Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH TỰU TRONG THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

Thực hiện cam kết khi gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR), Việt Nam đã xây dựng và nộp Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR tới Uỷ ban Nhân quyền của Liên hợp quốc vào cuối năm 2017.

Thực hiện cam kết khi gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR), Việt Nam đã xây dựng và nộp Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR tới Uỷ ban Nhân quyền của Liên hợp quốc vào cuối năm 2017.

Báo cáo lần này đã cung cấp những thông tin một cách đầy đủ và toàn diện về tình hình thực thi Công ước ICCPR từ năm 2002 đến tháng 9-2017 tại Việt Nam, gồm những thông tin chung khái quát về hệ thống các cơ quan nhà nước, khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền con người ở phạm vi quốc gia, thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người thách thức đối với Việt Nam và những thông tin chi tiết về tình hình thực thi các quy định cụ thể của Công ước.

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng tập trung vào những Kết luận quan sát của Ủy ban Công ước nêu ra sau khi xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam đệ trình năm 2002.

Theo Cổng Thông tin Bộ Tư pháp, sau khi Việt Nam nộp Báo cáo lần thứ ba nêu trên, tháng 6-2018, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc đã đưa ra Danh mục các vấn đề quan tâm.

Sau đó, vào tháng 10-2018, Việt Nam đã có Báo cáo trả lời Danh sách các vấn đề quan tâm của Ủy ban Nhân quyền, trong đó làm rõ thêm những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy quyền con người và quyền công dân, đồng thời khẳng định việc tuân thủ các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việc xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR do Bộ Tư pháp chủ trì với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Nội dung của Báo cáo được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu về quyền con người, một số cơ sở đào tạo và người dân. Dự thảo Báo cáo đã được đăng công khai để lấy ý kiến toàn dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Nhiều hội thảo tham vấn đã được tổ chức nhằm tạo cơ hội đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa Ban soạn thảo và các bên liên quan.

Dự kiến, tại Phiên họp ngày 11 và 12-3-2019 tới đây, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc sẽ tiến hành xem xét Báo cáo lần thứ ba của Việt Nam về việc thực thi Công ước ICCPR và sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với Đoàn Việt Nam về những nội dung của Báo cáo.

Để chuẩn bị cho việc tham gia Phiên họp này, trong vai trò là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Công ước ICCPR, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn, hội thảo để tham vấn các ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ.


H.L

VỤ GIAN LẬN ĐIỂM THI Ở HÒA BÌNH LÀ VÔ CÙNG NGHIÊM TRỌNG

Cuteo@

Vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình là vô cùng nghiêm trọng - đó là khẳng định của GS.TS Mai Văn Trinh.

Theo kết luận điều tra gian lận thi THPT Quốc gia năm 2018 ở tỉnh Hòa Bình, các cơ quan chức năng đã phát hiện có trường hợp thí sinh thi môn Hóa học được nâng lên 9,25 điểm và có thí sinh điểm thi 3 môn đã được tăng lên 26,45 điểm.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định, sai phạm, gian lận thi cử ở tỉnh Hòa Bình là vô cùng nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có có 65 thí sinh được hưởng lợi từ việc sửa điểm thi, có 1 thí sinh thi môn Hóa học được nâng lên 9,25 điểm và có thí sinh điểm thi 3 môn đã được tăng lên 26,45 điểm. Các thí sinh gian lận thi cử sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy chế. 

Theo quy chế, kết quả chấm thẩm định sẽ là kết quả chính thức của kỳ thi, thay thế cho kết quả đã công bố trước đây. Kết quả chấm thẩm định được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh và đại học, cao đẳng.

Ông Trinh nói: "Nếu trước kia thí sinh đạt 28 điểm nhưng sau khi có kết luận điều tra, kết quả chấm thẩm định thí sinh chỉ được 14 điểm thì kết quả cuối cùng là kết quả chấm thẩm định. Đây là kết quả cuối cùng của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018".

PGS.TS Mai Văn Trinh cho biết thêm, Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình cập nhật kết quả thi lên hệ thống phần mềm quản lý thi, tiến hành rà soát xét lại tốt nghiệp. Đặc biệt phải thông báo kết quả đã được cập nhật đến cho các trường đại học, học viện, cao đẳng mà các thí sinh có liên quan học ở đó.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các trường đại học chủ động liên hệ với Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình để cập nhật kết quả liên quan tới các thí sinh.

