Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Có thể truy cứu TNHS đối với LS Nguyễn Duy Bình?


Sau khi kết thúc thủ tục xử sơ thẩm chống lại Luật sư Trần Vũ Hải với cáo buộc “Trốn thuế” tại tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Luật sư Nguyễn Duy Bình người bào chữa cho bị cáo Ngô Tuyết Phương đã phát tán công khai những lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của bà Thẩm phán, chủ tịch Hội đồng xét xử bằng những từ ngữ rất xấc xược: „Bị một con ranh mặt sát đen đè đầu cưỡi cổ“, „Một con nhãi ranh, một phiên tòa vô pháp, bất nhân, vô nhân đạo“ …

Nhiều người đã hỏi tôi, liệu anh ta có thể bị truy tố? Theo tôi, lời lẽ lăng mạ công khai bà Thẩm phán của anh ta đã cấu thành Tội làm nhục người khác quy định ở Điều 155 Bộ luật hình sự. Theo đó, tội làm nhục người khác là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Tình tiết tăng nặng là người bị xúc phạm đang thi hành công vụ. Khung hình phạt theo quy định là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Tuy nhiên, tội anh ta vi phạm là loại khinh tội và cơ quan chuyên trách chỉ tiến hành xem xét, nếu người bị hại đệ đơn. Điều này có nghĩa là, NDB chỉ bị truy tố nếu bà Thẩm phán tố cáo kẻ phạm tội.

Ở Đức, hành động xúc phạm quan tòa qua LS bị xử lý rất nghiêm khắc. Thí dụ, tờ Westdeutsche Zeitung hôm 24.05.2019 đưa tin: Vị LS 63 tuổi nói ông thẩm phán là loại Sittenstrolch, có thể dịch là lưu manh. Hậu quả là ông ta bị truy tố và phạt tiền 1200 euro, hiện nay ông ta sống bằng trợ cấp xã hội vì bị thu chứng chỉ hành nghề LS.

Đường link dẫn đến bài báo của tờ Westdeutsche Zeitung:

LOẠI NGŨ ĐẠI ÚY LÊ THỊ HIỀN VÀ THƯỢNG ÚY NGUYỄN XÔ VIỆT

Loại khỏi ngành Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Xô Việt là quyết định kỷ luật kịp thời

(VTC News) - Nguyên ĐBQH Lê Như Tiến đánh giá quyết định kỷ luật 2 cán bộ công an Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt là kịp thời, đúng đắn và giúp lấy lại niềm tin của người dân.

Chiều 18/11, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên vừa ký quyết định cho ra khỏi ngành đối với Thượng Uý Nguyễn Xô Việt, cán bộ công an thị xã Phổ Yên, có hành vi ném xúc xích, tát nhân viên tại trạm nghỉ ở thị xã Phổ Yên ngày 10/11. 

Cùng ngày, lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ký quyết định kỷ luật và cho ra khỏi ngành đối với Đại úy Lê Thị Hiền - cán bộ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tư - Phản ứng nhanh Công an quận Đống Đa gây náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi giữa tháng 8. 

Bình luận với VTC News, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá, quyết định kỷ luật 2 cán bộ công an Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt là kịp thời, đúng đắn, giúp lấy lại niềm tin của người dân với ngành. 

“Tôi đánh giá rất cao quyết định của ngành công an. Quyết định này giúp dư luận rất yên tâm, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với ngành công an. Cán bộ chiến sỹ trong ngành công an cũng thấy cần phải giữ mình tốt hơn để không xảy ra vi phạm tương tự”, ông Tiến nói.

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Đánh giá quyết định cho ra khỏi ngành với Đại uý Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Xô Việt là rất xứng đánh, nguyên ĐBQH Lê Như Tiến bày tỏ: “Cách đây ít lâu, được nghe thông tin nữ Đại uý Lê Thị Hiền có hành vi náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM) khi mắng chửi, đe doạ hành hung nhân viên hàng không, tôi thấy dư luận xã hội rất phẫn nộ, người dân và các vị ĐBQH cũng rất bất bình về vấn đề này. 

Gần đây nhất lại có thông tin Thượng uý Nguyễn Xô Việt ném xúc xích vào mặt nhân viên và tát 1 nhân viên khác của cửa hàng, hành vi đó không chỉ thiếu văn hoá mà đó còn là hành vi côn đồ, phi nhân tính. Đó không phải là phẩm chất của người đứng trong hàng ngũ công an.

