung ý kiến : nếu bị cáo kêu oan thì Tòa án vẫn có thể căn cứ vào lời khai ban đầu của bị cáo, bị hại, giấy chứng thương và các tài liệu khác cũng đủ cơ sở để kết tội.

TẠI SAO QUAN CHỨC TRUNG QUỐC THÔ LỖ XẤC LÁO

Lâm Trực nhặt của anh Tuấn Úc

Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lí do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lí giải tại sao họ tỏ ra mất dạy như thế.

Tính thô lỗ của các quan chức Trung Quốc hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong hội nghị về an ninh biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Trung Quốc xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa ”tát Việt Nam”, ”dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nổi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ nào trong đầu.

Nhưng mới đây, ngay cả những người trong ngành ngoại giao, thậm chí cấp tổng tham mưu trưởng, mà cũng tỏ ra rất ư là thô lỗ. Chúng ta biết rằng Chính phủ Phi Luật Tân cấm một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề biển Đông. Lí do chính phủ Phi đi đến quyết định mạnh như thế là vì ông quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Mới đây nhất, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, ông tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để ... nói xấu Mĩ. Giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ!

Tất cả những người tôi vừa đề cập đến đều có một mẫu số chung: người Trung Quốc. Cái mẫu số chung thứ hai là họ có học, không phải những kẻ ngu dốt. Có người giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Có kẻ là quan chức ngoại giao. Có người là bình luận gia. Còn những tên hăm dọa “dạy bài học” là tướng lãnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại mất lịch sự, thậm chí thô lỗ như thế? Tôi nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:

Lí do đầu tiên là mất dạy. Đối với người Việt chúng ta (và có lẽ người Trung Hoa cũng thế), nếu một đứa trẻ tỏ ra vô lễ với người chung quanh, chúng ta thường nói: đồ mất dạy. Câu này hàm ý nói cha mẹ chúng không dạy con những qui ước giao tiếp xã hội, không dạy chúng những lẽ phải điều hay, nên chúng hành xử trái với đạo đức xã hội. Cũng có thể cha mẹ chúng không biết điều sai lẽ phải. Nhưng nói chung, thô lỗ xuất phát từ sự mất dạy. Các quan chức Trung Quốc có "cha mẹ" là chính quyền và Đảng cộng sản TQ. Vì thế, “mất dạy” ở đây có thể là họ không được đảng và nhà nước TQ dạy dỗ cách hành xử với đời. Nhưng cũng có thể chính Nhà nước và Đảng cộng sản TQ cũng mất dạy.

Lí do thứ hai là do cô lập. Người thô lỗ thường cảm thấy cô lập với người chung quanh. Người ta thường tỏ thái độ vô lễ và vô giáo dục trên internet, email, hay trên điện thoại. Lí do đơn giản là người ta cảm thấy không có liên hệ gì với người khác, nhất là trong thế giới mạng người ta nghĩ rằng có thể hành xử như một kẻ vô danh. Những quan chức tỏ ra thô lỗ với Việt Nam hiện nay là một dấu hiệu cho thấy họ và đất nước họ rất cô đơn. Thật vậy, ngày nay chẳng ai còn có cảm tình với Trung Quốc. Từ Phi châu, sang Mĩ châu, đến Âu châu, Úc châu, và Á châu, chẳng ai tin vào Trung Quốc. Ai cũng thấy đây là một gã khổng lồ nói một đằng làm một nẻo. Người ta khinh gã khổng lồ chuyên nói láo và vô lễ. Gã khổng lồ này thật sự rất cô đơn, và những gì quan chức họ thể hiện chính là một triệu chứng của hội chứng cô đơn đó.

Lí do thứ ba là họ đau khổ. Người thô lỗ muốn người khác cảm thấy đau khổ vì bản thân họ đau khổ. Những kẻ thô lỗ với người khác bản thân họ có tính xấu. Đó là cái bệnh và họ đau khổ với bệnh xấu tính. Họ muốn phóng thoát căn bệnh đó cho người khác, bằng cách tỏ ra thô lỗ như là một cách giải tỏa tâm thần. Họ đang đau khổ với sự bất công ở trong nước; họ đang đối đầu với những cuộc nổi dậy ở trong nước; họ đang đau đầu với di sản Thiên An Môn. Nói chung, Trung Quốc như là một gã khổng lồ đang đau khổ. Cách hành xử thô lỗ và lưu manh của họ hiện nay chính là một cách giải tỏa nỗi đau đến nước khác.

