Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

MƯỜI NĂM SAU VỤ THẢM SÁT Ở WINNENDEN - THÀNH PHỐ TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN

Hồ Ngọc Thắng

Mười năm sau vụ thảm sát ở Winnenden - Thành phố tưởng niệm các nạn nhân

Đó là tên bài viết của trang mạng WEB.DE, đăng ngày 11-3-2019. Trong đó có đoạn:

Vụ giết người tại trường trung học Albertville ở Winnenden đánh dấu mốc mười năm. Người thân tỏ ra thương tiếc tại một lễ tưởng niệm. Hành động làm một học sinh chết và 15 người bị giết gây ra một cuộc tranh luận về việc siết chặt luật về vũ khí.

Vào lúc 9:33 sáng ngày 11-3-2009, cảnh sát đã nhận được cuộc gọi khẩn cấp đầu tiên, sau khi Tim K. bắn vào bạn cùng lớp và giáo viên tại trường trung học Albertsville ở Winnenden. Chàng trai 17 tuổi ban đầu đã giết chết 15 người, sau đó là chính mình.

Hôm nay, vào ngày tưởng niệm lần thứ mười của vụ thảm sát ở Winnenden, các nạn nhân được tưởng nhớ lại ở đó một lần nữa. Vào lúc 9:33 sáng thứ Hai tuần này, như những năm trước, tất cả tiếng chuông nhà thờ vang lên ở thị trấn nhỏ gần thành phố Stuttgart.

Theo báo cáo, phó chủ tịch công đoàn cảnh sát ông Jorg Radek nói: "Các nạn nhân nhắc nhở chúng ta rằng, bạo lực và vũ khí không phải là giải pháp cho các vấn đề". Ông ta đã yêu cầu, cần có một luật nghiêm khắc về vũ khí, để vũ khí không rơi vào tay kẻ xấu.

Ảnh minh họa của trang mạng WEB.DE, đăng ngày 11-3-2019:

https://web.de/…/jahre-amoklauf-winnenden-stadt-erinnert-op…

BỊ PHẠT 20 TRIỆU ĐỒNG VÌ TUNG TIN ĐỒN NHẢM VỀ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN FACEBOOK

Ong Bắp Cày

Hôm 8/3/2019, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị xử lý một số cá nhân đã đăng tải thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi, trong đó có trang fanpage "Đầm bầu thời trang Mami". Trang này đã đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi tẩy chay thịt lợn vì có thể lây sang người. 

Kết quả điều tra, xác minh cho thấy những hình ảnh trên fanpage này là "lấy lại từ nhiều báo điện tử; cụ thể là hình ảnh về bệnh sán dây ở lợn xảy ra tại Bình Phước vào tháng 11/2018" nhưng lại được gán cho trend "Dịch tả lợn châu Phi", gây hoang mang cho người dân và làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm.

Về "Dịch tả lợn chaia Phi", Bộ NN&PTNT khẳng định: theo các nhà khoa học "Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người".

Trang Fanpage "Đầm bầu thời trang Mami" là Fanpage chính thức của cửa hàng thời trang Mami có gần 300.000 lượt like, chủ yếu người theo dõi là các bà mẹ bầu và đang nuôi con nhỏ. Ảnh bên là chủ sở hữu trang này.

Làm việc với Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) chiều 11/3/2019, chủ sở hữu trang Facebook "Đầm bầu thời trang Mami" đã ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng.

Ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, chủ sở hữu trang Facebook "Đầm bầu thời trang Mami" đã rất hợp tác trong việc phối hợp làm việc với Cục. Tại buổi làm việc, đại diện tài khoản này hiểu được hành vi sai trái của mình là do nhận thức kém, mục đích chỉ chia sẻ thông tin để cảnh báo cho các bà mẹ có bầu. Cục ghi nhận thái độ thành tâm khắc phục hậu quả, và đây cũng là vi phạm lần đầu tiên.

Sau khi gỡ thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi vào ngày 4/3, đến ngày 10/3, chủ Fanpage đã viết một bài đính chính đăng trên Facebook của mình khuyến cáo các mẹ bầu cần cẩn thận khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin về dịch tả lợn châu Phi. Xem ảnh bên.

Chủ sở hữu trang Facebook Đầm bầu thời trang Mami đã chấp thuận ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng, căn cứ theo các quy định trong Nghị định 174. Dự kiến, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử sẽ ra quyết định xử phạt trong vài ngày tới.