Khi lên tiếng cách đây khoảng 1 tuần, tôi cũng đã đề nghị lãnh đạo công an TP Hà Nội và Thái Nguyên xử lý nghiêm khắc và kiến nghị nên đưa ra khỏi ngành những người không đủ phẩm chất như thế để không ảnh hướng đến ngành công an”. 

Theo ông Tiến, việc kỷ luật với 2 cán bộ công an Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt chắc chắn không chỉ để lại bài học sâu sắc đối với 2 sỹ quan này mà còn là bài học chung cho cán bộ chiến sỹ ngành công an. 

“Nhân sự việc này, tôi cũng đề nghị Bộ Công an nên tổ chức một cuộc học tập, chỉnh đốn sâu rộng trong toàn ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương với chủ đề, ứng xử văn hoá, thân thiện đối với người dân”, ông Tiến nói.

Hành vi của bà Lê Thị Hiền, ông Nguyễn Xô Việt để lại những hình ảnh rất xấu xí, phản cảm với người dân.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội một lần nữa nhấn mạnh những cán bộ công an như bà Hiền, ông Việt chỉ là những trường hợp cá biệt nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến uý tín của ngành công an. 

“Tôi vẫn phải khẳng định, đây là số ít con sâu làm rầu nồi canh. Đại bộ phận cán bộ chiến sỹ công an vẫn hết mình, thậm chí có thể hy sinh vì việc chung, vì nhân dân. Tuy nhiên, để 1- 2 người như thế song hành thì rõ ràng ảnh hưởng đến uý tín và hình ảnh của người công an”, ông Tiến nhận định. 

Cùng quan điển với nguyên ĐBQH Lê Như Tiến, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) nhận định việc loại bỏ 2 cán bộ Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt khỏi ngành công an là quyết định đúng đắn, hợp lý và không phải bàn cãi. 

“Những trường hợp như vậy làm bẩn ngành công an, làm nhục ngành công an nên không đủ tư cách đứng trong hàng ngũ công an và phải đưa ra khỏi ngành ngay”, Tướng Cương gay gắt. 

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) cũng đặt ra vấn đề phải giáo dục tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ ngành công an.

Thảo Gạo được Voice điều chuyển về Việt Nam?

Loa Phường

Mới đây, Đinh Thị Phương Thảo (facebooker Thảo gạo) đã quyết định về nước sau hơn 3 năm “lặn lộn với VOICE” ở Philippine cùng với thông điệp ngắn gọn và rõ ràng trên facebook “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” đính kèm với fanpage định danh “Green Trees”, đồng nghĩa khẳng định sứ mệnh về nước lần này của cô là sẽ điều hành và duy trì nhóm Green Trees – tổ chức do VOICE nuôi dưỡng lâu nay, gần đây đang bị cơ quan an ninh “càn quyét” hàng loạt các thủ lĩnh như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Cao Vĩnh Thịnh, Đặng Vũ Lượng, …


Nhìn lại, Thảo gạo được đàn chị Đoan Trang dìu dắt, đưa vào điều hành hoạt động của Green Trees từ năm 2016, đến 2017 đã được “giới thiệu” đi VOICE để tham gia huấn luyện và đào tạo y như lộ trình dành cho Đoan Trang, Anh Tuấn, và nhiều “đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập” trong nước khác. Thời gian ở VOICE, cô này được trải qua khóa huấn luyện căn bản, sau đó được VOICE trưng dụng đi vận động “nhân quyền cho Việt Nam” một vòng quanh các nước Mỹ, Châu Âu suốt năm 2017 rồi về làm nhân viên hưởng lương của VOICE và sinh con. Có lẽ VOICE nuôi Thảo gạo suốt 3 năm qua là giới hạn tối đa rồi, buộc cô phải trở về làm “sứ mệnh” của mình y như lộ trình của các bậc đàn anh đàn chị trước đó, khiến cô không khỏi ấm ức “biết là sẽ gặp khó khăn “nhưng vẫn phải về” đúng như giật title của BBC.