Lí do thứ tư là muốn gây ấn tượng "người hùng". Người thô lỗ thường muốn tỏ ra mình mạnh khi nói điều thô lỗ. Chúng ta đã thấy những kẻ lưu manh trong sân trường hay ngoài xã hội (tiếng Anh hay gọi là bully). Đây là triết lí lưu manh. Kẻ thô lỗ muốn hăm dọa và gây sợ hãi cho đối phương, với hi vọng đối phương sẽ qui phục chúng. Do đó, những kẻ thô lỗ thường có cái vỏ bọc to tướng bên ngoài nhưng trong người là một đứa bé. Đứa bé lúc nào cũng sợ hãi, thiếu tự tin, nhưng chúng không dám để lộ ra những bản tính đó. Suy luận từ lí do này, chúng ta có thể nói các quan chức, tướng lãnh Trung Quốc đã và đang hăm dọa Việt Nam, chính họ là những kẻ yếu. Cái yếu hiển nhiên là bộ não và tri thức. Vì thiếu tri thức, thiếu lí lẽ, nên ngữ vựng của họ chỉ gói gọn trong những câu chữ đe dọa của kẻ du côn, và ý tưởng của họ chỉ là đánh đấm chứ không phải lí luận. Có thể nói rằng những kẻ này là thuộc nhóm mà tiếng Anh gọi là intellectually disable people – tức những người bị tàn tật về tri thức.

Lí do thứ năm là "cái tôi" quá lớn. Người thô lỗ muốn cái tôi của mình lớn hơn thực tế. Nếu một người nổi tiếng vì tính thô lỗ như ông Trần đại tướng tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc chẳng hạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy ông đang muốn xây dựng cho mình một “cái tôi” (ego). Vấn đề là khi họ cố tạo cái tôi và hòa quyện nó với cá tính của họ, vấn đề trở nên một bệnh trạng. Thật vậy, thô lỗ là một căn bệnh. Họ bệnh vì cảm thấy mình cô đơn, và chỉ có cách họ liên lạc với người ngoài là bằng cách phóng đại cái tôi của mình cho thật lớn. Những quan chức Trung Quốc đang lớn tiếng hăm dọa Việt Nam chính là những kẻ bệnh hoạn.

Lí do thứ sáu là do bệnh lí. Bệnh của những người thô lỗ có thể do bẩm sinh di truyền. Thử xem qua những kẻ quen thói hống hách, du đãng, sát nhân, v.v., khi những kẻ du côn được hỏi tại sao họ hành hung người khác hay hành xử lưu manh, họ nói vì thấy nạn nhân khóc, và thấy đó là một “thành quả” của hành động lưu manh của mình. Suy ra từ tâm lí này, những kẻ thù phương Bắc đang lớn tiếng hung hãn đe dọa Việt Nam sẽ còn tiếp tục thái độ thô lỗ nếu Việt Nam mềm dẽo với chúng, hay nhường nhịn chúng (không dám nói lại). Mềm thì nắn, còn rắn thì buông. Chúng ta chỉ không nói lại khi kẻ hung hãn là một kẻ điên, nhưng nếu chúng không điên thì chúng ta cần phải dạy cho chúng biết thế nào là lịch sự và thế nào là thô lỗ.

Điều ngạc nhiên là dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh lâu đời, một nền văn học tuyệt vời, nhưng lại sản sinh ra những quan chức quen thói lưu manh, thô lỗ. Với một cái gốc văn minh và văn hóa như thế, tại sao những người Trung Hoa hiện tại tỏ ra vô giáo dục như thế. Thật ra, câu hỏi này có lẽ không cần thiết, bởi vì trong các thế kỉ trước, các vua chúa Trung Quốc cũng đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam. Thử đọc những trao đổi giữa họ và các vua chúa ta thì biết: vua chúa họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng với hoàng đế nước ta. Do đó, dù họ có một nền văn minh lâu đời, nhưng cách hành xử của họ với ta đã có truyền thống … mất dạy. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi các quan chức Trung Quốc ngày nay ăn nói rất ư là là trịch thượng và xấc láo với Việt Nam. Điều này chứng tỏ bản chất trịch thượng và mất dạy của họ đã thấm vào máu, thành gien (gien thô lỗ), và truyền từ đời này sang đời khác.

Nói tóm lại, thói ăn nói thô lỗ, xấc láo và lưu manh của các quan chức Trung Quốc (từ quan chức ngoại giao đến quan chức quốc phòng) là biểu hiện của một nền giáo dục xuống cấp và vô đạo đức. Được rèn luyện trong hệ thống đó cùng với thừa hưởng gien thô lỗ và du côn của cha ông họ, họ trở nên những kẻ đau khổ và cô đơn trên trường quốc tế. Hiểu được “căn bệnh” đó, tôi thấy rất đồng ý với nhiều người có kinh nghiệm “mềm nắn rắn buông” khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng tôi muốn thêm rằng chúng ta tỏ ra "rắn cũng chưa đủ, mà phải tỏ ra tôn trọng dân mình. Nếu người Việt không tôn trọng người Việt thì ai tôn trọng người Việt?

NVT

CHUYỆN CƯỜI CẤM CHỊ EM PHỤ NỮ ĐỌC

1. Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

2. Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

3. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt. Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

4. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”

Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

5. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa. Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

6. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác! Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

(Trang Hạ biên dịch từ truyện cười tiếng Hoa – có sửa chữa 1 số thứ để phù hợp với cảm nhận hài hước của… người Việt)

CON ĐƯỜNG HAY Ý NGHĨ CONG QUEO?