GIẢ MẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐƯA THÔNG TIN SAI LỆCH VỤ "NƯỚC MẮM"

Giả mạo Ban Tuyên giáo Trung ương đưa thông tin sai vụ nước mắm

Ban Tuyên giáo trung ương khẳng định không có bất kỳ trang thông tin nào trên mạng facebook và đề nghị xử lý nghiêm vụ giả mạo đưa thông sai vụ nước mắm.

Chiều 11/3, ông Trần Thanh Lâm, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương - cho biết những ngày gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện một trang có tên "Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam".

Hình ảnh chụp lại trang facebook giả mạo Ban Tuyên giáo trung ương

Tối 10/3, trên trang facebook này có đưa bài "Cảnh giác với chiêu bài bảo vệ nước mắm truyền thống" với những thông tin sai sự thật và nhằm phục vụ lợi ích cá nhân.

Ông Lâm cho biết trang "Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam" là giả mạo, và khẳng định Ban Tuyên giáo trung ương hiện không có bất kỳ trang facebook nào để chia sẻ thông tin. Người dùng facebook cần lưu ý để tránh hiểu sai vấn đề.

Qua sự việc trên, ông Lâm cũng cho rằng cơ quan chức năng liên quan (Bộ NN&PTNT - PV) cần có những phát ngôn kịp thời để dư luận hiểu thêm về quá trình ban hành các văn bản, tránh tác động tiêu cực đến người sản xuất, người lao động, người tiêu dùng liên quan đến nước mắm.

Ban Tuyên giáo trung ương cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý nghiêm trang facebook giả mạo Ban Tuyên giáo trung ương theo đúng quy định của pháp luật. Ban Tuyên giáo trung ương sẽ có văn bản đề nghị Bộ Công an vào cuộc xác minh, xử lý.

Đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - truyền thông) cho biết: "Facebook đã có chính sách xử lý đối với các tài khoản giả mạo khi có phản ánh. Chúng tôi sẽ có thông báo với Facebook về những tài khoản đã giả mạo Ban Tuyên giáo trung ương để đưa ra những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong cộng đồng mạng. Theo đúng quy định của Facebook đối với việc xử lý các tài khoản giả mạo, làm mất uy tín cơ quan, tổ chức, cá nhân... các tài khoản giả mạo này sẽ bị khóa, hạ. Chúng tôi tin tưởng Facebook sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý những tài khoản vi phạm".

Cách các tài khoản giả mạo đưa thông tin gây tranh luận về nước mắm theo đánh giá của cục là vi phạm nghiêm trọng, vì đưa ra những thông tin không chính xác về chủ trương, chính sách, gây kích động, chia rẽ...

Theo Chí Tuệ-Thanh Hà/Tuổi trẻ

NÊU CAO CẢNH GIÁC, NGĂN CHẶN KỊP THỜI VIỆC BỊA ĐẶT VU CÁO CÁC LÃNH TỤ TIỀN BỐI VÀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

Nêu cao cảnh giác, ngăn chặn kịp thời việc bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước


(HNM) - Một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Như vậy, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước là một trong các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đồng thời, đó cũng là một nội dung trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Do đó, kịp thời ngăn chặn biểu hiện này không chỉ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng mà còn là biện pháp để đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Trong các lãnh tụ tiền bối, người bị các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt nhiều nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng bịa đặt, Hồ Chí Minh thực chất chỉ là người “dân tộc chủ nghĩa”(!). Chúng xuyên tạc tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, không có gì quý hơn độc lập tự do của Hồ Chí Minh là “phi nhân tính”(!). 

Chúng suy luận: “Nhân dân Việt Nam đi theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh là sai lầm, là đi vào ngõ cụt”(!). Chúng còn dựng những câu chuyện hoang đường về thân thế, đời tư của Người cùng với việc vẽ lên “chân dung” người cộng sản không có tình cảm, tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em; công khai mục tiêu phá bỏ thần tượng Hồ Chí Minh.

Để tăng cường xuyên tạc, vu cáo, các thế lực thù địch đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm, diễn đàn quốc tế ở các nước có đông bà con Việt kiều sinh sống và làm việc như: Australia, Mỹ, Canada... rồi gửi thư ngỏ, tài liệu truyền bá tư tưởng phản động, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng trong nước, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Qua đó, chúng ra sức rêu rao rằng tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, lạc hậu, đề nghị Đảng, Nhà nước Việt Nam cần thay đổi bằng hệ tư tưởng mới.