Xem ra việc các anh chị zân chủ luôn tự sướng rằng, mình được đưa ra nước ngoài huấn luyện thế nọ thế kia, có cơ hội được ở lại tị nạn nhưng vấn “tự nguyện” về nước để dấn thân vì dân chủ đất nước là màn giả dối đến trơ trẽn. Thế nên mỗi khi anh chị nào được “xuất khẩu dân chủ” là cả đám còn lại ngậm ngùi than vãn…ca bài tự sướng về sự hy sinh cao cả của mình với đám hải ngoại “biết mà ứng xử”, bla, bla…

Dù sao cũng nể Trịnh Hội và biết vì sao Trịnh Hội lại kiên trì với nghề này lâu dài đến thế. Đó là cái tài của Hội khi được quỹ NED và các quỹ dân chủ của NGO nước ngoài đầu tư kiên trì hàng chục năm qua, đưa, nuôi, chăm bẵm, cưỡng ép được gần trăm anh chị zân chủ đi huấn luyện rồi trả về VN để “dấn thân”. Cũng thương cho Thảo gạo, vừa ôm con nhỏ vừa phải gánh vác tổ chức Green Trees – cánh tay nối dài của VOICE ở Hà Nội trong bối cảnh khó khăn này.

Xem ra nguồn tiền Trinh Hội đổ vào Green Trees không phải là nhỏ khi hầu hết mọi gương mặt sáng sủa ở phía Bắc đều đầu quân và luận phiên nhau điều hành Green Trees kiên trì như vậy. Gần đây,VOICE còn qua Green trees túm được con cá lớn là Phó An My và đầu tư cho bà này hẳn chương trình âm nhạc hoành tráng “Tỉnh” ở cả Hà Nội và sắp tới vào Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ Phó An My và ảnh hưởng của gia đình họ Phó mà báo chí truyền thông cả nước đều ngây thơ dốc vốn đi PR cho chương trình ca nhạc đầy mùi “thức tỉnh người dân phản kháng” dưới vỏ bọc “bảo vệ môi trường” kia.

CHUYỆN VỀ CÁI BẮT TAY GIỮA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU 2 TÔN GIÁO

Mõ Làng 

Lẽ đương nhiên trong các hội nghị, cuộc họp hay những cuộc gặp mặt thì những cái bắt tay là điều không thể thiếu. Nó đã trở thành một nét văn hoá đối với người Việt xứ ta. 

Và trong vô vàn những cái bắt tay được nói đến thì cũng sẽ có những cái bắt tay xin được gọi là "cái bắt tay đặc biệt". Mõ xin gọi cái bắt tay của Giám mục Nguyễn Hữu Long, Giám mục giáo phận Vinh với Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An hôm 16/11/2019 là một cái bắt tay như thế. 

Bối cảnh của chuyện này là việc đoàn của Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và lãnh đạo các cấp tỉnh Nghệ An dự ngày hội đại đoàn kết tại thôn Tân Lập 1, xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, Nghệ An (đây là một xóm giáo toàn tòng thuộc Gx Lộc Mỹ). Giám mục Nguyễn Hữu Long và Thượng toạ Thích Thọ Lạc tham gia với tư cách là khách mời danh dự của ngày hội. 

Và sẽ chẳng có gì đáng nói nhiều nếu như đó chỉ là bắt tay của 2 vị đại diện của 2 tôn giáo đứng chân, có tư cách pháp nhân và cũng là lớn nhất tại Nghệ An. Nhưng như trang Người Công giáo đã đưa tin: "Cái bắt tay đó lại diễn ra trong bối cảnh mà mới đây, trong 1 bài giảng lễ liên quan 39 người chết tại Anh Quốc, Cha Anton Đăng Hữu Nam đã công khai nói rằng "chùa chiền đang trở thành động quỷ" khi nói về những cái mặt trái cố hữu của xã hội hiện nay. Sự việc sau đó đã khiến cho đông đảo phật tử trong, ngoài nước phản ứng.

Trên trang Gia đình Phật tử đã có hẳn một bài viết về nội dung này khi đặt ra những câu hỏi: "Lời phát biểu của linh mục Đặng Hữu Nam là sự thể hiện cụ thể của chủ nghĩa Diệm mới, hiện nay được trình bày dưới tên gọi tinh thần Nguyễn Văn Thuận, với nội dung cơ bản là chống chính quyền và chống Phật giáo, san bằng tôn giáo truyền thống, tạo môi trường cải đạo sang Ca tô lích La Mã.

Vì thế, trong chủ nghĩa Diệm mới chống chính quyền và chống Phật giáo luôn song hành, vì Phật giáo và chính quyền là hai trở lực lớn cho việc cải đạo.