THỈNH NGUYỆN THƯ CỦA NHỮNG KIẾP ĐỜI NÔ LỆ NGOẠI BANG

Toàn văn thư của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gửi Tổng thống Mỹ Pho ( Ford ) cầu xin Vay tiền.

Ảnh, toàn văn Thư thỉnh nguyện của cái gọi là "văn đoàn độc lập" gửi Tổng thống Mỹ Trump, nhân dịp ông sang dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều.





Về nội dung tuy có khác nhau, nhưng giọng điệu thì y chang "tương cùng một giuộc".

"Thưa Ngài Tổng thống,

Tôi đề nghị Ngài yêu cầu Quốc hội (Mỹ) đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỉ Mỹ kim được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm, với mức lãi suất do Quốc hội Mỹ tự quyết định.

Tiềm năng về dầu hỏa và nguồn lợi về nông nghiệp của chúng tôi sẽ thế chấp cho món nợ này. Số tiền vay này được gọi là "Freedom Loan", sẽ cho phép chúng tôi có một cơ hội để được tồn tại... Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết này, chúng tôi mong muốn Ngài thúc giục Quốc hội xem xét dễ dàng và cấp bách lời yêu cầu được vay "số tiền vì tự do" nêu trên của chúng tôi. Đây là hành động cầu xin cuối cùng mà chúng tôi, một người bạn đồng minh, gửi đến nhân dân Mỹ".

Đúng là đám hủi nô mang dạng người.

NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC TRANG BỊ CAMERA GIÁM SÁT GIAO THÔNG

LâmTrực@

Câu chuyện lắp camera giám sát lại nóng lên tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm ATGT đường bộ, đường sắt do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua. Dù thế nào thì việc lắp đặt camera giám sát trên đường cũng là quy luật không thể đảo ngược bởi các tác dụng mà công nghệ mang lại. Trong phạm vi này, xin đề cập đến một số lợi ích của việc sử dụng camera giám sát.

Việc lắp đặt camera giám sát có ưu điểm gì?

1. Giúp CSGT tránh đối đầu trực tiếp với người vi phạm. 

Thực tế, khi xảy ra vụ việc CSGT dừng phương tiện, người vi phạm thường luôn cãi, xin bỏ qua hoặc móc túi hối lộ để được bỏ qua. Khi không được CSGT chấp nhận, họ quay sang gọi điện thoại cầu cứu ai đó và nếu không được, họ cù nhầy bằng cách cãi cùn, quay video, gây sự, thậm chí đe dọa với mục đích làm cho lực lượng CSGT bị ức chế mà có lời nói, hoặc hành động lệch chuẩn, qua đó lăng mạ, chửi bới lực lượng công an, và xa hơn nữa là bôi nhọ chế độ. 

Với cách phạt này, người vi phạm mặc nhiên không có điều kiện làm những việc như vậy.

Nói thêm, từ "đối đầu" mà nhiều bài báo sử dụng để mô tả việc người vi phạm phản ứng với CSGT là chính xác. Nếu CSGT làm đúng thì người vi phạm buộc phải móc hầu bao nộp phạt và khi lợi ích bị ảnh hưởng, đương nhiên họ ghét. Bị phạt nguội, người vi phạm không thể ghét hay oán trách phương tiện kỹ thuật mà chỉ trách chính mình.

2. Làm giảm những tiêu cực của lực lượng CSGT khi thực thi nhiệm vụ. 

Như trên đã nói, khi bị phạt, người vi phạm có thể sẽ lựa chọn cách móc túi hối lộ CSGT để được bỏ qua, trong trường hợp này, cả người vi phạm và CSGT đều sai. Xét một cách khách quan, đại đa số việc hối lộ là do người vi phạm chủ động tiến hành, và đôi khi do chính CSGT gợi ý, vòi vĩnh. Điều kiện để việc hối lộ có thể xảy ra là do người vi phạm và CSGT trực tiếp gặp gỡ nhau trên đường giao thông. Khi điều kiện này bị tước bỏ thì việc đưa và nhận hối lộ sẽ không được thực hiện. 

Cũng cần nói thêm, các camera được lắp đặt, hoạt động suốt ngày đêm sẽ giúp chỉ huy giám sát các chiến sĩ CSGT về mọi mặt, từ tư thế, tác phong, quy trình công tác đến việc hoàn thiện nhân cách.