Sự chống phá của các thế lực thù địch quyết liệt là vậy, nhưng thực tế đã cho thấy, thân thế, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là một di sản quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, nhiều công trình khoa học, chương trình nghiên cứu, bài nói, bài viết của các học giả, nhân sĩ, trí thức, nhà chính trị… trong và ngoài nước đã công bố là minh chứng rõ nét. 

Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh được toàn thể nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ và nhiều tổ chức, cá nhân có lương tri trên thế giới ngưỡng mộ, tôn vinh. Trong đó, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), năm 1987, đã ra Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó, đánh giá Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. 

Với ý nghĩa đó, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người đã trở thành giá trị văn hóa có sức thẩm thấu và lan tỏa mạnh mẽ; là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển; cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh tụ tiền bối khác cũng bị bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo. Điển hình như, ngày 27-9-2018, Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ) đã xét xử sơ thẩm bị cáo Bùi Mạnh Đồng (“tự” Beo, 40 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. 

Theo đó, từ năm 2017 đến tháng 7-2018, Bùi Mạnh Đồng đã lấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trên mạng internet, sau đó chèn chữ vào hình ảnh, tạo nên nội dung xuyên tạc, vu khống, nhằm bôi nhọ lãnh tụ. Qua đó, đã tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước chống phá chế độ; gây khó khăn cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. 

Không chỉ lãnh tụ tiền bối, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng luôn bị bịa đặt, vu cáo. Thủ đoạn của chúng là tạo hàng loạt bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc để đăng tải trên tất cả các mạng xã hội. Điển hình như Nguyễn Chí Khương (23 tuổi, trú tại Bến Tre) quay và đăng tải lên Facebook đoạn clip bịa đặt “Đoàn xe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm Bến Tre”. 

Clip cho thấy sự xuyên tạc trắng trợn khi ngày hôm đó (27-10-2016), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang điều hành phiên họp Quốc hội tại Hà Nội. Thực chất, đoạn clip mà Khương quay và tải lên mạng xã hội là đoàn xe của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đơn vị chức năng của tỉnh Bến Tre tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2016.

Nhìn chung, hành động bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch tuy không mới nhưng hết sức thâm độc, qua đó gieo rắc hoang mang, sự nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tác động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. 

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hành vi tung tin bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã được một số nước xếp ngang với những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất. Chính phủ Anh xếp loại tội phạm này ngang hàng với tấn công khủng bố, tấn công bằng vũ khí hóa học. 

Trên tinh thần đó, đối với các cơ quan pháp luật Việt Nam, dù đề cao tính giáo dục thuyết phục nhưng phải chủ động trong đấu tranh, phòng ngừa và đẩy lùi các hoạt động bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phải kết hợp chặt chẽ nhiều biện pháp trong đó có cả biện pháp xử lý hành chính, xử lý hình sự. 

Đặc biệt, với những kẻ cố tình xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo vì động cơ chính trị, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội cần được xử lý một cách kiên quyết, nghiêm minh. Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019 là cơ sở pháp lý và là biện pháp răn đe đủ mạnh để xử lý các đối tượng tung tin, bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với đảng viên, bên cạnh việc đề cao cảnh giác, sẵn sàng phản bác luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch, cần thực hiện nghiêm Quy định số 102-QĐ/TƯ ngày 15-11-2017 của Ban Chấp hành Trung ương quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó áp dụng hình thức cao nhất là khai trừ khỏi Đảng đối với nhiều vi phạm, trong đó có trường hợp bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước…

Cuối cùng, để kịp thời ngăn chặn tình trạng bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần phải chủ động trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hóa nhằm phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá, bịa đặt, vu cáo của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị. 

Tuy nhiên, phải có phương pháp đấu tranh khoa học; trong phê phán phải lập luận chặt chẽ; phải thể hiện tính chiến đấu, tính sắc bén và tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó cần phải kịp thời chấn chỉnh những tư tưởng, quan điểm không đúng, lệch lạc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về biểu hiện bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 

Làm được như vậy sẽ góp phần thực hiện thành công Nghị quyết hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Hay: SỚM LẮP CAMERA ĐỂ GIẢM CSGT RA ĐƯỜNG

Sớm lắp camera để giảm CSGT ra đường

Cùng với việc phòng ngừa thì ứng dụng CNTT, xử lý nghiêm các vi phạm mới có thể đủ sức răn đe, kéo giảm tai nạn.