Với cái cách làm như vậy, linh mục Nam đã biến những thánh lễ thành những buổi mít tinh chống cộng và bài Phật giáo. Tính chất nguy hiểm từ việc làm xúc phạm Phật giáo của linh mục Nam vượt xa việc làm của ông Dương Ngọc Dũng. Vì linh mục Nam mặc áo lễ, nói trước bàn thờ Chúa, trước cử tọa giáo dân hành lễ.

Đối với Phật giáo Việt Nam, đó là một hành vi công kích của tôn giáo đối với tôn giáo". 

Và như trang này bình luận và cho biết: "Và chắc chắn sự việc dù ít, dù nhiều cũng đã đến tai Giáo hội Phật giáo VN tỉnh Nghệ An. Nhưng cùng với cái bắt tay được nói đến, chính cái thái độ bỏ qua của Phật giáo Nghệ An với tinh thần bao dung đã khiến cho sự việc không rơi vào bế tắc, không khiến cho Giáo hội chúng ta với Phật giáo xảy ra những điều tiếng".

Nụ cười, cùng cái bắt tay thân thiện đã xoá nhoà mọi thứ không hay trước đó. Và như thế nó cũng ít nhiều cho thấy rằng dù có những nhân tố phá bĩnh, khiến cho những tôn giáo đối lập với nhau, trong đó có mục đích giảng lễ của Lm Đặng Hữu Nam như đã được nói, tuy nhiên ông ta và những kẻ đang ra sức thoá mạ Phật giáo, đối lập Phật giáo với Công giáo, với dân tộc, đất nước đã thực sự thất bại cay đắng. 

Ông ta không những không khiến cho 2 tôn giáo, 2 tôn giáo với chính quyền mâu thuẫn, đụng độ mà ngược lại còn tạo ra những sợi dây liên hệ, đó là sự vị tha, bao dung...Hay nói cách khác chính những kẻ như Đặng Hữu Nam đang khiến những giá trị nhân văn vốn có được hồi sinh và hiện ra một cách rõ ràng, phồn thực và đúng nghĩa nhất. 

Như vậy, điểm đáng nói trong sự việc được nói đến ngoài sự bao dung, vị tha của tôn giáo này dành cho tôn giáo kia còn là sự đồng hành giữa 2 tôn giáo. Họ không thèm đếm xỉa quá nhiều tới những chuyện có khả năng khiến cho họ, họ bỏ qua và xem đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện cục bộ. Chính điều đó khiến cho 2 tôn giáo cùng thăng hoa. Song như lời gợi nhắc trước đó xung quanh chuyện này, dù gì đi nữa và cũng để tránh những chuyện không hay thời gian tới thì có lẽ cá nhân Giám mục Nguyễn Hữu Long cũng nên thực sự mạnh tay, xử lý đối với những kẻ chuyên gây chuyện, phá bĩnh như Đặng Hữu Nam. Có như vậy những cái bắt tay thời gian tới mới thực sự nhiệt thành, công bình và vì sự phát triển chung.

GIÁNG CẤP BẬC HÀM VÀ CHO XUẤT NGŨ ĐỚI VỚI THƯỢNG ÚY NGUYỄN XÔ VIỆT

Trao đổi với phóng viên Báo CAND chiều nay, 18-11-2019, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa ra Quyết định giáng cấp bậc hàm từ Thượng uý xuống Trung uý và cho xuất ngũ đối với Nguyễn Xô Việt (SN 1984), cán bộ Đội Tổng hợp, Công an Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định xử lý kỷ luật đối với anh Nguyễn Xô Việt được thực hiện tròn 1 tuần sau khi bị Công an tỉnh Thái Nguyên tạm đình chỉ công tác để điều tra làm rõ sự việc anh này ném xúc xích vào mặt nữ nhân viên và tát nam nhân viên của Trạm dừng nghỉ Hải Đăng (xã Tân Phú, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).

Hành vi vi phạm của anh Nguyễn Xô Việt được camera trạm dừng nghỉ ghi lại.

Theo Quyết định kỷ luật, anh Nguyễn Xô Việt đã có hành vi xâm hại đến sức khoẻ và cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, vi phạm điểm a, điểm e, khoản 15, mục II, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 16 ngày 8-4-2016 của Bộ Công an quy định việc xử lý kỷ luật của cán bộ chiến sỹ CAND. Đồng thời vi phạm Điều 11, Chương II, Thông tư số 27 ngày 22-8-2017 của Bộ Công an quy định về quy tắc ứng xử của CAND.