Dưới góc nhìn này, hình thức phạt nguội đã góp phần thay đổi tư duy của cả người vi phạm lẫn CSGT. Đặc biệt, nó giúp cho CSGT không có điều kiện để nhận hối lộ từ người vi phạm.

3. Việc lắp đặt camera giám sát sẽ giúp lực lượng công an có khả năng ứng phó kịp thời với các sự cố giao thông, các vụ tai nạn xảy ra trên thực tế, qua đó tổ chức, điều hành lực lượng xử lý. Đặc biệt là khi CSGT bị người vi phạm bất hợp tác hoặc tấn công các cảnh sát đang làm nhiệm vụ.

4. Số lượng người vi phạm bị phạt sẽ tăng cùng với lượng tiền phạt khổng lồ.

Với hình ảnh được trích xuất từ các camera giám sát, tôi tin, số lượng người bị phạt sẽ tăng lên gấp nhiều lần và tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ. Bất kể ai vi phạm cũng sẽ bị xử lý và bị phạt tiền, thậm chí bị tước bằng lái có thời hạn hoặc vô thời hạn.

Ai đã tham gia giao thông đều thấy trên thực tế, số lượng người vi phạm giao thông là cực nhiều, đặc biệt là xe máy, từ lỗi lấn làn, thiếu gương chiếu hậu, không bật xi nhan khi chuyển hướng, cho đến lỗi vượt đèn đỏ, chở quá tải....nhưng lực lượng CSGT thì lại quá ít và vì vậy, chỉ một số người "không may" mới bị phạt (đôi khi CSGT chỉ chú ý đến lỗi của một số phương tiện nhất định mà bỏ qua các phương tiện khác). Như vậy, số lượng người bị phạt là rất ít so với số người vi phạm trên thực tế.

Rẽ ngang một chút để nói về camera giao thông nước Mỹ. Người Mỹ nói, ra đường sợ nhất camera giao thông. Chạy quá tốc độ phạt 92 USD đến 200 USD, tuỳ theo tỷ lệ. Vượt đèn đỏ 75 USD. 

Nói về số tiền phạt, riêng Washinton DC, có gần 100 camera đèn đỏ và tốc độ mai phục khắp nơi trong thành phố đóng góp hơn một nửa trong tổng số 180 triệu USD tiền phạt vi phạm giao thông, tương đương hơn 3.600 tỷ tiền Việt, mà chính quyền DC thu được trong năm tài khoá 2012. Thú vị là ở Mỹ có 1 chiếc camera tốc độ "sát thủ" như hình trên tại đại lộ New York: thu về 6,5 triệu USD trong năm tài khóa 2012. Các bạn có thể đọc thêm tại đây.


Quan điểm của nhà chức trách Mỹ là đánh mạnh vào túi tiền sẽ làm thay đổi tư duy người dân khi tham gia giao thông. Không chỉ có nộp tiền, người vi phạm sẽ bị đánh dấu vào hồ sơ lái xe, chả khác gì tiền sự. Các công ty bảo hiểm cứ căn cứ vào hồ sơ xe mà tính tiền. Càng nhiều lỗi thì chứng tỏ khả năng gây tai nạn càng cao, tiền mua bảo hiểm cứ thế mà leo thang. 

Trở lại vấn đề, thực tế ở nước ta, cùng vi phạm luật giao thông, nhưng có người bị phạt và có người không bị phạt. Thực trạng này đã tạo ra tình trạng mất bình đẳng, thiếu công bằng khi tham gia giao thông. Với cách làm này, sẽ khắc phục được tình trạng trên và sẽ làm tăng ngân sách từ nguồn phạt lên hàng chục lần hoặc hơn.

5. Việc xử phạt bằng cách trích xuất hình ảnh từ những chiếc camera vô cảm và chăm chỉ sẽ làm thay đổi ý thức tham gia giao thông nói riêng và ý thức chấp hành pháp luật nói chung của người dân.

Khi hệ thống camera giám sát được trang bị khắp nói, người dân tham gia giao thông sẽ phải tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình khi điều khiển phương tiện và ngay cả khi đi bộ, bởi hệ thống camera sẽ xác lập chuẩn hành vi vi phạm. Họ không thể hối lộ, không thể cãi, không có điều kiện cù nhầy hoặc tấn công lại lực lượng CSGT.