Camera giám sát trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Khánh Linh

Phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm ATGT đường bộ, đường sắt do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về vấn đề này. Các ý kiến của đại diện bộ, ngành liên quan cũng như những ý kiến bên lề mà Báo Giao thông ghi nhận cho thấy, cùng với việc phòng ngừa thì ứng dụng CNTT, xử lý thật nghiêm các vi phạm mới có thể đủ sức răn đe, kéo giảm được tai nạn.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, giảm CSGT đứng đường

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, rất nhiều cử tri kiến nghị cần phải tăng cường sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm hạn chế vi phạm về ATGT. Vì thực tế, hiện nay CSGT đang phải đứng đường rất nhiều, rất vất vả. Chính vì vậy, nếu có hỗ trợ của công nghệ sẽ tránh được tình trạng CSGT tiếp xúc trực tiếp với người vi phạm, từ đó tăng tính minh bạch, hạn chế tiêu cực, đồng thời giảm bớt các vụ chống người thi hành công vụ.

Cùng quan điểm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, việc lắp đặt camera giám sát giao thông là một biện pháp rất tốt. Bởi, trên thực tế, chúng ta không bao giờ đủ nguồn nhân lực để đi phát hiện từng vi phạm trên các tuyến đường. Ngoài lợi ích giảm nhân lực CSGT phải ra đứng đường, giảm tiêu cực thì lắp camera cũng có thể tác động đến tâm lý người tham gia giao thông để bản thân họ phải thực hiện nghiêm hơn. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất là việc lắp camera không chỉ để “soi” vi phạm, mà nó còn phục vụ cho việc hoạch định chính sách về giao thông, giúp điều hành giao thông thuận lợi, linh hoạt, giảm thiểu được ùn tắc và TNGT.

Dẫn con số nạn nhân tử vong do TNGT trước năm 2012 là hơn 12.000 người/năm, giờ còn khoảng 8.000 người/năm, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, đây không phải thành tích nhưng là sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành. Con số mỗi ngày có 20 người ra đường không bao giờ trở về nhà vẫn thực sự là nỗi ám ảnh.

Đề cập đến công tác tổ chức, chỉ huy điều khiển giao thông, ông Sơn cho biết, hiện nay việc này chủ yếu được thực hiện thủ công, lực lượng CSGT phải ra đứng đường rất nhiều. Theo ông Sơn, lực lượng CSGT rất muốn ngồi trong phòng để điều khiển giao thông chứ không ai muốn phải ra đường để đối mặt với nguy hiểm, nguy cơ bệnh tật… Tuy nhiên, hạ tầng, trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ CSGT chưa được như mong muốn. Bên cạnh đó, ý thức của người tham gia giao thông còn rất nhiều vấn đề, điển hình như việc dừng xe ăn uống trên đường cao tốc, sử dụng rượu, bia vẫn tham gia giao thông… “Như vậy, nếu không có mặt của CSGT sẽ rất nguy hiểm cho xã hội. Chúng tôi mong tới đây có sự trang bị phương tiện, thiết bị để phục vụ việc này, giảm bớt áp lực cho CSGT”, ông Sơn nói.

Về những phản ánh tiêu cực, mãi lộ trong lực lượng thực thi nhiệm vụ, ông Sơn cho biết, Bộ Công an hết sức cầu thị, nếu có thông tin sẽ xử lý nghiêm.

Liên quan đến nội dung về ứng dụng CNTT, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng nêu quan điểm, việc sửa đổi các quy định và đặc biệt Luật GTĐB cần rất cụ thể về tiêu chuẩn. Ví dụ, quy định rõ đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua khu dân cư hay tại các nút giao thì bắt buộc phải có đèn tín hiệu hoặc có camera giám sát. “Nếu đưa vào luật, yêu cầu bắt buộc thì có đầu tư ngay, như vậy sẽ thành đồng bộ, chứ không phải làm xong một con đường mới tính. Như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, chúng tôi vận động FPT lắp camera xong cũng không có cơ chế thanh toán, không thể trích ra trả cho FPT nên FPT lại phải gỡ camera ra”, ông Hùng dẫn chứng.