Hành vi vi phạm của Thượng uý Nguyễn Xô Việt đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm mất uy tín của bản thân, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ chiến sỹ và nhân dân. Do đó, Công an tỉnh Thái Nguyên quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức giáng cấp bậc hàm từ Thượng uý xuống Trung uý; đồng thời cho Trung uý Nguyễn Xô Việt xuất ngũ về địa phương kể từ ngày 19-11-2019.

Trước đó, ngày 11-11, Công an tỉnh Thái Nguyên đình chỉ công tác 1 tháng và phân công đồng chí Trưởng Công an thị xã Phổ Yên quản lý Thượng uý Nguyễn Xô Việt trong thời gian đình chỉ công tác; tổ chức điều tra, xác minh làm rõ nội dung sai phạm, báo cáo kết quả để xử lý nghiêm theo quy định.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 14-11, Thượng úy Nguyễn Xô Việt đã có đơn gửi Công an tỉnh xin được xuất ngũ.

An Quỳnh

TƯỚC DANH HIỆU CÔNG AN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI THƯỢNG TÁ DÙNG BẰNG GIẢ

Tổ công tác kết luận rằng bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông mà Thượng tá Thái Đình Hoài sử dụng để vào công tác trong ngành Công an là bằng giả.

Việt Hoàng (TTXVN/Vietnam+) 

Sáng 18/11, Đại tá Bùi Xuân Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, cho biết, ngày 13/11/2019, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã ký quyết định kỷ luật Thượng tá Thái Đình Hoài, Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh Lai Châu) bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân vì sử dụng bằng trung học phổ thông giả.

Công an tỉnh Lai Châu đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về công tác Đảng để trình cơ quan thẩm quyền xem xét.

Do khi vi phạm ông Thái Đình Hoài là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh, Bí thư Chi bộ Phòng Cảnh sát Kinh tế nên đơn vị phải báo cáo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến xử lý đối với đảng viên vi phạm kỷ luật và đề nghị kỷ luật cũng sẽ ở mức cao nhất là khai trừ khỏi Đảng.

Như tin TTXVN đã đưa, sau khi nhận được đơn tố giác của công dân về việc ông Thái Đình Hoài, Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03), sử dụng bằng trung học phổ thông giả để vào ngành Công an, Ban Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu đã cử tổ công tác về quê ông Hoài để xác minh.

Tổ công tác sau đó kết luận rằng bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông mà ông Hoài sử dụng để vào công tác trong ngành Công an là bằng giả.

Ông Thái Đình Hoài, sinh ngày 15/5/1976, quê quán tại xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 1996, ông Hoài đi lính nghĩa vụ tại Công an tỉnh Lai Châu cũ, sau đó được tuyển vào ngành Công an, công tác tại Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh.

Năm 2004, khi chia tách hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, ông Hoài được điều động lên công tác tại Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lai Châu).

Năm 2008, ông Hoài được điều động sang công tác tại Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) (Công an tỉnh Lai Châu). Tại đây, ông Hoài được bổ nhiệm các chức danh: Đội phó, Đội trưởng, được quy hoạch Phó Trưởng phòng, sau đó được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng PC03. 

Năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Trưởng phòng PC03. Trước khi bị phát hiện dùng văn bằng giả, ông Hoài đã được quy hoạch chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu./.

Việt Hoàng (TTXVN/Vietnam+)

LÝ DO ĐINH THẢO BỊ BẮT GIỮ KHI TRỞ VỀ VIỆT NAM


VOICE cùng một số trang đài báo nước ngoài loan báo ầm ĩ: Vào lúc 8:50 sáng ngày 15/11/2019, Đinh Thị Phương Thảo (Đinh Thảo), một nhà hoạt động nhân quyền và là cựu nhân viên của VOICE, đã bị các nhân viên an ninh Việt Nam bắt giữ tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.

Trong thông cáo được phát đi cùng ngày VOICE cho biết: “Đinh Thảo vừa trở về Việt Nam từ Bangkok trên chuyến bay mang số hiệu FD642, sau gần bốn năm học tập và làm việc tại VOICE. Trước khi đến với VOICE, bà Đinh Thảo là một nhà hoạt động nhân quyền tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và kêu gọi quyền tự do ứng cử. Vào tháng 3/2016, bà bắt đầu tham gia học tập trong chương trình đào tạo Xã hội Dân sự của VOICE, và ở lại làm việc tại VOICE dưới tư cách một nhà vận động nhân quyền cho đến tháng Chín năm 2019.