Một Đồng Chí Tuyen


Một xã hội luôn đề cao sự ưu tiên sẽ luôn tạo ra những ý nghĩ quanh co, và khi đó thì đường vành đai 2 quanh co cũng là điều bình thường.

NHỮNG Ý NGHĨ QUANH CO

Vụ bẻ cong đường đường vành đai 2 ở Hà Nội, với nghi vấn là để tránh nhà quan chức, đang làm mất thời gian của dư luận, với những chiều lý lẽ khác nhau. Song, con đường, cũng như mọi câu chuyện khác trong đời sống, sự thiếu ngay thẳng không bao giờ là lựa chọn tốt nhất.

Mọi con đường đều cần ngay thẳng. Nếu không vì điều kiện bất khả kháng như địa hình phức tạp không đảm bảo thi công, hoặc vướng di sản không thể phá bỏ, thì người ta mới buộc phải bẻ cong một con đường. Bởi con đường cong luôn dẫn đến những hệ lụy không chỉ tính bằng tiền, là thời gian, là sự an toàn, và cả tâm lý của cộng đồng.

Con đường vành đai 2 của Hà Nội không vướng phải những điều kiện bất khả kháng kể trên. Những lý lẽ quanh co rằng con đường cong để tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng chỉ là ngụy biện, bởi ở một khu vực có mật độ cư dân đông bậc nhất Hà Nội, thì sự chênh lệch chi phí giải phóng mặt bằng không đáng gì so với việc con đường bị kéo dài do bẻ cong.

Nhưng con đường đã bị bẻ cong, bởi những toan tính cong queo của con người.

Có thể những toan tính cong queo đó không phải vì lợi ích của bản thân những người ra quyết định. Có thể đó chỉ đơn thuần xuất phát từ những ý nghĩ tưởng như có tình, bởi nếu con đường ngay thẳng sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của những người đã có công lao với thành phố. Nhưng, chính cái ý nghĩ tưởng như có tình ấy đã bẻ cong không chỉ con đường.

Dẫu “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” là một điều được xác tín ở mọi nơi, song chúng ta đều thấy bình thường trước những sự ưu tiên. Yếu tố bình đẳng đã bị triệt tiêu từ những chính sách cơ bản nhất khi việc ưu tiên bị lạm dụng.

Đã không còn bình đẳng khi lũ trẻ có thể được cộng điểm trong mỗi kỳ thi nhờ những lý do không liên quan đến năng lực học tập. Thậm chí, những người làm chính sách giáo dục còn từng đề xuất cộng điểm cho cả những bà mẹ Việt Nam anh hùng khi đi thi đại học.

Lạm dụng sự ưu tiên là cách tốt nhất làm băng hoại xã hội. Vì được ưu tiên mà một ai đó thoải mái lái xe vượt đèn đỏ, với tâm lý có thể gọi điện cho người thân khi bị xử phạt. Vì luôn có những sự ưu tiên mà đám đông không còn đủ nhẫn nại khi xếp hàng. Vì tin vào sự ưu tiên nên có những người sẵn sàng đứng trên pháp luật. Không chỉ những con đường, pháp luật cũng luôn bị bẻ cong cũng bởi những sự ưu tiên.

Sự ưu tiên không phải bao giờ cũng bắt đầu bởi những lợi ích đen tối. Có thể là thế lực, có thể bởi tiền bạc, nhưng cũng có thể bởi những động cơ mang màu sắc nghĩa tình. Song, dù với bất cứ động cơ nào đi chăng nữa, việc ưu tiên một người, một nhóm người, hay một cộng đồng cũng đồng nghĩa với việc tước đi sự công bằng của người khác, cộng đồng khác. Bản chất việc ưu tiên luôn là động lực để nắn những ý nghĩ của chúng ta không còn ngay thẳng.

Một con đường bị bẻ cong, đó là thứ dễ được nhìn thấy, và khiến báo chí tốn giấy mực, dư luận tốn công để đồn đoán. Song, không chỉ có riêng những con đường, sự quanh co đang chi phối rất nhiều khía cạnh của đời sống hôm nay, nó thể hiện cả trong những chính sách, trong thói quen sống, trong ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi người chúng ta.

Một đô thị đàng hoàng, ngăn nắp cần có những con đường ngay thẳng.

Một đất nước muốn đàng hoàng, tử tế cần có những chính sách ngay thẳng.

Một xã hội lành mạnh thì người dân không cần phải quanh co toan tính trước những chế định của luật pháp.

Sự ngay thẳng là điều rất cần cho đất nước hôm nay, và hãy bắt đầu theo cách dễ thấy nhất. Đó là xây dựng những con đường ngay thẳng.

Tên bài do Tre Làng đặt, hình ảnh chôm trên Net
Nguồn bài viết: Ở đây