Cần chế tài phạt nghiêm khắc hơn

Cần tăng cường sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm hạn chế vi phạm về ATGT (Trong ảnh: Trung tâm Điều khiển giao thông - Phòng CSGT CATP Hà Nội). Ảnh: K.Linh

Về xử phạt vi phạm hành chính, ông Khuất Việt Hùng kiến nghị, ngoài phạt tiền nên xem xét có cả những chế tài xử phạt như lao động công ích. Ví dụ như ở Trung Quốc, người vi phạm có thể bị bắt ra ngã tư đứng trong vòng 1 tuần và phải tìm, phát hiện, chỉ cho công an những trường hợp vi phạm giao thông.

Năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ TNGT, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người. So với năm 2016, TNGT giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Năm 2018, toàn quốc xảy ra 18.736 vụ, làm chết 8.248 người, bị thương 14.802 người. So với cùng kỳ năm 2017, cả 3 tiêu chí tiếp tục giảm.
Trong 2 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 2.822 vụ TNGT, làm chết 1.356 người, bị thương 2.169 người. So với 2 tháng đầu năm 2018, số vụ TNGT giảm 523 vụ, số người chết giảm 150 người, số người bị thương giảm 348 người.
Năm 2018, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 4.176.791 trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền 2.613 tỷ đồng. Đồng thời, tước GPLX 346.486 trường hợp; tạm giữ 601.704 phương tiện các loại. Trong đó, chủ yếu là vi phạm trật tự ATGT đường bộ.

“Tôi nghĩ chúng ta nên có những chế tài đó. Nếu xử phạt hành chính chỉ quy bằng tiền thì anh em công an và các địa phương rất vướng. Ví dụ, có một người đi xe máy cũ cả chục năm trời, giá trị xe chỉ còn khoảng 1 triệu đồng nhưng nếu họ bị phạt vi phạm về nồng độ cồn với mức khoảng 4 triệu đồng thì họ sẵn sàng bỏ xe ngay. Lúc đó, ta lại phải làm đủ thủ tục để đấu giá bán xe đó, tiền bỏ ra có khi lớn hơn tiền xử phạt”, ông Hùng dẫn chứng và cho rằng, cần phải có sự điều chỉnh.

Nhắc đến việc xử phạt, bồi thường đối với các hành vi vi phạm giao thông, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn chứng hành vi lái xe đâm chết người nhưng xét theo quy định thì mức bồi thường chỉ vài chục triệu đồng. Theo bà Nga, chính vì mức này quá thấp nên nhiều khi, đáng ra nạn nhân chỉ bị thương nhưng lái xe nghĩ bị thương phải nuôi cả đời nên đâm chết rồi “chỉ bồi thường vài chục triệu đồng là xong”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Quyền nhận định, việc xử lý vi phạm về giao thông ở các đơn vị như công an, tòa án, VKS đều “rất có vấn đề”, trong cả điều tra, truy tố, xét xử. Về chính sách hình sự, ông Quyền cho rằng, phải xem lại, kể cả quy định “khởi tố theo yêu cầu của người bị hại”. “Là người nhiều năm làm Bộ luật Hình sự, tôi rất băn khoăn vấn đề này vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của công dân với Nhà nước chứ không thể khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, cứ dàn hòa với nhau là xong”, ông Quyền nói.

Bên cạnh đó, dù có quy định về xử lý trách nhiệm của pháp nhân nhưng ông Quyền cho rằng, thực tế chưa xử lý vụ nào. Ví dụ, lái xe dùng ma túy, chở quá tải cũng phải xử lý pháp nhân là chủ DN, vì anh là người thuê lái xe nên phải có trách nhiệm ký hợp đồng và giám sát lái xe.

Theo ông Quyền, chúng ta hay nói “do ý thức của người dân”, nhưng đầu tiên cần nhìn nhận trách nhiệm quản lý nhà nước và xử lý vi phạm của ta không nghiêm, vì thế đề nghị phải xác định rõ trách nhiệm và xử lý thật nghiêm. Ví dụ, khi xe quá tải đi qua rất nhiều trạm kiểm soát mà bị phát hiện ở một nơi nào đó, thì tất cả các trạm kiểm soát trước đó phải bị xử lý trách nhiệm.