Trong gần bốn năm vừa qua, bà Đinh Thảo luôn chủ trương thúc đẩy tình hình nhân quyền ở Việt Nam bằng cách tham gia vào các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc, vận động các cơ quan Liên minh Âu châu và các chính phủ nước ngoài khác thông qua những hiệp định đối tác song phương với Việt Nam. Bà cũng làm việc chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ nhân quyền quốc tế và trong khu vực để nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.”

Đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn chưa có thông báo chính thức về vụ việc trên.

Vậy vì sao Đinh Thảo bị Cơ quan an ninh Việt Nam “sờ gáy”?

Được biết, Đinh Thảo từng tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội vào năm 2015, nhưng đã quyết định không theo đuổi nghiệp “bốc thuốc cứu người” để theo đuổi giấc mơ trở thành một “nhà hoạt động nhân quyền”.

Hè năm 2015, Đinh Thảo tham gia hàng loạt các cuộc biểu tình trái pháp luật trong cái gọi là “phong trào bảo vệ cây xanh” ở Hà Nội. Đinh Thảo chính là người từng điều phối nhóm Green Trees với mục tiêu kêu gọi bảo vệ môi trường, đồng thời cũng là một trong những người đứng ra tổ chức chiến dịch hỗ trợ các ứng cử viên đại biểu quốc hội độc lập năm 2016.

Đinh Thảo rời Việt Nam vào tháng 3/2016 để đi học tập về xã hội dân sự và nhân quyền, trong chương trình đào tạo 6 tháng của VOICE. Suốt những năm sau đó, Thảo đã cùng VOICE sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền nhằm xuyên tạc tình hình ở Việt Nam.

Đinh Thảo trong một cuộc tuần hành trái phép dưới danh nghĩa “bảo vệ cây xanh Hà Nội” năm 2015 (Ảnh Internet)

VOICE do Trịnh Hội và Hoàng Tứ Duy - là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân điều hành. Đây là tổ chức được lập ra để mở các lớp đào tạo ngắn hạn, huấn luyện “’kỹ năng mềm”, “đấu tranh bất bạo động” cho những người có tư tưởng chống đối ở Việt Nam, đồng thời tài trợ cho các hội nhóm chống đối trong nước.

Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của VOICE được cho là từ các nguồn tài trợ, nhưng bản chất là được Việt Tân phân bổ và thông qua việc quyên góp tiền từ kiều bào hải ngoại. Một số nguồn tin còn cho biết, hoạt động của VOICE được một quỹ dân chủ quốc tế chuyên đạo diễn các cuộc các mạng đường phố trên thế giới cấp tiền duy trì từ nhiều năm nay.

Trên thực tế, VOICE đã từng đào tạo nhiều khóa huấn luyện kiểu như thế này, và các học viên sau khi nhận chứng chỉ về Việt Nam đều trở thành thành viên cốt cán cho các hội nhóm chống đối trong nước. Rất nhiều tên trong số đó đã bị công an triệu tập, xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, thậm chí cấm xuất cảnh. Đinh Thảo chính là một ví dụ điển hình.

Để duy trì hoạt động tài trợ và huấn luyện người về Việt Nam phá hoại, VOICE đã lập ra nhiều dự án xin tiền từ các quỹ dân chủ nước ngoài và quyên góp tiền từ kiều bào hải ngoại. Đã có nhiều người tố cáo Trịnh Hội lợi dụng sự cả tin của họ để trục lợi và đào tạo các phần tử chống phá đất nước. Bản thân Trịnh Hội là Giám đốc điều hành của VOICE tại Philippines đã bị Bộ Công an điều tra, xử lý, đưa vào diện cấm nhập cảnh.

Như vậy, có thể thấy VOICE, thực chất là một tổ chức phản động chống Việt Nam và bản chất của “học bổng xã hội dân sự VOICE” chính là một chiêu tuyển người của Việt Tân, nhằm đào tạo ra một thế hệ mới chống nhà nước Việt Nam mà thôi.

Có thể thấy, việc bắt giữ Đinh Thảo là cần thiết, qua đó sẽ làm rõ được mối quan hệ và những hoạt động ma quái nhằm chống phá Việt Nam của Đinh Thảo và VOICE trong suốt thời gian qua./.