Từ việc luôn ý thức rằng mình có thể bị phạt nếu không chấp hành luật giao thông, hoặc từ bài học bị phạt khi phạm lỗi, người dân sẽ ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật ngay cả ở các lĩnh vực khác.

Lắp camera giám sát có phải là tối ưu?

1. Để có thể giám sát được toàn bộ giao thông của đất nước (trước mắt là cao tốc, quốc lộ), hiển nhiên việc chi phí ban đầu là rất tốn kém và đây là bài toán khó giải nếu chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, mạnh dạn đầu tư thì kết quả mang lại sẽ vô cùng bất ngờ. Mời xem thêm bài này hoặc bài này để thấy camera giao thông ở Mỹ hiệu quả đến bất ngờ.


2. Chỉ phạt nguội sẽ không có người hướng dẫn giao thông.

Không chỉ có tuần tra kiểm soát, bảo đảm an toàn giao thông, xử phạt, hay bảo vệ hiện trường vụ tai nạn,...lực lượng CSGT còn có chức năng cực kỳ quan trọng là hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ. Có vẻ như CSGT ở ta, quá chú tâm vào việc xử phạt các lỗi vi phạm mà "quên đi" việc hướng dẫn người dân chấp hành luật. Điều này làm người dân không đồng tình.

Như vậy, nếu CSGT ít ra đường, người dân sẽ gặp khó vì thiếu người hướng dẫn, điều tiết giao thông. Và rất có thể, CSGT dù có hình ảnh chứng minh vi phạm, nhưng không thể phạt trong trường hợp "cả làng" cùng vi phạm.

VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH TỰU TRONG THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

Thực hiện cam kết khi gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR), Việt Nam đã xây dựng và nộp Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR tới Uỷ ban Nhân quyền của Liên hợp quốc vào cuối năm 2017.

Thực hiện cam kết khi gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR), Việt Nam đã xây dựng và nộp Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR tới Uỷ ban Nhân quyền của Liên hợp quốc vào cuối năm 2017.

Báo cáo lần này đã cung cấp những thông tin một cách đầy đủ và toàn diện về tình hình thực thi Công ước ICCPR từ năm 2002 đến tháng 9-2017 tại Việt Nam, gồm những thông tin chung khái quát về hệ thống các cơ quan nhà nước, khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền con người ở phạm vi quốc gia, thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người thách thức đối với Việt Nam và những thông tin chi tiết về tình hình thực thi các quy định cụ thể của Công ước.

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng tập trung vào những Kết luận quan sát của Ủy ban Công ước nêu ra sau khi xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam đệ trình năm 2002.

Theo Cổng Thông tin Bộ Tư pháp, sau khi Việt Nam nộp Báo cáo lần thứ ba nêu trên, tháng 6-2018, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc đã đưa ra Danh mục các vấn đề quan tâm.

Sau đó, vào tháng 10-2018, Việt Nam đã có Báo cáo trả lời Danh sách các vấn đề quan tâm của Ủy ban Nhân quyền, trong đó làm rõ thêm những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy quyền con người và quyền công dân, đồng thời khẳng định việc tuân thủ các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việc xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR do Bộ Tư pháp chủ trì với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Nội dung của Báo cáo được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu về quyền con người, một số cơ sở đào tạo và người dân. Dự thảo Báo cáo đã được đăng công khai để lấy ý kiến toàn dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Nhiều hội thảo tham vấn đã được tổ chức nhằm tạo cơ hội đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa Ban soạn thảo và các bên liên quan.

Dự kiến, tại Phiên họp ngày 11 và 12-3-2019 tới đây, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc sẽ tiến hành xem xét Báo cáo lần thứ ba của Việt Nam về việc thực thi Công ước ICCPR và sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với Đoàn Việt Nam về những nội dung của Báo cáo.

Để chuẩn bị cho việc tham gia Phiên họp này, trong vai trò là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Công ước ICCPR, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn, hội thảo để tham vấn các ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ.


H.L

VỤ GIAN LẬN ĐIỂM THI Ở HÒA BÌNH LÀ VÔ CÙNG NGHIÊM TRỌNG

Cuteo@

Vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình là vô cùng nghiêm trọng - đó là khẳng định của GS.TS Mai Văn Trinh.