Phó trưởng Ban Dân nguyện Đỗ Văn Đương cũng đưa ra nhận định, việc phòng ngừa để TNGT không xảy ra mới là quan trọng và đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài việc cần tăng cường ứng dụng CNTT, lắp đặt camera giám sát, phải có biển cảnh báo tại các điểm đen TNGT… Đặc biệt, khi vi phạm để xảy ra TNGT phải xử phạt thật nghiêm, không để nguy cơ tai nạn tiếp tục xảy ra, nếu xử phạt cho tồn tại thì rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc thống kê số người chết vì TNGT cũng cần đầy đủ. Chúng ta hiện nay thống kê căn cứ vào Thông tư 58, chỉ tính số người chết ở hiện trường. Nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới, phải tính cả những người chết ở bệnh viện sau 30 ngày bị tai nạn, như vậy con số mới có thể đầy đủ, từ đó mới thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề. Nếu thống kê không chính xác thì hoạch định chính sách ứng phó và giải pháp sẽ khó đầy đủ.

Hoài Thu

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

ÍT NHẤT 12 NHÂN VIÊN LHQ THIỆT MẠNG TRONG VỤ RƠI MÁY BAY Ở ETHIOPIA

Ít nhất 12 nhân viên LHQ thiệt mạng trong vụ rơi máy bay Ethiopia

Một nguồn tin Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, ít nhất 12 người có liên quan với LHQ thiệt mạng trong vụ rơi máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines gần Addis Ababa (Ethiopia) vào ngày 10/3.

Lực lượng cứu hộ chuyển thi thể nạn nhân tại hiện trường vụ rơi máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines, gần Bishoftu, Ethiopia, ngày 10/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Nguồn tin trên nêu rõ: "Nhiều khả năng ít nhất 12 nạn nhân có liên quan với LHQ". Theo nguồn tin, các thông dịch viên tự do trên đường tới một hội nghị của LHQ về môi trường có thể cũng nằm trong số những nạn nhân của vụ tai nạn.

Hiện danh tính các nạn nhân bắt đầu được xác định, theo đó họ đến từ 35 quốc gia, gồm du khách, doanh nhân và nhân viên LHQ. Kenya là quốc gia có nhiều công dân thiệt mạng nhất với 32 người. 

Trước đó, chuyến bay mang số hiệu ET 302 của hãng hàng không Ethiopian Airways chở 149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn đã đâm xuống một cánh đồng cách thành phố Addis Ababa khoảng 60 km về khía Đông Nam. Theo các nhân chứng, máy bay đã bốc cháy khi đâm xuống mặt đất.

Máy bay gặp nạn là Boeing 737-800MAX hoàn toàn mới. Đây cũng là loại máy bay của hãng hàng không Lion Air của Indonesia đã gặp nạn hồi tháng 10 vừa qua khi rơi chỉ sau 13 phút cất cánh khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng.

Quốc hội Ethiopia đã tuyên bố quốc tang trong ngày 11/3 để tưởng niệm các nạn nhân xấu số.

Hãng hàng không Ethiopian Airlines ngày 10/3 tuyên bố, giới chức nước này cùng với hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) và các bên liên quan sẽ phối hợp điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ rơi máy bay. Tuyên bố mới của hãng hàng không cũng cho biết, gia đình của 157 nạn nhân đã liên lạc và thi thể của các nạn nhân sẽ được gửi về cho gia đình sau khi được nhận dạng.

Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng các quan chức cấp cao khác của Đức đã gửi lời chia buồn tới người thân của các nạn nhân trong vụ rơi máy bay tại Ethiopia. Có 5 công dân Đức thiệt mạng trong vụ tai nạn này. Theo Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, Đại sứ quán Đức tại Addis Ababa đang liên lạc chặt chẽ với giới chức Ethiopia.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland lấy làm tiếc về vụ tai nạn kinh hoàng khiến 18 công dân nước này trong số 157 nạn nhân thiệt mạng. Bà gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời cho hay Chính phủ Canada đang "liên lạc chặt chẽ" với giới chức Ethiopia để thu thập thêm thông tin.

TTXVN/Báo Tin tức

SÁNG NAY 11/3, KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 32 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XIV

Sáng nay 11/3, khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc sáng nay 11/3 sẽ thảo luận và thống nhất một số nội dung quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ngày 21/2/2019. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Theo chương trình dự kiến, phiên họp diễn ra trong ba ngày (từ 11 - 13/3). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về những nội dung:

Xem xét, thông qua Nghị quyết quy định chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật Công an Nhân dân năm 2018.

Về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Thư viện; Luật Giáo dục (sửa đổi).

Đồng thời, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Xem xét, thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019 - 2021. Xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên và thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Báo Tin tức sẽ thông tin đầy đủ về nội dung của Phiên họp này.

V.Tôn/Báo Tin tức