Theo kết luận điều tra gian lận thi THPT Quốc gia năm 2018 ở tỉnh Hòa Bình, các cơ quan chức năng đã phát hiện có trường hợp thí sinh thi môn Hóa học được nâng lên 9,25 điểm và có thí sinh điểm thi 3 môn đã được tăng lên 26,45 điểm.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định, sai phạm, gian lận thi cử ở tỉnh Hòa Bình là vô cùng nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có có 65 thí sinh được hưởng lợi từ việc sửa điểm thi, có 1 thí sinh thi môn Hóa học được nâng lên 9,25 điểm và có thí sinh điểm thi 3 môn đã được tăng lên 26,45 điểm. Các thí sinh gian lận thi cử sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy chế. 

Theo quy chế, kết quả chấm thẩm định sẽ là kết quả chính thức của kỳ thi, thay thế cho kết quả đã công bố trước đây. Kết quả chấm thẩm định được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh và đại học, cao đẳng.

Ông Trinh nói: "Nếu trước kia thí sinh đạt 28 điểm nhưng sau khi có kết luận điều tra, kết quả chấm thẩm định thí sinh chỉ được 14 điểm thì kết quả cuối cùng là kết quả chấm thẩm định. Đây là kết quả cuối cùng của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018".

PGS.TS Mai Văn Trinh cho biết thêm, Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình cập nhật kết quả thi lên hệ thống phần mềm quản lý thi, tiến hành rà soát xét lại tốt nghiệp. Đặc biệt phải thông báo kết quả đã được cập nhật đến cho các trường đại học, học viện, cao đẳng mà các thí sinh có liên quan học ở đó.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các trường đại học chủ động liên hệ với Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình để cập nhật kết quả liên quan tới các thí sinh.

GIẢ MẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐƯA THÔNG TIN SAI LỆCH VỤ "NƯỚC MẮM"

Giả mạo Ban Tuyên giáo Trung ương đưa thông tin sai vụ nước mắm

Ban Tuyên giáo trung ương khẳng định không có bất kỳ trang thông tin nào trên mạng facebook và đề nghị xử lý nghiêm vụ giả mạo đưa thông sai vụ nước mắm.

Chiều 11/3, ông Trần Thanh Lâm, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương - cho biết những ngày gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện một trang có tên "Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam".

Hình ảnh chụp lại trang facebook giả mạo Ban Tuyên giáo trung ương

Tối 10/3, trên trang facebook này có đưa bài "Cảnh giác với chiêu bài bảo vệ nước mắm truyền thống" với những thông tin sai sự thật và nhằm phục vụ lợi ích cá nhân.

Ông Lâm cho biết trang "Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam" là giả mạo, và khẳng định Ban Tuyên giáo trung ương hiện không có bất kỳ trang facebook nào để chia sẻ thông tin. Người dùng facebook cần lưu ý để tránh hiểu sai vấn đề.

Qua sự việc trên, ông Lâm cũng cho rằng cơ quan chức năng liên quan (Bộ NN&PTNT - PV) cần có những phát ngôn kịp thời để dư luận hiểu thêm về quá trình ban hành các văn bản, tránh tác động tiêu cực đến người sản xuất, người lao động, người tiêu dùng liên quan đến nước mắm.

Ban Tuyên giáo trung ương cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý nghiêm trang facebook giả mạo Ban Tuyên giáo trung ương theo đúng quy định của pháp luật. Ban Tuyên giáo trung ương sẽ có văn bản đề nghị Bộ Công an vào cuộc xác minh, xử lý.

Đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - truyền thông) cho biết: "Facebook đã có chính sách xử lý đối với các tài khoản giả mạo khi có phản ánh. Chúng tôi sẽ có thông báo với Facebook về những tài khoản đã giả mạo Ban Tuyên giáo trung ương để đưa ra những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong cộng đồng mạng. Theo đúng quy định của Facebook đối với việc xử lý các tài khoản giả mạo, làm mất uy tín cơ quan, tổ chức, cá nhân... các tài khoản giả mạo này sẽ bị khóa, hạ. Chúng tôi tin tưởng Facebook sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý những tài khoản vi phạm".

Cách các tài khoản giả mạo đưa thông tin gây tranh luận về nước mắm theo đánh giá của cục là vi phạm nghiêm trọng, vì đưa ra những thông tin không chính xác về chủ trương, chính sách, gây kích động, chia rẽ...

Theo Chí Tuệ-Thanh Hà/Tuổi trẻ